Kiểm sát viên phải kiểm sát việc thông báo
kết luận định giá tài sản của cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng cho bị can, bị cáo, bị
hại và người tham gia tố tụng khác có liên
quan. Những người này có quyền trình bày ý
kiến về kết luận định giá và có quyền đề nghị
định giá lại tài sản. Trong trường hợp cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp
nhận đề nghị của những người này thì phải
thông báo cho họ bằng văn bản và nêu rõ lý
do. Khi có nghi ngờ về kết luận định giá tài
sản lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị
buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn
bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá
lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên
trực tiếp thực hiện. Trong trường hợp có sự
mâu thuẫn giữa kết luận định giá tài sản lần
đầu với kết luận định giá tài sản lại về giá trị
của tài sản cần định giá, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng sẽ ra văn bản yêu cầu
định giá lại tài sản lần thứ hai. Việc định giá tài
sản lại lần thứ hai sẽ do Hội đồng định giá tài
sản có thẩm quyền thực hiện. Kết luận định
giá lại trong trường hợp này được sử dụng để
giải quyết vụ án.
Trong trường hợp do tính chất đặc biệt của
vụ án hoặc do yêu cầu phải bảo đảm bí mật, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cụ thể là
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ quyết
định việc định giá lại tài sản khi có kết luận
định giá lần thứ hai của Hội đồng định giá tài
sản. Việc định giá tài sản trong trường hợp đặc
biệt này sẽ do Hội đồng định giá tài sản mới
thực hiện. Những người đã tham gia định giá
trong những lần trước đó sẽ không được tham
gia trong Hội đồng định giá tài sản lại lần này.
Kết luận định giá trong trường hợp đặc biệt này
được sử dụng để giải quyết vụ án.
Trên đây là một số nội dung về công tác
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động giám
định và định giá tài sản theo quy định của
BLTTHS năm 2015. Chúng tôi mong rằng
những nội dung nêu trên sẽ được thực hiện
thống nhất, đúng quy định của pháp luật trên
thực tiễn.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giám định, định giá tài sản theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
54
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO
PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIÁM ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
Nguyễn Thanh Mai1
Tóm tắt: Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác giám
định và định giá tài sản là một hoạt động quan trọng, cần thiết trong việc giải quyết nhiều vụ
án hình sự. Kết quả của hoạt động này còn có thể là căn cứ, cơ sở cho việc quyết định có khởi
tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Trong một số vụ án, nó còn giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng xác định khung hình phạt chính xác. Trên thực tiễn, công tác này đang gặp phải rất nhiều
khó khăn, lúng túng trong hoạt động phối hợp triển khai, đặc biệt một số vụ án nếu bị hại không
hợp tác thì không thể giải quyết được. Nhiều vụ án, tài sản bị mất không thu hồi được, việc định
giá tài sản rất khó khăn. Do đó Kiểm sát viên (KSV) cần được trang bị những kỹ năng, kiến thức
cần thiết trong thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giám
định và định giá tài sản.
Từ khóa: Thực hành quyền công tố, Định giá tài sản, Giám định tư pháp
Nhận bài: 05/5/2017; Hoàn thành biên tập: 29/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017
Abstract: Exercising prosecution right and supervising the law compliance in appraising
and assessiing property is an important activity needed in solving many criminal cases. It’s
result can be ground for making decision of initiating criminal proceedings. In some cases, it
helps procedure-conducting agency define certain punishment frame. In reality, there are
difficulties,troubles found in coordination of implementation, especially with the cases when the
victims are not willing to work with. The task of assessing property is difficult with the cases
having property lost. Therefore, it is necessary to equip prosecutors with essential skills,
knowledge in exercising prosecution right and supervising the law compliance in appraising
and assessing property.
Keywords: Exercise prosecution right, assessing property, judicial expertise
Date of receipt: 05/5/2017; Date of revision: 29/6/2017; Date of approval: 01/8/2017
1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong việc giám định
Trưng cầu giám định và hoạt động giám
định trong tố tụng hình sự là một công tác quan
trọng không thể thiếu trong quá trình giải quyết
nhiều vụ án hình sự. Thực tiễn công tác cho
thấy, hoạt động giám định tư pháp có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng của
hoạt động tố tụng. Không ít trường hợp việc
giải quyết vụ án bị kéo dài, ách tắc với nguyên
nhân từ kết luận của các tổ chức giám định.
Thực hiện giám định tư pháp cũng là nhằm làm
sáng tỏ vụ án, tránh tình trạng oan sai, bỏ lọt tội
phạm. Ngoài ra, giám định tư pháp còn mang
một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hướng hoạt động
tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người
đúng tội, phụng sự công lý. Giám định tư pháp
là một kênh quan trọng đánh giá trình độ phát
triển pháp luật và mức độ dân chủ của một
quốc gia. Chính vì lẽ đó, trong Bộ luật tố tụng
hình sự (BLTTHS) năm 2015 có đến 18 điều
luật quy định về các hoạt động liên quan đến
công tác giám định này. Vì vậy, trong quá trình
điều tra, KSV phải luôn chủ động, phát hiện
kịp thời những vấn đề, những nội dung cần tiến
hành giám định để yêu cầu cơ quan điều tra
tiến hành việc trưng cầu giám định.
Theo quy định tại Điều 205 BLTTHS năm
2015, khi có các căn cứ được quy định tại Điều
206 BLTTHS năm 2015 hoặc khi xét thấy cần
1 Thạc sỹ, Giảng viên khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
55
thiết, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định
trưng cầu giám định được quy định tại Điều 34
BLTTHS và tại Điều 39 BLTTHS, bao gồm
các cơ quan sau đây: Cơ quan điều tra; Viện
kiểm sát; Tòa án; Bộ đội biên phòng; Hải quan;
Kiểm lâm; Lực lượng cảnh sát biển; Kiểm ngư
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra.
Kiểm sát viên cần kiểm sát chặt chẽ các căn
cứ và sự cần thiết phải trưng cầu giám định.
Để yêu cầu cơ quan có thầm quyền tiến hành tố
tụng ra quyết định trưng cầu hoặc báo cáo đề
xuất lãnh đạo VKS ra quyết định trưng cầu
giám định. Các trường hợp phải bắt buộc trưng
cầu giám định bao gồm:
“1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc
tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm
hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người
làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về
khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng
đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc
đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và
không có tài liệu để xác định chính xác tuổi
của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của
những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại
sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu
nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền
giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường”.
Đối với những vụ án cần xác định rõ một
trong các trường hợp nêu trên, Kiểm sát viên
cần chủ động yêu cầu Điều tra viên lập kế
hoạch trưng cầu giám định. Quyết định trưng
cầu giám định của Cơ quan điều tra phải nói rõ
nội dung yêu cầu, họ và tên người được trưng
cầu giám định, quyền và trách nhiệm của người
giám định. KSV cần kiểm sát chặt chẽ quyết
định trưng cầu giám định, đảm bảo phải đầy đủ
nội dung quy định tại khoản 2 Điều 205
BLTTHS. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra
quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng
cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định
trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng
cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện
giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định
cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Nếu thấy nghi ngờ về tính khách quan, tính
khoa học của bản kết luận giám định hoặc kết
luận giám định không phù hợp với các chứng
cứ khác, KSV báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để
nêu yêu cầu đối với Cơ quan điều tra hoặc trực
tiếp yêu cầu Giám định viên giải thích thêm.
Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ thời
hạn giám định, tránh tình trạng kéo dài quá
mức ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.
Nhiều vụ án phải chờ kết quả giám định mới
thực hiện các hoạt động cần thiết theo quy định
của pháp luật. Do đó, nếu hết thời hạn mà chưa
có kết quả giám định thì các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định tạm
đình chỉ điều tra, hoặc tạm đình chỉ vụ án chờ
cho có kết quả mới phục hổi hoặc ra quyết định
đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Việc thực hiện
đúng tiến độ và thời hạn luật định sẽ giúp giảm
thiểu tối đa về nguồn lực con người, tránh tình
trạng kéo dài thời gian tố tụng. Thời hạn giám
định đối với các trường hợp bắt buộc phải
trưng cầu giám định được quy định rất chặt chẽ
và cụ thể tại Điều 208 BLTTHS.
Trường hợp việc giám định không thể tiến
hành trong thời hạn quy định nêu trên, thì tổ
chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời
thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ
quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Kiểm sát viên cần kiểm sát chặt chẽ việc
tiến hành giám định. KSV phải kiểm sát chặt
chẽ hoạt động giám định của Giám định viên.
Khi được trưng cầu giám định, Giám định viên
không được từ chối và phải có trách nhiệm hỗ
trợ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng trong việc điều tra, khám phá vụ án. Theo
56
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
đó tại khoản 4 Điều 68 BLTTHS có quy định
“Người giám định kết luận gian dối hoặc từ
chối kết luận giám định mà không vì lý do bất
khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan
thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định
của BLHS”. Giám định viên chỉ được từ chối
giám định khi việc trưng cầu giám định với nội
dung phức tạp, mà thời gian để tiến hành giám
định không đủ cho Giám định viên thực hiện
hoặc yêu cầu giám định khi mà các tài liệu
cung cấp không đủ hoặc những tài liệu đó
không có giá trị để kết luận, hoặc nội dung mà
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng
cầu đã vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn
của mình. KSV cần kiểm sát tư cách pháp lý
của Giám định viên, nhằm đảm bảo sự khách
quan, vô tư của họ trong khi làm nhiệm vụ.
Nếu xác định Giám định viên được trưng cầu
giám định thuộc 1 trong các trường hợp quy
định tại khoản 5 Điều 68 BLTTHS, thì KSV
phải yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định trưng
cầu giám định thay đổi người giám định. Nếu
họ đã tiến hành giám định và có kết quả thì
phải tiến hành giám định lại cho đúng quy định
của pháp luật. Việc tiến hành giám định có thể
được tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại
nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có
quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định. Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu
cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng
phải báo trước cho người giám định biết. KSV
phải kiểm sát chặt chẽ bản kết luận giám định
của Giám định viên. Theo đó, kết luận giám
định phải ghi rõ kết quả giám định với những
nội dung đã được trưng cầu. Cơ quan trưng cầu
giám định, người yêu cầu giám định có quyền
yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám
định giải thích về kết luận giám định; hỏi thêm
người giám định về những tình tiết cần thiết.
Đối với những vụ án phức tạp, mặc dù đã có
kết quả giám định, song kết luận trong bản
giám định đó chưa được rõ ràng, không đầy đủ,
còn chung chung, hoặc có phát sinh nhiều vấn
đề mới mà chưa có kết luận về vấn đề
đóKSV cần có yêu cầu hoặc báo cáo lãnh
đạo ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung
hoặc giám định lại.
Sau khi nghiên cứu bản kết luận giám định,
nếu phát hiện thấy nội dung kết luận giám định
chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, kết luận chung
chung hoặc phát sinh những vấn đề mới cần
phải giám định tiếp, những tình tiết này liên
quan đến vụ án đã có kết luận giám định trước
đó, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định bổ
sung. Ví dụ: “Theo kết luận giám định: nạn
nhân bị hai vết thương ở mặt sau vùng đùi
phải, tỷ lệ thương tích là 12%”. Mặc dù có tỷ
lệ thương tích để xem xét xử lý hình sự, song
kết luận chưa đề cập đến vết thương đó được
hình thành như thế nào và do vật gì gây ra, để
xem xét vết thương và hung khí bị can mang
theo và sử dụng có đúng là vật gây ra vết
thương ở vùng đùi đó hay không. Trong trường
hợp này cần phải tiến hành trưng cầu giám định
bổ sung.
KSV cần kiểm sát chặt chẽ việc giám định
bổ sung được thực hiện do tổ chức và cá nhân
nào, theo quy định của BLTTHS thì phải là tổ
chức và cá nhân khác thực hiện. Thủ tục trưng
cầu giám định bổ sung được thực hiện như
giám định lần đầu.
Trường hợp khi kiểm sát bản kết luận giám
định mà thấy có nghi ngờ về kết luận giám
định lần đầu không chính xác thì cơ quan trưng
cầu giám định có thể tự mình hoặc theo đề nghị
của Viện kiểm sát, của người tham gia tố tụng
mà quyết định việc trưng cầu giám định lại.
Việc giám định lại phải do người giám định
khác thực hiện. Khi nhận được đề nghị từ phía
Viện kiểm sát hoặc yêu cầu từ phía người tham
gia tố tụng mà cơ quan có thẩm quyền trưng
cầu giám định không chấp nhận lời đề nghị và
yêu cầu này thì phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do vì sao không chấp nhận.
Trường hợp giữa kết luận giám định lần
đầu và kết luận giám định lại có sự khác nhau
cơ bản, thậm chí đối lập nhau về cùng một nội
dung yêu cầu giám định, thì cần trưng cầu giám
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
57
định lại lần thứ hai. Việc này do người trưng
cầu giám định quyết định. Hoạt động giám
định lại lần thứ hai được thực hiện bởi một Hội
đồng giám định và tiến hành theo quy định của
Luật giám định tư pháp.
Theo quy định tại Điều 212 BLTTHS,
trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao sẽ quyết định việc giám định
lại sau khi đã có kết luận giám định của Hội
đồng giám định. Việc giám định lại trong
trường hợp đặc biệt phải được thực hiện bởi
một hội đồng mới, những thành viên trong hội
đồng đã thực hiện giám định trước đó sẽ
không được tham gia giám định lại trong hội
đồng mới này. Kết luận giám định của Hội
đồng giám định mới được sử dụng để giải
quyết vụ án.
Trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận
giám định cho bị can và những người tham gia
tố tụng khác biết nếu họ có yêu cầu. Những
người này cũng có quyền yêu cầu giám định
lại hoặc giám định bổ sung nếu bản thân họ
không đồng ý với kết luận giám định hoặc cho
rằng bản kết luận giám định còn thiếu, chưa
đầy đủ. Trong trường hợp cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận đề
nghị của những người tham gia tố tụng thì phải
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong việc định giá
tài sản
Trong Bộ luật hình sự có rất nhiều tội danh
quy định yếu tố giá trị tài sản bị xâm phạm (cố
ý làm hư hỏng tài sản, hành vi huỷ hoại tài sản,
hành vi chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ, sử dụng
trái phép tài sản,...) là một trong những dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Vì vậy,
việc xác định giá trị tài sản bị xâm phạm đó có
ý nghĩa rất quan trọng và mang tính bắt buộc
để xác định hành vi xâm phạm về tài sản đó có
phải là tội phạm hay không. Bên cạnh đó, việc
định giá tài sản còn là căn cứ để xác định
khung hình phạt; đánh giá tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội khi lượng hình
và xác định mức bồi thường cho người bị thiệt
hại. Theo quy định tại Điều 215 BLTTHS năm
2015, khi tiến hành giải quyết vụ án hình sự
mà xét thấy cần xác định giá trị của tài sản mới
có thể giải quyết vụ án hình sự được, hoặc
trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận được đề
nghị định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại,
người tham gia tố tụng khác, thì các cơ quan
tiến hành tố tụng sẽ xem xét và ra văn bản yêu
cầu định giá tài sản. Trong thời hạn 24 giờ kể
từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ
quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn
bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng
yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng giám
định tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu
định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm
quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra. Văn bản yêu cầu định giá tài sản phải
bao gồm những nội dung được quy định tại
Điều 215 BLTTHS. KSV cần kiểm sát chặt chẽ
việc yêu cầu định giá tài sản, cũng như kiểm
sát Hội đồng thực hiện định giá tài sản, đảm
bảo việc định giá tài sản khách quan, toàn diện,
đúng pháp luật và kịp thời, đảm bảo cho việc
xử lý vụ án được đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, tránh hiện tượng oan, sai, bỏ lọt tội
phạm. Ví dụ: Ngày 1/1/2016 Cơ quan cảnh sát
điều tra công an quận Đ đã bắt quả tang đối
tượng Nguyễn Văn N thực hiện hành vi trộm
cắp tài sản. Kết luận giám định định giá tài sản
có giá trị là 4,5 triệu đồng. Quá trình hỏi cung,
lấy lời khai của đối tượng và những người bị
hại liên quan, đối tượng đã khai ra thực hiện 4
vụ trước đó. Cụ thể: vụ thứ nhất được thực
hiện đầu năm 2015 trị giá tài sản được kết luận
là trên 2 triệu đồng; vụ thứ hai được thực hiện
vào khoảng tháng 4 năm 2015 trị giá trên 2
triệu đồng; vụ thứ ba được thực hiện vào
khoảng tháng 6 năm 2015 trị giá tài sản được
xác định dưới 2 triệu đồng; vụ thứ tư đối tượng
thực hiện vào tháng 10 năm 2015 trị giá tài sản
trên 2 triệu đồng. Lần thứ 5 thì bị bắt quả tang
và trị giá 4,5 triệu đồng. Theo hướng dẫn tại
nghị quyết 01/2006 ngày 12/5/2006 của Hội
58
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
đồng thẩm phán Tòa án tối cao, nếu đối tượng
phạm tội từ 5 lần trở lên và lấy hành vi phạm
tội là nghề kiếm sống, thì đối tượng thuộc diện
phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Đây là
tình tiết định khung tăng nặng tại điểm b khoản
2 Điều 173 BLHS. Tuy nhiên, khi định giá
chính xác các lần thực hiện hành vi phạm tội
nêu trên thì xác định có một lần thực hiện vụ
thứ ba dưới 2 triệu đồng, không thỏa mãn các
quy định trong hướng dẫn nên không xử lý đối
tượng theo tình tiết định khung này được. Điều
này cho thấy, việc tiến hành định giá tài sản
chính xác có ý nghĩa rất lớn trên thực tiễn giải
quyết vụ án hình sự.
Kiểm sát viên phải tiến hành kiểm sát chặt
chẽ thời hạn định giá tài sản được quy định tại
Điều 216 BLTTHS. Theo đó, việc định giá tài
sản và trả kết luận định giá tài sản thực hiện
theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định
giá tài sản. Trong trường hợp Hội đồng định
giá không thể tiến hành trong thời gian mà cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu,
Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông
báo bằng văn bản cho phía cơ quan yêu cầu và
nói rõ lý do cho cơ quan và người có yêu cầu
định giá biết.
Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc
thành lập Hội đồng định giá tài sản có đúng
quy định của pháp luật không, trường hợp
không đúng thì kết quả định giá tài sản đó
không có giá trị chứng minh vì không đảm bảo
tính hợp pháp của chứng cứ. Vì vậy, KSV cần
kiểm sát chặt chẽ việc thành lập Hội đồng định
giá tài sản được quy định tại Điều 5 Nghị định
26/NĐ-CP ngày 2/3/2005. Sau khi có quyết
định thành lập Hội đồng định giá tài sản, KSV
cần kiểm sát các thành viên trong hội đồng
định giá có đúng quy định của pháp luật không,
các thành viên được tham gia trong Hội đồng
định giá tài sản được quy định tại Điều 5 Nghị
định 26/NĐ-CP có quy định như sau:
KSV cần kiểm sát về số lượng thành viên
trong Hội đồng cũng như các tiêu chuẩn của
thành viên tham gia hội đồng định giá tài sản.
Mọi trường hợp không đúng thành phần KSV
phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng yêu cầu thay đổi ngay, vì việc sai thành
phần sẽ dẫn đến giá trị kết quả định giá không
được công nhận, không có giá trị chứng minh
trong vụ án hình sự. Theo đó, những trường
hợp sau đây sẽ không được tham gia trong hội
đồng định giá tài sản: (1) Đã tiến hành tố tụng
với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký toà án hoặc đã
tham gia với tư cách là người bào chữa, người
làm chứng, người phiên dịch trong vụ án đó;
(2) Đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp
pháp, người thân thích của những người đó
hoặc là bị can, bị cáo trong vụ án; (3) Được yêu
cầu tham gia Hội đồng định giá lại tài sản mà
mình đã tham gia định giá; (4) Có căn cứ rõ
ràng khác để cho rằng người đó có thể không
vô tư trong khi thực hiện việc định giá.
Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá
tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có
thể được thực hiện tại nơi có tài sản được định
giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng
định giá tài sản. Theo đó, trong phiên họp định
giá tài sản này, Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán cũng có thể tham dự phiên họp
nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài
sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định
giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.
Kiểm sát viên cần kiểm sát kết luận định
giá tài sản. Kết luận này phải ghi rõ kết luận về
giá của tài sản theo nội dung yêu cầu định giá
và các nội dung khác theo quy định của pháp
luật. Kết luận định giá tài sản phải có đầy đủ
chữ ký của các thành viên trong Hội đồng định
giá tài sản và phải được lưu trong hồ sơ định
giá tài sản. Kết luận định giá tài sản phải được
gửi cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng yêu cầu định giá tài sản, người yêu cầu
định giá tài sản trong thời hạn 24 giờ kể từ khi
ra kết luận định giá. Kết luận định giá tài sản
của Hội đồng định giá bao gồm những nội
dung được quy định tại Điều 18 Nghị định
26/NĐ-CP.
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
59
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được
kết luận định giá tài sản, cơ quan đã yêu cầu
và người yêu cầu định giá tài sản phải gửi kết
luận định giá tài sản cho Viện kiểm sát thực
hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. KSV
cần kiểm sát chặt chẽ quy trình nêu trên. Để
làm sáng tỏ nội dung kết luận định giá tài sản,
cơ quan yêu cầu định giá tài sản có quyền yêu
cầu Hội đồng định giá tài sản giải thích kết
luận định giá; hỏi thêm Hội đồng định giá tài
sản về những tình tiết cần thiết.
Trường hợp định giá tài sản mà tài sản đó
bị thất lạc hoặc không còn, Hội đồng định giá
tài sản sẽ căn cứ vào hồ sơ của tài sản trên cơ
sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài
sản cần định giá để xác định giá trị tài sản.
Trên thực tiễn, khi giải quyết một số vụ án
hình sự, hoạt động này không được thực hiện
nghiêm túc, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến định
tội, định khung hình phạt và giải quyết phần
bồi thường thiệt hại không chính xác. Ví dụ:
ngày 1/2/2013, đối tượng X thực hiện hành vi
trộm cắp tài sản là 05 chỉ vàng của bà H. Sau
đó, X lại trộm cắp chiếc đồng hồ đeo tay của
bà H trị giá 15 triệu đồng. Khi phạm tội lần 2,
bị bắt quả tang và tang vật thu giữ được, còn
05 chỉ vàng thì đối tượng đã bán và ăn tiêu
hết. Tại tiệm vàng, nơi đối tượng bán có xác
nhận là đã mua vàng của X nhưng không nhớ
mua số lượng bao nhiêu, loại gì và giá như thế
nào vì cũng đã bán cho các đối tượng khác.
Cơ quan điều tra cho rằng không cần thiết
định giá 05 chỉ vàng vì chiếc đồng hồ định giá
15 triệu đã đủ để khởi tố đối với X. Trường
hợp này, KSV cần yêu cầu Cơ quan điều tra
thu thập chứng cứ về 05 chỉ vàng mà bị hại đã
khai X lấy và X đã nhận để định giá, xác định
chính xác khung hình phạt cần áp dụng đối với
X và mức tiền mà X cần phải bồi thường cho
bị hại H.
Kiểm sát viên phải kiểm sát việc thông báo
kết luận định giá tài sản của cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng cho bị can, bị cáo, bị
hại và người tham gia tố tụng khác có liên
quan. Những người này có quyền trình bày ý
kiến về kết luận định giá và có quyền đề nghị
định giá lại tài sản. Trong trường hợp cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp
nhận đề nghị của những người này thì phải
thông báo cho họ bằng văn bản và nêu rõ lý
do. Khi có nghi ngờ về kết luận định giá tài
sản lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị
buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn
bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá
lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên
trực tiếp thực hiện. Trong trường hợp có sự
mâu thuẫn giữa kết luận định giá tài sản lần
đầu với kết luận định giá tài sản lại về giá trị
của tài sản cần định giá, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng sẽ ra văn bản yêu cầu
định giá lại tài sản lần thứ hai. Việc định giá tài
sản lại lần thứ hai sẽ do Hội đồng định giá tài
sản có thẩm quyền thực hiện. Kết luận định
giá lại trong trường hợp này được sử dụng để
giải quyết vụ án.
Trong trường hợp do tính chất đặc biệt của
vụ án hoặc do yêu cầu phải bảo đảm bí mật, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cụ thể là
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ quyết
định việc định giá lại tài sản khi có kết luận
định giá lần thứ hai của Hội đồng định giá tài
sản. Việc định giá tài sản trong trường hợp đặc
biệt này sẽ do Hội đồng định giá tài sản mới
thực hiện. Những người đã tham gia định giá
trong những lần trước đó sẽ không được tham
gia trong Hội đồng định giá tài sản lại lần này.
Kết luận định giá trong trường hợp đặc biệt này
được sử dụng để giải quyết vụ án.
Trên đây là một số nội dung về công tác
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động giám
định và định giá tài sản theo quy định của
BLTTHS năm 2015. Chúng tôi mong rằng
những nội dung nêu trên sẽ được thực hiện
thống nhất, đúng quy định của pháp luật trên
thực tiễn./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_hanh_quyen_cong_to_va_kiem_sat_viec_tuan_theo_phap_luat.pdf