Thực tiễn thi hành pháp luật về thủy lợi và những vấn đề đặt ra

Năm là, tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động thủy lợi, phân công rõ trách nhiệm các bộ, ngành trong khai thác sử dụng nước (ngành nông nghiệp, ngành công thương, ngành giao thông, ngành tài nguyên và môi trường), tránh chồng chéo trong tổ chức thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư từ NSNN, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phân cấp rõ trách nhiệm chính quyền địa phương trong xây dựng công trình, tổ chức khai thác, bảo đảm an toàn CTTL trên địa bàn. Sáu là, tăng cường tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức, pháp luật về thủy lợi đối với các cấp quản lý, các công ty/ doanh nghiệp khai thác CTTL để quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả CTTL. Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi để việc thực hiện pháp luật được nghiêm minh, tạo môi trường pháp lý lành mạnh trong hoạt động thủy lợi, phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tám là, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý, chú trọng công tác nghiên cứu dự báo, các giải pháp công nghệ trong xây dựng CTTL thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; giải quyết các vấn đề mà thực tiễn hoạt động thủy lợi đang đặt ra. Chín là, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, ứng dụng kinh nghiệm của các nước vào thực tiễn Việt Nam

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thủy lợi và những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỦY LỢI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Tóm tắt: Hoạt động thủy lợi đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp như Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khái niệm và cách tiếp cận hoạt động thủy lợi đã có nhiểu thay đổi. Vì vậy, cần phải có những đánh giá việc thực thi pháp luật và xác định rõ các thách thức để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủy lợi đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trần Ngọc Hoa** Nguyễn Vinh Hà* * Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. ** Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội. Abstract Irrigation plays an important role in such agricultural economy of Vietnam. In the context of in-depth international integration, the concept and approach of irrigation activity have been changed. Therefore, it is neccessary to conduct assessments of the current law enforcement and clarifications of the challenges to improve the irrigation legal system for the irrigation requirements in practice. Thông tin bài viết: Từ khóa: pháp luật về thủy lợi, quản lý thủy lợi, đầu tư cho thủy lợi Lịch sử bài viết: Nhận bài : 17/09/2018 Biên tập : 03/10/2018 Duyệt bài : 07/10/2018 Article Infomation: Keywords: irrigation legal regulations; irrigation management; investment for irrigation Article History: Received : 17 Sep. 2018 Edited : 03 Oct. 2018 Approved : 07 Oct. 2018 1. Thực tiễn thi hành pháp luật về thủy lợi 1.1 Những kết quả đạt được Một là, pháp luật về thủy lợi luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, hoàn thiện. Đến nay, hệ thống pháp luật về thủy lợi đã được ban hành với trên 100 văn bản, trong đó quan trọng phải kể đến như: Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ Công trình thủy lợi (CTTL) là văn bản quy định toàn diện nhất về hoạt động thủy lợi, các luật liên quan trực tiếp đến thủy lợi như Luật Tài nguyên nước, Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai và nhiều luật có liên quan khác như Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), Luật Xây dựng, Luật Giao thông đường thủy nội địa; Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công. Triển khai thực hiện Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL và các văn bản luật THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 32 Số 21(373) T11/2018 liên quan, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết các nội dung về khai thác, bảo vệ, quản lý nhà nước về công trình thủy lợi; Nghị định số 154/2007/NĐ- CP ngày 15/10/2007, Nghị định 115/2008/ NĐ-CP ngày 14/11/2008 và gần đây là Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quy định mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí, chính sách đối với tổ chức quản lý, khai thác CTTL và việc NSNN cấp bù do thực hiện miễn thủy lợi phí; Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ CTTL; Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về hoạt động của tổ hợp tác; Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 về quản lý an toàn đập, trong đó quy định về các nội dung khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng đập, quản lý đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du, quản lý nhà nước về an toàn đập và nhiều văn bản khác1. Trên cơ sở các văn bản này, các địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa theo thực tiễn địa phương, đưa pháp luật về thủy lợi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về thủy lợi. 1 Cụ thể: Quyết định số 256/2013/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng giao kế hoạch thực hiện sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước. Bộ BNNPTNT đã ban hành các Thông tư số 33/2008/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP; Thông tư số 45/2009/ TT-BNNPTNT ngày 24/7/2009 hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi; Thông tư số 65/2009/ TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 quy định năng lực tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi; Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2008/TT-BTC ngày 28/03/2008, Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 28/03/2008; Thông tư số 41/2013/TT- BTC ngày 11/04/2013 hướng dẫn thực hiện thủy lợi phí; Thông tư số 26/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 154/2007/NĐ-CP về việc xác nhận diện tích đất được miễn và không được miễn thuỷ lợi phí, việc lập dự toán, cấp phát, thanh, quyết toán khoản cấp bù thuỷ lợi phí. Hai là, có sự hoàn thiện về tổ chức, bộ máy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi; hình thành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi từ Trung ương đến cơ sở, góp phần quản lý chuyên sâu hơn hoạt động này. Đồng thời, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước được tăng cường trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm các bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý. Cụ thể, ở Trung ương, quản lý thủy lợi được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNVPTNN) chủ trì thực hiện quản lý; phối hợp quản lý có các bộ như: Bộ Tài nguyên và môi trường (quản lý phần khai thác, sử dụng tài nguyên nước), Bộ Công thương (quản lý phần thủy điện), Bộ Giao thông vận tải (quản lý phần giao thông thủy nội địa, xây dựng cầu, cống). Ở địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với cơ quan tham mưu là Sở NNVPTNN, Chi cục thủy lợi hoặc Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt, bão. Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đã góp phần hiệu quả cho công tác thực thi pháp luật về thủy lợi được chuyên sâu hơn, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thủy lợi. Ba là, đầu tư cho xây dựng, nâng cấp, sửa chữa CTTL được tăng cường. Mỗi năm, NSNN đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng cho xây dựng mới, nâng cấp, tu bổ công trình đê điều, công trình thủy lợi, hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi. Với sự đầu tư rất lớn của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, đã xây THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 33Số 21(373) T11/2018 dựng được 904 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên, trong đó có 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha); xây dựng trên 10.000 trạm bơm, 5.500 cống tưới tiêu, 100.234.000 kênh mương, 26.000km đê các loại. Đã xây dựng được 6.831 hồ chứa các loại, với tổng dung tích trữ 50 tỷ m3, trong đó có 150 hồ thủy điện với tổng dung tích trữ khoảng 39,6 tỷ m3, 6.681 hồ thuỷ lợi với tổng dung tích 10,28 tỷ m32. Các hồ chứa đã và đang phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, phát điện, cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế, bảo đảm tưới cho 800.000 ha đất canh tác (90% diện tích đất canh tác); cung cấp trên 56 tỷ KWh điện3; phục vụ hoạt động của trên 1.000 nhà máy nước ở gần 800 đô thị với tổng công suất cấp nước sạch khoảng 7,4 triệu m3/ngày. Đã xây dựng được trên 6.151 km đê sông, 2.488 km đê biển, 25.869 km bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở Đồng bằng sông Cửu Long; 254.815 km kênh mương các loại, đã kiên cố hóa được 51.856 km, tạo sự chủ động trong công tác thủy lợi, chủ động phòng, chống lũ và bảo vệ đời sống dân sinh. Các hệ thống thuỷ lợi góp phần ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp và cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp. Các hệ thống CTTL còn tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá cây trồng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng hiệu suất sử dụng đất, phân bố lại nguồn nước tự nhiên, cải tạo đất, cải tạo môi trường theo chiều hướng có lợi cho sản xuất và sinh hoạt; hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, như: lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở Miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, chè 2 Báo cáo tổng kết thi hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL của Bộ NNVPTNT kèm theo Tờ trình số 197/TTr-CP của Chính phủ trình Quốc hội về dự án Luật Thủy lợi. 3 Báo cáo số 122/BC-CT, ngày 10/12/2016 của Bộ Công thương về tình hình tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về thủy lợi và quản lý, vận hành khai thác công trình đập, hồ chứa nước thủy điện. 4 Báo cáo số 10619 /BC-BNN-TCTL, ngày 12/2/2017 về thực thi chính sách pháp luật về thủy lợi của Bộ NNVPTNT. ở trung du và miền núi phía Bắc Ngoài ra, các hệ thống thuỷ lợi đã góp phần cải tạo môi trường sinh thái, trong đó một số công trình đã được khai thác phát triển du lịch, một số hệ thống thuỷ lợi đã làm cho các vùng đất khô cằn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên trở thành những vùng đất trù phú. Bốn là, đã có sự đổi mới về tổ chức, cơ chế quản lý, khai thác, bảo vệ CTTL. Các địa phương đã xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, khai thác CTTL như: mô hình Công ty quản lý khai thác cấp tỉnh (có 86 doanh nghiệp trên cả nước), mô hình Chi cục thủy lợi kiêm quản lý khai thác, mô hình Trung tâm quản lý khai thác, mô hình Ban quản lý khai thác; mô hình Tổ hợp tác dùng nước đối với CTTL nhỏ, nội đồng (với 16.238 tổ chức). Việc đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý khai thác CTTL đã tạo thuận lợi cho khai thác hiệu quả hơn CTTL, bám sát hơn nhu cầu sử nước thực tế. Nhìn chung, kết quả phục vụ tưới, tiêu của CTTL được cải thiện, hầu hết các công trình được duy tu, bảo dưỡng đảm bảo an toàn, tạo nguồn nước tưới ổn định, tăng diện tích tưới chủ động. Đặc biệt các doanh nghiệp đã thực hiện mở rộng sản xuất, kinh doanh đảm bảo tăng doanh thu, khai thác triệt để các nguồn thu từ dịch vụ cấp nước, tận dụng cơ sở hạ tầng, tiềm lực tài chính và nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm để tổ chức các dịch vụ cung ứng, lắp đặt sửa chữa thiết bị cơ khí, xây dựng công trình, tư vấn thiết kế CTTL. Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường; đã phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, góp phần khai thác, bảo vệ hiệu quả CTTL, đưa công tác thực thi pháp luật về thủy lợi đi vào nề nếp. Theo kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ NNVPTNT4, mỗi năm phát hiện trên 60 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 34 Số 21(373) T11/2018 ngàn vụ vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ CTTL. Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân chưa đầy đủ, đối tượng vi phạm chủ yếu là người dân nghèo, khó áp dụng biện pháp cưỡng chế, các vi phạm chủ yếu là vi phạm hành lang bảo vệ CTTL. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do quy định phạm vi hành lang bảo vệ giữa các văn bản pháp luật còn chưa rõ và không thống nhất giữa các Luật, ngay cả Luật Đê điều và Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL cũng chưa thống nhất trong quy định đối với cấp đê, cấp đập, kênh chìm và đầu mối trạm bơm; chưa có quy định cụ thể về hành lang bảo vệ bờ kè các đoạn bờ sông, biển không có đê... 1.2 Những hạn chế, bất cập Thứ nhất, Việt Nam chưa có hệ thống pháp luật riêng về thủy lợi. Hệ thống pháp luật thủy lợi hiện hành là sự tích hợp giữa pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về phòng chống thiên tai, pháp luật về đê điều, pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, pháp luật về thủy lợi. Do vậy, việc thực thi pháp luật thủy lợi trong một số lĩnh vực còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn như: trong lĩnh vực quy hoạch, cấp phép xả thải vào CTTL, phân công trách nhiệm các bộ tham gia khai thác, sử dụng dòng sông, sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực; trong quản lý chất lượng nước; trong thực hiện trách nhiệm bảo vệ CTTL; một số quy định còn chưa phù hợp với tình hình thực tế như các quy định về tài chính trong thủy lợi, định mức thu thủy lợi phí. Tiếp cận về quản lý thủy lợi còn bất cập, vẫn mang tính đơn ngành, nặng về bao cấp nhà nước, chưa chủ động về khâu cấp nước nên chưa khuyến khích hoạt động thủy lợi phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Quản lý thủy lợi còn thiếu đồng bộ giữa các khâu, thiếu quy định về điều tra cơ bản, quy hoạch thủy lợi, điều chỉnh quy hoạch; đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình, hệ thống công trình thủy lợi; công trình cấp nước sạch nông thôn; quản lý môi trường nước công trình thủy lợi; vận hành công trình; tổ chức quản lý; thủy lợi phí, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; thiếu cơ chế chính sách tạo động lực để người dân tham gia xây dựng, quản lý khai thác CTTL nội đồng; thiếu thể chế ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, lao động của Nhà nước. Thứ hai, tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi ở địa phương còn mỏng, nhân lực yếu và thiếu, đặc biệt ở cấp huyện, xã nên ảnh hưởng đến chức năng tham mưu trong quản lý phát triển thủy lợi, trong kiểm tra, giám sát, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, đặc biệt là công tác quản lý hồ chứa, đê điều do huyện quản lý. Ở nhiều địa phương, việc quản lý còn chưa có sự đồng bộ giữa cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước và cơ quan quản lý đầu tư xây dựng công trình ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý, đánh giá chất lượng công trình sau đầu tư cũng như việc bàn giao quản lý, sử dụng CTTL.. Thứ ba, đầu tư cho công tác thủy lợi còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, hạ tầng thủy lợi còn yếu kém, thất thoát nước còn lớn. Nhiều CTTL lớn, được xây dựng từ những năm 60, 70 đến nay đã bắt đầu xuống cấp nhưng kinh phí duy tu, bảo dưỡng còn thấp. Việc đầu tư xây dựng CTTL chủ yếu lấy từ nguồn NSNN nên rất hạn chế; việc huy động kinh phí từ khu vực tư nhân cho xây dựng, nâng cấp CTTL còn gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế tài chính thu hút. Mặt khác, do chưa tiếp cận quản lý thủy lợi phục vụ đa mục tiêu nên việc đầu tư từ NSNN xây dựng CTTL còn hạn chế, còn tình trạng cát cứ giữa các ngành (ví dụ xây cống ngăn mặn có thể kết hợp làm cầu giao thông, hoặc xây hồ chứa thủy lợi có thể kết hợp với thủy điện) nên hiệu quả đầu tư còn chưa cao. Thứ tư, quy định về tài chính trong quản lý, khai thác CTTL còn mang nặng tính bao cấp; thiếu động lực để nâng cao năng suất lao động, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ NSNN, phương thức cấp phát và nghiệm thu không dựa vào chất lượng dịch vụ. Cơ chế THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 35Số 21(373) T11/2018 tài chính chưa đồng bộ, nhất là khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, việc cấp và sử dụng thủy lợi phí còn nhiều bất cập. Thiếu chính sách khuyến khích, tạo động lực trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi; chưa có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm. Nhiều địa phương quy định mức thu thủy lợi phí nội đồng thấp, chưa điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Một số địa phương miễn toàn bộ thủy lợi phí từ đầu mối đến mặt ruộng, người dân ở một số địa phương cho rằng Chính phủ miễn hoàn toàn thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp nên không nộp thủy lợi phí nội đồng, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước. Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết, ngăn ngừa và xử phạt các hành vi vi phạm công trình còn nhiều hạn chế do chưa hình thành được hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành. Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý khai thác CTTL chưa phù hợp, nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao. 2. Yêu cầu đặt ra đối với công tác thủy lợi trong thời gian tới Công tác thủy lợi trong thời gian tới chịu tác động lớn của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng nên hoạt động thủy lợi phải đối mặt với nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng đòi hỏi nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động của hệ thống CTTL. Do vậy, đòi hỏi công tác quản lý thủy lợi cần phải đổi mới theo hướng chủ động tạo nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Phát triển kinh tế - xã hội làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho dân sinh và các ngành kinh tế nên đòi hỏi ngành thủy lợi phải chủ động trong việc cấp nước, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ thủy 5 Nghị quyết số 26 NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 tại Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020. lợi. Điều này đòi hỏi ngành thủy lợi phải đổi mới cơ chế quản lý thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường; thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng công trình; đổi mới phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và có cơ chế tài chính phù hợp để thu hút đầu cho phát triển thủy lợi, giảm gánh nặng đầu tư từ NSNN, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ thủy lợi. Việt Nam tham gia ký kết nhiều thỏa thuận, cam kết quốc tế về thủy lợi, bảo vệ nguồn nước ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải có sự đổi mới thể chế, quy định pháp luật để bảo đảm tính tương thích. Bên cạnh đó, những bất cập trong thực thi pháp luật về thủy lợi thời gian qua cũng đòi hỏi cần phải đổi mới cách tiếp cận quản lý và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này để việc quản lý được toàn diện, đồng bộ trong tất cả các hoạt động thủy lợi; khắc phục bất cập, yếu kém trong quản lý. 3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thủy lợi hiện nay Một là, sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủy lợi theo định hướng đổi mới công tác quản lý thủy lợi của Đảng và Nhà nước5, đó là: (1) thủy lợi phải phục vụ đa ngành, đa mục tiêu, góp phần phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; (2) xã hội hóa công tác thủy lợi, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, đồng thời huy động được nguồn lực, sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; (3) chuyển đổi cơ chế tài chính trong hoạt động thủy lợi, từ cơ chế “thủy lợi phí” sang “giá dịch vụ thủy lợi”, thay đổi nhận thức coi công tác thủy lợi mang tính phục vụ sang tính dịch vụ, đưa hoạt động thủy lợi tiếp cận với cơ chế thị trường nhằm giảm gánh nặng THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 36 Số 21(373) T11/2018 đầu tư từ NSNN; nâng cao chất lượng dịch vụ thủy lợi, ý thức, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thủy lợi, coi việc chi trả dịch vụ thủy lợi là một chi phí đầu vào trong sản xuất, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước; (4) hoạt động thủy lợi phải là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ nước, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước cho các mục đích (không như quan niệm trước đây chỉ hiểu thủy lợi liên quan đến tưới tiêu phục vụ nông nghiệp); (5) quản lý thủy lợi phải dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về công tác thủy lợi; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Hai là, đổi mới tổ chức quản lý về thủy lợi theo hướng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý khai thác công trình thủy lợi, nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả khai thác, sử dụng công trình thủy lợi. Việc tổ chức, khai thác CTTL phải bảo đảm tính đa mục tiêu, thứ tự ưu tiên; dựa trên điều tra tài nguyên và nhu cầu sử dụng nước để bảo đảm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng dịch vụ thủy lợi (ở một số nước có pháp luật về quản lý nước hiện đại như Úc, quản lý nước được thực hiện trên cơ sở điều tra nhu cầu sử dụng nước, cấp hạn mức sử dụng nước, người dân được mua bán quota này6). Ba là, tăng cường đầu tư cho thủy lợi từ nhiều nguồn vốn, tập trung cho đầu tư xây dựng hạ tầng CTTL theo hướng sử dụng đa mục tiêu. Nhà nước đầu tư cho CTTL lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, CTTL ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, CTTL khó thu hồi vốn. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng CTTL phục vụ sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế - xã hội và thu tiền từ bán sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Điều này sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ thủy lợi, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thủy lợi; huy động sự tham gia của xã hội cho công tác thủy lợi, đồng thời, giảm gánh nặng từ NSNN. 6 Đạo luật về Nước năm 2007 của Úc (Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý nước), Bộ NNVPTNT, tháng 6/2016 Bốn là, đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động thủy lợi, coi thủy lợi là một loại hình cung cấp dịch vụ thiết yếu cho xã hội; tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ được thu tiền để bù đắp chi phí sản xuất, đồng thời tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phải trả tiền. Nhà nước sẽ hỗ trợ đối với việc sử dụng, sản phẩm dịch vụ công ích trong một số lĩnh vực và ở địa bàn điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Năm là, tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động thủy lợi, phân công rõ trách nhiệm các bộ, ngành trong khai thác sử dụng nước (ngành nông nghiệp, ngành công thương, ngành giao thông, ngành tài nguyên và môi trường), tránh chồng chéo trong tổ chức thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư từ NSNN, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phân cấp rõ trách nhiệm chính quyền địa phương trong xây dựng công trình, tổ chức khai thác, bảo đảm an toàn CTTL trên địa bàn. Sáu là, tăng cường tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức, pháp luật về thủy lợi đối với các cấp quản lý, các công ty/ doanh nghiệp khai thác CTTL để quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả CTTL. Bảy là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi để việc thực hiện pháp luật được nghiêm minh, tạo môi trường pháp lý lành mạnh trong hoạt động thủy lợi, phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tám là, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý, chú trọng công tác nghiên cứu dự báo, các giải pháp công nghệ trong xây dựng CTTL thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; giải quyết các vấn đề mà thực tiễn hoạt động thủy lợi đang đặt ra. Chín là, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, ứng dụng kinh nghiệm của các nước vào thực tiễn Việt Nam■ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 37Số 21(373) T11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_tien_thi_hanh_phap_luat_ve_thuy_loi_va_nhung_van_de_dat.pdf
Tài liệu liên quan