Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu

LỜIMỞĐẦU Trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì xuất khẩu đóng góp một vai trò không nhỏ. Xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ tạo cơ sở nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó xuất khẩu còn góp phần giải quyết các vấn đề còn nhiều bất cập ở Việt Nam như việc giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề vùng kinh tế cũng như góp phần mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Trong đó xuất khẩu thủy sản luôn là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta bởi lẽ nước ta được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thếa mà không phải nước nào cũng cóđược nhưđường bờ biển dài hàng ngàn kilomet, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam thì thị trường châu âu đóng một vai trò quan trọng. Trong suốt nhiều năm liền thị trường này (cùng thị trường Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam nhưng xét cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đều chưa thể hiện hết được nhu cầu của thị trường đầy tiềm năng này. Do đó tôi quyết định chọn đề tài “ Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu” để có thể hiểu rõ hơn những lý do khiến thủy sản của nước ta trong nhiều năm qua luôn gặp khó khăn khi xâm nhập thị trường này dù tiềm lực thủy sản của thủy sản là rất lớn. Đề tài này gồm cho 3 phần chính: +) Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu +) Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu +) Chương 3: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Đức Thân và thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp tôi hoàn thành đềán này. Xin chân thành cảm ơn. Mục lục Trang Lời mởđầu 1 Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang 3 thị trường châu âu 1.1 Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản với nền kinh tế quốc dân 3 1.2 Đặc điểm thị trường châu âu 4 1.2.1 Giới thiệu khái quát về kinh tế, xã hội các nước châu âu 4 1.2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ thủy sản châu âu 7 1.3 Các nhân tốảnh hưởng tơi xuất khẩu thủy sản 12 1.3.1 Các nhân tố bên trong 12 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 13 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường châu âu 15 2.1 Thực trạng về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 15 2.1.1 Thực trạng về tăng trưởng của ngành thủy sản 18 2.1.2 Tình hình về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 22 2.2 Thực trạng về xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường châu âu 23 2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu 28 2.3.1 Thuận lợi 28 2.3.2 Khó khăn 29 Chương 3: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường 31 châu âu 3.1 Triển vọng phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 31 3.1.1 Những cơ hội đối với ngành thủy sản 31 3.1.2 Những thách thức đối với ngành thủy sản 33 3.1.3 Những định hướng xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 34 3.2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 36 3.2.1 Các giải pháp vĩ mô 36 3.2.2 Các giải pháp vi mô 39 3.3 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường SNG 42 3.3.1 Các giải pháp vĩ mô 42 3.3.2 Các giải pháp vi mô 43 Kết luận 45 Danh mục tài liệu tham khảo 46

docx56 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Đến năm 2006 con số này đã đạt tới 723,504870 triệu USD chiếm 21,54% và vươn lên đứng thứ hai trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam (sauu Nhật Bản). Nhưng theo dự báo trong những năm tới EU sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam do EU vẫn tiếp tục được mở rộng, tiếp nạp nhiều thành viên mới do đó những con số như hiện nay chưa phản ánh hết nhu cầu của khu vực này. Bảng 7: Các thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam Thị trường 2005 2006 8 tháng đầu 2007 Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Nhật Bản 129284,6 823953603 123889,1 842613677 64351,2 396233096 EU 132350,2 441371591 219967 723504870 162139,2 527872801 Hoa Kỳ 92859,1 644145629 98824,3 664195527 56240,6 413589217 Châu Á (trừ Nhật, ASEAN) 166771,3 442382451 176160,6 493798680 111860,5 340631907 Châu Âu (trừ EU) 18554,7 60446290 73921 174208547 46181,3 118471273 ASEAN 49195,1 125151126 60295,7 150887101 39487,8 108108489 Châu Mỹ (trừ Mỹ) 20645,2 92688315 28661,8 124374152 20809,2 86043658 Châu Đại Dương 23185,7 102352844 25849,6 133583406 13146,8 68820191 Châu Phi 1653,7 4373457 3941,7 9220726 4993,2 13735902 Nguồn:www.fistenet.gov. 2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu *) Đối với thị trường EU: Từ năm 1980, thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường và ngay khi xuất hiện đã tạo được những ấn tượng tốt với người tiêu dùng EU. Đây là một thị trường rộng lớn có tiềm năng phát triển rất cao song lại có đòi hỏi rất cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, mà công nghệ Việt Nam ở thời kỳ những năm đầu thập kỷ 90 lại lạc hậu cũ kỹ không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường nàycho nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường nay trong thời kỹ đó là không cao. Nhưng nhờ quá trình đổi mới thiết bị cũng như quan tâm hơn đến việc giám sát dư lượng kháng sinh có hại mà đến tháng 11/1999, Việt Nam đã được công nhận vào danh sách 1 (list A) các nước xuất khẩu thủy sản vào EU, sản phẩm được công nhận về pháp lý để khẳng định chỗ đứng trên thị trường EU và đến tháng 01/ 01/ 2006 đã có 171 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường EU. Từ năm 1996 -1999, kin ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình vào khoảng 54,92%/ năm. Trong đó năm 1996 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 26,9 triệu USD, năm 1997 là 65 triệu USD, năm 1998 là 92,5 triệu USD. Đến năm 1999 kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm xuống còn 89,1 triệu USD do EU tăng yêu cầu đòi hỏi về an toàn vệ sinh thực phẩm với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của mình mà kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng trở lại. Đến năm 2003 con số này đã là 116,7 triệu USD, đến năm 2005 thì con số này đã dạt tới 441,37 triệu USD, năm 2006 là 723,5 triệu USD và đến năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đạt 920 triệu USD tăng 27% so với năm 2006 (đứng thứ hai thế giới sau Mỹ 1,1 tỷ USD). Thủy sản cũng là mặt hàng xuất khẩu nhiều thứ tư của Việt Nam vào thị trường EU. Tuy có những bước phát triển nhanh chóng như vậy song cho đến nay thì tỷ trọng thủy sản xuất khẩu vào EU của Việt Nam chỉ chiếm có 0,3 - 0,4% giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch (tr USD) 71,8 90,7 73,7 116,7 231,5 441,37 723,50 Khối lượng (tấn) 20290,8 26659,1 28612,8 38186,8 73459,2 123350,2 219967 Nguồn: Trung tâm tin học-bộ thủy sản Sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm cá, tôm, cá ngừ, bạch tuộc, mực và đồ hộp. Mặt hàng thủy sản đầu tiên là tôm đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU năm 2000 đạt 38,6 triệu USD, năm 2001 là 43,6 triệu USD nhưng đến năm 2002 kim ngạch chỉ còn 15,7 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu là do EU thự hiện chính sách bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng quy định dư lượng kháng sinh bằng không hay chính xác là dưới 0,3 phần tỷ. Đây có thể coi là một yêu sách vô lý của EU. Thời gian tiếp theo thì xuất khẩu tôm đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Năm 2003 Việt Nam đã xuất khẩu sang EU khoảng 5316 tấn tôm tăng 28% so với năm 2002 và đến năm 2004 thì tôm Việt Nam có xu hướng xâm nhập vào các thị trường mới tại EU. Cá đông lạnh cũng có xu hướng tăng xuất khẩu sang thị trường EU. Năm 2003 xuất khẩu cá sang thị trường này đã vượt qua tôm cả về khối lượng lẫn giá tri, vươn lên đứng thứ hai chỉ sau xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam (552 triệu USD). Năm 2004 xuất khẩu cá sang thị trường EU đạt 231,5 triệu USD chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Về các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam trong năm 2005 thì Bỉ là nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất chiếm tới 18% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU. Kế đến là Đức (16%), Italia(15%), Tây Ban Nha (12%), Hà Lan (10%), Anh và Pháp (9% mỗi nước), Ba Lan (3%), Bồ Đào Nha (2%), Đan Mạch và Hy Lạp (1% mỗi nước). +) Bỉ là bạn hàng số một của Việt Nam tại thị trường EU. Trong những năm đầu thiên niên kỷ mới mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ có giảm do những rào cản về kỹ thuật song đến năm 2005 thì xuất khẩu thủy sản sang Bỉ đạt 19,5 nghìn tấn (đứng thứ tư EU), và đạt giá trị 76,48 triệu USD (cao nhất EU). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bỉ bao gồm tôm, ghẹ, cá đông lạnh trong đó nhập khẩu tôm đứng đầu Eu cả về khối lượng và giá trị . +) Đức là thị trường lớn thứ hai đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thị trường EU. Năm 2005 xuất khẩu sang Đức đạt 19,9 nghìn tấn và đạt giá trị 67,8 triệu USD trong đó cá đông lạnh đạt 39,45 triệu USD ( cá tra chiếm 57% đạt giá trị 22,6 triệu USD) đứng thứ hai trong các nước nhập khẩu mặt hàng này của EU, tôm đông lạnh đạt 23,47 triệu USD, là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ hai ở EU với 4,5 triệu USD. Trong 11 thánh đầu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này là 91,5 triệu USD và 25 nghìn tấn. Hiện nhu cầu lớn nhất ở Đức là cá hồi, cá tra, cá Pôlắc Alaska +) Italia là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của thủy sản Việt Nam nhưng lại đứng đầu về khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Năm 2005, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang nước này đạt 23,7 nghìn tấn, đạt giá trị 63,2 triệu USD ( tăng 66 % về khối lượng và 104% về giá trị so với năm 2004) trong đó mực đông lạnh đứng đầu trong danh sách xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU với 17,7 triệu USD (6700 tấn), tôm đông lạnh đạt 14,5 triệu USD (2941 tấn), cá tra 8,7 triệu USD (4365 tấn), đứng đầu về nhập khẩu nghêu trong các nước EU với 2562tấn và 7,77 triệu USD, bạch tuộc đông lạnh đạt 3203 tấn và gần 5 triệu USD. 9 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu thủy sản sang Italia về khối lượng đạt 25,3 nghìn tấn và về giá trị là 72,4 triệu USD. +) Tây Ban Nha là thị trường có xu hướng tăng liên tục về nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm qua cả về khối lượng và giá trị. Năm 2005, xuất khẩu sang nước này đạt 54 triệu USD và 20681 tấn (tăng 56,8% về giá trị và 70,5% về khối lượng so với năm 2004) trong đó cá chiếm 78% đạt 42,3 triệu (riêng cá tra chiếm 64% đạt 34,4 %), tôm chiếm 3,3% đạt 1,79 triệu USD và đứng thứ tư ở EU trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 89,5 triệu USD. +) Hà Lan là một thị trường xuất khẩu thủy sản tương đối quan trọng của Việt Nam tại EU. Trong năm 2005, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt 41 triệu USD và 10641 tấn ( trong đó Hà Lan dành vị trí số một về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam tại EU với 7,7 triệu USD), đứng thứ nam trong các nước Nhập khẩu thủy sản chính ở EU. Dưới đây là một số thông kê về khối lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính tại EU: Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính Đơn vị: 1000 USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bỉ 19.812 18.517 18.574 31.935 51.075 76.482 Đức 14.448 208 11.750 18.245 44.200 67.812 Italia 13.275 13.075 17.491 23.043 32.123 63.202 Tây Ban Nha 2.599 4.802 5.122 8.262 35.115 53.660 Hà Lan - - - - - 41.028 Pháp 8.399 15.372 12.282 14.599 23.803 38.444 Anh 11.353 14.796 6.288 14.976 26.347 38.265 Ba Lan 424 130 336 1.101 3.219 13.763 Bồ Đào Nha 212 325 244 676 2.277 7.349 Đan Mạch 627 1.255 1.880 1.880 3.161 5.893 Nguồn: www.fistenet.gov. Bảng 10: Khối lượng xuất khẩu thuỷ sản VN sang EU Đơn vị: tấn 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Italia 6.350 6.842 10.049 11.589 14.567 23.711 Tây Ban Nha 1.424 1.858 2.042 3.739 12.427 20.681 Đức 2.716 83 3.834 5.384 12.869 19.899 Bỉ 4.258 4.064 5.903 8.739 13.235 19.499 Hà Lan - - - - - 10.641 Pháp 2.811 5.273 3.446 4.308 6.127 7.653 Anh 2.311 3.028 2.519 2.653 4.176 6.104 Ba Lan 106 51 158 568 1.095 5.761 Bồ Đào Nha 97 173 115 385 1.019 2.871 Hy Lạp 39 93 153 565 331 1.643 Nguồn: www.fistenet.gov.vn Đối với thị trường SNG thì đây là một thị trường còn bất ổn và có nhiều rủi ro bởi vậy hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này còn gặp nhiều khó khăn và khối lượng nhỏ chủ yếu tập trung ở các nước như liên bang Nga, Ukraine... Trong đó thị trường Nga là lớn nhất. Hiện nay đã co khoảng 38 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nga thông qua ba cảng : Saint Petersburg, Vladivostok và Novossisk. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là cá tra, cá basa, cá ngừ đông lạnh ngoài ra còn có các loại thuỷ sản và hàng đông lạnh khác. Tuy vậy mức tăng trưởng năm 2007 khá thấp với khối lượng là trên 57000 tấn (giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái); đạt giá trị trên 119 triệu USD (giảm 5,8% so với năm 2006) và chiếm 3,2% tổng gia trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Do thị trường Nga rất dễ tính về mẫu mã, màu sắc cho nên doanh nghiệp chuẩn bị rất nhiều hàng cho nên khi thị trường này giảm sút về khối lượng nhập khẩu thì lượng tồn kho của các doanh nghiệp tăng lên con số rất lớn. Ngoài ra sự suy giảm của thị trường Nga còn kéo theo sự sụt giảm về lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các thị trường khác của khu vực SNG. Đối với thị trường Ukraine, trong khoảng 4 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt khoảng 10000 tấn (tăng 150% so với cùng kỳ năm 2006) và là thị trường đứng thứ 6 trong nhóm các quốc gia nhập khẩu cá da trơn nhiều nhất của Việt Nam (sau EU, Nga, Asean, Hoa kỳ và Trung Quốc) về cả giá trị và khối lượng. Theo các chuyên gia về xuất khẩu thuỷ sản thì tương lai của thuỷ sản Việt Nam nằm ở các nước Đông Âu và SNG do đó dù hiện tại xuất khẩu thuỷ sản Vn sang thị trường này chưa nhiều nhưng không vì thế mà bỏ qua thị trường đầy tiềm năng này. Bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo phải ổn định chất lượng để có thể khai thác các thị trường như Nga, Ukraine... để tạo tiền đề xâm nhập các thị trường SNG sau này. 2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu 2.3.1 Thuận lợi *) Đối với thị trường EU: +) EU là một khối liên hệ chặt chẽ, sâu sắc, phát triển kinh tế ổn định và có triển vọng phát triển cao. Do các nước thành viên của EU áp dụng cùng một chính sách ngoại thương với mọi nước ngoài khối, EC là cơ quan duy nhất đại diện cho EU trong việc đàm phán, ký kết các hoạt động thương mại và dàn xếp các tranh chấp trong khu vực do đó EU luôn là một khối liên hệ chặt chẽ nhất thế giới. Tình hình kinh tế của các nước trong EU thời gian gần đây vẫn giữ được mức độ phát triển kinh tế ổn định vào khoảng hơn 2%/ năm. Và đây là khu vực bao gồm 27 quốc gia với vài trăm triệu dân, có xu hướng tiêu dùng thủy sản nhiều hơn thịt do đó đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng và có triển vọng phát triển cao hơn nữa trong tương lai. +) EU là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất thế giới và có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Trong xu hướng ngày nay, EU đã có sự chuyển hướng sang các bước thuộc khu châu á. Với xu hướng này thì Việt Nam cũng trở thành đối tác mà EU muốn mở rộng hợp tác. Chính vì vậy EU đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Đay chính là cơ hội để cho thủy sản Việt Nam có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường EU từ đó tạo bước đạp để thế giới biết tới hàng thủy sản nước ta nhiều hơn. +) Thị trường EU có nhu cầu rất lớn không chỉ về số lượng mà còn cả về sự phong phú của hàng hoá nước ta (trong đó có thủy sản). Do vậy xuất khẩu sang EU có thể giúp cho ngành thủy sản của nước ta đảm bảo về sản xuất mà còn thúc đẩy các nhà sản xuất phải nâng cao tay nghề, thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng hàng thủy sản cũng như áp dụng các phương pháp quản lý mới hiệu quả hơn. Mặt khác xuất khẩu sang EU còn góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế nói chung và nền thủy sản nói riêng. *) Đối với thị trường SNG +) Đây là một thị trường tương đối dễ tính. Do mức thu nhập không cao cho nên thị trường này chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng có chất lượng và tiêu chuẩn trung bình. Điều kiện này rất phù hợp với hàng thủy sản Việt Nam đa số có chất lượng vừa phải giá cả phải chăng. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam không thể lợi dụng thái quá đặc điểm này do chắc chắn xu hư\ớng tiêu dùng này sẽ có thay đổi trong tương lai không xa. +) Đây là thị trường rộng lớn, có số dân đông lại chưa được khai thác đúng tiềm năng. Do thị trường này có sức mua không cao, lại có nhiều biến động do đó khi xâm nhập thị trường này thì thủy sản của Việt Nam có nhiều cơ hội hơn dơ có ít đói thủ cạnh tranh. Tuy nhiên khi xâm nhập thị trường này cũng cần nghiên cứu kỹ để tránh trường hợp sẽ bị thua lỗ do sự kém hiểu be=iết về thông tin cũng như nhu cầu thị trường. 2.3.2 Khó khăn *) Với thị trường EU +) Tuy các quốc gia thành viên EU áp dụng cùng một chính sách ngoại thương với các nước ngoài khối nhưng do mỗi quốc gia lại có một nền văn hoá riêng cho nên cách giải quyết các tình huống trong thực tế của họ là không giống nhau. Bởi vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi đưa các sản phẩm thủy sản vào một quốc gia là thành viên của EU cần phải hiểu rõ được văn hoá của mỗi nước để có các phương thức bán hàng và marketing cho phù hợp. +) Do EU là thành viên của tổ chức WTO cho nên các chế đọ quản lý xuất nhập khẩu của khu vực này cũng phải phù hợp với nguyên tắc của WTO. Các mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch có xu hướng giảm nhưng lại đước thay thế bằng các biện pháp phi thuế quan và một trong ssó đó chính là hàng rào kỹ thuật. Hàng thủy sản Việt Nam muốn xâm nhập thị trường EU phải vượt qua được hàng rào kỹ thuật đó ( gồm tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về vệ sinh, tiêu chuẩn về lao động, tiêu chuẩn an toàn cho người lao động và tiêu chuẩn về môi trường). Hàng thủy sản Việt Nam trong thời buổi hiện nay chưa thể đáp ứng hết được các tiêu chuẩn hết sức khắt khe đó cho nên sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU chưa thể hiện rõ được tiềm lực thủy sản của Việt Nam. +) EU đang có xu hướng nới lỏng cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, cải cách về chính sách do đó trong những năm tới thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với sản phẩm thủy sản của các nước khác trên thị trường EU.Trong đó có thể kể đến diển hình là Trung Quốc. Điều đo buộc các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, thay đỏi về cung cách phục vụ cho tốt hơn. +) EU có một hệ thông kênh phân phối phức tạp. Do các siêu thị, các công ty bán lẻ hay các cửa hàng ở thị trường EU không mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn của EU hay các công ty xuyên quốc gia do đó các mặt mhàng muốn vào thị trường EU phải thông qua các công ty này. Do đó dã hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, cũng như việc đa dạng hoá và nâng giá bán. +) Các chính sách chủ yếu của EU là với các thị trường lớn có tính chiến lược như Mỹ, Nhật Bản, Châu Mỹ, Châu Âu. Do vậy hàng thủy sản Việt Nam khi vào EU dù đã được hưởng những chế độ ưu đãi nhưng vẫn có sự phân biệt so với các sản phẩm từ các thị trường nói trên. *) Đối với thị trường SNG +) Vị trí địa lý của các nước thuộc khu vực SNG không thuận lợi cho việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do khoảng cách giữa cảng Hải Phòng hay cảng Sài Gòn đến cảng Odessa hay Leningrad lên đến hơn 10000 km, trong khi đó cước phí vấn tải biển không phải thấp do đó ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. +) Do các nước thuộc khu vực này hầu hết là các nước đang phát triển, thu nhập của người dân không cao nên sức mua trung bình thuộc diện thấp do đó làm giảm khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. +) Thị trường SNG còn nhiều biến động, rủi ro cao. Quy mô nhập khẩu của thị trường này là rất thất thường, năm 1998 tổng kim ngạch nhập khẩu là 106,87 tỷ USD nhưng đến năm 2000 lại giảm xuống còn 81,4 tỷ USD và đến năm 2002 con số này lại tăng chút ít. Do vậy việc xuất khẩu thủy sản vào thị trường này cần tiến hành một cách từ từ để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. +) Thị trường này còn hỗn loạn, chưa ổn định về chính trị cũng như xã hội. Tiêu chí đầu tiên mà các nhà đầu tư và xuất khẩu quan tâm tới đầu tiên khi muốn xâm nhập một thị trường đó là tình hình chính trị xã hội và các chính sách của nhà nước đó. Tuy nhiên chính trị của khu vực này lại chưa ổn định, xã hội còn nhiều hỗn loạn do đó viêc thu hút vốn đầu tư và hàng xuất khẩu của khu vực này còn nhiều khó khăn, do đó việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này cũng gặp nhiều khó khăn mặc dù đây là một trong những thị trường truyền thống của nước ta, đã từng giúp nước ta rất nhiều trong chiến tranh. Chương 3: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu 3.1 Triển vọng phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 3.1.1 Những cơ hội đối với ngành thủy sản Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong những năm tới đây ngành thủy sản có cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa để đóng góp vào nền kinh tế nước ta +) Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thủy sản thì nguồn tài nguyên thủy sản của nước ta vẫn còn rất phong phú cả trong việc nuôi trồng thủy sản và đánh bắt xa bờ. Với đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet cùng hệ thống sông ngòi ao hồ chằng chịt trên phạm vi cả nước đó là điều kiện để ta thúc đẩy phát triển hơn nữa về khai thác và nuôi trồng thủy sản. Và đây cũng là ưu thế của ta so với các nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới như Thái Lan- nước xuất khẩu thủy sản nhiều nhất thế giới. +) Do Việt Nam có một bộ phận đông đảo lao động trong nông nghiệp nông thôn, tuy tay nghề không cao, không có kỹ năng nhưng chi phí tiền công thấp. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam đồng thời cũng là yếu tố quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. +) Trên thế giới hiện nay, hàng thủy sản được xếp vào nhóm những sản phẩm cơ bản, cung không đủ cầu. Bên cạnh đó ngày nay xu hướng người dân chuyển sang dùng thủy sản thay thế dần cho thịt, các thị trường mới cũng đã mở ra các cơ hội cho các sản phẩm thủy sản qua chế biên, tươi ăn liên. Điều đó góp phần tạo lên cơ hội cho ngành thủy sản. Và theo đánh giá thì ngành thủy sản sẽ là một trong những ngành xuất khẩu triển vọng nhất trong số các mặt hàng truyền thống của nước ta. +) Là một nước thuộc dạng đang phát triển, một nước đi sau nhưng Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ các nước đi trước mình. Việt Nam có cơ hội để tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật của nước ngoài cũng như rút ra được những ưu nhược điểm trong quá trinh thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của những nước đi trước để có thể rút ngắn thời gian thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta từ đó thúc đẩy kinh tế nói chung và thủy sản nói riêng. Nhờ đó Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến trên thế giới, cũng như học hỏi các kinh nghiệm trong việc quản lý, chế biến và xuất khẩu thủy sản của các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới từ đó rút ra đường đi phù hợp cho sự phát triển của thủy sản Việt Nam. 3.1.2 Những thách thức đối với ngành thủy sản Bên cạnh những cơ hội phát triển, trong những năm tới ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn phải vượt qua rất nhiều thách thức lớn. +) Thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ mới cũng như tính cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự do hoá thương mại. Trong khi đó nền thủy sản trong nước dù đã có nhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém chưa khắc phục được, đồng thời cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứng được các nhu cầu của thời đại, hiệu quả đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đối với ngành chế biến thủy sản thì hầu hết đều chưa có quá trình tự đọng hoá trong sản xuất, giá thành không ổn định, sức cạnh tranh của các sản phẩm còn kém. Đặc biệt trong thời đại hiện nay việc xuất khẩu các sản phẩm mới chỉ qua sơ chế hay đông lạnh không còn phù hợp nữa, bên cạnh đó việc không có được (hay chưa xây dựng được) các nhãn hàng có uy tín, bán với giá thấp hơn so với các sản phẩm của các nước khác sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam với các nước xuất khẩu thủy sản khác. +) Các nước phát triển vừa tiến hành giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan nhưng lại vừa đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về án toàn vệ sinh thực phẩm, các biện pháp phòng vệ thương mại. Điều này tác động không tốt đến các mặt hàng được sản xuất ở các nước đang phát triển (đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản, thủy sản) do nó tác động làm tăng chi phí sản xuất, cũng như các nước phát triển áp dụng các biện pháp này như một rào cản đối với hàng hoá các nước. +) Khó khăn nảy sinh từ bản thân các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Thị trường châu á là thị trường trọng điểm về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng thời gian gần đây cũng có nhiều biến động. Nhật Bản trong những năm gần đây nhìn chung đã bão hoà và khó tăng nhanh về sản lượng nhập khẩu thủy sản, bên cạnh đó việc xuất hiện và cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác cũng gây rất nhiều khó khăn cho việc duy trì thị phần của thủy sản Việt Nam ở khu vực này. Trong những thị trường có mức thu nhập cao như EU, Mỹ thì tỷ trọng hàng thủy sản Việt Nam còn thấp do các quy định về chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thủy sản. Còn các thị trường khác thì tỷ trọng xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam là rất nhỏ, chưa được quan tâm đúng mức và chưa khai thấc được tiềm năng của các thị trường này. +) Việt Nam luôn ở trong tình trạng thiếu thông tin thị trường, năng lực quản lý còn kém, kinh nghiệm và kiến thức, cách thức tiếp cận thị trường cũng như khả năng phát triển hệ thống kinh doanh và phản ứng với sự thay đỏi chính sách thường chậm. +) Năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế còn yếu, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, cơ chế thị trường còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Hệ thống tài chính còn nhiều vấn đề bất cập, cũng như trình độ công nghệ còn thấp, cải cách diễn ra chậm chạp, tư duy còn thấp dã gây ra những khó khăn cho khả năng tiếp cận, thâm nhập các thị trường của các mặt hàng của Việt Nam trong đó có thủy sản. 3.1.3 Định hướng phát triển và xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 Mục tiêu chiến lược của ngành thủy sản nước ta được xác định là huy động tổng hợp mọi nguồn lực để phát triển ngành thủy sản từ đó góp phần đong góp vào nền kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống ngư dân. +) Duy trì tỷ lệ đóng góp ngành thủy sản vào GDP khoảng 2,8%. +) Tạo thêm công ăn việc làm bằng phương pháp đa dạng hoá ngành nghề trong nhành thủy sản, nâng cao thu nhập và mức sống những người dân sống chủ yếu dựa vào nghề cá. Dự kiến đến năm 2010 số người sống chủ yếu dựa vào nghề cá vào khoảng 4,4 triệu người trong đó số người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, chế biến và nuôi trồng thủy sản sẽ tăng lên gấp đôi. Đa dạng hoá ngành nghề trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản sẽ tạo ra ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. +) Tăng mức cung cấp sản phẩm cho thị trường, tạo điều kiện để mọi người dân có thể mua hàng qua đó nâng cao mức dinh dưỡng cũng như đa dạng hoá khẩu phần cho dân cư. Mục tiêu là đạt tới 25 kg/ người/ năm. +) Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm thủy sản để thu ngoại tê,. Giá trị xuất khẩu sẽ đạt 3,5 - 4,5 tỷ USD vào năm 2010. +) Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thủy sản và các lĩnh vực có liên quan để nâng cao hiệu quả qua đó duy trì được lợi thế so sánh với các nước cạnh tranh. Ngoài các mục tiêu cụ thể nêu trên, các chuyên gia của ngành thủy sản còn đưa ra các dự báo về tình hìn xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn từ bây giờ cho đến năm 2010 như sau: +) Dự báo tốc độ tăng tổng kin ngạch xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2005 - 2010 sẽ vào khoảng 13 - 20%. +) Đến năm 2010 thì sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ vượt qua sản lượng khai thác, đạt 51,25% sản lượng thủy sản chung trong cả nước. Có điều đó là do hiện vẫn còn khoảng 38% diện tích nuôi trồng thủy sản chưa được sử dụng và khả năng tăng năng suất nuôi trồng còn tiếp tục diễn ra. +) Trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu thì tỷ trọng hàng thô sẽ giảm xuống còn 46%, tăng lượng hàng có giá trị cao, giá trị gia tăng lên 22% đạt khoảng 500 - 700 triệu USD, sản lượng đồ hộp lên khoảng 8 - 11% tương đương 300 - 500 triệu USD và hàng tươi cao cấp lên 24% đạt 0,8 -1 tỷ USD. Trong đó tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu truyền thống đạt giá trị xuất khẩu khoảng 1 - 1,2 tỷ USD vào năm 2010. +) Về thị trường xuất khẩu thì quan điểm dự báo là giữ vững các thị trường truyền thống, tăng nhanh tỷ trọng thị trường các nước ở khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và các thị trường thu nhập cao để tạo thế cân bằngvới các thị trường truyền thống. Trong đó thị trường Mỹ được dự báo sẽ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2010. Bên cạnh đó thì các thị trường khác như Nhật Bản, EU cũng có những bước phát triển nhanh chóng. 3.2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU Để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường EU phát triển cho tương xứng với tiềm năng của ngành thủy sản trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân EU thì chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau: 3.2.1 Các giải pháp vĩ mô +) Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho phù hợp hơn với nhu cầu và tạo thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản. Cần phải rà soát và thay đổi những quy định không còn phù hợp với thời đại ngày nay như một số điều trong luật thuỷ sản, luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước để tạo ra các điều kiện thông thoáng hơn cho phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển ngành thủy sản. Bên cạnh đó cần đào tạo các cán bộ công chức đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trong thời kỳ mới. Ngoài ra cần tiếp tục dẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý về ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương để xoá bỏ bớt các thủ tục rườm rà gây mất thời gian, công sức mất niềm tin của người kinh doanh cũng như các nhà xuất khẩu, đầu tư. +) Gắn công nghệ nguồn với sản xuất xuất khẩu thủy sản trong chiến lược xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Do xưa nay chúng ta chủ yếu nhập khẩu công nghệ từ các nước châu á lên chất lượng không cao, không bền mà EU lại yêu cầu rất khắt khe về chất lượng mặt hàng thủy sản bởi vậy nếu chúng ta cần tăng cường nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ EU để phục vụ cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Do đó hàng thủy sản sẽ xâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn và có sức cạnh tranh với các sản phẩm thuộc các quốc gia khác. Các phương pháp thu hút có thể áp dụng các phương pháp như đầu tư của chính phủ hay thu hút các nhà đầu tư của các nước EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó cách thứ hai là hợp lý hơn cả bởi chúng ta vừa có công nghệ vừa có các chuyên gia giúp đỡ sử dụng tối ưu công nghệ, đồng thời cũng nâng cao về chất lượng sản phẩm. +) Nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Do thị trường EU là một thị trường vô cùng khó tính về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho nên thủy sản Việt Nam muốn phát triển và xâm nhập sâu vào thị trường này đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu của họ. Chính vì vậy trong chúng ta cần nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các phương pháp như thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm cho những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng như người tiêu dùng, giáo dục cho họ ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó cần xây dựng bộ máy quản lý chất lượng an toàn vệ sinh về thủy sản từ trung ương đến địa phương để đảm bảo thủy sản Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường dù là khó tính nhất. +) Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sở hữu cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một quyết định đúng đắn của nhà nước bởi lẽ điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc thực hiện các chương trình chiến lược, cũng như thu hút được sự quan tâm góp vốn của xã hội. +) Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Do hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên tiềm lực cũng như sức cạnh tranh là không cao. Vì điều này cho nên sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại là vô cùng cần thiết. Nhà nước lên sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để giải quyết vấn đề về vốn đầu tư đổi mới, đơn giản hoá thủ tục vay vốn và các yêu cầu thế chấp khi vay vốn. Ngoài ra nhà nước cũng xúc tiến thành lập các ngânh hàng chuyên doanh của khu vưc doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp lớn để giúp đỡ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn từ đó có thể tăng khả năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. +) Nhà nước có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như đẩy mạnh phát triển thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương, đẩy mạnh quan hệ ở cấp chính phủ về mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như thủy sản. Bên cạnh đó nhà nước cũng có các chính sách để thúc đẩy, tạo điều kiện cho sản phẩm của các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường cũng như người tiêu dùng EU. +) Nhà nước cũng cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cần bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các chương trình như khai thác thủy sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản bởi đây là những nguồn cung cấp chính các sản phẩm để thực hiện hoạt động xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra cũng cần chú ý tới các trường đào tạo và dạy nghề về thủy sản vì đây là nơi sẽ cung cấp ra các cán bộ có năng lực tay nghề để phục vụ cho sự phát triển ngành thủy sản sau này. Cụ thể thì đối với ngành khai thác cần đào tạo đội ngũ đánh bắt có kiến thức về các vấn đề như luật hàng hải, thời kỳ sinh sản của các loại thủy sản. Còn về nuôi trồng nà chế biến thủy sản thì cần đào tạo các ácn bộ cho phù hợp với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hoặc cũng có thể liên kết với các nước phát triển để cử người đi đào tạo nghiên cứu ở nước ngoài rồi về phổ biến giúp đỡ cho ngư dân. +) Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay khi thủy sản Việt Nam chưa tạo cho mình được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì sự giúp đỡ của nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhà nước sẽ giúp xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng chủ đạo, và cho phép các mặt hàng này được đăng ký sử dụng tên thương hiệu quốc gia. Việc làm này sẽ đem lại các lợi ích như tạo hiệu quả tổng thể, mở cửa cho mọi công ty, duy trì các hoạt động kiểm soát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ngoài ra còn giúp cho việc thiết lập hệ thống giám sát cảnh báo dịch bệnh thủy sản cũng như giúp cho xây dựng và triển khai đề án mã hoá truy xuất nguồn gốc, hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. +) Ngoài ra việc hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các ngành phụ trợ như khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong khai thác thì nhà nước có thể sử dụng các biện pháp như tăng cường nghên cứu, điều tra để định hướng khai thác cho phù hợp kết hợp với việc tổ chức các mô hình khai thác thủy sản sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, tăng đầu tư cơ sở vật chất phương tiện cũng như nâng cấp các trang thiết bị trên tàu để gia tăng khối lượng và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó cũng cần có các biện pháp để hỗ trợ cho ngành nuôi trồng thủy sản như tập trung vào tổ chức liên kết sản xuất sạch, tạo ra năng suất lớn. Nhà nước cũng lên chỉ đạo cho các cơ sở nghiên cứu và sản xuất thủy sản chủ động trong việc tạo ra được các sản phẩm sạch thoả mãn được các nhu cầu khắt khe của thị trường EU đồng thời phải mở rộng quy mô nuôi các loại cá có giá trị xuất khẩu cao như cá giò, cá song, cá tráp, cá vược, cá ngừ đại dương cũng như một số loại có giá trị cao như bào ngư, hải sâm. Nhà nước cũng lên khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào nuôi trồng thủy sản để tạo ra cung cấp đủ không những về khối lượng mà còn đáp ứng được cả về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra việc quản lý tốt việc nhập khẩu thức ăn, thuốc ngừa dịch bệnh, viêc thí điểm nuôi thủy sản bằng thức săn nhân tạo để tiến tới giảm sự ô nhiễm môi trường hay việc đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai. 3.2.2 Các giải pháp vi mô Sự hỗ trợ của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp tuy nhiên để có được các phương hướng cũng như các thành công trong kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn là nười quyết định. Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU được phát triển mạnh hơn nữa thì vai trò của các doanh nghiệp càng lớn. Dưới đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của doanh nghiệp: +) Thâm nhập các kênh phân phối của EU. Do các kênh phân phối của thị trường EU là hết sức phức tạp và hàng hoá của Việt Nam muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU thì phải thông qua các kênh phân phối này do đó chúng ta phải có các biện pháp thích hợp để thâm nhập các kênh này. Để thâm nhập được vào thị trường EU cũng như các kênh phân phối của thị trường nay đòi hỏi sản phẩm thủy sản của ta phải đáp ứng các yêu cầu như nắm bắt được thị hiếu khách hàng, đảm bảo thời gian giao hàng, duy trì chất lượng sản phẩm. Qua đó các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cảu Việt Nam có thể áp dụng phương pháp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể liên kết với cộng đồng người Việt ở EU để đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào EU, còn với các doanh nghiệp lớn hơn thì có thể liên doanh để trở thành các công ty con của các công ty xuyên quốc gia của EU hoặc có thể sử dụng hình thức liên doanh với các đối tác trong việc sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá của nhau. +) Đảm bảo về vệ sinh an toàn vệ sinh thủy sản. Với các doanh nghiệp việc này có thể được thực hiện thông suốt quá trình sản xuất từ nuôi trồng cho đến chế biến thủy sản. Khi nuôi trồng thủy sản thjì phải thực hiện theo quy định bộ thủy sản về liều lượng thuốc kháng sinh, bảo quản thủy sản không sử dụng những loại thuốc cấm. Còn về quá trình chế biến sản phẩm thì phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định nhà nước. Các hoá chất, các chất phụ gia bảo quản dùng trong quy trình chế biến phải được nhà nước cho phép đảm bảo không gây hại cho người sử dụng, cũng như phải có các biện pháp phản ứng kịp thời khi có những biến cố như phát hiên mầm bệnh. +) Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý ở cấp doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng cũng như đề ra được các phương hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó cũng phải tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất để đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng cũng như không bị lạc hậu về công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản khác. Có như vậy mới đảm bảo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có một sự phát triển bền vững, có khả năng củng cố và mở rộng phát triển trên một thị trường khó tính như thị trường EU. +) Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam muốn tồn tại lâu dài và phát triển trên thị trường EU cần phải tiến hành xây dựng, nâng cao và phát triển thương hiệu. Người dân EU là những người có mức thu nhập vào loại cao nhất thế giới do đó khả năng thanh toán, nhu cầu của họ là rất cao. Đổi lại thì họ cũng yêu cầu các mặt hàng phải có chất lượng, đảm bảo an toàn và đặc biệt phải có thương hiệu. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn EURO để mua một sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Nhưng họ sẽ không bỏ ra vài trăm EURO để mua một sản phẩm tương tự nhưng không có thương hiệu. Vì họ ncho rằng thương hiệu đi kèm với nó là sự bảo đảm về chất lượng và an toàn. Đặc biệt với một sản phẩm thuộc về thực phẩm như thủy sản thì độ an toàn là trên hết do đó việc tạo ra các sản phẩm có thương hiệu sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản sẽ dễ dàng hơn và thu hút nhiều khách hàng hơn. +) Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng thì nguồn nguyên liệu có ý nghĩa sống còn và cũng là một trong những yếu tố đảm bảo giữ chữ tín với khách hàng. Và để tạo được sự chủ động trong xuất khẩu thủy sản thì các doanh nghiệp cần chú ý tạo ra nhiều nguồn cung cấp thông qua việc ký hợp đồng với nhiều nhà cung cấp ( không bao giờ được phụ thuộc vào một nhà cung cấp). Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng có thể góp vốn đầu tư vào các trang trại nuôi trồng thủy sản để tạo sự chủ động cho mình. Ngoài ra còn có thể tìm kiếm nhà cung ứng nước ngoài để đề phòng tình huống nguồn cung cấp trong nước không đáp ứng được về khối lượng hoặc chất lượng. +) Ngoài ra các doanh nghiệp để tăng sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài có thể tiến hành liên kết với nhau. Do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hầu hết đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thế giới là rất khó khăn vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nên liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh cạnh tranh. +) Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh và xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU. Thương mại điện tử mang lại những lợi ích vô cùng lớn cho doanh nghiệp bởi vì thông qua các trang Web của doanh nghiệp khách hàng có thể hiểu rõ được phần nào về doanh nghiệp qua đó góp phần xây dựng uy tín cũng như đẳng cấp cho doanh nghiệp. +) Các doanh nghiệp cần khai thác có hiệu quả quỹ phát triển doanh nghiệp của EU. Việc các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiến hành xâm nhập thị trường EU có thể coi là một bước phát triển khách quan trong thời đại mới. Tuy nhiên do các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên việc thiếu vốn để gia tăng sản xuất cũng như nâng cấp thiết bị là một điều tất yếu. Song doanh nghiệp lại không thể cứ ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước do đó quỹ phát triển doanh nghiệp của EU có thể coi là một giải pháp cho việc vay vốn của doanh nghiệp. Các khoản tài trợ , vay vốn này sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng để nâng cấp các thiết bị, gia tăng các hình thức dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng cũng như mở rộng sản xuất , thực hiện hiện đại hoá doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của doanh nghiệp. +) Nâng cao trình độ cho cán bộ và công nhân chế biến. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay để phát triển ngoài có công nghệ tiên tiên cần có một đội ngũ các nhà quản lý có trình độ, công nhân lành nghề. Chính vì vậy doanh nghiệp cần tổ chức các khoá đào tạo cho các nhà quản lý cũng như người lao động giúp họ có khả năng ứng biến, xử lý các tình huống xảy ra để đảm bảo cho việc hoạt động cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp luôn được diễn ra theo kế hoạch. 3.3 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường SNG Việc làm ăn mua bán với thị trường này ngày nay là một vấn đề hết sức khó khăn do đó nhiêu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đa bỏ qua thị trường này. Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đòi hỏi phải có những biện pháp mang tính đột phá. 3.3.1 Các giải pháp vĩ mô +) Mở rộng các mối quan hệ về thương mại giữa các chính phủ, ký kết các hợp tác đầu tư về các lĩnh vực như kinh tế tài chính, thương mại để từ đó mở đường cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộng quan hệ với đối tác các nước. +) Do tình hình ở khu vực các nước SNG còn nhiều biến động do đó đòi hỏi phải luôn cập nhật thông tin để có các phương hướng phát triển cho đúng đắn. Điều này có thể nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp vì vậy cần có sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước về tình hình thị trường, đối tác và chính sách xuất nhập khẩu của các nước SNG, thông tin về khả năng kinh tế, tư cách pháp nhân của các đối tác. Hiên nay thì các tổ chức và cơ quan trực thuộc nhà nước ở các nước SNG chưa thể trở thành cầu nối để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường SNG. +) Thời gian đầu thâm nhập vào thị trường các nước SNG, doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định và để xác định được vị thế của mình trên thị trường này thì nhà nước trong một vài trường hợp cụ thể có thể trợ giá cho sản phẩm trong thời gian đầu. Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp đứng vững và tạo tiền đề cho các bước phát triển về sau này của doanh nghiệp. +) Hàng thủy sản Việt Nam hiện nay được đưa vào bán ở các nước SNG chủ yếu thông qua chợ song cách phân phối và bán hàng này thì lợi nhuận sẽ thấp mà rủi ro lại cao cho nên nhà nước co thể hỗ trợ hoặc đầu tư xây dựng một số trung tâm thương mại ở một số thành phố lớn để dùng đó vừa là nơi giới thiệu các mặt hàng, vừa là nơi bán hàng, cũng là nơi giao dịch tìm kiếm khách hàng cho các mặt hàng Việt Nam nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng. Mặt khác các cơ quan thương vụ của Việt Nam có thể tạo điều kiện, giới thiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước tiếp xúc, kết hợp làm ăn với các doanh nhân người Việt đang làm ăn có hiệu quả ở khu vực này để thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm hoặc xúc tiến thương mại. +) Nâng cao trình độ giám định hàng hoá đạt tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng được các yêu cầu quy định của các nước SNG. Thị trường này tuy là một thị trường tương đối dễ tính song trong tương lai khi thu nhập của người dân được nâng cao thì các điều kiện về an toàn, chất lượng sản phẩm cũng tăng lên chính vì vậy các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang khu vực này cũng cần được nâng cao về mặt chất lượng cũng như vấn đề về an toàn để thoã mãn đượ cá yêu cầu ngày càng cao của người dân cũng như các yêu cầu của quy địn pháp luật. 3.3.2 Các giải pháp vi mô +) Nâng cao năng lực quản trị chiến lược kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp. Do thị trường này còn nhiều bất ổn, biến động cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được vì vậy các chiến lược kinh doanh là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần phải có những nhà quản lý giỏi để đảm bảo có thể ứng biến được trong những trường hợp rủi ro xảy ra. Đồng thời đây cũng là một thị trường đang phát triển khá nhanh, tiềm năng kinh doanh khá lớn cho nên được nhiều nhà xuất khẩu thủy sản lớn quan tâm do đó doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải nâng cao tính cạnh tranh của các mặt hàng để có thể chiếm lĩnh được một vị trí vững chắc trên thị trường này. +) Bất cứ ở thị trường nào thì thương hiệu của hàng hoá cũng là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Thị trường SNG cũng không ngoại lệ. Không người tiêu dùng nào muốn sử dụng một sản phẩm mà không biết rõ nguồn gốc xuất xứ của nó bởi vậy thương hiệu có ý nghĩa sống còn nếu một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Chính vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường SNG cũng cần xây dựng cho mình những thương hiệu riêng và ngày một củng cố nó trong lòng người tiêu dùng, đó là một trong những cách tốt nhất để giữ khách hàng. +) Ngoài ra một vấn đề nữa cũng rất quan trọng đó là việc tiến hàng xử lý thông tin của doanh nghiệp. Do thị trường SNG là một thị trường còn nhỏ, chưa được nhiều doanh nghiệp để ý khai thác do đó thông tin về khu vực này là rất ít. Được sự trợ giúp của nhà nước thì các doanh nghiệp sẽ có được những thông tin xác thực về khu vực này. Tuy nhiên sự giúp đỡ của nhà nước chỉ là phần nào cong chủ yếu vẫn của doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia có khả năng để tiến hành phân tich ncác thông tin thu được để có thể khai thác các thông tin đó một cách tốt nhất. Kết luận Thông qua đề tài này, tôi hy vọng sẽ giúp cho mọi người thấy được phần nào tầm quan trọng của ngành thủy sản đối với sự phát triển của kinh tế nước ta nói chung trong thời kỳ đổi mới cũng như sự quan trọng của thị trường châu âu đối với nước ta. Mặc dù trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đáng kể cả về lượng và chất, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra đối với ngành thủy sản trong tương lai nếu muốn xâm nhập vào thị trường châu âu nói riêng và các thị trường trên thế giới nói chung. Những vướng mắc đó không chỉ có ngành thủy sản phải đối mặt mà hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đang gặp phải. Chính vì vậy để giải quyết được các vấn đề đó ngoài nỗ lực của các ngành liên quan còn cần có sự giúp đỡ của nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách pháp luật, các hàng rào thuế quan… Nếu giải quyết tốt được các vấn đề đó thì tôi tin rằng trong một tương lai không xa, ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam nói riêng và các ngành xuất khẩu nói chung của Việt Nam sẽ có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để góp phần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 và phát triển hơn nữa trong tương lai. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS Đặng Đình Đào - GS.TS Hoàng Đức Thân Giáo trình Kinh tế thương mại Nhà xuất bản thống kê TS. Nguyễn Văn Tuấn - TS. Trần Văn Hoè Giáo trình Thương mại quốc tế Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân PGS.TS Trần Chí Thành Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Nhà xuất bản Lao động - xã hội Kinh doanh với thị trường EU Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Trung tâm thông tin thương mại châu âu tại Việt Nam PGS.TS Nguyễn Văn Nam Thị trường xuất nhập khẩu ts Nhà xuất bản thống kê PGS.TS Vũ Chí Lộc Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu âu Nhà xuất bản lý luận chính trị PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn Cộng đồng các quốc gia độc lập Nhà xuất bản khoa học xã hội Tạp chí nghiên cứu châu âu số 1/2008 www.fistenet.gov www.mof.gov.vn Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang 3 thị trường châu âu 1.1 Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản với nền kinh tế quốc dân 3 1.2 Đặc điểm thị trường châu âu 4 1.2.1 Giới thiệu khái quát về kinh tế, xã hội các nước châu âu 4 1.2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ thủy sản châu âu 7 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tơi xuất khẩu thủy sản 12 1.3.1 Các nhân tố bên trong 12 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 13 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường châu âu 15 2.1 Thực trạng về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 15 2.1.1 Thực trạng về tăng trưởng của ngành thủy sản 18 2.1.2 Tình hình về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 22 2.2 Thực trạng về xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường châu âu 23 2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu 28 2.3.1 Thuận lợi 28 2.3.2 Khó khăn 29 Chương 3: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường 31 châu âu 3.1 Triển vọng phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 31 3.1.1 Những cơ hội đối với ngành thủy sản 31 3.1.2 Những thách thức đối với ngành thủy sản 33 3.1.3 Những định hướng xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 34 3.2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 36 3.2.1 Các giải pháp vĩ mô 36 3.2.2 Các giải pháp vi mô 39 3.3 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường SNG 42 3.3.1 Các giải pháp vĩ mô 42 3.3.2 Các giải pháp vi mô 43 Kết luận 45 Danh mục tài liệu tham khảo 46 Bảng chữ viết tắt Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt bằng tiếng anh Nội dung chữ viết tắt bằng tiếng việt 1.EU 2.GDP 3.SNG 4.WTO 5.GSP European Union Gross Domistic Product World Trade Organization Genneralized System of Preferences Liên minh châu âu Tổng sản phẩm xã hội Cộng đồng các quốc gia độc lập Tổ chức thương mại thế giới Chương trình ưu đãi thuế quan Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ Trang Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng và lạm phát ở EU 5 Bảng 2: Nhịp độ tăng trưởng của một số nước khu vực SNG 7 trong những năm gần đây Bảng 3: Các trung tâm thu mua lớn tại châu âu 9 Bảng 4: Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thủy sản 17 Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 19 Bảng 6: Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản chính 20 Bảng 7: Các thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam 22 Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 24 Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính 26 Bảng 10: Khối lượng xuất khẩu thuỷ sản VN sang EU 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDA17.docx
Tài liệu liên quan