Thực hiện giám sát xã hội đối với tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp cho Việt Nam

Thực tế các năm qua cho thấy từ vai trò giám sát xã hội nói chung và giám sát tài sản thu nhập của cán bộ, công chức nói riêng, báo chí, phương tiện truyền thông đã góp phần đưa ra trước ánh sáng công lý nhiều vụ việc tiêu cực, thu hút sự chú ý và nhận được sự đồng tình của dư luận. Trong thời gian tới, để phát huy vai trò giám sát của báo chí, phương tiện truyền thông thì mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để không những cần am hiểu sâu sắc, có khả năng nắm bắt vấn đề, lĩnh vực, sự kiện, hiện tượng mà tác phẩm báo chí đề cập để có ý kiến khách quan, xác đáng, thuyết phục,. mà còn cần giám sát cả hoạt động nghề nghiệp của mình. Đội ngũ nhà báo cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh, đạo đức, dũng cảm, dám đi, dám viết, dám chịu trách nhiệm trước những trang báo phản ánh tiêu cực nhất là những bài viết liên quan đến tài sản, thu nhập của cán bộ công chức. Mỗi một nhà báo phải là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phòng chống tham nhũng, phải thực sự “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Ba là, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội nói chung và giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức nói riêng Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện theo Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị. Mặc dù là một hoạt động mới, một lĩnh vực công tác chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Theo đó, sau 3 năm thực hiện Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị, ở tất cả 63 tỉnh, thành phố, hầu hết các huyện và các xã đã triển khai hoạt động giám sát theo nhu cầu của địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền các cấp; cấp tỉnh, thành phố đã tổ chức 721 cuộc giám sát; cấp huyện tổ chức 6.404 cuộc; cấp xã tổ chức 49.564 cuộc (Trần Thanh Mẫn, 2018). Trong các cuộc giám sát này đã có nhiều trường hợp cán bộ công chức bị phát hiện có dấu hiệu tham nhũng và được đưa ra ánh sáng. Để thời gian tới vai trò của Mặt trân Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy hơn nữa trong giám sát xã hội tài sản thu nhập của cán bộ công chức cần tập trung một số biện pháp sau: Bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định, hành lang pháp lý liên quan, cụ thể là ban hành Quy chế tiếp thu ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy chế tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; Quy định về việc giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên do Ban Dân vận chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc soạn thảo; Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp với tư cách vừa là thành viên của Mặt trận vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, đặc biệt là nhiệm vụ giám sát xã hội của mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện giám sát xã hội đối với tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
134 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật THỰC HIỆN GIÁM SÁT XÃ HỘI ĐỐI VỚI TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM Phạm Nguyễn Ngọc Anh*, Nguyễn Minh Tuấn** TÓM TẮT Giám sát xã hội đối với tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước là một giải pháp quan trọng nhằm trong sạch hóa, liêm chính hóa đội ngũ “công bộc” của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang quyết liệt thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng thì một trong những vấn đề đặt lên hàng đầu đó là làm thế nào để thực hiện giám sát xã hội đối với tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức? Bài viết này, trên cơ sở phân tích quan niệm giám sát xã hội đối với tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giám sát, kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp áp dụng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ khóa: giám sát xã hội, tài sản, thu nhập, cán bộ, công chức, viên chức, phòng chống tham nhũng SOCIAL MONITORING FOR ASSETS, INCOME OF CADRES, CIVIL SERVANTS, OFFICIALS: EXPERIENCE AND SOME SOLUTIONS ABSTRACT Social monitoring for assets, income of cadres, civil servants and officials in the state apparatus is an important solution to clean and integrity of the “public team” of the people, building houses. Social law of the real people of the people, by the people and for the people. In the context of the whole Party, the whole people are drastically implementing resolutions on Party building and anti- corruption, one of the top issues is how to implement social monitoring of assets, income of cadres, civil servants and officials? This article, on the basis of analyzing the concept of social supervision of assets and income of public officials and employees, studying international experiences in monitoring and controlling incomes of people with positions and rights term in the state apparatus from which proposed some solutions applied in Vietnam in the current socialist-oriented market economy conditions. Keywords: Social monitoring, assets, income, officials, civil servants, officials, anti-corruption * TS. GV. Trường Đại học Ngô Quyền, Bộ Quốc phòng. ĐT: 0985628289 ** PGS.TS. GV. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. ĐT: 0913717488 135 Thực hiện giám sát xã hội... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói: “tham nhũng là cĕn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi nhà nước, bởi lẽ chừng nào còn nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễ xuất hiện những người dùng sai quyền lực. Cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước là cuộc đấu tranh lâu dài, liên tục, bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không có con đường nào khác” (Phạm Nguyễn Ngọc Anh, 2013: 164). Những nĕm qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước được đặc biệt chú trọng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận góp phần xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nhận thức về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được nâng lên trong các cấp ủy, các ngành, các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016: 124). Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện theo quyết tâm của Đảng và Nhà nước là: “Các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết phòng chống tham nhũng... phải chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng lãng phí, bao che, dung túng tiếp tay cho tham nhũng... ngĕn cản việc chống tham nhũng, lãng phí” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016: 144). Trong đó, thực hiện giám sát xã hội về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. 2. QUAN NIỆM VỀ GIÁM SÁT XÃ HỘI TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý (Quốc hội, 2015). Như vậy, mục đích của giám sát là xem xét việc làm của đối tượng bị giám sát có đúng với những quy định, quy chế, chuẩn mực đã đặt ra hay không; phát hiện những khiếm khuyết trong tổ chức và hoạt động của đối tượng bị giám sát để có những kiến nghị và biện pháp can thiệp, khắc phục kịp thời giúp hoạt động của đối tượng đi đúng hướng. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay có hai loại giám sát là giám sát mang tính quyền lực nhà nước đó là giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, và giám sát xã hội mang tính quyền lực nhân dân, đó là giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng và các cá nhân, cộng đồng Như vậy, giám sát xã hội tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức là hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội - nghề nghiệp, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, công dân về những dấu hiệu thay đổi bất thường đối với tài sản, thu nhập của đối tượng bị giám sát đó là cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước. Mục đích nhằm phát hiện những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân, làm giàu bất chính, tham nhũng, lãng phí kiến nghị biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời làm trong sạch bộ máy nhà nước, thanh lọc đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quyền lực của hệ thống chính trị. Vì vậy, hoạt động giám sát xã hội tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức là một hoạt động có ý nghĩa to lớn, là giải pháp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng gắn phát triển với thực hiện công bằng xã hội, tiến tới phát triển bền vững về kinh tế, xã 136 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật hội, thể chế và môi trường. Nghiên cứu về hoạt động giám sát xã hội tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước cần phân biệt rõ chủ thể và đối tượng của giám sát xã hội tài sản, thu nhập. Chủ thể giám sát xã hội đó chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, cá nhân công dân và cộng đồng. Đối tượng giám sát xã hội tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa với những dấu hiệu bất thường về thu nhập và tài sản của đội ngũ này. Việc giám sát xã hội tài sản, thu nhập cần được tuân thủ theo các quy định của pháp luật và đây là điều kiện tiên quyết để tránh những hệ lụy của việc lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ trong giám sát xã hội về tài sản, thu nhập mà phục vụ cho nhóm lợi ích hoặc các mục đích chính trị cá nhân, nhóm thành viên bất hợp pháp nào đó. Cả chủ thể và đối tượng giám sát xã hội tài sản, thu nhập cần nghiêm túc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của nhà nước. 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GIÁM SÁT XÃ HỘI TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Thứ nhất, về đối tượng, phạm vi và mức độ giám sát xã hội tài sản, thu nhập. Theo Messick, Richald E. (2006); Chêne, Marie (2008); Nguyễn Thị Hồi (2016), các quốc gia trên thế giới thực hiện việc giám sát thu nhập, tài sản của tất cả công dân chứ không chỉ riêng của những người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, giám sát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được quy định chặt chẽ hơn so với giám sát thu nhập của công dân. Việc giám sát thu nhập công dân thường được thực hiện thông qua việc kê khai nộp thuế và quản lý thuế thu nhập cá nhân; áp dụng các biện pháp hạn chế sử dụng tiền mặt và kiểm soát các giao dịch có giá trị lớn... Đối với những người có chức vụ, quyền hạn, bên cạnh những biện pháp áp dụng chung cho công dân, họ còn phải kê khai tài sản, thu nhập và bản kê khai đó có thể được công khai hoặc được sử dụng khi người đó có dấu hiệu tham nhũng hoặc tổ chức các hoạt động với những khoản chi phục vụ một số mục đích khác như bầu cử, tranh cử Các cơ quan nhà nước cũng có chức nĕng và thẩm quyền theo dõi, kiểm soát các khoản thu nhập, chi tiêu của những người có chức vụ, quyền hạn khi xác định có tài sản tĕng lên bất thường nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng. Đối với các quốc gia có hệ thống quản lý thu nhập quốc dân tốt như: Đức, Anh, Mỹ, Nhật Bản, các nước Bắc Âu... (Chêne, 2008 và Messick, 2006) thì không đặt nặng vấn đề giám sát thu nhập của hầu hết quan chức, bởi thông qua việc kê khai tài sản, thu nhập như công dân bình thường với nghiệp vụ quản lý và trình độ quản lý chuyên nghiệp đã có thể phát hiện những dấu hiệu tham nhũng. Đây chính là lý do các quốc gia này thường chỉ áp dụng các biện pháp bổ sung để giám sát tài sản của các chính trị gia cao cấp, thành viên của nghị viện và chính phủ. Thứ hai, thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, xác định đầy đủ, thống nhất nội dung giám sát tài sản, thu nhập. Để nâng cao hiệu quả giám sát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, đầu tiên cần quy định việc kê khai tài sản. Về vấn đề này, có quốc gia quy định rất khắt khe bằng cách yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn kê khai con số chính xác về các khoản thu nhập như: tiền lương, các khoản phí, lợi nhuận từ bán hay cho thuê tài sản, đền bù bảo hiểm, trúng xổ số, thừa kế, quà tặng bằng tiền,... và xác định, kê khai rõ nguồn gốc của thu nhập đó. Thí dụ, theo quy định về kê khai tài sản của Ailen, công chức phải cụ thể hóa trong bản kê khai số lượng hoặc giá trị quy ra tiền của bất kỳ lợi ích nào hoặc các khoản thưởng từ nghề nghiệp hay công việc kinh doanh. Một ví dụ khác, ở Anh, thành viên 137 Thực hiện giám sát xã hội... của Hạ viện phải cung cấp chính xác từng khoản được thanh toán, bất kể lớn nhỏ trừ khi khoản tiền đó có được do thực hiện nhiệm vụ của một nghị sĩ hoặc thu nhập có được từ đất và tài sản - phải kê khai nếu thu nhập đó lớn hơn 10% so với lương hiện tại của một nghị sĩ (Ngân hàng Thế giới, 2012). Bên cạnh đó, một số quốc gia quy định chỉ giám sát thu nhập thông qua những loại tài sản có giá trị lớn tức là họ đặt ra một ngưỡng nhất định đối với giá trị tài sản phải kê khai, như ở Thái Lan, Trung Quốc,... (Ngân hàng Thế giới, 2012). Một số quốc gia yêu cầu kê khai thông tin cụ thể hơn về những lợi ích mà công chức nhận được từ các bên thứ ba, ví dụ như chi phí đi lại cho người đó do bên thứ ba chi trả hoặc những lợi ích mang tính thiện ý khác. Thường thì những lợi ích đó chỉ được yêu cầu kê khai khi phát sinh trong quá trình thực hiện chức nĕng công vụ của công chức, và chỉ khi đến một ngưỡng nhất định theo pháp luật. Cũng có quốc gia yêu cầu kê khai về quà tặng, coi đó cũng là một trong những khoản thu nhập. Thí dụ, ở Lat- vi-a, việc kê khai quà tặng là bắt buộc đối với mọi công chức; trong khi ở Ba Lan thì việc này chỉ áp dụng với những công chức được bầu ở địa phương, còn ở Hungary thì chỉ áp dụng với các thành viên Nghị viện. Thành viên Nghị viện Anh phải kê khai bất kỳ quà tặng nào có giá trị lớn hơn 1% so với lương của mình. Thành viên Nghị viện Đức phải kê khai những quà tặng có giá trị trên 5.000 EUR (Nguyễn Thị Hồi, 2016). Trong khi đó ở Pháp, thành viên Nghị viện phải kê khai bất kỳ quà tặng nào, bất kể giá trị của nó là bao nhiêu. Ngoài ra, nhiều quốc gia còn yêu cầu kê khai cả các khoản chi tiêu, nhất là các khoản chi tiêu có giá trị lớn, các lợi ích phi vật chất. Việc giám sát các khoản chi tiêu thông thường được thực hiện qua theo dõi giao dịch của các tổ chức tín dụng và qua hệ thống đĕng ký quyền sở hữu tài sản. Giám sát chi tiêu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong trường hợp việc chi tiêu của công chức không cân xứng so với thu nhập chính thức mà họ nhận được. Việc kê khai nguồn gốc các khoản thu nhập ngoài lương cũng được nhiều quốc gia thực hiện, kể các các lợi ích phi vật chất như hứa hẹn về việc làm của vợ, chồng, con cái của người có chức vụ, quyền hạn... Trong những nĕm gần đây, Trung Quốc nổi lên như là một quốc gia phòng chống tham nhũng mạnh mẽ. Nhiều quan tham được đưa ra ánh sáng với nhiều mức độ tham nhũng khác nhau. Giải pháp quan trọng hàng đầu của họ chính là kê khai tài sản, thu nhập và các khoản đầu tư của cán bộ công quyền từ trung ương đến các địa phương. Theo đó, việc kê khai tài sản được luật hóa nĕm 2006 và nĕm 2010, Trung Quốc đã đưa ra quy định về chống tham nhũng, yêu cầu cán bộ chính quyền phải kê khai thu nhập, tài sản và các khoản đầu tư, ai không cung cấp thông tin sẽ bị sa thải hoặc kỷ luật. Việc kê khai được áp dụng với các quan chức từ cấp trung tới cấp cao và cả các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp nhà nước. Sau khi các báo cáo kê khai tài sản được quan chức nộp lên, các cơ quan giám sát kỷ luật sẽ lựa chọn ngẫu nhiên các bản báo cáo để kiểm tra. Bất cứ ai bị phát hiện gian dối sẽ bị khóa tài khoản. Việc kiểm tra báo cáo kê khai tài sản ở Trung Quốc được thực hiện rất nghiêm, ví dụ như chỉ cần kê thiếu diện tích sàn nhà 1m2, người đó cũng phải viết báo cáo bổ sung (Ngân hàng Thế giới, 2012). Chính vì làm tốt công tác kê khai tài sản, thu nhập nên hoạt động giám sát đạt được nhiều kết quả, điều này cho thấy quyết tâm đẩy lùi tham nhũng của Trung Quốc và là bài học lớn cho Việt Nam trong giám sát thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức, viên chức trong công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay. Thứ ba, công khai minh bạch tài sản, thu nhập của công chức, viên chức là một trong những điều kiện để đảm bảo giám sát xã hội đạt hiệu quả Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, cá nhân nào muốn tranh cử, ứng cử vào một vị trí nào đó trong bộ máy nhà nước thì điều kiện tiên quyết 138 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật là họ phải công khai tài sản, thu nhập của mình. Với một điểm xuất phát cụ thể, rõ ràng cộng với việc định kỳ bắt buộc kê khai thu nhập chắc chắn là một biện pháp phòng chống tham nhũng hữu hiệu. Việc công khai tài sản, thu nhập là dữ liệu thông tin quan trọng để công dân, các tổ chức đoàn thể giám sát liên quan đến hành vi tham nhũng hay không tham nhũng của công chức, viên chức trước, trong và sau khi đảm nhiệm một vị trí nào đó trong bộ máy nhà nước. Như vậy, việc thông tin công khai tài sản, thu nhập cho phép các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân, cộng đồng được tham gia giám sát một cách dễ dàng. Trong một số trường hợp, cơ quan quản lý công khai tài sản, thu nhập có thể trông cậy vào sự sẵn sàng và nĕng lực của các tổ chức phi Chính phủ, giới truyền thông, hay cả hai, để tiến hành các hoạt động kiểm tra mức sống mà nguồn lực và nĕng lực của cơ quan không cho phép. Đã có nhiều tranh luận ở một số nước về việc cho công chúng tiếp cận thông tin kê khai về tài sản, thu nhập hay những phiền toái của các công chức về quyền riêng tư. Vì vậy, hệ thống công khai tài chính hiệu quả đối mặt với vấn đề phải cân đối giữa một bên là cho phép công chúng giám sát nhằm tạo điều kiện phòng chống tham nhũng và một bên là bảo vệ quyền riêng tư của những người phải kê khai tài sản. Trong nhiều trường hợp, những lo ngại về sự xâm phạm quyền riêng tư cũng gắn liền với lo ngại của các công chức về an toàn của cá nhân. Vậy nên, nhiều quốc gia trên thế giới bên cạnh việc minh bạch hóa tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức còn ban hành luật về an ninh mạng, luật về bí mật thông tin cá nhân. Nhờ công khai thông tin mà hạn chế được những kẽ hở để công chức lạm dụng công quyền và do đó trước hết là ngĕn ngừa tham nhũng góp phần minh bạch hóa hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức trong bộ máy nhà nước. Những kinh nghiệm nói trên gồm cả giám sát nhà nước và giám sát xã hội đối với tài sản, thu nhập của công, viên chức trong bộ máy nhà nước ở một số nước trên thế giới tiêu biểu trong phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Những kinh nghiệm này cần được học tập và triển khai phù hợp với khuôn khổ pháp lý Việt Nam. 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIÁM SÁT XÃ HỘI TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA Như đã trình bày giám sát xã hội là một hoạt động có vị trí vai trò to lớn trong việc hiện thực hóa đường lối chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Thời gian qua ở Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp có tính đồng bộ, quan trọng để giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, từ các vĕn bản quy phạm pháp luật đến tổ chức thực hiện. Có thể khái quát một số giải pháp đó là: (1) Đưa nội dung giám sát tài sản thu nhập vào Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tĕng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Bộ Chính trị ban hành Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23/5/2017 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thể hiện tinh thần nêu gương và yêu cầu nêu gương đối với cán bộ cấp cao trong công tác kê khai và kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản. (2) Trên cơ sở đó, thiết lập khuôn khổ pháp lý phù hợp để kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. Luật phòng chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 là minh chứng cụ thể để thực hiện giải pháp này; (3) Thiết lập quy định riêng cho từng loại đối tượng; trong đó, đặc biệt chú trọng người có chức vụ, quyền hạn. (4) Quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc xác minh bản kê khai thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, theo định kỳ hoặc đột xuất. (5) Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, hành chính, cán bộ, công chức và dân sự để bảo đảm xử lý được người có chức vụ, quyền hạn, có hành vi kê khai 139 Thực hiện giám sát xã hội... gian dối và thu hồi được tài sản không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp cũng như có cơ chế xử lý hình sự đối với hành vi làm giàu bất hợp pháp. (6) Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp thông tin về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn từ khi được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm đến 5 nĕm sau khi người có chức vụ, quyền hạn nghỉ hưu; (7) Kiểm tra, giám sát từ phía các tổ chức xã hội và người dân. Mở rộng thu thập thông tin về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, thông qua phản ánh, tố cáo của người dân. Mặc dù các giải pháp được thực hiện đồng bộ, bước đầu có hiệu quả trong việc giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức tuy nhiên trong hai loại giám sát đó là giám sát mang tính quyền lực của nhà nước và giám sát xã hội thì giám sát xã hội cần phải nghiên cứu và thực hiện sâu hơn cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế, để hoạt động giám sát xã hội đối với tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy vai trò, đạt hiệu quả cao góp phần thực hiện phòng chống tham nhũng, tác giả đề xuất một số giải pháp sau: Một là, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong bộ máy nhà nước thực hiện nghiêm túc quy định về kê khai tài sản Pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức như: Ðiều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng nĕm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng nĕm 2012; mục 6 (gồm 4 tiểu mục), chương II, Luật phòng chống tham nhũng 2018, quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Nghị định số 78-NÐ/CP, ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập cũng xác định 9 nhóm đối tượng có nguy cơ tham nhũng cao nhất, có nghĩa vụ thực hiện kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 78-NÐ/CP để phòng ngừa tham nhũng theo “kênh” này chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Biện pháp này về bản chất nó thuộc giám sát nhà nước mà chưa được sự hỗ trợ tích cực từ phía giám sát xã hội. Nguyên nhân đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ, việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức còn hình thức. Vì vậy, thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới cần tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể đó là: Nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và mạng internet có thể triển khai dự án kiểm soát toàn bộ thu nhập của nhân dân, tiến tới thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Đây có thể coi là biện pháp quan trọng và cơ bản nhất nhằm kiểm soát được thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Biện pháp này không chỉ giúp phát hiện những biến động đáng ngờ về tài sản, thu nhập của bản thân người có chức vụ, quyền hạn mà còn của người thân của họ. Nghiên cứu thu hẹp đối tượng bắt buộc kê khai tài sản, thu nhập. Thực tế cho thấy, theo quy định của pháp luật về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập ở nước ta hiện nay quá rộng, trong khi khả nĕng và điều kiện để kiểm tra, giám sát, xác minh toàn bộ bản kê khai thu nhập, tài sản đó còn nhiều hạn chế, chưa cho phép thực hiện một cách triệt để. Theo tác giả, đối tượng kê khai tài sản, thu nhập nên dựa vào cấp bậc, vị trí để thực hiện. Nghĩa là, tập trung vào các công chức cao cấp có nhiều quyền lực, có nguy cơ tham nhũng lớn. Theo đó, người có chức vụ càng cao thì càng bị kiểm soát chặt chẽ. Áp dụng phương án này sẽ có điều kiện tập trung nguồn lực để bảo đảm hoạt động kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đi vào thực chất, hiệu quả. 140 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Đối với người kê khai tài sản là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhất là người đứng đầu cần thống nhất nhận thức, hành động, phát huy tính tự giác, trung thực và ý thức trách nhiệm cao trong kê khai tài sản, thu nhập; phải kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn. Có các chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh đối với các cán bộ, công chức, viên chức thực hiện không đúng, xem nhẹ, hình thức, thiếu trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập. Cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu cần phát huy vai trò trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; lãnh đạo chặt chẽ việc kiểm tra, xác minh tài sản theo phân cấp quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, có kế hoạch tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước về việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Các cấp ủy, cơ quan kiểm tra Đảng, cơ quan Thanh tra thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập; xử lý nghiêm minh những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chậm tổ chức kê khai, không kê khai, kê khai không trung thực Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tĕng cường giám sát và phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Hai là, phát huy vai trò báo chí, phương tiện truyền thông trong hoạt động giám sát xã hội, tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong hơn 30 nĕm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhìn từ phương diện tổ chức, quản lý xã hội thì nhân dân đã được trao quyền giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền, công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước, từ đó kiểm soát, hạn chế việc lạm dụng quyền lực. Trong đó báo chí, phương tiện truyền thông cách mạng là bộ phận tiên phong trong công tác giám sát xã hội nói chung và giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức nói riêng. Về nguyên tắc, hoạt động giám sát của báo chí, phương tiện truyền thông là theo dõi việc cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các quy định, điều khoản pháp luật yêu cầu cũng như việc hoàn thành nhiệm vụ từ chức trách mà chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể,... đã giao. Trên phạm vi rộng hơn, hoạt động giám sát của báo chí, phương tiện truyền thông được thể hiện qua việc tham gia theo dõi quá trình thực hiện các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát hiện vấn đề, hiện tượng tích cực cần được khuyến khích, biểu dương, nhân rộng,... đồng thời phát hiện vấn đề, hiện tượng có thể ảnh hưởng tiêu cực, làm suy giảm hiệu quả xã hội của chủ trương, chính sách đó; thông qua những hoạt động này, báo chí góp phần giúp chủ trương, chính sách ngày càng hoàn thiện trong thực tiễn xã hội, đáp ứng nhu cầu chính đáng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân để ngày càng phục vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh. Thực tế các nĕm qua cho thấy từ vai trò giám sát xã hội nói chung và giám sát tài sản thu nhập của cán bộ, công chức nói riêng, báo chí, phương tiện truyền thông đã góp phần đưa ra trước ánh sáng công lý nhiều vụ việc tiêu cực, thu hút sự chú ý và nhận được sự đồng tình của dư luận. Trong thời gian tới, để phát huy vai trò giám sát của báo chí, phương tiện truyền thông thì mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo cần tĕng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để không những cần am hiểu sâu sắc, có khả nĕng nắm bắt vấn đề, lĩnh vực, sự kiện, hiện tượng mà tác phẩm báo chí đề cập để có ý kiến khách quan, xác đáng, thuyết phục,... mà còn cần giám sát cả hoạt động nghề nghiệp của mình. Đội ngũ nhà báo cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh, đạo đức, dũng cảm, dám đi, dám viết, dám chịu trách nhiệm trước những trang báo phản ánh tiêu cực nhất là những bài viết liên quan đến tài sản, thu nhập của cán bộ công chức. Mỗi một nhà báo phải là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phòng chống tham nhũng, phải thực sự “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Ba là, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội nói chung và giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức nói riêng Giám sát và phản biện xã hội là một trong 141 Thực hiện giám sát xã hội... những chức nĕng quan trọng của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện theo Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị. Mặc dù là một hoạt động mới, một lĩnh vực công tác chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng trong những nĕm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Theo đó, sau 3 nĕm thực hiện Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị, ở tất cả 63 tỉnh, thành phố, hầu hết các huyện và các xã đã triển khai hoạt động giám sát theo nhu cầu của địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền các cấp; cấp tỉnh, thành phố đã tổ chức 721 cuộc giám sát; cấp huyện tổ chức 6.404 cuộc; cấp xã tổ chức 49.564 cuộc (Trần Thanh Mẫn, 2018). Trong các cuộc giám sát này đã có nhiều trường hợp cán bộ công chức bị phát hiện có dấu hiệu tham nhũng và được đưa ra ánh sáng. Để thời gian tới vai trò của Mặt trân Tổ quốc các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy hơn nữa trong giám sát xã hội tài sản thu nhập của cán bộ công chức cần tập trung một số biện pháp sau: Bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định, hành lang pháp lý liên quan, cụ thể là ban hành Quy chế tiếp thu ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy chế tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; Quy định về việc giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên do Ban Dân vận chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc soạn thảo; Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp với tư cách vừa là thành viên của Mặt trận vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, đặc biệt là nhiệm vụ giám sát xã hội của mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội hằng nĕm cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát xã hội, sau khi thống nhất với cơ quan, tổ chức có liên quan, báo cáo cấp ủy đảng cùng cấp và tổ chức thực hiện nghiêm túc đạt được hiệu quả cao. 5. KẾT LUẬN Việc giám sát xã hội đối với việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước đã hình thành và phát triển từ khi nhà nước dân chủ nhân dân được thiết lập cho đến nay. Hệ thống giám sát đó với nhiều hình thức, công cụ và không ngừng được củng cố, hoàn thiện nhằm tạo điều kiện để nhân dân có khả nĕng giám sát một cách có hiệu quả, khoa học đối với việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Kết hợp giám sát của Quốc hội với sự tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và giám sát, phát hiện, kiến nghị xử lý những sai phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chêne, Marie. 2008. “African Experience of Asset Declarations”. U4 Helpdesk, Transparency International, Bergen, http:// www.u4.no/ helpdesk/helpdesk/query.cfm?id. Truy cập ngày 11/12/2018. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Vĕn phòng Trung ương Đảng. 3. Messick, Richald E. 2006. Practical Advice on Establishing and Administering an Income and Assets Disclosure Program. Washington, D.C., U.S: World Bank. 4. Ngân hàng Thế giới. 2012. Việc công, lợi ích tư: bảo đảm trách nhiệm giải trình thông qua công khai tài sản, thu nhập. Washington, D.C., U.S: World Bank. 5. Nguyễn Thị Hồi. 2016. “Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới”. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, tr. 44-49. 6. Phạm Nguyễn Ngọc Anh. 2013. Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2015. Luật Giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Hà Nội: Vĕn phòng Chính phủ. 8. Trần Thanh Mẫn. 2018. “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tĕng cường thực hiện giám sát, phản biện xã hội đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân”. Tạp chí Cộng sản điện tử, số 6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_hien_giam_sat_xa_hoi_doi_voi_tai_san_thu_nhap_cua_can_b.pdf
Tài liệu liên quan