Sustainable use of coastal ecosystems in the case studies of some partner countries of
SECOA project, including Belgium, India, Israel, Portugal and Vietnam was assessed through sustainability
indicator analysis and index calculation. The outcomes were shown quantitatively with values of sustainability
indices of the coastal ecosystem at time points within assessed periods. Based on these outcomes, three
tendencies were evident, including: the declination from sustainable use to unsustainable use, event to very
unsustainable use shown in the case studies of India, Israel and Vietnam, the maintenance of sustainable use
presented in the case studies of Portugal, and the unclear tendency occurred in the case studies of Belgium.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử đánh giá định lượng mức độ sử dụng bền vững các hệ sinh thái vùng bờ biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
178
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 2; 2013: 178-185
ISSN: 1859-3097
THỬ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG MỨC ĐỘ SỬ DỤNG BỀN
VỮNG CÁC HỆ SINH THÁI VÙNG BỜ BIỂN
Trần Đình Lân
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
E-mail: lantd@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 6-8-2012
TÓM TẮT: Mức độ sử dụng bền vững các hệ sinh thái vùng bờ biển trong các trọng điểm nghiên cứu của
một số nước tham gia dự án SECOA (Bỉ, Ấn Độ, Israel, Bồ Đào Nha và Việt Nam) đã được đánh giá trên cơ sở
phân tích và tính toán các chỉ thị và chỉ số sử dụng bền vững hệ sinh thái. Kết quả phân tích và tính toán được
thể hiện bằng số liệu định lượng là các giá trị của chỉ số sử dụng bền vững hệ sinh thái qua các năm trong giai
đoạn đánh giá. Kết quả đánh giá bằng chỉ số cho thấy ba xu hướng sử dụng các hệ sinh thái vùng bờ biển ở
các trọng điểm nghiên cứu, bao gồm: xu hướng suy giảm mức độ bền vững của hệ sinh thái do sử dụng tài
nguyên ở các hệ này từ mức độ bền vững xuống mức độ không bền vững hoặc xuống mức độ rất không bền
vững trong các khu vực nghiên cứu điển hình của Ấn Độ, Việt Nam và Israel; xu hướng duy trì sử dụng bền
vững các hệ sinh thái vùng bờ biển trong trường hợp của Bồ Đào Nha và xu hướng không rõ ràng xuất hiện
trong trường hợp của Bỉ.
Từ khóa: SECOA, hệ sinh thái, sử dụng bền vững, chỉ thị, rừng ngập mặn, lớp phủ thực vật, đầm lầy.
MỞ ĐẦU
Xây dựng và phát triển các công cụ để đánh giá
định lượng mức độ sử dụng bền vững các hệ thống
tài nguyên thiên nhiên nói chung và các hệ sinh thái
nói riêng luôn là nhu cầu rất lớn và ngày càng cần
thiết cho quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi
trường. Một trong những công cụ để tiếp cận và đáp
ứng yêu cầu trên là phát triển các chỉ thị và chỉ số
trong đánh giá sử dụng các hệ sinh thái mà gần đây
đã được nghiên cứu cụ thể cho một số hệ sinh thái
vùng bờ biển nước ta [2, 4, 5, 6, 7].
Các chỉ thị và chỉ số đánh giá sử dụng bền vững
hệ sinh thái cung cấp cho các nhà quản lý và công
chúng thông tin định lượng về mức độ bền vững của
hệ sinh thái trong những thời điểm nhất định, đồng
thời cho phép các nhà quản lý và hoạch định chính
sách phân tích và lựa chọn điều chỉnh các hành động
quản lý và quyết sách đúng đắn để bảo vệ và sử
dụng hợp lý tài nguyên và môi trường. Trong khuôn
khổ của Dự án “Giải pháp cho xung đột môi trường
vùng bờ biển” - SECOA do Cộng đồng châu Âu tài
trợ, vấn đề đánh giá mức độ sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên vùng bờ biển đã được đặt ra và
giải quyết theo hướng đánh giá định lượng thông
qua áp dụng các chỉ thị và chỉ số. Chúng được xây
dựng và phát triển trên cơ sở kết hợp phân tích các
đặc trưng hệ sinh thái với khung Động lực - Sức ép -
Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (DPSIR).
Các kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng áp
dụng các chỉ thị và chỉ số để đánh giá định lượng mức
độ sử dụng bền vững các hệ sinh thái, tiến tới áp dụng
để đánh giá cả hệ thống tài nguyên vùng bờ biển.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nguồn tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
là các kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá các hệ
sinh thái vùng bờ biển ở hầu hết khu vực nghiên cứu
điển hình trong Dự án SECOA, báo cáo tổng hợp và
các báo cáo chuyên đề của các đối tác thuộc dự án,
Thử đánh giá định lượng mức độ sử dụng
179
bao gồm: Vương quốc Bỉ, Ấn Độ, Israel, Bồ Đào
Nha và Việt Nam (bảng 1).
Phương pháp chủ đạo trong lượng hóa việc sử
dụng bền vững các hệ sinh thái là xây dựng và phân
tích các chỉ thị và chỉ số. Xây dựng chỉ thị và chỉ số
dựa trên cơ sở phân tích khung dẫn xuất nhân quả
DPSIR và áp dụng các công thức để xác định các
chỉ số theo một số công trình nghiên cứu đã công bố
gần đây [3, 4, 5, 6].
Bảng 1. Các chỉ thị và chỉ số sử dụng cho đánh giá sử dụng bền vững các hệ sinh thái tại một số khu vực
nghiên cứu điển hình trong dự án SECOA [4]
Khu vực nghiên
cứu điển hình Hệ sinh thái Chỉ thị Quốc gia
Brugge và
Oostende Vùng bờ biển
Số hộ gia đình; Tổng số khách du lịch nghỉ qua đêm; Số
các cơ sở công nghiệp; Diện tích khu bảo tồn; Số vụ tràn
dầu; Chất lượng nước vùng bãi tắm; Trữ lượng hải sản
trong ngưỡng an toàn sinh học; Diện tích đất nông
nghiệp
Bỉ
Vùng Mumbai
Rừng ngập mặn
Diện tích rừng ngập mặn; Chỉ số phát triển thực vật
(NDVI); Diện tích vùng làm muối. Ấn Độ
Vùng Chennai Đầm lầy ven biển Diện tích đầm lầy Pallikaranai; NDVI; Diện tích đất xây dựng; Diện tích bãi đổ rác thải. Ấn Độ
Palmachim, Tel
Aviv Đụn cát vùng bờ biển Lớp phủ thực vật tự nhiên. Israel
Carmel Coast -
Haifa Đụn cát vùng bờ biển Lớp phủ thực vật tự nhiên. Israel
Vùng Lisbon
Vùng bờ (gồm HST
thành phần: bãi biển,
đụn cát, đầm lầy, bãi
triều, cửa sông)
Diện tích đô thị; số các cơ sở công nghiệp, thương mại,
vận tải; diện tích đất nông nghiệp; diện tích đất đã sử
dụng khác; Diện tích các hệ sinh thái thành phần; Diện
tích các khu vực có tầm quan trọng về sinh thái; Diện
tích các khu bảo tồn; mạng lưới Natura 2000.
Bồ Đào Nha
Eastern Algarve
Vùng bờ (gồm HST
thành phần: bãi biển,
đụn cát, đầm lầy, bãi
triều, đầm phá)
Diện tích đô thị; số các cơ sở công nghiệp, thương mại,
vận tải; diện tích đất nông nghiệp; diện tích đất đã sử
dụng khác; Diện tích các hệ sinh thái thành phần; Diện
tích các khu vực có tầm quan trọng về sinh thái; Diện
tích các khu bảo tồn; mạng lưới Natura 2000.
Bồ Đào Nha
Hải Phòng
1) Rừng ngập mặn
2) San hô
1) Rừng ngập mặn
Diện tích đầm nuôi thủy sản; diện tích mở rộng cảng;
diện tích khu công nghiệp liền cảng; diện tích rừng ngập
mặn; diện tích khu bảo tồn biển; diện tích khu đền bù
sinh thái; độ phủ rừng ngập mặn NDVI
2) San hô
Độ phủ san hô sống; số loài sinh vật trong hệ sinh thái
Việt Nam
Nha Trang San hô Độ phủ san hô sống; số loài sinh vật trong hệ sinh thái Việt Nam
Xây dựng và xác định các chỉ số về sử dụng bền
vững các hệ sinh thái dựa trên hệ thống các chỉ thị
đánh giá tính bền vững của hệ sinh thái. Các bước
tiến hành “chỉ số hóa” được thể hiện ở hình 1.
Giá trị Ist được tính toán sẽ nằm trong khoảng
từ 0 đến 1. Khi sử dụng chỉ số để đánh giá sử dụng
bền vững các hệ sinh thái, khoảng này được chia
thành 4 mức sau:
0 - 0,25: rất không bền vững
0,25 - 0,50: không bền vững
0,50 - 0,75: bền vững
0,75 - 1,0: rất bền vững
Trần Đình Lân
180
(Imax là giá trị lớn nhất của chỉ thị tại thời điểm t)
Hình. 1. Sơ đồ xây dựng các chỉ số sử dụng bền vững hệ sinh thái
KẾT QUẢ
Xác định và tính toán các chỉ số sử dụng bền
vững hệ sinh thái vùng bờ biển
Trên cơ sở các bộ chỉ thị xây dựng cho các hệ
sinh thái được lựa chọn đánh giá ở các khu vực
nghiên cứu điển hình của dự án SECOA, các chỉ số
về sử dụng bền vững hệ sinh thái đã được xác định
và tính toán các giá trị trong mỗi giai đoạn (bảng 2).
Bảng 2. Tóm tắt kết quả xác định và tính toán các chỉ số sử dụng bền vững hệ sinh thái (Ist)
vùng bờ biển ở các vùng nghiên cứu điển hình [1, 3, 8, 9, 10]
Khu vực nghiên cứu
điển hình Hệ sinh thái Giá trị chỉ số Ist Quốc gia
Brugge và Oostende Vùng bờ biển
Ist trong các năm từ 2002 đến 2007,
lần lượt = 0,609, 0,460, 0,717,
0,434, 0,582, 0,491, 0,455.
Bỉ
Vùng Mumbai Rừng ngập mặn
Ist (1997) = 0,56
Ist (2008) = 0,41 Ấn Độ
Vùng Chennai Đầm lầy ven biển Ist (1997) = 0,67 Ist (2008) = 0,55 Ấn Độ
Palmachim- Tel Aviv Đụn cát vùng bờ biển Ist (1995) = 0,494 Ist (2009) = 0,100 Israel
Carmel Coast- Haifa Đụn cát vùng bờ biển Ist (1995) = 0,489 Ist (2009) = 0,100 Israel
Vùng Lisbon
Vùng bờ (gồm HST thành phần:
bãi biển, đụn cát, đầm lầy, bãi
triều, cửa sông)
Ist (1990)= 0,79
Ist (2000)= 0,72
Ist (2006)= 0,67
Bồ Đào Nha
Eastern Algarve
Vùng bờ (gồm HST thành phần:
bãi biển, đụn cát, đầm lầy, bãi
triều, đầm phá)
Ist (1990)= 0,88
Ist (2000)= 0,79
Ist (2006)= 0,67
Bồ Đào Nha
Hải Phòng
1) Rừng ngập mặn
2) San hô
1) 1989 to 2001,
Ist (1989) = 0,67
Ist (1995) = 0,54
Ist (2001) = 0,49
Ist (2007) = 0,42
2) Ist (2003) = 0.5
Việt Nam
Nha Trang San hô Ist (2009) = 0.5 Việt Nam
Thử đánh giá định lượng mức độ sử dụng
181
Đánh giá sử dụng bền vững các hệ sinh thái vùng
bờ ở khu vực nghiên cứu điển hình
Với khu vực nghiên cứu điển hình của Bỉ nằm ở
vùng bờ biển kéo dài từ Brugge đến Oostende được
đánh giá theo các năm từ 2001 đến 2007, giá trị chỉ
số sử dụng bền vững hệ sinh thái vùng bờ biển này
thay đổi theo từng năm luân phiên từ lớn hơn đến
nhỏ hơn ngưỡng bền vững (0,5), ngoại trừ hai năm
cuối giá trị này nhỏ hơn ngưỡng bền vững (Hình 2).
Sự thay đổi của chỉ số sử dụng bền vững cho thấy
việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở vùng bờ biển
thuộc khu vực nghiên cứu điển hình của Bỉ thay đổi
từ bền vững đến không bền vững, đặc biệt vào 2006
và 2007, các hệ sinh thái ở đây đang được sử dụng
không bền vững.
Hình 2. Biến động mức độ sử dụng bền vững hệ
sinh thái vùng bờ biển ở khu vực nghiên cứu điển
hình của Bỉ từ 2001 đến 2007 [9]
Hình 3. Biến động mức độ sử dụng bền vững hệ
sinh thái rừng ngập mặn ở Mumbai, Ấn Độ từ 2001
đến 2008 [0]
Ở Mumbai, khu vực nghiên cứu điển hình của
Ấn Độ, sự suy thoái của hệ sinh thái (HST) rừng
ngập mặn nói chung thể hiện rõ ràng (Hình 3). Vào
năm 1997, giá trị Ist của HST này nằm giữa khoảng
0,5-0,6, tức ở điểm nhạy cảm, nhưng đến các năm
sau thì giá trị Ist của HST này đã giảm thấp xuống
dưới ngưỡng bền vững. Như vậy, HST rừng ngập
mặn ở Mumbai đã được sử dụng từ mức độ bền
vững trước đây đến không bền vững vào những năm
sau này.
Đối với vùng Chennai, khu vực nghiên cứu điển
hình thứ hai của Ấn độ, HST đầm lầy ven bờ
(Pallikaranai marshland) đã được đánh giá bằng Ist
trong giai đoạn 1997-2008, cũng cho thấy xu thế sử
dụng gây suy thoái HST này mặc dù giá trị Ist của
HST còn đang nằm trên ngưỡng bền vững (Hình 4).
Hình 4. Biến động mức độ sử dụng bền vững hệ
sinh thái đầm lầy Pallikaranai ở Chennai, Ấn Độ từ
1997 đến 2008 [0]
Với đặc thù của vùng bờ biển Israel mà lớp
phủ thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong hệ
sinh thái vùng bờ biển. Tại các khu vực nghiên cứu
điển hình của Israel, bao gồm Palmachim và
Carmel, chỉ số về lớp phủ thực vật đã được tính
toán để đánh giá mức độ sử dụng bền vững hệ sinh
thái vùng bờ biển. Giá trị của Ist theo thời gian
(1995-2009) cho thấy sự suy giảm mạnh của HST
theo thời gian, từ mức độ sử dụng bền vững hoặc
không bền vững giảm xuống mức rất không bền
vững (hình 5). Nguyên nhân chính của sự suy thoái
là do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh tế
và đô thị hóa trong khu vực.
Ở cả hai khu vực nghiên cứu điển hình của Bồ
Đào Nha, gồm vùng Lisbon và vùng Eastern
Algarve, các giá trị Ist của HST vùng bờ biển trong
giai đoạn đánh giá (1990-2000) đều trên ngưỡng
bền vững. Tuy nhiên, xu thế suy giảm chung về mức
độ sử dụng bền vững của các hệ sinh thái vùng bờ ở
các khu vực nghiên cứu điển hình cũng khá rõ ràng,
thể hiện ở sự giảm từ mức độ sử dụng rất bền vững
Trần Đình Lân
182
(>0,75) xuống mức bền vững (0,5-0,75) (Hình 6).
Sự suy giảm này có liên quan đến sự phát triển của
các hệ sinh thái nhân tạo trong vùng (chuyển đổi từ
hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo).
Hình 5. Biến động mức độ sử dụng bền vững hệ sinh thái vùng bờ biển
ở khu vực nghiên cứu điển hình của Israel từ 1995 đến 2009 [9]
Vùng Lisbon Easter Algarve
Hình 6. Biến động mức độ sử dụng bền vững một số vị trí có tầm quan trọng về sinh thái
ở khu vực nghiên cứu điển hình của Bồ Đào Nha 1990 đến 2006 [1]
Hình 7. Biến động mức độ sử dụng bền vững hệ
sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực Hải Phòng từ
1989 đến 2007 [4]
Ở các khu vực nghiên cứu điển hình của Việt
Nam, gồm Hải Phòng và Nha Trang, HST rừng
ngập mặn và rạn san hô ở Hải Phòng và rạn san hô
ở Nha Trang được lựa chọn để đánh giá. Ist của
HST rừng ngập mặn Hải Phòng trong giai đoạn
1989 đến 2007 thể hiện sự suy giảm các giá trị
trong khoảng bền vững xuống không bền vững
(Hình 7). Điều này thể hiện sự gia tăng sức ép trong
việc sử dụng HST này, đặc biệt là giai đoạn sau
2001 khi HST này đã chuyển sang trạng thái không
bền vững. Nguyên nhân của sự suy thoái HST này
liên quan đến sự bùng nổ hoạt động nuôi trồng thủy
sản cũng như phát triển cảng và khu công nghiệp đi
kèm ở ven biển.
Mặc dù tại mỗi khu vực cụ thể của hệ sinh thái,
Ist thay đổi từ mức độ không bền vững đến rất bền
vững, nhưng Ist của toàn hệ sinh thái rạn san hô ở cả
hai khu vực Hải Phòng và Nha Trang đều nằm ở
Thử đánh giá định lượng mức độ sử dụng
183
điểm nhạy cảm (0,5) trong giai đoạn đánh giá, đây
là ngưỡng giữa bền vững và không bền vững, đòi
hỏi phải có những ứng xử đúng đắn trong công tác
bảo vệ và quản lý hệ sinh thái này (bảng 4, 5).
Bảng 4. Chỉ số sử dụng bền vững hệ sinh thái rạn san hô ở khu vực Hải Phòng [4]
Vị trí Cống La Áng Thảm Ba Trái Đào Hang Trai Cống Đỏ Tùng Ngón Cọc Chèo
Toàn
vùng
Ist1998 0,53 0,33 0,49 0,28 0,53 0,39 0,83
Ist 2003 0,58 0,13 0,52 0,83 0,04 0,74 0,82
Ist 0,56 0,23 0,51 0,56 0,28 0,56 0,82 0,5
Bảng 5. Chỉ số sử dụng bền vững hệ sinh thái rạn san hô ở Nha Trang [4]
Vị trí Bãi Bằng Hòn Tằm Hòn Mun Hòn Miều
Vịnh Nha Trang Ist 2002 0,9 0,4 0,7 0,5
Ist 2009 0,52 0,2 0,6 0,05
Ist 0,7 0,3 0,6 0,3 0,5
THẢO LUẬN
Mặc dù các khu vực nghiên cứu điển hình nằm
ở các vùng địa lý khác nhau, có hoàn cảnh phát triển
về kinh tế, xã hội cũng khác nhau cũng như các đối
tượng hệ sinh thái được lựa chọn để đánh giá cũng
không giống nhau, nhưng thông qua việc đánh giá
bằng các chỉ số sử dụng bền vững hệ sinh thái, một
số điểm tương đồng có thể được rút ra ở tất cả các
khu vực nghiên cứu điển hình hoặc ở một số nhóm
khu vực như sau:
Sự gia tăng áp lực khai thác và sử dụng lên các
hệ sinh thái do nguyên nhân gia tăng phát triển kinh
tế - xã hội ở vùng bờ biển và có thể cả yếu tố biến
đổi khí hậu.
Sự suy giảm tính bền vững của các hệ sinh
thái: từ bền vững xuống không bền vững theo thời
gian được thể hiện rõ trong các khu vực nghiên cứu
điển hình của Israel, Ấn Độ và Việt Nam. Trong khi
đó xu thế không rõ ràng, thay đổi luân phiên từ sử
dụng bền vững đến không bền vững hệ sinh thái
vùng bờ được thấy ở trường hợp của Bỉ. Ở các khu
vực nghiên cứu điển hình của Bồ Đào Nha, xu thế
suy giảm cũng khá rõ ràng mặc dù sự suy giảm chưa
xuống đến mức không bền vững.
Các chỉ thị được lựa chọn để xây dựng các chỉ
số đánh giá mức độ sử dụng bền vững các hệ sinh
thái vùng bờ cho thấy tất cả các nước đối tác trong
dự án SECOA đã có những nỗ lực tiếp cận sử dụng
bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng bờ biển thông
qua việc tham gia các công ước quốc tế liên quan,
xây dựng và ban hành hệ thống chính sách quốc gia
và địa phương về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường.
Tuy có một số nét tương đồng trong việc sử
dụng các hệ sinh thái vùng bờ biển, nhưng có những
khác biệt rất rõ ràng trong quá trình đánh giá cũng
như kết quả đánh giá sử dụng bền vững hệ sinh thái.
Những khác biệt chính có thể tóm tắt như sau:
Khác biệt trong việc lựa chọn các hệ sinh thái ở
vùng bờ biển để đánh giá sử dụng bền vững ở các khu
vực nghiên cứu điển hình của mỗi nước. Đối tác Bỉ lựa
chọn toàn bộ hệ sinh thái vùng bờ biển ở hai khu vực
nghiên cứu điển hình do hai khu vực này liền kề
nhau và không khác biệt nhiều về các điều kiện tự
nhiên và kinh tế - xã hội, trong khi đó đối tác Bồ
Đào Nha lựa chọn đánh giá hầu hết các hệ sinh thái
đất ngập nước ven bờ ở hai khu vực nghiên cứu điển
hình của họ. Ở trường hợp của Ấn Độ và Việt Nam,
mỗi khu vực nghiên cứu điển hình có một hoặc hai
hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng được lựa chọn
đánh giá. Vùng bờ biển ở khu vực nghiên cứu điển
hình của Israel đặc trưng bởi hệ sinh thái cồn cát với
lớp phủ thực vật đóng vai trò quan trọng, do vậy,
lớp phủ thực vật được lựa chọn để đánh giá việc sử
dụng bền vững hệ sinh thái vùng bờ biển của họ.
Việc lựa chọn các chỉ thị để đánh giá cũng cho
thấy các yếu tố tác động lên tài nguyên thiên nhiên ở
mỗi khu vực nghiên cứu điển hình rất khác nhau và
phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế - xã
hội, sự gia tăng dân số, nhu cầu của con người và
những yếu tố khác. Sự khác biệt này đặc biệt rõ ràng
nếu so sánh các trường hợp nghiên cứu của châu Á
với châu Âu.
Trần Đình Lân
184
Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (thông
qua sử dụng các hệ sinh thái) cũng khác nhau. Việc
sử dụng không bền vững các hệ sinh thái được lựa
chọn đánh giá thể hiện rõ ở thời gian sau của các
giai đoạn đánh giá trong các trường hợp của Bỉ, Ấn
Độ, Israel và Việt Nam, trong khi đó Bồ Đào Nha
không rơi vào tình trạng này, mặc dù chỉ số sử dụng
bền vững hệ sinh thái được đánh giá của họ có xu
thế giảm. Trong một khu vực nghiên cứu điển hình
cũng xảy ra trường hợp sử dụng tài nguyên ở mức
độ khác nhau, bền vững hoặc không bền vững thay
đổi từ điểm này đến điểm khác, điển hình cho
trường hợp này là ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Sử dụng bền vững các hệ sinh thái nói riêng và
tài nguyên thiên nhiên nói chung ở vùng bờ biển cần
có sự hợp tác, cộng tác giữa các quốc gia, vùng lãnh
thổ và khu vực ở qui mô liên quốc gia. Đồng thời
mục tiêu này cũng đòi hỏi những nỗ lực không
ngừng của các nước, của các ngành khác nhau và
của cả cộng đồng trong phạm vi một quốc gia.
Mặc dù có những khác biệt trong các thành
phần tài nguyên được lựa chọn đánh giá ở vùng bờ
biển, có những thay đổi nhỏ trong kỹ thuật đánh giá
sử dụng các hệ sinh thái và kích cỡ mẫu được đưa
vào đánh giá ở các khu vực nghiên cứu điển hình, ba
xu hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên được rút ra
như sau: xu hướng suy giảm do sử dụng HST thiếu
bền vững, điển hình ở Ấn Độ, Việt Nam và Israel;
xu hướng duy trì sử dụng bền vững các hệ sinh thái
vùng bờ biển trong trường hợp của Bồ Đào Nha và
xu hướng không rõ ràng xuất hiện trong trường hợp
của Bỉ.
Các chỉ số được sử dụng để đánh giá sử dụng
bền vững tài nguyên thiên nhiên trong các khu vực
nghiên cứu điển hình còn có những hạn chế nhất
định. Tuy nhiên, các chỉ số này cho thấy khả năng
tiềm tàng để định lượng trong đánh giá các giá trị tài
nguyên và xác định các xu thế sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên vùng bờ biển, vồn rất cần thiết
trong xây dựng bộ công cụ cơ bản cho quá trình
quản lý.
Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng
bờ biển ở các nghiên cứu điển hình của châu Âu là
những kinh nghiệm tốt cho các quốc gia như Việt
Nam và Ấn Độ trong quản lý bền vững tài nguyên
thiên nhiên và môi trường.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện trong
khuôn khổ Dự án “Giải pháp cho xung đột môi
trường vùng bờ biển” – SECOA do Cộng đồng châu
Âu tài trợ chính trong khuôn khổ Chương trình
khung thứ 7 của Cộng đồng châu Âu (FP 7). Tác giả
xin chân thành cảm ơn các nhà tài trợ và các đồng
nghiệp, đặc biệt các đối tác trong dự án SECOA, vì
những đóng góp của họ trong nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexandre Palma, António Lopes, Ana Rita
Sampaio, Catarina Ramos, Diana Almeida,
Nancy Policarpo and Inês Boavida-Portugal,
2011. Assessment of Natural Resources Use for
Sustainable: Case Study of Metropolitan Area of
Lisbon, Eastern Algarve and Funchal - Portugal.
Portugal National Report of Workpackage 2,
SECOA project.
2. Clayton, A. M. H, N. J. Radcliffe, 1997.
Sustainability - a system approach. Earthscan,
London. UK.
3. Đỗ Thị Thu Hương, Trần Đình Lân, 2009. Đánh
giá biến động diện tích và chất lượng rừng ngập
mặn ven biển Hải Phòng bằng tư liệu viễn thám
và công nghệ GIS. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ biển, Phụ trương 1 (2009). Tr. 295-305.
4. Tran Dinh Lan (editor), 2011. Assessment
Report of Natural Resources Use. Deliverable
2.2 of Workpackage 2, SECOA project. 20 p.
5. Tran Dinh Lan, 2009. Assessment of some
marine ecosystems using sustainable utilization
indicators in Hai Phong - Quang Ninh coastal
area, Vietnam. Aquatic Ecosystem Health &
Management, Taylor & Francis, 12 (3), p. 243-
248.
6. Trần Đình Lân, 2007. Ứng dụng viễn thám
đánh giá các chỉ thị phát triển bền vững hệ sinh
thái vùng triều Hải Phòng - Quảng Ninh. Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Biển, 3 (T.7). Tr.
76-85.
7. Trần Đình Lân, 2006. Nghiên cứu xây dựng chỉ
thị môi trường, sinh thái trong sử dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên biển vùng vịnh Hạ Long -
Bái Tử Long, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Biển, Phụ trương 6 (1). Tr. 15-24.
8. Tran Dinh Lan, 2004. Characterisation of
Marine Resources in the Coastal Region of Hai
Phong - Quang Ninh, Marine Resources and
Thử đánh giá định lượng mức độ sử dụng
185
Environment, XI, Science and Technics
Publishing House, Ha Noi, pp. 19-37.
9. Le Xuan Quynh, Tomas Crols and Eric Crijin,
2011. Assessment of Natural Resources Use for
Sustainable: Case Study of the Belgian Coastal
Ecosystems. Belgian National Report of
Workpackage 2, SECOA project.
10. Tsvi Vinokur, Daniel Felsenstain and Michal
Lichter, 2011. Assessment of Natural Resources
Use for Sustainable: Case Study of Palmachim
(Tel Aviv Metropolitan Area) and Carmel Coast
(Haipha Metropolitan Area). Israeli National
Report of Workpackage 2, SECOA project.
11. Vishwas Kale and Veena Joshi, 2011. Assessment
of Natural Resources Use for Sustainable: Case
Study of the Mumbai and Chennai Metropolitan
Regions, India. Indian National Report of
Workpackage 2, SECOA project.
QUANTITATIVE APPROACH TO SUSTAINABILITY
ASSESSMENT OF THE USE OF COASTAL ECOSYSTEMS
Tran Dinh Lan
Institute of Marine Environment and Resources-VAST
ABSTRACT: Sustainable use of coastal ecosystems in the case studies of some partner countries of
SECOA project, including Belgium, India, Israel, Portugal and Vietnam was assessed through sustainability
indicator analysis and index calculation. The outcomes were shown quantitatively with values of sustainability
indices of the coastal ecosystem at time points within assessed periods. Based on these outcomes, three
tendencies were evident, including: the declination from sustainable use to unsustainable use, event to very
unsustainable use shown in the case studies of India, Israel and Vietnam, the maintenance of sustainable use
presented in the case studies of Portugal, and the unclear tendency occurred in the case studies of Belgium.
Key words: SECOA, sustainability indicators, coastal ecosystems, mangroves, vegetation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3521_11901_1_pb_8214_2079583.pdf