Thừa Thiên Huế thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Có thể thấy rằng, ngay từ ban đầu triển khai Đề án 844, Thừa Thiên Huế đã có sự tham gia từ rất sớm của lãnh đạo tỉnh, có nhiều thành tố tích cực và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn, kết nối các hoạt động cho hệ sinh thái KNĐMST. Thừa Thiên Huế cũng có hai giá trị nền tảng rất lớn là trí tuệ và văn hóa. Nhờ biết cách tận dụng các nguồn lực đó, tỉnh đã xây dựng một hệ sinh thái KNĐMST có phương pháp và bài bản, trong đó hướng đến mục tiêu chung của tỉnh là xây dựng được hệ sinh thái KNĐMST hiệu quả và bền vững. Qua đó, cho thấy lãnh đạo tỉnh đã rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ hình thành và phát triển hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh theo đề án của Thủ tướng Chính phủ. Từng bước tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, đóng góp vào quá trình thúc đẩy và nâng cao chất lượng, tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Cùng với đó, để thực hiện được chiến lược phát triển tỉnh trong giai đoạn mới, trong đó có KNĐMST, tỉnh Thừa Thiên Huế cần quyết tâm cao độ từ chính quyền, nhân dân, doanh nghiệp và phải có chiến lược và chương trình hành động cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể và kiên định với chiến lược phát triển xanh và bền vững thì chắc chắn thành phố Huế sẽ trở thành phố Sáng tạo - Công nghệ và Thân thiện với môi trường, cũng như sẽ trở thành thành phố độc đáo mang tầm thế giới theo 3 tiêu chí “Hue: Heritage - Unique - Elegance”.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thừa Thiên Huế thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 29 THỪA THIÊN HUẾ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Đinh Văn* Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 844 về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia đến năm 2025”, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm triển khai các hoạt động về xây dựng và vận hành hệ sinh thái KNĐMST. Qua đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017- 2025; Thành lập Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở định hướng của tỉnh, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn cũng đã triển khai một số hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên. Từ đó đã hình thành các vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp và các câu lạc bộ (CLB) KNĐMST Thừa Thiên Huế - Bức tranh sáng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trong những năm vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm và chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn, với mục tiêu thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động KNĐMST của tỉnh; tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới... Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng xác định KNĐMST đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, bởi lẽ không chỉ dừng lại ở việc tăng số lượng doanh nghiệp, tạo việc làm, mà còn góp phần tăng năng suất lao động, đóng góp vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Khởi nghiệp thành công sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho xã hội như tạo công ăn việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm và mang lại lợi ích lớn cho địa phương. Bên cạnh đó, KNĐMST dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới có thể tạo ra những đột phá giúp giải quyết các vấn đề tồn tại trong nền kinh tế-xã hội, hình thành những doanh nghiệp lớn có giá trị, thu hút các nguồn nhân lực chất lượng cao. * Thành phố Huế. KINH TẾ - XÃ HỘI 30 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 Những chính sách sớm và thiết thực, bám sát tinh thần của Đề án 844 đã giúp hoạt động hỗ trợ KNĐMST trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa đến nhiều sở, ban, ngành, cũng như các tổ chức, nhóm và cá nhân trên toàn tỉnh. Với vai trò là cơ quan thường trực của UBND tỉnh về hoạt động KNĐMST, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức các cuộc thi KNĐMST hằng năm và thu hút nhiều thành phần là các tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân tham gia. Đến nay, cuộc thi đã tạo được hiệu ứng tích cực, lan tỏa sâu rộng và nâng cao tinh thần, ý thức khởi nghiệp trong toàn cộng đồng. Cùng với đó, Ban tổ chức cuộc thi luôn ủng hộ các dự án, ý tưởng tham gia cuộc thi và khẳng định tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan cũng như các nhà tài trợ, doanh nghiệp sẽ luôn có những hỗ trợ thiết thực cho các cá nhân, sinh viên, doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) như: giới thiệu tìm kiếm thị trường, đầu tư hỗ trợ ban đầu, tạo môi trường không gian làm việc chung. Nếu tham gia và đạt giải, thậm chí không đạt giải cuộc thi, các ý tưởng vẫn có thêm nhiều cơ hội để phát triển, đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Bà Trần Thị Thùy Yên - Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết, KNĐMST đang là mối quan tâm chung của cả hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế, đã khơi dậy, thúc đẩy và tạo hiệu ứng lan tỏa tinh thần KNĐMST trong cộng đồng và dần trở thành nhu cầu tự thân của các tổ chức và cá nhân. Hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh đã dần hình thành, với sự tham gia của các thành tố như: Đại học Huế với 8 trường đại học thành viên và 2 khoa trực thuộc; Các tổ chức nghiên cứu với nhân lực KH&CN đứng thứ 3 toàn quốc; Sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước; Hơn 6.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của tỉnh đang đồng hành; Sự tham gia của các tổ chức tài chính, của vườn ươm tư nhân; và sự hợp tác của các tổ chức khởi nghiệp Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tìm hiểu và chia sẻ với các startup về các sản phẩm KNĐMST. Ảnh: Đinh Văn. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 31 lớn, uy tín. Sau một thời gian tích cực triển khai, đến nay hoạt động này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những kết quả rất tiêu biểu, đã tổ chức các sự kiện về KNĐMST với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng quan tâm. Hưởng ứng và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trên toàn tỉnh, thời gian qua, Đại học Huế nói chung và các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc nói riêng rất quan tâm đến vấn đề KNĐMST nhất là quan tâm đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, con người, tài chính... để thúc đẩy, triển khai và hỗ trợ các hoạt động KNĐMST cho cán bộ và sinh viên Đại học Huế. Năm 2018, Trung tâm KNĐMST Đại học Huế được thành lập và đến nay đã hình thành không gian làm việc chung (Co-working space), cùng với những bước hoàn thiện các thành tố của hệ sinh thái KNĐMST Đại học Huế có sự liên kết đội ngũ, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp, nhà quản lý tâm huyết triển khai hiệu quả các hoạt động, như tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trang bị các kiến thức, kỹ năng về KNĐMST cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và các tập thể, cá nhân có nhu cầu. Theo đó, mục tiêu của các chương trình khởi nghiệp tại Đại học Huế nhằm khơi dậy và hun đúc tinh thần khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân trong học sinh-sinh viên; tạo niềm tin, tâm lý không ngại thất bại, khơi dậy tính sáng tạo, năng động trong sản xuất kinh doanh, dám nghĩ dám làm để làm giàu. Bằng những chính sách và hỗ trợ tích cực từ chính quyền cũng như sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân, hoạt động KNĐMST trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo được những điểm sáng, giúp cổ vũ, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần khởi Dự án “Gia vị Bún Bò - chuẩn vị Huế” đạt giải Nhất cuộc thi KNĐMST năm 2017 trên ý tưởng khai thác giá trị tài sản trí tuệ của sản phẩm mang thương hiệu “Bún bò Huế. Ảnh: Đinh Văn. 32 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 nghiệp ở địa phương, qua đó đã có nhiều dự án/ý tưởng đạt giải được tiếp tục đi sâu vào những cuộc thi lớn hơn của khu vực và quốc gia. Điển hình có hai dự án của Huế tại Techfest Vùng Bắc Trung Bộ năm 2018 tổ chức tại tỉnh Nghệ An, dự án “Gia vị Bún Bò và các sản phẩm khai thác giá trị tài sản trí tuệ mang thương hiệu Bún bò Huế” được Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải Nhất tại sự kiện nhờ tính thực tiễn cao, tiềm năng lớn trong việc giữ gìn ẩm thực đặc sản xứ Huế, góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh Huế với người dân, du khách; và dự án “Quảng bá du lịch Việt Nam qua các công trình kiến trúc gấp” đạt giải Ba của kiến trúc sư trẻ Lê Ngọc Tuấn Anh đã giúp lưu giữ những công trình kiến trúc cổ của Thừa Thiên Huế trên khổ giấy, để có thể giới thiệu một cách trực quan nhất đến du khách thập phương. Cũng trong năm 2018, tại “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Duyên hải miền Trung và Tây nguyên” được tổ chức tại Huế, có 4 trong số 21 dự án của tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia đạt giải. Theo đó, giải Nhất thuộc về dự án “Ứng dụng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống cho ngành sản xuất giày dép thời trang” của tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh - Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Xưa và 3 giải Ba lần lượt trao cho các dự án “Sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm cao tinh dầu Sao La” của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Liên Minh Xanh; Dự án “Bản đồ đặc sản Việt Nam - VNSpecial” của nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế Huế; Dự án “Leafpic-Pro Phần mềm xác định thiếu thừa đạm trên cây trồng cho smartphone” của nhóm sinh viên Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Đến nay, những dự án đạt giải cao trong các cuộc thi cấp tỉnh, khu vực vẫn tiếp tục chứng minh được năng lực của mình bằng việc tiếp cận thị trường, tăng trưởng doanh số và vươn tầm thế giới. Phát biểu khai mạc tại Hội thảo Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hướng đến phát triển bền vững do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức năm 2019, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, cùng với các địa phương trong cả nước, KNĐMST của tỉnh đã có những bước đi vững chắc, rất nhiều ý tưởng, sản phẩm được xã hội và các bộ ngành ghi nhận. Mặc dù tỉnh đã có những sản phẩm khởi nghiệp đạt giải ở khu vực và quốc gia nhưng phần lớn sản phẩm mang tính chất đặc sản địa phương, còn có quá ít sản phẩm sáng tạo có giá trị gia tăng cao hay sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Do đó, tỉnh mong muốn những doanh nghiệp đi trước sẽ dang tay chào đón, truyền lửa và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sản xuất kinh doanh cho DNKN. Ngoài ra, yêu cầu cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNKN nói riêng làm thế nào để sản phẩm của mình không chỉ có vị trí ở Thừa Thiên Huế, một thị trường nhỏ của miền Trung mà phải vươn ra tầm quốc gia, quốc tế. Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho biết, định hướng phát triển của Huế là hướng tới xây dựng nền kinh tế thực chất, vững mạnh, phát triển nhanh, bền vững dựa trên nền tảng kinh tế tri thức và thế mạnh văn hóa. Bên cạnh đó, tỉnh cũng xác định mô Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 33 hình phát triển của Huế là di sản văn hóa thân thiện cảnh quan môi trường và thông minh, phát triển giữa truyền thống và hiện đại, đô thị và nông thôn. Đặc biệt trong năm 2019, sự kiện “Huế - Sáng tạo để phát triển” (Hue Innovation Day 2019) đã thu hút gần 1.000 lượt người tham dự và tham quan triển lãm các sản phẩm của các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo... trong lĩnh vực công nghệ, CNTT, du lịch và thủ công mỹ nghệ Đây là hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ của Đề án 844 phối hợp giữa Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh trong việc hỗ trợ Hệ Sinh thái Khởi nghiệp năm 2019 trong lĩnh vực du lịch, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế. Diễn giả tại các diễn đàn là đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và startup cùng lãnh đạo các cơ quan ban ngành liên quan đến việc phát triển khởi nghiệp, du lịch và công nghệ trên thế giới và Việt Nam. Ông Cung Trọng Cường - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh nhấn mạnh, sự kiện Hue Innovation Day 2019 là cơ hội để xúc tiến việc áp dụng CNTT, kỹ thuật thông minh vào các lĩnh vực du lịch và thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, startup và khách hàng được hiểu rõ hơn tính ứng dụng CNTT và kỹ thuật thông minh vào thực tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh. Đối với các bạn trẻ, sự kiện lần này sẽ giúp các bạn có cơ hội được trang bị cho mình những góc nhìn chuyên sâu và nền tảng hội nhập; học tập những tấm gương của chuyên gia có uy tín, DNKN thành công; tiếp xúc, giao lưu, kết nối với các doanh nghiệp, nhà quản lý, startup để chung tay phát triển ý tưởng sáng tạo bản thân. Sự kiện Hue Innovation Day 2019 với nhiều diễn đàn thu hút các chuyên gia, diễn giả về khởi nghiệp, du lịch và công nghệ trên thế giới và Việt Nam. Ảnh: Đinh Văn. 34 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 Có thể nhận thấy rằng, sau khoảng 4 năm thực hiện Đề án 844, đến nay hoạt động hỗ trợ KNĐMST trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã đạt được một số kết quả bước đầu khả quan, tạo cơ sở thuận lợi cho việc hỗ trợ các ý tưởng, dự án KNĐMST phát triển. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng, hình thành và phát triển hệ sinh thái KNĐMST có hiệu quả thiết thực, các chuyên gia cố vấn khởi nghiệp tại địa phương và các vườn ươm khởi nghiệp đã phát triển, kết nối các nhà đầu tư. Đại học Huế hay các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã tích cực, chủ động hưởng ứng tham gia, phối hợp xây dựng nhiều kế hoạch trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, qua đó giúp hình thành nhiều CLB khởi nghiệp trong các trường đại học: CLB Khởi nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, CLB Dynamics - Trường Đại học Kinh tế Huế, CLB Sáng tạo trẻ, CLB Khởi nghiệp Huế Các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp cũng được kết nối để đồng hành và tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Liên hiệp Phụ nữ một số huyện cũng tổ chức các hoạt động hỗ trợ nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp như: “Tuyên truyền kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho hội viên nữ”, “Diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp”, Đặc biệt là khơi dậy được tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng; các tổ chức, xã hội trên địa bàn đã quan tâm phối hợp thành công trong việc xây dựng hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh. Phát huy hiệu quả các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế Hệ sinh thái KNĐMST có thể được xem là tập hợp các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thúc đẩy, hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của các nhóm, doanh nghiệp KNĐMST. Sau hơn 4 năm triển khai các hoạt động về KNĐMST, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cơ bản hoàn thiện hệ sinh thái KNĐMST vào đầu năm 2020. Từ năm 2016, năm bắt đầu hình thành và từng bước định hình, trong đó đầu tiên là các thành phần của Đại học Huế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ hệ sinh thái (Vườn ươm/Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Cộng hưởng), chính quyền (Sở Khoa học và Công nghệ/Sở Kế hoạch và Đầu tư). Theo đó, các thành phần cơ bản đầy đủ với các vai trò và nhiệm vụ rõ ràng và hỗ trợ lẫn nhau để cùng tạo thành hệ sinh thái bền vững và hỗ trợ, thúc đẩy cho các nhóm khởi nghiệp, startup cũng như thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST) cho các doanh nghiệp. Phát biểu tại buổi gặp mặt các thành phần của hệ sinh thái KNĐMST, ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái KNĐMST tỉnh đã bước đầu hình thành và phát triển, các cơ quan, tổ chức đã quan tâm hưởng ứng, phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ KNĐMST rất hiệu quả và đánh giá cao sự tích cực, năng động của các tổ chức, cá nhân khởi Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 35 nghiệp. Mặc dù bước đầu khởi động hệ sinh thái KNĐMST còn nhiều khó khăn, chưa có kinh nghiệm nhưng các DNKN đã nỗ lực vươn lên và bước đầu đã có những kết quả nhất định. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho rằng, việc phối hợp triển khai các hoạt động vẫn còn rời rạc, chưa đồng bộ, còn trùng lắp, chồng chéo, chưa phát huy mạnh mẽ trong công tác hỗ trợ khởi nghiệp, các ý tưởng dự án chưa có chính sách hỗ trợ để phát triển thành doanh nghiệp, chất lượng các ý tưởng dự án khởi nghiệp còn thấp. Trước những bất cập và sự thiếu đồng bộ trong hoạt động hỗ trợ KNĐMST, lãnh đạo UBND tỉnh quyết định điều chỉnh Ban Chỉ đạo khởi nghiệp với sự tham gia của các thành phần có liên quan, có nhiệt huyết, kinh nghiệm và am hiểu sâu để có những chỉ đạo sâu sát hơn về vấn đề khởi nghiệp. Giao Sở KH&CN tham mưu kiện toàn Ban Điều hành và Tổ giúp việc triển khai “Kế hoạch Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, quá trình tham mưu cần tham khảo mô hình của một số tỉnh bạn (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp), kết hợp dự thảo Bản đồ hệ sinh thái KNĐMST nhằm tạo cơ sở đề xuất hình thành Ban Chỉ đạo khởi nghiệp với các thành viên hoạt động hiệu quả. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Viện Nghiên cứu phát triển rà soát hệ sinh thái KNĐMST của tỉnh để tham mưu UBND tỉnh xây dựng Bản đồ Hệ sinh thái KNĐMST, lấy ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo và cộng đồng khởi nghiệp để làm cơ sở xây dựng Đề án “Cố đô khởi nghiệp”. Bên cạnh đó, điều rất được các startup và các thành phần hệ sinh thái KNĐMST hoan nghênh khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trương sẽ tổ chức gặp mặt cộng đồng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thiên Định đánh giá cao sự tích cực, năng động của các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp trong việc hình thành và hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh. Ảnh: Đinh Văn. 36 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 khởi nghiệp vào mỗi sáng thứ Bảy hằng tuần trong không gian cởi mở để thuận tiện trong việc trao đổi, đề xuất, kiến nghị và tháo gỡ các vướng mắc về KNĐMST kịp thời trong thời gian qua. Với vai trò tư vấn cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc định hướng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong đó có khởi nghiệp và ĐMST, Viện Nghiên cứu phát triển thực hiện nhiệm vụ triển khai các công tác liên quan đến hoạt động thúc đẩy chính sách hỗ trợ ĐMST; tổ chức các chương trình kết nối các nguồn lực, chuyên gia, trí trức, nhà khoa học tham gia vào hoạt động ĐMST và chiến lược phát triển của địa phương. Thực hiện các chương trình truyền thông và quảng bá về KNĐMST cũng như xây dựng hình ảnh Thừa Thiên Huế theo quan điểm phát triển của tỉnh. Kết nối với các đối tác trong và ngoài nước về ĐMST, công nghệ, đầu tư lĩnh vực liên quan để thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh về lĩnh vực khởi nghiệp và ĐMST. “Bên cạnh chức năng, nhiệm vụ của Viện, và cũng là đơn vị được UBND tỉnh giao quản lý, định hướng, tư vấn Trung tâm KNĐMST tỉnh, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị này, đặc biệt là mô hình hóa, chuẩn hóa các chương trình hiệu quả, kết quả mới để hình thành mô hình áp dụng cho tỉnh, hoặc hỗ trợ thúc đẩy chính sách phát triển phù hợp theo từng lĩnh vực và chiến lược phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế”, ông Cung Trọng Cường cho biết. Theo đó, sau khi thành lập và chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm KNĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có vai trò tổ chức kết nối và hỗ trợ các bên có liên quan, tạo thành hệ sinh thái KNĐMST trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận; hỗ trợ kết nối các nguồn lực và hợp tác trong các ngành nghề, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế sáng tạo và chiến lược phát triển CMCN 4.0, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh theo mô hình quản trị mới, phát triển nghiên cứu và ứng dụng, nâng cấp năng lực công nghệ và ĐMST cho các bên liên quan và cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tâm KNĐMST tỉnh sẽ là đơn vị quản lý, kết nối, điều phối các thành phần của hệ sinh thái và thực hiện các hoạt động ĐMST của tỉnh, là đầu mối kết nối với hệ sinh thái KNĐMST quốc gia như Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo - Bộ KH&CN (NSSC); Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo mục tiêu và chiến lược phát triển ĐMST quốc gia. Đối với các hoạt động cụ thể trong giai đoạn 2020-2022, Trung tâm KNĐMST tỉnh sẽ tập trung triển khai các hoạt động, triển khai các chương trình để hình thành một hệ sinh thái KNĐMST với mô hình mới và sáng tạo của địa phương, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng hoàn thiện và vận hành bản đồ kết nối khởi nghiệp sáng tạo; Hình thành mạng lưới kết nối startup với nhà đầu tư, chuyên gia, doanh nghiệp khoa học công nghệ, đơn vị nghiên cứu; Các chương trình cố vấn, kèm cặp về chuyên môn cho ý tưởng/dự án Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 37 sáng tạo (1n1 mentoring); Xây dựng không gian thí nghiệm và thử nghiệm khoa học công nghệ (fablab); Tổ chức các phiên triển lãm và kết nối đầu tư cho các ý tưởng/đề xuất khoa học, sáng tạo định kỳ 6 tháng (TechDay, Innovation Day...); Hình thành và xây dựng thị trường khoa học công nghệ thông qua các kênh thử nghiệm thị trường cho sản phẩm/dịch vụ của các dự án, kết nối nhà khoa học và doanh nghiệp; Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển nền tảng công nghệ và kỹ thuật số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kinh nghiệm/điều kiện áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh; và thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới để đánh giá, báo cáo tỉnh để hình thành chính sách hỗ trợ liên quan. Năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; trong đó “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp trình độ cao là nền tảng”. Ông Cường thông tin, với quan điểm trên, định hướng cho phát triển hệ sinh thái KNĐMST trong thời gian đến, tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tập trung hỗ trợ và thúc đẩy các ý tưởng, dự án và DNKN về du lịch, CNTT truyền thông, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển hệ sinh thái KNĐMST là tiền đề quan trọng thúc đẩy các DNKN trong các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Techfest Huế 2019 với các diễn đàn nhằm giới thiệu và chia sẻ định hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Ảnh: Hữu Tuấn. 38 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 tỉnh, nhằm kiến tạo, thúc đẩy nền kinh tế tri thức và kinh tế sáng tạo, hướng đến xây dựng thành phố phát triển bền vững. ĐMST và phát triển DNKN để từng bước trở thành động lực cho phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng RGDP và ngân sách cho tỉnh. Theo đó, trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh sẽ tập trung vào một số nội dung chính như: Hoàn thiện và hình thành các thành phần của hệ sinh thái KNĐMST, Ban Điều hành hệ sinh thái và cơ chế làm việc, phối hợp giữa các bên liên quan để hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy KNĐMST của tỉnh; Xây dựng và vận hành Trung tâm KNĐMST tỉnh hiệu quả, có năng lực hỗ trợ DNKN, chịu trách nhiệm vận hành hệ sinh thái KNĐMST trên quan điểm thống nhất, minh bạch và hiệu quả; Hình thành được mạng lưới chuyên gia và cố vấn có chuyên môn trên nhiều lĩnh vực, tham gia hiệu quả vào các chương trình thúc đẩy Huế - Sáng tạo để phát triển bền vững; Hình thành ít nhất 80-100 DNKN về du lịch, CNTT truyền thông, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao; Ít nhất 50% học sinh phổ thông trung học và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng được đào tạo kiến thức và tư duy về ĐMST; và hơn 70% đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh có khả năng thương mại hóa, trở thành động lực quan trọng xây dựng nền kinh tế sáng tạo cho tỉnh. Đề xuất mô hình xây dựng hệ sinh thái KNĐMST tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hiện nay, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh cho rằng, tỉnh cần triển khai các hoạt động về hỗ trợ doanh nghiệp và ĐMST thông qua Trung tâm KNĐMST tỉnh và chương trình “Huế - Sáng tạo để phát triển - Hue Innovation Day”; Hình thành hệ sinh thái ĐMST, trong đó tập trung vào hỗ trợ cho các đơn vị khởi nghiệp và ĐMST, lấy CNTT và thủ công mỹ nghệ, du lịch là các lĩnh vực đầu tư và thu hút để phát triển theo lợi thế của địa phương và từng bước nâng tầm ra quốc tế. Tiếp tục mời gọi các chuyên gia, nhà đầu tư, những người yêu Huế tham gia các sự kiện, diễn đàn trao đổi về ĐMST để hiến kế xây dựng quê hương; Kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên khắp mọi miền đất nước về lĩnh vực công nghệ, sáng tạo, nghệ thuật và cùng triển khai các chương trình phát triển của tỉnh. Phối hợp với NIC và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như kết nối, tập huấn nâng cao năng lực hay phổ biến, cập nhật chính sách; Tổ chức gọi vốn (Demo Day, Pitching)... Ươm tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp của địa phương, xây dựng theo hướng chuỗi giá trị để các doanh nghiệp phát triển bền vững, chú trọng vào các lĩnh vực công nghệ, CNTT, thủ công mỹ nghệ, du lịch; Kết nối với các nguồn lực từ Trung ương, địa phương và các nguồn lực tư nhân, các tổ chức hỗ trợ ĐMST để thúc đẩy sự phát triển của các startup. Cũng theo ông Cung Trọng Cường, dựa vào các công nghệ và mô hình tham khảo, cần sớm đề xuất nghiên cứu và xây dựng một số mô hình thí điểm về nền kinh tế tuần hoàn tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: Du lịch thông minh, phục vụ văn hóa, di sản và bảo tồn; Y tế thông minh phục vụ sức khỏe người dân; Đô thị thông minh; Phân tích dữ liệu, dữ liệu mở; Vấn đề môi trường và phát triển bền Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 39 vững; AI, Robotics, Blockchain (định hướng để đón đầu), và đưa ra mô hình cụ thể để triển khai và đánh giá, từng bước áp dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Ngoài ra, cần ưu tiên nâng cao năng lực truyền thông, quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế (theo hướng số hóa, video và mạng xã hội). Xây dựng chiến lược quảng bá thống nhất của tỉnh và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để cùng nhau xây dựng hình ảnh của tỉnh Thừa Thiên Huế thân thiện, yêu con người, yêu Huế và yêu du khách... Có thể thấy rằng, ngay từ ban đầu triển khai Đề án 844, Thừa Thiên Huế đã có sự tham gia từ rất sớm của lãnh đạo tỉnh, có nhiều thành tố tích cực và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn, kết nối các hoạt động cho hệ sinh thái KNĐMST. Thừa Thiên Huế cũng có hai giá trị nền tảng rất lớn là trí tuệ và văn hóa. Nhờ biết cách tận dụng các nguồn lực đó, tỉnh đã xây dựng một hệ sinh thái KNĐMST có phương pháp và bài bản, trong đó hướng đến mục tiêu chung của tỉnh là xây dựng được hệ sinh thái KNĐMST hiệu quả và bền vững. Qua đó, cho thấy lãnh đạo tỉnh đã rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ hình thành và phát triển hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh theo đề án của Thủ tướng Chính phủ. Từng bước tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, đóng góp vào quá trình thúc đẩy và nâng cao chất lượng, tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Hội thảo khoa học “Liên kết vùng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, gần 300 sinh viên thuộc các trường Đại học Huế. Ảnh: Đinh Văn. 40 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 Cùng với đó, để thực hiện được chiến lược phát triển tỉnh trong giai đoạn mới, trong đó có KNĐMST, tỉnh Thừa Thiên Huế cần quyết tâm cao độ từ chính quyền, nhân dân, doanh nghiệp và phải có chiến lược và chương trình hành động cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể và kiên định với chiến lược phát triển xanh và bền vững thì chắc chắn thành phố Huế sẽ trở thành phố Sáng tạo - Công nghệ và Thân thiện với môi trường, cũng như sẽ trở thành thành phố độc đáo mang tầm thế giới theo 3 tiêu chí “Hue: Heritage - Unique - Elegance”. Đ V TÓM TẮT Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 844 về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm triển khai các hoạt động về xây dựng và vận hành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Qua đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Trên cơ sở định hướng của tỉnh, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn cũng đã triển khai một số hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên. Từ đó đã hình thành các vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp và các câu lạc bộ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Bằng những chính sách và hỗ trợ tích cực từ chính quyền cũng như sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo được những điểm sáng, giúp cổ vũ, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp ở địa phương, qua đó đã có nhiều dự án/ý tưởng đạt giải được tiếp tục đi sâu vào những cuộc thi lớn hơn của khu vực và quốc gia. Từng bước tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, đóng góp vào quá trình thúc đẩy và nâng cao chất lượng, tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. ABSTRACT THỪA THIÊN HUẾ PROVINCE PROMOTING THE DEVELOPMENT OF INNOVATION START-UP ECOSYSTEM After the Prime Minister’s approval of the Project 844 on “Supporting the national innovation start-up ecosystem to 2025”, Thừa Thiên Huế Province soon implemented activities on building and operating the innovation start-up ecosystem. Thereby, the People’s Committee of Thừa Thiên Huế Province has been implementing tasks and solutions to improve the business environment and support enterprises development. Based on the orientation of the province, universities and colleges in the area have also implemented a number of start-up activities among students. Since then, there have been technology incubators, start-up incubators and innovation clubs ... With the policies and active support from the government as well as the cooperation of many organizations and individuals, the start-up activities of innovation in Thừa Thiên Huế Province have created bright spots, helping to encourage and arouse the start-up spirit in the locality, through which many winning projects / ideas continue to reach the regional and national bigger contests, step by step creating a favorable environment to support the process of formation and development of fast-growing businesses based on the exploitation of intellectual property, technology and new business models, and contributing to more jobs, increasing labor productivity, contributing to the process of promoting and improving the quality and economic growth towards sustainability.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthua_thien_hue_thuc_day_phat_trien_he_sinh_thai_khoi_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan