Mối liên quan giữa giới, nhóm tuổi, BMI,
chiều cao đáy sọ với thông số nhĩ lượng
Giá trị trung bình độ rộng nhĩ lượng của
nam (99 daPa) lại lớn hơn nữ (94daPa). Thông
số nhĩ lượng có liên quan đến giới, ngoại trừ độ
rộng nhĩ lượng.
Giá trị trung bình của tất cả các thông số nhĩ
lượng nhóm 8 – 10 tuổi đều lớn hơn nhóm 3 – 7
tuổi, riêng giá trị trung bình độ rộng nhĩ lượng
nhóm 8 – 10 tuổi (89 daPa) nhỏ hơn nhóm 3 – 7
tuổi (101daPa), điều này hoàn toàn phù hợp, vì
tuổi lớn hơn hệ thống chuỗi xương con, cấu trúc
xương ống tai hoàn thiện hơn. Tuổi có liên quan
đến thông số nhĩ lượng.
BMI có mối liên quan thuận tương đối yếu với
thông thuận âm tỉnh (R = 0,235) và thể tích ống
tai (R = 0,351), liên quan nghịch tương đối yếu với
độ rộng nhĩ lượng (R = -0.122) và không liên quan
với áp suất đỉnh nhĩ lượng (R = 0,009).
Chiều cao đáy sọ liên quan nghịch với độ
rộng nhĩ lượng (R = -0,187), liên quan thuận với
thông thuận âm tỉnh (R = 0,365), áp đỉnh nhĩ
lượng (R = 0,289) và thể tích ống tai (R = 0,629),
trong đó liên quan với thể tích ống tai rất chặt.
Điều này cũng phù hợp vì khi đáy sọ phát triển
thì kéo theo hệ thống xương như: xương thái
dương, xương đá, xương chủm phát triển theo, dễ
thấy nhất là đáy sọ càng cao thì thể tích ống tai
càng lớn.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông số nhĩ lượng tai bình thường trẻ em 3 – 10 tuổi thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG SỐ NHĨ LƯỢNG TAI BÌNH THƯỜNG
TRẺ EM 3 – 10 TUỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Đỗ Hội*, Phạm Ngọc Chất**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: xác định thông số nhĩ lượng tai bình thường trẻ em 3 – 10 tuổi.
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Kết quả: giá trị trung bình thông số nhĩ lượng trẻ em 3 – 10 tuổi và mối liên quan giữa các yếu tố với
thông số nhĩ lượng.
Kết luận: các giá trị này dùng để tham khảo trong chẩn đoán bệnh tai giữa trẻ em dựa vào nhĩ lượng đồ.
ABSTRACT
TYMPANOMETRIC PARAMETER OF NORMAL EARS
ON THE CHILDREN FROM 3 TO 10 YEAR OLDS AT CAN THO CITY
Do Hoi, Pham Ngoc Chat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 59 - 62
Objective: determining of tympanometric parameters in the normal ears on children from 3 – 10 years old.
Study design: descriptive study as case series
Results: mean value of tympanometric parameter on children from 3 to 10 years olds and several factors
correlate with tympanometric parameters.
Conclusion: these values were referred in diagnosis of middle ear on children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khám tai bằng đèn soi tai có bơm hơi kết hợp
đo nhĩ lượng là hai phương pháp hiệu quả để
chẩn đoán bệnh tai giữa ở trẻ em. Đo nhĩ lượng để
khảo sát chức năng tai giữa là phương pháp
khách quan, nhanh dễ thực hiện, rẻ và hiệu quả
hơn. Đo nhĩ lượng ở những trẻ tai bình thường
tìm ra hình dạng nhĩ lượng đồ cũng như thông số
nhĩ lượng cơ bản để làm cơ sở giúp chẩn đoán
bệnh tai giữa là việc làm rất cần thiết. Trên thế
giới có rất nhiều nghiên cứu dùng nhĩ lượng đồ để
chẩn đoán và khảo sát chức năng tai giữa. Ở Việt
Nam rất nhiều đề tài nghiên cứu về nhĩ lượng đồ
nhưng chưa có nghiên cứu khảo sát thông số nhĩ
lượng ở trẻ em tai bình thường do đó chúng tôi
góp phần nghiên cứu đề tài với các mục tiêu cụ thể
sau: (1) xác định trung bình thông số nhĩ lượng (2)
khảo sát mối liên quan giữa giới, nhóm tuổi, BMI,
chiều cao đáy sọ với thông số nhĩ lượng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em 3-10 tuổi tại Thành phố Cần thơ
Cỡ mẫu
2 2
1 / 2
2
.
n
d
α δ−
=
Z
Với Z0,975 = 1,96
δ : độ lệch chuẩn = 0,31 theo Nozza (1992)
d: độ chính xác mong muốn = 0.05
Do đó n=148, vì lấy mẫu theo cụm nên n=296
Phương pháp tiến hành
Cân nặng, đo chiều cao, đo vòng đầu, đo
chiều cao đáy sọ.
Gọi tên từng trẻ bước lên bàn cân cân nặng, sau
đó kéo thước đo chiều cao, tính BMI (BMI=cân nặng
* Bệnh viên TMH TP.Cần Thơ
** Bộ môn TMH Đại học Y Dược TP.HCM
(kg) chia cho chiều cao (m) bình phương).
Tiếp theo đo vòng đầu bằng thước dây.
Đo chiều cao đáy sọ bằng thước kẹp.
Khám tai mũi họng tổng quát.
Khám tai bằng đèn soi tai có bơm hơi
Chọn trẻ thể chất bình thường, tai bình thường
Làm sạch ống tai
Tiến hành đo nhĩ lượng
KẾT QUẢ
Giới: nam chiếm tỷ lệ 43,73%, nữ 56,27%.
Nhóm tuổi: nhóm 3 – 7 tuổi chiếm tỷ lệ
63,99%, nhóm tuổi 8 – 10 tuổi chiếm 36,01%.
BMI và chiều cao đáy sọ
Bảng 1: Trung bình phân bố theo BMI và chiều cao
đáy sọ
Số lượng Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
BMI 311 13,6 21,6 16,14 1,87
CCĐS (cm) 311 11,5 15,5 13,86 0,89
Trung bình thông số nhĩ lượng
Bảng 2: Trung bình thông thuận âm tỉnh, độ rộng
nhĩ lượng, áp suất đỉnh nhĩ lượng, thể tích ống tai,
chiều cao nhĩ lượng đồ
Số
lượng
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Ytm(mmho) 311 0,3 1,1 0,44 0,13
TW(daPa) 311 40 180 96,95 23,05
TTP(daPa) 311 -160 35 -39,71 37,31
Vec
(ml hay cc) 311 0,3 1,2 0,68 0,18
CCNLĐ(mm) 311 6 18 8,31 1,97
Mối liên quan giữa giới, nhóm tuổi, BMI,
chiều cao đáy sọ với thông số nhĩ lượng
Bảng 3: Trung bình thông thuận âm tỉnh, độ rộng
nhĩ lượng, áp suất đỉnh nhĩ lượng, thể tích ống tai
phân bố theo giới
Ytm
(mmho) TW (daPa) TTP (daPa)
Vec
(ml hay cc)
Nữ
Số lượng 136 136 136 136
Trung bình 0,42 94 -43 0,61
Độ lệch
chuẩn 0,12 21 38 0,18
Nam
Số lượng 175 175 175 175
Ytm
(mmho) TW (daPa) TTP (daPa)
Vec
(ml hay cc)
Trung bình 0,46 99 -37 0,73
Độ lệch
chuẩn 0,14 25 36 0,17
Bảng 4: Trung bình thông thuận âm tỉnh, độ rộng
nhĩ lượng, áp suất đỉnh nhĩ lượng, thể tích ống tai
phân bố theo nhóm tuổi
Ytm(mmho) TW(daPa) TTP(daPa) Vec (ml hay cc)
3-7 tuổi
Số lượng 199 199 199 199
Trung
bình 0,41 101 -48 0,63
Độ lệch
chuẩn 0,11 24 41 0,18
8-10 tuổi
Số lượng 112 112 112 112
Trung
bình 0,50 89 -25 0,77
Độ lệch
chuẩn 0,14 19 23 0,13
Bảng 5: Mối liên quan giữa BMI với thông thuận âm
tỉnh, độ rộng nhĩ lượng, áp suất đỉnh nhĩ lượng, thể
tích ống tai
Ytm(mmho) TW(daPa)TTP(daPa) Vec (ml hay cc)
BMI
R
P
N
0,235
0,000
311
-0,122
0,032
311
0,009
0,877
311
0,351
0,000
311
Bảng 6: Mối liên quan giữa chiều cao đáy sọ với
thông thuận âm tỉnh, độ rộng nhĩ lượng, áp suất
đỉnh nhĩ lượng, thể tích ống tai
Ytm(mmho) TW(daPa) TTP(daPa) Vec (ml hay cc)
CCĐS
R
P
N
0,365
0,000
311
-0,187
0,001
311
0,289
0,000
311
0,629
0,000
311
BÀN LUẬN
Trung bình thông số nhĩ lượng
Trong các nghiên cứu, tuổi thấp nhất 3 tuổi,
lứa tuổi bắt đầu đi mẫu giáo, tuổi cao nhất 16 tuổi.
Số lượng tai nghiên cứu từ 92 đến 538. Đa số các
tác giả khảo sát 4 thông số: thông thuận âm tỉnh
(Ytm), độ rộng nhĩ lượng (TW), áp suất đỉnh nhĩ
lượng (TTP), thể tích ống tai (Vec). Ngoài 4 thông
số trên chúng tôi còn khảo sát thêm thông số
chiều cao nhĩ lượng đồ. Giá trị trung bình thông
thuận âm tỉnh ở mỗi tác giả từ 0,37 – 0,78 mmho,
nghiên cứu của Pugh và cộng sự (2004) với độ
tuổi nghiên cứu tương đương với nghiên cứu của
chúng tôi 3 – 10 tuổi, giá trị trung bình thông
thuận âm tỉnh 0,5 mmho, còn của chúng tôi là
0,44 mmho. Về thể tích ống tai giá trị trung bình
của các tác giả khác từ 0,72 – 1,03 cc, trong đó giá
trị trung bình của chúng tôi 0,68 cc, nhỏ hơn
nghiên cứu của Pugh và cộng sự 0,72 cc. Cả hai
thông số thông thuận âm tỉnh và thể tích ống tai
nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn nghiên cứu
của Pugh và cộng sự, điều này có thể do sức vóc
và thể chất của trẻ trong nghiên cứu của họ lớn
hơn của chúng tôi. Đối với độ rộng nhĩ lượng và
áp suất đỉnh thì ngược lại, độ rộng nhĩ lượng
nghiên cứu của Pugh và cộng sự (118,63 daPa)
lớn hơn của chúng tôi (96,95 daPa), áp suất đỉnh
nhĩ lượng nghiên cứu của Pugh (-53,61 daPa), của
chúng tôi (-39,71daPa). Khi thông thuận âm tỉnh
nghiên cứu của Pugh và cộng sự lớn hơn nghiên
cứu của chúng tôi như vậy thì độ rộng nhĩ lượng
trong nghiên cứu của họ sẽ nhỏ hơn trong nghiên
cứu của chúng tôi, nhưng ngược lại độ rộng nhĩ
lượng trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn
của họ. Mặt khác, cỡ mẫu nghiên cứu của chúng
tôi nhỏ hơn, có thể điều này ảnh hưởng đến kết
quả của chúng tôi.
Mối liên quan giữa giới, nhóm tuổi, BMI,
chiều cao đáy sọ với thông số nhĩ lượng
Giá trị trung bình độ rộng nhĩ lượng của
nam (99 daPa) lại lớn hơn nữ (94daPa). Thông
số nhĩ lượng có liên quan đến giới, ngoại trừ độ
rộng nhĩ lượng.
Giá trị trung bình của tất cả các thông số nhĩ
lượng nhóm 8 – 10 tuổi đều lớn hơn nhóm 3 – 7
tuổi, riêng giá trị trung bình độ rộng nhĩ lượng
nhóm 8 – 10 tuổi (89 daPa) nhỏ hơn nhóm 3 – 7
tuổi (101daPa), điều này hoàn toàn phù hợp, vì
tuổi lớn hơn hệ thống chuỗi xương con, cấu trúc
xương ống tai hoàn thiện hơn. Tuổi có liên quan
đến thông số nhĩ lượng.
BMI có mối liên quan thuận tương đối yếu với
thông thuận âm tỉnh (R = 0,235) và thể tích ống
tai (R = 0,351), liên quan nghịch tương đối yếu với
độ rộng nhĩ lượng (R = -0.122) và không liên quan
với áp suất đỉnh nhĩ lượng (R = 0,009).
Chiều cao đáy sọ liên quan nghịch với độ
rộng nhĩ lượng (R = -0,187), liên quan thuận với
thông thuận âm tỉnh (R = 0,365), áp đỉnh nhĩ
lượng (R = 0,289) và thể tích ống tai (R = 0,629),
trong đó liên quan với thể tích ống tai rất chặt.
Điều này cũng phù hợp vì khi đáy sọ phát triển
thì kéo theo hệ thống xương như: xương thái
dương, xương đá, xương chủm phát triển theo, dễ
thấy nhất là đáy sọ càng cao thì thể tích ống tai
càng lớn.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 311 tai bình thường trẻ 3 – 10
tuổi, với mục tiêu góp phần đưa ra giá trị trung
bình thông số nhĩ lượng và khảo sát mối liên
quan giữa giới, nhóm tuổi, BMI, chiều cao đáy sọ
với thông số nhĩ lượng. Chúng tôi ghi nhận
được kết quả sau:
Trung bình thông số nhĩ lượng
- Thông thuận âm tỉnh: 0,44 mmho
- Độ rộng nhĩ lượng: 96,95 daPa
- Ap suất đỉnh nhĩ lượng: -39,71 daPa
- Thể tích ống tai: 0,68 cc
- Chiều cao nhĩ lượng đồ: 8,31 mm
Có mối liên quan giữa giới, tuổi, BMI, chiều
cao đáy sọ và thông thuận âm tỉnh, độ rộng nhĩ
lượng, áp suất đỉnh nhĩ lượng và thể tích ống tai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. De Jonge, R. (1986). "Normal tympanometric gradient: a
comparison of three methods." Audiology 25(4-5): 299-308.
2. Fowler, C.G. and J.E. Shanks, Tympanometry, in Handbook of
CLINICAL AUDIOLOGY, J. Katz, Editor. 2002, Lippincott
Williams & Wilkins: Baltimore. p. 204-175.
3.
nchs/about/major/nhanes/growthcharts/charts.htm
4.
5. Inglis, A.F. and G.A. Gates, Acute Otitis Media and Otitis
Media with Effusion, in Otolaryngology Head and Neck
Surgery, Charles W. Cummings, Editor. 2005, Mosby:
philadelphia. p. 4468-4445.
6. J Speech Hear Disord (1988). "Tympanometry. ASHA
Working Group on Aural Acoustic-Immittance
Measurements Committee on Audiologic Evaluation."
53(4): 77-354.
7. Koebsell, K.A. and R.H. Margolis (1986). "Tympanometric
gradient measured from normal preschool children."
Audiology 25(3): 149-57.
8. Li, X., X. Bu, and C. Driscoll (2006). "Tympanometric
norms for Chinese schoolchildren." Int J Audiol 45(1): 55-9.
9. Margolis, R.H. and J.W. Heller (1987). "Screening
tympanometry: criteria for medical referral." Audiology
26(4): 197-208.
10. Martin, F.N. and D.G. Sides (1985). "Survey of current
audiometric practices." Asha 27(2): 29-36.
11. Meyer, A.C., K.J. Webb, C.S. Davey, and K.A. Daly (2006).
"Tympanometry of a diverse group of preschool aged
children." Int J Pediatr Otorhinolaryngol 70(9): 1523-7.
12. Nguyễn Đình Bảng và Huỳnh Khắc Cường, Đo trở kháng -
Đo nhĩ lượng, in Những vấn đề về ĐIẾC và NGHỄNH
NGÃNG, Nguyễn Đình Bảng, Xuất bản. 1991, Trường Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh. p. 145-
154.
13. Nozza, R.J., C.D. Bluestone, D. Kardatzke, and R. Bachman
(1992). "Towards the validation of aural acoustic
immittance measures for diagnosis of middle ear effusion
in children." Ear Hear 13(6): 442-53.
14. Nozza, R.J., The assessment of Hearing and Middle-Ear
Function in Children, in Pediatric Otolaryngology, C.D.
Bluestone, Editor. 2003, SAUNDERS: Philadelphia. p. 229-
187.
15. Paparella, M.M., T.T.K. Jung, and M.V. Goycoolea, Otitis
Media with Effusion, in Otolaryngology, M.M. Paparella,
Editor. 1991, W.B.Saunders Company: philadelphia. p.
1342-1317.
16. Paradise, J.L., C.G. Smith, and C.D. Bluestone (1976).
"Tympanometric detection of middle ear effusion in
infants and young children." Pediatrics 58(2): 198-210.
17. Popelka, G.R. (1984). "Acoustic immittance measures:
terminology and instrumentation." Ear Hear 5(5): 262-7.
18. Pugh, K.C., H.W. Burke, and H.M. Brown (2004).
"Tympanometry measures in native and non-native
Hawaiian children." Int J Pediatr Otorhinolaryngol 68(6):
753-8.
19. Wiley, T.L. and D.T. Stoppenbach, Basic Principles of
Acoustic Immittance Measures, in Handbook of CLINICAL
AUDIOLOGY, J. Katz, Editor. 2002, Lippincott Williams &
Wilkins: Baltimore. p. 174-159.
20. Winther, B., et al. (2002). "Viral Respiratory Infection in
Schoolchildren:Effects on Middle Ear Pressure." Pediatrics
109: 832-826.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thong_so_nhi_luong_tai_binh_thuong_tre_em_3_10_tuoi_thanh_ph.pdf