Ngày 23/9/2016, Trường Đại học Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức
Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm học 2016 - 2017. Đây là hoạt động thường
niên nhằm phát huy quyền dân chủ của cán bộ giảng viên trong nhà trường, hướng đến
thực hiện thành công các nhiệm vụ trong năm học mới.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban giám hiệu cùng lãnh đạo các phòng,
ban, khoa, trung tâm và toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động đang làm
việc, công tác tại Trường. Đồng chí Phạm Thị Hoàng Hiền - Chủ tịch Công đoàn Trường
thay mặt đoàn Chủ tịch tuyên bố lý do khai mạc Hội nghị.
Thay mặt Ban giám hiệu, TS. Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng nhà trường trình bày
báo cáo tổng kết năm học 2015 - 2016 và những định hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong
năm học 2016 - 2017. Mặc dù nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 đã đạt những chỉ tiêu cao
so với kế hoạch đề ra song báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế trong
công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện về hoạt động chuyên môn của nhà trường trong
năm học vừa qua và dự báo những khó khăn, thách thức trong năm học mới. Trong năm
học 2016 -2017, tập thể lãnh đạo và cán bộ giảng viên toàn trường đặt trọng tâm nâng cao
hơn nữa về chất lượng các chuyên ngành đào tạo; hiệu quả nghiên cứu khoa học; đổi mới
công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành theo hướng linh hoạt, hiệu quả và thiết thực
Với tinh thần dân chủ, cởi mở và cầu thị, hội nghị đã được lắng nghe nhiều ý kiến
tham luận của cán bộ công chức và người lao động. Các ý kiến tập trung vào lĩnh vực đào
tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất, Đa số các phát biểu đều
thẳng thắn, mang ý nghĩa đóng góp, xây dựng nhà trường để các hoạt động quản lý, điều
hành được hiệu quả hơn, sớm đưa Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh
Hóa trở thành một địa chỉ có uy tín về đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Văn hóa, Nghệ
thuật, Thể dục Thể thao và Du lịch của địa phương và khu vực.
PGS.TS Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã giải đáp trực
tiếp các ý kiến chất vấn của công chức, viên chức và người lao động. Đồng chí nêu rõ, sự
đồng thuận, tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng của toàn thể công chức, viên chức
trong Trường là điều kiện, nền tảng để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong năm học
mới, tạo đà vững chắc để xây dựng nhà trường phát triển bền vững về mọi mặt.
138 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thông tin khoa học tháng 10 năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[3]. Lê Thị Sáu (2006), Đông Sơn vùng văn hóa, Tập san Thông tin Khoa học,
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa, số 6/2008, tr 106 - 108 và số 8/2009,
tr 65 - 68.
[4]. Phạm Quốc Quân (2011), Sức sống Đông Sơn, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr
27 - 30.
[5]. Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa (2004), Cổ vật văn hóa Đông Sơn ở Thanh
Hóa, Nxb Thanh Hóa.
[6]. Nguyễn Khắc Sử (2012), Diễn trình phát triển văn hóa tiền sử Bắc Trung Bộ
Việt Nam, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, tr 10 - 21.
TYPICAL ANTIQUES AND ARTIFACTS OF HAM RONG
HISTORICAL CULTURAL RELICS IN THANH HOA PROVINCE
Nguyen Thi Thuc, Ph.D
Abstract: Many forms of existing cultural heritages full of intact values have
contributed to build up a famous historical cultural relic like Ham Rong area. Among
them, antiques and artifacts are typical cultural heritages imbued with representative
values of Thanh land and our country. The paper studies initially antiques and artifacts
of Ham Rong area to discover unique values, contributing to enrich cultural heritages
of Thanh land in particular and the whole country in general and effectively promoting
new values of the integration period.
Keywords: Artifact, antique, cultural heritage, Dong Son bronze drum,
inscription, Ham Rong area
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
114
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN CÁC HỘ GIA ĐÌNH
Ở NÔNG THÔN THANH HÓA THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA
(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
NCS. Đoàn Văn Trường1
Tóm tắt: Di cư giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa nông thôn ở nước ta. Cùng với nhịp độ tăng trưởng và đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ, các hoạt động kinh tế, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng
miền đã thúc đẩy quá trình di cư lao động (DCLĐ), cơ cấu lại dân số giữa các khu vực,
quốc gia. Nhìn nhận tác động của DCLĐ cần được xem xét ở cả hai khía cạnh: tích cực
và hạn chế, bởi tác động của DCLĐ không chỉ giới hạn ảnh hưởng trong gia đình mà
còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng.
Từ khóa: Di cư, di cư lao động, nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, DCLĐ trên địa bàn huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tác
động tích cực và sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống người dân nông thôn, đặc biệt là quá
trình biến đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp... Tác động của di cư lao động có thể
xem xét ở các cấp độ khác nhau, từ cấp độ bản thân người di cư, gia đình, bạn bè, cộng
đồng nơi đi, nơi đến cho đến các cấp độ cao hơn như khu vực hay quốc tế. Trong bài
viết này, tác giả tập trung xem xét tác động của DCLĐ đến các hộ gia đình ở khu vực
nông thôn tỉnh Thanh Hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó, làm rõ những
tác động tích cực và hạn chế của quá trình DCLĐ đến phát triển kinh tế hộ gia đình
nông thôn huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa hiện nay, nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng từ dữ liệu điều tra của đề tài “Biến đổi
cơ cấu lao động nông thôn dưới tác động của DCLĐ hiện nay - Nghiên cứu trường hợp
tại huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa” năm 2015.
2. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Di cư: Là hiện tượng các cá nhân hay một cộng đồng người di chuyển nơi cư trú từ
đơn vị hành chính, lãnh thổ này tới một đơn vị hành chính, lãnh thổ khác, thông thường
trong một khoảng thời gian tương đối dài, gắn liền với việc tìm kiếm một điều kiện sống,
công việc làm ăn tốt hơn [2].
1 Khoa Quản lý Nhà nước và Công tác xã hội, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
115
Di cư lao động: Là việc di chuyển sức lao động ra một khu vực địa lý khác để
làm việc cho người sử dụng lao động tiếp nhận theo hợp đồng lao động hoặc để cung
cấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại nhập khẩu dịch vụ theo hợp đồng cung cấp dịch vụ
trong một thời hạn nhất định [4, tr 267].
Hộ gia đình: Là khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội
lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có tính chất hành
chính và địa lý [1].
Nông thôn: Là phần lãnh thổ của một nhà nước hay một đơn vị hành chính nằm
ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống
khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp [5].
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp: phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phỏng vấn
bán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc, phương pháp thảo luận nhóm tập trung. Trong đó, phương
pháp chủ đạo là phỏng vấn cấu trúc (điều tra bảng hỏi). Trong nghiên cứu, chúng tôi thực
hiện lựa chọn mẫu: phân tầng theo cụm chia theo nhiều bước. Đối với vùng nghiên cứu,
dựa trên vùng sinh thái, căn cứ vào sự phát triển kinh tế của các vùng, chúng tôi tiến hành
lựa chọn 2 cụm xã: cụm xã Trung tâm và cụm phía Nam để nghiên cứu. Tiếp đó, căn cứ
vào tỷ lệ DCLĐ tại địa phương chúng tôi lựa chọn 2 xã đại diện cho từng cụm xã có DCLĐ
tiêu điểm, đây là các xã điển hình nhất về số lượng người DCLĐ trên địa bàn nghiên cứu
gồm: xã Hợp Lý và xã Hợp Thắng. Theo hộ nghiên cứu, đối tượng điều tra cũng được lựa
chọn dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm: nghèo, trung bình và khá.
Đồng thời, hộ nghiên cứu phải mang tính đại diện cho các hộ trong vùng và các xã đã được
chọn, đó là 385 người trong các hộ gia đình có DCLĐ và các hộ gia đình không có DCLĐ
trong thời gian 5 năm trở lại đây.
Toàn bộ thông tin thu được từ bảng hỏi sẽ được tổng hợp, làm sạch, mã hóa, xử
lý qua phần mềm SPSS. Version 17.0 theo các thống kê cơ bản, có tính đến ý nghĩa
thống kê. Kết quả của các phân tích sau đó được giải thích theo những vấn đề cụ thể của
nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu và phân tích
4.1. Tác động tích cực của DCLĐ đến kinh tế hộ gia đình
4.1.1. Tác động của DCLĐ đến xóa đói giảm nghèo
Cùng với sự biến đổi nhanh chóng của xã hội, người ta thấy mối liên hệ nông
thôn - đô thị đã trở nên thường xuyên hơn và đặc biệt dòng chảy của những người
DCLĐ từ khu vực nông thôn vào thành thị kiếm việc làm đã tăng lên nhanh chóng.
Không chỉ vậy, DCLĐ nông thôn - đô thị dưới nhiều hình thức khác nhau giờ đây đã trở
thành một phần quan trọng trong chiến lược sinh tồn của nhiều hộ gia đình nông thôn.
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
116
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân DCLĐ tại địa bàn nghiên cứu, trong đó
nguyên nhân cơ bản là muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo tại quê hương chiếm 92,2%,
tiếp đó là do kiếm việc ở quê khó khăn chiếm 87,5%; kiếm tiền xây dựng, sửa sang nhà
cửa chiếm 82,3%; mua sắm dụng cụ trong gia đình chiếm 75,3%; nuôi con ăn học
chiếm 67,0%; do không có vốn chiếm 60,8%; có tiền chữa bệnh cho người thân 56,1%;
cuối cùng là do thiếu hoặc đất canh tác chiếm 49,4% (Xem bảng 1).
Bảng 1. Nguyên nhân của DCLĐ
Nhận định (%)
Đồng ý
Không
đồng ý
Nguyên nhân
N (%) N (%)
Tổng
(N)2
Tổng
(%)
Thoát cảnh đói nghèo 355 92,2 30 7,8 385 100,0
Kiếm việc ở quê khó khăn 337 87,5 48 12,5 385 100,0
Kiếm tiền xây dựng, sửa
sang nhà cửa
317 82,3 68 17,7 385 100,0
Mua sắm dụng cụ trong gia
đình
290 75,3 95 24,7 385 100,0
Nuôi con ăn học 259 67,0 126 33,0 385 100,0
Chữa bệnh cho người thân 216 56,1 169 43,9 385 100,0
Thiếu/mất đất canh tác 190 49,4 195 50,6 385 100,0
Không có vốn 234 60,8 151 39,2 385 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2015
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến người DCLĐ trên địa bàn huyện Triệu
Sơn phải rời bỏ quê hương lên các khu đô thị, thành phố lớn trong nước và nước ngoài
để kiếm sống. Nghèo đói chính là động lực thúc đẩy quá trình DCLĐ từ nông thôn ra đô
thị, nhằm tạo ra nhu cầu và lối sống mới ở làng quê, góp phần vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo cho hộ gia đình, cũng như sự nghiệp đổi mới và phát triển nông thôn. So
với thu nhập một nắng hai sương từ ruộng đồng thì việc xác định DCLĐ nhằm kiếm
thêm thu nhập, trang trải chi phí cuộc sống, lo toan con cái học hành, có tiền chăm sóc
sức khỏe cho người thân, đã và đang trở thành động lực chính dẫn đến việc DCLĐ hiện
nay tại huyện Triệu Sơn.
2 (N) là tổng số mẫu các hộ gia đình được điều tra.
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
117
Bảng 2: So sánh thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi DCLĐ
Đơn vị: Triệu đồng/tháng
Trước khi DCLĐ Sau khi DCLĐ
Thu nhập
Tổng (N) Tổng (%) Tổng (N) Tổng (%)
Dưới 2 triệu 98 25,5 44 11,4
Từ 2 đến 4 triệu 168 43,6 132 34,3
Trên 4 triệu 119 30,9 209 54,3
Tổng cộng 385 100,0 385 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2015
Trước khi trong gia đình có người DCLĐ, số hộ có thu nhập dưới 2 triệu chiếm
tỷ lệ là 25,5%, khi có người DCLĐ thì các hộ này đã có sự thay đổi đáng kể, tỷ lệ hộ gia
đình có thu nhập dưới 2 triệu giảm xuống chỉ còn 11,4%. Số hộ có thu nhập từ 2 đến 4
triệu cũng có xu hướng giảm (từ 43,6% xuống tới 34,3%). Thay vào đó là số hộ có thu
nhập trên 4 triệu đồng tăng lên rõ rệt (từ 30,9% lên tới 54,3%). Qua phân tích ở trên cho
thấy, nhờ có tiền gửi về từ người di cư mà số hộ có thu nhập thấp đã giảm đi đáng kể.
Đồng thời, số hộ có thu nhập cao đã được tăng lên. Chính điều này đã làm cho nhiều hộ
thoát nghèo, số lượng hộ gia đình khá giả ngày một chiếm tỷ lệ cao hơn.
4.1.2. Tác động từ thu nhập DCLĐ đến kinh tế hộ gia đình
Tiền gửi là một phần thu nhập của người di cư kiếm được tại nơi đến, vì vậy tiền
gửi cần được nhìn nhận như một phần không thể tách rời trong chiến lược sinh kế hộ gia
đình. Việc gửi tiền và việc sử dụng tiền gửi là một số chỉ báo về đóng góp của người di
cư trong nước vào phát triển kinh tế của địa phương có người DCLĐ gần đây ở Việt
Nam. Những dòng thu nhập như vậy được chuyển từ những nơi có nhiều cơ hội việc
làm tới các vùng nông thôn với ít cơ hội việc làm. Điều này góp phần vào việc xóa đói
giảm nghèo cho những khu vực kém phát triển hơn. Dòng tiền của người DCLĐ cho
thấy quyết định di cư không chỉ dựa vào mục đích và các nhu cầu chưa được đáp ứng
của cá nhân người DCLĐ mà các quyết định này có thể bị tác động bởi các chiến lược
của hộ gia đình muốn nâng cao tối đa thu nhập hoặc giảm thiểu rủi ro bằng cách phân
tán các nguồn thu nhập.
Bảng 3: Tỷ lệ đóng góp của tiền gửi vào tổng thu nhập của các loại hộ gia đình
Bất kể tỷ lệ nào Ít nhất 50% 100% Nhận định
Loại hộ
Tổng
(N)
Tổng
(%)
Tổng
(N)
Tổng
(%)
Tổng
(N)
Tổng
(%)
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
118
Nghèo 112 29,1 198 51,4 318 82,6
Trung bình 98 25,5 75 19,5 62 16,1
Khá 89 23,1 60 15,6 5 1,3
Giàu 86 22,3 52 13,5 0 0,0
Tổng số 385 100,0 385 100,0 385 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2015
Từ bảng 3 có thể nhận thấy, tỷ lệ đóng góp của tiền gửi vào tổng thu nhập của hộ
gia đình nghèo luôn cao nhất so với các hộ gia đình còn lại, đặc biệt ở mức đóng góp
tuyệt đối (trong thang 100%) chiếm tỷ lệ cao nhất: 82,6%.
Bảng 4: Mục đích sử dụng tiền gửi của hộ gia đình có người DCLĐ
Nhận định (%)
Đồng ý Không đồng ý
Mục đích sử dụng tiền gửi
N (%) N (%)
Tổng
(N)
Tổng
(%)
Mang lại ngành nghề mới 369 95,8 16 4,2 385 100,0
Giúp đỡ kinh tế cho gia đình 358 93,0 27 7,0 385 100,0
Tạo cơ hội làm ăn mới 346 89,8 39 10,2 385 100,0
Mở rộng các mối quan hệ 337 87,5 48 12,5 385 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2015
Từ số liệu bảng 4 có thể nhận thấy, hầu hết các hộ gia đình nhận được tiền gửi và
sử dụng tiền đó để tạo ra ngành nghề mới chiếm tỷ lệ đồng ý trên 95,8%. Ưu tiên thứ 2
là giúp đỡ kinh tế cho gia đình 93,0%. Mục đích thứ ba và thứ tư của việc sử dụng tiền
gửi là để sử dụng, tạo ra cơ hội làm ăn mới chiếm 89,8% và mở rộng các mối quan hệ
xã hội chiếm 87,5% nhằm làm tăng địa vị của gia đình trong cộng đồng. Như vậy, các
số liệu trên đã cho thấy tiền gửi chủ yếu được dùng cho việc tạo ra ngành nghề mới.
Điều này đã góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng
chuyển lao động nông nghiệp thuần túy sang các lĩnh vực kinh tế khác và đa dạng hóa
các chiến lược sinh kế hộ gia đình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.2. Tác động tiêu cực của DCLĐ đến kinh tế hộ gia đình
Nhìn nhận các tác động tiêu cực của DCLĐ cần được xem xét và đánh giá trên các
phương diện về kinh tế hộ: trong đó có các yếu tố về phân công lao động theo giới trong gia
đình, giáo dục và chăm sóc con cái trong các hộ, cũng như các yếu tố về sản xuất... Trong
nghiên cứu, khi được hỏi về đánh giá các tác động tiêu cực của DCLĐ, nhìn chung các đối
tượng điều tra đều nhận định DCLĐ gây ra sự thiếu hụt lực lượng lao động vào mùa vụ
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
119
chính trong năm chiếm 97,7%; thay đổi sự phân công lao động trong gia đình người di cư
chiếm 96,4%; cơ cấu lao động trong gia đình bị thay đổi chiếm 91,9%; biến đổi các vai trò
trong gia đình chiếm 87,8%; thiếu người gánh vác trách nhiệm trong gia đình chiếm
86,2%;... nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình chiếm 79,5% (Xem bảng 5).
Bảng 5: Các nhận định về tác động tiêu cực của DCLĐ
Nhận định (%)
Đồng ý Không đồng ý
Tác động tiêu cực
của DCLĐ
N (%) N (%)
Tổng
(N)
Tổng
(%)
Thiếu lực lượng sản xuất
chính vào mùa vụ trong năm
377 97,7 8 2,3 385 100,0
Thay đổi phân công lao động 371 96,4 14 3,6 385 100,0
Cơ cấu lao động trong gia
đình bị thay đổi
354 91,9 31 8,1 385 100,0
Biến đổi các vai trò trong
gia đình
338 87,8 47 12,2 385 100,0
Thiếu người gánh vác các
trọng trách trong gia đình
332 86,2 53 13,8 385 100,0
Không chăm sóc, giáo dục
được con cái
314 81,6 71 18,4 385 100,0
Nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc
gia đình
306 79,5 79 20,5 385 100,0
Thiếu thốn tình cảm, chỗ
dựa tinh thần
294 76,4 91 23,6 385 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2015
Không thể phủ nhận hết được những tác động tích cực mà DCLĐ mang lại, song
bên cạnh đó, DCLĐ đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình biến đổi cơ
cấu lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu. Đa phần những người DCLĐ đều nằm
trong độ tuổi lao động trẻ (18 - 35 tuổi), vào các mùa vụ chính trong năm, khi lực lượng
này đi làm ăn xa sẽ gây ra tình trạng thiếu người sản xuất nông vụ. Mặt khác, khi trong
gia đình có người chồng hoặc người vợ, cá biệt có những hộ gia đình cả vợ và chồng đều
DCLĐ, việc chăm sóc con cái trong gia đình sẽ thiếu vắng, để lại cho ông bà chăm sóc.
Điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, nhiều trường hợp con cái học hành
sa sút, dễ rơi vào tệ nạn xã hội khi không có cha mẹ định hướng và kiểm soát.
Một số gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa, con cái thường bỏ học giữa chừng hoặc
học hành sa sút. Do vậy, việc chăm sóc giáo dục con cái ở các gia đình có người DCLĐ
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
120
cũng là một vấn đề trở ngại. Trong nghiên cứu “Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn
- Thực trạng và những tác động” cũng cho thấy, di cư của phụ nữ có ảnh hưởng tiêu cực
đến trẻ em nhiều hơn là tích cực. Số người cho rằng, con cái học “tốt hơn” ở các cấp 1,2,3
đều thấp hơn rất nhiều so với số người cho rằng “kém hơn”. Cụ thể, chỉ có 6,3% cho biết
trẻ em cấp 1 học tốt hơn, trong khi đó tỷ lệ cho rằng “kém hơn” chiếm 25,5% và tỷ lệ này
cũng cao nhất trong tất cả các cấp. Mặt khác, DCLĐ còn tác động đến người già ở lại quê
hương, đa phần những người DCLĐ đều nằm trong độ tuổi 18 - 60, do vậy phần đông các
hộ gia đình chỉ còn lại người già. Vào những lúc ốm đau không có người thân ở bên cạnh
lo toan, chăm sóc. Mặc dù, người DCLĐ có gửi tiền về để trang trải kinh tế, quà, thuốc
men để khám chữa bệnh cũng như động viên, chia sẻ qua điện thoại, song đa phần người
già vẫn cảm thấy thiếu vắng tình cảm trong gia đình [3, tr 35].
Mặt khác, các hộ gia đình có chồng hoặc vợ DCLĐ, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn
tới việc xáo trộn trách nhiệm và phân công gánh vác công việc trong gia đình, nguy cơ đổ
vỡ hạnh phúc, cấu trúc gia đình bị thay đổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
cuộc sống của các hộ gia đình có người DCLĐ hiện nay tại địa bàn nghiên cứu.
Bảng 6: Đánh giá về mức độ tham gia của phụ nữ vào các công việc gia đình
Công việc gia đình (%)
Mức độ tham gia
của phụ nữ 3
Công việc
nội trợ
Công việc
sản xuất
Dạy dỗ, chăm sóc
con cái và người thân
Mức 1 1,4 8,9 1,8
Mức 2 2,6 6,5 3,3
Mức 3 8,0 14,1 6,1
Mức 4 12,0 16,7 8,6
Mức 5 76,0 53,8 80,2
Tổng 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2015
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số phụ nữ vẫn đảm nhận công việc nội trợ
chiếm 76,0%. Đối với những công việc sản xuất, phụ nữ đã tham gia vào hoạt động này
chiếm một tỷ lệ cao là 53,8% và chỉ có 6,5% ý kiến cho rằng sự tham gia của phụ nữ ở
mức thấp nhất. Việc dạy dỗ, chăm sóc con cái và người thân, phụ nữ tham gia với tỷ lệ
cao nhất chiếm 80,2%.
Như vậy, kết quả nghiên cứu lại một lần nữa khẳng định, tại các gia đình khi có
người chồng đi làm ăn xa, thì hầu hết các công việc ở quê đều do người vợ đảm đương,
3 Với điểm 1 là sự tham gia của phụ nữ thấp nhất, điểm 5 là sự tham gia của phụ nữ cao nhất
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
121
lo toan. Gánh nặng trong gia đình lại một lần nữa đè nặng lên người phụ nữ. Phân công
lao động trong gia đình bị thay đổi, phụ nữ phải làm việc nhiều hơn. Trong khi vẫn phải
tham gia các hoạt động khác trong xã hội. Điều này sẽ kéo theo các tác động về sức
khỏe và tâm sinh lý, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tham gia phát triển kinh tế hộ
gia đình ở nông thôn huyện Triệu Sơn hiện nay.
5. Kết luận và giải pháp
DCLĐ có tác động đa chiều, vừa tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển nông
thôn hiện nay trên địa bàn huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa. Không thể phủ nhận hết
được những tác động tích cực mà DCLĐ đã và đang mang lại cho quá trình phát triển
kinh tế hộ gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung, song những mặt hạn chế của DCLĐ
cũng đang là một vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến DCLĐ trong các hộ gia đình hiện nay
trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Nghiên cứu này đề xuất ba nhóm giải pháp chính:
Thứ nhất, tỉnh Thanh Hóa cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và phát triển ngành nghề ở các vùng ở nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đây là giải pháp
tích cực, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu
vực nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Trong đó, cần ưu tiên phát triển các
làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp với quy mô hộ gia đình mà địa phương có
ưu thế. Đi đôi với việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, có thể mở ra
các ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu thị trường, giải quyết lao động tại chỗ cho
nông thôn như: nghề nuôi tằm, nuôi cá hồ, nuôi ếch đồng mà hiện nay trên địa bàn
huyện Triệu Sơn đang có ưu thế để phát triển.
Thứ hai, địa phương cần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, cần chú ý thu hút nguồn nhân lực
sẵn có để phát triển những ngành nghề lợi thế. Chú trọng đến việc thúc đẩy, tăng tỷ
trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông
nghiệp nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới cho người
dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại huyện Triệu Sơn, nơi có những lợi thế nhất định
trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ ba, chính sách nâng cao và phát triển nguồn nhân lực. Giải pháp này nhấn
mạnh tới việc tăng cường năng lực của người lao động nông thôn, nhằm đáp ứng nhu
cầu công việc tại chỗ và nhu cầu di chuyển lao động nội bộ ngành, ra khỏi ngành và di
chuyển giữa các vùng. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa cần tập trung nâng cao chất lượng đào
tạo nghề cho người lao động nông thôn bằng cách mở rộng quy mô đào tạo các lớp tập
huấn ngắn hạn và trung hạn về kỹ thuật nuôi ếch giống, nuôi cá hồ xuất khẩu mà địa
phương đang có, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho hộ gia đình.
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
122
Tài liệu tham khảo
[1]. Tống Văn Chung (2005), Xã hội học nông thôn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[2]. Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm (2011), Từ nông thôn ra thành phố -
Tác động kinh tế xã hội của di cư ở Việt Nam, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
[3]. Đoàn Văn Trường (2014), Di cư nông thôn - đô thị: Thách thức và cơ hội đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội tại nơi đi, Tạp chí Dân số và Phát triển, số 11 + 12, tr 35.
[4]. Đoàn Văn Trường (2015), Tác động của di cư lao động tới khả năng tiếp cận
giáo dục của con cái tại các hộ gia đình ở nông thôn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế
“Chuyển biến kinh tế - xã hội và Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tr 267.
[5]. Từ điển bách khoa, http:/www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn.
IMPACTS OF LABOUR MIGRATION IN RURAL FAMILIES IN
THANH HOA PROVINCE DURING THE PROCESS
OF INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION
(A case study at Trieu Son district, Thanh Hoa province)
Đoan Van Truong, Ph.D student
Abstract: Migration plays an important role in rural industrialization and
modernization process in our country. In accordance with the pace of growth and
diversification of services, economic activities, uneven development among regions has
promoted labour migration that has affected the population structure among regions
and countries. Labour migration not only impacts in families but also community
development, therefore, it should be considered in both positive and negative aspects.
Keywords: Migration; labour migration; rural; industrialization; modernization.
BẢN TIN
123
HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
Ngày 26 tháng 4 năm 2016, Trường
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Sinh viên
nghiên cứu khoa học cấp trường năm học
2015 - 2016.
Tham dự hội nghị có các đồng chí
trong Ban giám hiệu; các trưởng phòng,
ban, khoa, trung tâm; đại diện các tổ bộ
môn; các giảng viên và đông đảo sinh
viên các chuyên ngành đang học tập tại
Trường. TS. Lê Thanh Hà - Phó Hiệu
trưởng nhà trường, đại diện Ban giám
hiệu chủ trì hội nghị.
TS. Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng
nhà trường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Mở đầu hội nghị, đại diện lãnh đạo phòng Quản lý Khoa học - Hợp tác Quốc tế đã
trình bày báo cáo Tổng kết hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2015 -
2016 và phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học năm học 2016 - 2017. Báo cáo
đã nhìn nhận và đánh giá thẳng thắn thực trạng tình hình nghiên cứu khoa học của sinh
viên trong năm học vừa qua, đồng thời nêu lên tầm quan trọng của công tác sinh viên
nghiên cứu khoa học cũng như kỳ vọng của nhà trường về chất lượng sinh viên nghiên
cứu khoa học trong thời gian tới.
Hội nghị đã lắng nghe phần trình bày các tham luận của sinh viên chia sẻ những
khó khăn, vướng mắc, những đề xuất, kiến nghị về hoạt động nghiên cứu khoa học tại
trường cũng như những ý kiến trao đổi của giảng viên giúp sinh viên hiểu hơn để tham
gia nghiên cứu khoa học, lựa chọn đề tài, lựa chọn chuyên gia, nhóm nghiên cứu
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, TS. Lê Thanh Hà đã phát biểu tổng kết tại hội nghị
thể hiện quyết tâm và định hướng căn bản của Ban giám hiệu về việc đổi mới công tác
quản lý, chỉ đạo và cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh hơn nữa chất lượng hoạt động
sinh viên nghiên cứu khoa học trong những năm học tới.
Hội nghị đã thành công tốt đẹp, có ý nghĩa tích cực nhằm động viên, khuyến khích,
khơi dậy hứng thú trong học tập, đam mê trong nghiên cứu khoa học của sinh viên.
BẢN TIN
124
ĐOÀN CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA SANG THĂM, LÀM VIỆC
VÀ XÚC TIẾN HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI CÁC TỈNH HỦA PHĂN,
XIÊNG KHOẢNG VÀ BÔLYKHĂMXAY
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Nhận lời mời của Sở Giáo dục và
Thể thao các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng
Khoảng và Bôlykhămxay nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào; được sự
đồng ý của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh
Hóa, từ ngày 19/4/2016 đến
ngày 26/4/2016, đoàn cán bộ quản lý
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Thanh Hóa do TS. Lê Thanh Hà
- Phó Hiệu trưởng dẫn đầu đã đến
thăm và làm việc tại các tỉnh Hủa
Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
TS. Lê Thanh Hà đại diện đoàn cán bộ
nhà trường trao quà lưu niệm cho lãnh đạo
Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Bôlykhămxay
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Tại các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay đoàn công tác đã làm việc
với lãnh đạo các Sở Giáo dục và Thể thao, Sở Ngoại vụ của 3 tỉnh thống nhất ký
kết chương trình hợp tác giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung vào đào tạo lưu học
sinh Lào ở các chuyên ngành có thế mạnh của nhà trường. Tại buổi làm việc, TS. Lê
Thanh Hà đã đánh giá các kết quả của chương trình hợp tác năm 2015 và triển vọng hợp
tác giai đoạn 2016 - 2020. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Thể thao, Sở Ngoại vụ 3 tỉnh đánh
giá cao sự quan tâm của nhà trường trong hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh
Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay, mong muốn được nhà trường tạo điều kiện
thuận lợi nhiều hơn nữa trong công tác đào tạo lưu học sinh thời gian tới.
Kết thúc chương trình làm việc, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thanh Hóa và lãnh đạo các sở Giáo dục và Thể thao, Sở Ngoại vụ 3 tỉnh Hủa Phăn,
Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay đã thống nhất chương trình hợp tác giai đoạn 2016 -
2020, mở ra triển vọng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đối tác
tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của
nhà trường trong giai đoạn tới.
BẢN TIN
125
CỬ TRI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THANH HÓA THAM GIA BỎ PHIẾU BẦU CỬ QUỐC HỘI
KHÓA XIV VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Đúng 7 giờ sáng ngày 22/5/2016,
cử tri Trường Đại học Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Thanh Hóa đã tập trung
tại điểm bỏ phiếu số 13, số 561 đường
Quang Trung 3, phường Đông Vệ,
thành phố Thanh Hóa để tham gia bỏ
phiếu bầu cử Quốc hội khóa XIV và
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Dự lễ khai
mạc có các đồng chí trong Đảng ủy,
Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường,
cán bộ, giảng viên, người lao động và
toàn thể sinh viên Trường Đại học Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Cử tri Trường Đại học Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Thanh Hóa tham gia bỏ phiếu
tại khu vực bầu cử
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Vũ Văn Bình - Tổ trưởng tổ bầu cử, Phó Hiệu
trưởng nhà trường đã nêu rõ ý nghĩa, tầm quan của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa
XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đồng chí
nhấn mạnh đây là một sự kiện chính trị xã hội trọng đại của nhân dân cả nước, là ngày
hội toàn dân để cử tri thể hiện và phát huy quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân
trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp. Đồng chí đề nghị toàn thể cử tri toàn trường tham gia bỏ phiếu đầy đủ, bầu
đúng, bầu đủ số lượng theo quy định.
Ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại khu vực bỏ phiếu số 13, Trường Đại học Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã kết thúc trong không khí phấn khởi của tất cả cử tri
tham gia, thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của tập thể nhà trường nói chung, các cử tri
bầu cử tại khu vực bỏ phiếu số 13 nói riêng.
BẢN TIN
126
CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG,
KHOA DU LỊCH VỚI TỔNG CỤC DU LỊCH VỀ KIỂM TRA
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGẮN HẠN NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Chiều ngày 05/7/2016, đại diện
Ban giám hiệu Trường Đại học Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa,
tập thể cán bộ, giảng viên khoa Du
lịch đã có buổi đón tiếp và làm việc
với đoàn công tác của Tổng cục Du
lịch do đồng chí Phạm Lê Thảo - Vụ
phó Vụ Lữ hành dẫn đầu về kiểm tra
hoạt động đào tạo ngắn hạn cấp chứng
chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch.
Đại diện lãnh đạo nhà trường
và giảng viên khoa Du lịch làm việc
với đoàn công tác Tổng cục Du lịch Việt Nam
Tại buổi làm việc, thay mặt Ban giám hiệu, TS. Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng
nhà trường giới thiệu khái quát những nét chính về hoạt động giáo dục đào tạo của
Trường trong thời gian qua, đặc biệt là kết quả đào tạo ngành Du lịch trong năm học
2015 - 2016. Bên cạnh những lợi thế về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, lãnh đạo nhà
trường cũng nêu rõ một số mặt còn tồn tại, hạn chế, đồng thời đề xuất Tổng cục Du lịch
tạo điều kiện cho trường trong công tác đào tạo ngành du lịch nói chung, công tác đào
tạo ngắn hạn nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch nói riêng.
TS. Nguyễn Thị Thục - Trưởng khoa Du lịch báo cáo với đoàn công tác kết quả đào
tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch của Trường trong thời gian
qua. Báo cáo nêu rõ ngành nghề, quy mô đào tạo, quy trình quản lý đảm bảo chất lượng
đào tạo, những lợi thế về giảng viên, cơ sở vật chất và những khó khăn trong đào tạo
ngắn hạn cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch tại Trường.
Thay mặt đoàn công tác của Tổng cục Du lịch, đồng chí Phạm Lê Thảo đã ghi nhận
những kết quả đáng khích lệ của nhà trường, đặc biệt là công tác đào tạo ngắn hạn
nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch. Qua kiểm tra, đoàn công tác cũng đã có biên bản kết luận
về công tác đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch của nhà
trường đảm bảo đầy đủ các quy định đã đề ra. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cam kết
sẽ hỗ trợ và sát cánh cùng nhà trường trong việc duy trì và đảm bảo chất lượng đào tạo
các chuyên ngành du lịch tại Trường trong thời gian tới. Đồng thời, yêu cầu nhà trường cần
tăng cường gắn kết hơn nữa với Tổng cục Du lịch trong công tác đào tạo đội ngũ giảng
viên, hợp tác giao lưu với các tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong nước và nước ngoài.
BẢN TIN
127
KÝ KẾT HỢP TÁC VÀ KẾT NGHĨA
GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
THANH HÓA VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ THỂ THAO
TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Sáng ngày 06/6/2016, tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
đã diễn ra lễ ký kết hợp tác và kết nghĩa giữa Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Thanh Hóa với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào.
Tham dự buổi lễ, về phía Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh
Hóa có các đồng chí trong Ban giám hiệu, Ban thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo các phòng,
ban, khoa, trung tâm, cán bộ giảng viên và đông đảo học sinh sinh viên trong nhà
trường. Về phía Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn có đồng chí Môn Thoong
Lientikhun - Giám đốc Sở, các đồng chí lãnh đạo các phòng chức năng và các chuyên
viên của Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS. Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà
trường nồng nhiệt chào mừng sự hiện diện của đoàn công tác Sở Giáo dục và Thể thao
tỉnh Hủa Phăn. Đồng chí khái quát đôi nét về hiệu quả của các chương trình hợp tác
giữa Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn với Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Thanh Hóa trong những năm gần đây; khẳng định thiện chí và nỗ lực hợp tác
giữa Trường với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn là bước đi tích cực, đem lại lợi
ích to lớn cho hai bên cũng như hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn.
Đáp lại, đồng chí Môn Thoong Lientikhun cũng khẳng định, việc ký kết hợp tác và
tổ chức lễ kết nghĩa giữa Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn sẽ là tiền đề quan trọng nhằm thúc đẩy hợp
tác toàn diện và sâu sắc giữa hai đơn vị trong hợp tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn
nhân lực lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch cho tỉnh Hủa Phăn, đồng thời
bày tỏ mong muốn hiện thực hóa những cam kết của hai đơn vị trong thời gian tới.
Buổi lễ đã diễn ra tốt đẹp, khẳng định một lần nữa quan hệ hợp tác hữu nghị, bền
vững giữa hai đơn vị đã được nâng lên một tầm cao mới.
BẢN TIN
128
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC LẦN XII CỦA ĐẢNG
Sáng ngày 14/7/2016 tại trụ sở 2, số 20, đường Nguyễn Du, phường Điện Biên,
thành phố Thanh Hóa, Đảng ủy Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh
Hóa đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đến toàn thể cán bộ, đảng viên nhà trường.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng ủy,
Ban giám hiệu và toàn thể đảng viên, cán bộ, người lao động trong nhà trường. Phát
biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà
trường đã nêu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và
thực hiện tổ chức học tập, quán triệt thông qua 3 chuyên đề có ý nghĩa bao quát toàn bộ
những nội dung lớn của Nghị quyết.
Cũng tại Hội nghị, thay mặt Đảng ủy Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thanh Hóa, đồng chí Vũ Văn Bình - Phó bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường
đã thông qua dự thảo chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ về việc thực
hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ
Tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khối các cơ quan Tỉnh lần thứ XIV.
Đồng chí Phạm Hoàng Hiền - Chủ tịch Công đoàn Trường đã tổ chức phát động phong
trào thi đua sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công đoàn viên nhằm tiến tới thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Tổng kết Hội nghị, đồng chí Trần Văn Thức yêu cầu các chi bộ, đơn vị tiếp tục
tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, viên chức, người lao động và toàn thể
HSSV về quan điểm, chủ trương và các nội dung cơ bản Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng, đồng thời xây dựng chương trình hành động một cách cụ thể, sát thực, có tính
khả thi nhằm tạo sự đồng thuận, tin tưởng và quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng
các cấp đã đề ra.
BẢN TIN
129
LỄ BẾ GIẢNG, TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN
CÁC LỚP ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHÓA 1
VÀ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2015 - 2016
Chiều ngày 22/07/2016,
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Thanh Hóa trang trọng tổ
chức Lễ bế giảng, trao bằng tốt
nghiệp cho sinh viên các lớp đại học
chính quy khóa 1 và tổng kết năm
học 2015 - 2016 tại cơ sở 2, số 20
Nguyễn Du, phường Điện Biên,
thành phố Thanh Hóa.
Ban giám hiệu trao bằng tốt nghiệp
cho các Tân cử nhân
Đến dự buổi Lễ, có các đồng chí trong Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đảng ủy, các
cán bộ, công chức, người lao động và đại diện HSSV của trường.
Phát biểu tại buổi Lễ, PGS. TS. Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà
trường biểu dương sự nỗ lực học tập, rèn luyện của các sinh viên trong toàn khóa học,
đặc biệt chúc mừng các tân cử nhân tốt nghiệp đạt loại xuất sắc, loại giỏi, sinh viên có
nhiều thành tích trên các mặt hoạt động và gửi gắm sự kỳ vọng đến các tân sinh viên về
việc làm sau khi ra trường cũng như kế hoạch học tập nâng cao chuyên môn của các em
trong tương lai.
Thay mặt Ban giám hiệu, đồng chí Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác
đào tạo và hợp tác quốc tế báo cáo tổng kết năm học 2015 - 2016 và phương hướng, nhiệm
vụ năm học 2016 - 2017. Báo cáo đã nhìn nhận và đánh giá thẳng thắn những kết quả đạt
được cũng như những mặt còn tồn tại trong công tác năm học 2015 - 2016 của Trường.
Đáp lại tình cảm và sự kỳ vọng của lãnh đạo, giảng viên nhà trường, đại diện cho
các sinh viên tốt nghiệp năm 2016, tân cử nhân Tăng Thị Linh, sinh viên ngành Quản lý
văn hóa đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gửi tới các thầy, cô, cán bộ nhà trường đã tận
tâm, tận tụy trong công tác đào tạo, giúp đỡ, dìu dắt và động viên để sinh viên có được
kết quả ra trường ngày hôm nay. Đồng thời thể hiện quyết tâm sẽ tiếp tục phấn đấu
vươn lên, xứng đáng với truyền thống của sinh viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Thanh Hóa.
BẢN TIN
130
Lễ bế giảng, trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên các lớp đại học chính quy khóa 1 và
tổng kết năm học 2015 - 2016 đã kết thúc tốt đẹp. Ngay sau buổi lễ, đại diện Tập đoàn
FLC đã có mặt tại trường để phỏng vấn, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp vào các vị trí
lao động của tập đoàn FLC. Đây là tín hiệu rất đáng mừng trong công tác đào tạo của
nhà trường.
ĐOÀN CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA SANG THĂM, LÀM VIỆC
VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP VÀ KỸ THUẬT
MINDORO, PHILIPPINES
Nhận lời mời của Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật Mindoro, Philippines;
được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 20/8/2016 đến
ngày 28/8/2016, đoàn cán bộ quản lý Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thanh Hóa do TS. Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm
việc tại Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật Mindoro, Philippines.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Philippines, đoàn công tác đã có
chương trình làm việc với lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ
thuật Mindoro, Philippines về các chương trình hợp tác trong các năm tiếp theo. Tại
buổi làm việc, TS. Lê Thanh Hà đã tổng kết lại các kết quả của chương trình hợp tác
năm 2015 - 2016 và triển vọng hợp tác giai đoạn 2016 - 2020. Lãnh đạo Trường Đại
học Nông nghiệp và Kỹ thuật Mindoro, Philippines cũng chia sẻ mong muốn hai bên
làm sâu sắc hơn nữa các chương trình hợp tác, đặc biệt là hợp tác nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ. Kết thúc chương trình đàm phán, hai bên đã thống nhất ký
kết biên bản hợp tác, tập trung vào các nội dung: Tiếp tục hợp tác trong trao đổi giảng
viên - sinh viên, đặc biệt chú trọng hợp tác nghiên cứu khoa học với phương châm hợp
tác hiệu quả, đa dạng và hai bên cùng có lợi. Hai bên đã thống nhất đồng tổ chức Hội
thảo khoa học quốc tế tại Thanh Hóa vào tháng 11/2016 với chủ đề “Giáo dục đại học
trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”.
Trong thời gian chuyến thăm, đoàn đã đến thăm, khảo sát tại 3 cơ sở của
Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật Mindoro, Philippines; tham dự các chương
trình chào mừng 65 năm ngày thành lập Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ
thuật Mindoro, Philippines; trồng cây lưu niệm; diễu hành mô tô; hội thi tài năng văn
BẢN TIN
131
hóa nghệ thuật, hội thi hoa khôi MinSCAT Các chương trình được tổ chức hoành
tráng, trang trọng và ý nghĩa đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho đoàn công tác.
Chuyến công tác của đoàn cán bộ quản lý Trường Đại học Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Thanh Hóa tại Trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật Mindoro, Philippines
LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN CÁN BỘ QUẢN LÝ SỞ GIÁO DỤC
VÀ THỂ THAO TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO VÀ TIẾP NHẬN CÁN BỘ, LƯU HỌC SINH LÀO
SANG NHẬP HỌC NĂM HỌC 2016 - 2017
Tiếp nối những kết quả tốt đẹp của chương trình hợp tác quốc tế giữa Trường Đại
học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, vào sáng ngày 22/9/2016, tại Trường Đại học
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã diễn ra buổi làm việc và tiếp nhận đoàn cán
bộ cùng các lưu học sinh tỉnh Hủa Phăn sang nhập học tại trường năm học 2016 - 2017.
Thành phần tham dự buổi lễ, về phía Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thanh Hóa có các đồng chí trong Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, ban, khoa và
trung tâm. Về phía Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn có đồng chí Xẻng Thong
Sẻng Su Lin - Phó Giám đốc Sở, các đồng chí lãnh đạo phòng chức năng, các chuyên
viên của Sở Giáo dục và Thể thao, Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn và đặc biệt là 82 cán bộ
và lưu học sinh sang nhập học năm học 2016 - 2017.
Phát biểu tại buổi làm việc, TS. Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng nhà trường gửi lời
chào đón nồng nhiệt đến đoàn cán bộ quản lý cùng 82 cán bộ và lưu học sinh của tỉnh
BẢN TIN
132
Hủa Phăn sang nhập học. Thay mặt Ban giám hiệu, TS. Lê Thanh Hà đã giới thiệu tổng
quát về tình hình phát triển, quy mô, đội ngũ cán bộ giảng viên và điều kiện cơ sở vật
chất của Trường, khẳng định thế mạnh và khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện
phục vụ học tập cho cán bộ và lưu học sinh Lào.
Các đồng chí đại diện cho các phòng chức năng trong trường đã phổ biến chi tiết
các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo, quy chế, nội quy học tập cho cán bộ và
lưu học sinh Lào khóa mới trong thời gian học tập tại Việt Nam.
Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn, đồng chí Xẻng Thong
Sẻng Su Lin gửi lời cảm ơn chân thành về sự tiếp đón thân tình, nồng hậu mà Trường đã
dành cho Đoàn. Đồng thời, đồng chí cũng tin tưởng vào kết quả tốt đẹp trong quá trình
hợp tác lâu dài, bền vững giữa Trường Đại học Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thanh
Hóa với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn.
Chương trình làm việc với đoàn cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa
Phăn và buổi lễ tiếp nhận cán bộ, lưu học sinh Lào năm học 2016 - 2017 đã thành công
tốt đẹp, hứa hẹn mở ra một triển vọng mới trong hoạt động hợp tác để đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Hủa Phăn của nhà trường.
Cán bộ lãnh đạo quản lý Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
chụp ảnh lưu niệm với đoàn cán bộ Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn và cán bộ,
lưu học sinh Lào nhập học năm học 2016 - 2017
BẢN TIN
133
HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2016 - 2017
Ngày 23/9/2016, Trường Đại học Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức
Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm học 2016 - 2017. Đây là hoạt động thường
niên nhằm phát huy quyền dân chủ của cán bộ giảng viên trong nhà trường, hướng đến
thực hiện thành công các nhiệm vụ trong năm học mới.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban giám hiệu cùng lãnh đạo các phòng,
ban, khoa, trung tâm và toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động đang làm
việc, công tác tại Trường. Đồng chí Phạm Thị Hoàng Hiền - Chủ tịch Công đoàn Trường
thay mặt đoàn Chủ tịch tuyên bố lý do khai mạc Hội nghị.
Thay mặt Ban giám hiệu, TS. Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng nhà trường trình bày
báo cáo tổng kết năm học 2015 - 2016 và những định hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong
năm học 2016 - 2017. Mặc dù nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 đã đạt những chỉ tiêu cao
so với kế hoạch đề ra song báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế trong
công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện về hoạt động chuyên môn của nhà trường trong
năm học vừa qua và dự báo những khó khăn, thách thức trong năm học mới. Trong năm
học 2016 -2017, tập thể lãnh đạo và cán bộ giảng viên toàn trường đặt trọng tâm nâng cao
hơn nữa về chất lượng các chuyên ngành đào tạo; hiệu quả nghiên cứu khoa học; đổi mới
công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành theo hướng linh hoạt, hiệu quả và thiết thực
Với tinh thần dân chủ, cởi mở và cầu thị, hội nghị đã được lắng nghe nhiều ý kiến
tham luận của cán bộ công chức và người lao động. Các ý kiến tập trung vào lĩnh vực đào
tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cơ sở vật chất, Đa số các phát biểu đều
thẳng thắn, mang ý nghĩa đóng góp, xây dựng nhà trường để các hoạt động quản lý, điều
hành được hiệu quả hơn, sớm đưa Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh
Hóa trở thành một địa chỉ có uy tín về đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Văn hóa, Nghệ
thuật, Thể dục Thể thao và Du lịch của địa phương và khu vực.
PGS.TS Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã giải đáp trực
tiếp các ý kiến chất vấn của công chức, viên chức và người lao động. Đồng chí nêu rõ, sự
đồng thuận, tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng của toàn thể công chức, viên chức
trong Trường là điều kiện, nền tảng để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong năm học
mới, tạo đà vững chắc để xây dựng nhà trường phát triển bền vững về mọi mặt.
Hội nghị cán bộ công chức, viên chức đã kết thúc tốt đẹp, 100% cán bộ công chức,
viên chức và người lao động cùng thống nhất thông qua bản Nghị quyết của hội nghị, thể
hiện sự đồng thuận, nhất trí và quyết tâm cao về các chủ trương, kế hoạch hành động
trong năm học mới. Hi vọng với năng lực điều hành phát huy tính dân chủ, cởi mở, minh
bạch, kỷ cương và trách nhiệm của tập thể lãnh đạo nhà trường cùng với sự nỗ lực, cống
BẢN TIN
134
hiến của tập thể cán bộ giảng viên, công chức, viên chức và người lao động toàn trường,
công tác năm học mới sẽ được thực hiện nghiêm túc, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Toàn cảnh Hội nghị cán bộ công chức, viên chức năm học 2016 - 2017
LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2016 - 2017
Sáng ngày 04/10/2016, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2016 - 2017 và công bố quyết định đào tạo
chuyên ngành Quản lý Văn hóa, trình độ Thạc sĩ. Tham dự Lễ khai giảng có các đồng chí
đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc khối cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh; các trường đại
học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các cơ quan thông tấn báo chí, Ban Giám
hiệu, Ban chấp hành Đảng ủy, Hội đồng Nhà trường cùng đông đảo cán bộ giảng viên,
HSSV Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Tại buổi Lễ, TS Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã đọc thư của Chủ
tịch nước Trần Đại Quang gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2016 -
2017. Trong bài diễn văn khai giảng, PGS.TS. Trần Văn Thức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu
trường nhà trường đã nhấn mạnh năm học 2016 - 2017 là năm học có vị trí đặc biệt đối
với lịch sử nhà trường, đánh dấu 5 năm trưởng thành và phát triển của Trường Đại học
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Đây cũng là năm học chứng kiến nhiều thành
tựu trên mọi mặt hoạt động của nhà trường về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp
tác quốc tế, phát triển đội ngũ, xây dựng cơ bản và tạo dựng uy tín, thương hiệu giáo dục.
Đồng chí Trần Văn Thức cũng nêu các định hướng trọng tâm của năm học 2016 - 2017 và
chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo của nhà trường, bày tỏ mong muốn trong
năm học mới 2016 - 2017, toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên, người lao động và
BẢN TIN
135
HSSV toàn trường cùng đồng lòng, chung sức vì sự phát triển bền vững của Trường Đại
học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Năm học mới 2016 - 2017, cũng là năm học đầu tiên nhà trường được Bộ Giáo
dục và Đào tạo cấp phép đào tạo ngành Quản lý Văn hóa trình độ thạc sĩ. Tiến sĩ Nguyễn
Văn Dũng - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo đã long trọng công bố quyết định và cam kết
thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của Nhà nước.
Hòa trong không khí phấn khởi xen lẫn tự hào, sinh viên Đinh Thị Minh Anh, tân
sinh viên khoa Văn hóa - Thông tin, đại diện cho sinh viên khóa mới và hàng ngàn sinh
viên đang theo học tại trường đã phát biểu cảm tưởng, bày tỏ tình cảm, sự tin tưởng vào
chất lượng đào tạo của nhà trường, sự nhiệt tình, tận tâm của các giảng viên, đồng thời
hứa sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện tốt để góp phần làm giàu thêm truyền thống
học tập của sinh viên Trường.
Tại buổi Lễ, Trường cũng đã biểu dương, khen thưởng 15 sinh viên đạt thành tích
cao trong học tập năm học 2015 - 2016 và các tân sinh viên đạt thành tích cao trong kỳ thi
tuyển sinh đại học năm 2016. Đại diện các đơn vị tài trợ đã trao các xuất học bổng ý nghĩa
cho các sinh viên tiêu biểu.
Lễ khai giảng khép lại trong không khí vui mừng, phấn khởi, hân hoan chào đón
5 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, quyết tâm
đồng lòng thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ trong năm học mới.
TS. Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng nhà trường đọc thư của
Chủ tịch nướcTrần Đại Quang gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới
TABLE OF CONTENTS
TRAINING MANAGEMENT
LE THANH HA
5 years of construction and development in Thanh Hoa University of Culture,
Sports and Tourism.
5
HOANG THI KIM OANH - HOANG THI HUE
Cultural characteristics of Vietnamese and its application in teaching
Vietnamese to Laotian students at Thanh Hoa University of Culture, Sports and
Tourism...
11
LA THI TUYEN
Training skills of dealing with pedagogical situations to students...
19
DISCUSSION - RESARCH
TRINH VAN ANH
Applying the identifier-based encryption for the security of information
system.
29
VU VAN BINH - TRAN TIEN
Solutions to organize community-based tourism activities at Doc village, Co Lung
commune and Tom village, Ban Cong commune, Ba Thuoc district, Thanh Hoa
province. .
36
PHAM NGOC DINH
Monochord performance of Cai luong Opera based on the Southern-Northern
scale. ...
43
HA DINH HUNG
Legends on national hero Le Loi in Thanh land. ...
49
NGO THI PHUONG LAN
Theory of cultural ecology and its application in studying culture in Vietnam......
55
NGUYEN THI TRUC QUYNH
Developing tourism products based on the discovery of marine cultural values
in Thanh Hoa provinces. .....................................
60
LE VAN TAO
A study on the beauty of typical Buddha statues in Vietnam.
68
BUI QUANG THANH
Legends and history in folklore research. .............
76
LE BA THANH
Developing community-based tourism associated with traditional culture
preservation of Thai ethnic group in Ba Thuoc district, Thanh Hoa province...
83
LE THI THAO
Some God worshiping ceremonies in Vietnamese traditional festival.
94
NGUYEN THI THUC
Typical antiques and artifacts of Ham Rong historical cultural relic in Thanh
Hoa province. .....................................................
105
DOAN VAN TRUONG
Impacts of labour migration in rural families in Thanh Hoa province during the
process of industrialization and modernization (A case study at Trieu Son
district, Thanh Hoa province). .............................
114
NEWS 123
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thong_tin_khoa_hoc_thang_10_nam_2016.pdf