Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trong hội nhập thông qua giảm thiểu rào cản kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Kết luận Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển rất nhanh cho nên cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp thuộc khu vực này thông qua loại bỏ rào cản. Kết nối xuôi diễn ra hiệu quả do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài coi tư nhân là thị trường tiêu thụ song kết nối ngược để doanh nghiệp Việt Nam có thể làm chủ công nghệ và bí quyết, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng còn hạn chế. Từ góc độ doanh nghiệp, các rào cản kết nối chủ yếu ở tài chính, công nghệ, quản lý, pháp luật và văn hóa. Để giảm thiểu rào cản cần có giải pháp đồng bộ từ chủ thể khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, sự đồng hành của Chính phủ và sự hỗ trợ của các đối tượng hữu quan khác như các trường đại học và cơ sở nghiên cứu

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trong hội nhập thông qua giảm thiểu rào cản kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thúc đẩy phát triển kinh tế 15 Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trong hội nhập thông qua giảm thiểu rào cản kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nguyễn Thường Lạng(*) Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích, đánh giá rào cản kết nối kinh tế tư nhân Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm: hạn chế năng lực công nghệ, tài chính, quản trị, nhân lực và các yếu tố khác so với yêu cầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), bài viết đề xuất giải pháp giảm thiểu rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam dựa vào sự dẫn dắt của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc khu vực kinh tế có tốc độ phát triển cao trong hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nhiều thành phần. Từ khóa: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hội nhập, Kinh tế tư nhân, Rào cản Abstract: The paper analyzes and evaluates the barriers to the connection of Vietnam’s private sector with foreign invested enterprises. These limitations are fi nance, management, technology, human resources and other factors in comparison with the requirements of the foreign invested enterprises. It thence suggests some mitigation solutions to promote the private sector under the guidance of the foreign invested enterprises which enjoy a high growth rate in the integration process of Vietnam’s multi-sector eonomy. Keywords: Foreign Invested Enterprises, Integration, Private Sector, Barriers 1. Giới thiệu(*) Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập quốc tế từ năm 1986 bắt đầu bằng quan điểm đa dạng hóa sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, theo đó, nền kinh tế Việt Nam xuất hiện thành phần mới là kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trải qua hơn 30 năm đổi (*) PGS.TS., Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Email: langnguyen3300@gmail.com mới, vị trí và vai trò từng thành phần (khu vực) kinh tế có sự thay đổi đáng kể. Theo Hiến pháp năm 2013, khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và là trụ cột để bảo đảm định hướng XHCN. Khu vực này hiện nay đang trong quá trình cổ phần hóa, thu hẹp tỷ trọng và giảm thiểu tình trạng kém hiệu quả. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng để huy động và phát huy tối đa tiềm năng của thành phần kinh tế này. Khu vực kinh tế có Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201816 vốn đầu tư nước ngoài có vị trí bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Trong điều kiện hội nhập quốc tế theo chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế nhà nước, để khu vực kinh tế tư nhân phát triển và trở thành động lực thì cần có phương thức kết nối phù hợp, nhất là kết nối để hình thành chuỗi giá trị mở rộng, lấy mạng lưới hay chuỗi giá trị đang vận hành hiệu quả mang tính toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia làm chỗ dựa hay phương tiện để bắt kịp và đồng hành phát triển. Động lực hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cộng hưởng với kết nối hợp lý doanh nghiệp với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Vấn đề là cần xác định rõ các loại rào cản kết nối này để giảm thiểu, thậm chí loại bỏ, nhằm thúc đẩy quá trình kết nối. Theo cách nhìn nhận đó, trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dựa vào dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ý kiến của các chuyên gia và các tình huống thực tế, bài viết tập trung: i) Nhận dạng vai trò kết nối khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; ii) Đánh giá năng lực vượt rào cản kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; iii) Đề xuất giải pháp khắc phục rào cản để tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện đúng chủ trương phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2. Nhận dạng vai trò kết nối khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trước hết, nội hàm khái niệm kinh tế tư nhân cần được nhận thức cụ thể và thống nhất. Thuật ngữ “thành phần kinh tế tư nhân” xuất hiện từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới (1986) nhưng thuật ngữ “kinh tế tư nhân” được sử dụng chính thức khoảng 15 năm gần đây. Về giá trị, đây là phần giá trị còn lại của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sau khi trừ đi phần giá trị tạo ra bởi khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo phân loại của Tổng cục Thống kê khi tính toán cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo thành phần kinh tế. Do đó, theo nghĩa rộng, kinh tế tư nhân là kinh tế ngoài nhà nước. Theo nghĩa hẹp, cũng theo cách xác định GDP theo thành phần kinh tế của Tổng cục Thống kê, các thành phần kinh tế lại được thống kê theo kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (gồm kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, theo đó, kinh tế tư nhân chỉ còn là một phần thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước cho nên quy mô nhỏ hơn đáng kể. Theo tác giả, thuật ngữ kinh tế tư nhân nên được hiểu theo nghĩa rộng vì theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, còn doanh nghiệp hay tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp hoặc tổ chức có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Những chủ thể trực tiếp là doanh nghiệp và tổ chức không thuộc hai đối tượng này đóng vai trò nhất định trong nền kinh tế thuộc nội hàm kinh tế tư nhân. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với nòng cốt là các doanh nghiệp hay dự án có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và các hợp đồng. Tính đến hết ngày 20/4/2018, cả nước có 25.524 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 321 Thúc đẩy phát triển kinh tế 17 tỷ USD và với khoảng 160 tỷ USD vốn thực hiện. Những đối tác đầu tư có quy mô lớn nhất vào Việt Nam gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan (Dẫn theo: Cục Đầu tư nước ngoài, 2018). Nhiều dự án đầu tư trực tiếp đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thúc đẩy xuất khẩu và tạo việc làm cho lao động trong nước như: dự án của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đã tạo việc làm cho 140 nghìn lao động, xuất khẩu khoảng 50 tỷ USD và quy mô kinh doanh đang tiếp tục mở rộng (J. Lee, 2018). Nói cách khác, chuỗi cung ứng toàn cầu được hình thành thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và giá trị gia tăng được tạo ra. Việt Nam nằm trong các khâu đầu tiên của chuỗi cung ứng. Vì thế, doanh nghiệp nội địa cần nhanh chóng kết nối với chuỗi giá trị nhằm tìm kiếm giá trị được phân bổ từ sự tham gia vào chuỗi. Trong giai đoạn đầu (1988) thu hút đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài kết nối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam thông qua liên doanh như lắp ráp ô tô, sản xuất máy biến thế, khách sạn Tuy nhiên sau 30 năm, các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, số lượng và tỷ trọng giảm xuống đáng kể, từ khoảng 12 nghìn doanh nghiệp nhà nước năm 1988 xuống còn khoảng 400 doanh nghiệp vào năm 2018 do hiệu quả kinh doanh hạn chế, có cả thua lỗ lớn. Điều này làm giảm kết nối doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, kể cả khởi nghiệp tính đến năm 2018, có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp đang tăng lên với tốc độ nhanh, trung bình 120-130 nghìn doanh nghiệp/năm. Bên cạnh đó, còn có 2 triệu hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình hoạt động linh hoạt. Vì thế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhằm phát huy tối đa nguồn lực và tận dụng cơ hội. Trong số các phương thức và giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân như đẩy mạnh khởi nghiệp thông qua tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất, mở rộng quy mô kinh doanh của các cơ sở hiện có, vẫn còn nhiều cách thức khác để phát triển khu vực kinh tế tư nhân như liên kết giữa các doanh nghiệp theo hình thức hợp tác, sáp nhập và mua lại, đối tác công- tư hoặc doanh nghiệp tư nhân trong nước kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế lớn về tài chính, công nghệ, thương hiệu và chuỗi cung ứng. Nói cách khác, tiềm năng phát triển khu vực kinh tế tư nhân rất lớn và cần chủ động tích cực thực hiện sự lựa chọn này. Nếu kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phần giá trị gia tăng của doanh nghiệp tư nhân có thể bị hạn chế vì chịu sự ràng buộc của cơ chế phân chia lợi ích trong chuỗi giá trị từ nhà đầu tư nước ngoài. Nếu không kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp, phần giá trị gia tăng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra và chuyển giao cho bên Việt Nam có tỷ trọng rất nhỏ (Nguyễn Mại, 2017). Đổi lại, doanh nghiệp trong nước có cơ hội học hỏi, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ nhà đầu tư nước ngoài. Đây là loại tài sản chiến lược để doanh nghiệp phát triển bền vững trong cạnh tranh. Từ góc độ doanh nghiệp, yếu tố lan tỏa từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tác động đến doanh nghiệp trong nước (Nguyễn Bích Ngọc, 2017). Kết nối khu vực kinh tế tư nhân với đầu tư nước ngoài sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm (Nguyễn Đình Luận, 2015). Như vậy, kết nối khu vực kinh tế Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201818 tư nhân trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu, theo đó tiềm năng kinh tế tư nhân được khai thác hiệu quả so với kết nối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. 3. Đánh giá năng lực vượt rào cản kết nối khu vực kinh tế tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Ở phạm vi rộng, các rào cản phát triển đối với kinh tế tư nhân tồn tại khá đa dạng, gồm: (i) sự thiếu thống nhất tư duy lý luận và nhận thức; (ii) sự thiếu hoàn thiện khung khổ pháp luật; (iii) môi trường đầu tư kinh doanh thiếu hoàn thiện; (iv) chi phí không chính thức cao; (v) bất bình đẳng trong quan hệ với kinh tế nhà nước và đầu tư nước ngoài; (vi) việc thiếu hiệu năng của bộ máy và những bất cập nội tại; (vii) những rủi ro cạnh tranh do quy mô nhỏ là chủ yếu (Nguyễn Hồng Sơn, 2017). Ở góc độ kết nối, thực tế cho thấy, sự kết nối thấp giữa khu vực kinh tế tư nhân mà trực tiếp là doanh nghiệp tư nhân trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là do chất lượng sản phẩm hạn chế, năng suất lao động thấp và công nghệ lạc hậu(*) (VCCI, 2018). Đây là các rào cản mang tính nội tại và ảnh hưởng tới năng lực tự vận động của các chủ thể trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Các loại rào cản trực tiếp là trình độ kỹ thuật công nghệ thấp, khó kết nối công nghệ vì sự lạc hậu công nghệ làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm cạnh tranh. Cùng với đó, mức độ thích nghi công nghệ, danh mục sản phẩm đạt tiêu chuẩn của đối tác chưa được xây dựng. Bên cạnh (*) Cũng có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được loại linh kiện đơn giản như “ốc vít và giắc cắm” của điện thoại di động. đó, loại rào cản về tài chính cho thấy, năng lực huy động tài chính để mở rộng quy mô hiệu quả là cần thiết nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa cùng với thị trường tài chính chưa phát triển như mong đợi. Loại rào cản quản trị chỉ ra hoạt động quản trị thiếu tính chuyên nghiệp, ổn định và bền vững, việc tìm kiếm lợi ích ngắn hạn và cơ chế xin-cho vẫn còn khá phổ biến (Nguyễn Hồng Sơn, 2017). Loại rào cản pháp lý thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật, chế độ kế toán, chứng từ, nghĩa vụ thuế chưa cao, điều này còn gắn với mức độ minh bạch của môi trường kinh doanh, làm giảm tính nghiêm minh trong tuân thủ. Khả năng bảo vệ bí quyết sản xuất và kinh doanh của đối tác nước ngoài, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp còn khá hạn chế. Loại rào cản văn hóa liên quan đến năng lực giao tiếp, đàm phán và làm việc với đối tác nước ngoài, bảo đảm chữ tín kinh doanh chưa được tôn trọng cũng như chưa tạo dựng được tác phong chuyên nghiệp, làm giảm lòng tin của đối tác nước ngoài (Nguyễn Thường Lạng, 1996). Có thể nói, sự hiểu biết pháp luật khác nhau, tình trạng văn bản pháp luật thiếu chặt chẽ, chồng chéo và những khác biệt về văn hóa giữa các bên tham gia, nhất là về tập quán kinh doanh, kỷ luật lao động, trách nhiệm hợp đồng, ngôn ngữ và khả năng thích nghi, sự khác biệt về văn hóa tuân thủ đã tạo ra rào cản kết nối khu vực kinh tế tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Hình 1). Do đó, việc phát huy tác động lan tỏa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất hạn chế đối với phần còn lại của nền kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Nguyên nhân của mức độ kết nối thấp thể hiện ở nhận thức thiếu đầy đủ về tiềm năng và thế mạnh giữa Thúc đẩy phát triển kinh tế 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Các chủ thể hữu quan chưa coi trọng thỏa đáng việc nhận dạng và khắc phục rào cản, chưa tận dụng triệt để sự ưu đãi chính sách, sự đồng hành của Chính phủ cũng như tổng kết và học tập những kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Đánh giá về tình hình kết nối và các loại rào cản kết nối của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tham gia được nhiều vào chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư nước ngoài, khiến tác động lan tỏa của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Theo ông, Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động thông minh, máy tính bảng; kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2016 đạt 30 tỷ USD, chiếm 4% kim ngạch dệt may thế giới Tuy nhiên, trong mỗi chuỗi cung ứng, doanh nghiệp trong nước chỉ tham gia ở những khâu tạo giá trị thấp (Xem: Ngọc Khanh, 2017). Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện thoại và linh kiện, máy móc, phụ tùng và linh kiện, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm áp đảo với tỷ lệ hơn 90%; với hàng dệt may, tuy kim ngạch của doanh nghiệp trong nước có cao hơn song cũng chỉ chiếm chưa đầy 40% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Cụ thể là trường hợp của Samsung Việt Nam, cho dù mỗi sản phẩm điện tử có tới hàng trăm linh kiện, nhưng hiện chỉ có 29 doanh nghiệp Việt Nam trên tổng số hơn 600 nghìn doanh nghiệp là nhà cung cấp trực tiếp cho Samsung. Có khoảng 87 nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ cấp 1 của Hàn Quốc theo Samsung sang Việt Nam. Việt Nam chỉ thu được thuế, tạo việc làm và bảo hiểm từ các doanh nghiệp này. Nếu Việt Nam có công nghiệp hỗ trợ, phần hưởng lợi của 87 nhà sản xuất này sẽ được phân bổ cho doanh nghiệp Việt Nam (Xem: Ngọc Khanh, 2017). Trên thực tế, đã có không ít bài học cho Việt Nam về sự thành công trong tiếp nhận công nghệ từ vốn đầu tư nước ngoài và tạo sự kết nối, lan tỏa đến khối doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn, Trung Quốc có khoảng 100 doanh nghiệp nội địa bứt ra từ Công ty Canon (Nhật Bản) để sản xuất và cung cấp trở lại cho chính Canon ở Trung Quốc. Tương tự, nhờ tiếp cận với công nghệ sản xuất điện thoại của nhà đầu tư Mỹ, Trung Quốc cũng đã có sản phẩm điện thoại thông minh được nội địa hóa, mang thương hiệu riêng. Từ những kinh nghiệm đó, Việt Nam có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách khuyến khích phát triển đội ngũ có kỹ năng, kinh nghiệm từ chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. +uQK5jRFҧQNӃWQӕLNLQKWӃWѭQKkQ9LӋW1DP YӟLGRDQKQJKLӋSFyYӕQÿҫXWѭQѭӟFQJRjL .LQKWӃWѭQKkQ GRDQKQJKLӋSWѭ QKkQGRDQKQJKLӋS NKӣLQJKLӋSKӝJLD ÿuQKFiFFKӫWKӇ QJRjL1KjQѭӟF NKiF  'RDQK QJKLӋSFy YӕQÿҫXWѭ QѭӟF QJRjL 7KӏWUѭӡQJ WKӃJLӟL 5jRFҧQWjLFKtQK 5jRFҧQTXҧQWUӏ 5jRFҧQF{QJQJKӋ 5jRFҧQNKiFYăQKyDSKiSOXұW  Ngu͛n: 9&&,YjWiFJLҧ .LQKWӃWѭQKkQ GRDQKQJKLӋSWѭ QKkQGRD LӋS NKӣLQJKL   LD ÿuQKFiFFKӫWKӇ QJRjLQKjQѭӟF NKiF  'RDQK QJKLӋSFy YӕQÿҫX WѭQѭӟF Q L Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201820 Ngoài ra, một số đánh giá khác cho thấy, ở Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân kết nối khá cao với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khía cạnh là nhà tiêu thụ sản phẩm, tham gia vào chuỗi tiêu thụ hàng hóa lâu dài và với khối lượng lớn, cung cấp lao động giá rẻ và các nguồn nguyên liệu khác. Những khâu có giá trị gia tăng cao có sự tham gia khó khăn hơn và khá hạn chế, các loại rào cản bộc lộ ở các khâu này (Lương Văn Khôi, 2018). 4. Giải pháp giảm thiểu rào cản kết nối khu vực kinh tế tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Qua phân tích ở trên có thể thấy, các rào cản kết nối là hiện hữu nhưng không quá lớn đối với khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Việc nhận dạng đúng rào cản sẽ tạo cơ sở để xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp. Để giảm thiểu các rào cản kết nối khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng nghĩa thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cần có các giải pháp nhất định từ nhiều phía. Đối với các doanh nghiệp hoặc tác nhân thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, cần hiểu rõ bản chất doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quy trình sản xuất, nhu cầu thực sự của đối tác, đặc biệt những yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, linh kiện với những ràng buộc khắt khe về công nghệ, kỹ thuật, pháp lý. Do đó, cần chủ động đẩy mạnh công tác nghiên cứu đối tác một cách toàn diện, đồng bộ, triệt để và đối chiếu với năng lực hiện có của khu vực kinh tế tư nhân. Lấy việc tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm mục tiêu đầu tư chiến lược gắn với công tác nghiên cứu và phát triển để đổi mới, đầu tư hiện đại hóa công nghệ và quy trình, đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản phẩm đúng với yêu cầu đối tác. Bộ phận nghiên cứu đổi mới công nghệ và kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn đối tác cần được tổ chức có hiệu quả và có khả năng thích ứng nhanh nhất với yêu cầu của đối tác. Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, đổi mới sản phẩm và sản xuất các chi tiết có độ tinh xảo cao cần được phát triển. Bên cạnh đó, cần chú ý quan sát xu hướng thị trường nói chung và chiến lược của đối tác nói riêng để đón đầu. Mạnh dạn tận dụng các hỗ trợ của nhà nước về tài chính, thủ tục và tư vấn để chọn đối tác kết nối hiệu quả nhất. Các mối quan tâm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo cách tiếp cận đơn nguyên là giá cả cạnh tranh và chất lượng đúng tiêu chuẩn cần trở thành mục tiêu chiến lược trong kết nối của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Đối với các cơ sở nghiên cứu và trường đại học, cần chủ động hơn trong hỗ trợ doanh nghiệp hoặc các tác nhân trong kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như tham vấn chiến lược, hỗ trợ kỹ thuật, liên kết để cùng phát triển thông qua các dự án hay chương trình hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể cung ứng dịch vụ tư vấn miễn phí hoặc giá rẻ cho khu vực kinh tế tư nhân kết nối FDI, tổng kết các bài học kinh nghiệm quốc tế để làm bài học cho các chủ thể khu vực kinh tế tư nhân. Cần chủ động xây dựng đội ngũ nghiên cứu kinh nghiệm về công nghệ, quản trị, giải mã bí quyết công nghệ và làm chủ quy trình quản trị hiện đại. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực đặc biệt này phải gắn với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thúc đẩy phát triển kinh tế 21 Đối với Chính phủ(*), cần có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân Việt Nam kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua truyền thông, công cụ tài chính và phi tài chính, động viên và hỗ trợ sáng kiến kết nối. Đặc biệt, cần xây dựng một hệ sinh thái tinh gọn kết nối hiệu quả giữa khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như là một phần của chiến lược phát triển khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đồng bộ trong hệ thống kinh tế thống nhất. Trong đàm phán cấp Chính phủ, để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các đối tác đầu tư mới, cần đề xuất hoặc đưa ra gợi ý kết nối các tập đoàn xuyên quốc gia với khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam như là điều kiện và sự thể hiện thiện chí hợp tác lâu dài của các doanh nghiệp này với Việt Nam. 5. Kết luận Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang phát triển rất nhanh cho nên cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp thuộc khu vực này thông qua loại bỏ rào cản. Kết nối xuôi diễn ra hiệu quả do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài coi tư nhân là thị trường tiêu thụ song kết nối ngược để doanh nghiệp Việt Nam có thể làm chủ công nghệ và bí quyết, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng còn hạn chế. Từ góc độ doanh nghiệp, các rào cản kết nối chủ yếu ở tài chính, công nghệ, quản lý, pháp luật và văn hóa. Để giảm thiểu rào cản cần có giải pháp đồng bộ từ chủ thể khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, sự đồng hành của (*) Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cần được hướng làm trọng tâm hành động. Chính phủ và sự hỗ trợ của các đối tượng hữu quan khác như các trường đại học và cơ sở nghiên cứu  Tài liệu tham khảo 1. Cục Đầu tư nước ngoài (2018), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lũy kế đến 20/4/2018, https:// drive.google.com/file/JQxZcyqml A4GuFvQaheztWd_P_VnpLW/view. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 3. J. Lee (2018), Bài nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân về đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam ngày 3/4/2018 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 4. Ngọc Khanh (2017), Thắt lại sợi dây liên kết FDI, vn/that-lai-soi-day-lien-ket-fdi-71146. html 5. Lương Văn Khôi (2018), Bài trả lời phỏng vấn trên Đài tiếng nói Việt Nam về khu vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 6. Nguyễn Thường Lạng (1996), Giải pháp hoàn thiện thành lập doanh nghiệp liện doanh trong công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 7. Nguyễn Đình Luận (2015), “Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 25(35), tháng 11-12, https://www.uef.edu.vn/newsimg /tap-chi-uef/2015-11-12-25/3.pdf. (xem tiếp trang 59)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_day_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_viet_nam_trong_hoi_nhap.pdf
Tài liệu liên quan