Thứ nhất, kinh doanh lữ hành là dịch
vụ mà Việt Nam có cam kết. Tuy nhiên, mức
độ cam kết đối xử quốc gia là một phần với
Phương thức (3) và toàn bộ với Phương
thức (1) và (2). Theo đó, những doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư
nước ngoài phải sử dụng hướng dẫn viên là
công dân Việt Nam mà không được sử dụng
hướng dẫn viên là người nước ngoài hoặc
người không có quốc tịch.
Thứ hai, tuy nhiên trong Luật Du lịch
năm 2017, hướng dẫn viên du lịch quốc
tế phải là người có quốc tịch Việt Nam và
thường trú tại Việt Nam. Do vậy, doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư
nước ngoài chỉ có thể sử dụng hướng dẫn
viên là công dân Việt Nam, thường trú tại
Việt Nam16. Tức biện pháp này đã ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách
thu hẹp phạm vi tuyển dụng hướng dẫn
viên du lịch của doanh nghiệp kinh doanh
du lịch có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó,
những hướng dẫn viên du lịch là công dân
Việt Nam mà không có địa chỉ thường trú
ở Việt Nam thì không được tuyển. Trong
khi hướng dẫn viên giữ vai trò cốt lõi, quyết
định chất lượng dịch vụ lữ hành. Rõ ràng
“có địa chỉ thường trú ở Việt Nam” là một
yếu tố nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn đến việc
kinh doanh dịch vụ lữ hành và doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.
Thứ ba, quy định này đã làm thay đổi
điều kiện cạnh tranh giữa doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành trong nước và doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành nước ngoài ở Phương
thức (3). Việt Nam hiện chưa có quy định
chi tiết về kinh doanh dịch vụ lữ hành qua
biên giới. Việc này sẽ tạo thành một điều
kiện cạnh tranh kém thuận lợi hơn, gây khó
khăn hơn cho doanh nghiệp du lịch có vốn
đầu tư nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ
du lịch vào Việt Nam theo cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam.
Như vậy, quy định này cũng không
phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo
Điều XVI của GATS và nội dung cam kết
được quy định Mục 9 (B) Danh mục cam kết
của Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực thi nguyên tắc đãi ngộ quốc gia trong thương mại dịch vụ sau mười năm Việt Nam gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Khi gia nhập WTO, một trong những nghĩa vụ của Việt Nam là phải
tuân thủ nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Do vậy, việc rà soát những quy
định, thủ tục trong lĩnh vực dịch vụ để đảm bảo thực hiện nguyên tắc
này là cần thiết. Kết quả rà soát sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được nguy
cơ bị tham dự vào các tranh chấp quốc tế.
Đào Thị Thu Hằng*
Abstract:
Upon its integration to the WTO, one of the Vietnam's obligations
is to adhere to the national treatment principles. Therefore, the
review of regulations and procedures in the service sector to ensure
the implementation of this principle is necessary. The results of the
review will help us prevent the risk of being involved in international
disputes.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Đãi ngộ quốc gia trong
thương mại dịch vụ, GATS, cam kết
của Việt Nam
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 18/05/2017
Biên tập: 28/08/2017
Duyệt bài: 06/09/2017
Article Infomation:
Keywords: Nation treatment in
trade in services, GATS, Vietnam’s
commitment.
Article History:
Received: 18 May 2017
Edited: 28 Aug. 2017
Appproved: 06 Sep. 2017
* ThS, GV, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
THỰC THI NGUYÊN TẮC ĐÃI NGỘ QUỐC GIA
TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
SAU MƯỜI NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
1. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia trong
thương mại dịch vụ nói chung được quy
định tại Điều XVII của GATS1. Tuy nhiên,
khi xem xét mức độ đãi ngộ quốc gia đối với
một dịch vụ cụ thể của một thành viên thì
1 GATS: General Agreement on Trade in Services (Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ, là một hiệp định của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu có hiệu
lực kể từ ngày 1/1/1995).
trước hết, chúng ta sẽ xem trong Mục của
Phân ngành dịch vụ có tên tương ứng trong
Biểu cam kết và sau đó sẽ xem xét đến Phần
cam kết nền trong Biểu cam kết của thành
viên đó. Ngoài ra, những biện pháp mang
tính phân biệt đối xử giữa dịch vụ, nhà cung
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 19(347) T10/2017
cấp dịch vụ của một thành viên với dịch vụ,
nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên
khác còn được ghi nhận trong cột hạn chế
tiếp cận thị trường của Biểu cam kết. Bởi
theo Điều XX của GATS và thực tiễn áp
dụng thì “một biện pháp vừa liên quan đến
nghĩa vụ tiếp cận thị trường vừa liên quan
đến nghĩa vụ đãi ngộ quốc gia thì một thành
viên chỉ cần ghi một lần biện pháp đó vào
cột tiếp cận thị trường, khi đó nó sẽ đưa ra
một giới hạn tiềm ẩn trong đối xử quốc gia2.
Bên cạnh đó, nguyên tắc đãi ngộ quốc
gia còn được quy định trong Điều VI của
GATS. Cụ thể, thành viên không được áp
dụng các yêu cầu về cấp phép về chuyên
môn và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh
vực có cam kết cụ thể làm vô hiệu hoặc
giảm bớt mức cam kết đó theo cách thức: (i)
không phù hợp với các tiêu chí như khách
quan, minh bạch, năng lực và khả năng cung
cấp dịch vụ, không phiền hà hơn mức cần
thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ, không
trở thành hạn chế về cung cấp dịch vụ; (ii)
tại thời điểm các cam kết cụ thể trong các
lĩnh vực đó được đưa ra, các thành viên đã
không có ý định áp dụng các biện pháp này.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia yêu cầu
mỗi thành viên, liên quan tới tất cả các biện
pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ,
phải dành cho dịch vụ và người cung cấp
dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự
đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử
mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà
cung cấp dịch vụ của mình, trừ các điều kiện
và tiêu chuẩn được quy định trong Biểu cam
kết của mình. Sự đối xử tương tự hoặc khác
biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi
hơn nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh
có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ
của thành viên đó so với dịch vụ hoặc nhà
cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ thành
viên nào khác.
2 WTO, WT/DS413/R ngày 16/7/2012, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ China - Certain measures affecting electronic payment
services, đoạn 7.662.
3 WTO, WT/DS413/R ngày 16/7/2012, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ China - Certain measures affecting electronic payment
services, đoạn 7.645.
4 Vũ Nhữ Thăng (2007), Tự do hoá thương mại dịch vụ trong WTO: Luật và thông lệ, Nxb. Hà Nội, H., tr. 143.
Để khởi kiện một thành viên vi phạm
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, bên nguyên
đơn cần phải thiết lập được ba tiêu chí sau:
- Bên bị đơn đã cam kết đãi ngộ quốc
gia trong lĩnh vực dịch vụ có liên quan, theo
Phương thức đang tranh chấp với điều kiện,
tiêu chuẩn hoặc hạn chế trong Biểu cam kết
cụ thể.
- Các biện pháp mà Bên bị đơn đang
áp dụng có ảnh hưởng đến dịch vụ, nhà cung
cấp dịch vụ tương tự ở Phương thức đang
tranh chấp.
- Các biện pháp mà Bên bị đơn dành
cho dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Bên
nguyên đơn kém thuận lợi hơn so với dịch
vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Bên bị đơn3.
Do vậy, để hiểu đúng và đầy đủ về
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, chúng ta phải
làm rõ các nội dung quan trọng sau: các
biện pháp trong đãi ngộ quốc gia; dịch vụ,
nhà cung cấp dịch vụ tương tự; đãi ngộ kém
thuận lợi hơn.
Các biện pháp trong đãi ngộ quốc gia
Có thể nói, các biện pháp trong đãi
ngộ quốc gia được xác định rất rộng. Chúng
được hiểu là những biện pháp được quy định
tại Điều I và Điều XXVIII của GATS bao
gồm: bất kỳ một biện pháp nào được một
thành viên thi hành, dù dưới hình thức luật
pháp, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định,
hoạt động quản lý hoặc bất kỳ hình thức nào
khác được áp dụng bởi: (i) chính quyền và
các cơ quan có thẩm quyền trung ương, khu
vực hoặc địa phương; và (ii) các cơ quan
phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn
được chính quyền trung ương, khu vực hoặc
địa phương ủy quyền. Ngoài ra, chúng bao
gồm cả các biện pháp điều chỉnh lĩnh vực
dịch vụ và cả những biện pháp điều chỉnh
các lĩnh vực khác nhưng có tác động đến
thương mại dịch vụ4.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 19(347) T10/2017
Tuy nhiên, các biện pháp được xem
xét trong đãi ngộ quốc gia không loại trừ
trong tiếp cận thị trường. Ranh giới giữa biện
pháp đãi ngộ quốc gia và tiếp cận thị trường
trong GATS cũng không thật sự rõ ràng.
Theo cách hiểu thông thường, những biện
pháp trong tiếp cận thị trường sẽ áp dụng
ở giai đoạn (khoảng thời gian) mà dịch vụ,
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chưa thể
tiếp cận được (hay chưa có mặt) ở thị trường
trong nước, còn những biện pháp trong đãi
ngộ quốc gia sẽ áp dụng cho giai đoạn mà
dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã
tồn tại trong lãnh thổ nước thành viên. Thực
vậy, với cách quy định ở Điều XX: “Mỗi
Danh mục cam kết, trong những lĩnh vực cụ
thể phải quy định: (a) điều khoản, giới hạn
và điều kiện tiếp cận thị trường; (b) điều kiện
và tiêu chuẩn về đối xử quốc gia;” chúng
ta hiểu rằng hai nguyên tắc này có phạm vi
biện pháp khác nhau. Bên cạnh đó, những
biện pháp mang tính phân biệt đối xử giữa
dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của một thành
viên với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của
các thành viên khác được ghi nhận trong cột
hạn chế tiếp cận thị trường của Biểu cam kết
cụ thể có thể được mở rộng đến nghĩa vụ của
Điều XVII. Như vậy, phạm vi của Điều XVI
và Điều XVII không loại trừ lẫn nhau. Cả
hai điều khoản đều có thể áp dụng cho một
biện pháp5. Do đó, việc nhận dạng phạm vi
các biện pháp thuộc về đãi ngộ quốc gia khá
phức tạp.
Dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ tương tự
Bước thứ hai của việc xem xét nghĩa
vụ theo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là phải
5 WTO, WT/DS413/R ngày 16/7/2012, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ China – Certain measures affecting electronic payment
services, đoạn 7.658 & 7.659 & 7.662.
6 WTO, WT/DS413/R ngày 16/7/2012, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ China – Certain measures affecting electronic payment
services, đoạn 7.706 & 7.707 & 7.708.
7 WTO, WT/DS453/AB/R ngày 14/4/2016, Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm vụ Argentina - Measures trade of goods &
services, đoạn 6.29.
8 WTO, WT/DS363/R ngày 12/8/2009 Báo cáo của Ban hội thẩm vụ China - Publication and Audiovisual Products, đoạn 7.975.
WTO, WT/DS453/AB/R ngày 14/4/2016, Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm vụ Argentina - Measures trade of goods &
services, đoạn 6.37.
WTO, WT/DS413/R ngày 16/7/2012, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ China - Certain measures affecting electronic payment
services, đoạn 7.700.
được tiến hành phân tích dịch vụ, nhà cung
cấp dịch vụ tương tự. GATS không đưa ra
định nghĩa về dịch vụ và nhà cung cấp dịch
vụ tương tự. Xuất phát từ đặc tính của dịch
vụ là vô hình. Do vậy, việc xác định dịch vụ
tương tự hay nhà cung cấp dịch vụ “tương
tự” phải được thực hiện theo từng trường
hợp cụ thể. Việc xác định tính “tương tự”
của dịch vụ phải dựa trên các lập luận và
bằng chứng liên quan đến mối quan hệ cạnh
tranh của các dịch vụ được so sánh. Việc
xác định các nhà cung cấp dịch vụ “tương
tự” có thể dựa trên mô tả cơ bản về phạm
vi kinh doanh và các dịch vụ cụ thể mà họ
cung cấp6. Đánh giá tính “tương tự” của các
dịch vụ không nên tách biệt với việc xem
xét các nhà cung cấp “dịch vụ tương tự” và
ngược lại đánh giá tính “tương tự” của các
nhà cung cấp dịch vụ không nên tách biệt
với việc xem xét các dịch vụ “tương tự”.
Mặt khác, kết quả đánh giá riêng biệt về tính
“tương tự” của dịch vụ và nhà cung cấp dịch
vụ là không bắt buộc7.
Khi xuất xứ là yếu tố duy nhất để đo
lường sự khác biệt giữa các nhà cung cấp
dịch vụ trong nước và các nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài, yêu cầu nhà cung cấp dịch
vụ “tương tự” được đáp ứng miễn là các nhà
cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài
có thể giống nhau về mọi khía cạnh vật chất,
trừ nguồn gốc. Chúng tôi nhận thấy rằng,
trong trường hợp một sự khác biệt về đãi
ngộ không chỉ liên quan đến nguồn gốc của
nhà cung cấp dịch vụ mà còn có các yếu tố
khác có thể cần phân tích chi tiết hơn để xác
định liệu các nhà cung cấp dịch vụ của hai
bên trong vụ kiện có “tương tự” hay không8.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 19(347) T10/2017
Như vậy, về nguyên tắc, người khiếu nại
có thể thiết lập tính “tương tự” bằng cách
chứng minh rằng một biện pháp nào đó tạo
sự khác biệt giữa dịch vụ và nhà cung cấp
dịch vụ dựa trên xuất xứ.
Đãi ngộ kém thuận lợi hơn
Bước thứ ba của việc xem xét nghĩa
vụ theo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là phải
xác định được biện pháp đang áp dụng đãi
ngộ không kém thuận lợi hơn. Mặc dù GATS
không đưa ra định nghĩa về dịch vụ và nhà
cung cấp dịch vụ tương tự, ngược lại đối
với khái niệm “đãi ngộ kém thuận lợi hơn”,
Điều XVII đã ghi nhận rõ ràng: “Sự đãi ngộ
tương tự hoặc khác biệt về hình thức được
coi là kém thuận lợi hơn nếu nó làm thay đổi
điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay
nhà cung cấp dịch vụ của thành viên đó so
với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương
tự của bất kỳ thành viên nào khác”. Như vậy,
việc đãi ngộ của một thành viên làm thay đổi
điều kiện cạnh tranh gây ra tổn hại sẽ được
xem xét là đãi ngộ kém thuận lợi hơn. Tổn
hại gây ra cho dịch vụ, nhà cung cấp dịch
vụ của thành viên khác có thể là hiện hành
hoặc trong tương lai9. GATS không quy định
việc chứng minh đãi ngộ kém thuận lợi hơn
phải đòi hỏi phải có thiệt hại thực tế. Khi
một thành viên cho rằng có những quy định
của thành viên khác chưa phù hợp thì điều
cần phải kiểm tra là sự tồn tại của biện pháp
đãi ngộ kém thuận lợi hơn trong những quy
định đó.
Việc đãi ngộ khác nhau về mặt hình
thức có thể cũng không tạo thành một biện
pháp đãi ngộ kém thuận lợi hơn. Ví dụ: Nghị
định 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hợp
tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực
giáo dục quy định cơ sở giáo dục nước ngoài
phải (i) Chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí
cho người học trong trường hợp cung cấp
chương trình đào tạo không đảm bảo chất
lượng như cam kết; hoặc (ii) Đảm bảo quyền
9 WTO, WT/DS413/R ngày 16/7/2012, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ China - Certain measures affecting electronic payment
services, đoạn 7.692 & 7.693.
10 Điều 27, 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
lợi hợp pháp của người học, cán bộ, giảng
viên, giáo viên và những người lao động
khác trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc
phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn10.
Trong khi nội dung tương tự lại không được
quy định cho cơ sở giáo dục trong nước. Tuy
nhiên, nó không dẫn đến một biện pháp đãi
ngộ kém thuận lợi hơn cho dịch vụ và nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài, bởi nó không
làm thay đổi điều kiện cạnh tranh giữa cơ sở
giáo dục trong và ngoài nước theo hướng bất
lợi cho cơ sở giáo dục nước ngoài. Các cơ
sở giáo dục trong nước vẫn phải thực hiện
những quy định trên. Tuy nhiên thông qua
những quy định mang tính gián tiếp khác.
Ngoài ra, mức đãi ngộ được ghi nhận
trong Biểu cam kết là mức đãi ngộ tối thiểu.
Việt Nam hoàn toàn có thể dành cho dịch vụ,
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài mức đãi
ngộ thuận lợi hơn mức đã cam kết.
2. Thực thi nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
của Việt Nam
2.1 Vấn đề liên quan đến dịch vụ
kiểm toán (CPC 862)
Cam kết của Việt Nam trong GATS
cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên
giới. Trong cột đối xử quốc gia, Việt Nam đã
cam kết không hạn chế ở cả ba Phương thức.
Mặc dù pháp luật trong nước của Việt
Nam không quy định cấm cung cấp dịch
vụ kiểm toán qua biên giới, nhưng đã đặt
thêm một số yêu cầu về tiếp cận thị trường
cho doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài
không phù hợp với Biểu cam kết. Bên cạnh
đó, trong quá trình cung cấp dịch vụ, Việt
Nam còn quy định: Doanh nghiệp kiểm toán
nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây được
đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm toán qua
biên giới: (a) Được phép cung cấp dịch vụ
kiểm toán độc lập theo quy định của pháp
luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 19(347) T10/2017
nước ngoài đặt trụ sở chính; (b) Có văn bản
của cơ quan quản lý hành nghề kiểm toán
(cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc
lập hoặc tổ chức nghề nghiệp) nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp
dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam và xác
nhận không vi phạm các quy định về hoạt
động kiểm toán độc lập và quy định pháp
luật khác của nước ngoài trong vòng 3 năm
liền kề năm đề nghị cấp giấy chứng nhận
được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên
giới;(d) Có vốn chủ sở hữu trên bảng cân
đối kế toán tương đương 500.000 (năm trăm
nghìn) đô la Mỹ vào cuối năm tài chính
trước năm cung cấp dịch vụ kiểm toán qua
biên giới tại Việt Nam; (đ) Có mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp cho các kiểm toán
viên hành nghề tại Việt Nam; (e) Ký quỹ bắt
buộc số tiền tương đương vốn pháp định là
5 tỉ đồng tại một ngân hàng thương mại hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam và có thư bảo
lãnh thanh toán của ngân hàng này cam kết
thanh toán trong trường hợp trách nhiệm
của các hợp đồng kiểm toán cung cấp dịch
vụ qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức
ký quỹ bắt buộc; Đồng thời, doanh nghiệp
kiểm toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ
kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam phải
thực hiện liên danh với doanh nghiệp kiểm
toán tại Việt Nam có đủ điều kiện cung cấp
dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp
luật11. Theo đó, để cung cấp dịch vụ kiểm
toán qua biên giới, doanh nghiệp kiểm toán
nước ngoài phải ký hai hợp đồng là: Hợp
đồng kiểm toán với khách hàng và Hợp
đồng liên danh với doanh nghiệp kiểm toán
tại Việt Nam. Tuy nhiên, những yêu cầu này
không được đặt ra hoặc ở mức độ thấp hơn
đối với doanh nghiệp kiểm toán trong nước.
Thứ nhất, Việt Nam đã cam kết đối xử
quốc gia đầy đủ đối với dịch vụ kiểm toán
theo Phương thức (1) khi ghi chỉ từ “None”
vào cột hạn chế tiếp cận thị trường và đối
xử quốc gia. Như vậy, chỉ trừ những trường
11 Điều 11 & 12 Nghị định số 17/2012 NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Kiểm toán độc lập
năm 2011.
hợp ngoại lệ được quy định trong GATS,
Việt Nam có nghĩa vụ đầy đủ với việc đối
xử không kém thuận lợi hơn đối với dịch vụ
và nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán của các
thành viên khác ở Phương thức (1).
Thứ hai, những quy định này ảnh
hưởng đến việc cung cấp dịch vụ của các nhà
cung cấp dịch vụ kiểm toán của các thành
viên khác vì nó quyết định được cung cấp
hay không. Nếu không đảm bảo đủ những
điều kiện này thì nhà cung cấp dịch vụ kiểm
toán của các thành viên khác không thể cung
cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới cho
khách hàng là doanh nghiệp ở Việt Nam.
Thứ ba, những quy định này đối với
dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán
của các thành viên khác đãi ngộ kém thuận
lợi hơn dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ kiểm
toán Việt Nam. Thực tế, trong trường hợp
này, xuất xứ là yếu tố quyết định việc áp
dụng những yêu cầu trên. Những yêu cầu
này không được đặt ra hoặc ở mức độ thấp
hơn đối với doanh nghiệp kiểm toán Việt
Nam. Cụ thể, yêu cầu vốn chủ sở hữu trên
bảng cân đối kế toán tương đương 500.000
(năm trăm nghìn) đô la Mỹ vào cuối năm
tài chính trước năm cung cấp dịch vụ kiểm
toán qua biên giới tại Việt Nam. Tức mức
yêu cầu cao gần gấp đôi so với doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam sẽ làm giảm cơ hội các
doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đáp
ứng được. Thay vì với mức 5 tỉ đồng thì số
lượng doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài
đáp ứng yêu cầu sẽ gia tăng. Yêu cầu ký quỹ
bắt buộc số tiền tương đương vốn pháp định
là 5 tỉ đồng tại một ngân hàng thương mại
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và có thư
bảo lãnh thanh toán của ngân hàng này cam
kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm
của các hợp đồng kiểm toán cung cấp dịch
vụ qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức
ký quỹ bắt buộc cũng tác động đến điều kiện
cạnh tranh của nhà cung cấp dịch vụ kiểm
toán nước ngoài. Họ phải “đóng băng” một
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
25Số 19(347) T10/2017
nguồn lực tài chính tương đương 5 tỉ đồng
mà không biết đến khi nào thì được rút lại.
Yêu cầu, phải ký hợp đồng Hợp đồng liên
danh với doanh nghiệp kiểm toán tại Việt
Nam trước khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam đã trực
tiếp tạo thêm khó khăn dẫn đến việc đối xử
kém thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp
kiểm toán nước ngoài. Cụ thể, họ không chỉ
ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng ở
Việt Nam để cung cấp dịch vụ kiểm toán mà
họ còn phải tìm một doanh nghiệp kiểm toán
tại Việt Nam để đề nghị họ ký hợp đồng liên
danh. Nếu không có doanh nghiệp kiểm toán
Việt Nam nào liên danh thì doanh nghiệp
kiểm toán nước ngoài không thể cung cấp
dịch vụ kiểm toán qua biên giới. Đương
nhiên, quy định này làm họ vừa tốn thêm
thời gian, vừa tốn thêm chi phí và giảm cơ
hội cung cấp dịch vụ.
Vấn đề này cũng đã được Nhóm công
tác về dịch vụ chuyên nghiệp của WTO
lường đến và trình bày trong Công văn số
6496 như sau: “Các loại biện pháp sau ảnh
hưởng đến thương mại dịch vụ kế toán đã
được nêu ra bởi một số thành viên như là
những ví dụ về những thương lượng có thể
phải thương lượng và lập kế hoạch theo các
Điều XVI và XVII:Những hạn chế liên quan
đến số lượng kế toán viên nước ngoài có thể
làm việc, số giấy phép mới được cấp, hình
thức pháp lý và quyền sở hữu của doanh
nghiệp kế toán12.
Tóm lại, các quy định này đã làm suy
giảm các điều kiện cạnh tranh giữa các dịch
vụ, nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán của các
thành viên khác so với dịch vụ, nhà cung
cấp dịch vụ kiểm toán Việt Nam. Do vậy,
những quy định này hoàn toàn không phù
hợp với nghĩa vụ thành viên theo Điều XVII
của GATS cũng như nghĩa vụ theo cam kết
trong Mục 1A(b) Danh mục cam kết của
Việt Nam.
12 WTO,S/L/92 ngày 28/3/2001, Phụ lục số 4 Job 6496 ngày 25/10/1998.
2.2 Vấn đề liên quan đến dịch vụ
giáo dục đại học, giáo dục cho người lớn
và giáo dục khác (CPC 923, 924, 929)
Theo nội dung cam kết về dịch vụ
giáo dục đại học, giáo dục cho người lớn và
giáo dục khác trong khuôn khổ GATS, Việt
Nam đã cam kết mở cửa thị trường giáo dục
đại học, giáo dục cho người lớn và giáo dục
khác ở Phương thức (3). Theo đó, Việt Nam
không áp đặt biện pháp phân biệt đối xử giữa
nhà cung cấp dịch vụ giáo dục trong nước và
nước ngoài, trừ điều kiện về “giáo viên nước
ngoài làm việc tại cơ sở đào tạo có vốn đầu
tư nước ngoài phải có tối thiểu 5 năm kinh
nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục
và Đào tạo Việt Nam công nhận về chuyên
môn”. Có thể nói, Việt Nam dành chế độ
đãi ngộ quốc gia đối với nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài trong những dịch vụ này ở
Phương thức (3) là tương đối đầy đủ.
Tuy nhiên, Nghị định 73/2012/NĐ-
CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu
tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục,
trong đó có điều chỉnh các cơ sở giáo dục
đại học (các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục
đại học nước ngoài cũng chịu sự điều chỉnh
của Nghị định này) và Nghị định 48/2015/
NĐ-CP của Chính phủ lại có quy định khác.
Cụ thể, cơ sở giáo dục đại học hoặc nghề
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân
thủ thêm những quy định sau:
- Giáo viên, giảng viên là người nước
ngoài giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng ngắn hạn, cơ sở giáo dục mầm non,
cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có vốn
đầu tư nước ngoài ít nhất phải có 05 năm
kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.
- Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo
dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ
ngày cho phép thành lập. Trong trường hợp
cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
26 Số 19(347) T10/2017
hơn, nhưng không quá 70 năm13.
- Dự án đầu tư thành lập trung tâm
giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 60 triệu
đồng/người học (không bao gồm các chi phí
sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được
tính toán căn cứ số lượng người học quy đổi
toàn phần thời gian tính tại thời điểm có dự
kiến quy mô đào tạo cao nhất;
- Diện tích đất để xây dựng đạt bình
quân ít nhất là 25 m2/người học đối với
trường trung cấp, trường cao đẳng và 04 m2/
người học đối với trung tâm giáo dục nghề
nghiệp tính tại thời điểm có quy mô đào tạo
cao nhất trong kế hoạch phát triển cơ sở giáo
dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại
học không ít hơn 15% tổng số nhà giáo của
trường trung cấp, trường cao đẳng14.
Có thể thấy, những quy định này đã
ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ giáo
dục đại học và dạy nghề theo hướng kém
thuận lợi hơn cho họ, cụ thể:
Thứ nhất, quy định người nước ngoài
giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước
ngoài ít nhất phải có 05 năm kinh nghiệm
trong cùng lĩnh vực giảng dạy đã mở rộng
phạm vi của hạn chế đãi ngộ quốc gia bằng
cách thêm bốn chữ “trong cùng lĩnh vực”
vào quy định so với Biểu cam kết. Biện
pháp này tác động làm cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu
tư nước ngoài khó tuyển dụng nhân sự hơn,
do phạm vi được tuyển dụng thu hẹp lại.
Cụ thể, những người nước ngoài có kinh
nghiệm giảng dạy nhưng ở lĩnh vực khác
chuyên môn sẽ không phù hợp quy định này.
Trong khi nhân sự giảng dạy trong dịch vụ
giáo dục là điều kiện cốt lõi để cung cấp
dịch vụ này. Mặt khác, quy định này không
áp dụng cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ
13 Điều 23 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2015 và Điều
25 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
14 Điều 16 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2015.
sở giáo dục đại học trong nước. Nên có thể
nói, biện pháp này đã làm thay đổi điều kiện
cạnh tranh giữa nhà cung cấp dịch vụ giáo
dục trong nước và nước ngoài, làm cho nhà
cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài bị đối
xử kém thuận lợi hơn so với nhà cung cấp
dịch vụ giáo dục đại học/nghề nghiệp trong
nước và mức quy định trong Biểu cam kết
của Việt Nam.
Thứ hai, nhà cung cấp dịch vụ trong
nước cũng không bị áp đặt thời gian tồn tại
của pháp nhân hiện diện thương mại là 50
năm. Quy định này cũng không có trong cột
đối xử quốc gia Mục 5(C), (D), (E) Danh
mục cam kết của Việt Nam. Quy định này
làm hạn chế thời gian cung ứng dịch vụ của
nhà cung ứng dịch vụ giáo dục nước ngoài.
Pháp nhân hiện diện thương mại của nhà
cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài chỉ
tồn tại đến 50 năm hoặc trường hợp cần thiết
được gia hạn thì đến 70 năm, sau đó phải giải
thể và muốn tiếp tục hoạt động thì phải đăng
ký thiết lập hiện diện thương mại mới. Quy
định này ảnh hưởng đến tính ổn định đầu tư,
cũng như thời gian thu hồi vốn của doanh
nghiệp giáo dục nước ngoài theo hướng tiêu
cực. Trong khi các cơ sở giáo dục đại học/
nghề nghiệp Việt Nam yên tâm, ung dung
với những kế hoạch phát triển lâu dài, bền
vững thì cơ sở giáo dục đại học/ nghề nghiệp
nước ngoài phải lo thu gom kế hoạch đào tạo
và thu hồi vốn.
Tương tự điều kiện về diện tích đất
xây dựng, mức vốn đầu tư tối thiểu trên
đầu sinh viên cũng như tỉ lệ giảng viên có
trình độ sau đại học cũng là những quy định
dẫn đến điều kiện cạnh tranh của khu vực
trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực này
không bình đẳng và gây khó khăn hơn cho
nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, những quy
định này trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục
cũng không phù hợp với nghĩa vụ của Việt
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
27Số 19(347) T10/2017
Nam theo Điều XVII và Mục 5(C), (D), (E)
Danh mục cam kết của Việt Nam.
2.3 Vấn đề liên quan đến dịch vụ du
lịch (CPC 7471)
Trong các cam kết quốc tế về dịch vụ
du lịch, chúng ta cho phép nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài được thành lập liên doanh với
đối tác Việt Nam không hạn chế phần vốn
góp để kinh doanh dịch vụ đưa khách du
lịch vào Việt Nam và lữ hành nội địa đối với
khách du lịch vào Việt Nam như là một phần
của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.
Ở Phương thức (1) và (2) Việt Nam không
có bất kỳ hạn chế nào ở cả cột hạn chế tiếp
cận thị trường và đối xử quốc gia. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phải sử dụng hướng dẫn viên là công dân
Việt Nam khi cung cấp dịch vụ lữ hành ở
Phương thức (3)15.
Thứ nhất, kinh doanh lữ hành là dịch
vụ mà Việt Nam có cam kết. Tuy nhiên, mức
độ cam kết đối xử quốc gia là một phần với
Phương thức (3) và toàn bộ với Phương
thức (1) và (2). Theo đó, những doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư
nước ngoài phải sử dụng hướng dẫn viên là
công dân Việt Nam mà không được sử dụng
hướng dẫn viên là người nước ngoài hoặc
người không có quốc tịch.
Thứ hai, tuy nhiên trong Luật Du lịch
năm 2017, hướng dẫn viên du lịch quốc
tế phải là người có quốc tịch Việt Nam và
thường trú tại Việt Nam. Do vậy, doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư
nước ngoài chỉ có thể sử dụng hướng dẫn
viên là công dân Việt Nam, thường trú tại
Việt Nam16. Tức biện pháp này đã ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách
thu hẹp phạm vi tuyển dụng hướng dẫn
viên du lịch của doanh nghiệp kinh doanh
du lịch có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó,
những hướng dẫn viên du lịch là công dân
15 WTO, WT/ACC/VNM/48/Add.2 - Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam, ngày 27/10/2006, Mục 9 (B), tr. 52.
16 Điều 59 Luât Du lịch năm 2017 .
Việt Nam mà không có địa chỉ thường trú
ở Việt Nam thì không được tuyển. Trong
khi hướng dẫn viên giữ vai trò cốt lõi, quyết
định chất lượng dịch vụ lữ hành. Rõ ràng
“có địa chỉ thường trú ở Việt Nam” là một
yếu tố nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn đến việc
kinh doanh dịch vụ lữ hành và doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.
Thứ ba, quy định này đã làm thay đổi
điều kiện cạnh tranh giữa doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành trong nước và doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành nước ngoài ở Phương
thức (3). Việt Nam hiện chưa có quy định
chi tiết về kinh doanh dịch vụ lữ hành qua
biên giới. Việc này sẽ tạo thành một điều
kiện cạnh tranh kém thuận lợi hơn, gây khó
khăn hơn cho doanh nghiệp du lịch có vốn
đầu tư nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ
du lịch vào Việt Nam theo cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam.
Như vậy, quy định này cũng không
phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo
Điều XVI của GATS và nội dung cam kết
được quy định Mục 9 (B) Danh mục cam kết
của Việt Nam.
3. Kết luận
Khi gia nhập WTO, một trong những
nghĩa vụ của Việt Nam là phải tuân thủ
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Do vậy, việc rà
soát những quy định, thủ tục trong lĩnh vực
dịch vụ để đảm bảo thực hiện nguyên tắc
này là cần thiết. Việc rà soát cho thấy, Việt
Nam đã thiện chí và tận tâm thực thi nghĩa
vụ quốc tế của mình. Để có thể thu hút được
nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài vào
phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, Việt
Nam cần đảm bảo được điều kiện thuận lợi,
minh bạch và uy tín của mình trong mắt nhà
đầu tư nước ngoài thông qua việc nghiêm
chỉnh thực thi nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
Mặt khác, kết quả rà soát sẽ giúp chúng ta
ngăn ngừa được nguy cơ bị tham dự vào các
tranh chấp quốc tế
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
28 Số 19(347) T10/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_thi_nguyen_tac_dai_ngo_quoc_gia_trong_thuong_mai_dich_v.pdf