Thông số điều chỉnh độ cứng trong thiết kế kết cấu sàn rỗng theo mô hình phần tử vỏ mỏng với phần mềm etabs
Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày về mô
hình phần tử vỏ mỏng tính toán sàn trong phần
mềm Etabs và các thông số cần can thiệp trong mô
hình để mô phỏng kết cấu sàn có chứa lỗ rỗng
(thông số biến đổi độ cứng của vỏ – Shell
Assignement – Stiffness Modifier). Các thông số này
được lần lượt nghiên cứu để tìm ra giá trị của
chúng. Thông số kéo (nén), uốn có thể tính toán
dựa vào công thức giải tích cho trường hợp đơn
giản như cấu trúc rỗng có dạng hình hộp chữ nhật
hoặc gần như hình hộp chữ nhật, sắp xếp đều đặn.
Trong trường hợp cấu trúc lỗ rỗng có dạng phức tạp
hoặc phân bố không đều đặn, cần tiến hành mô
phỏng 3D trên phần tử đặc trưng với điều kiện biên
phù hợp hoặc trên toàn bộ kết cấu hoặc thí nghiệm
để tìm ra các thông số điều chỉnh các thành phần độ
cứng một cách chính xác.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông số điều chỉnh độ cứng trong thiết kế kết cấu sàn rỗng theo mô hình phần tử vỏ mỏng với phần mềm etabs, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 13
THÔNG SỐ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CỨNG TRONG THIẾT KẾ KẾT CẤU
SÀN RỖNG THEO MÔ HÌNH PHẦN TỬ VỎ MỎNG VỚI PHẦN MỀM ETABS
TS. NGUYỄN THẾ DƯƠNG
Trường Đại học Duy Tân
Tóm tắt: Bài báo trình bày cách tính toán các
thông số biến đổi độ cứng của sàn rỗng khi khai báo
trong phần mềm thương mại, trong đó có phần mềm
Etabs. Việc tính toán dựa trên các so sánh kết quả
mô phỏng theo phương pháp phần tử hữu hạn của
mô hình 3D đối với sàn rỗng và sàn đặc. Một vài
công thức đơn giản được đề xuất để tính toán
nhanh các thông số. Phương pháp cũng như dữ liệu
tính toán đạt được có thể làm tài liệu tham khảo cho
các kỹ sư thiết kế.
Từ khóa: sàn rỗng, thông số điều chỉnh độ cứng,
phần tử vỏ mỏng.
Abstract: This paper presents the method for
calculating the stiffness modifier of hollow box slabs
using in design commercial softwares, including
Etabs. The calculation bases on the comparaison of
results obtained by 3D numerical modelling using
finite element method, for both hollow box slab and
solid slab. Some simple formulars is also proposed
allowing a quick evaluation of these parameters.
The proposed method and obtained data can be
referenced for design engineers.
Keywords: hollow slab, stiffness modified
parameter, thin shell element.
1. Mở đầu
Sàn bê tông cốt thép (BTCT) có lỗ rỗng dạng
hình hộp hoặc chóp cụt được sử dụng khá rộng rãi
tại Việt Nam trong thời gian gần đây nhằm vượt các
nhịp tương đối lớn trong công trình dân dụng. Việc
tạo rỗng được thực hiện bằng nhiều phương pháp
khác nhau. Phương pháp chung là sử dụng các vật
liệu nhẹ (như xốp, bê tông bọt) hoặc các kết cấu
dạng rỗng như cốp pha nhựa để chèn vào trong
giữa bê tông ở khu vực trục trung hòa của mặt cắt
(hình 1). Việc này giúp đẩy được vật liệu ra xa trục
trung hòa và do đó tăng độ cứng của sàn nhưng
không tăng khối lượng, đồng thời có nhiều lợi ích về
kinh tế và kỹ thuật [1]. Đây là một giải pháp được
phát triển từ rất sớm ở châu Âu, trong đó giải pháp
sử dụng quả bóng nhựa hình cầu nhựa tạo rỗng
bên trong đã có nhiều giải thưởng, trong đó có giải
thưởng môi trường châu Âu cho phát triển bền
vững.
Để tính toán thiết kế loại sàn này, cần phải tìm
nội lực (mô men uốn, lực cắt, lực dọc) của sàn khi
cùng làm việc với hệ kết cấu và chịu tác dụng của
tải trọng. Ở đây, chúng ta giả thiết là hệ làm việc
trong giới hạn đàn hồi, tuyến tính khi tính toán nội
lực.
Hình 1. Ví dụ sàn rỗng sử dụng hộp nhựa tái chế tạo cốp pha - giai đoạn lắp cốp pha nhựa
sau khi thi công xong thép lớp dưới
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
14 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018
Hộp được bố trí trong sàn thường theo dãy song
song với nhau và song song với biên sàn để tạo ra
các cấu trúc dạng dầm chìm trong sàn. Khoảng
cách các hộp theo hai phương có thể khác nhau tùy
vào dạng sàn. Trong trường hợp sàn làm việc hai
phương, nên bố trí khoảng cách các hộp nhựa theo
hai phương là bằng nhau. Trong trường hợp sàn
một phương, ví dụ sàn console, có thể bố trí khoảng
cách theo hai phương là khác nhau trong đó
phương chịu lực chính thì rãnh hộp cần lớn hơn.
Trong công tác thiết kế sàn rỗng, các kỹ sư
thường sử dụng phần mềm thương mại để mô
phỏng dưới dạng màng, tấm hoặc vỏ. Về mặt hình
học, do không thể mô phỏng được dạng hình học
thật của sàn rỗng (hình 2) trong hầu hết các phần
mềm thương mại chuyên dụng cho thiết kế nhà, các
sàn rỗng được mô phỏng như sàn đặc tương
đương có cùng chiều dày h với sàn rỗng. Để sàn
đặc tương đương làm việc giống như sàn thật (sàn
rỗng), tức là có cùng chức năng truyền và phân
phối nội lực, cần phải khai báo và điều chỉnh các
thông số liên quan đến độ cứng của sàn một cách
phù hợp.
Hình 2. Cấu trúc hình học của tấm sàn rỗng được mô phỏng bởi phần mềm Cast3M [2]
nhưng không thể mô phỏng được trong phần mềm Etabs [3]
Nếu chỉ thiết kế sàn chịu uốn, tức là chỉ quan
tâm đến quan hệ giữa tải trọng vuông góc với tấm
và với chuyển vị tương ứng thì việc quy đổi sàn có
chứa lỗ rỗng thành sàn đặc tương đương có thể chỉ
cần thực hiện thông qua việc quy đổi đơn giản là
mô đun đàn hồi E. Hệ số quy đổi được lấy theo
công thức đề xuất trong tài liệu [4], tính theo tỉ lệ mô
men quán tính giữa mặt cắt rỗng và mặt cắt đặc.
Tuy nhiên, trong trường hợp sàn làm việc phức tạp
hơn, ví dụ cần phải xét đến các ảnh hưởng kéo,
nén, cắt, xoắn thì việc chỉ quy đổi mô đun đàn hồi
theo độ cứng chống uốn để đưa vào mô hình tính
toán sẽ không còn đầy đủ. Cần phải xem xét tách
biệt các thông số khác.
2. Mô hình phần tử vỏ sử dụng trong sàn
Phần mềm Etabs cho phép khai báo phần tử sàn
(slab) theo ba dạng: màng (membrane), vỏ mỏng
(thin shell) và vỏ dày (thick shell). Phần tử dạng
màng là dạng tấm phẳng nhưng không có khả năng
chịu uốn mà có khả năng chịu nén trong mặt phẳng,
tức là truyền được lực ngang từ dầm, cột chuyển
vào. Nội lực trong phần tử màng có lực dọc trục.
Khác với phần tử dạng màng, phần tử dạng vỏ có
khả năng chịu các loại tải trọng khác nhau gồm:
kéo, nén, trượt trong mặt phẳng sàn, uốn, cắt, xoắn
trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng sàn. Do
sàn trong công trình dân dụng có tỉ lệ nhịp và chiều
dày thường lớn hơn 10 nên mô hình được sử dụng
là mô hình vỏ mỏng. Nội lực trong phần tử vỏ mỏng
của sàn bao gồm (hình 3): lực F11, F22 lần lượt là
các lực kéo (nén) trong các phương 1 và 2; Lực F12
là lực cắt trong mặt phẳng sàn; V13 và V23 lần lượt
là lực cắt trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng
sàn; mô men M11, M22 lần lượt là mô men uốn
quanh các trục 2 và 1; mô men M12=M21 là mô
men xoắn quanh trục 1 và 2.
THIẾT KẾ - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 15
Hình 3. Nội lực trong phần tử vỏ sử dụng trong phần mềm Etabs [3]
Nếu xét sự làm việc của sàn trong mô hình tổng
thể của toàn bộ công trình thì các thành phần nội
lực trong phần tử sàn sẽ phụ thuộc vào độ cứng
của sàn đó so với các bộ phận kết cấu xung quanh.
Do đó để đảm bảo tính chính xác về sự phân bố nội
lực, một trong những cách thực hiện là điều chỉnh
độ cứng sao cho giữa sàn rỗng và sàn đặc mô
phỏng trong Etabs là tương đương nhau. Sự tương
đương được hiểu là với cùng một tác động thì phản
ứng của hai sàn (kết cấu) là như nhau.
Để thực hiện được công việc này, phần mềm
Etabs cho phép điều chỉnh các thông số liên quan
đến độ cứng của sàn, cũng như trọng lượng riêng
của sàn trong quá trình khai báo mặt cắt trong mục
“Shell Assignement - Stiffness Modifier”. Các thông
số độ cứng có thể điều chỉnh được liên quan đến
các thành phần nội lực như đã trình bày ở trên,
gồm: Membrane f11 Direction - độ cứng chống kéo
(nén) theo phương 1; Membrane f22 Direction - độ
cứng chống kéo (nén) theo phương 2 (1 và 2 là hai
phương vuông góc trong mặt phẳng sàn);
Membrane f12 Direction liên quan đến độ cứng
chống trượt trong mặt phẳng sàn; Bending m11
Direction, Bending m22 Direction tương ứng liên
quan đến độ cứng chống uốn quanh trục 2 và 1.
Bending m12 Direction liên quan đến độ cứng
chống xoắn quanh trục 1 và 2; Shear v13 Direction
và Shear v23 Direction lần lượt liên quan đến độ
cứng chống trượt theo trong mặt phẳng vuông góc
với mặt phẳng sàn. Ký hiệu các đại lượng trên lần
lượt là: ϕ11, ϕ22, ϕ12, μ11, μ22, μ12, ν13, ν23 và gọi
chung là thông số điều chỉnh độ cứng.
3. Tính toán các thông số điều chỉnh độ cứng
Nguyên lý tính toán thông số điều chỉnh độ cứng
như sau: với cùng một tình huống tác dụng của tải
trọng (ví dụ lực hoặc chuyển vị cưỡng bức), phản
ứng của kết cấu (tương ứng là biến dạng/chuyển vị
hoặc ứng suất/lực) sinh ra phải giống nhau giữa kết
cấu không đồng nhất và kết cấu đồng nhất. Trong
trường hợp dạng hình học của kết cấu có dạng chu
kỳ, chúng ta có thể xét trên phần tử đại diện
(representative volume element - RVE) để tính toán
một số các thông số như: mô đun đàn hồi (đặc
trưng cho độ cứng chống kéo - nén), mô đun đàn
hồi trượt (đặc trưng cho độ cứng chống cắt). RVE
được hiểu là phần tử nhỏ nhất mà khi ghép nhiều
phần tử như vậy lại với nhau thì sẽ sinh ra kết cấu.
Đối với các thông số ở trên, ta có thể thấy ϕ11, ϕ22,
ϕ12, ν13, ν23 có thể dựa vào tính toán trên phần tử
đặc trưng. Đối với các thông số μ11, μ22, μ12 thì cần
phải được tính toán trên toàn bộ kết cấu.
3.1 Thông số ϕ11, ϕ22
Mô phỏng phần tử hữu hạn
Nguyên lý tính toán các thông số này dựa trên
RVE. Các điều kiện biên đặt vào các mặt phải được
xử lý sao cho phần tử đặc trưng RVE khi làm việc
độc lập phải giống như khi làm việc trong kết cấu
(xem tài liệu [4]).
Xét phần tử đặc trưng tách ra từ sàn rỗng, ví dụ
như hình 4, 5. Thực hiện tính toán theo phương
pháp phần tử hữu hạn trên RVE ở hình 5(b). Trên
cơ sở so sánh biến dạng giữa phần tử rỗng và phần
tử đặc khi có cùng giá trị lực tác dụng, có thể đánh
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
16 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018
giá được sự thay đổi độ cứng. Ví dụ một phần tử
sàn đặc dưới tác dụng của lực f22 theo phương 2
(phương y), biến dạng tính được tương ứng là u22,d.
Cũng với lực này tác dụng lên phần tử sàn rỗng,
chuyển vị tương ứng tính được là u22,r thì hệ số ϕ 22
= u22,d/ u22,r.
[mm]
Hình 4. (a) Trích mặt bằng một sàn chứa lỗ rỗng, (b) Tách một phần tử đặc trưng để xem xét
Hình 5. (a) Trích mặt cắt một sàn chứa lỗ rỗng, (b) Phần tử đại diện được mô phỏng 3D
(a) (b)
Hình 6. Ví dụ mô phỏng bài toán nén mẫu bằng phương pháp số trên phần tử đại diện. (a) Chuyển vị theo phương 2
của RVE chứa lỗ rỗng, (b) Chuyển vị theo phương 2 của RVE đặc. Áp lực tác dụng 1MPa
Gọi các mặt của RVE là fy_0, fx_1 và fz_1 như
hình 6(a), các mặt fy_1, fx_0 và fz_0 lần lượt là các
mặt đối diện với các mặt fy_0, fx_1 và fz_1. Thực
hiện tính toán với kích thước hình học đã cho, mô
đun đàn hồi E = 28500 MPa, hệ số Poisson
0.2 , điều kiện biên như sau:
- Mặt fy_0: u22 = 0;
- Mặt fy_1: u22 của tất cả các điểm trên mặt này
bằng nhau;
- Mặt fz_0: u33 = 0;
- Mặt fz_1: u33 của tất cả các điểm trên mặt này
bằng nhau;
- Mặt fx_0: u11 = 0;
THIẾT KẾ - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 17
- Mặt fx_1: u11 của tất cả các điểm trên mặt này
bằng nhau; ta tính được chuyển vị u2 lớn nhất tại
mặt fy_1 là 4.09 mm với áp lực 1 MPa. Với các
thông số trên, giả sử lỗ rỗng cũng được lấp đầy bê
tông (hình 7b), tính toán cho chuyển vị lớn nhất u2
là 2.32 mm. Vậy ϕ 22=2.32/4.09 = 0.57.
Nếu khoảng cách các hộp đặt theo phương 1 và
phương 2 là khác nhau thì cần thực hiện tính toán
cho hai phương, với phương pháp tương tự như
trên.
Công thức đơn giản cho trường hợp sàn hộp dạng
chóp cụt
Phân tích trường ứng suất truyền trong cấu trúc
lỗ rỗng trên (hình 7), ta thấy dòng ứng suất chủ yếu
truyền qua dải vật liệu bố trí dọc theo phương
truyền lực (trong ví dụ này là phương 1). Ứng suất
trên sườn ngang rất bé.
Hình 7. Phân bố ứng suất theo phương 1 khi mẫu chịu tác dụng lực nén trong phương 1
Do vậy có thể coi sự suy giảm độ cứng chống
kéo-nén của sàn chứa lỗ rỗng chính là sự suy giảm
của diện tích mặt cắt ngang. Vậy một cách gần
đúng có thể viết:
111
1
r
d
A
k
A
(1)
222
2
r
d
A
k
A
(2)
trong đó 1 1,r dA A lần lượt là diện tích vùng sàn rỗng
và vùng sàn đặc theo trục 1, 2 2,r dA A lần lượt là diện
tích vùng sàn rỗng và vùng sàn đặc theo trục 2.
Kiểm chứng kết quả với các giá trị hình học ở
hình 5 và 6, ta có: (i) phần diện tích có chứa lỗ rỗng
(hình 6a) – chính là mặt cắt có dạng chữ là
rA =1140
2cm ; phần sàn đặc có
266 32 2112dI cm . Do vậy
11 1140 / 2112 0.54k . Giá trị này nhỏ hơn giá trị
so với giá trị tính được từ phương pháp số (0.57) là
4.4%, do bỏ qua phần diện tích sườn đặc nằm
vuông góc với phương truyền lực.
Lưu ý rằng công thức (1) và (2) chỉ nên áp dụng
được cho trường hợp kích thước sườn ngang
không lớn hơn chiều rộng hộp. Trong trường hợp
kích thước sườn ngang đủ lớn, dòng lực sẽ truyền
vào sườn ngang và do vậy sườn ngang sẽ tham gia
chịu lực cùng sườn dọc và các cánh dọc.
3.2 Thông số ϕ12, ν13, ν23
Tương tự với phương pháp như tính toán cho
lực dọc trục, có thể tính các hệ số liên quan đến độ
cứng trượt bằng cách tác dụng ứng suất tiếp xúc
trên mặt phẳng. Ví dụ để tính ϕ12, áp dụng lên mặt
fx_1 ứng suất tiếp (ở đây lấy bằng 1 MPa), theo
phương 2 (hình 8a). Các điều kiện biên khác còn lại
như sau:
- Mặt fx_0: u11 = 0, u22 = 0.
- Mặt fx_1: các chuyển vị u11, u22, u33 của tất cả
các điểm trên mặt này bằng nhau.
- Mặt fz_0: u33 = 0.
- Mặt fz_1: chuyển vị u33 như nhau.
Từ kết quả của chuyển vị, ta tính được góc trượt
trung bình. Ví dụ với tình huống ở hình 8, ta tính
12 cũng là xy bằng cách tích phân góc trượt trên
toàn bộ thể tích, sau đó chia cho toàn bộ thể tích
của RVE, ta có:
- Tính toán trên RVE rỗng: 12 14 ×10
-5
rad.
- Tính toán trên RVE đặc: 12 8.42×10
-5
rad
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
18 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018
Chú ý rằng giá trị 12 tính trên khối đặc có thể
thực hiện bằng giải tích theo công thức: 12 / G
với / 2 / (1 )G E . Tỉ số giữa góc trượt rỗng và
góc trượt đặc là: ϕ 12 = 8.42 / 14 = 0.6.
Tương tự, đối với ví dụ trên ta có thể tính được
các thành phần: ϕ 13 = 0.42, ϕ 23 = 0.42.
Hình 8. Chuyển vị theo phương 2 khi đặt lực trượt trên mặt fx_1 theo phương 2 (phương y)
3.3 Thông số 11, 22
Thông số 11 , 22 được trình bày kỹ trong bài
báo [4], dựa trên nguyên lý tương tự: thực hiện mô
phỏng phần tử hữu hạn theo mô hình thực (3D), so
sánh kết quả chuyển vị với lý thuyết hoặc với kết
quả tính được theo mô hình sàn đặc. Ở đây tác giả
chỉ nhắc lại công thức:
1 1 1 1
11
1 1 1
r r d d
d r d
I I
I
(3)
2 2 2 2
22
2 2 2
r r d d
d r d
I I
I
(4)
trong đó: 1rI và 1dI lần lượt là mô men quán tính của
mặt cắt RVE rỗng và đặc theo phương 1 (mặt cắt
vuông góc với phương 1); 2rI và 2dI lần lượt là mô
men quán tính của mặt cắt RVE rỗng và đặc theo
phương 2 (mặt cắt vuông góc với phương 2); 1r và
1d lần lượt là kích thước của phần rỗng và phần
đặc theo phương 1 và phương 2. Các phương ở
đây được lấy theo hình 3.
3.4 Thông số 12
Để tính toán thông số 12 , có thể thực hiện một
“thí nghiệm số” xoắn tấm đặc và tấm có chứa các lỗ
rỗng. Ví dụ có thể thực hiện theo sơ đồ trên hình 9.
Tấm xem xét có dạng hình vuông, một biên bị ngàm
cứng. Trên biên đối diện với biên ngàm, một tấm
cứng được gắn vào để chịu tác dụng một cặp ngẫu
lực xoắn (do một cặp ngẫu lực sinh ra), hai biên còn
lại tự do. Kết quả “thí nghiệm số” trên tấm rỗng và
đặc cho góc xoắn của mặt cắt chịu ngẫu lực xoắn.
Tỉ số góc xoắn tính được giữa tấm đặc và rỗng
chính là thông số thay đổi độ cứng chống xoắn 12 .
Tấm “thí nghiệm” cần đủ lớn để xét sự tương tác
giữa các phần tử đặc trưng cũng như thỏa mãn
điều kiện sàn có thể mô phỏng là tấm mỏng (shell
thin) trong mô hình phần mềm Etabs. Kích thước
tấm thí nghiệm nên được lấy lớn hơn 10 lần chiều
dày sàn. Với sơ đồ “thí nghiệm” như hình 10 và các
kích thước như hình 4 và 5, kết quả thu được trình
bày như hình 10, ta 12 = 0.745.
THIẾT KẾ - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018 19
Hình 9. Ví dụ mô hình mô phỏng tấm chịu xoắn
Hình 10. Ví dụ kết quả mô phỏng sự xoắn của sàn để tìm hệ số 12
4. Kết luận
Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày về mô
hình phần tử vỏ mỏng tính toán sàn trong phần
mềm Etabs và các thông số cần can thiệp trong mô
hình để mô phỏng kết cấu sàn có chứa lỗ rỗng
(thông số biến đổi độ cứng của vỏ – Shell
Assignement – Stiffness Modifier). Các thông số này
được lần lượt nghiên cứu để tìm ra giá trị của
chúng. Thông số kéo (nén), uốn có thể tính toán
dựa vào công thức giải tích cho trường hợp đơn
giản như cấu trúc rỗng có dạng hình hộp chữ nhật
hoặc gần như hình hộp chữ nhật, sắp xếp đều đặn.
Trong trường hợp cấu trúc lỗ rỗng có dạng phức tạp
hoặc phân bố không đều đặn, cần tiến hành mô
phỏng 3D trên phần tử đặc trưng với điều kiện biên
phù hợp hoặc trên toàn bộ kết cấu hoặc thí nghiệm
để tìm ra các thông số điều chỉnh các thành phần độ
cứng một cách chính xác.
Lưu ý rằng, trong quá trình áp dụng, cần phải
chú ý đến các trục của phần tử và phương của sàn
để có các khai báo phù hợp.
Phương pháp tính toán đã được kiểm chứng cho
nhiều tình huống khác nhau và có thể áp dụng vào
thực tiễn thiết kế tính toán công trình nhà.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ
đề tài do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
Quốc gia (NAFOSTED) theo hợp đồng số 107.01-
2016.17. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thế Dương (2017), Sử dụng sàn rỗng cho
công trình dân dụng: Nguyên lý tính toán, thiết kế, thi
công và hiệu quả kinh tế, Hội thảo Toàn quốc lần thứ
30 - Hội Kết cấu và Công nghệ Xây dựng Việt Nam,
Hà Nội.
[2] CEA, Phần mềm Cast3m, (n.d.). www-cast3m.cea.fr
(truy cập tháng 11, 2018).
[3] CSI - Commputer and Structure Inc., (n.d.).
https://www.csiamerica.com/products/etabs (truy cập
tháng 11, 2018).
[4] Nguyễn Thế Dương (2018), Thông số cơ học tương
đương trong tính toán chịu uốn sàn rỗng bê tông cốt
thép, Tạp chí Xây dựng - Bộ Xây dựng (ISSN 0866-
0762), tháng 9, 209 - 211.
Ngày nhận bài: 05/10/2018.
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 26/11/2018.
KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
20 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thong_so_dieu_chinh_do_cung_trong_thiet_ke_ket_cau_san_rong.pdf