Thực hiện bộ mô hình các giai đoạn phẫu tích xương thái dương bằng kỹ thuật Plastination

Kinh nghệm khi thử nghiệm kĩ thuật plastination với hóa chất khác Các hoá chất có thể sử dụng trong bước 3 (tẩm nhuận polymer) gồm có: silicone, polyester, và epoxy (5). Chúng tôi đã thử nghiệm mẫu vật với polyester vì nó có giá thành trên thị trường Việt Nam rẻ nhất (giá của polyester rẻ hơn so với silicone gấp 5 lần), với kĩ thuật tương tự. Kết quả mẫu vật trở nên đen, là do polyester phản ứng với phenol (trong dd formalin). Từ đó, chúng tôi đề xuất nếu thực hiện kĩ thuật với polyester thì ở bước 1 (cố định) không nên sử dụng phenol. Giá trị Với 2 công việc chính là phẫu tích và nhựa hóa, chúng tôi tổng kết chi phí sau khi thực hiện được bộ sưu tập này (nhân công, hóa chất, hao mòn thiết bị) là 17 triệu đồng. So với việc mua mô hình nhựa để giảng dạy thì thực hiện các mẫu vật nhựa hóa hoàn toàn có ích và tiết kiệm hơn rất nhiều. Hơn nữa, theo Mansor mẫu vật nhựa hoá bằng kĩ thuật plastination được các học viên ưa chuộng hơn cả so với xác ướt, bình chứa xác, và mô hình, vì độ thực của các chi tiết giải phẫu và thông tin mang lại của chúng không thua gì so với xác ướt nhưng lại có thêm tính năng có thể cầm được bằng tay trần và sạch. Đồng thời các mẫu vật nhựa hóa có thể bảo giữ được lâu mà không bị mất đi theo thời gian các cấu trúc giải phẫu như là xác ướt(3). Xét về mặt ứng dụng trong đào tạo của nghiên cứu chúng tôi, bộ mô hình của chúng tôi hoàn toàn đáp ứng nhu cầu giảng dạy về Giải phẫu học, Tai Mũi Họng (ở tất cả các cấp bậc: đại học, cao học, nghiên cứu sinh, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2) và Ngoại thần kinh. Chúng tôi hi vọng có thể giúp ích cho việc học tập về Tai mũi họng và phẫu thuật tai; kết hợp với các lớp tập huấn về phẫu thuật tai, từ đó giảm tỉ lệ tai biến do mổ tai (mà nguyên nhân thường gặp nhất là do phẫu thuật viên chưa nắm vững giải phẫu học của xương thái dương) đồng thời có thể thực hiện nhiều hơn các ca phẫu thuật tai phức tạp, đặc biệt là tai trong.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện bộ mô hình các giai đoạn phẫu tích xương thái dương bằng kỹ thuật Plastination, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 154 THỰC HIỆN BỘ MÔ HÌNH CÁC GIAI ĐOẠN PHẪU TÍCH XƯƠNG THÁI DƯƠNG BẰNG KỸ THUẬT PLASTINATION Phạm Đăng Diệu*, Huỳnh Khắc Cường**, Phạm Ngọc Chất*** Trần Đăng Khoa*, Nguyễn Quang Huy* TÓM TẮT Mục tiêu: Tạo ra bộ mô hình các xương thái dương bằng kĩ thuật plastination với hóa chất và trang thiêt bị có sẵn tại Việt Nam, nhằm mô tả các bước phẫu tích xương thái dương trên xác người Việt Nam. Phương pháp: Chế tạo và mô tả mẫu vật là 6 xương thái dương bên phải ñã qua xử lý bằng formalin của xác người Việt Nam trưởng thành. Tiến hành khoan và phẫu tích từ mặt ngoài xương chũm theo 5 bước. Sau ñó các mẫu xương thái dương ñã phẫu tích ñược nhựa hóa bằng kĩ thuật plastination với hóa chất tẩm nhuận là Silicone Rhodorsil RTV 3040. Sau cùng là nhận ñịnh và chú thích các bước phẫu tích và các chi tiết giải phẫu. Kết quả: Thực hiện thành công bộ sưu tập 6 xương thái dương và một tập tranh atlas mô tả ñầy ñủ các bước phẫu tích và các cấu trúc giải phẫu trong xương thái dương. Mẫu vật sau khi nhựa hóa giữ nguyên ñược hình dạng cấu trúc và màu sắc ban ñầu. Không chỉ các cấu trúc xương mà các cấu trúc mô mềm cũng ñều ñược nhận diện một cách dễ dàng. Kết luận: Kĩ thuật plastination có thể thực hiện dễ dàng bằng hóa chất và trang thiết bị có tại Việt Nam với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với kĩ thuật chuẩn của nước ngoài. Mẫu vật nhựa hóa tạo ra khô ráo, không mùi, và rất bền là một công cụ lý tưởng nhất trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu về giải phẫu học. Sản phẩm của nghiên cứu này là một công cụ hữu ích ñể học tập và tiếp cận phẫu thuật tai. Đây có thể xem như một ứng dụng thí ñiểm và có thể triển khai rộng ñể xây dựng một bảo tàng các mẫu vật nhựa hóa phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu. Từ khóa: Plastination; Nhựa hóa; Tẩm nhuận; Xương thái dương; Phẫu thuật tai ABSTRACT FABRICATION OF PLASTINATION SPECIMENS FOR TEMPORAL BONE SURGERY Pham Đang Dieu, Huynh Khac Cuong, Phm Ngoc Chat, Tran Dang Khoa, Nguyen Quang Huy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 154 - 162 Objective: Create a collection of plastinated temporal bone specimens with equipments and materials available in Vietnam, which illustrates the surgical procedures on the temporal bone. Methods: Manufacture and describe six formalin-preserved right temporal bones of Vietnamese adult cadavers. The bones were drilled and dissected with 5 steps of translabyrinthine approach. The specimens were thereafter subjected to silicon impregnation with Rhodorsil RTV 3040. The last process was identifying and illustrating the surgical procedures and the anatomical structures. Results: Successful in creating a collection of plastinated temporal bone specimens and an atlas illustrating the surgical procedures on the temporal bone. The anatomical structures and color of the specimens after plastination was maintained, and not only bony structures but also soft tissues were easily discriminated. Conclusions: Plastination technique was easily realizable with Vietnamese conditions but it costs much lower than the standard technique. The technique furnishes persistently dry, odorless and durable specimens that allows handling and may serve as the most ideal specimens for anatomical learning. This study’s products were very useful for various approaches of ear surgery. These products can be considered as an experimental work and can be expanded in order to build a “museum” of plastinated specimens served for teaching and studying. Keywords: Plastination; Silicon impregnated specimen; Plastinated specimen; Temporal bone; Temporal bone surgery (TBS) * BM Giải phẫu ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** BM Tai Mũi Họng ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, BM Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TPHCM *** BM Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TPHCM Tác giả liên hệ: TS. Phạm Đăng Diệu ĐT: 0918343727 email: ddzieuana@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 155 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ngành phẫu thuật Tai ñã có những ñổi mới mạnh mẽ về phương tiện lẫn về kỹ thuật, nhưng tài liệu và phương tiện học tập vẫn còn hạn chế. Các học viên phẫu thuật tai chưa thể tiếp cận các công cụ trực quan trước khi thao tác trên cơ thể người, do ñó dễ dàng lúng túng trong thao tác mổ và xảy ra những tai biến là ñiều khó tránh khỏi. Với phương pháp nhựa hoá (plastination), người ta hoàn toàn có khả năng tạo ra một “bảo tàng” các mẫu vật cơ thể người dùng cho giảng dạy và nghiên cứu mà không cần phải dùng ñến những bồn chứa formalin nữa. Mẫu vật tạo ra khô ráo, tồn tại lâu dài, không có mùi hôi, bền, giữ ñược sự khác biệt về màu sắc ban ñầu và tuỳ loại mô mà có thể có tính ñàn hồi. Quá trình nhựa hoá có thể sử dụng trên tất cả các loại mô cơ thể người lẫn ñộng vật ở bất kỳ kích thước nào. Các mẫu vật ñã nhựa hoá ñược bảo quản ñặc biệt tốt và có thể phục vụ cho mục tiêu giảng dạy, trưng bày hay nghiên cứu (1). Kĩ thuật nhựa hoá ñược phát minh bởi Gunther von Hagens là một phương pháp bổ sung ñược cho các nhược ñiểm của các mẫu xương ướt và xương khô. Cho ñến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về kĩ thuật plastination ñược báo cáo trên cả nước. Kỹ thuật này ñã ñược Bộ môn Giải phẫu Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch áp dụng và cải tiến ñể thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam từ năm 2004. Chính vì vậy chúng tôi ứng dụng kĩ thuật plastination cải tiến tại Bộ môn Giải phẫu Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch ñể tạo nên một bộ sưu tập các xương thái dương của xác người Việt Nam trưởng thành, làm công cụ giảng dạy và học tập về phẫu thuật tai. Mục tiêu Thực hiện ñược bộ mô hình và tập tranh atlas 6 xương thái dương ñã phẫu tích và nhựa hoá bằng kĩ thuật plastination với trang thiết bị và nguyên liệu có sẵn ở Việt Nam, mô tả 5 bước phẫu tích xương thái dương từ mặt ngoài xương chũm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Chế tạo và mô tả mẫu vật. Đối tượng nghiên cứu Dân số ñích Xương thái dương người Việt Nam trưởng thành Dân số nghiên cứu Xương thái dương trên xác người Việt Nam trưởng thành ñã qua xử lý bằng formalin tại Bộ môn Giải phẫu Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch. Mẫu nghiên cứu 6 xương thái dương bên phải Phương pháp chọn mẫu Chọn thuận tiện 6 ñầu người ñã qua xử lý bằng formalin tại Bộ môn Giải phẫu Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch Tiêu chuẩn Đầu người Việt Nam trưởng thành Đầu còn nguyên vẹn, không bị mất các chi tiết giải phẫu phần chũm và phần ñá xương thái dương. Phương pháp thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu Kính hiển vi phẫu thuật hiệu Zeiss, máy khoan, mũi khoan các loại, máy hút, ống hút nhiều kích cỡ, dụng cụ cố ñịnh xương thái dương hay sọ (tự chế), dụng cụ vi phẫu tai. Tủ ñông Sanyo MDF-436, thùng chứa có gắn thiết bị hút chân không, Silicone Rhodorsil RTV 3040 base (phần A), catalyst (phần B – xúc tác), và dầu Rhodorsil oil 47V /350, Acetone, Acetone kế thang 0-100 và thang 90-100. Máy chụp hình kỹ thuật số, máy quay phim, máy vi tính ñể ghi hình. Thời ñiểm, nơi chốn và cách thu thập số liệu: Tiến hành phẫu tích, bộc lộ các cấu trúc giải phẫu, ghi chép số liệu, chụp hình các thì, quay phim tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng I từ 01/09/2008 ñến 01/06/2009 Tiến hành nhựa hoá, chụp hình, chú thích các mẫu tại Bộ môn Giải phẫu học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ tháng 01/06/2009 ñến 10/08/2009. Tiến hành nghiên cứu Phẫu tích xương thái dương Lựa chọn 6 ñầu người nguyên vẹn ñã ñược xử lý tại bộ môn giải phẫu Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch. Cắt dọc ñể lấy nửa ñầu, loại bỏ phần não bên trong ñể giảm khối lượng của mẫu vật. Các nửa ñầu bên phải ñược dùng trong nghiên cứu này. Tiến hành phẫu tích xương thái dương từ mặt ngoài xương chũm theo 5 bước: Bước 1: Khoét xương chũm ñơn thuần Bước 2: Mở thượng nhĩ Bước 3: Bộc lộ dây thần kinh mặt và ngách mặt Bước 4: Bộc lộ hành cảnh Bước 5: Mở ống tai trong qua ñường xuyên mê nhĩ Nhựa hoá (plastination) Sau khi phẫu tích xong, tiến hành cưa và bóc tách chỉ ñể lại phần xương thái dương và phần xương ñá nguyên vẹn. Khối lượng của tổng 6 nửa ñầu sau khi phẫu tích là 12 kilogram. Sau khi bóc tách, khối lượng của 6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 156 mẫu xương thái dương còn lại là 475 gram. Chúng tôi áp dụng và cải tiến quy trình chuẩn S10 ñể thực hiện nhựa hóa, bằng các dụng cụ có sẵn tại bộ môn Giải phẫu Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, và hoá chất có bán tại Việt Nam. Bước 1: Cố ñịnh (fixation). Mẫu phẫu tích trước khi ñem ñi phẫu tích ñã ñược xử lý bằng dung dịch 5% formalin. Sau khi phẫu tích ñem rửa dưới dòng nước chảy. Bước 2: Khử nước và chất béo bằng acetone (dehydratation). Đặt mẫu vật vào acetone 100%. Lượng Acetone cần là 4,75 lít tương ứng với khối lượng 6 mẫu xương thái dương sau khi ñã phẫu tích là 475 gram (1kg mẫu vật tương ứng 10 lít acetone). Đặt mẫu vật trong acetone 100% trong tủ lạnh sâu, chỉnh nhiệt ñộ là -25oC. Thay acetone: lần 1 sau 2 tuần, lần 2 sau 1 tuần, lần 3 sau 1 tuần. Chỉ ñiểm hoàn thành: lượng nước trong acetone < 1%, ño bằng acetone kế: sau 3 ngày thấy acetone vẫn giữ nguyên nồng ñộ. Bước 3: Tẩm nhuận polymer dưới áp lực (forced impregnation). Hoá chất dùng ñể tẩm nhuận là silicone Rhodorsil RTV 3040 (phần A) ñược làm loãng bằng dầu Rhodorsil oil 47V /350 ñể tăng ñộ nhớt lên. Đặt mẫu vật vào thùng chứa silicone, dùng dây kim loại cố ñịnh sao cho mẫu vật không nổi lên trên bề mặt silicone. Đặt thùng chứa silicone vào tủ hút chân không. Ghi nhận bóng khí (acetone) nổi lên bề mặt silicone. Điều chỉnh áp lực hút tăng dần, sao cho số lượng bóng khí nổi lên không quá nhanh. Thời gian ngâm là 7 ngày. Với áp lực tối ña ñạt ñược của tủ hút chân không là -76 cmHg. Chỉ ñiểm hoàn thành: Không còn bóng khí hoặc rất chậm. Bước 4: Làm khô (curing). Mẫu vật sau khi lây ra khỏi thùng chứa silicone sẽ có nhiều silicone thừa bám lên bề mặt, ñặc biệt là bám trong cái khe, và lỗ của xương. Nhúng từng mẫu vật vào dầu Rhodorsil oil 47V /350, khi ñó phần silicone thừa sẽ hoà tan vào trong dầu. dầu có ñộ sệt thấp hơn nhiều so với silicone nên dễ dàng lau sạch ñược. Quét xúc tác (phần B) lên bề mặt của mẫu vật. Để mẫu vật ở nhiệt ñộ phòng. Ghi nhận thời gian khô của mẫu. Thời gian làm khô: 7 ngày. Chỉ ñiểm hoàn thành: bề mặt khô, không dính. Nhận ñịnh và chú thích các bước và các chi tiết giải phẫu Chụp hình các sọ sau khi hoàn thành phẫu tích và bóc tách xương thái dương: chụp ảnh bằng kính hiển vi phẫu thuật trước khi nhựa hoá (Tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi ñồng 1). Chụp hình các sọ sau khi hoàn tất nhựa hoá. - Chụp ảnh ñại thể nhìn từ bên ngoài sau khi nhựa hóa (Tại Bộ môn Giải phẫu). - Chụp ảnh bằng kính hiển vi phẫu thuật sau khi nhựa hoá (Tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi ñồng 1). Chú thích các bước phẫu tích xương thái dương và các chi tiết giải phẫu. Thực hiện tập Atlas các bước phẫu tích xương thái dương KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc ñiểm chung Số lượng 6 nửa ñầu với ñộ tuổi trung bình là 57 tuổi, trong ñó có 4 nam và 2 nữ. Bên khảo sát của tất cả 6 nửa ñầu ñều là bên phải. Số lượng ñầu chọn ñược bằng với số lượng mẫu cần khảo sát, do khi phẫu tích, không thấy có bất thường về giải phẫu học nào. Chọn nửa ñầu bên phải ñể dễ so sánh với các sách dạy về phẫu thuật tai và giải phẫu học về tai của nước ngoài. Một bộ mô hình (Hình 1-6) 6 xương thái dương ñã nhựa hoá bằng kĩ thuật plastination với hóa chất và dụng cụ có sẵn tại Bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, mô tả các bước phẫu tích xương thái dương từ mặt ngoài xương chũm. Hình sơ ñồ hoá Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 157 Hình 7. Mô tả tập tranh Atlas Hình chụp ñại thể sau nhựa hóa Chú thích Mô tả Mẫu Hình sơ ñồ hóa Hình chụp qua kính hiển vi trước và sau nhựa hóa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 158 Hình 1: Mẫu xương thái dương sau khi nhựa hóa mô tả bước khoét xương chũm đơn thuần. Bước này đã bộc lộ được lồi xoang tĩnh mạch bên, trần hố sọ giữa, góc xích-ma - màng não, một phần bao tai và hang chũm, là mốc quan trọng để tiếp cận hòm nhĩ. Có thể quan sát bằng mắt thường thấy mấu ngắn xương đe và dây chằng đe sau nằm trong hang chũm. Hình 2: Mẫu xương thái dương sau khi mở thượng nhĩ và hạ thành sau ống tai. Hình chụp qua kính hiển vi Zeiss trước (hình trái) và sau khi nhựa hóa (hình phải). Sau khi nhựa hóa, các xương con và các dây chằng treo xương con vẫn còn nguyên và có thể dễ dàng quan sát được qua kính hiển vi. Từ mẫu này có thể nhận thấy vị trí và liên quan của chuỗi xương con với các cấu trúc mô mềm nằm trong hòm nhĩ (dây chằng, màng nhĩ). Hình 3: Mẫu xương thái dương sau khi nhựa hóa mô tả bước bộc lộ dây thần kinh mặt và ngách mặt. Nhìn từ mặt ngoài có thể thấy liên quan của ống dây thần kinh mặt với các cấu trúc khác như 3 ống bán khuyên xương, xoang tĩnh mạch bên, gờ cơ nhị thân, thành sau ống tai ngoài. Đặc biệt ở mẫu này nếu quan sát bằng kính hiển vi, qua ngách mặt có thể thấy rất rõ các cấu trúc bên trong hòm nhĩ như ụ nhô, cửa sổ tròn, mấu dài xương đe, khớp đe-đạp, xương bài đạp, đoạn 2 dây VII, xương búa nối với màng nhĩ ___________________________________________ 1 Sụn ống tai ngoài, 2 Lỗ ống tai ngoài, 3 Hang chũm, 4 Xoang tĩnh mạch bên, 5 Góc Xích-ma màng não, (góc Citelli), 6 Bờ cơ nhị thân, 7 Thành sau ống tai ngoài, 8 Trần hố sọ giữa, 9 Dây thần kinh mặt (VII), 10 Dây thừng nhĩ, 11 Trụ tường (Buttress), 12 Ngách mặt, 13 Ống bán khuyên ngoài, 14 Ống bán khuyên trên (trước), 15 Ống bán khuyên sau, 19 Xương búa, 20 Mấu ngắn xương ñe, 21 Khớp búa ñe, 22 Dây chằng ñe sau, 23 Trần thượng nhĩ trước, 24 Thượng nhĩ sau khoang búa ñe Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 159 Hình 4: Hệ thống ống bán khuyên màng. Hình chụp qua kính hiển vi Zeiss trước (hình trái) và sau khi nhựa hóa (hình phải). Qua kính hiển vi có thể quan sát rõ các ống bán khuyên màng, hình ảnh này rất ít thấy trong các sách giải phẫu học và phẫu thuật tai. Tuy nhiên sau khi nhựa hóa, cấu trúc ống bán khuyên màng đã không còn. Hình 5: Mẫu xương thái dương sau khi nhựa hóa mô tả bước bộc lộ dây thần kinh mặt- ngách mặt và hành cảnh. Ngoài các cấu trúc giống như hình 3, mẫu này có thể hiện rõ đường đi của xoang tĩnh mạch bên đến hành cảnh, là đoạn phình ra trước khi đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. Hình 6: Ống tai trong. Hình chụp qua kính hiển vi Zeiss trước (hình trái) và sau khi nhựa hóa (hình phải). Sau khi nhựa hóa, các cấu trúc mô mềm như màng não, thần kinh đều không thay đổi về màu sắc lẫn hình dạng. Sự co rút có thể nói là không đáng kể. Có thể dùng que thăm thể khảo sát các dây thần kinh trong ống tai trong ở mẫu vật sau khi nhựa hóa. 1 Sụn ống tai ngoài, 2 Lỗ ống tai ngoài, 3 Hang chũm, 4 Xoang tĩnh mạch bên, 5 Góc Xích-ma màng não, (góc Citelli), 6 Bờ cơ nhị thân, 7 Thành sau ống tai ngoài, 9 Dây thần kinh mặt (VII), 10 Dây thừng nhĩ, 11 Trụ tường (Buttress), 12 Ngách mặt, 13 Ống bán khuyên ngoài, 14 Ống bán khuyên trên (trước), 15 Ống bán khuyên sau, 16 Bóng màng, 17 Trụ màng chung, 18 Ống bán khuyên màng, 20 Mấu ngắn xương ñe, 21 Khớp búa ñe, 22 Dây chằng ñe sau, 25 Mào ngang, 26 Dây thần kinh tiền ñình trên, 27 Dây thần kinh tiền ñình dưới, 28 Ống tai trong, 29 Hành cảnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 160 Một tập tranh Atlas (Hình 7) Về các bước phẫu tích xương thái dương. Tập Atlas ñược trình bày theo thứ tự từng mẫu, có chú thích các cấu trúc giải phẫu ñầy ñủ, bao gồm: Hình chụp ñại thể nhìn từ bên ngoài (sau khi nhựa hoá). Hình chụp bằng kính hiển vi trước khi nhựa hoá. Hình chụp bằng kính hiển vi sau khi nhựa hoá. BÀN LUẬN Đặc ñiểm chung Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là xương sọ trên xác ñã qua xử lý bằng formalin, có ưu ñiểm lớn hơn so với bộ sưu tập của Hoa(7). Công trình này cũng thực hiện bộ mô hình mô tả từng bước phẫu tích xương thái dương nhưng trên xương sọ khô. Khi ñó các cấu trúc mô mềm và thần kinh ñều ñã bị teo ñi và mất, nên hình ảnh thấy ñược chỉ là hình ảnh gián tiếp mà thôi. Việc phẫu tích trên xác cho những hình ảnh thực tế của phẫu thuật thực hành, giống như các tác giả Ralph(4) ñã thực hiện phẫu tích xương thái dương trên 2 xương sọ tươi, chụp hình, vẽ hình lại minh họa từng bước với mục ñích làm quyển tài liệu giới thiệu cho học viên những kĩ thuật cơ bản phẫu tích xương thái dương hỗ trợ cho công việc mổ xương thái dương. Phẫu tích xương thái dương Phương pháp phẫu tích Chúng tôi tiến hành phẫu tích 6 xương thái dương theo thứ tự các bước từ nông vào sâu, ñể bộc lộ các cấu trúc giải phẫu. Chúng tôi nhận thấy vị trí các cấu trúc giải phẫu của 6 mẫu khảo sát không khác so với mô tả của sách vở nước ngoài. Vì thế việc phẫu tích không làm hư một cấu trúc giải phẫu quan trọng nào. Chính vì vậy không cần phải chọn thêm mẫu. Nhận ñịnh các chi tiết giải phẫu Nhờ ñảm bảo ñúng kĩ thuật phẫu thuật, mà các cấu trúc giải phẫu bên trong xương thái dương ñã ñược chúng tôi bộc lộ ñầy ñủ, ngoại trừ Túi nội dịch. So sánh với Mô hình sọ ñầu A27 của hãng 3B Scientific®, chúng tôi nhận thấy cũng với hố mổ mô tả thì khoét xương chủm ñơn thuần, mô hình sọ ñầu A27 không thể hiện ñầy ñủ các cấu trúc giải phẫu trong xương thái dương, do ñó không ñáp ứng ñược yêu cầu giảng dạy chuyên sâu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Giá của mô hình sọ ñầu A27 của hãng 3B Scientific® hiện nay là 599 Euro tương ñương với 15.640.000 VNĐ(1). So sánh với công trình của Vũ Thị Minh Hoa(7), Chúng tôi chọn mẫu phẫu tích cuối cùng (bước 5) trong bộ mô hình xương thái dương của Hoa ñể so sánh với mẫu vật của chúng tôi (bước 3) vì mẫu có nhiều chi tiết giải phẫu nhất. Chúng tôi nhân thấy bộ sưu tập của Hoa vẫn còn thiếu các chi tiết giải phẫu quan trọng, ñó là: chuỗi xương con, ngách mặt và các cấu trúc bên trong ngách mặt – vốn là một con ñường quan trọng ñể tiếp cận hòm nhĩ trong một số phẫu thuật tai. Và bộ sưu tập trên thực hiện trên xương khô, hình ảnh thấy ñược chỉ là gián tiếp, mất ñi các cấu trúc giải phẫu quan trọng mà chỉ thấy ở xác tươi (Các dây chằng treo xương con, ống bán khuyên màng, các dây thần kinh,). Để so sánh với các tác giả nước ngoài, The Temporal Bone: A Manual of Dissection and Surgical Approaches (2006) Sanna M. và cs, là sách giảng dạy về phẫu thuật tai(6), chúng tôi nhận thấy, với bộ sưu tập xương thái dương nhựa hóa và tập tranh atlas chúng tôi có thể cung cấp ñược hình ảnh chi tiết về tất cả các cấu trúc giải phẫu trong xương thái dương theo từng bước mổ, và các cấu trúc này rất phù hợp với sách ñã mô tả. Tuy nhiên, cũng có một số cấu trúc mà chúng tôi chưa bộc lộ ñược, hoặc không thể thấy rõ trên atlas (như túi nội dịch). Một kinh nghiệm chúng tôi thu nhặt ñược là, các tác giả nước ngoài ñã bơm silicone màu vào các cấu trúc mạch máu trước khi tiến hành phẫu tích. Do vậy, khi phẫu tích cho hình ảnh tương phản và ñẹp hơn. Điều này cực kỳ có lợi trong phẫu tích vùng ñầu mặt cổ là nơi có nhiều cấu trúc mạch máu phức tạp và chạy sâu trong xương. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự với của Maeta và vs, cũng là nghiên cứu về bảo tồn mẫu vật xương thái dương bằng phương pháp nhựa hóa. Về mặt kĩ thuật plastination, kết quả của nghiên cứu hoàn toàn giống với kết quả gần của nghiên cứu của chúng tôi, có nghĩa là các ñặc tính của mẫu vật nhựa hoá ñều giống nhau (Các cấu trúc giải phẫu không bị biến màu ñồng thời giữ ñược ñộ dẻo dai của các cấu trúc mô mềm). Nhưng về mặt giải phẫu học, hình ảnh của chúng tôi cung cấp ñược chi tiết Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 161 hơn với một bộ sưu tập 6 xương thái dương mô tả các cấu trúc từ mặt ngoài xương chủm ñến tận ống tai trong(2). Nhựa hóa mẫu vật So sánh với kĩ thuật chuẩn bằng Biodur S10/S6 Bảng 1. So sánh kĩ thuật tại BM Giải phẫu ĐHYK PNT với kĩ thuật chuẩn bằng Biodur S10/S6 Quy trình plastination Kĩ thuận chuẩn bằng Biodur S10/S6 Kĩ thuật tại BM Giải phẫu Trường ĐHYK PNT Bước 1 Cố ñịnh bằng dung dịch formalin Bước 2 Khử nước bằng acetone 100% trong ñiều kiện -25oC Bước 3 Sử dụng Biodur S10 Ở nhiệt ñộ -25oC Sử dụng Rhodorsil RTV 3040 (A) Ở nhiệt ñộ phòng Bước 4 Để ráo silicone rồi làm khô bằng hơi Biodur S6 trong một túi nylon kín Ngâm mẫu vật trong dầu Rhodorsil V47 rồi lau sạch phần silicone thừa. Quét phần B lên bề mặt mẫu vật. Phơi khô ở nhiệt ñộ phòng Với hóa chất mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này, số tiền chi trả cho hoá chất sẽ giảm xuống 4 lần (chưa kể chi phí vận chuyển). Sự chênh lệch này sẽ tỉ lệ thuận với thể tích của mẫu vật. Mẫu càng lớn thì càng tiết kiệm nhiều hơn. Vì tại Việt Nam chưa có mẫu vật nhựa hoá bằng kĩ thuật chuẩn Biodur S10 nào, nên chúng tôi không có ñiều kiện ñể so sánh sản phẩm của nghiên cứu chúng tôi với sản phẩm của kĩ thuật chuẩn Biodur S10. Tuy nhiên, so với báo cáo từ các tài liệu có ñược(5), chúng tôi nhận thấy sản phẩm của chúng tôi có ñược các ñặc tính: Giữ nguyên hình dạng và màu sắc ban ñầu, bề mặt khô và sạch, không mùi. Do chúng tôi thực hiện nhựa hoá trên 6 mẫu xương thái dương ñã ñược bóc tách các cấu trúc gân cơ, gần như là chỉ làm việc trên cấu trúc xương, thần kinh và màng não nên không có ñiều kiện ñánh giá sự co rút của mẫu vật ở các mô khác. Sau 3 tháng chúng tôi ñánh giá sự co rút trên mô xương, màng não, và thần kinh với kĩ thuật này gần như là rất ít. Tuy nhiên, những ñặc ñiểm này cần ñược ñánh giá lại sau 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, ñể khảo sát các ñặc tính trên, và khẳng ñịnh sự tồn tại “mãi mãi” của mẫu vật nhựa hoá bằng kĩ thuật trong nghiên cứu của chúng tôi. Từ ñó ñưa ra một quy trình chính xác cụ thể cho kĩ thuật này. Kinh nghệm khi thử nghiệm kĩ thuật plastination với hóa chất khác Các hoá chất có thể sử dụng trong bước 3 (tẩm nhuận polymer) gồm có: silicone, polyester, và epoxy(5). Chúng tôi ñã thử nghiệm mẫu vật với polyester vì nó có giá thành trên thị trường Việt Nam rẻ nhất (giá của polyester rẻ hơn so với silicone gấp 5 lần), với kĩ thuật tương tự. Kết quả mẫu vật trở nên ñen, là do polyester phản ứng với phenol (trong dd formalin). Từ ñó, chúng tôi ñề xuất nếu thực hiện kĩ thuật với polyester thì ở bước 1 (cố ñịnh) không nên sử dụng phenol. Giá trị Với 2 công việc chính là phẫu tích và nhựa hóa, chúng tôi tổng kết chi phí sau khi thực hiện ñược bộ sưu tập này (nhân công, hóa chất, hao mòn thiết bị) là 17 triệu ñồng. So với việc mua mô hình nhựa ñể giảng dạy thì thực hiện các mẫu vật nhựa hóa hoàn toàn có ích và tiết kiệm hơn rất nhiều. Hơn nữa, theo Mansor mẫu vật nhựa hoá bằng kĩ thuật plastination ñược các học viên ưa chuộng hơn cả so với xác ướt, bình chứa xác, và mô hình, vì ñộ thực của các chi tiết giải phẫu và thông tin mang lại của chúng không thua gì so với xác ướt nhưng lại có thêm tính năng có thể cầm ñược bằng tay trần và sạch. Đồng thời các mẫu vật nhựa hóa có thể bảo giữ ñược lâu mà không bị mất ñi theo thời gian các cấu trúc giải phẫu như là xác ướt(3). Xét về mặt ứng dụng trong ñào tạo của nghiên cứu chúng tôi, bộ mô hình của chúng tôi hoàn toàn ñáp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 162 ứng nhu cầu giảng dạy về Giải phẫu học, Tai Mũi Họng (ở tất cả các cấp bậc: ñại học, cao học, nghiên cứu sinh, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2) và Ngoại thần kinh. Chúng tôi hi vọng có thể giúp ích cho việc học tập về Tai mũi họng và phẫu thuật tai; kết hợp với các lớp tập huấn về phẫu thuật tai, từ ñó giảm tỉ lệ tai biến do mổ tai (mà nguyên nhân thường gặp nhất là do phẫu thuật viên chưa nắm vững giải phẫu học của xương thái dương) ñồng thời có thể thực hiện nhiều hơn các ca phẫu thuật tai phức tạp, ñặc biệt là tai trong. KẾT LUẬN Nghiên cứu này ñã thành công trong việc phẫu tích bộc lộ ñược ñầy ñủ các cấu trúc giải phẫu trong xương thái dương và trong việc ứng dụng kĩ thuật plastination với hóa chất và trang thiết bị có sẵn tại Việt Nam. Sản phẩm của chúng tôi ñóng góp cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về giải phẫu học xương thái dương, với hình ảnh mang lại rất phù hợp với thực hành lâm sàng phẫu thuật. Với thành công bước ñầu trong thử nghiệm kĩ thuật plastination, chúng tôi ñề xuất thử nghiệm quy trình kĩ thuật nhựa hoá trong nghiên cứu của chúng tôi trên các mô và cơ quan khác. Từ ñó kết hợp với các chuyên ngành ngoại khoa khác ñể tạo nên một bảo tàng các mẫu vật nhựa hóa, trở nên công cụ chủ lực trong giảng dạy và học tập về giải phẫu học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 3B Scientific ® : SearchPartNo=A27. 2. Maeta, M., K. Uno, and R. Saito, The potential of a plastination specimen for temporal bone surgery. Auris Nasus Larynx, 2003. 30(4): p. 413-6. 3. Mansor, O., Use of Plastinated Specimens in a Medical School with a Fully Integrated Curriculum. Journal of the International Society for Plastination, 1996. 11(1): p. 16-17. 4. Nelson, R.A., ed. Temporal Bone Surgical Dissection Manual. 1982, House Ear Institute 5. Plastination: Silicone Impregnation of Specimens (The standard S10 technique): 0_technique 6. Sanna, M., et al., The Temporal Bone: A Manual of Dissection and Surgical Approaches. 2006, New York: Thieme. p. 22-73. 7. Vũ Thị Minh Hoa, Thực hiện bộ mô hình mô tả từng bước phẫu tích xương thái dương trên sọ người Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, 2002, TPHCM: TTĐTBDCBYT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_hien_bo_mo_hinh_cac_giai_doan_phau_tich_xuong_thai_duon.pdf
Tài liệu liên quan