Thông tin thị trường lao động thành phố Vinh – Nghệ An qua kết quả điều tra lặp lại

+ Thực hiện chính sách khuyến khích các tập đoàn kinh tế lớn, xây dựng các trường dạy nghề trình độ cao. + Thực hiện chính sách tiền lương, tiền công cao tương xứng với chất lượng và giá trị lao động cho lao động có trình độ cao do thị trường quyết định và theo cơ chế thoả thuận. + Thực hiện chính sách khen thưởng và tôn vinh lao động có trình độ cao dưới nhiều hình thức như tạo cơ hội thăng tiến, cơ hội được đào tạo ở trình độ cao hơn, khen thưởng bằng vật chất và tinh thần. + Tăng đầu tư của Nhà nước và có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư áp dụng công nghệ thông tin nối mạng, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn để thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động có trình độ cao. Với các kết quả nghiên cứu và số liệu thu thập được qua 2 vòng điều tra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An cần có những xem xét, đánh giá lại và từ đó định hướng cho hoạt động của mình, nhằm phát triển thị trường lao động, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, định hướng đào tạo. Cụ thể: + Đánh giá nhu cầu đào tạo theo qui mô đào tạo, cấp trình độ phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm có cơ sở cho hoạt động tư vấn, hướng nghiệp đào tạo, nghề nghiệp cho các đối tượng còn trong trường học và các cơ sở đào tạo khác; + Quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề để đào tạo lao động tại chỗ trên cơ sở dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đưa đào tạo nghề vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch của các ngành có liên quan

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông tin thị trường lao động thành phố Vinh – Nghệ An qua kết quả điều tra lặp lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 21 THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ VINH – NGHỆ AN QUA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA LẶP LẠI CN. Nguyễn Thị Huyền - Th.s Nguyễn Huyền Lê Viện Khoa học Lao động và Xã hội PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU Thị trường lao động Việt Nam đang trong quá trình phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu từ hoạt động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ khu vực phi kết cấu sang kết cấu, ngày càng rõ nét. Đặc biệt mức độ hội nhập của nền kinh tế vào kinh tế thế giới ngày càng sâu, đánh dấu bằng sự kiện ngày 15/1/2007 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO cùng với tác động của khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008 đến nay đã, đang và sẽ tác động đến thị trường lao động ngày càng sâu sắc. Do đó nghiên cứu về thị trường lao động là cần thiết trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Được sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài, Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành nghiên cứu thông tin thị trường lao động ở Thành phố Vinh - Nghệ An. Số liệu được theo dõi và kết nối trong khoảng cách 6 năm từ 2005-2009 đã mang lại những kết quả rất đáng chú ý. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc khảo sát thị trường lao động từ hai phía Cung và Cầu. Cung lao động được đánh giá dựa trên tiến hành tái điều tra 2200 hộ gia đình đã khảo sát năm 2005 trên địa bàn 15 phường và ở 41 khối. Trên thực tế số hộ gia đình được tái điều tra là 94%, trong đó số thành viên từ 15 tuổi trở lên tái điều tra đạt được là 71,4% (hệ số lặp lại). Cầu lao động được đánh giá dựa trên khảo sát 200 doanh nghiệp thuộc mọi loại hình doanh nghiệp, được lựa chọn là 200 doanh nghiệp có quy mô lao động lớn nhất. Từ kết quả điều tra xã hội học hộ gia đình và doanh nghiệp, sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phân tích thống kê sử dụng mô hình kinh tế lượng, phương pháp chuyên gia, phương pháp ma trận. trong phân tích số liệu giai đoạn 2005-2009 đã cho thấy nhiều kết quả về chuyển dịch cơ cấu lao động và sự thay đổi trong lực lượng lao động như: hình thức việc làm, vị trí làm việc, tiền lương, thu nhập, PHẦN II. MỘT SỐ KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ VINH I. Kết quả về thị trường lao động từ điều tra 2200 hộ gia đình 1. Tình hình tham gia lực lượng lao động Từ kết quả phân tích dựa trên cơ sở kết quả điều tra 2200 hộ gia đình năm 2005 và tái điều tra năm 2009 cho thấy thị trường lao động thành phố Vinh cũng có nhiều biến đổi lớn và theo chiều hướng tích cực, phù hợp với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và thị trường lao động, thể hiện: - Dân số dưới tuổi lao động (dưới 15 tuổi) trong tổng dân số có xu hướng giảm; tỷ lệ dân số dưới tuổi lao động giảm từ 22% (năm 2005) xuống còn 17,6% (năm 2009) Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 22 - Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên không tham gia lực lượng lao động trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên có xu hướng tăng từ 37% (năm 2005) lên 45% (năm 2009). Tuy nhiên, lực lượng lao động (lao động trong độ tuổi lao động/tổng dân số) vẫn tăng từ 60% (năm 2005) lên 68% (năm 2009). Đây là ưu thế rất cơ bản của tháp dân số, có lợi về mặt kinh tế và là nguồn cung lao động cho thị trường lao động rất dồi dào. - Tỷ lệ lực lượng lao động có việc làm vẫn tăng từ 96% (năm 2005) lên 98,57% (năm 2009), tương ứng tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3.89% năm 2005 xuống còn 1.43% năm 2009. Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thành phố Vinh có xu hướng phát triển tích cực, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm, từ 52,6% năm 2005 giảm còn 43% năm 2009 và tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học có xu hướng tăng. Biểu 1. Trình độ CMKT của lực lượng lao động thành phố Vinh, 2005-2009 2009 2005 Tổng số 100 100 Chưa qua đào tạo 43.6 52.61 CNKT không bằng 5.16 4.21 Chứng chỉ nghề 5.77 6.33 CNKT có bằng 8.46 9.31 Trung học chuyên nghiệp 14.43 9.31 Cao đẳng, ĐH 21.8 16.98 Trên đại học 0.78 1.26 Xem xét nhu cầu đào tạo theo ngành đào tạo cho thấy ngành đào tạo người lao động dự định học rất phong phú, trong số 156 người trả lời có tới 84 nghề. Tuy nhiên, đáng chú ý là phần lớn các đối tượng đều có dự định học ở cấp đại học, và nghề có tỷ lệ đối tượng mong muốn được học là kinh doanh và quản lý (27,14% ở cấp đại học và 3,57% ở cấp cao học). Những ngành mang tính kỹ thuật và có khả năng dễ có việc làm khi tốt nghiệp hiện nay được các đối tượng chú ý như xây dựng và kiến trúc, kỹ thuật, máy tính, công nghệ kỹ thuật. Ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên cũng được chú ý nhiều chỉ sau kinh doanh và quản lý với 7,32% số đối tượng có nhu cầu theo học. 2. Việc làm Ngành làm việc Dựa vào kết quả theo chuỗi, (panel data – số liệu kết nối của những người tái điều tra của năm 2009 với 2005) cho thấy cơ cấu lao động theo ngành làm việc khá tiến bộ và có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỷ lệ lao động trong nhóm ngành dịch vụ và giảm tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông nghiệp. Hình 1. Cơ cấu lao động đang làm việc theo 3 nhóm ngành, 2005-2009 (%) Xét sự chuyển dịch trong nội bộ ngành, những ngành có sự chuyển dịch giảm lớn nhất giữa năm 2009 so với năm 2005 là ngành nông nghiệp giảm 2,85%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 2,98%; ngành bán buôn lán lẻ sữa chữa ô Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 23 tô, xe máy giảm 2,95%. Trong xu thế toàn cầu hóa, việc làm trong khu vực dịch vụ thường phát triển hơn và đối với khu vực công nghiệp, thị trường lao động ở thành phố Vinh cũng phù hợp xu thế toàn cầu hóa này. Nghề làm việc Sự chuyển dịch theo nghề trên thị trường lao động thành phố Vinh qua 4 năm là không đáng kể, tỷ lệ lao động làm việc ở nghề có CMKT bậc cao có tăng nhưng tăng với tỷ lệ nhẹ, chỉ tăng 0,11% so với năm 2005. Nhóm nhân viên kỹ thuật (lao động kỹ thuật gián tiếp) có xu hướng tăng những ngược lại nhóm thợ kỹ thuật lại có xu hướng giảm (lao động kỹ thuật trực tiếp). Khu vực làm việc Khu vực chính thức bao gồm khu vực sở hữu kinh tế Nhà nước, tập thể, doanh nghiệp tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khu vực phi kết cấu bao gồm các hoạt động kinh tế cá thể như kinh tế hộ, người tự tạo việc làm, khác. Lao động qua mẫu điều tra cho thấy có tỷ lệ khá cao làm việc trong khu vực nhà nước (38%), lao động làm việc ở khu vực này thường có tính ổn định và an ninh cao. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động không được ổn định và an ninh việc làm đó là lao động làm việc ở khu vực phi chính thức cũng chiếm tỷ lệ lớn, 44%, (đặc biệt, tỷ lao động làm việc trong khu vực cá thể chiếm tỷ lệ cao nhất (30,41%) hộ gia đình có thuê lao động (6,73%). Tuy nhiên, khi xét sự chuyển dịch giữa các khu vực, cũng cho thấy có xu hướng chuyển dịch tích cực, có đến 19,1% lao động từ khu vực kinh tế phi chính thức chuyển dịch sang khu vực chính thức, trong đó, có đến 24% lao động cá thể chuyển được vào khu vực chính thức. 3. Tiền lương và phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố tới tiền lương của người lao động Về danh nghĩa, năm 2009 thu nhập của người lao động ở tất cả các loại trình độ chuyên môn kỹ thuật đều tăng so với năm 2005, đặc biệt tăng cao ở nhóm lao động chưa qua đào tạo và lao động có trình độ cao (từ trên đại học trở lên). Biểu 2. Thu nhập phân theo trình độ CMKT 2009 2005 % tăng thu nhập (danh nghĩa) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Thu nhập (1000đ) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Thu nhập (1000đ) Tổng số 3143 100,0 2476 3787 100,0 1086 127,99 Chưa qua đào tạo 856 27,2 2080 1202 31,7 820 153,66 Đào tạo nghề ngắn hạn 221 7,0 2103 290 7,7 1031 103,98 CNKT không bằng 232 7,4 2254 207 5,5 1009 123,39 CNKT có bằng 334 10,6 2363 454 12,0 1095 115,80 Trung cấp 502 16,0 2292 632 16,7 1093 109,70 Cao đẳng , đại học 941 29,9 3069 922 24,3 1415 116,89 Trên đại học 40 1,3 3797 72 1,9 1630 132,94 Khác 17 0,5 2101 8 0,2 1319 59,29 Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 24 Theo lý thuyết, tiền lương và thu nhập đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ học vấn, giới tính, tuổi, số năm kinh nghiệm làm việc. Trong độ tuổi lao động thì người lao động có tuổi nhiều hơn sẽ có thu nhập cao hơn người lao động có tuổi thấp tuy nhiên tốc độ tăng về thu nhập thì nhỏ hơn; người lao động có kinh nghiệm càng lâu năm thì có thu nhập càng cao; xét về trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì người lao động là nam sẽ có thu nhập cao hơn người lao động là nữ 24% năm 2005 và 14% năm 2009. Như vậy, ở thị trường lao động Thành phố Vinh vẫn còn có sự phân biệt về giới, tuy nhiên đã có những thay đổi tích cực theo hướng giảm bớt sự phân biệt khi so sánh giữa năm 2005 và 2009. So sánh về trình độ đào tạo thì kết quả thu được là người lao động đã qua đào tạo có mức thu nhập cao hơn người lao động chưa qua đào tạo, người có trình độ đào tạo càng cao thì có mức lương càng cao. Người lao động có trình độ trung cấp có mức thu nhập cao hơn người chưa qua đào đạo 12%, người có trình độ cao đẳng, đại học có mức thu nhập cao hơn 37%, trình độ trên đại học có mức thu nhập cao hơn 58%; người lao động làm trong ngành dịch vụ có mức thu nhập cao hơn người lao động trong ngành nông nghiệp 28%, ngành công nghiệp, xây dựng là 2%. II. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỪ ĐIỀU TRA 200 DOANH NGHIỆP 1. Tình hình phát triển doanh nghiệp và sử dụng lao động trong doanh nghiệp Tổng số doanh nghiệp tại Thành phố Vinh có tốc độ gia tăng nhanh chóng, từ 644 doanh nghiệp năm 2004 tăng lên hơn 1400 doanh nghiệp năm 2008, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2004-2007 là 1,3 lần. Tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số là khá tốt, 170 dân/doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp phát triển cũng đồng nghĩa với việc ngày càng thu hút lao động. Lao động điều tra cho thấy các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng lực lượng lao động trẻ, sung mãn nhất, thuộc nhóm tuổi 19-34, sử dụng nhóm lao động trẻ này đặc biệt cao ở nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tương đương 72,1% trên tổng số lao động của nhóm doanh nghiệp này, kế đến là nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước, tương đương 52,8%. Tỷ lệ này thấp hơn ở khối doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. Điều này cho thấy loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước năng động, hấp dẫn, thu hút lao động trẻ hơn. Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các doanh nghiệp tiến bộ hơn so với toàn bộ lực lượng lao động. Hình 2. Trình độ CMKT của lao động đang làm việc tại DN điều tra ở TP Vinh và LLLĐ chung của tỉnh, (%) Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 25 Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của nhóm lao động đang làm việc được điều tra thấp hơn hẳn của lực lượng lao động toàn tỉnh (17,4% so với 82,4%). Trong khi tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn hẳn, đặc biệt là ở các nhóm CNKT, cao đẳng, đại học và trên đại học. Điều này cho thấ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn nhìn chung cao hơn nhiều khả năng đáp ứng của lực lượng lao động hiện có, do đó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động. Về hợp đồng lao động Kết quả điều tra doanh nghiệp cho thấy, xét về độ an ninh cho người lao động còn thể hiện chưa cao, gần 30% lao động có HĐLĐ < 3 tháng và thận chí có tới 4,2% lao động không được giao kết HĐLĐ và không có sự khác biệt nhiều về giới trong ký kết hợp đồng lao động. Ngoài ra, khi xét đến tính bền vững, ổn định, hiệu quả của việc làm, thì các yếu tố về trình độ và vị trí làm việc cũng là một tiêu chí quan trọng. Khi khảo sát về sự đáp ứng giữa trình độ của lao động với vị trí làm việc qua kết quả điều tra doanh nghiệp cho thấy, tuy số lượng không nhiều, trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (chỉ khoảng 1,04% (140/13352) lao động) có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (cao đẳng, đại học) nhưng lại làm ở vị trí yêu cầu trình độ chuyên môn thấp hơn, trong số đó, nữ chiếm 33%, chỉ tiêu này thể hiện sự chưa phù hợp/chưa tương xứng giữa trình độ đào tạo và vị trí làm việc, cũng như phán ánh thị trường lao động còn bị phân lớp và chưa phát triển. Ngược lại, cũng có 0.54% tỷ lệ lao động (trong số đó, nữ chiếm 22%) làm việc ở vị trí chuyên môn cao hơn so với trình độ. Về phương thức tuyển dụng: tuyển dụng qua quan hệ cá nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các phương thức (87%) các doanh nghiệp sử dụng, kế tiếp là phương thức tuyển dụng bằng cách lao động tự tìm đến (77%), qua thông báo tại doanh nghiệp (34%) và đăng trên phương tiện thông tin đại chúng (33%), tỷ lệ doanh nghiệp tuyển qua các Trung tâm giới thiệu việc làm và sàn giao dịch việc làm không đáng kể (2-3%). Như vậy, nhìn từ góc độ tuyển dụng lao động qua các kênh giao dịch chính thức trên thị trường có thể thấy rằng thị trường lao động vẫn chưa thực sự phát triển. 2. Việc làm còn trống và dự kiến nhu cầu tuyển dụng lao động Kết quả thu được về mặt chất lượng của số liệu qua khảo sát nhu cầu lao động từ phía doanh nghiệp điều tra là khá khả quan, nhiều doanh nghiệp có kế hoạch, nhu cầu về lao động. Tổng số lao động có nhu cầu và kế hoạch tuyển thêm là hơn 5% số lao động hiện tại. Hiện tại, nhu cầu chủ yếu là lao động có trình độ tay nghề (qua đào tạo nghề), chiếm khoảng 50% nhu cầu lao động. Hình 3. Đánh giá về khó khăn trong tuyển dụng lao động 2-5 năm tới theo loai hình doanh nghiệp (%) Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 26 Khi xét đến nguyên nhân khó tuyển dụng được lao động, nguyên nhân khó tìm được lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 loại hình doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước. PHẦN III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Chính sách phát triển thị trường lao động trình độ cao: Dựa trên lợi thế là Cung lao động ở thành phố Vinh có lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ lớn, Tỉnh/TP Vinh cần có chính sách và phấn đấu phát triển thị trường lao động trình độ cao. Thị trường lao động trình độ cao là phân lớp thị trường rất quan trọng gắn liền với nền kinh tế hiện đại, các ngành mũi nhọn, áp dụng công nghệ cao. + Thực hiện chính sách khuyến khích các tập đoàn kinh tế lớn, xây dựng các trường dạy nghề trình độ cao. + Thực hiện chính sách tiền lương, tiền công cao tương xứng với chất lượng và giá trị lao động cho lao động có trình độ cao do thị trường quyết định và theo cơ chế thoả thuận. + Thực hiện chính sách khen thưởng và tôn vinh lao động có trình độ cao dưới nhiều hình thức như tạo cơ hội thăng tiến, cơ hội được đào tạo ở trình độ cao hơn, khen thưởng bằng vật chất và tinh thần. + Tăng đầu tư của Nhà nước và có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư áp dụng công nghệ thông tin nối mạng, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn để thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động có trình độ cao. Với các kết quả nghiên cứu và số liệu thu thập được qua 2 vòng điều tra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An cần có những xem xét, đánh giá lại và từ đó định hướng cho hoạt động của mình, nhằm phát triển thị trường lao động, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, định hướng đào tạo. Cụ thể: + Đánh giá nhu cầu đào tạo theo qui mô đào tạo, cấp trình độ phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm có cơ sở cho hoạt động tư vấn, hướng nghiệp đào tạo, nghề nghiệp cho các đối tượng còn trong trường học và các cơ sở đào tạo khác; + Quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề để đào tạo lao động tại chỗ trên cơ sở dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đưa đào tạo nghề vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch của các ngành có liên quan + Khuyến khích phát triển mô hình nhà trường trong doanh nghiệp: cho phép các doanh nghiệp có quy mô lớn, nếu muốn, có thể mở các trường nghề. Nhà nước hỗ trợ thông qua chính sách miễn thuế đất, cho vay vốn để đầu tư mở trường, hỗ trợ đào tạo, cho thuê cơ sở vật chất để mở trường với giá ưu đãi + Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu về thị trường lao động nhằm thống nhất và có tính so sánh quốc tế và theo dõi, thông tin về hệ thống báo cáo thống kê hành chính thông tin thị trường lao động, nhất là thông tin đầu vào (thông tin gốc), đặc biệt từ ở cơ sở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthong_tin_thi_truong_lao_dong_thanh_pho_vinh_nghe_an_qua_ket.pdf
Tài liệu liên quan