Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thi hành án dân sự và một số kiến nghị

Thi hành án là hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thể hiện quyền lực của Nhà nước xuất phát từ một nguyên tắc Hiến định: Các bản án, quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và chấp hành. Công tác thi hành án nói chung và công tác thi hành án dân sự nói riêng đang trở thành vấn đề vô cùng bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự là một trong những chiến lược đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra. Để góp phần thực hiện chủ chương này, trước hết về lý luận đòi hỏi phải nghiên cứu, tổng kết đánh giá toàn diện về công tác thi hành án dân sự. Với điều kiện thời gian nghiên cứu, khả năng và kiến thức còn nhiều hạn chế tôi không có tham vọng đề cập và giải quyết tất cả các vấn đề về thi hành án dân sự, chỉ xin được đề cập đến một số vấn đề về thi hành án dân sự. Qua những nội dung đã được trình bày ở trên có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Để góp phần xây dựng, hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay từ đó bảo đảm sự thống nhất các qui phạm pháp luật, các văn bản áp dụng, điều này đòi hỏi phải làm rõ bản chất, đặc điểm, ý nghĩa mối quan hệ giữa giai đoạn thi hành án dân sự và giai đoạn tố tụng. Việc nghiên cứu này không chỉ làm hoàn thiện về cơ sở lý luận mà còn nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc định hướng và xây dựng pháp luật thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay cũng như thời gian tới. 2. Qua 11 năm áp dụng Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và hai tháng áp dụng Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 công tác thi hành án dân sự mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa phù hợp cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. Đặc biệt , hiện nay Nhà nước đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động tố tụng dân sự do đó để tạo nền tảng cho hoạt động thi hành án dân sự.

doc51 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thi hành án dân sự và một số kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhận sự thoả thuận ông A phải trả nợ cho ông B là 10.000.000 đồng nhưng phải trả làm 3 kỳ, mỗi kỳ 3 tháng. Ngày 20/01/2000 ông A đã trả cho ông B là 3.000.000 đồng và ngày 20/4/2001 lại trả 3.000.000 đồng nữa. Thời hạn trả 4.000.000 đồng lần thứ 3 là ngày 20/7/2002 nhưng ông A không trả được nữa. Do đó, thời hiệu tính từ ngày 20/7/2002 tức là tính hết ngày 20/7/2005 mà ông B không yêu cầu thi hành án để đòi nốt 4.000.000 đồng thì không có quyền yêu cầu thi hành án nữa. -Thời hiệu thi hành án trong trường hợp người được thi hành án vì trở ngại khách quan hoặc do điều kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án trong thời hạn luật định không tính vào thời hiệu thi hành án Khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 qui định như sau: + Nếu người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án. Việc cho thi hành bản án, quyết định sau khi đã hết thời hiệu thi hành gọi là khôi phục thời hiệu. Tại khoản 3 Điều 25 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 qui định về khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án do thủ trưởng Cơ quan thi hành án nơi có thẩm quyền ra quyết định thi hành án xem xét ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án, trong trường hợp không có căn cứ khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn của người đó. Tóm lại: khi bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật sẽ được các bên tự nguyện thi hành, Nhà nước chỉ tham gia vào quá trình thi hành án khi có yêu cầu của người được thi hành án, người phải thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án phải được làm trong thời hiệu thi hành án theo qui định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và được gửi kèm theo bản sao bản án. Thông thường sau khi có quyết định thi hành án thì các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành được đưa ra thi hành. Tuy nhiên có những trường hợp nhất định mà việc thi hành án có thể phải tạm ngừng, ngừng hẳn việc thi hành án hoặc trả lại đơn yêu cầu thi hành án mà pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 01/7/2004 gọi đó là hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án. 3.Chủ động ra quyết định thi hành án, ra quyết định thi hành án theo yêu cầu. a, Chủ động ra quyết định thi hành án. Bên cạnh quyền yêu cầu thi hành án của đương sự, pháp luật còn trao cho Cơ quan thi hành án quyền chủ động ra quyết định thi hành án. Theo Điều 22 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành phần bản án, quyết định sau đây: - án phí, lệ phí Toà án, trả lại tiền tạm ứng án phí; - Hình phạt tiền; - Tịch thu tài sản, truy thu thuế,truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính; - Xử lý tài sản, vật chứng đã thu giữ; - Thu hồi đất theo qui định của Toà án; - Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. Như vậy, thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án là buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ nhất định về tài sản cho Nhà nước. Khoản thu này được nộp vào ngân sách Nhà nước và thuộc quyền sở hữu, quản lý của Nhà nước chứ nó không thuộc quyền sở hữu riêng của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Còn việc đưa ra quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời chính là để đảm bảo cho lợi ích cấp thiết của đương sự cũng như đảm bảo cho công tác xét xử và thi hành án được tiến hành thuận lợi. Pháp lệnh cũng qui định thời hạn thủ trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định còn đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án. b, Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu. Căn cứ vào bản sao bản án, quyết định có hiệu lực thi hành và đơn yêu cầu của đương sự thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu ( Điều 23 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 ). Quá thời hạn trên mà thủ trưởng Cơ quan thi hành án không ra quyết định thi hành thì đương sự có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp việc không ra quyết định gây ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo qui định tại Điều 642 Bộ luật dân sự hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 305 Bộ luật hình sự. Đối với những bản án, quyết định có nhiều điều khoản, trong đó có một hoặc nhiều điều khoản thuộc diện chủ động và một hoặc nhiều điều khoản thuộc diện thi hành theo đơn yêu cầu thì thủ trưởng Cơ quan ra một quyết định thi hành chung cho tất cả các khoản thuộc diện chủ động thi hành, còn đối với các khoản thi hành án theo đơn yêu cầu thì tuỳ trường hợp cụ thể căn cứ vào số lượng yêu cầu thi hành án thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án có ra một hoặc nhiều quyết định thi hành. Đối với bản án, quyết định theo đó có nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên đới thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành chung cho những người có quyền và nghĩa vụ liên đới. Khi đã có quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án vào sổ thụ lý vụ án, ghi rõ căn cứ nội dung của quyết định thi hành án và chấp hành viên được phân công. Ngày thụ lý việc thi hành án được tính từ ngày vào sổ thụ lý thi hành án. Quyết định thi hành án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, Toà án đã chuyển giao bản sao bản án, quyết định cho đương sự và người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thi hành án để họ có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án Khi ra quyết định thi hành án hoặc trong quá trình thi hành án nếu thấy bản án, quyết định của Toà án chưa rõ ràng hoặc có sai sót về số liệu do tính toán sai thì cơ quan thi hành án phải gửi văn bản yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm đính chính, trả lời bằng văn bản cho Cơ quan thi hành án. 4. Tổ chức thi hành án a, Tự nguyện thi hành án. Tự nguyện thi hành án là trường hợp sau khi có quyết định thi hành án của thủ trưởng Cơ quan thi hành án, người phải thi hành án tự mình thực hiện nghĩa vụ qui định trong bản án, quyết định của Toà án mà không cần có sự can thiệp bằng biện pháp cưỡng chế từ phía Cơ quan thi hành án. Việc đương sự tự nguỵên thực hiện nghĩa vụ của mình giúp cho quá trình thi hành án được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo hiệu lực bản án, quyết định mà Toà án đã tuyên trên thực tế mà không gây lên mâu thuẫn, bất đồng giữa các đương sự, tránh được những vụ án phát sinh từ việc thi hành án. Mặt khác, nó còn tiết kiệm được tiền của, công sức của Nhà nước cũng như của các đương sự trong quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên cần phân biệt biện pháp tự nguyện thi hành án với trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án trước khi có quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành. Trong trường hợp người có nghĩa vụ qui định trong bản án, quyết định của Toà án tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình theo yêu cầu của người có quyền thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật thi hành án dân sự mà chỉ làm phát sinh quan hệ pháp luật thông thường giữa các bên đương sự. Vì vậy, thực chất đây không phải là biện pháp tự nguyện thi hành án. Theo qui định tại khoản 3 Điều 6 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì Chấp hành viên có thể định thời hạn tự nguyện một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng số thời gian không quá 30 ngày. Hết thời hạn đó, nếu đương sự không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế. b, Cưỡng chế thi hành án. Cưỡng chế thi hành án là biện pháp bảo đảm cho việc thi hành án được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình, bao gồm các biện pháp kê biên và bán đấu gía tài sản, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang cho người khác giữ, cưỡng chế trả nhà, cưỡng chế giao đồ vật, cưỡng chế hành vi trái pháp luật. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp và áp dụng biện pháp nào là do chấp hành viên lựa chọn và quyết định tuỳ thuộc vào vụ việc cụ thể. Cưỡng chế thi hành án được áp dụng một trong ba trường hợp sau: - Đối với bản án, quyết định thuộc thẩm quyền chủ động thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế khi cần thiết mà không phải định cho người phải thi hành án thời gian tự nguyện thi hành án; - Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu hết thời hạn tự nguyện mà đương sự không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay sau đó; - Trong quá trình tổ chức thi hành án, kể cả đang trong thời hạn tự nguyện thi hành mà người phải thi hành án có biểu hiện tẩu tán hoặc huỷ hoại tài sản thì chấp hành viên có thể áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế là kê biên nhằm bảo vệ tài sản đảm bảo cho việc thi hành án. Để đảm bảo tính khách quan, công khai của hoạt động thi hành án cũng như nhằm đảm bảo tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế, Chấp hành viên không được tiến hành trong khoảng thời gian từ 22h hôm trước đến 6h hôm sau trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Trong trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế, người phải thi hành án chụi chi phí về cưỡng chế thi hành án bao gồm tiền thuê giữ, bảo quản tài sản kê biên, tiền thuê chuyên chở tài sản, chi phí tổ chức định giá tài sản... 5. Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án a, Hoãn thi hành án. Hoãn thi hành án được qui định tại Điều 26 Pháp lệnh thi hành án năm 2004. Theo Điều 26 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án có quyền ra quyết định hoãn thi hành án trong những trường hợp sau: - Người phải thi hành án ốm nặng hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện được nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định người đó phải tự mình thực hiện. Thông thường đây là nghĩa vụ có gắn liền với nhân thân như: viết bài cải chính trên báo chí vì đã có bài viết không đúng sự thật, xúc phạm danh dự người khác. Với những việc mà pháp luật qui định cho người phải thi hành án phải tự mình thi hành mà người phải thi hành án ốm nặng không tự mình thi hành được hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện được. Nếu phải thi hành án về mặt tài sản mà người phải thi hành án ốm nặng nhưng họ vẫn có tài sản thì pháp luật qui định vẫn tiến hành thi hành án. - Pháp luật còn qui định những trường hợp người được thi hành án yêu cầu hoặc đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án thì phải có đơn yêu cầu hoặc đồng ý cho hoãn thi hành án của người thi hành án. ở đây người được thi hành án và người phải thi hành án có thể đến trực tiếp Cơ quan thi hành án yêu cầu hoãn thi hành án. Trong trường hợp này Chấp hành viên lập biên bản ghi nhận yêu cầu của đương sự và đương sự kí tên vào biên bản. Pháp luật qui định có những trường hợp này thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án quyết định hoãn thi hành án vì xuất phát từ quyền tự định đoạt của người được thi hành án họ có quyền yêu cầu người phải thi hành án thi hành án cho mình nhưng cũng có quyền yêu cầu với Cơ quan thi hành án có thẩm quyền hoãn thi hành án cho người phải thi hành án. - Người phải thi hành nộp các khoản ngân sách Nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản đó không thuộc loại được kê biên hoặc có tranh chấp về tài sản kê biên thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án. - Ngoài những trường hợp thủ trưởng Cơ quan thi hành án được hoãn thi hành án, khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 còn qui định người có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án có quyền hoãn thi hành án một lần để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị. Khi phát hiện những bản án, quyết định có vi phạm pháp luật cần phải hoãn thi hành án. Việc hoãn như thế này nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự, ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra do thi hành những bản án, quyết định của Toà án có vi phạm pháp luật. Trong những trường hợp này, người có quyền kháng nghị phải thông báo cho Cơ quan thi hành án và thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án. Thời hạn hoãn thi hành án không quá 90 ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành án. Hết thời hạn đó mà không có kháng nghị thì Cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị biết. Trong trường hợp Cơ quan thi hành án đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án rồi mới nhận được thông báo hoãn thi hành án thì phải thông báo ngay cho người có thẩm quyền kháng nghị biết. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày điều kiện hoãn thi hành án không còn hoặc đã hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị mà không có kháng nghị thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định tiếp tục thi hành án. -Trong trường hợp nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị mà bản án quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị biết. b, Tạm đình chỉ thi hành án Tạm đình chỉ thi hành án được qui định tại Điều 27 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Việc thi hành án bị tạm đình chỉ trong những trường hợp sau: - Người phải thi hành án bị Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi người phải thi hành án bị Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, trừ việc thi hành các khoản tiền qui định theo Pháp lệnh này đó là những khoản tiền: tiền cấp dưỡng, tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. - Người đã kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ thi hành không quá 6 tháng, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án. Thủ trưởng Cơ quan ra quyết định tiếp tục thi hành án khi nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án hoặc khi có quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị. Trong trường hợp nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị mà bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người kháng nghị biết c, Đình chỉ thi hành án. Thi hành án luôn là một quá trình phức tạp vì vậy pháp luật thi hành án phải qui định một cách chặt chẽ cho giai đoạn này. Quá trình thi hành án do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể phải đình chỉ việc thi hành án. Đình chỉ thi hành án là việc chấm dứt hoàn toàn thi hành án. Trong quá trình thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Toà án còn nẩy sinh rất nhiều vấn đề như các bên đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ theo bản án, quyết định không được chuyển cho người thừa kế, bản án, quyết định của Toà án sai nên bị Toà án có thẩm quyền huỷ bỏ; người được thi hành án yêu cầu thi hành án khi thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết... Khi có những căn cứ này, thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án, chấm dứt việc thi hành án. Theo Điều 28 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thủ trưởng Cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án có quyền đình chỉ thi hành án trong những trường hợp sau: - Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc nghĩa vụ thi hành án không được chuyển giao cho người thừa kế theo qui định của pháp luật; - Người được thi hành án chết mà quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế theo qui định của pháp luật; Ví dụ việc cấp dưỡng chỉ áp dụng đối với người còn sống. Do đó nếu người được cấp dưỡng chết thì quyền của người đó cũng như nghĩa vụ của người phải cấp dưỡng không thể chuyển cho người thừa kế của những người đó. - Người được thi hành án có văn bản từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo bản án, quyết định. Trừ trường hợp pháp luật có qui định khác; - Trong trường hợp người phải thi hành án là cơ quan tổ chức đã bị giải thể không còn tài sản để thi hành án nữa mà theo qui định của pháp luật, nghĩa vụ này không được chuyển giao cho Cơ quan tổ chức cá nhân khác; - Nếu người phải thi hành án bị Toà án tuyên bố phá sản thì quyền và nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo qui định của pháp luật về phá sản; - Có quyết định miễn thi hành án, nếu người phải thi hành án không có tài sản, thu nhập hoặc những điều kiện khác để thi hành án; - Bản án, quyết định được đưa ra thi hành đã bị Toà án có thẩm quyền huỷ bỏ. Toà án là cơ quan quyền lực thay mặt Nhà nước tuyên những bản án, quyết định để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân. Chính vì vậy nếu những bản án, quyết định của Toà án có sai sót, có vi phạm pháp luật thì ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của các bên. Khi Toà án Cấp có thẩm quyền phát hiện những sai sót trong những bản án, quyết định và đồng thời việc thi hành những bản án, quyết định này cũng đương nhiên phải đình chỉ. - Ngoài ra, pháp luật còn qui định trường hợp thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án. Pháp luật qui định đây là một căn cứ để đình chỉ thi hành án, thứ nhất, do xuất phát từ quyền tự định đoạt của người được thi hành án. Vì quyền lợi của mình người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án cho mình và cũng có quyền không yêu cầu thi hành án nữa. Với nguyên tắc này người được thi hành án rất tự do thoải mái khi lựa chọn phương pháp tốt nhất cho mình. Và khi thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết thì dẫn đến việc đình chỉ thi hành án, quyết định đã giải trừ cho người phải thi hành án ra khỏi nghĩa vụ phải thi hành. Thứ hai, pháp luật qui định căn cứ này nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, của xã hội, kỷ cương phép nước phải được tôn trọng. Xuất phát từ những điều đó mà việc thi hành án bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án được Nhà nước bảo hộ trong thời gian nhất định, hơn nữa buộc người được thi hành án yêu cầu thi hành án trong khoảng thời gian mà pháp luật qui định. Việc pháp luật qui định như thế nhằm nâng cao tính chủ động cho người được thi hành án, đồng thời khẳng định tính nghiêm khắc của pháp luật. 6. Kết thúc việc thi hành án Sau khi bản án, quyết định được thi hành xong, thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định kết thúc việc thi hành án để đánh dấu việc kết thúc quá trình thi hành án. Trách nhiệm của Cơ quan thi hành án trong việc đưa ra thi hành bản án, quyết định đó. Việc ra quyết định này là cơ sở để người phải thi hành án chứng minh cho việc đã hoàn thành nghĩa vụ thi hành án của mình trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đồng thời còn là căn cứ để Cơ quan thi hành án thông báo việc đã thi hành án xong cho người đã kháng nghị biết trong trường hợp có kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án. Chương iii Thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án dân sự và một số kiến nghị i. Thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật về thi hành án Như nội dung đã trình bầy ở chương II thì những bản án, quyết định của Toà án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được mọi người tôn trọng và được Nhà nước đảm bảo thi hành. Công tác thi hành án dân sự là một công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các ngành các cấp khác nhau. Hiện nay, thi hành án không chỉ có thi hành những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật về dân sự, hình sự mà còn bao gồm thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình... Vì vậy, để đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án ngày càng có hiệu quả. Nhà nước ta đã chú ý đến việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh đến lĩnh vực thi hành án ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn đặc biệt phải kể đến Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và hiện nay là Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Về cơ bản pháp lệnh thi hành án dân sự mới qui định đầy đủ và chặt chẽ hơn pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm đúng mức của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích đáng của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân. Các quyền lợi ích chính đáng này không chỉ được thừa nhận trên các bản án, quyết định của Toà án mà nó đòi hỏi phải được thi hành nghiêm chỉnh, phải được đảm bảo trong cuộc sống. Cùng với công cuộc cải cách Tư pháp, việc ban hành các văn bản mới về thi hành án dân sự là điều kiện thi hành trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, việc đổi mới cơ chế trong việc thi hành án dân sự cũng như việc vận dụng các văn bản pháp luật mới về thi hành án dân sự đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác thi hành án góp phần giải quyết được phần lớn án tồn đọng không có điều kiện thi hành trong nhiều năm qua ở nước ta. Việc làm này đã đáp ứng được lòng mong mỏi của quần chúng nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân vào pháp luật, vào các phán quyết của Toà án. Bên cạnh những kết quả khiêm tốn mà cơ quan thi hành án đã đạt được, trong thực tiễn thi hành án dân sự còn nảy sinh nhiều vấn đề mà cho đến nay chưa giải quyết được Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 mới có hiệu lực từ ngày 01/07/04 nên trong phần này chúng tôi xin nêu một số kết quả đạt được trong công tác thi hành án và một số vấn đề nảy sinh từ thực tiễn áp dụng Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 là chính. 1. Một số kết quả đạt được của công tác thi hành án dân sự Có thể nói rằng từ khi công tác thi hành án được chuyển giao từ Toà án sang Cơ quan thi hành án- Cơ quan chuyên môn thì việc thi hành án trong toàn quốc nói chung và từng địa phương nói riêng đã thu được kết quả đáng mừng. Theo Cục thi hành án dân sự của Bộ tư pháp thì từ năm 1995 số lượng vụ việc mà Cơ quan thi hành án thụ lý, giải quyết ngày càng tăng. Năm 1999 tổng số việc Cơ quan thi hành án thụ lý là 459.593 việc. Trong đó, số việc có điều kiện thi hành là 360.644 việc = 78,43% số việc. Đã thi hành được là 326.126 việc = 90,43%. Số việc không có điều kiện thi hành là 99.126 việc = 21,75%. Năm 2000 tổng số việc Cơ quan thi hành án thụ lý là 398.066 việc. Trong đó, số việc có điều kiện thi hành là 248.768 việc = 62,49%. Số việc đã thi hành được là 219.597 việc = 88,27%. Số việc không có điều kiện thi hành là 149.289 việc = 37,51% Sáu tháng đầu năm 2001, tổng số việc cơ quan thi hành án thụ lý là 244.000 vụ việc. Trong đó, số việc đã thi hành xong là 34.000 vụ việc. Số việc thi hành dở dang là 87.000 vụ việc. Số việc không có điều kiện thi hành là 80.000 vụ việc. Trên đây là một số kết quả tiêu biểu trong công tác thi hành án dân sự. Bên cạnh những kết quả đạt được do áp dụng văn bản Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và cùng với cuộc cải cách tư pháp, thì thi hành án dân sự vẫn còn những hạn chế nhất định, thực tế còn nhiều vấn đề nảy sinh từ việc áp dụng các qui định pháp luật về thi hành án dân sự. 2. Một số vấn đề vướng mắc trong quá trình áp dụng các qui định của pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự. a, Vấn đề thoả thuận trong thi hành án. Như chúng ta đã biết “quyền tự định đoạt của đương sự ” là nguyên tắc được nhà nước đảm bảo trong quá trình xét xử vụ án dân sự mà còn được tôn trọng trong quá trình thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân. Do vậy, trong thực tiễn thi hành án dân sự đã nảy sinh việc các đương sự trong quá trình thi hành án đã có những thoả thuận, thương lượng nhất định làm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự mà họ được hưởng, được khôi phục quyền và nghĩa vụ chấp hành án. Vấn đề đặt ra là dựa trên căn cứ nào để Chấp hành viên chấp nhận sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự để hoàn thành nghĩa vụ của mình mà Nhà nước giao phó. Theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự thì thẩm quyền ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự thuộc thẩm quyền của Toà án và quyết định này có hiệu lực như một bản án. Với sự thoả thuận của các đương sự ở giai đoạn thi hành án có được công nhận hay không? Điều 6 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 có qui định về vấn đề này, nhưng chưa cụ thể và như vậy liệu có bị chồng chéo với các qui định của pháp luật tố tụng dân sự hay không? - Trường hợp thứ nhất: Người được thi hành án và người phải thi hành án có sự thoả thuận, thương lượng với nhau nhưng không làm thay đổi phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Chính vì yếu tố bản án đã có hiệu lực pháp luật và đã được đưa ra thi hành. Do vậy, thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự và những quyết định khác trong giai đoạn thi hành án thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án. Trong khi đó Pháp lệnh thi hành án dân sự chưa có qui định nào về thẩm quyền ra quyết định công nhận thoả thuận trong giai đoạn thi hành án. Ví dụ: bản án phúc thẩm số 42 ngày 27/10/1998 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà nẵng quyết định: “ buộc chị Nguyễn thị Đông phải trả cho chị Thiện 17 lượng vàng y”. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Toà án Nhân dân tỉnh Đắc lắc tiến hành kê biên định giá nhà số 30 Trần Bình Trọng ( của nhà chị Đông) để đảm bảo thi hành án. Ngôi nhà đã được tổ chức bán đấu giá nhưng không thành vì không có ai mua theo giá đã định là 25 lượng vàng. Ngày 03/01/1992 tại biên bản thoả thuận giữa chị Thiện (là người được thi hành án) và chị Đông (người phải thi hành án) có nội dung: Năm 1987 chúng tôi có đưa nhau ra toà kiện tụng, nay chúng tôi xin giảng hoà trước toà để chi em chúng tôi giải quyết bằng tình cảm. Tôi (Thiện) thoả thuận trả lại hồ sơ, giấy tờ nhà cho chị Đông với điều kiện chi Đông trả cho tôi 9 lượng vàng y trước Toà án. Với tất cả băng từ, tài liệu, băng ghi âm... kể từ khi chúng tôi thoả thuận xử lý bằng tình cảm thì hoàn toàn không có giá trị. Giấy này được lập thành 3 bản, mỗi bên đương sự giữ một bản và Toà án Đắc Lắc lưu một bản các bên đương sự đều ký và có công chứng ngày 08/06/1992 tại phòng công chứng số 1 tỉnh Đắc Lắc. Tại biên bản thi hành án ngày 02/06/1993 của Toà án nhân dân tỉnh Đắc lắc, chị Đông trình bày: tại nhà số 42 ngày 27/10/1998 Toà án tuyên chị phải trả chị Thiện 17 lượng vàng y, sau đó có sự thương lượng chị Thiện chỉ nhận 9 lượng vàng y, nay xin thi hành theo biên bản đã thoả thuận. Chị Thiện trình bày là chưa nhận số trả nợ của chị Đông là 9 lượng vàng như chị Đông đã trình bày, mà yêu cầu Toà án thi hành theo quyết định của Toà án và đã viết giấy uỷ quyền cho ông Ngô văn Cúc (là chồng) đi yêu cầu giải quyết. Ông Cúc làm đơn khiếu nại khắp nơi về việc cam đoan giữa vợ chồng ông và bà Đông là bị bà Đông ép buộc, đe doạ, vợ chồng ông do sợ hãi đã phải cam kết chỉ nhận 09 lượng vàng, như vậy gây thiệt hại cho gia đình ông. Ông yêu cầu thi hành bản án phúc thẩm số 42 ngày 27/10/1988 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao. Qua vụ việc trên có ý kiến cho rằng sự thoả thuận tự nguyện của các đương sự được Cơ quan thi hành án ghi nhận bằng biên bản giải quyết có chữ ký của các đương sự và các đương sự phải chấp hành theo biên bản đã thoả thuận. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng giải quyết như trên chưa chặt chẽ vì bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án là căn cứ để Chấp hành viên thi hành án. Các đương sự sau khi thoả thuận mà chấp hành ngay thì Chấp hành viên ghi nhận để kết thúc việc thi hành án. Ngược lại nếu thoả thuận mà chưa thực hiện ngay thì Chấp hành viên không thể ngừng không thi hành án vì pháp luật thi hành án không qui định. Vì vậy nên chăng đặt ra vấn đề tăng thêm quyền hạn cho Chấp hành viên có quyền ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Việc qui định như vậy là cơ sở pháp lý để Chấp hành viên chấp nhận hay không chấp nhận sự thoả thuận của các đương sự là cơ sở để đảm bảo nguyên tắc “tự định đoạt” b, Phạm vi thi hành án dân sự Thi hành án dân sự là việc đưa ra thi hành các bản án, quyết định của Toà án. Theo qui định tại Điều 1 và Điều 3 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 (bao gồm bản án, quyết định về dân sự, HNGĐ, lao động, quyết định về tài sản trong các bản án, quyết định hình sự, hành chính...). Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thi trường ngày càng phát triển, đa dạng thì khái niệm thi hành án phải ngày càng được mở rộng đối với việc thi hành các cam kết hợp pháp giữa các bên trong quan hệ dân sự mà không phải chỉ là những bản án, quyết định của Toà án. Tại Điều 7 Bộ luật dân sự năm 1995 qui định “mọi cam kết thoả thuận hợp pháp đều có hiệu lực bắt buộc thực hiện với các bên”. Theo đó, khi một bên thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo thoả thuận thì luật cần phải qui định cho bên bị vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, hiện nay còn có tình trạng phổ biến là sau khi xét xử hoặc trong giai đoạn Toà án xem xét việc xét xử giám đốc thẩm hoặc trong giai đoạn thi hành án các bên đã tự nguyện thoả thuận được với nhau về phương thức thi hành án nhưng sau đó một trong hai bên lại không tự nguyện theo phương thức đã thoả thuận. Trong trường hợp này, Cơ quan thi hành án không có căn cứ để buộc bên vi phạm phải thực hiện những điều đã cam kết vì trong Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 không có qui định để Cơ quan thi hành án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện các cam kết thoả thuận của đương sự. c, Quyền yêu cầu tự nguyện thi hành án Theo Điều 20 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 thì Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại về tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt tiền tịch thu tài sản và án phí; các quyết định khẩn cấp tạm thời để đảm bảo lợi ích cấp thiết của đương sự, đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án. Ngoài ra, Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án. Vì vậy, người phải thi hành án không có quyền nộp đơn tự nguyện thi hành. Trong thực tế trong nhiều trường hợp người phải thi hành án muốn được thi hành án sớm ( như để hoàn tất thủ tục xuất nhập cảnh ) hoặc nhiều trường hợp, trong bản án, quyết định của Toà án các đương sự đồng thời vừa là người có quyền vừa là người phải thực hiện nghĩa vụ. Vấn đề này hiện nay mới được khắc phục qui định tại Điều 5 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Ngoài ra theo Điều 9 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 qui định chỉ có người được thi hành án mới có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án mà không qui định cho người có quyền lợi liên quan đến việc thi hành án được quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án đưa ra thi hành bản án, quyết định do vậy, nhiều trường hợp việc thi hành án đã ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Nghị định 69/CP ngày 16/10/1993 của Chính phủ qui định về thủ tục thi hành án dân sự đã khắc phục được thiếu sót này. Tuy nhiên trên thực tế, yêu cầu thi hành án của người có quyền lợi liên quan vẫn chưa được đảm bảo. Vì theo qui định tại Điều 6 của Nghị định này thì khi yêu cầu thi hành án các đương sự phải làm đơn yêu cầu hoặc biên bản ghi yêu cầu thi hành án cùng với bản sao bản án, quyết định của Toà án. Trong khi đó Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 không qui định trách nhiệm phải cấp bản sao bản án, quyết định của Toà án cho người có liên quan đến việc thi hành án nên đã gây khó khăn cho họ trong khi thực hiện quyền yêu cầu thi hành án của mình. Do vậy, nguyên tắc tự định đoạt của đương sự chưa được đảm bảo triệt để. Từ đó, mọi gánh nặng về tổ chức thi hành án đều dồn cho Cơ quan thi hành án và Chấp hành viên. d, Trả lại đơn yêu cầu thi hành án Theo qui định tại Điều 27 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, thủ trưởng Cơ quan thi hành án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án trong trường hợp có quyết định đình chỉ thi hành án hoặc có căn cứ xác định người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án. Cả hai Pháp lệnh đã không qui định trường hợp nào người phải thi hành án được coi là không có tài sản để thi hành. Trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án của đương sự trong quá trình thi hành án thuộc về Cơ quan thi hành án mà trực tiếp là Chấp hành viên thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án của đương sự còn sơ sài, phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của mình. Do đó, nhiều trường hợp đương sự có điều kiện thi hành nhưng Cơ quan thi hành án lại xếp vào vụ việc chưa có điều kiện thi hành nên ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người được thi hành án, người có quyền lợi liên quan đến quá trình thi hành án. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tồn đọng không có điều kiện thi hành án. Để tránh tình trạng này xảy ra Chấp hành viên, cán bộ thi hành án cần trực tiếp xác minh, không uỷ quyền cho UBND xã, phường xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Việc xác minh điều kiện thi hành án không chỉ căn cứ vào nội dung trình bày của đương sự, kể cả việc xác nhận của UBND xã, phường. Đối với tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì nhất thiết phải thông qua cơ quan chức năng, thẩm quyền để xác minh. Chấp hành viên phải giải thích cho người được thi hành án biết quyền và nghĩa vụ của họ trong việc chứng minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; phải xem xét và nếu cần thiết thì xác minh lại yêu cầu của người được thi hành án đưa ra chứng minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, ghi rõ trách nhiệm của người cung cấp thông tin. e, Người có quyền lợi liên quan đến việc thi hành án Tại Điều 8 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và Điều 9 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 qui định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan đến việc thi hành án. Theo đó, họ có quyền tham gia vào quá trình thi hành án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Tại Điều 7 Nghị định 69/CP của Chính phủ trước đây có qui định người có liên quan đến việc thi hành án có quyền: + Được gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án; + Được thông báo, chứng kiến việc kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản, khấu trừ tài sản của người phải thi hành án; + Khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp có tranh chấp về tài sản có liên quan đến việc thi hành án. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan đến việc thi hành án là rất cần thiết, thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước đối với quyền lợi hợp pháp của họ. Tuy nhiên, pháp luật chỉ mới qui định các quyền cho người liên quan đến việc thi hành án mà không giải thích thế nào là người có quyền và lợi ích liên quan, gây khó khăn cho việc xác định chủ thể nào là người có liên quan đến việc thi hành án trong từng việc cụ thể. Do đó, trong nhiều trường hợp không đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của họ. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người liên quan đến việc thi hành án cũng như tạo cơ sở pháp lý cho Chấp hành viên áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án. Pháp luật cần giải thích cụ thể thế nào là người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thi hành án. ii. Một số kiến nghị 1. Về xây dựng pháp luật. a, Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 được ban hành trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993. Tuy vậy, các qui định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 theo chúng tôi vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, không hợp lý. Trên thực tế, tuy mới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng việc áp dụng nảy sinh nhiều bất cập. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 cũng như các Pháp lệnh thi hành án dân sự đã được ban hành trước đây qui định về thủ tục thi hành án dân sự còn quá sơ sài, các biện pháp cưỡng chế thi hành án cũng chưa được cụ thể. Nhiều qui định của Pháp lệnh này như qui định về đảm bảo quyền và lợi ích của người liên quan đến việc thi hành án, phong toả tài khoản... còn quá chung chung. Qui định về tạm đình chỉ, về miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền án phí, tiền phạt còn không hợp lý. Hơn nữa nếu chỉ dừng lại ở hình thức văn bản là Pháp lệnh thì hiệu lực của nó chưa cao. Vì vậy cần sớm xây dựng và ban hành Luật thi hành án dân sự. Luật thi hành án dân sự phải qui định đầy đủ, rõ ràng về tất cả các vấn đề liên quan đến việc thi hành án dân sự, tạo thuận lợi cho việc thi hành án dân sự. b, Về thời hạn cấp bản sao bản án, quyết định của Toà án và ra quyết định thi hành án của thủ trưởng Cơ quan thi hành án Khi bản án, quyết định có hiệu lực thi hành, Toà án có trách nhiệm cấp bản sao bản án, quyết định cho đương sự và chuyển giao cho Cơ quan thi hành án. Tuy nhiên pháp luật mới chỉ qui định thời hạn chuyển giao bản sao bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án mà không qui định thời hạn cấp cho đương sự. Trong khi đó thời hiệu thi hành án được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp Toà án chậm chễ cấp bản sao bản án, quyết định cho đương sự vô hình chung đã hạn chế quyền yêu cầu thi hành án của người được thi hành án. Vì vậy, pháp luật cần phải qui định rõ thời hạn cấp bản sao bản án, quyết định cho đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự. Thời hạn Toà án chuyển giao bản sao bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án là 30 ngày (Điều 19) và thời hạn Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án 5 ngày ( Điều 22, Điều 23 ) là quá dài, dẫn tới tình trạng kéo dài thời gian thi hành án, người phải thi hành án dễ lợi dụng sự chậm trễ này để tìm cách tẩu tán tài sản, gây thiệt hại đến quyền lợi của người được thi hành án. Do vậy, cần rút ngắn thời hạn chuyển giao bản sao bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án và thời hạn Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án. Theo chúng tôi cần sửa lại Điều 30, Điều 22 và Điều 23 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 theo hướng Toà án phải gửi ngay bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án xét xử sơ thẩm vụ việc khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nhận được bản án, quyết định được thi hành nếu thuộc thẩm quyền của mình thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải ra ngay quyết định. c, Về việc uỷ thác thi hành án Theo qui định tại Điều 24 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 về vấn đề uỷ thác thi hành án thì thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án cho Cơ quan thi hành án nơi người phải hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc trụ sở. Thời hạn ra quyết định uỷ thác là 5 ngày làm việc, kể từ ngày có xác định căn cứ uỷ thác. Trên thực tế, sau khi nhận được uỷ thác Cơ quan thi hành án mới thấy không thuộc thẩm quyền của mình thì Cơ quan thi hành án nhận uỷ thác giải quyết như thế nào? Trước đây theo Nghị định 69/ CP ngày 18/10/1993 thì đối với trường hợp thi hành án theo yêu cầu của đương sự Cơ quan thi hành án nhận uỷ thác trả đơn cho đương sự hướng dẫn họ đến Cơ quan có thẩm quyền thi hành. Đối với trường hợp thi hành án do Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành thì Cơ quan thi hành án uỷ thác tiếp cho Cơ quan thi hành án khác có điều kiện thi hành. Nay tuy Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 không qui định cụ thể, nhưng nếu các văn bản hướng dẫn kế thừa giải thích như Nghị định 69/CP thì cũng không hợp lý bởi có trường hợp Cơ quan thi hành án dân sự có điều kiện thi hành lại chính là Cơ quan thi hành án đã uỷ thác. Nếu có qui định như cũ thì cũng có trường hợp đùn đẩy trách nhiệm giữa các Cơ quan thi hành án mà không có cơ quan thi hành án nào chịu giải quyết và đương sự sẽ là người chịu thiệt thòi. Vì vậy, theo chúng tôi trong tất cả các trường hợp pháp luật cần qui định Cơ quan thi hành án nhận được uỷ thác nếu thấy Cơ quan thi hành án khác có điều kiện thi hành án thì uỷ thác cho Cơ quan thi hành án đó và báo cho Cơ quan thi hành án đã uỷ thác biết. Trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền thì Cơ quan thi hành án cấp trên hoặc Bộ tư pháp sẽ giải quyết. Ngoài ra cần qui định Cơ quan thi hành án phải ra ngay quyết định uỷ thác khi phát hiện ra căn cứ uỷ thác và gửi quyết định uỷ thác cho Cơ quan thi hành án có điều kiện thi hành án cơ quan thi hành án phải ra ngay quyết định thi hành án từ khi nhận được quyết định uỷ thác, trừ trường hợp không có điều kiện thi hành. Việc qui định như vậy sẽ đề cao trách nhiệm của Cơ quan thi hành án trong việc thực hiện các hoạt động về uỷ thác thi hành án nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án. 2. Về biện pháp thi hành án. Theo Điều 6 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên ấn định thời hạn không quá 30 ngày để người phải thi hành án tự nguyện thi hành, trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh trách nhiệm thi hành án thì Chấp hành viên kịp thời áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Qui định này là chưa chặt chẽ vì trên thực tế việc xác định người phải thi hành án có dấu hiệu tẩu tán hoặc huỷ hoại tài sản hay không còn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của Chấp hành viên. Do vậy nếu qui định thời hạn tự nguyện và xác định được các dấu hiệu nêu trên mới áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án thì sẽ dẫn tới tình trạng trong thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án không có thiện chí trong việc thi hành án thì sẽ có thời gian tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành nghĩa vụ. Vì vậy, pháp luật cần có qui định Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án khi nhận được quyết định thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án tự nguyện thi hành àn. 3. Về thi hành pháp luật thi hành án dân sự. Hiệu quả thi hành án dân sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Việc nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự không chỉ thông qua việc sửa đổi những qui định của pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự. Điều này còn phụ thuộc cả vào việc thi hành pháp luật. Về thi hành pháp luật qua nghiên cứu của chúng tôi có một số kiến nghị sau: Thứ nhất: Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án. Chấp hành viên là chủ thể trung tâm trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Hiệu quả công tác thi hành án phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp, cách thức vận dụng của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức pháp luật của tầng lớp nhân dân. Do vậy, yêu cầu đối với người chấp hành viên không chỉ có kiến thức pháp lụât vững vàng, tinh thông nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về xã hội và kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào quá trình tổ chức thi hành án dân sự. Vì vậy, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của Chấp hành viên trong lĩnh vực thi hành án nói chung và thủ tục thi hành án dân sự nói riêng là cần thiết. Thứ hai: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án trong nhân dân; đẩy mạnh việc xã hội hoá công tác thi hành án. Việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật là nền tảng cho sự tuân thủ pháp luật của người dân. Đây là nhiệm vụ chiến lược trước mắt cũng như lâu dài của các Cơ quan tư pháp, Viện kiểm sát, Toà án, Cơ quan thi hành án. Đồng thời đó cũng là trách nhiệm của từng cán bộ, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên thông qua thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó, góp phần duy trì ổn định trật tự xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra cần phải đẩy mạnh việc xã hội hoá công tác thi hành án. Những việc về thi hành án có thể giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thì nên giao. Đồng thời động viên mọi người tham gia vào hoạt động thi hành án giúp cho công tác thi hành án dân sự có hiệu quả. Thứ ba: Chính phủ, Bộ tư pháp và các cấp uỷ chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến công tác thi hành án từ đó nhận thấy những thực trạng mà có biện pháp xủ lý, phương hướng giải quyết rõ ràng. Bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng. Mọi công dân tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không chấp hành hoặc chấp hành không đúng. Kết luận Thi hành án là hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thể hiện quyền lực của Nhà nước xuất phát từ một nguyên tắc Hiến định: Các bản án, quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và chấp hành. Công tác thi hành án nói chung và công tác thi hành án dân sự nói riêng đang trở thành vấn đề vô cùng bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự là một trong những chiến lược đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra. Để góp phần thực hiện chủ chương này, trước hết về lý luận đòi hỏi phải nghiên cứu, tổng kết đánh giá toàn diện về công tác thi hành án dân sự. Với điều kiện thời gian nghiên cứu, khả năng và kiến thức còn nhiều hạn chế tôi không có tham vọng đề cập và giải quyết tất cả các vấn đề về thi hành án dân sự, chỉ xin được đề cập đến một số vấn đề về thi hành án dân sự. Qua những nội dung đã được trình bày ở trên có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Để góp phần xây dựng, hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay từ đó bảo đảm sự thống nhất các qui phạm pháp luật, các văn bản áp dụng, điều này đòi hỏi phải làm rõ bản chất, đặc điểm, ý nghĩa mối quan hệ giữa giai đoạn thi hành án dân sự và giai đoạn tố tụng. Việc nghiên cứu này không chỉ làm hoàn thiện về cơ sở lý luận mà còn nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc định hướng và xây dựng pháp luật thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay cũng như thời gian tới. 2. Qua 11 năm áp dụng Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và hai tháng áp dụng Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 công tác thi hành án dân sự mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa phù hợp cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. Đặc biệt , hiện nay Nhà nước đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động tố tụng dân sự do đó để tạo nền tảng cho hoạt động thi hành án dân sự. 3. Phải đẩy mạnh công tác cán bộ thi hành án, xây dựng và ban hành luật thi hành án dân sự phối hợp chặt chẽ giữa các Cơ quan thi hành án với các cơ quan chức năng từ trung ương xuống địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Bảo đảm tính Pháp chế tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, dân chủ và công bằng xã hội trong thi hành án, xã hội hoá công tác thi hành án để giải quyết án tồn đọng, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án của Toà án, nó củng cố kết quả công tác xét xử, đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định về phần dân sự của Toà án bảo vệ lơi ích của Nhà nước, của tập thể các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân góp phần củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa. Qua công tác thi hành án Toà án có điều kiện kiểm tra lại đường lối xét xử của mình đối với từng vụ án cụ thể trên cơ sở đó tổng kết kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác xét xử. Vì vậy có thể nói thi hành án dân sự, nốt nhạc cuối cùng của một bản nhạc dài “quá trình tố tụng”. Bản nhạc hay dở một phần cũng do ấn tượng của âm điệu cuối cùng. Nâng cao hiệu quả của việc thi hành bản án, quyết định vừa là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công tác thi hành án dân sự. Danh mục tài liệu tham khảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hiến pháp 1945 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Bộ luật dân sự 1995 Bộ luật hình sự 1999 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 Giáo trình Luật tố tụng dân sự trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Giáo trình Luật tố tụng dân sự trường Đại học Luật Hà Nội Nghị định 69/CP ngày 18-10-1993 của Chính phủ về quy định thủ tục thi hành án dân sự Thông tư liên nghành số 981-TTLN ngày 21-9-1993 của Bộ tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tạp chí dân chủ và pháp luật Tạp chí kiểm sát Tạp chí luật học Niên giám Bộ tư pháp Tìm hiểu một số văn bản pháp luật về Tố tụng dân sự tác giả Lê Thu Hà (Đại học Luật Hà Nội) Tạp chí Toà án nhân dân. Mục lục Lời nói đầu Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành án dân sự I. Khái niệm và ý nghĩa của thi hành án dân sự 1. Khái niệm thi hành án dân sự 2. ý nghĩa của thi hành án dân sự II. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thi hành án dân sự 1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990 2. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1993 3. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay Chương II: Nội dung một số quy định cơ bản của pháp luật về thi hành án dân sự I. Một số quy định chung. 1. Những bản án, quyết định được đưa ra thi hành 2. Thẩm quyền ra quyết định thi hành án. 3. Uỷ thác thi hành án II. Thủ tục thi hành án. 1. Cấp, chuyển giao bản sao bản án, quyết định 2. Quyền yêu cầu thi hành án, Thời hiệu thi hành án 3. Chủ động ra quyết định thi hành án, ra quyết định thi hành án. 4. Tổ chức thi hành án 5. Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án 6. Kết thúc thi hành án Chương III: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thi hành án dân sự và một số kiến nghị I. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thi hành án 1. Một số kết quả đạt được của công tác thi hành án dân sự 2. Một số vấn đề vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự năm 1993 II. Một số kiến nghị Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0049.doc
Tài liệu liên quan