Thủ tục phiên tòa xét xử sơ thẩm và việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Điều 310. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ; Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Hội đồng xét xử có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hỏi thêm bị hại, người đại diện của bị hại về những tình tiết cần thiết mà họ trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Khi được Chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ tục phiên tòa xét xử sơ thẩm và việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 VŨ GIA LÂM 1.Vị trí của phiên tòa xét xử sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Điều 26 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” không chỉ là việc thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 (khoản 5 Điều 103)1 mà còn xuất phát từ vị trí quan trọng có tính quyết định của giai đoạn xét xử trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, đặc biệt là vị trí có tính quyết định của phiên tòa xét xử về hình sự ở nước ta, nhất là phiên tòa xét xử sơ thẩm. Tính chất quyết định của phiên tòa xét xử sơ thẩm thể hiện trên những phương diện sau: 1 Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013: Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Thứ nhất, phiên tòa xét xử sơ thẩm là nơi Tòa án thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước để đưa ra các phán quyết giải quyết vụ án về nội dung. Đây là nơi Tòa án (Hội đồng xét xử - HĐXX) bằng hoạt động công khai, trực tiếp thẩm tra các chứng cứ đã được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trước đó thu thập để làm rõ các tình tiết của vụ án. Đồng thời, phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng là nơi tiếp tục thu thập chứng cứ mới qua việc điều tra, xét hỏi trực tiếp, công khai tại phiên toà. Phiên toà xét xử sơ thẩm cũng là nơi thể hiện rõ nhất vai trò trọng tài của Tòa án. Trên cơ sở kết quả thẩm tra, đánh giá chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án và các chứng cứ mới thu thập tại phiên THỦ TỤC PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VÀ VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VŨ GIA LÂM * * Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội Bài viết đề cập vị trí của phiên tòa xét xử sơ thẩm, những yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử trên phương diện lập pháp tố tụng để xây dựng chế định về thủ tục phiên tòa xét xử sơ thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Từ thực trạng quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm, tác giả đề xuất việc tổ chức thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử cũng như tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thủ tục phiên tòa sơ thẩm nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Từ khóa: Tranh tụng, bảo đảm tranh tụng, xét xử vụ án hình sự, xét xử sơ thẩm, thủ tục phiên tòa xét xử, nguyên tắc tranh tụng. The article mentions first-instance trial’s position and requirements of the trial litigation principles in term of judicial proceedings so as to build institutions on procedures of first-instance trial prescribed in the Criminal Procedure Code of 2015. From reality of regulations on first-instance trial, the author proposes the implementations of trial litigation principles; at the same time, continuance to perfect legal provisions on procedure of first-instance trial so that litigation principles in criminal first-instance trial are well performed. Keywords: Ligitation, litigation assurance, criminal trial, first-instance trial, trial procedures, ligitation principles. 38 THỦ TỤC PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VÀ VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 toà, HĐXX ra bản án, quyết định theo quy định của pháp luật để giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ; Thứ hai, phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là nơi đảm bảo tốt nhất và đầy đủ nhất các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các bên tranh tụng bằng các thủ tục tố tụng trực tiếp, công khai. Tại phiên toà, các chủ thể tranh tụng như “bên buộc tội” và “bên gỡ tội” đều được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đề đạt yêu cầu và tranh luận dân chủ, công khai, sòng phẳng trước Toà án (HĐXX); Thứ ba, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phần lớn được diễn ra công khai (do thực hiện nguyên tắc xét xử công khai) sẽ đảm bảo tối đa sự kiểm tra, giám sát xã hội đối với hoạt động xét xử; tăng cường trách nhiệm của các thành viên HĐXX, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác. Đồng thời, với việc công khai quá trình xét xử cũng như kết quả xét xử vụ án, phiên tòa sơ thẩm góp phần quan trọng nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật và tình trạng phạm tội. Phiên toà xét xử sơ thẩm có vị trí quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nên việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm sao cho: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác Khi xét xử, Toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc xét xử của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo”2; là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp hiện nay. Yêu cầu này phải được thể hiện rõ ràng, đầy đủ và cụ thể trong quy định về xét xử của BLTTHS nhất là trong quy định về thủ tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo hướng “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là bước đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp”3 2. Yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng với việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Theo yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, tranh tụng trong xét xử tại phiên tòa sơ thẩm được bảo đảm trên một số phương diện cụ thể sau: Thứ nhất, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm bằng việc quy định và tạo ra cơ chế khả thi để thực hiện quyền bình đẳng của các chủ thể tố tụng (bên buộc tội và gỡ tội) trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu trong quá trình tố tụng (đặc biệt là ở phiên tòa xét xử, trước người trọng tài công minh là Tòa án - HĐXX, có vai trò trung lập và độc lập với hai bên). Khi nghiên cứu 2 Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” 3 Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26-5-2005 “về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” 39Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 VŨ GIA LÂM về tranh tụng, nhà khoa học Liên Xô cũ, Viện sĩ hàn lâm M.X. Strogovich đã có quan điểm: “tranh tụng là cách thức tiến hành xét xử vụ án hình sự mà ở đó chức năng buộc tội tách khỏi Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xét xử vụ án; chức năng buộc tội và bào chữa do các bên có quyền bình đẳng với nhau thực hiện để bảo vệ các lập luận của mình, bác bỏ các lập luận của bên đối phương; bị cáo là một bên tham gia tố tụng có quyền bào chữa; Hội đồng xét xử điều khiển phiên tòa, tích cực nghiên cứu các tình tiết của vụ án và tự phán xử vụ án. Tranh tụng gồm các yếu tố sau: 1. Việc buộc tội tách khỏi Tòa án; 2. Địa vị tố tụng của Cống tố viên và bị cáo là các bên tham gia tố tụng và các bên có quyền bình đẳng; 3. Tòa án có vị trí độc lập, tích cực trong mối quan hệ với hai bên”.4 Trước hết, nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi pháp luật tố tụng hình sự phải đảm bảo cho các bên tranh tụng có đầy đủ các phương tiện cần thiết để thực hiện được chức năng (buộc tội và gỡ tội) của mình. Cụ thể, để tranh tụng có hiệu quả, các chủ thể tố tụng phải được bình đẳng với nhau trong việc tìm kiếm, thu thập các tài liệu, đồ vật (chứng cứ) liên quan đến vụ án cũng như cung cấp các tài liệu, đồ vật (chứng cứ) đó cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đưa vào hồ sơ vụ án để Tòa án khi xét xử có cơ sở thực hiện chức năng xét xử của mình. “Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng 4 M.X. Strogovich, Giáo trình tố tụng hình sự Xô viết, Matxcova, 1968, tr. 149-150, tiếng Nga.. cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án5”. BLTTHS hiện hành đã tạo ra cơ chế để thực hiện nội dung này bằng việc quy định cho cả bên buộc tội và bên gỡ tội quyền thu thập chứng cứ, đồ vật, tài liệu phục vụ cho việc buộc tội và bào chữa. Thứ hai, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm bằng việc quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc tạo điều kiện cho các chủ thể tranh tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ. Bản chất của tranh tụng là sự cọ sát các quan điểm khác nhau giữa các chủ thể có quyền và nghĩa vụ đối lập nhau nhằm xác định chân lý, xác định sự thật với sự trọng tài của một chủ thể thứ ba, hoàn toàn trung lập với các bên tranh tụng. Trong tố tụng hình sự, hoạt động của bên “buộc tội” và bên “gỡ tội” được thực hiện trước Tòa án là cơ quan xét xử. Vì vậy, muốn có tranh tụng thì phải phân định rõ chức năng của các bên tranh tụng và Tòa án trong tố tụng hình sự. Trong đó, để bảo đảm tranh tụng được thực hiện thì chức năng xét xử của Tòa án phải tách khỏi chức năng buộc tội và chức năng bào chữa. Tòa án phải thực sự là người trọng tài công minh khi phân xử. Tại phiên tòa, HĐXX không bị ràng buộc bởi yêu cầu, đề nghị của các bên. Nguyên tắc tranh tụng một mặt bảo đảm quyền bình đẳng giữa bên “buộc tội” và “gỡ tội” tại phiên tòa, mặt khác khẳng định vai trò quan trọng của Tòa án (HĐXX) trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh tụng, cụ thể: Một là, Tòa án phải bảo đảm sao cho tại phiên tòa xét xử sơ thẩm phải có mặt đầy đủ những chủ thể tham gia tranh tụng. “Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định 5 Đoạn 1 Điều 26 BLTTHS năm 2015. 40 THỦ TỤC PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VÀ VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định”6. Ngoài sự có mặt bắt buộc của chủ thể “buộc tội”, Tòa án chỉ xét xử vắng mặt những chủ thể tranh tụng (thuộc diện người tham gia tố tụng) trong trường hợp họ vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan. Tuy nhiên, cần hạn chế bớt những trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo, bị hại như quy định hiện nay tại các Điều 290; 292 của BLTTHS7. Muốn vậy, trước mắt, khi chuẩn bị xét xử Tòa án phải giao các quyết định tố tụng cần thiết cho những người tham gia tố tụng được Tòa án triệu tập đến phiên tòa đúng thời hạn luật định. Những trường hợp người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa; trường hợp họ vắng mặt do lỗi của Tòa án như không giao các quyết định cần thiết như quyết định đưa vụ án ra xét xử, giấy triệu tập đến phiên tòa hoặc giao không đúng thời hạn khiến họ không có thời gian chuẩn bị đến tòa hoặc chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì kiên quyết không xét xử vắng mặt họ. Hai là, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. Trong giai đoạn xét xử, chủ thể thực hiện chức năng xét xử là Tòa án có vai trò trọng tài đứng giữa các bên 6 Đoạn 2 Điều 26 BLTTHS năm 2015. 7 Xem Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa; Điều 292. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc đại diện của họ tranh tụng để phân xử. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình tại phiên tòa xét xử. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm sao cho mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; chứng cứ giúp áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án đều phải được xét hỏi, trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Tại phiên tòa, HĐXX không chỉ điều khiển thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận làm rõ chứng cứ đã thu thập trong các giai đoạn tố tụng trước đó mà còn thu thập, xem xét, đánh giá một cách bình đẳng, đầy đủ, không thiên vị cả chứng cứ mới được các bên đưa ra tại phiên tòa. Tòa án tuyệt đối không được hạn chế thời gian và số lần phát biểu khi bên gỡ tội thực hiện quyền đưa chứng cứ, quan điểm và tranh luận với Kiểm sát viên tại phiên tòa vì bất cứ lý do gì. Đồng thời, Tòa án cũng phải bảo đảm cho bên buộc tội (Kiểm sát viên) thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong quá trình tranh tụng sao cho mọi ý kiến tranh luận mà bên gỡ tội đưa ra trái quan điểm của bên “buộc tội” đều phải được phản hồi, tránh việc Kiểm sát viên từ chối đối đáp khi tranh luận với bị cáo, người bào chữa vì lý do giữ nguyên quan điểm truy tố và luận tội. Thứ ba, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm bằng quy định nguyên tắc ra bản án, quyết định của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng 41Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 VŨ GIA LÂM cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Bản án, quyết định của Tòa án (HĐXX) là kết quả của hoạt động xét xử công khai tại phiên tòa nên phải bảo đảm được mục đích của tố tụng hình sự là đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật. Muốn vậy, việc ra bản án, quyết định phải căn cứ vào kết quả thẩm tra chứng cứ đã thu thập thể hiện trong hồ sơ vụ án và chứng cứ mới được các bên đưa ra tại phiên tòa cũng như kết quả tranh tụng giữa các chủ thể tố tụng tại phiên tòa. Quy định như vậy một mặt giúp HĐXX thật sự độc lập khi xét xử, không lệ thuộc quá nhiều vào hồ sơ vụ án, đề nghị hay kết luận của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, giúp tránh tình trạng “án tại hồ sơ”, “án bỏ túi”, mặt khác, sẽ giúp xác định sự thật vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ do HĐXX được trực tiếp chứng kiến việc cọ sát công khai và công bằng các quan điểm của hai bên buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa. 3. Thủ tục phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định hiện hành và việc đổi mới quy định về thủ tục tố tụng của phiên tòa sơ thẩm nhằm bảo đảm tranh tụng Thủ tục phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự được quy định tại các mục từ Mục 4 đến Mục 6 của Chương 21 “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS. Theo đó, về cách thức tiến hành xét xử sơ thẩm, phiên tòa sơ thẩm được tiến hành theo trình tự ba bước là: thủ tục bắt đầu phiên tòa; thủ tục tranh tụng tại phiên tòa; nghị án và tuyên án. Khi nghiên cứu các quy định của BLTTHS về thủ tục phiên tòa sơ thẩm trên phương diện bảo đảm tranh tụng, chúng tôi thấy cách quy định của Bộ luật này chưa thể hiện rõ tư tưởng đề cao tranh tụng và tranh tụng chưa được bảo đảm thực hiện đầy đủ và triệt dể theo đúng nghĩa tranh tụng tại các thủ tục tiếp theo của phiên tòa. Có chăng, sự thể hiện rõ nhất tư tưởng này là việc quy định gộp hai bước “xét hỏi tại phiên tòa” và “tranh luận tại phiên tòa” của trình tự tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm quy định tại BLTTHS năm 2003 làm một và đặt tên cho nó là “thủ tục tranh tụng tại phiên tòa”. Tuy nhiên, khi đi sâu nghiên cứu nội dung quy định của thủ tục này, chúng tôi thấy các quy định trong đó dù đã có những thay đổi nhất định so với quy định tại BLTTHS năm 2003 theo chiều hướng tích cực, nhưng thực sự còn ít có thay đổi theo hướng đề cao và bảo đảm tranh tụng như yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm tranh tụng đã quy định. Các quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa cơ bản vẫn là phần độc diễn của Chủ tọa phiên tòa, hầu như ít có quy định tạo điều kiện cho sự cọ sát lẫn nhau khi có quan điểm đối lập giữa các bên tranh tụng về những vấn đề cần giải quyết có liên quan đến điều kiện bảo đảm tranh tụng về nội dung vụ án. Đặc biệt, quy định về xét hỏi là một bước quan trọng của quá trình tranh tụng tại phiên tòa về cơ bản vẫn đặt nặng trách nhiệm xét hỏi lên vai Tòa án (HĐXX). Cụ thể, trong các quy định về xét hỏi bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng vẫn quy định chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó chủ tọa quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa xét hỏi8. Những vấn đề mà Kiểm sát viên, người bào chữa hỏi nhưng người được xét hỏi trả lời chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn, lẽ ra phải để cho những người đặt câu hỏi yêu cầu người đã trả lời tiếp tục trình bày làm rõ thì đa phần lại quy định việc đó thuộc trách nhiệm của HĐXX. Như vậy, tại phiên tòa, thực chất HĐXX vẫn là người xét hỏi chính; trong khi để bảo đảm tranh tụng đúng nghĩa, Tòa án 8 Khoản 2 Điều 307; các Điều 309, 310, 311 BLTTHS. 42 THỦ TỤC PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VÀ VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 (HĐXX) phải là trọng tài đứng giữa hai bên tranh tụng tại phiên tòa, lắng nghe các câu hỏi và trình bày của người bị xét hỏi để thẩm tra chứng cứ, xác định sự thật của vụ án. Hội đồng xét xử căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh luận của bên buộc tội và gỡ tội để đưa ra kết luận về những vấn đề thuộc nội dung vụ án chứ không phải là chủ thể tranh tụng tại phiên tòa. Việc lắp ghép như vậy nếu xem xét dưới góc độ bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa xét xử vẫn còn mang nặng tính hình thức mà chưa đi vào thực chất của tranh tụng, chưa thấy rõ vai trò, vị trí của các chủ thể tranh tụng cũng như vai trò trọng tài của Tòa án (HĐXX). Theo chúng tôi, để bảo đảm tranh tụng được thực hiện, trước hết cần xác định: tại phiên tòa sơ thẩm, tranh tụng được bắt đầu từ khi nào; để từ đó có những quy định về thủ tục tố tụng phù hợp với yêu cầu bảo đảm tranh tụng. Xác định thời điểm bắt đầu của tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm sẽ xác lập được cơ chế bảo đảm tranh tụng và ngược lại cơ chế bảo đảm tranh tụng sẽ giúp cho tranh tụng được thực hiện. Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu tranh tụng. Quan điểm thứ nhất cho rằng “tranh tụng là tranh luận tại phiên tòa”. Do đó, bảo đảm và nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa đồng nghĩa với việc nâng cao hơn nữa hoạt động tranh luận tại phiên tòa9. Theo quan điểm này thì tranh tụng được đồng nhất với tranh luận và vì vậy chỉ bắt đầu khi tranh luận tại phiên tòa. Quan điểm thứ hai cho rằng “tranh 9 Học Viện Tư pháp, Tranh tụng tại phiên tòa- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài cấp cơ sở, Hà Nội, 2003, tr.122 tụng phải được xác định là từ khi mở phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa”10. Quan điểm thứ ba “Tranh tụng là tranh luận trong tố tụng. Tranh tụng trong tố tụng hình sự diễn ra giữa bên buộc tội và bên bào chữa, chủ yếu là giữa công tố và người bào chữa của bị cáo... Nội dung tranh tụng tại phiên tòa được thực hiện cả trong giai đoạn bắt đầu, trong xét hỏi và trong tranh luận”11. Theo quan điểm này thì tại phiên tòa, tranh tụng bắt đầu ngay từ thủ tục bắt đầu phiên tòa và xuyên suốt quá trình tố tụng tại phiên tòa, trừ phần nghị án và tuyên án. Quan điểm thứ tư: “tranh tụng trong tố tụng hình sự không chỉ đơn thuần là tranh luận giữa các bên có ý kiến, quan điểm đối lập nhau và hoạt động tranh tụng không chỉ diễn ra tại phiên tòa. Tranh tụng phải được bắt đầu ngay từ khi có hoạt động đầu tiên của bên buộc tội (khởi tố bị can, lấy lời khai của người bị tình nghi,) và tương ứng với đó là hoạt động của bên bị buộc tội (thu thập chứng cứ để gỡ tội, đưa chứng cứ, yêu cầu,). Vì vậy tranh tụng được tiến hành trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố đến giai đoạn xét xử. Trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa, tranh tụng được thể hiện rõ nét nhất, tập trung nhất”12. Quan điểm này đưa đến cách hiểu về tranh tụng quá rộng, chưa đúng với bản chất của tranh tụng, khó có điều kiện bảo đảm thực hiện trong mô hình tố tụng nước ta. 10 Ngô Hồng Phúc (2003), “Vấn đề nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự”, Tòa án nhân dân, (2). 11 Trần Văn Độ, Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí KHPL số 4/2004, tr.18; 22); 12 Nguyễn Văn Trượng, Bàn về tranh tụng và các yếu tố tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/5/2008, tr.22. 43Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 VŨ GIA LÂM Nghiên cứu các quan điểm này, chúng tôi thấy mỗi quan điểm đều xuất phát từ những lập luận cụ thể và đều chứa đựng những yếu tố hợp lý và chưa hợp lý nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản chúng tôi nhất trí với quan điểm thứ ba: tranh tụng phải được thực hiện trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa, trong xét hỏi và trong tranh luận mà không thực hiện trong giai đoạn nghị án và tuyên án như quan điểm thứ hai. Bởi vì, ngay từ thời điểm này, các bên tham gia tranh tụng tại phiên toà đã được bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến việc xét xử và có thể đã xuất hiện sự cọ xát giữa các quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề. Ví dụ: khi bị cáo đề nghị thay đổi Kiểm sát viên tại tòa, ngoài việc quy định Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo trình bày lý do đưa ra đề nghị ấy, Kiểm sát viên trình bày quan điểm của mình về những lý do mà bị cáo đưa ra, nên quy định Tòa án phải hỏi ý kiến của những người tham gia tố tụng có liên quan khác, những người này có thể đưa ra lý do bác bỏ hay đồng tình với yêu cầu của bị cáo về việc thay đổi Kiểm sát viên, các bên có thể đối đáp với nhau về vấn đề này ngay tại thủ tục bắt đầu phiên tòa; khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa ngoài việc hỏi ý kiến của Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý liên quan xem có cần hoãn phiên tòa để triệu tập người vắng mặt hay không, nên quy định Chủ tọa phiên tòa để họ tranh luận với nhau nếu có ý kiến bất đồng trước khi HĐXX giải quyết. Vì vậy, pháp luật tố tụng quy định các bên tham gia tố tụng có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, quyền đưa ra các chứng cứ mới hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng ra xem xét tại phiên tòa. Nhiệm vụ của Tòa án là đảm bảo để các bên thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng này, tránh trường hợp với tâm lý sợ phiền phức, sợ mất thời gian, không hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch xét xử hay sợ phiên tòa không đi theo hướng đã định sẵn hoặc sẽ phải kéo dài, nên không chú trọng thủ tục này tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa. Chúng tôi cho rằng, bảo đảm tranh tụng trong xét xử được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng nhưng hoạt động tranh tụng thực sự chỉ bắt đầu tại phiên tòa xét xử và được thể hiện tập trung nhất trên hai phương diện: quy định của pháp luật và thi hành các quy định này. Trước hết, các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa phải được quy định sao cho sự vận hành quá trình tố tụng tại phiên tòa phản ánh đầy đủ yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng đã nêu ở phần trên. Đồng thời, cần quy định tranh tụng không chỉ là sự cọ sát quan điểm giữa bên buộc tội và gỡ tội về những vấn đề liên quan đến buộc tội, gỡ tội, đến trách nhiệm hình sự mà cả sự cọ sát quan điểm về những vấn đề khác là điều kiện bảo đảm thuận lợi cho việc tranh tụng của các bên tại phiên tòa có hiệu quả như vấn đề cung cấp chứng cứ, triệu tập người tham gia tố tụng, thay đổi người tiến hành tố tụng, hoãn phiên tòa để triệu tập người vắng mặt Do đó, tranh tụng cần phải được thực hiện ngay từ phần “Thủ tục bắt đầu phiên tòa”. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng quy định của BLTTHS hiện hành về thủ tục phiên tòa sơ thẩm chưa thể hiện hết các yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Hiện tại, mặc dù BLTTHS đã có hiệu lực thi hành được hơn một năm nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật này còn chậm, các chế định lớn, quan trọng có nhiều sửa đổi, bổ sung so với BLTTHS năm 2003 như biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; xét xử sơ thẩm; xét xử 44 THỦ TỤC PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VÀ VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 phúc thẩm chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, vì BLTTHS vừa mới có hiệu lực thi hành, chưa có đủ thời gian để tổng kết thực tiễn, đánh giá, rút kinh nghiệm nên theo chúng tôi trong thời gian trước mắt, để bảo đảm tính ổn định và thống nhất của BLTTHS đồng thời cũng giúp thực hiện đúng nội dung, yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng thể hiện tại Điều 26 Bộ luật này cần kịp thời triển khai thực hiện một số công việc sau: Thứ nhất, tổ chức thực hiện tốt quy định của BLTTHS hiện hành vốn đã có những sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực hơn nhiều so với BLTTHS năm 2003 thông qua công tác tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, tổ chức các lớp tập huấn trong các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về những nội dung mới của BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan; Thứ hai, khẩn trương ban hành những văn bản hướng dẫn các quy định của BLTTHS, nhất là những quy định có nhiều sự sửa đổi, bổ sung mới về địa vị pháp lý của các chủ thể tố tụng, chứng cứ và chứng minh, về bào chữa và đặc biệt về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa theo hướng đề cao vai trò của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án; Thứ ba, cần tiếp tục nghiên cứu để trong thời gian tới, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành BLTTHS có thể sửa đổi, bổ sung một số điều luật quy định của Bộ luật này về thủ tục tố tụng chưa thể hiện rõ và đầy đủ nội dung và yêu cầu xuyên suốt của nguyên tắc này tại phiên tòa xét xử. Chúng tôi đề xuất, trong tương lai khi hội đủ các điều kiện để sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS, nên bỏ việc gộp hai bước của thủ tục phiên tòa xét xử để gọi đó là “thủ tục tranh tụng tại phiên tòa” như quy định hiện nay của BLTTHS, giữ nguyên trình tự phiên tòa theo bốn bước như quy định của BLTTHS năm 2003, đồng thời cần sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS trong ba bước của trình tự này phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng (thủ tục bắt đầu phiên tòa; xét hỏi tại phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa. Trước tiên là quy định tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa như sau: Điều 302. Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử phải hỏi những người khác để biết quan điểm của họ về việc đề nghị đó trước khi xem xét và quyết định. Người đưa ra yêu cầu có quyền đáp lại các ý kiến này nếu không đồng ý. Điều 305. Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng thì Chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử phải 45Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 VŨ GIA LÂM hỏi những người khác để biết quan điểm của họ về yêu cầu đó trước khi xem xét và quyết định. Người đưa ra yêu cầu có quyền đáp lại các ý kiến này nếu không đồng ý. Để có đủ cơ sở cho HĐXX đưa ra các phán quyết chính xác về các vấn đề thuộc nội dung vụ án (những vấn đề bắt buộc phải chứng minh của vụ án), các bên tham gia tranh tụng cần được tạo điều kiện thuận lợi nhất để tham gia tích cực vào việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà. Bởi lẽ, xét hỏi thực chất là cuộc điều tra công khai, chính thức tại phiên tòa để xác định sự thật của vụ án. Vì vậy, các bên tranh tụng có quyền (hoặc nghĩa vụ) tham gia tích cực vào quá trình điều tra, xét hỏi dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa bằng các hình thức khác nhau như: trực tiếp hỏi người tham gia tố tụng (quyền này pháp luật tố tụng hình sự hiện hành nước ta quy định thuộc về Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, người bào chữa, bị cáo) hoặc hỏi thông qua Chủ toạ phiên toà (thể hiện trong quy định bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về các tình tiết của vụ án mà họ quan tâm). Đồng thời, các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền xem xét vật chứng, tài liệu đã thu thập được. Việc điều tra, xét hỏi chỉ kết thúc khi HĐXX (Chủ tọa phiên tòa) xét thấy qua xét hỏi, các yếu tố thuộc đối tượng chứng minh trong vụ án đã được xác định đầy đủ, các tình tiết liên quan đến việc giải quyết mọi vấn đề thuộc nội dung vụ án cụ thể đó đã được làm rõ13. Mặc dù hiện nay, Điều 307 BLTTHS quy định về xét hỏi tại phiên tòa đã có một số sửa đổi, bổ sung so với quy định tương ứng của Điều 207 BLTTHS 13 Xem Điều 85 và Điều 416 BLTTHS về các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. năm 2003 và phần nào đã khắc phục được những hạn chế của Bộ luật này như đã phân tích ở phần trên nhưng theo chúng tôi việc quy định như vậy chưa thật đầy đủ, chưa thể hiện rõ tinh thần đề cao, mở rộng và bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa. Vì vậy, để xác định đúng bản chất và nội dung của hoạt động xét hỏi tại phiên toà, đề cao yếu tố tranh tụng, nên sửa đổi, bổ sung Điều 307 BLTTHS về trình tự xét hỏi theo hướng thể hiện rõ nhất các chức năng tố tụng của các chủ thể tố tụng tại phiên tòa, nhờ đó sẽ làm cho việc xét hỏi của HĐXX bớt nặng nề, và HĐXX dần trở thành trọng tài công tâm đứng giữa hai bên “buộc tội” và “gỡ tội” tại phiên tòa, để nhờ đó mà có những phán quyết khách quan, đúng đắn. Để đề cao yếu tố tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm, khi xét hỏi chỉ nên quy định theo hướng Thẩm phán chỉ hỏi có tính chất nêu vấn đề, mang tính định hướng cho Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những vấn đề thuộc nội dung vụ án mà họ quan tâm “để đảm bảo khách quan, Chủ tọa phiên tòa chỉ nên hỏi có tính chất nêu vấn đề, còn lại những câu hỏi có tính chất buộc tội hoặc gỡ tội, dành cho Kiểm sát viên và người bào chữa”14. Theo chúng tôi, cần sửa đổi, bổ sung Điều 307 BLTTHS như sau: Điều 307. Trình tự xét hỏi 1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc xét hỏi. Trước khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa chỉ hỏi những người này để biết quan điểm của họ về những vấn đề thuộc nội dung cáo trạng có liên quan 14 Tòa án nhân dân tối cao (2002), Kết luận của Hội thảo khoa học: Tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Hà Nội. 46 THỦ TỤC PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VÀ VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 đến họ. Việc xét hỏi để buộc tội, gỡ tội chủ yếu dành cho Kiểm sát viên và người bào chữa. 2. Khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên xét hỏi trước, rồi đến người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Đối với những vấn đề liên quan đến nội dung vụ án mà Kiểm sát viên và người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,đương sự khi xét hỏi chưa làm rõ hoặc xét hỏi chưa đầy đủ, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa đề nghị những người này tiếp tục xét hỏi hoặc có thể cùng các thành viên khác của Hội đồng xét xử xét hỏi thêm. Bị cáo có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý. Những người khác tham gia tố tụng tại phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa cho xét hỏi thêm về các tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người định giá tài sản được xét hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản. 3. Cùng với việc nghe Kiểm sát viên và người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự xét hỏi và trực tiếp xét hỏi nếu thấy cần thiết, Hội đồng xét xử kết hợp xem xét các vật chứng, tài liệu có liên quan trong vụ án. Theo chúng tôi, để bảo đảm sự thống nhất với quy định tại Điều 307 BLTTHS về trình tự xét hỏi đã sửa đổi, bổ sung trên, cần sửa đổi, bổ sung một số điều khác quy định về việc xét hỏi những đối tượng cụ thể như sau: Điều 309. Xét hỏi bị cáo 1. (giữ nguyên); 2. Trước khi xét hỏi bị cáo, chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án sau đó đề nghị Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự xét hỏi. Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án. Người bào chữa hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa và tình tiết khác của vụ án. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Hội đồng xét xử có thể yêu cầu kiểm sát viên, người bào chữa tiếp tục xét hỏi hoặc tự mình hoặc theo đề nghị của bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ. 3. (giữ nguyên) Điều 310. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ; Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Hội đồng xét xử có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hỏi thêm bị hại, người đại diện của bị hại về những tình tiết cần thiết mà họ trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. 47Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 VŨ GIA LÂM Khi được Chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo. Điều 311. Hỏi người làm chứng 1. (giữ nguyên) 2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó đề nghị Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự xét hỏi người làm chứng. Hội đồng xét xử có thể tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa rõ ràng, đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. . 3. (giữ nguyên); 4. (giữ nguyên). Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền bình đẳng trước Tòa án, các bên tranh tụng được tạo điều kiện tốt nhất để trình bày quan điểm của mình, phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ của vụ án, phản bác yêu cầu, đề nghị do các bên đối lập đưa ra tại phiên toà. Qua việc điều tra chính thức, công khai tại phiên tòa, các chủ thể tố tụng có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về kết quả việc chứng minh các tình tiết của vụ án. Để thực hiện chức năng tố tụng của mình, các bên tham gia tranh tụng được (hoặc phải) công khai đưa ra ý kiến đánh giá của mình về sự thật khách quan của vụ án để giúp HĐXX cân nhắc khi ra phán quyết. Các ý kiến đánh giá khác nhau, sự phản biện lẫn nhau của các bên tranh tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho Tòa án có cái nhìn đa chiều hơn về các tình tiết của vụ án và có thái độ thận trọng hơn khi đánh giá chứng cứ, kết luận các vấn đề thuộc nội dung vụ án để ra phán quyết khách quan, toàn diện và đầy đủ. Chúng tôi cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện Điều 322 BLTTHS quy định về tranh luận tại phiên toà nhằm tạo điều kiện tối đa cho bên buộc tội và gỡ tội đưa ra các lý lẽ, lập luận để bảo vệ quan điểm của mình và bác bỏ quan điểm của người khác về những vấn đề thuộc nội dung vụ án, hạn chế tình trạng tranh luận qua loa, nặng về hình thức. Cụ thể, Điều 322 BLTTHS cần sửa đổi, bổ sung như sau: Điều 322. Tranh luận tại phiên tòa 1. (giữ nguyên) 2. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến và đề nghị của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. 3. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận và số lần được phát biểu ý kiến đối đáp giữa những người tham gia tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại. Chủ tọa phiên tòa có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của người tham gia tranh luận yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến, đề nghị của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên phải thực hiện yêu cầu của Chủ toạ phiên toà. 4. (giữ nguyên)./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthu_tuc_phien_toa_xet_xu_so_tham_va_viec_bao_dam_tranh_tung.pdf
Tài liệu liên quan