BÀN LUẬN CHUNG
Bên cạnh thử nghiệm đánh giá tính kích ứng,
thử nghiệm đánh giá tính mẫn cảm da cũng là
một trong những yêu cầu được đặt ra đối với các
chế phẩm dùng ngoài phẩm dùng ngoài. Thử
nghiệm tiên đoán tiềm năng mẫn cảm của các
chất khác nhau trên da chuột nhắt bằng thử
nghiệm MEST đã được sử dụng từ lâu trên thế
giới nhưng hiện tại vẫn chưa được phát triển tại
Việt Nam. Bên cạnh đó, để đánh giá tiềm năng
gây mẫn cảm của một chế phẩm, cần phải so
sánh với một chất đối chiếu dương tính. Đa số
các thử nghiệm MEST đều sử dụng các chất mẫn
cảm mạnh làm chất đối chiếu như
dinitrofluorobenzen, 2,4,6-trinitrochlorobenzen,
benzocain, mercaptobenzothiazol(7,8). Trong khi
đó, mặc dù K2Cr2O7là hóa chất dễ tìm nhưng lại
được biết đến như một chất có tiềm năng g}y
mẫn cảm da trung bình(5,10).
Do đó đề tài đã khảo sát các điều kiện cụ thể
để K2Cr2O7 cho đáp ứng mẫn cảm dương tính
trên thử nghiệm MEST và có thể sử dụng để làm
chất đối chiếu trong thử nghiệm đánh giá tiềm
năng mẫn cảm của các chế phẩm dùng ngoài.
Các kết quả thu được cho thấy nồng độ của
dung dịch K2Cr2O7 trong pha cảm ứng và pha
gợi mở đóng vai trò lớn để cho ra một đáp ứng
dương tính (bề dày tai chuột bôi K2Cr2O7 tăng
trên 20% so với tai bôi dung dịch NaCl 0,9%).
Ngoài ra, việc sử dụng trợ chất FCA cũng giúp
tăng đáp ứng miễn dịch trên thú thử nghiệm.
FCA được dùng trong phương pháp GPMT để
làm tăng độ nhạy của phương pháp và giúp phát
hiện các chất có tiềm năng mẫn cảm yếu(1,9).
Mô hình này có thể được áp dụng để đánh giá sơ
bộ tính mẫn cảm trên da chuột nhắt của các chế
phẩm dùng ngoài, nhằm đơn giản hoá việc thực
hiện và giảm chi phí thực nghiệm.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm sưng phù tai chuột nhắt (mest) do đáp ứng quá mẫn với Kali Dicromat bôi ngoài da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 348
THỬ NGHIỆM SƢNG PHÙ TAI CHUỘT NHẮT (MEST)
DO ĐÁP ỨNG QUÁ MẪN
VỚI KALI DICROMAT BÔI NGOÀI DA
Phan Thị Xuân Lý*, Võ Lê Tường Vy*, Huỳnh Ngọc Trinh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đánh giá khả năng g}y dị ứng của các sản phẩm dùng ngoài là một trong những yêu cầu quan
trọng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đề tài này nhằm thiết lập c{c điều kiện để K2Cr2O7 cho đ{p ứng
dương tính trong thử nghiệm sưng phù tai chuột nhắt (MEST) nhằm làm chất đối chứng dương cho c{c thử
nghiệm đ{nh gi{ tính mẫn cảm sau này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành trên chuột nhắt Swiss albino. MEST gồm 2 thử
nghiệm chính: khảo s{t sơ bộ tính kích ứng da tai chuột nhắt của K2Cr2O7 và khảo sát tính mẫn cảm của K2Cr2O7
sau giai đoạn cảm ứng và gợi mở.
Kết quả: Nồng độ tối tối đa không g}y kích ứng và nồng độ tối thiểu gây kích ứng da của K2Cr2O7 lần lượt là
6% và 8%. Phản ứng quá mẫn xảy ra sau khi bôi dung dịch K2Cr2O7 cho kết quả dương tính khi bôi 10 μL dung
dịch K2Cr2O7 6% ở pha cảm ứng cũng như pha gợi mở. Trợ chất FCA cũng được tiêm trong da để tăng cường
đ{p ứng quá mẫn.
Kết luận: K2Cr2O7 có thể sử dụng làm chất đối chứng dương trong thử nghiệm đ{nh gi{ tính mẫn cảm của
các sản phẩm dùng ngoài dựa trên thử nghiệm MEST.
Keywords: Trợ chất hoàn chỉnh Freund (FCA), phản ứng quá mẫn, MEST, kali dichromat
ABSTRACT
HYPERSENSITIVE RESPONSE TO DERMAL APPLICATION OF POTASSIUM DICHROMATE
ON MOUSE EAR SWELLING TESTING (MEST)
Phan Thi Xuan Ly, Vo Le Tuong Vy, Huynh Ngoc Trinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 348 - 353
Background: The evaluation of the potential hypersensitive reaction meets the critical requirements for the
lauching of different dermal products in the market. This work aimed to set up necessary conditions to obtain a
positive hypersensitive response to potassium dichromate, a well known chemical sensitizer, in Mouse Ear
Swelling Testing (MEST).
Materials and method: protocol of MEST included the preliminary testing of dermal irritation and the
hypersensitivity testing, including induction phase and challenge phase.
Results: maximum non-irritating and minimum irritating concentrations of K2Cr2O7 were 6% and 8%,
respectively. The hypersensitive response following to K2Cr2O7 topical aplication was positive when using 10 µl of
K2Cr2O7 6% solution in the induction phase as well as in the elicitation phase. FCA was also intradermally
injected to increase hypersensitive response.
Conclusion: K2Cr2O7 should be used as a positive control to test the hypersensitive potential of dermal
products based on MEST in Swiss albino mice
*Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Huỳnh Ngọc Trinh ĐT: 0907 733 259 Email: trinhbl81@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 349
Keywords: Freunds Complete Adjuvant (FCA), hypersensitivity reaction, MEST, potassium dichromate.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da tiếp xúc dị ứng (VDTXDU) là một
trong những bệnh lý về da thƣờng gặp, đặc biệt
liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm, nƣớc hoa
và các thuốc dùng ngo|i da; thƣờng thì các hoạt
chất trong những sản phẩm này không phải là
tác nhân gây dị ứng, mà những chất bảo quản,
hƣơng liệu, phẩm màu hoặc chất dẫn mới là
nguyên nhân chủ yếu(6). Do đó, việc kiểm tra
công thức và các thành phần có khả năng g}y dị
ứng hay không là khâu quan trọng trong quá
trình kiểm so{t trƣớc khi đƣa sản phẩm dùng
ngoài da ra thị trƣờng. Nhiều phƣơng ph{p
kiểm tra đã đƣợc phát triển, chủ yếu sử dụng
chuột lang để dự đo{n khả năng g}y dị ứng của
sản phẩm lên ngƣời nhƣ: thử nghiệm tối đa ho{
trên chuột lang (GPMT), thử nghiệm Buehler(9).
Từ những thập 90, c{c phƣơng ph{p thử nghiệm
tiên đo{n sử dụng chuột nhắt đã đƣợc xây dựng
và ngày càng phổ biến nhƣ: khảo nghiệm hạch
bạch huyết (LLNA) và thử nghiệm sƣng tai
chuột (MEST)(1,2). Thử nghiệm MEST có nhiều ƣu
điểm nhƣ: dễ thực hiện, kết quả của thử nghiệm
thu đƣợc thông qua sự đo lƣờng, ít bị lệch và dễ
ph}n tích hơn, chuột nhắt rẻ tiền, dễ nuôi và có
khả năng miễn dịch tốt hơn c{c lo|i kh{c<(5).
Kali dicromat (K2Cr2O7) là một hoá chất vô cơ
tinh khiết, l| t{c nh}n oxy ho{ thƣờng dùng nhất
trong phòng thí nghiệm và trong các ngành công
nghiệp khác nhau. K2Cr2O7 là một trong những
tác nhân phổ biến nhất gây viêm da nghề
nghiệp, thƣờng gặp ở c{c đối tƣợng nhƣ công
nhân mạ crom, thợ in đá, công nhân sửa chữa
động cơ diesel, công nh}n thuộc da(4),... Ngoài ra,
K2Cr2O7 còn hiện diện trong các sản phẩm gia
dụng gia đình nhƣ: thuốc tẩy trắng, mỹ phẩm, xi
đ{nh gi|y,... Cho nên nó đƣợc xem là nguyên
nhân tiềm năng g}y VDTXDU do crom l| chất có
khả năng g}y mẫn cảm dẫn đến viêm da mạn
tính và rất khó điều trị, đặc biệt ở bàn tay.
Do đó, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm
sƣng phù tai chuột do đ{p ứng quá mẫn với
kali dicromat bôi ngoài da với mong muốn tìm
ra c{c điều kiện cụ thể để K2Cr2O7 cho đ{p
ứng dƣơng tính trên mô hình n|y; từ đó đƣa
ra một mô hình đơn giản để có thể áp dụng
thực tế khi cần khảo sát tiềm năng mẫn cảm
của các chế phẩm dùng ngoài da so với chất
đối chiếu dƣơng tính l| K2Cr2O7.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Thú thử nghiệm
Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, giống
đực, 5-8 tuần tuổi, khoẻ mạnh, không dị tật,
không có biểu hiện bất thƣờng do Viện Vaccin
và Sinh phẩm y tế Nha Trang cung cấp. Chuột
đƣợc chia lô ngẫu nhiên thành từng nhóm 6
con/lồng (kích thƣớc 15 x 26 x 36 cm - cao x rộng
x dài). Chuột mua về đƣợc để thích nghi với điều
kiện môi trƣờng thí nghiệm ít nhất 5 ngày.
Chuột đƣợc cung cấp đầy đủ thức ăn v| nƣớc
uống mỗi ngày.
Hoá chất –dụng cụ
Kali dicromat (K2Cr2O7) (hóa chất tinh khiết,
Trung Quốc).
Trợ chất hoàn chỉnh Freund (FCA) (Sigma-
Aldrich, Đức).
Dung dịch NaCl 0,9% dƣợc dụng.
Thƣớc kẹp Digitronic calliper, độ chính xác
0,01 mm.
Phƣơng pháp thử nghiệm
Các thử nghiệm đƣợc thiết kế (có thay đổi)
từ c{c hƣớng dẫn của OECD v| Dƣợc điển Mỹ
(USP 32)(7,10)]. Thử nghiệm MEST gồm 2 giai
đoạn chính: khảo s{t sơ bộ tính kích ứng và khảo
sát tính mẫn cảm của chế phẩm/hóa chất.
Thử nghiệm đánh giá sơ bộ tính kích ứng
Chuột đƣợc chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 3
chuột. Đo độ dày cả hai tai của mỗi chuột lúc ban
đầu. Mỗi nhóm đƣợc thử tính kích ứng của
K2Cr2O7 tƣơng ứng với các nồng độ của dung
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 350
dịch K2Cr2O7 nhƣ sau 4%, 6%, 8% v| 10% (w/v).
K2Cr2O7 đƣợc pha trong dung dịch NaCl 0,9%.
Bôi dung dịch K2Cr2O7 vào tai phải của chuột,
tai trái bôi dung dịch NaCl 0,9% (tai chứng). Đo
bề dày tai chuột 2, 6, 24 giờ sau khi bôi.
So sánh bề dày tai chuột của tai thử nghiệm
so với tai chứng theo công thức sau:
Chênh lệch (%) 100
A
AB
%
Trong đó, B: bề dày tai phải bôi K2Cr2O7; A: bề dày tai
trái bôi NaCl 0,9%.
Dung dịch K2Cr2O7 gây kích ứng da khi ở
nồng độ đó l|m tăng bề dày tai chuột trung bình
lên trên 10%(3).
Thử nghiệm đánh giá tính mẫn cảm của
K2Cr2O7
Chuẩn bị thử nghiệm
Cạo sạch lông vùng da bụng của chuột (2cm
x 2cm) trƣớc khi tiến hành thử nghiệm 1 ngày.
Không dùng những chuột có da bị viêm hoặc bị
trầy xƣớc do cạo lông. Chuột đƣợc sử dụng vào
thử nghiệm là những chuột có vùng da đã cạo
lông nhẵn mịn v| chƣa mọc lông trở lại. Đo bề
dày hai tai chuột lúc ban đầu. Không dùng vào
thử nghiệm những chuột có bề dày 2 tai chênh
lệch quá 10%.
Tiến trình thử nghiệm
Giai đoạn cảm ứng: Tiêm trong da trợ chất
hoàn chỉnh FCA với các thể tích khác nhau (0, 50,
100 l) vào hai bên vùng bụng đã cạo lông. Sau
đó bôi 10 l dung dịch K2Cr2O7 (với các nồng độ
khác nhau, pha trong dung dịch sinh lý) vào
giữa hai vùng đã tiêm FCA. Khi vết bôi đã khô
cho chuột trở lại lồng. Tiếp tục bôi K2Cr2O7 trong
vòng 5 ngày liên tiếp (Ng|y 1 đến ngày 5).
Giai đoạn gợi mở: Năm ng|y sau ng|y bôi
K2Cr2O7 cuối cùng ở giai đoạn cảm ứng (Ngày
10), bôi 10 l dung dịch K2Cr2O7 lên tai phải của
chuột, tai trái bôi 10 l dung dịch NaCl 0,9%.
Đo bề dày hai tai chuột trƣớc khi bôi và ở các
thời điểm 24, 48 giờ sau khi bôi dung dịch
K2Cr2O7/dung dịch NaCl 0,9% bằng thƣớc kẹp.
Các thử nghiệm
Thử nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng
độ dung dịch K2Cr2O7 ở giai đoạn cảm ứng.
Chuột đƣợc chia thành 3 lô, 6 chuột/lô. Tiến
hành tiêm trong da 50 l FCA vào ngày 1 và bôi
10 l dung dịch Kali dicromat ở các nồng độ
khác nhau liên tục trong 5 ngày lên vùng bụng
chuột ở giai đoạn cảm ứng:
Lô 1: Dung dịch K2Cr2O7 4%.
Lô 2: Dung dịch K2Cr2O7 6%.
Lô 3: Dung dịch K2Cr2O7 8%.
Ở giai đoạn gợi mở, chuột đƣợc bôi 10 l
dung dịch K2Cr2O7 2% lên tai phải, tai trái bôi
10 l dung dịch NaCl 0,9%.
Thử nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng
độ dung dịch K2Cr2O7 ở giai đoạn gợi mở.
Chuột đƣợc chia thành 4 lô, 6 chuột/lô.
Giai đoạn cảm ứng của 4 lô đƣợc tiến hành
trong cùng điều kiện nhƣ sau: Tiêm trong da
50 l FCA vào ngày 1 và bôi 10 l dung dịch
K2Cr2O7 6% lên vùng bụng chuột liên tục trong
5 ngày.
Giai đoạn gợi mở đƣợc tiến hành bằng cách
bôi 10 l dung dịch K2Cr2O7 ở các nồng độ khác
nhau lên tai phải chuột. Cụ thể nhƣ sau:
Lô 1: Bôi 10 l dung dịch K2Cr2O7 3%.
Lô 2: Bôi 10 l dung dịch K2Cr2O7 4%.
Lô 3: Bôi 10 l dung dịch K2Cr2O7 6%.
Trong khi đó: tai tr{i đƣợc bôi 10 l (dung
dịch NaCl 0,9%).
Thử nghiệm 3: Khảo s{t lƣợng tiêm FCA.
Chuột đƣợc chia thành 3 lô, 6 chuột/lô. Tiến
hành tiêm trong da FCA với các thể tích khác
nhau vào ngày 1 và bôi liên tục 10 l dung dịch
K2Cr2O7 6% trong 5 ngày ở giai đoạn cảm ứng.
Lô 1: 0 l FCA.
Lô 2: 50 l FCA.
Lô 3: 100 l FCA.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 351
Giai đoạn gợi mở đƣợc tiến hành bằng
cách bôi 10 l dung dịch K2Cr2O7 4% lên tai
phải chuột, tai tr{i đƣợc bôi 10 l dung dịch
NaCl 0,9%.
Đ{nh gi{ kết quả
Tính mẫn cảm da đƣợc đ{nh gi{ dựa vào
phần trăm tăng bề dày của tai bôi chất thử
nghiệm so với tai bôi chất dẫn. Cụ thể theo công
thức sau(10):
Chênh lệch (%) 100
A
AB
%
Trong đó, A: bề dày tai trung bình sau giai
đoạn gợi mở (24 hoặc 48 giờ) của tai chứng; B: bề
d|y tai trung bình sau giai đoạn gợi mở (24 hoặc
48 giờ) của tai thử nghiệm;
Phản ứng dƣơng tính khi có bề d|y tai tăng
trung bình từ 20%.
Xử lý số liệu, thống kê phân tích
Các số liệu thu đƣợc từ các thử nghiệm đƣợc
xử lý theo phƣơng ph{p thống kê mô tả. Số liệu
đƣợc trình b|y dƣới dạng số trung bình ± SEM
cho mỗi lô thử nghiệm.
KẾT QUẢ
Thử nghiệm đánh giá sơ bộ tính kích ứng
Kết quả thử nghiệm đ{nh gi{ sơ bộ tính kích
ứng da của K2Cr2O7 trên tai chuột đƣợc trình bày
trong bảng 1.
Bảng 1: Khảo sát tính kích ứng tai chuột của K2Cr2O7 ở các nồng độ khác nhau
Nồng độ (%) Trước bôi Sau bôi 2 giờ Sau bôi 6 giờ Sau bôi 24 giờ
Chệnh lệch ± SEM (%)
4 0 0 0 0
6 0 8,4±1,7 8,4±1,7 8,4±1,7
8 0 9,7±0,3 9,7±0,3 9,7±0,3
10 0 11,3±1,4 11,3±1,4 14,1±0,2
Kết quả cho thấy nồng độ K2Cr2O7 4 % không
gây kích ứng trên da tai chuột, nồng độ 6% gây
kích ứng nhẹ; trong khi đó, nồng độ 8-10% thể
hiện rõ tính kích ứng da, đặc biệt ở thời điểm 24
giờ sau khi bôi dung dịch K2Cr2O7.
Thử nghiệm đánh giá tính mẫn cảm của
K2Cr2O7
Khảo sát vai trò FCA trong đáp ứng mẫn cảm
Bảng 2: Vai trò FCA trong đ{p ứng mẫn cảm
FCA
(µl)
Trước gợi
mở
24 giờ sau
gợi mở
48 giờ sau
gợi mở
Chệnh lệch ±
SEM (%)
0 0 2,4±1,7 5,3±3,1
50 0 11,9±1,1 16,7±2,5
100 0 15,2±1,2 15,2±1,2
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy nếu không dùng
FCA mức độ mẫn cảm rất thấp ở cả hai thời
điểm 24 giờ và 48 giờ sau gợi mở. Phản ứng
quá mẫn tăng cao khi tiêm 50 µl FCA ngay khi
bắt đầu thử nghiệm. Có 2 trong 6 chuột có
mức độ tăng bề dày tai rất cao so với tai chứng
(23,81% và 25%). Khi tiêm 100 µl FCA, bề dày
tai chuột tăng cao v| tƣơng đối đồng đều ở
thời điểm 24 giờ sau gợi mở nhƣng lại không
tăng ở thời điểm 48 giờ.
Nhƣ vậy, việc tiêm trong da trợ chất FCA
giúp gia tăng phản ứng dị ứng. Điều n|y cũng
phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới về việc
sử dụng thêm FCA để l|m tăng độ nhạy của
phƣơng ph{p v| giúp ph{t hiện các chất có tiềm
năng mẫn cảm yếu(1,9). Tuy nhiên, kết quả của
thử nghiệm cũng chứng tỏ lƣợng tiêm 50 µl FCA
l| đủ để tăng cƣờng đ{p ứng quá mẫn mà không
cần phải tiêm đến 100 µl.
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch
K2Cr2O7 ở giai đoạn cảm ứng
Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ
dung dịch K2Cr2O7 (4%, 6%, 8%) trong giai đoạn
cảm ứng đƣợc trình bày ở Bảng 3. Kết quả cho
thấy đ{p ứng mẫn cảm của tai chuột tăng khi
tăng nồng độ dung dịch K2Cr2O7 trong giai đoạn
cảm ứng. Đồng thời nồng độ cảm ứng 8% đã g}y
hiện tƣợng phù tai chuột rõ rệt ở thời điểm 48
giờ sau gợi mở nhƣng vẫn chƣa cho đ{p ứng
mẫn cảm dƣơng tính ở thời điểm này.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 352
Bảng 3: Ảnh hưởng của nồng độ của dung dịch
K2Cr2O7 ở giai đoạn cảm ứng
Nồng độ cảm
ứng (%)
Trước
gợi mở
24 giờ sau
gợi mở
48 giờ sau
gợi mở
Chệnh lệch
± SEM (%)
4 0,9±0,8 7,1±1,0 7,1±1,0
6 0 7,9±1,2 9,9±0,1
8 0 10,4±1,7 17,0±2,5
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch
K2Cr2O7 ở giai đoạn gợi mở
Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ
dung dịch K2Cr2O7 (2%, 3%, 4% và 6%) ở giai
đoạn gợi mở đƣợc trình bày ở Bảng 4. Khi nồng
độ dung dịch K2Cr2O7 trong pha gợi mở tăng thì
phản ứng mẫn cảm cũng tăng lên. Với nồng độ
gợi mở 3%, mức độ gia tăng bề dày tai chuột
không đ{ng kể, lần lƣợt là 8,1 và 13,2% sau 24 và
48 giờ gợi mở. Khi tăng nồng độ dung dịch
K2Cr2O7 lên 4%, đ{p ứng mẫn cảm tuy có tăng
nhƣng vẫn chƣa đạt mức dƣơng tính. Với nồng
độ dung dịch K2Cr2O7 gợi mở l| 6%, đ{p ứng
mẫn cảm tăng cao v| đạt kết quả dƣơng tính ở
thời điểm 48 giờ sau gợi mở với mức chênh lệch
21,9% so với tai chứng.
Bảng 4: Nồng độ gợi mở của dung dịch K2Cr2O7 và
tính mẫn cảm da
Nồng độ
gợi mở
(%)
Trước
gợi mở
24 giờ sau
gợi mở
48 giờ sau
gợi mở
Chệnh lệch ±
SEM
(%)
3 0 8,1±1,2 13,2±2,1
4 0 11,9±1,1 16,7±2,5
6 0 17,1±1,2 21,9±1,2
BÀN LUẬN CHUNG
Bên cạnh thử nghiệm đ{nh gi{ tính kích ứng,
thử nghiệm đ{nh gi{ tính mẫn cảm da cũng l|
một trong những yêu cầu đƣợc đặt ra đối với các
chế phẩm dùng ngoài phẩm dùng ngoài. Thử
nghiệm tiên đo{n tiềm năng mẫn cảm của các
chất khác nhau trên da chuột nhắt bằng thử
nghiệm MEST đã đƣợc sử dụng từ lâu trên thế
giới nhƣng hiện tại vẫn chƣa đƣợc phát triển tại
Việt Nam. Bên cạnh đó, để đ{nh gi{ tiềm năng
gây mẫn cảm của một chế phẩm, cần phải so
sánh với một chất đối chiếu dƣơng tính. Đa số
các thử nghiệm MEST đều sử dụng các chất mẫn
cảm mạnh làm chất đối chiếu nhƣ
dinitrofluorobenzen, 2,4,6-trinitrochlorobenzen,
benzocain, mercaptobenzothiazol(7,8). Trong khi
đó, mặc dù K2Cr2O7 là hóa chất dễ tìm nhƣng lại
đƣợc biết đến nhƣ một chất có tiềm năng g}y
mẫn cảm da trung bình(5,10).
Do đó đề t|i đã khảo s{t c{c điều kiện cụ thể
để K2Cr2O7 cho đ{p ứng mẫn cảm dƣơng tính
trên thử nghiệm MEST và có thể sử dụng để làm
chất đối chiếu trong thử nghiệm đ{nh gi{ tiềm
năng mẫn cảm của các chế phẩm dùng ngoài.
Các kết quả thu đƣợc cho thấy nồng độ của
dung dịch K2Cr2O7 trong pha cảm ứng và pha
gợi mở đóng vai trò lớn để cho ra một đ{p ứng
dƣơng tính (bề dày tai chuột bôi K2Cr2O7 tăng
trên 20% so với tai bôi dung dịch NaCl 0,9%).
Ngoài ra, việc sử dụng trợ chất FCA cũng giúp
tăng đ{p ứng miễn dịch trên thú thử nghiệm.
FCA đƣợc dùng trong phƣơng ph{p GPMT để
l|m tăng độ nhạy của phƣơng ph{p v| giúp ph{t
hiện các chất có tiềm năng mẫn cảm yếu(1,9).
Mô hình này có thể đƣợc áp dụng để đ{nh gi{ sơ
bộ tính mẫn cảm trên da chuột nhắt của các chế
phẩm dùng ngoài, nhằm đơn giản hoá việc thực
hiện và giảm chi phí thực nghiệm.
KẾT LUẬN
Đề t|i đã x{c định c{c điều kiện cụ thể để
có thể sử dụng kali dicromat để làm chất đối
chiếu dƣơng tính v| {p dụng qui trình thử
nghiệm MEST để đ{nh gi{ tiềm năng mẫn cảm
của các chế phẩm dùng ngoài so với K2Cr2O7.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dunn BJ, Rusch G.M, Siglin JC et al. (1990). "Variability of a
mouse ear swelling test (MEST) in predicting weak and
moderate contact sensitization", Fundam Appl Toxicol, 15(2),
242-248.
2. Gad SC (1994). "The mouse ear swelling test (MEST) in the
1990s", Toxicology, 93(1), 33-46.
3. Gad SC (2006). Animal models in toxicology, 57-58.
4. Handley J, Burrows D (1994). "Dermatitis from hexavalent
chromate in the accelerator of an epoxy sealant (PR1422) used
in the aircraft industry", Contact dermatitis, 30(4), 193-195.
5. Mandervelt C, Clottens FL, Demedts M et al. (1997).
“Assessment of the sensitization potential of five metal salts in
the murine local lymph node assay”, Toxicology, 120(1), 65–73.
6. Menné T, Christopherson J (1985). “Epidermiology of allergic
contact sensitization”, Current problems in Dermatology, 14, 1-30.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 353
7. OECD (1992). “OECD Guideline for Testing of Chemicals: Skin
Sensitization”. Test Guideline 406.
8. USP32-NF27. “Sensitization testing”, pp.699
9. Vogel HG, Hock FJ, Maas J et al (2006). Drug Discovery and
Evaluation: Safety and Pharmacokinetic Assays, 367-373.
10. Wahlkvist H (1999). "Predictive testing for contact allergy:
Comparison of some guinea pig and mouse protocols
including dose-response designs", Arbete och Hälsa, 21, 1-55.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_nghiem_sung_phu_tai_chuot_nhat_mest_do_dap_ung_qua_man_v.pdf