Thứ nhất là giới hạn mức độ ưu tiên
trong một khoản tiền nhất định và công nhận
quyền ưu tiên của người cầm giữ đối với
người nhận bảo đảm trước khi và chỉ khi giá
trị của tài sản được hoàn thiện đem lại lợi
ích trực tiếp cho người nhận bảo đảm. Cách
tiếp cận này nhằm đảm bảo tính xác định
của hệ thống giao dịch bảo đảm, bảo vệ
quyền của người nhận bảo đảm đã đăng ký
trước đó.
Thứ hai là giới hạn mức độ ưu tiên trong
phạm vi những giá trị hợp lý mà người cung
cấp đã hoàn thiện tài sản. Cách tiếp cận này
rõ ràng đã phản ánh sự cân bằng hơn giữa
các lợi ích của người nhận bảo đảm và người
cầm giữ. Nó đã bảo vệ một cách hợp lý
quyền của người cầm giữ, đồng thời tránh
được những khó khăn về xác định chứng cứ
khi xem xét giá trị tài sản trước và sau khi
sửa chữa như cách tiếp cận thứ nhất.
Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, nên
ghi nhận quyền cầm giữ là một vật quyền
bảo đảm và có thứ tự ưu tiên hơn so với các
vật quyền bảo đảm dù được công khai hóa
trước, với điều kiện người cầm giữ phải
đang thực tế chiếm hữu hợp pháp tài sản và
mức độ ưu tiên thanh toán được giới hạn tới
mức giá trị hợp lý mà người cầm giữ đã
hoàn thiện tài sản bảo đảm.
(iv) Thứ tự ưu tiên giữa các chủ nợ có
vật quyền bảo đảm đối với bên bán có bảo
lưu quyền sở hữu và bên cho thuê dài hạn
Pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
cho phép bên bán được bảo lưu quyền sở
hữu của mình trong trường hợp bên mua trả
chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời
hạn sau khi nhận vật mua, cho đến khi bên
mua trả đủ tiền20.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thứ tự quyền ưu tiên giữa các vật quyền bảo đảm trong bối cảnh sửa đổi bộ luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chóc Mõng N¨m Míi - 2014
25NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01 (257) T01/2014
THỨ TỰ QUYỀN ƯU TIÊN
GIỮA CÁC VẬT QUYỀN BẢO ĐẢM
TRONG BỐI CẢNH SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ
BÙI THỊ THANH HẰNG*
ĐỖ GIANG NAM**
ăn cứ vào bản chất pháp lý, các
biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ được phân loại thành
bảo đảm đối nhân hay còn gọi là
trái quyền bảo đảm và bảo đảm
đối vật hay còn gọi là vật quyền bảo đảm.
Sự khác biệt cơ bản giữa trái quyền bảo đảm
và vật quyền bảo đảm là vật quyền bảo đảm
cho phép tạo ra cho chủ nợ có bảo đảm
quyền trực tiếp đối với giá trị kinh tế của tài
sản bảo đảm thông qua quyền theo đuổi và
quyền ưu tiên. Trong Bộ luật Dân sự
(BLDS) 2005, mặc dù không có quy định
minh thị phân biệt giữa bảo đảm đối vật và
bảo đảm đối nhân, tuy nhiên, nếu dựa vào
bản chất của các biện pháp bảo đảm, chúng
ta có thể nhận thấy năm biện pháp bảo đảm
đầu tiên được ghi nhận tại Điều 318.1 BLDS
2005 gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký
cược, ký quỹ là các biện pháp bảo đảm đối
vật và hai biện pháp bảo đảm còn lại tại
Điều 318.1 BLDS 2005 gồm: bảo lãnh và
tín chấp là các biện pháp bảo đảm đối nhân.
Bên cạnh đó, mặc dù không có tên trong
danh sách các biện pháp bảo đảm được ghi
nhận tại Điều 318.1 BLDS 2005 nhưng cầm
giữ tài sản (Điều 416 BLDS 2005) và bảo
lưu quyền sở hữu (Điều 461 BLDS 2005)
cũng được xem là các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ bởi chúng cũng mang
những đặc tính của các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ. Điều này có thể cho
thấy, nhà làm luật Việt Nam khi xây dựng
BLDS 1995 cũng như BLDS 2005 dường
như đã xem các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ như là các quan hệ đối nhân,
thậm chí ngay cả khi quan hệ bảo đảm đó
được thiết lập trên đối tượng là tài sản đặc
định. Hệ quả là các quy định này của BLDS
có thể dẫn đến tình trạng xung đột về lợi ích
giữa các chủ nợ.
Như vậy có thể thấy rằng, do BLDS
2005 không xây dựng chế định bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trên lý thuyết vật quyền
bảo đảm và trái quyền bảo đảm nên đã
không phản ánh được bản chất của biện
pháp bảo đảm trên thực tế, do đó đã gây trở
ngại cho việc khai thác tối đa giá trị của tài
sản bảo đảm cũng như kìm hãm sự phát triển
các giao dịch bảo đảm hiện nay ở Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi - vận dụng lý thuyết vật
quyền bảo đảm - bước đầu đề xuất việc xây
dựng các quy tắc về quyền ưu tiên, yếu tố
cốt lõi của mọi chế độ giao dịch bảo đảm bởi
nó là công cụ hữu hiệu giải quyết các xung
* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
C
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
đột giữa các chủ nợ đối với quyền tài sản
của con nợ để góp phần vào hoàn thiện hơn
chế định vật quyền bảo đảm trong BLDS
tương lai.
1. Sự cần thiết phân biệt hiệu lực của giao
dịch bảo đảm giữa các bên và hiệu lực đối
kháng với bên thứ ba trong pháp luật Việt
Nam
Vật quyền bảo đảm có thể được hình
thành trên cơ sở sự thỏa thuận của bên bảo
đảm và bên nhận bảo đảm hoặc trên cơ sở
luật định. Trong các hệ thống giao dịch bảo
đảm hiện đại, vật quyền bảo đảm được xác
lập trên cơ sở thỏa thuận là xu thế chung và
ngày càng đóng vai trò chủ chốt. Vấn đề quan
trọng đặt ra là khi nào thỏa thuận của các bên
về vật quyền bảo đảm được xác lập hợp pháp,
và ngay khi được xác lập, chúng có hiệu lực
đối kháng ngay lập tức với bên thứ ba hay cần
phải tuân theo thủ tục nào khác?
Tham khảo kinh nghiệm của các quốc
gia cho thấy, pháp luật các nước luôn có sự
tách bạch giữa các điều kiện xác lập vật
quyền bảo đảm theo thỏa thuận và thủ tục
cần thiết để vật quyền bảo đảm đó có hiệu
lực với bên thứ ba thông qua việc đăng ký
vật quyền bảo đảm hay hành vi chuyển giao
tài sản bảo đảm. Nói cách khác, pháp luật
các nước luôn có sự phân định rạch ròi giữa
hiệu lực của giao dịch bảo đảm đối với các
bên và hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.
Sự phân biệt rạch ròi này sẽ góp phần một
mặt thúc đẩy, khuyến khích việc hình thành
vật quyền bảo đảm theo thỏa thuận giữa các
bên, mặt khác cho phép bên thứ ba có thể
chủ động tiếp cận để nhận biết tình trạng của
tài sản đó thông qua những công cụ hữu
hiệu1.
Đối chiếu với pháp luật dân sự Việt
Nam, chúng ta nhận thấy, BLDS 2005 đã đề
cập đến vấn đề này trong Điều 323. Trước
hết Điều 323.2 BLDS 2005 quy định: “
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo
đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp
luật có quy định”. Quy định này có thể cho
thấy, đối với giao dịch bảo đảm pháp luật
quy định phải đăng ký thì hiệu lực của giao
dịch bảo đảm đối với các bên có thể được
xác định vào thời điểm giao dịch bảo đảm
đó được đăng ký. Tiếp sau đó, Điều 323.3
BLDS 2005 quy định: “Trường hợp giao
dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định
của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có
giá trị pháp lý đối với bên thứ ba, kể từ thời
điểm đăng ký”. Quy định này cũng cho thấy
đối với giao dịch bảo đảm được đăng ký thì
thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời
điểm có hiệu lực với bên thứ ba. Như vậy,
dựa trên Điều 323.2 và Điều 323.3 BLDS
2005 chúng ta có thể nhận thấy, đối với giao
dịch bảo đảm có đăng ký, đăng ký là thời
điểm đồng thời làm phát sinh hiệu lực đối
với các bên tham gia giao dịch và bên thứ
ba. Hay nói cách khác là nhà làm luật Việt
Nam không có sự phân biệt rạch ròi giữa
thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm
đối với các bên và thời điểm có hiệu lực với
bên thứ ba - hiệu lực đối kháng với bên thứ
ba. Tuy vậy, các quy định này cũng chỉ trả
lời được câu hỏi đối với những giao dịch bảo
đảm có đăng ký chứ chưa giải quyết được
toàn bộ vấn đề, bởi lẽ theo Điều 3.1 Nghị
định số 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao
dịch bảo đảm thì không phải mọi giao dịch
bảo đảm đều phải đăng ký mà chỉ có những
giao dịch được liệt kê tại Điều 3.1 của Nghị
định mới phải đăng ký2. Như vậy, đối với
những giao dịch bảo đảm, pháp luật không
buộc phải đăng ký hoặc các bên xác lập giao
dịch đó không yêu cầu đăng ký3 thì hiệu lực
của giao dịch bảo đảm đối với các bên và
hiệu lực đối kháng với bên thứ ba chưa được
BLDS đề cập đến.
26 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01 (257) T01/2014
1 Xem The UNCITRAL Legislative Guide on Secured Transactions, United Nations Commission on International Trade Law,
United Nation, New York, 2010, page 66.
2 Điều 3.1 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm quy định: “Các giao dịch bảo đảm sau đây phải
đăng ký: a) Thế chấp quyền sử dụng đất; b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng; c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển; đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định”.
3 Điều 3.2 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm quy định: “Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản
không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu”.
Chóc Mõng N¨m Míi - 2014
27NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01 (257) T01/2014
Tương tự, Điều 328 BLDS 2005 quy
định: “Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời
điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm
cố”. Như vậy, BLDS 2005 cũng chưa minh
định rõ “chuyển giao” tài sản bảo đảm được
xem là điều kiện xác lập hiệu lực giữa các
bên hay xác lập hiệu lực đối kháng với bên
thứ ba.
Các quy định này đã khiến Tòa án tỏ ra
lúng túng trong nhiều vụ việc do không phân
biệt được hiệu lực đối kháng với bên thứ ba
và hiệu lực của giao dịch giữa các bên và do
vậy đã đi đến không thừa nhận giá trị pháp
lý đối với những giao dịch bảo đảm được bên
bảo đảm và bên nhận bảo đảm xác lập đáp
ứng các điều kiện được ghi nhận tại Điều 122
BLDS 2005, đã hoàn tất thủ tục công chứng
nhưng không đăng ký giao dịch bảo đảm,
mặc dù tranh chấp đó không liên quan gì bên
thứ ba. Chẳng hạn như bản án số
45/2011/DSST ngày 12/8/2011 của Tòa án
nhân dân TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng có đoạn
tuyên: “việc thế chấp nói trên mặc dù đã
được chứng thực nhưng chưa qua đăng ký
thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền, hơn nữa
ông Quý cho rằng ông Bửu vi phạm khoản 1
Điều 5 của hợp đồng là không giao khoản
tiền vay cho ông và bà Xuân mà chỉ giao cho
bà Xuân, do đó ông Quý không đồng ý tiếp
tục duy trì hợp đồng thế chấp này. Căn cứ
Nghị định 90/2006 ngày 06/9/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Nhà ở và điểm c khoản 1 Điều 10
của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 của Chính phủ thì hợp đồng này
chưa có hiệu lực”4.
Để tránh những vướng mắc trên, đối với
các biện pháp vật quyền bảo đảm, BLDS cần
có quy định một cách minh thị về hiệu lực
pháp lý giữa các bên xác lập giao dịch và
hiệu lực pháp lý đối kháng với bên thứ ba
thông qua việc công khai hóa vật quyền, qua
đó tạo an toàn pháp lý cho các bên tham gia
giao dịch và quan trọng hơn là làm tiền đề
cho việc thiết lập hệ thống xác định thứ tự
quyền ưu tiên một cách logic, khoa học hơn.
2. Công khai hóa vật quyền bảo đảm để
xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba
Công khai hóa vật quyền bảo đảm là
một trong những thiết chế đóng vai trò quan
trọng nhất trong việc đảm bảo tính hiệu quả,
tính xác định và tính dự báo trước của hệ
thống pháp luật giao dịch bảo đảm5. Công
khai hóa vật quyền bảo đảm có các chức
năng chính:
Thứ nhất, nó cho phép những chủ nợ,
người nhận chuyển nhượng trong tương lai
biết được tình trạng pháp lý của tài sản bảo
đảm, đây chính là lý do mà công khai hóa
vật quyền bảo đảm được xem là yêu cầu
nhất thiết để vật quyền bảo đảm có hiệu lực
đối kháng với bên thứ ba;
Thứ hai, chính vì công khai hóa vật
quyền bảo đảm đem lại hệ quả pháp lý quan
trọng là xác lập hiệu lực đối kháng với bên
thứ ba, nên công khái hóa vật quyền bảo
đảm còn là căn cứ pháp lý đầu tiên để xác
định thứ tự quyền ưu tiên thanh toán dựa
trên nguyên tắc xác định quyền ưu tiên
thanh toán theo thời điểm vật quyền bảo
đảm có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.
Do pháp luật dân sự Việt Nam chưa
chính thức tiếp nhận lý thuyết vật quyền nói
chung cũng như lý thuyết vật quyền bảo
đảm nói riêng, nên có vẻ thứ tự ưu tiên thanh
toán khi xử lý giao dịch bảo đảm được quy
định tại Điều 325 BLDS 2005 được xây
dựng chủ yếu dựa trên thứ tự đăng ký giao
dịch bảo đảm. Đó là:
“1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm
được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên
thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được
xác lập theo thứ tự đăng ký.
2. Trong trường hợp một tài sản được
dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký,
có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì
4 Xem Đỗ Văn Đại, Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,
icDetail.aspx?TopicID=4778
5 Xem The UNCITRAL Legislative Guide on Secured Transactions, United Nations Commission on International Trade Law,
United Nation, New York, 2010, page 103.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên
thanh toán.
3. Trong trường hợp một tài sản dùng để
bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà
các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký
thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định
theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm”.
Quy định này cho thấy, nhà làm luật
dường như chỉ biết tới một phương thức
công khai vật quyền duy nhất - đăng ký giao
dịch bảo đảm. Tuy nhiên, trong thực tiễn
cũng như khoa học pháp lý thế giới cũng đã
chỉ ra, bên cạnh đăng ký giao dịch bảo đảm
còn có nhiều phương thức công khai vật
quyền bảo đảm khác như chiếm giữ thực tế
tài sản bảo đảm hay kiểm soát tài sản bảo
đảm hay đối kháng tự động6. Sự khuyết thiếu
này của pháp luật về giao dịch bảo đảm Việt
Nam đã dẫn đến những bất cập trong việc
xác định quyền ưu tiên thanh toán giữa các
chủ nợ có vật quyền bảo đảm mà tiêu biểu là
xác định quyền ưu tiên thanh toán giữa bên
nhận cầm cố và bên nhận thế chấp.
Theo nguyên lý của vật quyền bảo đảm
được thể hiện trong Hướng dẫn lập pháp về
giao dịch bảo đảm của Ủy ban Luật Thương
mại quốc tế Liên hợp quốc (Uncitral)7 và
pháp luật về giao dịch bảo đảm của các quốc
gia, hành vi “chuyển giao” tài sản bảo đảm
được ghi nhận tại Điều 328 BLDS 2005 là
một phương thức xác lập hiệu lực đối kháng
với bên thứ ba8. Điều này hoàn toàn hợp lý
bởi lẽ “chuyển giao” tài sản bảo đảm sẽ dẫn
đến tình trạng bên nhận bảo đảm sẽ chiếm
giữ thực tế tài sản bảo đảm, hay nói cách
khác là mang lại ý nghĩa công khai hóa vật
quyền bảo đảm tương tự như đối với đăng
ký giao dịch bảo đảm, do đó, nếu tài sản bảo
đảm đã được “chuyển giao” trước khi đem
đi thế chấp, thì dù việc cầm cố tài sản bảo
đảm không được đăng ký thì người nhận
cầm cố cũng phải có quyền ưu tiên thanh
toán trước. Tuy nhiên, do không hình dung
ra các phương thức khác nhau như trên để
xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba,
nên Điều 325 BLDS 2005 đã lựa chọn
nguyên tắc đăng ký là nguyên tắc duy nhất
xác định quyền ưu tiên thanh toán, dẫn đến
hậu quả là bên nhận thế chấp nếu đăng ký
sẽ có quyền ưu tiên thanh toán cao hơn bên
nhận cầm cố, dù bên nhận cầm cố đang thực
tế chiếm hữu tài sản cầm cố.
Như vậy, cho dù đăng ký giao dịch bảo
đảm là cơ chế hiệu quả và quan trọng nhất
để xác định quyền ưu tiên trong hệ thống
giao dịch bảo đảm hiện đại, nhưng rõ ràng
đây không phải là cơ chế duy nhất để công
khai hóa vật quyền bảo đảm. Do đó, để có
một cơ chế rõ ràng và minh bạch trong việc
xác định thứ tự quyền ưu tiên thanh toán của
28 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01 (257) T01/2014
6 Theo hướng dẫn của Uncitral, tùy theo hoàn cảnh của các quốc gia sẽ có các phương thức thiết lập hiệu lực đối kháng
với người thứ ba. Nhưng các phương thức thiết lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba cơ bản dựa trên bản chất của
động sản có thể là:
a) Đăng ký b) Chuyển giao tài sản cho bên được bảo đảm
c) Kiểm soát d) Đối kháng tự động ngay sau khi xác lập hiệu lực giữa hai bên
7 The United Nations Commission on International Trade Law.
8 Theo quy định hiện nay, dường như pháp luật Việt Nam coi hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế, tức là hiệu lực giữa
các bên xác lập hợp đồng cầm cố chỉ phát sinh khi đã có hành vi chuyển giao tài sản. Trên thực tế, pháp luật về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ của các nước như Pháp hay Canada hiện nay không sử dụng tiêu chí chuyển giao tài sản để xác định
biện pháp bảo đảm (BPBĐ) thực hiện nghĩa vụ đó là cầm cố hay thế chấp như pháp luật Việt Nam hiện nay mà căn cứ
vào nguồn gốc hoặc bản chất của các BPBĐ thực hiện nghĩa vụ để phân loại và trên cơ sở đó có các cách phân loại phụ
dựa trên hiệu lực của các BPBĐ, dựa trên cơ sở của BPBĐ và dựa trên cách thức hình thành BPBĐ. Theo đó, các BPBĐ
đối vật được phân chia thành BPBĐ chuyển giao thực tế tài sản bảo đảm hữu hình (làm mất đi quyền chiếm hữu thực
tế) và BPBĐ không chuyển giao thực tế tài sản bảo đảm hữu hình (không làm mất đi quyền chiếm hữu thực tế). Nói cách
khác, một BPBĐ có thể được xác lập kèm theo hoặc không kèm theo hành vi chuyển giao tài sản và hiệu lực đối kháng
của BPBĐ đối với bên thứ ba được xác định phát sinh theo một trong hai thời điểm: Thời điểm giao vật cho bên có quyền
hay thời điểm đăng ký BPBĐ tại cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nếu Việt Nam tiếp tục đi theo cách tiếp cận hiện nay
của BLDS thì rõ ràng chúng ta không thể phân định rạch ròi hai loại hiệu lực của giao dịch bảo đảm, mặt khác về nguyên
tắc chung, khi một giao dịch được các bên xác lập một một cách hợp pháp thì giao dịch đó phải được thừa nhận, và do
đó hành vi chuyển giao tài sản hay hành vi đăng ký chỉ nên được xem là một phương thức công khai hóa quyền của bên
nhận bảo đảm hay nói cách khác là có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.
Chóc Mõng N¨m Míi - 2014
29NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01 (257) T01/2014
các chủ nợ có vật quyền bảo đảm, thiết nghĩ
các nhà lập pháp cần thay đổi cách tiếp cận,
từ việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán
dựa trên duy nhất nguyên tắc đăng ký bằng
một nguyên tắc bao quát hơn - nguyên tắc
xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.
Chỉ khi lựa chọn cách tiếp cận này, chúng ta
mới xây dựng được một hệ thống pháp luật
giao dịch bảo đảm ổn định, minh bạch và
toàn diện hơn, đáp ứng được những vấn đề
mà xã hội đang đặt ra, mặt khác, hệ thống
đó sẽ giúp pháp luật Việt Nam có được sự
hài hòa với pháp luật khu vực và quốc tế.
3. Xác định thứ tự quyền ưu tiên thanh
toán của các vật quyền bảo đảm
3.1. Nguyên tắc xác định quyền ưu tiên
thanh toán của các vật quyền bảo đảm
Quy tắc quyền ưu tiên được hiểu là
những quy định điều chỉnh tình trạng cạnh
tranh trong việc xử lý một hay nhiều tài sản
bảo đảm giữa các bên được bảo đảm với nhau
và giữa bên được bảo đảm với bên thứ ba.
Quy tắc quyền ưu tiên luôn là sự quan
tâm hàng đầu của các chủ nợ có bảo đảm bởi
lẽ theo logic thông thường, khi cho vay, hay
cho phép bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh
toán của người mắc nợ, chủ nợ có bảo đảm
không chỉ quan tâm đến việc liệu anh ta có
quyền gì khi xử lý tài sản bảo đảm và còn
mong muốn dự liệu chính xác phạm vi quyền
của mình. Do đó, các quy tắc về thứ tự quyền
ưu tiên cần được thiết kế một cách hết sức rõ
ràng, giúp cho các bên có thể nhận biết, dự
báo trước được kết quả khi có cạnh tranh
giữa chủ nợ bảo đảm và các chủ thể khác
trên cùng một tài sản bảo đảm.
Dựa trên nguyên lý cơ bản trong việc xác
định thứ tự quyền ưu tiên là vật quyền bảo
đảm sẽ không thể có được quyền ưu tiên nếu
như các vật quyền bảo đảm đó chưa có hiệu
lực đối kháng với bên thứ ba, Hướng dẫn lập
pháp về giao dịch bảo đảm của Uncitral đã
khuyến nghị nguyên tắc chung để xác định
quyền ưu tiên giữa các biện pháp bảo đảm
được xác lập trên cùng một tài sản là dựa trên
thời điểm biện pháp đó có hiệu lực đối kháng
với bên thứ ba (prior tempore, potior jure)9.
Tuy nhiên, thứ tự ưu tiên thanh toán giữa
các chủ nợ có vật quyền bảo đảm không phải
là vấn đề duy nhất đặt ra khi xây dựng pháp
luật bảo đảm, bởi trên thực tế, tài sản bảo
đảm còn có thể là đối tượng của các quyền
tài sản khác mà chúng ta sẽ bàn luận sau đây.
3.2. Xác định quyền ưu tiên thanh toán
giữa các bên có quyền với tài sản bảo đảm
(i) Thứ tự ưu tiên giữa các chủ nợ có vật
quyền bảo đảm và bên mua, bên nhận trao
đổi tài sản bảo đảm
Pháp luật Việt Nam hiện hành do không
vận dụng lý thuyết vật quyền bảo đảm nên
đã tiếp cận theo hướng bảo vệ quyền của
bên nhận thế chấp bằng cách không cho
phép bên thế chấp được bán, trao đổi, tặng
cho tài sản thế chấp (nếu không được bên
thế chấp đồng ý)10 trừ trường hợp tài sản thế
chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá
trình sản xuất kinh doanh11. Nếu không
thuộc các trường hợp ngoại lệ trên thì bên
nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế
9 Xem The UNCITRAL Legislative Guide on Secured Transactions, United Nations Commission on International Trade Law,
United Nation, New York, 2010 page 191.
10 Xem Điều 348.4 và Điều 349.4 BLDS 2005.
11 Xem Điều 349.3 BLDS 2005. Bên cạnh đó, Điều 20.1 Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định
11/2012/NĐ-CP đã mở rộng tiếp ngoại lệ khi cho phép bán, trao đổi tài sản thế chấp, đó là “Trong trường hợp bên thế
chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh
mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp, trừ các trường
hợp sau đây:
a) Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thời điểm đăng ký thế chấp và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế
chấp ngay tình;
b) Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giới đã được đăng ký thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế
chấp không mô tả chính xác số khung và số máy của phương tiện giao thông cơ giới và bên mua, bên nhận trao đổi tài
sản thế chấp ngay tình.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01 (257) T01/2014
chấp. Quy định này mặc dù được thiết kế
nhằm mục đích bảo vệ tối đa quyền của bên
nhận bảo đảm, nhưng do chỉ tiếp cận trên
quan hệ đối nhân, chứ không hình dung
rằng, bằng thỏa thuận, các bên đã xác lập
quyền đối vật của bên nhận bảo đảm lên tài
sản bảo đảm, nên thực chất đã hạn chế
quyền định đoạt của bên bảo đảm và sâu xa
hơn là đi ngược lại một yêu cầu căn bản của
bất kỳ hệ thống giao dịch bảo đảm hiệu quả
nào trên thế giới12 là phải được thiết kế sao
cho có thể khai thác tối đa giá trị kinh tế của
tài sản bảo đảm. Nếu các biện pháp bảo đảm
hiện nay như thế chấp, cầm cố được thiết kế
dựa trên cơ sở lý thuyết vật quyền (quyền
đối vật trên một hoặc nhiều tài sản) cho phép
bên nhận bảo đảm có quyền năng trực tiếp
lên tài sản bảo đảm và hệ quả pháp lý là bên
nhận bảo đảm sẽ có quyền theo đuổi (a right
to follow/droit de suite) đối với tài sản bảo
đảm thì chắc chắn quyền lợi của bên nhận
bảo đảm vẫn sẽ được bảo vệ mà không cần
phải xây dựng các quy phạm nhằm mục đích
cấm chủ sở hữu chuyển dịch tài sản, và nhờ
đó sẽ đáp ứng được mục đích khai thác tối
đa giá trị kinh tế của tài sản bảo đảm. Tuy
nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, để
nguyên lý này vận hành hiệu quả, nhất thiết
chúng ta cần xây dựng một cơ chế công khai
vật quyền bảo đảm để bảo vệ quyền lợi của
bên thứ ba.
Có lẽ đây là lý do chủ yếu mà một số
nhà khoa học13 cũng như tổ biên tập BLDS
2005 sửa đổi khi xây dựng chế định các biện
pháp bảo đảm nghĩa vụ cho BLDS tương lai
đã đề xuất vận dụng lý thuyết vật quyền bảo
đảm để xây dựng các quy phạm cho phép
bên bảo đảm được bán, trao đổi tài sản bảo
đảm mà không cần có sự đồng ý của bên
nhận bảo đảm bởi trên cơ sở lý thuyết này
bên nhận bảo đảm vẫn có quyền theo đuổi
tài sản bảo đảm và quyền của bên mua, bên
nhận trao đổi sẽ bị giới hạn bởi quyền ưu
tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm.
Chúng tôi cho rằng, đây là một lựa chọn
đúng hướng của tổ biên tập và quy tắc này,
nếu được chính thức thông qua, sẽ là cải
cách lớn trong pháp luật về giao dịch bảo
đảm Việt Nam, góp phần thúc đẩy việc khai
thác tối đa các nguồn lực tài sản bảo đảm
ngưng đọng hiện nay.
Tuy nhiên, tham khảo Hướng dẫn lập
pháp về giao dịch bảo đảm của Uncitral,
chúng tôi đề nghị, cần cân nhắc kỹ càng để
xây dựng hai ngoại lệ cho nguyên tắc chung
này, tức là theo đó bên nhận bảo đảm sẽ
không còn quyền theo đuổi để yêu cầu
quyền ưu tiên thanh toán trên tài sản bảo
đảm. Hai ngoại lệ này bao gồm:
Ngoại lệ thứ nhất, là bên nhận bảo đảm
đã đồng ý trao quyền cho bên bảo đảm được
bán, trao đổi tài sản bảo đảm và đồng thời
cho phép chấm dứt vật quyền bảo đảm trên
tài sản đó. Logic của vấn đề là ở chỗ, một
khi bên nhận bảo đảm đã đồng ý cho phép
bên bảo đảm bán, trao đổi tài sản bảo đảm
thì điều đó có nghĩa là bên nhận bảo đảm đã
dự liệu được sự an toàn cho riêng mình,
chẳng hạn họ đã biết là tiền bán tài sản sẽ đủ
để thanh toán khoản nợ, hay bằng cách nào
đó, bên bảo đảm đã thay thế tài sản bảo đảm
cho khoản nợ chưa thanh toán bằng một tài
sản khác. Đây thực chất có thể nói là một
biện pháp giải chấp, tuy nhiên chúng tôi
cũng khuyến nghị đưa vào ngoại lệ trên để
phản ánh chính xác chủ đích của việc thiết
kế vật quyền bảo đảm.
Ngoại lệ thứ hai, quan trọng và hết sức
phổ biến đó là dựa trên bản chất của tài sản
bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải biết nó sẽ
được bán hay trao đổi, điển hình là hàng hóa
luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh
12 Xem The UNCITRAL Legislative Guide on Secured Transactions, United Nations Commission on International Trade Law,
United Nation, New York, 2010, page 20.
13 Nguyễn Ngọc Điện, Xây dựng lại hệ thống pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trên cơ sở lý thuyết vật quyền và
trái quyền; Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp; Hồ Quang Huy, Vật quyền bảo đảm - Những vấn đề lý luận đặt ra trong quá
trình cải cách pháp luật dân sự ở nước ta
Chóc Mõng N¨m Míi - 2014
31NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01 (257) T01/2014
doanh. Quy định này thực chất đã được thừa
nhận trong BLDS 2005 cũng như Nghị định
163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi
Nghị định 11/2012/NĐ-CP. Chúng tôi chỉ
muốn khuyến nghị thêm là theo hướng dẫn
của Uncitral để bên mua hàng hóa được giải
phóng khỏi vật quyền bảo đảm trên hàng
hóa đó, cần phải thỏa mãn 2 điều kiện:
- Bên bán hàng hóa phải đang kinh
doanh, buôn bán thường xuyên chính mặt
hàng đó.
- Bên mua phải không biết, không buộc
phải biết là giao dịch đó vi phạm quyền của
bên nhận bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm.
Điều cần trao đổi thêm là Điều 20.1.a
Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi
bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP còn
quy định việc mua, trao đổi tài sản không
phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình
sản xuất lưu thông được thực hiện trước thời
điểm đăng ký thế chấp và bên mua, bên
nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình thì
bên nhận bảo đảm sẽ không có quyền theo
đuổi tài sản bảo đảm (quyền thu hồi tài sản)
hay nói cách khác là pháp luật sẽ thừa nhận
và bảo vệ quyền của bên mua, bên nhận trao
đổi tài sản thế chấp hay không phải gánh
chịu vật quyền bảo đảm trên tài sản mua,
trao đổi. Tuy nhiên, chúng tôi đề xuất cần
nghiên cứu kỹ hơn quy định này, bởi lẽ về
phương diện logic thì trước thời điểm đăng
ký thế chấp chưa xác lập hiệu lực đối kháng
với bên thứ ba, do đó sẽ không cần đặt ra
vấn đề xử lý quyền ưu tiên của bên nhận thế
chấp với bên mua, bên nhận trao đổi tài sản
thế chấp trong trường hợp này.
(ii) Thứ tự ưu tiên giữa các chủ nợ có
vật quyền bảo đảm và bên có đặc quyền
Trong một số quốc gia, để thực hiện
những chính sách xã hội nhất định, một số
quyền yêu cầu được coi là những đặc quyền
(preferential claims) và có thứ tự ưu tiên lấy
trước cao hơn so với các quyền yêu cầu
khác, thậm chí là cao hơn cả các quyền yêu
cầu đã được bảo đảm khác. Đặc quyền phổ
biến nhất thường thấy là các quyền yêu cầu
trả lương của người lao động, hay các quyền
yêu cầu đối với khoản thuế với nhà nước
chưa được chi trả.
Đặc quyền này được một số quốc gia
xếp vào loại vật quyền bảo đảm pháp định
và thông thường được phân loại gồm có đặc
quyền chung, đặc quyền trên bất động sản
và đặc quyền trên động sản14. Trong hệ
thống pháp luật các quốc gia này, đặc quyền
tuy là một vật quyền bảo đảm nhưng không
phải tiến hành đăng ký để công khai quyền,
chính vì thế, mặc dù đặc quyền là một vật
quyền bảo đảm nhưng bên nắm giữ đặc
quyền không có quyền truy đòi tài sản15.
Trong bối cảnh Việt Nam đang cân nhắc
để ghi nhận những lý thuyết về vật quyền
bảo đảm và thừa nhận các đặc quyền lấy
trước nêu trên, chúng tôi cho rằng, việc thừa
nhận đặc quyền đóng vai trò quan trọng
trong việc thực thi chính sách xã hội của
từng quốc gia, tuy nhiên cũng cần tính tới
ảnh hưởng của việc thừa nhận đặc quyền
không phải đăng ký tới tính xác định của hệ
thống giao dịch bảo đảm như Uncitral đã
khuyến cáo khi mà người nhận bảo đảm
không thể biết được đặc quyền có tồn tại
không, quyền của mình sẽ bị tác động như
thế nào. Uncitral cũng cảnh báo rằng, ngay
cả khi các đặc quyền được đăng ký, nó cũng
có ảnh hưởng tiêu cực tới tính hiệu quả của
hệ thống giao dịch bảo đảm khi nó có thứ tự
ưu tiên cao hơn các giao dịch bảo đảm đã
đăng ký16.
Do đó, mặc dù thừa nhận sự cần thiết
của một số đặc quyền, xu hướng chung là
nhiều quốc gia trên thế giới đã cắt giảm số
lượng các đặc quyền. Thay vào đó, các quốc
14 Xem thêm Lê Thị Hoàng Thanh, Một số vấn đề về việc xây dựng quy định về quyền ưu tiên trong BLDS Việt Nam, Tọa
đàm tại Bộ Tư pháp trong khuôn khổ dự án JICA ngày 19/11/2012.
15 Xem M.Grimaldi, Kỷ yếu tọa đàm về sửa đổi BLDS (Phần các BPBĐ thực hiện nghĩa vụ), Nhà pháp luật Việt –Pháp, Hà
Nội ngày 11-12/1/2012.
16 The UNCITRAL Legislative Guide on Secured Transactions, United Nations Commission on International Trade Law, United
Nation, New York, 2010, page 208, 209.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
gia này sẽ thiết lập những phương thức khác
để đạt được những chính sách xã hội mà
việc ghi nhận đặc quyền trước đó hướng tới.
Chính vì vậy, cần phải hết sức cân nhắc
khi quy định về các đặc quyền. Nếu lựa
chọn ghi nhận các đặc quyền đó, thiết nghĩ,
chúng ta phải rà soát tổng thể những văn bản
pháp luật khác như Luật Thi hành án dân sự,
Luật Phá sản17 để thiết lập chế định đặc
quyền thống nhất ghi nhận trong một văn
bản là BLDS, đảm bảo có thể tiếp cận minh
bạch và tiện lợi cho các chủ nợ đảm bảo, có
thế mới không làm ảnh hưởng thái quá đến
sự ổn định, lành mạnh của hệ thống giao
dịch bảo đảm.
(iii) Thứ tự ưu tiên giữa các chủ nợ có
vật quyền bảo đảm và bên có quyền cầm giữ
tài sản.
Quyền cầm giữ được Tổ biên tập ban
soạn thảo BLDS 2005 sửa đổi dự kiến xây
dựng như một loại vật quyền bảo đảm dựa
trên việc hoàn thiện các quy định của Điều
416 BLDS 2005. Thực tế, mặc dù hiện nay
không được ghi nhận trong phần các biện
pháp bảo đảm nghĩa vụ của BLDS 2005,
nhưng quyền cầm giữ cũng được quan tâm
khi xử lý tài sản bảo đảm. Theo Điều
21.1.10 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP
được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định
11/2012/NĐ-CP thì “Trong trường hợp tài
sản thế chấp đang bị cầm giữ theo quy định
tại Điều 416 BLDS 2005 thì bên cầm giữ có
trách nhiệm giao tài sản mà mình đang cầm
giữ cho bên nhận thế chấp để xử lý theo quy
định của pháp luật sau khi bên nhận thế
chấp hoặc bên có nghĩa vụ đã hoàn thành
nghĩa vụ đối với bên cầm giữ”. Quy định
trên cho phép chúng ta khẳng định là pháp
luật Việt Nam đã xếp bên cầm giữ có quyền
ưu tiên thanh toán cao hơn so với bên nhận
thế chấp.
Nghiên cứu luật so sánh cho thấy, quyền
cầm giữ trong pháp luật Nhật Bản được coi
như một loại vật quyền bảo đảm pháp định,
hình thành không cần có sự thỏa thuận giữa
các bên18. Trong khi đó, theo pháp luật của
Pháp, quyền cầm giữ không được phân tích
như một biện pháp bảo đảm mà chỉ được
xem là quyền của chủ nợ được cầm giữ một
vật chứ không có quyền ưu tiên hay quyền
truy đuổi đối với vật đó, nhưng cũng khẳng
định rằng “quyền cầm giữ không phải là một
biện pháp bảo đảm nhưng nó là một sự bảo
đảm phổ biến nhất”19. Chẳng hạn, người sửa
xe có quyền cầm giữ đối với chiếc ô tô anh
ta đã sửa, quyền này có hiệu lực với bên thứ
ba bao gồm cả chủ nợ nhận thế chấp chiếc ô
tô đó. Người sửa xe là một chủ nợ không có
bảo đảm nhưng vị thế là người cầm giữ cho
phép anh ta ngăn cản chủ sở hữu xe, hay
người nhận thế chấp lấy chiếc xe đó chừng
nào họ chưa thanh toán chi phí sửa xe.
Tuy nhiên, cho dù có các cách tiếp cận
khác nhau về bản chất pháp lý của quyền
cầm giữ nhưng điểm chung nhất là người
cầm giữ chỉ có thể có quyền đó nếu anh ta
đang thực tế chiếm hữu hợp pháp tài sản đó.
Trong hoàn cảnh Việt Nam, khi thiết kế
phần vật quyền bảo đảm trong BLDS mới,
có lẽ chúng ta nên quy định rõ cầm giữ là
một loại vật quyền bảo đảm pháp định.
Quyền cầm giữ khi đó sẽ có thứ tự ưu tiên
cao hơn so với các vật quyền bảo đảm khác
cho dù đã công khai hóa với bên thứ ba
trước. Thứ tự ưu tiên cao hơn như vậy thực
ra được lý giải bởi chức năng kép của quyền
cầm giữ. Một mặt quyền cầm giữ khuyến
khích những người cung cấp dịch vụ đó tích
cực sửa chữa, duy trì và hoàn thiện hơn tình
trạng của tài sản. Đồng thời chính sự hoàn
thiện hơn tình trạng của tài sản bảo đảm này
sẽ đem lại lợi ích cho bên nhận bảo đảm khi
khai thác giá trị tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng khác
32 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01 (257) T01/2014
17 Về khảo sát chi tiết các đặc quyền (quyền ưu tiên) trong pháp luật dân sự Việt Nam và sơ thảo sửa đổi BLDS Việt Nam,
xem thêm Lê Thị Hoàng Thanh, Một số vấn đề về việc xây dựng quy định về quyền ưu tiên trong BLDS Việt Nam, Tọa
đàm tại Bộ Tư pháp trong khuôn khổ dự án JICA ngày 19/11/2012.
18 Xaca Vacaxum, Tori Aridumi, Bình luận khoa học BLDS Nhật Bản, Nxb CTQG 1995, trang 272.
19 M.Grimaldi, Kỷ yếu tọa đàm về sửa đổi BLDS (Phần các BPBĐ thực hiện nghĩa vụ), Nhà pháp luật Việt –Pháp, Hà Nội
ngày 11-12/1/2012.
Chóc Mõng N¨m Míi - 2014
33NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01 (257) T01/2014
cần được quan tâm là quyền ưu tiên cho
người cầm giữ có nên bị giới hạn và chỉ
được công nhận trong những hoàn cảnh nhất
định để không ảnh hưởng thái quá tới vật
quyền bảo đảm đã công khai hóa trước đó
không? Hướng dẫn lập pháp về giao dịch
bảo của Uncitral đã đưa ra 2 cách thức tiếp
cận như sau:
Thứ nhất là giới hạn mức độ ưu tiên
trong một khoản tiền nhất định và công nhận
quyền ưu tiên của người cầm giữ đối với
người nhận bảo đảm trước khi và chỉ khi giá
trị của tài sản được hoàn thiện đem lại lợi
ích trực tiếp cho người nhận bảo đảm. Cách
tiếp cận này nhằm đảm bảo tính xác định
của hệ thống giao dịch bảo đảm, bảo vệ
quyền của người nhận bảo đảm đã đăng ký
trước đó.
Thứ hai là giới hạn mức độ ưu tiên trong
phạm vi những giá trị hợp lý mà người cung
cấp đã hoàn thiện tài sản. Cách tiếp cận này
rõ ràng đã phản ánh sự cân bằng hơn giữa
các lợi ích của người nhận bảo đảm và người
cầm giữ. Nó đã bảo vệ một cách hợp lý
quyền của người cầm giữ, đồng thời tránh
được những khó khăn về xác định chứng cứ
khi xem xét giá trị tài sản trước và sau khi
sửa chữa như cách tiếp cận thứ nhất.
Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, nên
ghi nhận quyền cầm giữ là một vật quyền
bảo đảm và có thứ tự ưu tiên hơn so với các
vật quyền bảo đảm dù được công khai hóa
trước, với điều kiện người cầm giữ phải
đang thực tế chiếm hữu hợp pháp tài sản và
mức độ ưu tiên thanh toán được giới hạn tới
mức giá trị hợp lý mà người cầm giữ đã
hoàn thiện tài sản bảo đảm.
(iv) Thứ tự ưu tiên giữa các chủ nợ có
vật quyền bảo đảm đối với bên bán có bảo
lưu quyền sở hữu và bên cho thuê dài hạn
Pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
cho phép bên bán được bảo lưu quyền sở
hữu của mình trong trường hợp bên mua trả
chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời
hạn sau khi nhận vật mua, cho đến khi bên
mua trả đủ tiền20.
Mặc dù BLDS 2005 không hình dung
đây là một vật quyền bảo đảm khi đặt nó
trong phần một số quy định riêng về mua
bán tài sản, nhưng xét về bản chất, nếu
người mua không có khả năng thanh toán
đúng hạn thì người bán có quyền bán tài sản
và dùng số tiền thu được để khấu trừ nợ, như
vậy có thể nói rằng quyền sở hữu mà người
bán được bảo lưu thực chất là biện pháp bảo
đảm đối vật cho phép người bán đó có thể
xử lý tài sản để thu hồi nợ. Chính vì vậy, cần
đặt ra giả thiết là có sự cạnh tranh về quyền
ưu tiên giữa người bán được bảo lưu quyền
sở hữu và người có vật quyền bảo đảm sau
này. Giải quyết cạnh tranh đó, pháp luật Việt
Nam đã cho phép nếu bên được bảo lưu
quyền sở hữu đăng ký giao dịch bảo đảm tại
cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn mười
lăm ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng mua
trả chậm, trả dần có thứ tự ưu tiên thanh
toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm21.
Như vậy, có thể nói bảo lưu quyền sở
hữu không nên được quy định trong phần
hợp đồng mua bán, quyền sở hữu được bảo
lưu là một vật quyền đối với giá trị tài sản
đó. Chính vì vậy, bảo lưu quyền sở hữu cần
phải được sắp xếp trong phần các vật quyền
bảo đảm với quy định về thứ tự quyền ưu
tiên như quy định hiện hành của Nghị định
163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi
Nghị định 11/2012/NĐ-CP n
20 Xem Điều 461 BLDS 2005.
21 Theo Điều 13.2 Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP): Trong trường hợp tài
sản bảo đảm là tài sản mua trả chậm, trả dần, tài sản thuê có thời hạn từ một năm trở lên của doanh nghiệp, cá nhân
có đăng ký kinh doanh gồm máy móc, thiết bị hoặc động sản khác không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và hợp
đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền trong
thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê thì bên bán có bảo lưu
quyền sở hữu, bên cho thuê có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm; nếu không đăng ký hoặc
đăng ký sau thời hạn trên và sau thời điểm giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì bên nhận bảo đảm được coi là bên nhận
bảo đảm ngay tình và có thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất khi xử lý tài sản bảo đảm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_tu_quyen_uu_tien_giua_cac_vat_quyen_bao_dam_trong_boi_ca.pdf