Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Thứ hai, cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn về ĐTRNN cho nhà đầu tư. Cục Đầu tư nước ngoài cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội ĐTRNN. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc trong việc hình thành một hệ thống các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài về việc xúc tiến tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tài chính để triển khai các dự án đầu tư, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư******. Bên cạnh đó, cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài phải kết hợp với các hiệp hội giúp các nhà đầu tư Việt Nam tìm hiểu thông tin thị trường, đối tác, hướng dẫn các quy định pháp luật về đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư Các cơ quan này cần hỗ trợ các nhà đầu tư Việt Nam trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ENFORCEMENT OF LEGAL REGULATIONS ON FOREIGN DIRECT INVESTMENT Lê Ngọc Anh* Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/12/2019 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/6/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/6/2020 Tóm tắt: Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Việt Nam ngày càng chú trọng đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài và hoạt động này đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện các quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thực thi pháp luật. Bài viết tập trung làm rõ những bất cập, hạn chế nảy sinh trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này. Từ khoá: đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, khó khăn, thủ tục, thực thi pháp luật. Abstract: In recent years, Vietnamese investors have increasingly focused on outward investment activities and these activities have achieved positive results. However, through the implementation of the regulations on foreign direct investment, diffi culties and problems have arisen which greatly aff ected the eff ectiveness of law enforcement. The paper focuses on clarifying the shortcomings and limitations arising in the process of applying the provisions of law on foreign direct investment, thereby off ering some solutions to improve the eff ective law enforcement on this issue. Keywords: Foreign direct investment, diffi culties, procedures, law enforcement. * Trường Đại học Luật Hà Nội Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 68 (6/2020) 33-44 Đặt vấn đề Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh việc tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) cũng là phương thức đầu tư được Nhà nước chú trọng bởi những lợi ích mà hoạt động này đem lại cho nền kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ĐTRNN, trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động ĐTRNN nhằm quản lý và thúc đẩy hoạt động này phát triển. Đặc biệt, 34 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Luật Đầu tư năm 2014 được ban hành với mục tiêu tạo cơ sở pháp lý vững chắc, bảo đảm cho hoạt động ĐTRNN đạt hiệu quả. Bên cạnh Luật Đầu tư năm 2014, Chính phủ đã ban hành hai nghị định hướng dẫn về ĐTRNN đó là Nghị định 83/2015/ NĐ-CP ngày 25/9/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài (Nghị định 83/2015/NĐ- CP) và Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Luật Đầu tư năm 2014 chỉ quy định về các hình thức ĐTRNN mà phân chia thành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, thông qua các quy định của hai Nghị định hướng dẫn có thể thấy hoạt động ĐTRNN hiện nay gồm có hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thực tế cho thấy, xu hướng ĐTRNN của các nhà đầu tư tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Qua từng giai đoạn, số lượng dự án đầu tư cũng như quy mô vốn đầu tư ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam thì † Tổng cục Thống kê, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989-2017, https://www. gso.gov.vn/SLTK/Selection.aspx?rxid=1fcd9551-176f-46c5-b0fb-9dcc84666777&px_db=04.+%c4%90%e1 %ba%a7u+t%c6%b0&px_type=PX&px_language=vi&px_tableid=04.+%c4%90%e1%ba%a7u+t%c6%b0%5 cV04.18.px, truy cập ngày 10/3/2020 ‡ Hàn Ni - Kim Huyền, Năm 2018: có 432 triệu USD của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước, https://www. sggp.org.vn/nam-2018-co-432-trieu-usd-cua-doanh-nghiep-viet-nam-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-568294.html, truy cập ngày 10/3/2020 § Cục Đầu tư nước ngoài, Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 11 tháng năm 2019, https://dautunuocngoai.gov. vn/tinbai/6246/Tinh-hinh-thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-11-thang-nam-2019, truy cập ngày 10/3/2020 nước ta chỉ có 18 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD, quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/ dự án†. Đến nay, kể từ khi Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực, tổng số dự án và số vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư tại Việt Nam tăng mạnh. Trong năm 2018, cả nước có 149 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN, với tổng vốn đầu tư là 376,1 triệu USD; có 35 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm 56 triệu USD‡. Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 458,82 triệu USD. Trong đó, có 148 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư đạt 353,83 triệu USD; có 29 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm gần 105 triệu USD§. Tuy nhiên, thực tế khi tiến hành hoạt động ĐTRNN các nhà đầu tư Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn, khung pháp lý cho hoạt động ĐTRNN nói chung và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động đầu tư này có thể phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật về OFDI trong quá trình 35Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion thực thi, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này là điều rất cần thiết. 1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1.1. Quy định về chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chủ thể thực hiện hoạt động OFDI được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2015/NĐ-CP. Theo đó, chủ thể thực hiện hoạt động OFDI bao gồm các nhà đầu tư tại Việt Nam, có thể là cá nhân hoặc tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt nhà đầu tư là doanh nghiệp hay không phải doanh nghiệp. Có thể thấy pháp luật hiện hành quy định chủ thể thực hiện hoạt động OFDI rất đa dạng nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư cũng như đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư tại Việt Nam. Thực tế hiện nay đã có nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động OFDI. Tính đến ngày 31/12/2018, Việt Nam có 19 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đầu tư tại 114 dự án ĐTRNN chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản và tài chính ngân hàng¶. Trong những năm gần đây, xu hướng ¶ Hà Vũ, Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD, von-dang-ky-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-cua-viet-nam-dat-gan-12-ty-usd-20191017154538213.htm, truy cập ngày 12/3/2020 ** Anh Mai, Năm 2017 hầu hết các dự án đầu tư ra nước ngoài không sử dụng vốn nhà nước, https://nhadautu.vn/nam-2017-hau-het-cac-du-an-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-khong-su-dung-von-nha- nuoc-d10163.html, truy cập ngày 12/3/2020 ĐTRNN không chỉ đến từ các doanh nghiệp có vốn nhà nước mà các doanh nghiệp có nguồn vốn từ tư nhân và các cá nhân cũng đã chú trọng đến hoạt động này. Ví dụ như trong năm 2017, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN cho 130 dự án; cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN để thay đổi vốn cho 25 dự án. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều không sử dụng vốn nhà nước (chỉ có 01 doanh nghiệp nhà nước là Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel đầu tư sang Nga, 02 doanh nghiệp có vốn nhà nước là Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí tham gia ĐTRNN), còn lại là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp FDI. Số lượng các dự án có nhà đầu tư là cá nhân cũng khá lớn, chiếm khoảng 1/3 số dự án cấp mới**. 1.2. Quy định về lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài So với Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 đã có sự thay đổi trong quy định về vấn đề này. Thay vì liệt kê những dự án bị cấm ĐTRNN như trước đây thì pháp luật hiện hành đã quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động ĐTRNN. Theo đó, nhà đầu tư thực hiện hoạt động ĐTRNN không chỉ phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam mà còn phải tuân 36 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong đó, lĩnh vực ĐTRNN cũng là một nội dung mà nhà đầu tư phải tuân thủ thực hiện. Có thể thấy, sự thay đổi này là phù hợp bởi lẽ dự án ĐTRNN được thực hiện tại quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Bên cạnh đó, tương tự như Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 cũng có quy định về các lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà Nhà nước khuyến khích phát triển các lĩnh vực khác nhau. Theo pháp luật hiện hành, Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động ĐTRNN nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thực tế hiện nay cơ cấu về lĩnh vực và ngành, nghề đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Những năm đầu thực hiện hoạt động ĐTRNN, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung đầu tư vào những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam như trồng rừng, khai thác và phát triển thuỷ điện thì trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề có giá trị gia tăng. Đến nay, hoạt động †† Cục Đầu tư nước ngoài, Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018, Pages/tinbai.aspx?idTin=41920&idcm=208, truy cập ngày 12/3/2020 ‡‡ Cục Đầu tư nước ngoài, Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 11 tháng năm 2019, https://dautunuocngoai. gov.vn/tinbai/6246/Tinh-hinh-thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-11-thang-nam-2019, truy cập ngày 10/3/2020 §§ Xem điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư năm 2014 ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam đã trải khắp trên các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng, bất động sản Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2018, lĩnh vực tài chính ngân hàng dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 105,7 triệu USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai vớ i 82,9 triệ u USD và chiếm 19,1% tổng vốn đầu tư; nông, lâm nghiệp, thủy sản đứng thứ ba với 52,3 triệu USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư. Cò n lạ i là cá c dự á n thuộ c các lĩnh vực khác††. Trong 11 tháng đầu năm 2019, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 118,2 triệu USD, chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ hai vớ i 65,57 triệ u USD và chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 60 triệu USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư. Cò n lạ i là cá c dự á n thuộ c các lĩnh vực khác‡‡. 1.3. Quy định về hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khác với Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định cụ thể về các hình thức OFDI§§. Các hình thức đầu tư được Luật Đầu tư năm 2014 quy 37Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion định đều là những hình thức đầu tư phổ biến trên thế giới và mỗi hình thức đều có những ưu điểm cũng như hạn chế. Đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, khi ĐTRNN nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam. Thông qua hoạt động hợp tác với nhà đầu tư của nước sở tại, nhà đầu tư Việt Nam có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường mới mà không bị quá bỡ ngỡ. Đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư sẽ có toàn quyền trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp; lựa chọn giải pháp, chiến lược kinh doanh; tuyển chọn đội ngũ lao động nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Đối với hình thức đầu tư mua lại toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài, ưu điểm nổi trội đó là nhà đầu tư có thể nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ mới, kế thừa thị trường truyền thống, đội ngũ lao động chuyên nghiệp cũng như mối quan hệ sẵn có của tổ chức kinh tế nước ngoài và không bị quá bỡ ngỡ khi tiến hành hoạt động kinh doanh ở một môi trường xa lạ. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, mục tiêu phát triển ¶¶ Mai Hoa, Hành trình của dự án sữa lớn nhất Việt Nam tại Liên bang Nga, https://kinhtemoitruong.vn/hanh- trinh-cua-du-an-sua-lon-nhat-viet-nam-tai-lien-bang-nga-11865.html, ngày truy cập 15/3/2020 *** Hữu Tuấn, Viettel ‘quăng chài’ khắp thế giới, https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/1909/Viettel- %E2%80%98quang-chai%E2%80%99-khap-the-gioi, ngày truy cập 15/3/2020 ††† Châu Anh, Thủ tướng Việt Nam và Phó Tổng thống Myanmar dự Lễ bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 1 Tổ hợp HAGL Myanmar Center, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ ttsk_chitiet?dDocName=SBVWEBAPP01SBV075371&p=3&_afrLoop=35443403625353095#%40%3F_afr- Loop%3D35443403625353095%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBVWEBAPP01SBV 075371%26leftWidth%3D20%2525%26p%3D3%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%- 26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dqbox2o954_41, ngày truy cập 15/3/2020 kinh doanh và khả năng của nhà đầu tư mà nhà đầu tư sẽ quyết định lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. Hiện nay, các nhà đầu tư tại Việt Nam thực hiện hoạt động OFDI với nhiều hình thức khác nhau. Có thể kể đến như Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp với mức vốn đầu tư 2,7 tỷ USD tại Moscow (Liên bang Nga) của Tập đoàn TH¶¶; Tậ p đoà n viễ n thông quân độ i Viettel với các dự án phát triển mạng viễn thông ở Campuchia, Lào, Mozambique, Haiiti, Tanzania...***; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vớ i dự án Khu phức hợp HAGL Myanmar Center (tổ hợp khách sạn văn phòng nhà ở cao cấp ở Myanmar) có mức vốn đầu tư 440 triệu USD††† 1.4. Quy định về thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Theo pháp luật hiện hành, thủ tục OFDI bao gồm: thủ tục quyết định chủ trương ĐTRNN và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN. Thủ tục quyết định chủ trương ĐTRNN áp dụng đối với một số dự án tuỳ thuộc vào lĩnh vực và quy mô vốn đầu tư. Trong khi đó, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN thì được áp dụng đối với mọi dự án ĐTRNN. Hay nói 38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion cách khác, sẽ có những dự án ĐTRNN phải thực hiện đồng thời cả hai thủ tục hoặc có dự án chỉ cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN. 1.4.1. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, thủ tục quyết định chủ trương ĐTRNN thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ‡‡‡. Tuỳ thuộc dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương ĐTRNN của Quốc hội hay Thủ tướng Chính phủ mà trình tự, thủ tục thực hiện sẽ khác nhau§§§. Luật Đầu tư năm 2014 đã có quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định chủ trương ĐTRNN nhưng có những nội dung chưa được quy định cụ thể. Bên cạnh đó, Nghị định 83/2015/ NĐ-CP cũng có quy định về thủ tục quyết định chủ trương ĐTRNN, trong đó có quy định chi tiết thủ tục quyết định chủ trương ĐTRNN đối với dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đối với dự án ĐTRNN thuộc diện Quốc hội quyết định thì được Nghị định hướng dẫn thực hiện theo Điều 56 của Luật Đầu tư năm 2014 và theo Nghị định khác của Chính phủ¶¶¶. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định chủ trương ĐTRNN, có những nội dung chưa được quy định cụ thể chẳng hạn như số lượng bộ hồ sơ nhà đầu tư cần phải nộp cho Bộ ‡‡‡ Xem Điều 54 Luật Đầu tư năm 2014 §§§ Xem Điều 55, Điều 56 Luật Đầu tư năm 2014, Điều 10 Nghị định 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài ¶¶¶ Xem Điều 13 Nghị định 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài **** Xem Điều 59 Luật Đầu tư năm 2014 Kế hoạch và Đầu tư là bao nhiêu?... Điều này khiến cho các nhà đầu tư cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp không ít khó khăn khi triển khai thực hiện thủ tục này. 1.4.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN: Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN là Bộ Kế hoạch và Đầu tư****. Hiện nay, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN chưa được phân cấp dẫn đến nhiều dự án đầu tư thời gian thực hiện thủ tục bị kéo dài. Theo quy định hiện hành, tất cả các dự án ĐTRNN đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN, trong khi đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan duy nhất thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN. Quy định này gây khó khăn không chỉ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà còn đối với nhà đầu tư. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan này gặp khó khăn trong khâu kiểm tra, xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN. Những số liệu trên cho thấy các dự án ĐTRNN đang có xu hướng gia tăng, năm sau thường cao hơn năm trước. Trong khi đó, chỉ có một cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN. Vì vậy, thực tế không tránh khỏi sự quá tải công việc, dẫn đến 39Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion sự ùn tắc, chậm trễ trong việc giải quyết. Đối với nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh miền Nam, miền Trung sẽ tốn kém thời gian, công sức cũng như tiền bạc để có được Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương ĐTRNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư có thể thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN theo một trong hai cách: đăng ký trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài†††† hoặc thực hiện trực tiếp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư‡‡‡‡. Trong trường hợp thực hiện trực tiếp thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN †††† Xem Điều 18 Nghị định 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài ‡‡‡‡ Xem khoản 2 Điều 59 Luật Đầu tư năm 2014, Điều 14 Nghị định 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài §§§§ Xem khoản 2 Điều 15 Nghị định 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài ¶¶¶¶ Xem Điều 77 và Điều 78 Luật Đầu tư năm 2005 chỉ được tiếp nhận khi đã được đăng ký trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài§§§§. Tuy nhiên, Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (https://dautunuocngoai.gov.vn/ fdi) hoạt động còn chưa ổn định, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài không thể truy cập, còn tình trạng nghẽn mạng, xử lý thông tin chậm gây mất thời gian cho nhà đầu tư trong việc kê khai hồ sơ cũng như tra cứu thông tin. 1.5. Quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài So với Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 có sự thay đổi trong cách quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động ĐTRNN. Nếu như trước đây Luật Đầu tư năm 2005 có điều luật quy định về quyền và nghĩa vụ riêng biệt dành cho các nhà đầu tư thực hiện hoạt động ĐTRNN¶¶¶¶ thì hiện nay quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư được quy định tại nhiều điều luật trong Mục 4 Chương 5 Luật Đầu tư năm 2014 về triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài và Nghị định 83/2015/NĐ-CP. Có thể thấy rằng pháp luật hiện hành không có điều luật quy định trực tiếp về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi thực 40 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion hiện hoạt động OFDI mà được quy định rải rác trong nhiều điều luật là chưa hợp lý. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư trong việc tìm hiểu cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ. Bên cạnh đó còn có quy định chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay. Chẳng hạn như quy định về hạn mức chuyển ngoại tệ khi nhà đầu tư thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư. Theo quy định hiện hành, hạn mức chuyển ngoại tệ không vượt quá 5% tổng vốn ĐTRNN và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn ĐTRNN*****. Quy định này đang dần trở thành rào cản đối với hoạt động OFDI bởi dòng vốn OFDI của các nhà đầu tư Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. 1.6. Quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Trách nhiệm quản lý nhà nước về OFDI được quy định cụ thể tại chương V Nghị định 83/2015/NĐ-CP, thuộc về các chủ thể đó là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ĐTRNN trong phạm vi cả nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ĐTRNN; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và ***** Xem khoản 4 Điều 19 Nghị định 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 quy định về đầu tư ra nước ngoài ††††† Bộ Công Thương, Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài và công tác thương vụ, chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91au-tu-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-va-cong-tac-thuong-vu-102586-401.html, ngày truy cập 18/3/2020 Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ĐTRNN trong lĩnh vực được phân công. Có thể thấy quy định trách nhiệm của các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về OFDI là cần thiết. Với những quy định cụ thể về trách nhiệm của mỗi cơ quan sẽ giúp cho các cơ quan chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng như tránh được sự chồng chéo trong quản lý. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhà đầu tư Việt Nam khi OFDI chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhà nước vẫn chưa có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động OFDI. Việc thu thập các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng, đặc biệt công tác xúc tiến ĐTRNN chưa được quan tâm đúng mức†††††. Theo quy định hiện hành, Cục Đầu tư nước ngoài là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài; xây dựng chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách về đầu tư ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư. Một 41Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion trong những nhiệm vụ của Cục Đầu tư nước ngoài là hỗ trợ các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư‡‡‡‡‡. Trên thực tế, sự hỗ trợ này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa đưa ra được danh mục các cơ hội đầu tư ở nước ngoài với những thông tin về môi trường đầu tư, cơ chế pháp lý, đặc điểm môi trường đầu tư Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các nhà đầu tư Việt Nam còn lỏng lẻo. Do đó, khi gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án đầu tư các nhà đầu tư Việt Nam không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của các cơ quan này. Tại buổi hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, đại diện của một doanh nghiệp chia sẻ “Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt gặp khá nhiều khó khăn liên quan đến môi trường đầu tư, sự khác biệt về pháp luật, phong tục, tập quán, văn hóa”§§§§§. Trong khi đó, cơ quan thương vụ chưa giúp được nhiều cho các doanh nghiệp trong việc hướng dẫn các thủ tục về đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư, tư vấn thông tin liên quan đến môi trường luật pháp, đối tác đầu tư, lĩnh vực đầu tư, giải quyết các tranh chấp¶¶¶¶¶. Do đó, các nhà đầu tư Việt Nam thường bị lạ lẫm, thiếu thông tin về thị trường đầu tư dẫn đến đầu tư chưa hiệu quả. ‡‡‡‡‡ Xem Quyết định 1895/QĐ-BKHĐT ngày 22/12/2017 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài §§§§§ Trần Ngọc Tùng, Doanh nghiệp Việt gặp khó khi đầu tư ra nước ngoài vì rủi ro pháp lý, https://ndh. vn/vi-mo/doanh-nghiep-viet-gap-kho-khi-au-tu-ra-nuoc-ngoai-vi-rui-ro-phap-ly-1250221.html, ngày truy cập 18/3/2020 ¶¶¶¶¶ Phạm Quang Trung, Bùi Huy Nhượng (2015), Hai mươi lăm năm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 873, tr.99. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục ĐTRNN. Cụ thể: Một là, cần có quy định hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định chủ trương ĐTRNN đối với những dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục này. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền cũng như nhà đầu tư có thể thực hiện thống nhất thủ tục này. Hai là, cần quy định thêm cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN. Cụ thể là quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN và phải phân định rõ thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Quy định như vậy sẽ giải quyết được vấn đề ùn tắc, quá tải, chậm trễ trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN, đồng thời giảm một số lượng công việc đáng kể cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Qua đó giúp các nhà đầu tư Việt Nam nhanh chóng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký 42 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion ĐTRNN để có thể tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh. Thứ hai, cần có điều luật quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia hoạt động OFDI. Quy định như vậy sẽ giúp nhà đầu tư nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó các nhà đầu tư sẽ chủ động trong việc thực hiện hoạt động OFDI. Bên cạnh đó, cũng cần sửa đổi một số quy định về các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư sao cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. Chẳng hạn như quy định về hạn mức chuyển ngoại tệ khi nhà đầu tư thực hiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư. Cần nâng hạn mức chuyển ngoại tệ lên hơn mức 5% tổng vốn ĐTRNN và không quy định số tiền cụ thể nhằm đảm bảo quyền tự do cho nhà đầu tư cũng như đảm bảo cho hoạt động OFDI đạt hiệu quả. 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Thứ nhất, cần nâng cấp hệ thống cổng thông tin quốc gia về ĐTRNN. Bởi đây không chỉ là công cụ tiện lợi hỗ trợ việc khai hồ sơ đăng ký ĐTRNN mà còn là kênh thông tin hữu ích về ĐTRNN đối với các nhà đầu tư. Việc thường xuyên kiểm tra, nâng cấp, cập nhật hệ thống sao cho hoạt động thông suốt là điều rất cần thiết. ****** Trần Thanh Hải (2018), Kinh nghiệm pháp luật về quản lý dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản, Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc quản lý doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, Tạp chí Nghề luật, số 2, tr.77,78. Thứ hai, cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn về ĐTRNN cho nhà đầu tư. Cục Đầu tư nước ngoài cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội ĐTRNN. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc trong việc hình thành một hệ thống các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài về việc xúc tiến tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tài chính để triển khai các dự án đầu tư, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư******. Bên cạnh đó, cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài phải kết hợp với các hiệp hội giúp các nhà đầu tư Việt Nam tìm hiểu thông tin thị trường, đối tác, hướng dẫn các quy định pháp luật về đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư Các cơ quan này cần hỗ trợ các nhà đầu tư Việt Nam trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư. Thứ ba, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích thành lập các Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài. Để hoạt động ĐTRNN của các nhà đầu tư Việt Nam đạt hiệu quả thì các nhà đầu tư Việt Nam cũng nên thành lập Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài. Nhà nước cần có cơ chế để khuyến khích thành lập các hiệp hội nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư Việt Nam khi thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Thông qua các hội này, các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có cơ hội liên kết 43Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion với nhau chặt chẽ hơn, hỗ trợ lẫn nhau tìm hiểu và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Nhìn lại hơn 20 năm ĐTRNN, có thể thấy hoạt động này đã đạt được những kết quả tích cực và mở ra một triển vọng nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động OFDI đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay đó là tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về OFDI. Qua đó, góp phần thúc đẩy hoạt động OFDI nói riêng và hoạt động ĐTRNN nói chung phát triển mạnh mẽ. Tài liệu tham khảo: [1]. Châu Anh, Thủ tướng Việt Nam và Phó Tổng thống Myanmar dự Lễ bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 1 Tổ hợp HAGL Myanmar Center, https://www.sbv.gov. vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ ttsk/ttsk_chit iet?dDocName=SBVWEBA P P 0 1 S B V 0 7 5 3 7 1 & p = 3 & _ afrLoop=35443403625 353095#%40%3F_ afrL oop%3 D3544 3403625353095%26c enterWidth%3D80 %2525%26dDocNa me%3D SBVWEB APP01SB V07537 1%26leftW idth%3D20 %2525%26p% 3D3%26rig htWidth% 3D0%2525% 26showFoot er%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_ adf.ctrl-state%3Dqbox2o954_41, ngày truy cập 15/3/2020 [2]. Bộ Công Thương, Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài và công tác thương vụ, tiet/%C4%91au-tu-viet-nam-ra-nuoc-ngoai- va-cong-tac-thuong-vu-102586-401.html, ngày truy cập 18/3/2020 [3]. Cục Đầu tư nước ngoài, Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 11 tháng năm 2019, https:// dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/6246/Tinh- hinh-thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-11-thang- nam-2019, truy cập ngày 10/3/2020 [4]. Cục Đầu tư nước ngoài, Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018, aspx?idTin=41920&idcm=208, truy cập ngày 12/3/2020 [5]. Trần Thanh Hải (2018), Kinh nghiệm pháp luật về quản lý dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản, Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc quản lý doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, Tạp chí Nghề luật, số 2, tr.77,78. [6]. Mai Hoa, Hành trình của dự án sữa lớn nhất Việt Nam tại Liên bang Nga, https:// kinhtemoitruong.vn/hanh-trinh-cua-du- an-sua-lon-nhat-viet-nam-tai-lien-bang- nga-11865.html, ngày truy cập 15/3/2020 [7]. Anh Mai, Năm 2017 hầu hết các dự án đầu tư ra nước ngoài không sử dụng vốn nhà nước, https://nhadautu.vn/nam-2017-hau-het- cac-du-an-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-khong-su- dung-von-nha-nuoc-d10163.html, truy cập ngày 12/3/2020 [8]. Hàn Ni - Kim Huyền, Năm 2018: có 432 triệu USD của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước, https://www.sggp.org.vn/nam-2018- co-432-trieu-usd-cua-doanh-nghiep-viet- nam-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-568294.html, truy cập ngày 10/3/2020 [9]. Tổng cục Thống kê, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989-2017, https://www.gso.gov.vn/SLTK/ Selection.aspx?rxid=1fcd9551-176f-46c5- b0fb-9dcc84666777&px_db=04.+%c4%90% e1%ba%a7u+t%c6%b0&px_type=PX&px_ 44 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion language=vi&px_tableid=04.+%c4%90%e1 %ba%a7u+t%c6%b0%5cV04.18.px, truy cập ngày 10/3/2020 [10]. Phạm Quang Trung, Bùi Huy Nhượng (2015), Hai mươi lăm năm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 873, tr.99. [11]. Hữu Tuấn, Viettel ‘quăng chài’ khắp thế giới, https://dautunuocngoai.gov.vn/ tinbai/1909/Viettel-%E2%80%98quang- chai%E2%80%99-khap-the-gioi, ngày truy cập 15/3/2020 [12]. Trần Ngọc Tùng, Doanh nghiệp Việt gặp khó khi đầu tư ra nước ngoài vì rủi ro pháp lý, https://ndh.vn/vi-mo/doanh-nghiep-viet-gap- kho-khi-au-tu-ra-nuoc-ngoai-vi-rui-ro-phap- ly-1250221.html, ngày truy cập 18/3/2020 [13]. Hà Vũ, Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD, http:// vneconomy.vn/tong-von-dang-ky-dau-tu- ra-nuoc-ngoai-cua-viet-nam-dat-gan-12-ty- usd-20191017154538213.htm, truy cập ngày 12/3/2020 Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội Email: lengocanhhlu@gmail .com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_tien_thi_hanh_cac_quy_dinh_phap_luat_ve_dau_tu_truc_tie.pdf
Tài liệu liên quan