Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

4.5. Đẩy mạnh đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp; thực hiện phân cấp mạnh mẽ hoạt động khuyến nông cho các tổ chức của nông dân và doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ công tác đào tạo - nghiên cứu - khuyến nông để có nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu NNƯDCNC. 4.6. Tăng cường liên kết trong các hoạt động khu NNƯDCNC, đặc biệt là liên kết của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa chủ trương, chính sách về NNƯDCNC đến các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu; liên kết với các viện, trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời, phát triển mạnh các dịch vụ logistic phục vụ sản xuất như tín dụng, đào tạo, dịch vụ kỹ thuật, trung tâm xúc tiến thương mại sản phẩm, chuyển giao công nghệ để thu hút đầu tư cho nông nghiệp vào khu vực này, đồng thời, làm minh chứng cho hiệu quả ƯDCNC trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó lan tỏa ƯDCNC tới khu vực sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ./.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
104 Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Trần Ngọc Hoa1 Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội Tóm tắt: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) được coi là giải pháp cho phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hội nhập quốc tế, ứng phó với tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu. Thực tiễn phát triển NNƯDCNC ở các nước như Hoa Kỳ, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc, Israel,... đã cho thấy, tại các khu vực này, năng suất đạt tới mức kỷ lục như ở Israel năng suất cà chua đạt 250-300 tấn/ha, bưởi đạt 100-150 tấn/ha (cao gấp 10 lần năng suất truyền thống), hoặc hoa cắt cành năng suất 1,5 triệu cành/ha, đưa lại giá trị canh tác bình quân đạt 120.000-150.000USD/ha/năm; hoặc ở Trung Quốc, con số này là 40.000-50.000 USD/ha/năm, cao gấp 40-50 lần so với canh tác truyền thống đã minh chứng về hiệu quả của hướng phát triển này với các loại hình khu NNƯDCNC, vùng NNƯDCNC, vườn ươm doanh nghiệp, Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập đến phát triển của khu NNƯDCNC - được coi là hạt nhân cho sự phát triển NNƯDCNC của Việt Nam để thấy rõ thực trạng phát triển của khu vực này, đặc biệt là những tồn tại, vướng mắc, đồng thời, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy CNC phát triển. Từ khóa: Khoa học và công nghệ; Kinh tế; Kinh tế nông nghiệp; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mã số: 19051001 1. Thực trạng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được phê duyệt ở Việt Nam Định hướng phát triển công nghệ cao ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngay từ những năm 1996, được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 02-NQ/HNTW Ban chấp hành Trung ương khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000; Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 20-NQ/TW Ban chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, các chủ trương, đường lối này đã được cụ thể hóa trong Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Công nghệ cao (CNC), Luật Chuyển giao công nghệ và trong các luật chuyên 1 Liên hệ tác giả: tranngochoaqh@yahoo.com JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 105 ngành về nông nghiệp: Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tạo hành lang pháp lý quan trọng để phát triển công nghệ cao ở Việt Nam, trong đó NNƯDCNC là định hướng ưu tiên. Thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển NNƯDCNC thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ2 thì đến năm 2020 cả nước sẽ xây dựng 11 khu NNƯDCNC, trong đó 03 khu NNƯDCNC được Thủ tướng Chính phủ thành lập (gồm: khu NNƯDCNC Hậu Giang, Khu NNƯDCNC Phú Yên, Khu NNƯDCNC phát triển tôm Bạc Liêu); 08 khu NNƯDCNC do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (gồm: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ). Theo quy định của Luật Công nghệ cao (Khoản 2, Điều 32), các khu NNƯDCNC được thành lập có các nhiệm vụ chính là: (i) Nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm NNƯDCNC; (ii) Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm NNƯDCNC; (iii) Đào tạo nhân lực CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; (iv) Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm NNƯDCNC; (v) Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước. - Hoạt động của các khu NNƯDCNC được phê duyệt giai đoạn 2016-2021: Tính đến tháng 01/2019, 11 Khu NNƯDCNC đã có quyết định thành lập, trong đó có 06 khu đã xây dựng đề án gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đồng thời triển khai được các hoạt động như: (1) Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu NNƯDCNC; xác lập phân khu chức năng trong khu; thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý, ban hành quy chế quản lý khu; (2) Triển khai tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng xây dựng; (3) Đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong khu như: đường, điện, nước, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải, trụ sở làm việc cho Ban quản lý; ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trong khu và tổ chức các sự kiện kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào khu vực này. Một số khu NNƯDCNC đã thu hút được sự tham gia của doanh nghiệp lớn như: Doanh nghiệp tôm Việt Úc (Bạc Liêu), Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco (Quảng Ninh). Tuy 2 Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu vào Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 106 Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... nhiên, còn 05 khu NNƯDCNC chưa được phê duyệt Đề án thành lập; 04 khu chưa xây dựng Đề án thành lập trình Bộ NN&PTNT thẩm định (khu NNƯDCNC các tỉnh/thành phố: Cần Thơ, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa) nhưng đã triển khai một số hoạt động có hiệu quả; 02 khu đã hoàn thiện thủ tục thành lập nhưng do chuyển đổi sang cổ phần hóa nên sẽ được đưa ra khỏi Danh mục tại Quyết định số 575/QĐ-TTg. - Các Khu NNƯDCNC được phê duyệt giai đoạn 2016-2021: gồm 12 khu, được phê duyệt theo Quyết định số 575/QĐ-TTg (gồm: Khu NNƯDCNC Hà Nội, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đắc Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang) thì đến nay mới chỉ có 06 Khu đã lập Đề án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: Khu NNƯDCNC Hà Nội, Sơn La, Nam Định, Nghệ An, Quảng Ngãi, Tiền Giang), số còn lại chưa triển khai xây dựng Đề án. 2. Điểm qua hoạt động của một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động - Khu NNƯDCNC Hậu Giang: Được thành lập từ năm 2012 nhưng đến nay Ban quản lý mới triển khai thực hiện một số hoạt động nghiên cứu khoa học và xây dựng một số mô hình thí điểm trong giai đoạn 2015-2019, bao gồm: 01 dự án cấp Bộ: “Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu NNƯDCNC Hậu Giang”; 01 dự án cấp Tỉnh: “Trình diễn và xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp cho các giống lúa có năng suất, chất lượng cao” làm nền tảng phục vụ cho phát triển sản xuất của Khu NNƯDCNC Hậu Giang; triển khai mô hình thử nghiệm các chế phẩm sinh học Hàn Quốc trên cây lúa. Hiện nhiều diện tích đất vẫn còn bị bỏ trống, nhiều dự án chưa được triển khai thực hiện. - Khu NNƯDCNC Phú Yên: Được phê duyệt năm 2013, đến nay đã triển khai được một số hoạt động chuyên môn như: đưa phòng nuôi cấy mô vào hoạt động; phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển CNC của Tp. Hồ Chí Minh thử nghiệm trồng thành công giống dưa Hoàng Kim trên giá thể trong nhà màng và tưới nhỏ giọt; thực hiện 01 đề tài cấp bộ về “Ứng dụng CNC trong sản xuất một số rau có giá trị”, 02 đề tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, sản xuất thử nghiệm rau thủy canh”, “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống tự động hóa để hoàn thiện quy trình trồng gừng sạch theo công nghệ IoT”. Ngoài ra, còn có các dự án đang tiến hành xây dựng và đi vào hoạt động, như: Dự án chăn nuôi gà sạch CNC của Công ty TNHH MTV chăn nuôi gà sạch Đồng Lợi, Trạm thực nghiệm sinh học của Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp CNC Phú Yên, Trang trại trồng cây ăn quả. Hiện đang có 04 dự án đăng ký đầu tư vào Khu, gồm: Dự án trồng và cung cấp nông sản sạch của Công ty TNHH SmartAgri Phú Yên, HTX dịch vụ tổng JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 107 hợp Anh Đào, Công ty TNHH sinh học sạch, Công ty cổ phần bao bì Sài Gòn. Như vậy, sau 5 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến nay Khu đã thiết lập được quy hoạch và triển khai xây dựng bước đầu các cơ sở hạ tầng và thực hiện một số dự án nghiên cứu. Tuy nhiên, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chưa kịp thời khiến nhiều hạng mục xây dựng vẫn chưa có mặt bằng, nguồn vốn bố trí cho các Dự án còn hạn chế. - Khu NNƯDCNC Quảng Ninh: được thành lập năm 2015, đến nay UBND Tỉnh đã tiến hành giải phóng mặt bằng với tổng diện tích 106 ha để bàn giao cho Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco đầu tư sản xuất. Công ty đã đầu tư 120 tỷ VNĐ để xây dựng 6 nhà kính công nghệ Israel diện tích 4,1 ha; 35 tỷ VNĐ xây dựng 07 nhà màng cao cấp diện tích 6,1ha và 3 tỷ VNĐ xây dựng 10 nhà lưới diện tích 4,3 ha. Các phân khu còn lại hiện vẫn chưa triển khai xây dựng và cũng chưa thành lập được Ban Quản lý Khu do chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Khu NNƯDCNC Thanh Hóa, được phê duyệt từ năm 2015, đến nay đã có một số hoạt động được triển khai đem lại hiệu quả như: mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng Hậu với diện tích 1.000 m2/mô hình của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đã đầu tư. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, mỗi mô hình cho thu nhập 180 triệu VNĐ/ha/năm. Dự kiến đến năm 2020, Công ty sẽ đầu tư cho khoảng 100 hộ dân thực hiện các mô hình nông nghiệp CNC; hoặc mô hình chăn nuôi bò sữa kết hợp công nghệ cao hợp tác với Nhà máy chế biến của Tập đoàn Vinamilk, Tập đoàn TH truemilk,...; hoặc mô hình “nông trại” của Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới với sản phẩm là dưa lưới Taki, các loại rau, củ quả hữu cơ, trồng thủy canh. Khâu phân phối sản phẩm được thực hiện qua hệ thống hơn 30 siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Tp. Hà Nội, các tỉnh lân cận và đang hướng tới thị trường xuất khẩu. - Khu NNƯDCNC tôm Bạc Liêu: Mặc dù mới được quyết định thành lập năm 2017 nhưng đã có 20 công ty đăng ký đầu tư với số vốn khoảng 2.650 tỷ VNĐ. Riêng Công ty cổ phần Việt Úc Bạc Liêu đã được Tỉnh bàn giao 315 ha mặt bằng; xây dựng được 6 nhà màng diện tích 9.000m2/nhà, năng suất nuôi bình quân 300 tấn/ha, mỗi năm nuôi 3 vụ. Theo đánh giá của các chuyên gia thì mô hình nuôi tôm siêu thâm canh cho tỷ lệ thành công trên 75%, cho tôm có kích thước lớn với tỷ lệ 20-30%. - Khu NNUDCNC Tp. HCM: Qua gần 13 năm hình thành và 07 năm chính thức đi vào hoạt động, khu NNƯDCNC đã thực hiện có hiệu quả hai chức năng cơ bản đó là: hỗ trợ, tác động và dẫn dắt, quảng bá cách làm NNƯDCNC thông qua các hoạt động trình diễn và chuyển giao công nghệ, huấn luyện đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, xây dựng mô hình, khảo nghiệm giống trong điều kiện tự nhiên, điều kiện nhà màng và cung cấp giống rau, hoa, cá cảnh có chọn lọc cho nông dân, cho thị trường. Cụ thể: 108 Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...  Về hoạt động nghiên cứu khoa học: đã thực hiện 05 đề tài cấp tỉnh và thành phố, tập trung vào các đối tượng như hoa lan, rau; thực hiện 119 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, tập trung vào các nhóm đối tượng như hoa lan, rau, cây ăn quả, cá kiểng, chế phẩm sinh học: nghiên cứu sản xuất chế phẩm từ vi sinh, từ vi khuẩn đối kháng phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư trong khu NNCNC cũng có các hoạt động nghiên cứu khoa học ngay tại đơn vị về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, chế biến thực phẩm an toàn từ nấm, chế phẩm sinh học, chế phẩm nông dược,  Về hoạt động khảo nghiệm, chuyển giao công nghệ: tiến hành khảo nghiệm cho kết quả: có 28 giống các loại (16 giống hoa lan, 4 giống dưa lưới, 4 giống cà chua bi, 1 giống rau húng quế và 3 giống ớt sừng) thích hợp trồng trong điều kiện nhà màng, cho chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; nhân hơn 900.000 cây lan giống các loại, ươm hơn 610.000 cây giống rau, cây ăn quả (ớt, bầu, bí, dưa hấu) và hơn 4.000 cây hoa giống nền sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Sản xuất hơn 59 tấn hạt giống F1 các loại, hơn 10.500 tấn thành phẩm (nấm rơm, dưa leo, dưa lưới, dưa leo thủy canh, bầu thủy canh, bí đao thủy canh, rau ăn lá, trái cây xử lý bằng công nghệ hơi nước nóng), hơn 14.000 lít chế phẩm sinh học,... có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hoàn thiện các quy trình sản xuất NNƯDCNC và 11 loại mô hình trình diễn đạt chất lượng tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và đã xuất khẩu sản phẩm sang thị trường châu Âu.  Tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hơn 30 tổ chức, cá nhân và hộ nông dân về kỹ thuật cấy mô invitro cây lan Hồ Điệp, kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới, quy trình kỹ thuật trồng nấm linh chi, mô hình trồng rau thủy canh; tổ chức được 48 khóa tập huấn ngắn hạn với hơn 1.700 người tham dự về kỹ thuật sản xuất ƯDCNC trong nhà màng; kỹ thuật xử lý ra hoa; kỹ thuật bảo quản trước và sau thu hoạch; kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương pháp thủy canh; kỹ thuật nhân nuôi cá thâm canh; công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh trong nông nghiệp xanh,; hỗ trợ cho hơn 1.500 sinh viên của các trường đại học trong thành phố và các tỉnh đến thực tập tại Khu NNCNC.  Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp và ươm tạo công nghệ: Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đã thu hút được 28 doanh nghiệp tham gia chương trình ươm tạo (03 doanh nghiệp tiền ươm tạo, 13 doanh nghiệp ươm tạo chính thức, 12 doanh nghiệp hậu ươm tạo) trong các lĩnh vực phân hữu cơ sinh học, nuôi trồng - chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp, sản xuất rau JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 109 sạch,... Triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức tham gia ươm tạo như hướng dẫn chuyên môn, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, hoàn thiện quy trình công nghệ, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thiết yếu, hỗ trợ tài chính, tạo lập mạng lưới kinh doanh. Thực hiện 17 dự án ươm tạo công nghệ để kêu gọi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào chương trình ươm tạo doanh nghiệp. Tổ chức thành công 10 chương trình “Khởi sự doanh nghiệp” cho hơn 350 học viên là những cá nhân, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực NNƯDCNC.  CNC và 05 chương trình “Science tour” cho hơn 2.000 sinh viên các trường đại học (Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế, Đại học Mở Tp. HCM,...). Qua hoạt động của một số khu NNƯDCNC nói trên cho thấy, hoạt động của các khu NNƯDCNC bước đầu đã bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ theo quyết định thành lập. Các khu này đều ở trạng thái vừa triển khai hoàn thiện hạ tầng, vừa bàn giao quỹ đất cho doanh nghiệp sản xuất. Hoạt động công nghệ cao ở một số khu NNƯDCNC đã có nhiều khởi sắc như: NNƯDCNC ở Bạc Liêu, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, đã thu hút được sự tham gia đầu tư của nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn, đầu tư bài bản như: Công ty Vineco trong sản xuất rau, quả ở Quảng Ninh, Tập đoàn Việt Úc trong nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở Bạc liêu, Công ty CP sữa Việt Nam - Vinamilk, Tập đoàn TH true milk với trang trại nuôi liên kết với chế biến sữa ở Thanh Hóa, Lâm Đồng, cho hiệu quả kinh tế cao. Điều làm nên thành công ở đây phải kể đến: (i) Sự đồng hành của các cấp chính quyền trong việc tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục pháp lý; (ii) Bảo đảm hạ tầng giao thông, điện, nước, quỹ đất sạch cho sản xuất, cùng với chính sách ưu đãi, hỗ trợ về miễn giảm thuế, ưu đãi thuê đất,; (iii) Sự tham gia tích cực của doanh nghiệp trong hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu; (iv) Đổi mới sáng tạo trong tổ chức sản xuất theo hướng: “xây dựng điểm sáng” sau đó doanh nghiệp triển khai nhân rộng đến các nông dân và bao tiêu sản phẩm nên việc ƯDCNC được triển khai rộng rãi. Điều này không chỉ khẳng định được hiệu quả, giá trị kinh tế, NNCNC còn góp phần thay đổi tư duy sản xuất, giúp đội ngũ lao động ngành nông nghiệp tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 10 năm thực hiện, vẫn chưa có khu NNƯDCNC được xây dựng hoàn thiện, vận hành đồng bộ để đánh giá một cách tổng thể hiệu quả hoạt động của khu vực này. 3. Một số tồn tại bất cập và nguyên nhân Một là, quy định pháp luật về xây dựng khu NNƯDCNC còn chưa cụ thể, đồng bộ nên khi triển khai còn gặp nhiều khó khăn như: yêu cầu lập đề án 110 Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... thành lập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng và thẩm định quy hoạch xây dựng khu; quy chế hoạt động, dự kiến khung giá đất cho thuê; các chính sách hỗ trợ để thu hút đầu tư nên sau khi được phê duyệt các dự án này mất nhiều thời gian để hoàn thiện các thủ tục hành chính để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, kêu gọi đầu tư, ảnh hưởng đến tính đồng bộ của dự án. Một số khu NNƯDCNC có quyết định xây dựng, đã đi vào hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa có đề án thành lập (ví dụ: như Khu NNƯDCNC Tp. Hồ Chí Minh3); hoặc có đề án thành lập nhưng chưa được thẩm định như Khu NNƯDCNC Lâm Đồng, Khu NNƯDCNC Khánh Hòa, Khu NNƯDCNC Thái Nguyên. Hai là, việc triển khai đưa vào hoạt động các khu NNƯDCNC được các tỉnh quan tâm triển khai thực hiện nhưng tiến độ còn chậm so với yêu cầu, diện tích đất được quy hoạch sử dụng cho sản xuất còn trống nhiều. Đến nay, trong 11 khu NNƯDCNC được phê duyệt mới có 04 khu đi vào hoạt động với diện tích khá khiêm tốn, trong đó chủ yếu là hoạt động nghiên cứu ƯDCNC trong nông nghiệp, thử nghiệm một số mô hình sản xuất. Các hoạt động liên kết nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm NNƯDCNC; đào tạo nhân lực CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm NNƯDCNC; thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước là các nhiệm vụ của khu NNƯDCNC nhưng chưa được thực hiện. Diện tích đưa vào hoạt động còn thấp so với diện tích được quy hoạch (trong 11 khu NNƯDCNC theo Quyết định số 575/QĐ-TTg thì chỉ có 01 khu được lấp đầy là Khu NNƯDCNC Tp. Hồ Chí Minh). Ba là, nguồn vốn đầu tư xây dựng khu NNƯDCNC còn thiếu, chưa huy động được nguồn vốn xã hội hóa; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư doanh nghiệp còn khó tiếp cận. Nguồn vốn xây dựng hạ tầng và các cơ sở nghiên cứu KH&CN trong các khu NNƯDCNC đa số còn thấp (dưới 50% so với dự kiến phân bổ), chủ yếu đầu tư cho hạ tầng, chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, chuyển giao KH&CN. Ví dụ như, với khu NNƯDCNC Hậu Giang, dự kiến phân bổ giai đoạn 2016-2020 là 339,3 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2018 mới được cấp 174,6 tỷ VNĐ; hoặc Khu NNƯDCNC Phú Yên, kế hoạch là 520 tỷ VNĐ nhưng đến 2018 mới được cấp 222 tỷ VNĐ. Về cơ cấu đầu tư thì nguồn vốn chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được nguồn vốn đầu tư từ xã hội. Nhiều tỉnh có khu NNƯDCNC chưa chủ động trong việc đưa ra các chính sách ưu đãi, các chương trình thu hút đầu tư để tăng cường các nguồn lực từ xã hội tham gia đầu tư. Mặc dù Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích 3 được xây dựng theo Quyết định số 3534/QĐ-UB ngày 14/7/2004 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 111 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP trong đó, khuyến khích cho vay ƯDCNC, nông nghiệp sạch với mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% giá trị dự án; cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cơ cấu lại nợ hoặc có thể khoanh nợ, xóa nợ đối với trường hợp khách hàng gặp rủi ro nguyên nhân khách quan bất khả kháng; đặc biệt gần đây, năm 2017, Chính phủ ban hành Chương trình tín dụng 100.000 tỷ VNĐ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Tuy nhiên, theo đánh giá của một số địa phương thì doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn do khó khăn về thủ tục pháp lý; mức cho vay còn thấp so với nhu cầu vốn. Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng nhà nước thì cả nước hiện mới có 29 doanh nghiệp nông nghiệp đáp ứng các tiêu chí cho vay; các tổ chức tín dụng đã cho vay đối với 19/29 doanh nghiệp4 với trên 1/3 gói tín dụng được giải ngân (khoảng 36.000 tỷ VNĐ). Do nguồn ngân sách hạn chế nên dẫn tới nhiều khu NNƯDCNC không có kinh phí giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch và đất để triển khai công tác thực nghiệm trình diễn các mô hình NNƯDCNC cũng như kêu gọi các nhà đầu tư; doanh nghiệp cũng thiếu nguồn vốn đầu tư, mở rộng sản xuất trong lĩnh vực này. Bốn là, hạ tầng kỹ thuật các khu NNƯDCNC còn thiếu và chưa đồng bộ, thời gian hoàn thiện khá dài, ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và việc thu hút đầu tư vào khu vực này. Hệ thống cơ sở hạ tầng các khu NNƯDCNC phần lớn vẫn đang trong giai đoạn xây dựng ban đầu nên còn thiếu, chưa được hoàn chỉnh, thời gian hoàn thiện kéo dài. Nhiều khu (như ở Phú Yên) còn chưa giải phóng hết mặt bằng để xây dựng hạ tầng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về dịch vụ kho bãi, điều kiện kỹ thuật phục vụ chế biến sản phẩm nông nghiệp (như dịch vụ phòng thí nghiệm, chứng nhận chất lượng sản phẩm,) cho thuê. Năm là, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho khu NNCNC còn chậm, một số khu còn chưa được triển khai do thiếu nguồn kinh phí. Mặc dù trong quyết định thành lập các khu NNƯDCNC có nêu về các nguồn lực thực hiện gồm NSNN trung ương, địa phương và nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp nhưng trên thực tế, nguồn NSNN chỉ đáp ứng ở mức dưới 50% so với dự toán; nguồn xã hội hóa còn gặp khó khăn do chính sách thu hút đầu tư khu vực này còn chưa thực sự hấp dẫn. Một số khu như Khu NNƯDCNC Hậu Giang còn chưa xây dựng được quy định về 4 Là các doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp NNƯDCNC theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018. 112 Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... giá đất cho thuê để làm cơ sở cho việc xem xét tính tiền thuê đất, giảm, miễn tiền thuê đất khi doanh nghiệp vào đầu tư. Sáu là, công tác xúc tiến đầu tư còn chưa hiệu quả, phụ thuộc nhiều vào nguồn lực của Nhà nước. Công tác xúc tiến đầu tư tuy có chú trọng nhưng hiệu quả còn thấp; việc huy động, kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, BT, PPP, vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác còn hạn chế; chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực sản xuất, hợp tác trong đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp CNC. Bảy là, vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý KH&CN chưa được chú trọng; trình độ nguồn nhân lực quản lý, thực hành sản xuất còn hạn chế. Thực tế triển khai hoạt động của khu NNƯDCNC cho thấy, vai trò của cơ quan quản lý khoa học chỉ dừng ở khâu đánh giá sự cần thiết và chuẩn bị các thủ tục hành chính để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập khu, còn triển khai hoạt động sau khi có quyết định thành lập do Ban quản lý khu NNƯDCNC chủ động thực hiện. Do vậy, còn thiếu sự liên kết giữa cơ quan quản lý khoa học địa phương với các hoạt động KH&CN trong khu; chưa coi khu NNƯDCNC là loại hình hoạt động KH&CN mới để đầu tư nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh NNƯDCNC phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Mặt khác, trong triển khai hoạt động, do cán bộ của Ban quản lý chủ yếu được điều động, luân chuyển từ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh được chuyển về với nhiều ngành nghề khác nhau, trình độ chuyên sâu về nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế, việc thu hút nhân lực gặp nhiều khó khăn do hiện chưa có chính sách đặc thù cho cán bộ về làm việc tại khu. Nông dân trong vùng quy hoạch khu NNCNC chưa được đào tạo nên việc tiếp cận sản xuất công nghệ cao còn nhiều bỡ ngỡ, do vậy việc thực hành sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Tám là, tổ chức liên kết các hoạt động trong khu NNƯDCNC còn yếu. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển Khu NNƯDCNC thời gian qua tuy được quan tâm nhưng chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là sự phối hợp, liên kết với cơ quan quản lý khoa học, viện, trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu các đề tài khoa học chưa đi vào chiều sâu, chưa phát huy hiệu quả. Hiện hình thức tổ chức sản xuất chính tại các khu NNƯDCNC là doanh nghiệp tư nhân sản xuất chế biến nông sản, còn thiếu các hình thức tổ chức sản xuất khác như: HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong các hoạt động (như cho vay tài chính, đào tạo nhân lực, công nghệ thông tin, mua sắm; thiết kế và thực hiện các chiến lược kinh doanh thông minh, bao gồm tiếp thị tập thể và xúc tiến, nghiên cứu thị trường và phát triển thương hiệu sản phẩm quốc gia; nghiên cứu, chuyển giao công JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 113 nghệ,). Do vậy, sản phẩm nông nghiệp đầu ra của khu vực này chưa có lợi thế so sánh đối với sản phẩm nông nghiệp sản xuất thông thường. Việc thiếu các hoạt động kết nối đồng bộ trong các khu NNƯDCNC làm giảm hiệu quả kinh tế của các khu vực này và kém thu hút đầu tư. 4. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị 4.1. Cần rà soát, chỉnh sửa các quy định pháp luật chưa hợp lý để bảo đảm tính đồng bộ, khả thi trong thực hiện, tạo thuận lợi để thu hút doanh nghiệp nông nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư vào nghiên cứu khoa học, sản xuất và xây dựng hạ tầng khu NNƯDCNC, cụ thể như: (i) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng: công nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp đối với các công trình, thiết bị phục vụ sản xuất NNƯDCNC như nhà kính, nhà lưới,... để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng để có thêm vốn đầu tư cho sản xuất. (ii) Xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về đối tượng được hỗ trợ; loại cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ; loại rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, địa bàn được hỗ trợ; mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và doanh nghiệp triển khai các dự án liên kết, ƯDCNC trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chính sách bảo hiểm đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Ban hành văn bản cho phép mở rộng các loại tài sản được thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá để sát với giá thực tế cho các tài sản hữu hình hình thành trên đất phục vụ sản xuất NNƯDCNC (trang trại, nhà kính, nhà màng, hệ thống tưới,) và các tài sản vô hình (trong đó có các sáng chế KH&CN đã được công nhận) làm tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng5 để tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp NNƯDCNC. Kịp thời tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý đối với nguồn tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Chương trình cho vay 100.000 tỷ VNĐ cho NNƯDCNC. (iii) Điều chỉnh việc áp mức thuế suất 0% thuế GTGT đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ (hiện đang không thuộc diện chịu thuế); đồng thời xây dựng danh mục các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần phải nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu KH&CN - coi đây là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và được áp dụng mức thuế suất 0%; đề nghị bổ sung quy định thuế GTGT 5 Hiện nội dung này đã có trong Nghị định số 57/2018/NĐ-CP nhưng cần có văn bản hướng dẫn quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp làm cơ sở để doanh nghiệp NNƯDCNC thực hiện giao dịch đảm bảo thế chấp vay vốn đầu tư. 114 Thúc đẩy phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... bằng 0% đối với doanh nghiệp chế biến, đóng gói, tiêu thụ nông sản có đăng ký thương hiệu trên thị trường nội địa; đưa mặt hàng cơ khí nông nghiệp, giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các máy móc, thiết bị, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp khác vào đối tượng được hưởng ưu đãi thuế suất, thuế GTGT 0%; kéo dài thời hạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các khoản thu thực hiện hợp đồng nghiên cứu KH&CN (hiện là không quá 03 năm) cho phù hợp với tính chất nghiên cứu công nghệ cần thời gian dài để nghiên cứu và thử nghiệm. 4.2. Bảo đảm NSNN đầu tư cho khu NNƯDCNC theo quy hoạch đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch phân bổ vốn NSNN cho các hoạt động hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng trong các khu NNƯDCNC để sớm đưa quỹ đất được quy hoạch này vào khai thác; ưu tiên đầu tư hạ tầng khu vực phục vụ sản xuất nông nghiệp và triển khai thí điểm một số dự án số hóa chuỗi giá trị nông sản (từ sản xuất, thu hoạch, chế biến, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ, vận tải giao nhận) nhằm tăng tính kết nối giữa các khâu, tiết kiệm chi phí, đồng thời, quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất tới tiêu thụ. 4.3. Các địa phương cần tích cực chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; ban hành chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư vào khu NNƯDCNC để làm động lực phát triển NNƯDCNC ở Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản và thúc đẩy xuất khẩu nông sản; tăng cường hoạt động dự báo thị trường và xúc tiến thương mại nông sản; ưu tiên phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cho các khu vực quy hoạch dài hạn cho khu NNƯDCNC; xây dựng các liên kết trong khu NNƯDCNC và khu NNƯDCNC với cơ quan quản lý khoa học địa phương, các viện trường để nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực này, tạo sức lan tỏa, phát triển ƯDCNC trong nông nghiệp. 4.4. Các doanh nghiệp nông nghiệp cần coi khu NNƯDCNC là môi trường thuận lợi để tiếp cận, đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, hội nhập quốc tế nâng cao tính cạnh tranh và giảm giá thành sản phẩm; trao đổi, hợp tác nghiên cứu ƯDCNC, sản xuất sản phẩm NNƯDCNC, đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; trình diễn sản phẩm NNƯDCNC và là nơi thu hút đầu tư sản xuất NNƯDCNC trong nước và ngoài nước. 4.5. Đẩy mạnh đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp; thực hiện phân cấp mạnh mẽ hoạt động khuyến nông cho các tổ chức của nông dân và doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ công tác đào tạo - nghiên cứu - khuyến nông để có nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu NNƯDCNC. JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 115 4.6. Tăng cường liên kết trong các hoạt động khu NNƯDCNC, đặc biệt là liên kết của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa chủ trương, chính sách về NNƯDCNC đến các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu; liên kết với các viện, trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời, phát triển mạnh các dịch vụ logistic phục vụ sản xuất như tín dụng, đào tạo, dịch vụ kỹ thuật, trung tâm xúc tiến thương mại sản phẩm, chuyển giao công nghệ để thu hút đầu tư cho nông nghiệp vào khu vực này, đồng thời, làm minh chứng cho hiệu quả ƯDCNC trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó lan tỏa ƯDCNC tới khu vực sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Công nghệ cao năm 2008. 2. Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 3. Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu vào Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013. “Phát triển khu nông nghiệp, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam”. Kỷ yếu Tọa đàm Quốc tế, tháng 11/2013. 5. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2013. Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế, số tháng 9/2013. 6. Hải Ninh, 2006. “Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu của sản xuất nông nghiệp”. Báo Nông nghiệp Việt Nam, tạp chí KH & CN, số 5/2009, trang 381. 7. Nguyễn Ngọc Quý, Đặng Ngọc Vượng, 2011. “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng bền vững”. Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 7/2011, Bộ Khoa học và Công Nghệ. 8. Dương Hoa Xô, 2011. “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển NN ứng dụng công nghệ cao”, Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 10/2011, Bộ Khoa học và Công Nghệ. 9. Lê Tất Khương, Tạ Thế Hùng, Nguyễn Gia Thắng, Nguyễn Văn Tiễn. 2013. “Một số kinh nghiệm phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Trung Quốc”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 13 năm 2013. 10. Nguyễn Thị Kim Sang, 2017. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam. 11. Hiếu Công, 2017. “Gói 100.000.000 tỷ cho nông nghiệp công nghệ cao vẫn khó do các tiêu chí”, xem 03/08/2017, <https://news.zing.vn/goi-100-000-ty-cho-nong- nghiep-cong-nghe-cao-van-kho-do-cac-tieu-chi-post768538.html>. 12. Báo cáo điều tra, khảo sát hoạt động của một số khu NNƯDCNC của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PTNT, năm 2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_day_phat_trien_khu_nong_nghiep_ung_dung_cong_nghe_cao_o.pdf
Tài liệu liên quan