Thực tiễn xét xử lưu động tại Việt Nam: Dưới góc nhìn xã hội học pháp luật

KẾT LUẬN VÀ SUY NGẪM DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Từ thực tiễn khách quan cho thấy không chỉ riêng Việt Nam, mà hệ thống xét xử của nhiều nước trên thế giới cũng không tránh khỏi những hạn chế bất cập khi tổ chức các phiên tòa nói chung và các phiên tòa XXLĐ nói riêng, hầu như mỗi hình thức xét xử đều có những hạn chế bất cập nhất định, chỉ là mức độ hạn chế bất cập đó nhiều hay ít mà thôi. Hiện tại Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện cải cách tư pháp, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật cho người dân được xác định là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các phiên tòa XXLĐ xuất hiện những luồng ý kiến trái chiều của dư luận xã hội nghi ngờ về tính hiệu quả và tính nhân văn của hình thức xét xử này chưa cao, các quan điểm này cho rằng cần hạn chế và thậm chí là tiến tới bỏ hẳn các phiên tòa XXLĐ. Song, theo quan điểm riêng của tác giả thì XXLĐ xét về mục đích, bản chất và hàm ý khi tổ chức phiên tòa này không hề xấu hay tệ như mọi người vẫn nghĩ; theo tác giả cần tiếp tục duy trì hình thức này, song cần phải có sự điều chỉnh về mọi mặt, nhằm khắc phục các hạn chế bất cập trong thực tiễn triển khai. Chúng ta hãy khách quan nhìn vào những kết quả mà công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã đạt được từ việc giáo dục trực quan (xét xử lưu động) này, những gì mắt thấy tai nghe theo tôi là những thứ khiến con người ta dễ hiểu, dễ thẩm thấu, nhận thức và rút kinh nghiệm nhanh nhất. Theo đánh giá của riêng tác giả, hiện tại các phiên tòa XXLĐ mà chúng ta đang thực hiện chỉ có một phần hoặc một mặt nào đó chúng ta thực hiện chưa tốt, nguyên nhân của vấn đề này là do chúng ta chưa xây dựng được một bộ tiêu chí rõ ràng cụ thể cho hình thức xét xử này, chỉ khi có được bộ tiêu chí cụ thể cho phiên tòa XXLĐ thì nó sẽ định hướng cho hệ giá trị và vấn đề cốt lõi hướng tới của phiên tòa. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta không tổ chức nỗi một phiên tòa lưu động theo tinh thần dân chủ, tiến bộ cùng với sự công tâm, liêm chính, có trách nhiệm của những người làm công tác xét xử và bảo vệ pháp luật (thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên), thì hệ lụy xấu từ XXLĐ sẽ nảy sinh và tác động ngược trở lại lên toàn hệ thống xét xử chứ không riêng gì bị cáo phải hứng chịu.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn xét xử lưu động tại Việt Nam: Dưới góc nhìn xã hội học pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):516-525 Open Access Full Text Article Bài Tổng quan Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Hà Nội) Liên hệ Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Hà Nội) Email: nguyendong.sw@gmail.com Lịch sử  Ngày nhận: 27/08/2019  Ngày chấp nhận: 12/11/2019  Ngày đăng: 30/3/2020 DOI : 10.32508/stdjelm.v4i1.599 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Thực tiễn xét xử lưu động tại Việt Nam: Dưới góc nhìn xã hội học pháp luật Đặng Văn Cường, Nguyễn Văn Đồng* Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Việc tiếp tục tăng cường các phiên tòa xét xử lưu động hay giảm bớt, thậm chí là dừng hẳn việc tổ chức các phiên tòa này đang là vấn đề đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, vấn đề này đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia lập pháp, các nhà hoạt động xã hội. Phiên tòa xét xử lưu động được xem nhưmột công cụ phục vụ đắc lực cho công tác phổ biến và giáo dục kiến thức pháp luật cho cộng đồng, song nó cũng đang bộc lộ không ít những tồn tại và hạn chế cần được khắc phục. Có thể hiểu xét xử lưu động là việc tổ chức phiên toà công khai để xét xử bị cáo trong vụ án hình sự tại một địa điểm ngoài trụ sở của Tòa án, dưới góc độ phòng ngừa tội phạm một thời gian dài chúng ta coi đây là một biện pháp nhằm góp phần hạn chế các nguyên nhân nảy sinh tội phạm thông qua việc tác động vào ý chí của các chủ thể mà trước tiên là bị cáo bị đưa ra xét xử, hoạt động này có có ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội. Bài viết tập trung phân tích, luận giải sâu sắc về thực tiễn hoạt động xét xử lưu động ở Việt Nam; những tác động của nó đối với bị cáo, gia đình bị cáo và đối với toàn xã hội, bài viết được phân tích tập trung chủ yếu dưới góc độ xã hội học pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp về mặt chính sách và hành động đối với việc tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động ở Việt Nam hiện nay. Từ khoá: Cải cách tư pháp, phiên tòa lưu động, xét xử lưu động, xã hội học pháp luật GIỚI THIỆU Từ các quy định củaHiến pháp và pháp luật Việt Nam cho thấy, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về việc xét xử lưu động (XXLĐ) hay việc tổ chức các phiên tòa lưu động, chưa rõ tiêu chí để đưa một vụ án ra XXLĐ cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình XXLĐmột vụ án. Chỉ duy nhất, tại khoản 1, Điều 16 của Luật Phổ biến, Giáo dục pháp luật (2012) có quy định: “Tòa án nhân dân các cấp thông qua công tác xét xử tại trụ sở, lựa chọn các vụ án thích hợp có tính giáo dục cao để tổ chức XXLĐ nhằm phổ biến giáo dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa và nhân dân”1. Pháp luật tố tụng hình sự hay kể cả dân sự và hành chính đều không quy định về việc XXLĐ. Tuy nhiên, để góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, trong thời gian qua ngành Tòa án ở nước ta đã tăng cường đưa các vụ án hình sự ra XXLĐ. Với cách tiếp cận và nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, một số chuyên gia pháp lý cho rằng không nên tăng cường XXLĐ các vụ án hình sự bởi những hệ lụy và những tác động tiêu cực của nó tới bị cáo, gia đình bị cáo và cộng đồng rất lớn, trực tiếp và nặng nề nhất là bị cáo với “bản án khắc nghiệt của dư luận” 2. Trước yêu cầu cùng những đòi hỏi thực tiễn của công tác cải cách tư pháp ở Việt Nam trong tình hình mới, rất cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, nhận diện, đánh giá thực trạng, những tác động tích cực và tiêu cực của các phiên tòa XXLĐ, để có biện pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác XXLĐ các vụ án nói chung, đặc biệt là các vụ án hình sự. Trong đó có việc nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết phải tăng cường các phiên tòa XXLĐ nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến và giáo dục pháp luật cũng như tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, tham mưu nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến XXLĐ. Theo quan điểm của tác giả, việc tổ chức các phiên tòa XXLĐ nói chung, đặc biệt là các vụ án hình sự sẽ có những giá trị, hiệu quả và tác động về mặt pháp lý nhất định đối với xã hội. Bên cạnh đó, khi triển khai thực hiện XXLĐ trong thực tiễn thì không thể tránh khỏi nhữngmặt trái mà hình thức xét xử này đưa đến, trong giai đoạn trước mắt để đảm bảo áp dụng thống nhất, chặt chẽ, phát huy những ưu điểm, giảm thiểu những hạn chế bất cập khi đưa vụ án ra XXLĐ, thì hệ thống Tòa án các cấp cần có hướng dẫn thống nhất về căn cứ, tiêu chí để lựa chọn, xác định các vụ án có thể đưa ra XXLĐ. Cũng từ kết quả sau hơn 7 năm triển khai thi hành Luật Phổ biến, Giáo dục pháp luật (2012) cho thấy, hoạt động XXLĐ đã được các địa phương quan tâm tổ chức thực hiện, được áp dụng Trích dẫn bài báo này: Cường D V, Đồng N V. Thực tiễn xét xử lưu động tại Việt Nam: Dưới góc nhìn xã hội học pháp luật. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. LawManag.; 4(1):516-525. 516 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):516-525 phố biến và có xu hướng tăng dần về số lượng cũng như chất lượng của phiên tòa, trong đó chủ yếu là các vụ án hình sự. Đa phần các địa phương đều khẳng định XXLĐ là một hình thức tuyên truyền trực quan, sinh động và mang lại nhiều hiệu quả nhất trong việc phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. THỰC TIỄN XÉT XỬ LƯUĐỘNG TẠI VIỆT NAMDƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Xét xử lưu động - nhìn từ góc độ Pháp lý Có thể nói, việc đưa các vụ án ra xét xử lưu động nơi xảy ra vụ án đã phục vụ đắc lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho cán bộ và quần chúng nhân dân theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Tại mỗi phiên tòa XXLĐ, có đông đảo người dân được nghe thông tin về các vụ án đang được xét xử và theo dõi trực tiếp toàn bộ diễn biến của phiên tòa. Qua việc nghe thông tin về xét xử, các văn bản pháp luật liên quan và quyết định của Hội đồng xét xử, thì người dân có thể tự nâng cao nhận thức của mình về pháp luật và có những biện pháp đấu tranh với các hành vi sai phạm trong cộng đồng. Trong quá trình xét xử, thông qua từng vụ án cụ thể, Tòa án tạo điều kiện thuận lợi để những người thamdự phiên tòa cũng như nhân dân tiếp cận với chính sách pháp luật, nhằmnâng cao trình độnhận thức về chính sách pháp luật trong quần chúng nhân dân, để củng cố nhiềm tin của người dân vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đối với những phiên tòa XXLĐ tại các địa phương, nơi xảy ra vụ án, nơi thường trú của các bị can, bị cáo, thường thu hút rất đông cán bộ và các tầng lớp nhân dân đến theo dõi trực tiếp phiên tòa. Bằng thái độ và trách nhiệm làm việc khách quan, công minh trong quá trình xét hỏi hay trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của các bên trong tranh tụng, mục đích cuối cùng của phiên tòa là tìm ra sự thật của vụ án cũng như đảm bảo đầy đủ, đúng các nguyên tắc của quá trình xét xử. Từ đó, làm cho người tham gia tố tụng và đông đảo quần chúng tham dự phiên tòa có thái độ đúng đắn với những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục cho họ ý thức tuân thủ các quy định pháp luật mà Nhà nước đã đề ra, mọi hành vi vi phạmpháp luật đều bị xử lý theo các chương, điều luật định. Cuối cùng đi đến phán quyết củaHội đồng xét xử đưa ra thống nhất và ra được quyết định cho bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, được người đến dự phiên tòa và các cơ quan công luận đồng tình ủng hộ. Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử là hình thức giáo dục đặc thù và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của ngành Tòa án. Để những phiên tòa XXLĐ diễn ra thuận lợi, ngành Tòa án luôn đề ra kế hoạch XXLĐ hàng năm, với sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác XXLĐ nhằm răn đe và đặc biệt để nâng cao được kiến thức hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho cộng đồng. Không thể phủ nhận khi XXLĐTòa án không chỉ thực hiện được chức năng xét xử mà còn còn đem đến cho người dân cơ hội để hiểu biết pháp luật, từ đó đạt được mục đích giáo dục phòng ngừa chung. Ở mức độ nào đó, XXLĐ còn thể hiện tính công khaiminh bạch, dân chủ của hoạt động tư pháp trong một nhà nước văn minh, tiến bộ. Nguyên tắc xét xử của Tòa án nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xét xử công khai; những người đủ 16 tuổi trở lên được quyền tham dự, chứng kiến hoạt động xét xử. Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ bí mật nhà nước, của đương sự hoặc vì lý do thuần phong mỹ tục thì Tòa án có thể xử kín nhưng tuyên án phải công khai. Tại Khoản 3, Điều 103 của Hiến pháp (2013) quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bímật nhànước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”3. Bộ luật Tố tụng hình sự (2015) tại điều 25 quy địnhTòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai:“Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng; Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền thamdự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bímật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”4,5. Hiện nay, Tòa án vẫn tiến hành xét xử các vụ án tại 2 nơi: trụ sở Tòa án và nơi công cộng (xét xử lưu động), nơi có vị trí đủ đáp ứng yêu cầu xét xử (ví dụ sân trại giam) trên địa bàn theo thẩm quyền. Việc xét xử nơi công cộng cũng là hoạt động xét xử công khai của Tòa án được tiến hành đối với những vụ án có số đương sự đông mà cơ sở vật chất của cơ quan Tòa án không đáp ứng được hoặc khi cần sử dụng phiên tòa vàomục đích giáo dục pháp luật cho cộng đồng tránh xa hành vi phạm tội. Việc xét xử ngoài trụ sở Tòa án (xét xử lưu động) thường được áp dụng chủ yếu đối với các vụ án hình sự, những vụ án trọng điểm, các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, kinh tế và trật tự an toàn xã hội đã cản trở việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc gây ảnh hưởng chính trị, có tác động xấu trong quần chúng nhân dân và dư luận 517 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):516-525 xã hội, đòi hỏi phải đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngăn chặn tội phạm phát triển, góp phần giải quyết một tình trạng tiêu cực nhất định trong xã hội6. Nhìn từ góc độ lợi ích chung thì phiên tòa lưu động là cơ hội để trực tiếp truyền tải các quy định của pháp luật đến với người dân; ngoài tác dụng phổ biến giáo dục pháp luật còn có tác dụng cảnh báo, răn đe giáo dục chung đối với mọi người. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số khó khăn, người dân cũng ít có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu pháp luật. Tuy nhiên, đối với bị cáo thì hầu như không ai mong muốn bị đưa ra xét xử tại nơi cư trú, nơi làm việc điều này sẽ gây bất lợi lớn cho họ sau này khi chấp hành xong bản bán trở về tái hòa nhập xã hội. Bởi, cuộc sống của người dân có tính cộng đồng rất cao, nhất là ở khu vực nông thôn, những cá nhân nào bị cộng đồng xa lánh, kỳ thị cũng chính là phải chịu một hậu quả rất nặng nề. Việc bị cáo bị đưa đi XXLĐ, ngoài phải chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự thì họ còn phải chịu một sức ép nặng nề trước bà con họ hàng, bạn bè, người dân lối xóm và cộng đồng khu vực sinh sống - đó là sự miệt thị, lên án, hắt hủi; không chỉmộtmình bị cáomàngay cả chamẹ, vợ con, anh em của bị cáo cũng sẽ bị liên lụy bởi “hình phạt từ phía cộng đồng dân cư”. Thông thưởng ở nước ta, việc XXLĐ thường được thực hiện với những vụ án trọng điểm. Các vụ án trọng điểm là các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, kinh tế và trật tự an toàn xã hội đã cản trở việc thực hiện chính sách củaĐảng vàNhà nước hoặc gây ảnh hưởng chính trị, có tác động xấu trong quần chúng nhân dân và dư luận xã hội, đòi hỏi phải đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngăn chặn tội phạm phát triển, góp phần giải quyết một tình trạng tiêu cực nhất định trong xã hội; địa điểm xét xử không có nhiều ý nghĩa để xem xét, bởi nếumột vụ ánmà người bị buộc tội thực hiện hành vi dã man, tàn ác, gây bức xúc, hiếu kỳ cho dư luận thì việc Tòa án tổ chức xét xử ở đâu thì vẫn thu hút được sự thamdự của đông đảo người dân, cơ quan truyền thông7. Có thể thấy, mục đích của hình phạt bao gồm hai thuộc tính, đó là trừng trị và cải tạo, giáo dục và cảm hóa người phạm tội; mặt khác còn giáo dục ý thức pháp luật cho những người xung quanh giúp phòng ngừa và giảm thiểu tội phạm mới phát sinh. Ở đây, mức độ trừng trị được thể hiện ở loại hình phạt và mức hình phạt được áp dụng, hai yếu tố đó luôn có quan hệ mật thiết với nhau: trừng trị để giáo dục và giáo dục thông qua việc trừng trị. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp hình phạt nặng, sự lên án gay gắt thì tác dụng cải tạo, giáo dục đạt hiệu quả cao, mà hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, có sự thông cảm, tha thứ từ cộng đồngmới phát huy được tác dụng giáo dục. Tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử mà yếu tố trừng trị hay giáo dục được coi trọng, phát huy ở mức độ khác nhau. Trong xã hội tiến bộ ngày nay, việc xử lý hình sự, áp dụng hình phạt chủ yếu nhằm mục đích cải tạo, cảm hóa, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong bản án, thậm chí có những trường hợp do bị cáo cải tạo tốt thì được mãn hạn tù sớm hơn, đó là chính sách khoan hồng mang tính nhân văn trong nền tư pháp nước ta. Trong thực tế, việc bị cáo phạm tội xảy ra ở một trong hai trường hợp: thứ nhất, phạm tội do bồng bột, nóng nảy, thiếu thận trọng, thiếu hiểu biết (là một sự lầm lỡ) thì đối với những trường hợp phạm tội này nếu bị cáo bị đưa ra XXLĐ sẽ gây thêm mặc cảm cho bản thân bị cáo và gia đình bị cáo, là rào cản lớn trong việc tái hòa nhập cộng đồng sau này của bị cáo; thứ hai, phạm tội có tính toán, có tổ chức, phạm tội nhiều lần, có tính chuyên nghiệp, tái phạm (người phạm tội có ý thức và bản tính coi thường pháp luật) thì đối với những trường hợpphạm tội này việcXXLĐ sẽ làm tăng thêm tính lì lợm, ngông cuồng, với tâm lý không còn gì đểmất người phạm tội rất có thể sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn; thực tế cũng đã có không ít trường hợp có tác động ngược, tiêu cực khi XXLĐ8. Thực tế cho thấy, đa phần chính quyền địa phương hiện nay khá đồng tình với việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa XXLĐ, nhất là với những tội danh xảy ra nhiều, có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, bởi hơn ai hết chỉ có người dân, chính quyền địa phương họ mới thấu hiểu hết được những hậu quả họ phải hứng chịu khi một hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng gây ra; hơn thế XXLĐ các vụ án hình sự còn là “kênh tuyên truyền pháp luật” để hoạt động tư pháp được gần dân, nhằm tạo niềm tin về an ninh trật tự, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi sâu vào thực tiễn đời sống. Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng phát triển khámạnh, nên các phiên tòa XXLĐ cần kết hợp với các kênh thông tin đại chúng nhằm hướng đến việc khai thác lợi thế của các phương tiện này cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ mở các phiên tòa XXLĐ đối với những vụ án phù hợp và trường hợp thực sự thấy cần thiết để nâng cao hiệu quả tuyên truyên, giáo dục ý thức pháp luật. Thực tế, chương trình “Tòa tuyên án” phát sóng trên kênh VTV3 và VTV6 là một kênh tuyên truyền rất có tác dụng và ngànhTòa án cần có sự phối kết hợp để XXLĐ đạt được hiệu quả ở cao hơn, gắn những tình huống xét xử thực tế vào chương này. 518 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):516-525 Theo nguyên tắc, sau khi tuyên án, tuỳ từng trường hợp cụ thể chủ toạ phiên toà hoặc thành viên trong Hội đồng xét xử có thể giải thích cho bị cáo, những người tham gia tố tụng rõ hơn về quyền kháng cáo, quyền xin ân giảm án tử hình (nếu bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình). Nếu bị cáo được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ thì Toà án cũng cần giải thích cho bị cáo biết rõ về vấn đề này, quy định trong Bộ luật Hình sự (2015) tại khoản 4 và khoản 5 Điều 65 về án treo hoặc tại khoản 2Điều 36 về cải tại không giam giữ... Đây cũng là việc cần làm nhất là đối với vụ án xét xử lưu động. Việc giải thích cho bị cáo đồng thời cũng là việc giải thích, hướng dẫn, giáo dục pháp luật cho những người tham dự phiên toà. Trường hợp phải bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên toà thì chủ toạ phiên toà phải công bố và cho thi hành ngay các quyết định này6. Xét xử lưu động - nhìn từ góc độ Xã hội học, góc độ Nhân văn Việcmởphiên tòa lưu động tạo rất nhiều áp lực cho cả bị cáo lẫn Hội đồng xét xử, viện kiểm sát và lực lượng công an. Đối với bị cáo, ngoài việc phải nhận bản án tù, họ còn phải chịu bản án đến từ công luận, người xưa từng có câu: “trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, người phạm tội phải chịu sự trừng trị của pháp luật và người thân trong gia đình họ cũng vô tình phải gánh chịu những hệ lụy tác động nhất định. Đối với các bị cáo khi bị đưa ra xử tại các phiên tòa lưu động, khác hẳn với thái độ hùng hổ, côn đồ khi gây án, tại phiên toà sơ thẩm, các bị cáo luôn cúi đầu trước vành móng ngựa và thừa nhận hành vi của mình là sai trái. Cách không xa vành móng ngựa, là những người cha, người mẹ thân nhân của các bị cáo với ánh nhìn chất chứa sự buồn rầu, đau đớn. Còn người dân đến chứng kiến phiên toà có nhiều ý kiến cho rằng: “ háp luật phải trừng trị nghiêm minh những đối tượng coi thường pháp luật, coi thường sinh mạng người khác”1.Luật pháp phải bình đẳng, xử đúng người, đúng tội, không thể chỉ vì bị chi phối bởi những thời điểm xảy ra vụ án hay nhu cầu giáo dục răn đe của địa phương. Các phiên tòa tổ chức xét xử tại trụ sở Tòa án là hình thức truyền thống, trong khi hình thức XXLĐ lại tiến hành ở những nơi công cộng, ở những nơi đặc thù như: trường học haymột bãi đất trống nào đó... chính điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới không khí tôn nghiêm của không gian xử án, thậm chí làm giảm đi sự nghiêm minh của pháp luật do tác động của ngoại cảnh (thời tiết thất thường, trật tự của đámđông tham dự phiên tòa, thành phần đối tượng tham dự phiên tòa). Có thể liên hệ thực tiễn với phiên tòa xét xử vụ án thảm sát ở Bình Phước (2016), xử ngay tại bãi đất trống nhưng thời lượng phiên tòa kéo dài đến tận 20 giờ tối cùng ngày, chủ tọa khi tuyên án phải đọc bản án dưới ánh đèn để bàn do thiếu ánh sáng, rồi phía dưới vành móng ngựa mặt bị cáo liên tục có những ánh đèn lóe lên do phóng viên ghi hình. Thực tế khi XXLĐ, đôi khi Tòa án chỉ mới quan tâm đến mục đích răn đe, cảnh báo chung mà chưa quan tâm đến danh dự, uy tín của bị cáo và thân nhân gia đình họ. Xét xử là hoạt động của Tòa án và việc xét xử luôn phải tuân theo thủ tục, quy trình và nguyên tắc theo luật định. Song, việc XXLĐ cũng đặt ra nhiều băn khoăn, khi mà trước cộng đồng người bị buộc tội (bị cáo) khó có thể được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của một con người. Ngoài ra, việc XXLĐ cũng không công bằng đối với người bị hại, có những trường hợp người bị hại khôngmuốn chuyện của họ hay trong gia đình phô bày giữa đám đông, nhất là lại ở nơi cư trú của họ. Nhìn từ góc độ lợi ích chung, XXLĐ là biện pháp để trực tiếp truyền tải các quy định của pháp luật hình sự đến với nhân dân và răn đe giáo dục chung. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy XXLĐ đôi khi còn làm khuấy thêm nỗi đau, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa gia đình, họ hàng bị cáo và người bị hại, làmmất niềm tin của người dân về tính tôn nghiêm của công đường, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, nếu xử tại “công đường” Hội đồng xét xử có các điều kiện đảm bảo cho tính uy nghiêm của người điều khiển phiên tòa, thì ngược lại các phiên tòa XXLĐ cơ sở vật chất lại khá tạm bợ. Khi những người tham dự phiên tòa đồng ý với quan điểm xét hỏi của tòa thì vỗ tay, còn không thì phản đối và la ó gây mất trật tự điều này ảnh hưởng lớn đến sự tôn nghiêm và an ninh của phiên tòa. Dưới góc độ xã hội học, rất cần lưu tâmđến việc thông tin của cơ quan truyền thông về các phiên tòa XXLĐ, tuy cùng mục đích với Tòa án trong việc đưa vụ án ra XXLĐ, nhưng nếu không thực hiện một cách khéo léo và có suy nghĩ, nhìn nhậnmột cách thấu đáo và kỹ lưỡng, thì các cơ quan truyền thông sẽ phát tán thông tin không tốt gây hoangmang, bức xúc trong dư luận, sẽ vượt xa rất nhiều so với phạm vi địa phương xử lưu động. Ngoài ra, khi tiến hành XXLĐ người của cơ quan truyền thông nếu thiếu khả năng đánh giá khách quan thì dễ dẫn đến tác hại hai chiều cho cả dư luận và người bị buộc tội. Xét xử lưu động - nhìn từ góc độ Nhân quyền Trong các phiên tòa lưu động, việc đưa bị cáo ra xét xử trước hàng trăm, hàng nghìn người dân nếu xét từ 519 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):516-525 khía cạnh phẩm giá con người và vấn đề nhân quyền có thể sẽ không được đảm bảo, bởi một người chỉ bị coi là có tội, bị mất một số quyền công dân khi có phán quyết kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nguyên tắc này được quy định rõ tại Bộ luật Tố tụng hình sự (2015), tại Điều 8 quy định rõ: “Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết” và cũng tại Điều 11 của Bộ luật này quy định:“Công dân có quyền được bảo hộ về danh sự, nhân phẩm mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm đều bị xử lý theo pháp luật”5. Như vậy, tính đến thời điểm sau khi tuyên án sơ thẩm thì bị cáo vẫn được xem là chưa có tội, do đó các quyền công dân của bị cáo phải được tôn trọng và đảm bảo, trong đó có quyền được tôn trọng về danh dự và nhân phẩm. Thực tế, khi xét xử lưu động, đôi khi Tòa án chỉ mới quan tâm đến mục đích răn đe, cảnh báo chung mà chưa quan tâm đến danh dự, uy tín của bị cáo và thân nhân gia đình họ. Từ thực tiễn tổ chức các phiên tòaXXLĐ có thể khẳng định, không bị cáo và thân nhân của bị cáo nào mong muốn bị đưa ra xét xử tại nơi cư trú, nơi làm việc của mình. Việc bị đưa đi XXLĐ, ngoài phải chịu hình phạt theo luật định, thì họ còn phải chịu sức ép nặng nề về mặt tinh thần trước cộng đồng, dư luận xã hội - đó là sự miệt thị, sự lên án gay gắt và hắt hủi, chính vấn đề này vô hình chung tạo ra rào cản lớn khiến cho con đường hoàn lương, khả năng tái hòa nhập cộng đồng của họ sau này trở nên khó khăn và đi vào bế tắc. Chưa bàn đến những vụ án oan, mà chỉ trong những vụ án xét xử đúng người đúng tội thì việc bị cáo phạm tội cũng có thể do tâm lý và tính cách nóng nảy, bồng bột, thiếu hiểu biết, thiếu thận trọng. Trong trường hợp này, nếu bị đưa ra XXLĐ sẽ gây thêm sự ác cảm từ cộng đồng và sự mặc cảm từ bản thân bị cáo, đó là rào cản và thách thức lớn đối với bản thân bị cáo. Việc đưa bị cáo ra xét xử trước công chúng ởmột khía cạnh nhất định nào đó đã vi phạm quyền con người của bị cáo. Theo quan điểm của trung tướng TrầnVăn Độ (nguyên phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nguyên chánh án Tòa án quân sự trung ương): “Xét xử lưu động không những ảnh hưởng đến bị cáo mà còn ảnh hưởng đến gia đình bị cáo, người bị hại, trong đó có những vấn đề họ không muốn công khai rộng rãi cho mọi người cùng biết... Những người đến dự vì tò mò nhiều hơn là để hiểu các quy định của pháp luật Việc xét xử lưu động sẽ tạo áp lực không đáng có cho hội đồng xét xử” 2 . Điều đáng chú ý là, đối với bị cáo khi bị đưa ra XXLĐ, đồng nghĩa với việc chưa được tòa tuyên án là “có tội” thì bị cáo cùng lúc phải chịu tới 2 bản án, một bản án trừng phạt theo pháp luật và một bản án chính là áp lực, tai tiếng từ dư luận xã hội mà bị cáo và thân nhân gia đình phải hứng chịu, đây là một hệ lụy nặng nề, ở một khía cạnh nào đó có thể xem là thiếu công bằng pháp luật. Hiện nayThông tư liên tịch số 01/2011 của Viện kiểm sát nhândân tối cao, Tòa ánnhândân tối cao, BộCông an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, quy định: “Tòa án có thể quyết định xét xử kín vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra để tạo thuận lợi cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng của họ. Không XXLĐ vụ án do người chưa thành niên gây ra, trừ trường hợp cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm” 9 . Vì vậy, hiện nay nhiều trường hợp Tòa án lấy lý do cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm ở địa phương để đưa người chưa thànhniên raXXLĐ. Điều này dễ gây tác dụng ngược, khiến cho trẻ có tâm lý tiêu cực, mặc cảm, tự ti, mất phương hướng, rơi vào bế tắc, mất niềm tin vào sự khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước; thậm chí khiến trẻ trở nên liều lĩnh hơn, khó cảm hóa và khó giáo dục hơn. Từ những nội dung mới quy định trong một số văn bản pháp luật hiện hành (Luật Trẻ em năm 2016, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015), cùng với sự ra đời của Tòa Gia đình và người chưa thành niên, thì việc thay thế quy định trongThông tư liên tịch số 01/2011 như đã nêu trên theo hướng “Không XXLĐ vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi”, là việc làm cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn. Hiến pháp (2013) ghi nhận mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, Bộ luật Tố tụng hình sự (2015) cũng ghi nhận quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, việc tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người được ưu tiên hàng đầu, dù đang là người bị buộc tội. Mục đích của hình phạt bao gồm cả trừng trị, răn đe và cả cải tạo giáo dục, cảmhóa người phạm tội giúp họ trở thành người có ích cho xã hội 10. Tuy nhiên, việc đưa các vụ án ra xử lưu động sẽ khiến cho việc tái hòa nhập cộng đồng của người từng lầm lỡ gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi sự kỳ thị của cộng đồng xã hội. NHỮNGHẠN CHẾ BẤT CẬP NẢY SINH TỪ VIỆC XÉT XỬ LƯUĐỘNGỞ VIỆT NAMDƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT 520 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):516-525 Hạnchếbất cậpdo chưacó tiêu chí cụ thể cho một phiên tòa lưu động Hiện nay việc đưa một vụ án ra XXLĐ do chính Tòa án xét xử vụ án đó quyết định, chứ chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về tiêu chí để đưa vụ án ra XXLĐ. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân Tối cao về công tác xét xử của Tòa án năm 2018, trung bình hàng năm các Tòa án địa phương đã tổ chức khoảng trên 9.000 phiên tòa XXLĐ. Tuy nhiên, Tòa án ởmỗi địa phương lại tự đưa ra chỉ tiêu cho hoạt động XXLĐ khác nhau và thường dựa trên các tiêu chí chung chung như: vụ án hình sự liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội mà gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận hoặc xâm phạm kinh tế và trật tự an toàn xã hội đã cản trở việc thực hiện chính sách củaĐảng vàNhà nước, hoặc gây ảnh hưởng chính trị mà dư luận xã hội đòi hỏi phải đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngăn chặn tội phạm phát triển, góp phần giải quyết tình trạng tiêu cực nhất định trong xã hội11. Ngoài ra, khi xác định các vụ án đưa ra XXLĐ còn căn cứ vào nhiệm vụ chính trị chung của cả nước, của địa phương; căn cứ vào khả năng thực tế trong việc giải quyết các vụ án hình sự của ba ngành công an - viện kiểm sát - Tòa án. Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về tiêu chí đưa vụ án ra XXLĐ nên các phiên tòa lưu động đã nhanh chóng bộc lộ một số hạn chế như: đôi khi Tòa án chỉ mới quan tâm đến việc răn đe, giáo dục pháp luật chung mà chưa quan tâm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bị cáo và thân nhân gia đình họ, chưa quan tâm đến việc giáo dục họ sống tốt hơn sau khi chấp hành hình phạt trở lại với cộng đồng, việc tổ chức phiên tòa XXLĐ thường tốn kém về kinh phí của Nhà nước, bản án được ban hành bởi những phiên tòa lưu động thể hiện sự nghiêm minh hơn; cũng cómột số trường hợp phía Tòa án chọn lựa những án hình sự có tình tiết đơn giản, bị cáo thành khẩn khai báo, ít đương sự triệu tập tham gia phiên toà để đưa ra XXLĐ. Hiện nay, chỉ tiêu của ngành Tòa án bắt buộc hàng năm tỷ lệ phần trăm vụ án phải đưa ra xử lưu động11, điều này dẫn tới sự chủ quan, mục đích giáo dục tuyên truyền có thể đi ngược lại tác dụng, làmnảy sinh thêm những bất cập như: Một số bất cập trong thủ tục tố tụng: Trong một số phiên tòa XXLĐ ý kiến của luật sư bào chữa thường hay bị bác bỏ. Bên cạnh đó, có những phiên tòa vắng nhân chứng hoặc những người liên quan... nhưng tòa vẫn xử, vì phiên tòa đã được chuẩn bị và tổ chức theo kế hoạch đề ra, điều này ảnh hưởng khá lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo và những người liên quan khác. Tốn kém chi phí: Khi xét xử lưu động phải điều động rất nhiều lực lượng an ninh, bảo vệ, âm thanh, ánh sáng để đảm bảo cho công tác xét xử diễn ra thuận lợi. Địa điểmdiễn ra phiên tòa chưa thật sự phù hợp: Nhiều địa điểm xét xử lưu động tạm bợ không đảm bảo tính nghiêm minh , cụ thể như phiên tòa ở Bình Phước (2016) vừa qua là một minh chứng sống động nhất cho vấn đề này. Vụ án đưa ra xét xử lưu động không có tính thời sự: Nhiều vụ án đưa raXXLĐngười dân không quan tâm, như một số tội: trộm cắp, đánh bạc... Trong khi vấn đề tham nhũng là một vấn đề nóng được dư luận rất quan tâm và bức xúc, nhưng lâu nay vẫn chưa hề thấy vụ án thamnhũngnàođược đưa raXXLĐ, điều này đã tạo nên một sự phân biệt, sự nghi ngờ của người dân về tính hợp lý của những phiên tòa lưu động được lựa chọn và tổ chức. Đối tượng đưa ra xử lưu động chưa hợp lý: Nhiều trường hợp người chưa thành niên vẫn bị đưa ra xử lưu động, tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư liên tịch 01/2011 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động,Thương binh vàXã hội quy định: “đối với những tội xâm phạm tình dục bị hại là trẻ em cần thiết phải xử kín để đảm bảo danh dự nhân phẩm người bị hại”9. Như vậy, từ thực tiễn về các phiên tòa XXLĐ được phân tích trên có thể thấy, hiện nay các phiên tòa XXLĐ ở Việt Nam còn chưa có một bộ tiêu chí cụ thể để định hướng và tổ chức, dẫn tới nhiều hạn chế bất cập, thậm chí làm phát sinh những tác động tiêu cực sau khi xét xử. Công tác cải cách tư pháp ở nước ta cũng cần hướng tới việc bổ sung các quy định về tổ chức phiên tòa XXLĐ. Hạn chếbất cập từ công tác tổ chứcphiên tòa lưu động Trên thực tế cho thấy, không ít phiên tòa XXLĐ do chuẩn bị không tốt nên mục đích tuyên truyền pháp luật, giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung không đạt được. Thậm chí, điều này còn gây ảnh hưởng không tốt đến ý thức pháp luật của nhân dân tại nơi xét xử. Có phiên tòa, những người tham dự gây mất trật tự, làm mất đi tính uy nghiêm của việc nhân danh Nhà nước để xét xử. Trong chừng mực nào đấy, XXLĐ là định kiến, suy đoán có tội, mâu thuẫn với Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự. Hạn chế rõ nét nhất từ thực tiễn công tác tổ chức phiên tòa XXLĐ vụ án Nguyễn Hải Dương và đồng phạm về tội giết 6 người và cướp tài sản ở Bình Phước năm20168, ước tính có đến 4.000 người dân thamdự. Cơ quan chức năng đã phải điều động hơn 300 cán bộ 521 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):516-525 chiến sĩ gồm nhiều lực lượng như: cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông để bảo vệ và giữ gìn trật tự cho phiên tòa, ngay trước đó vài ngày diễn ra phiên tòa thì cơ quan chức năng đã phải huy động hàng chục lượt người tổ chức khảo sát, dọn dẹp và che rạp ở khu đất trống; lực lượng an ninh cũng đã tổ chức rà bom,mìn; lên phương án bảo vệ phiên tòa. Ngay từ sáng sớm ngày diễn ra phiên tòa XXLĐ, lực lượng chức năng đã phải liên tục phát đi những cảnh báo để người dân đề phòng móc túi, mất cắp tài sản do có nhiều kẻ xấu lợi dụng đám đông để thực hiện hành vi. Khi các bị cáo được dẫn đến, người dân bức xúc chửi mắng gây huyên náo, mất trật tự. Phiên tòa diễn ra trong thời tiết nắng gay gắt và cát bụi mùmịt, kéo dài đến tận 20 giờ tối cùng ngày, không gian phiên tòa lúc này đã tối om, do không có đèn chiếu sáng nên người dân đứng trong bóng tối nghe tòa tuyên án. Hạn chế bất cập về không gian, thời gian khi tổ chức phiên tòa lưu động Về không gian, việc tổ chức xét xử giữa trời nắng chang chang, giữa bãi đất trống, bụi bặm thì tính uy nghiêm phiên tòa không cao, gây ra tâm lý ảnh hưởng đến nhân dân, bị can; trẻ em dưới 16 tuổi không được vào nhưng phiên tòa lưu động trẻ em lại vào rất đông do không gian rộng khó quản lý, kiểm soát. Việc tổ chức các phiên tòa lưu động rất vất vả và tốn kém, nhất là ở những địa phương còn khó khăn về giao thông đi lại, ví dụ như ở tỉnh Hòa Bình, tòa cấp huyện không có ô tô nên các phiên tòa lưu động phải thuê xe máy chở vành móng ngựa, rồi lại thuê xe đưa Hội đồng xét xử lên các xã, thậm chí có nơi chỉ còn cách đi bộ cả chục cây số vào để tổ chức phiên tòa lưu động. Ngoài ra, ở một số địa phương do hạn chế về thông tin liên lạc, nên người dân không nắm được thông tin về phiên tòa sắp diễn ra. Xét xử lưu động được thực hiện ngoài trời, không phải tại không gian phòng xử án chuyên nghiệp vì vậy điều kiện về thời tiết có tác động khá lớn tới phiên tòa, có những phiên tòa được tổ chức dưới thời tiết nắng nóng, đông người tham gia, không gian xét xử trở nên ngột ngạt; có những phiên tòa lại kéo dài tới khi trời tối khiến cho quang cảnh của phiên tòa không còn giữ được không khí tôn nghiêm, ổn định từ đầu tới cuối. Hạnchếbất cậpvềkếtquảxét xử trongphiên tòa lưu động Mặt trái của hình thức XXLĐ đó là chưa thật sự thực hiện được nguyên tắc xét xử công bằng, vì thế nhiều bị cáo có tâm lý tại sao người này được xét xử trong phòng nhưng họ lại bị đưa ra xét xử bên ngoài địa phương nơi họ sinh sống, khu vực có số lượng lớn người tham gia, lại có cả người quen của họ và của gia đình họ2. Ở một khía cạnh khác, việc XXLĐ không công bằng cả đối với bị cáo cũng như thân nhân của họ, điều này cũng lý giải tại sao một số vụ án khi đưa ra XXLĐ ở một số địa phương thời gian vừa qua, người thân của các bị cáo không đến tham dự phiên tòa. Bên cạnh đó, các phiên tòa XXLĐ sẽ gây khó khăn trong việc xét hỏi, ảnh hưởng rất lớn tới kết quả phiên tòa bởi áp lực số đông có thể tác động đến quá trình luận tội. Hạn chế bất cập trong nhận thức, nhìn nhận của người dân về phiên tòa lưu động Hoạt động XXLĐ trong thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều tiêu cực, trong đó không loại trừ “tác dụng ngược” như: phương thức thủ đoạn phạm tội trong vụ án được các đối tượng khác “học tập” hay vụ án có nhiều yếu tố bạo lực, rùng rợn, liên quan đến giết người, xâmhại tình dục sẽ là không phù hợp với đối tượng người theo dõi phiên tòa XXLĐ là trẻ em. Việc xét xử tất nhiên là phải mô tả lại các hành vi phạm tội, mô tả càng cụ thể càng tốt, thậm chí có thể phải “dựng” lại hiện trường, đây là điều cực kỳ nguy hiểm bởi việc phản ánh quá chi tiết các tình tiết về tội ác thì sẽ gây nên những tâm lý khác nhau. Có thể là sự căm giận đối với tội ác nhưng cũng có thể nó sẽ là “bài học thực tế”, nhất là lớp trẻ sẽ “bắt chước” và “nhân bản” hành vi đó. Trong khi theo quy định của luật pháp, trẻ em dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được triệu tập. Nhưng thực tế cho thấy, tại những phiên tòa XXLĐ, số lượng trẻ em dưới 16 tuổi không ít. Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc xét xử tội phạm hình sự là công khai, đồng nghĩa với việc xử ngay tại trụ sở Tòa án hay địa điểm lưu động thì vẫn bảo đảm tính công khai. Vì xử công khai nên mọi công dân đều có quyền tham dự, chứng kiến toàn bộ quá trình xét xử; song cách tiếp nhận, cách hiểu và nhìn nhận vấn đề của mỗi tầng lớp nhân dân là khác nhau, nhiều người vẫn chưa hiểu hết được quy định và nguyên tắc khi tham gia một phiên tòa. Chính vì vậy, việc nói tự do, la hét, thể hiện thái độmột cách thô lỗ đối với bị cáo và gia đình bị cáo của một bộ phận người dân khi tham gia phiên tòa XXLĐ là hoàn toàn không phù hợp. Một bất cập hạn chế nữa trong nhận thức của người dân địa phương, khi tổ chức phiên tòa lưu động cần lưu ý đến đó là, không phải địa phương nào trình độ dân trí và hiểu biết của người dân cũng cao, mà có những vùng trình độ dân trí thấp nên khi tham gia các phiên tòa XXLĐ hầu như người dân thể hiện ngay 522 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):516-525 ra bên ngoài những thái độ, cảm xúc, hành vi đối với những gì vừa quan sát được, còn giá trị ẩn chứa về giáo dục pháp luật đối với họ vẫn không được thẩm thấu và lắng đọng trong nhận thức, tư tưởng của họ. Để khắc phục hạn chế này cần kết hợp nhịp nhàng biện pháp tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông phù hợp cùng với hoạt động XXLĐ nhằm tác động sâu vào nhận thức, tư tưởng của người dân. KIẾN NGHỊ VỀMẶT CHÍNH SÁCH VÀ HÀNHĐỘNG, ĐỐI VỚI VIỆC TỔ CHỨC CÁC PHIÊN TÒA XÉT XỬ LƯU ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Từ thực tiễn công tác xét xử nói chung và hoạt động xét xử từ các phiên tòa lưu động tại Việt Nam, cùng với những kết quả tích cực đạt được và những hạn chế bất cập còn gặp phải khi tổ chức các phiên tòa XXLĐ, tác giả đề xuất một số vấn đề cần chú trọng thực hiện như: Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực xét xử nói chung và trong XXLĐ các vụ án nói riêng. Thứ hai, cần có quy định cụ thể về phương thức và quy trình tổ chức phiên tòa XXLĐ, như: - Chỉ xét xử lưu động với vụ án hình sự mà nhận thức pháp luật của cộng đồng và nhận thức pháp luật của bị cáo, người bị hại trong vụ án còn hạn chế, với mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. - Chỉ XXLĐ với vụ án hình sự mà loại tội đó có xu hướng phổ biến, gia tăng do thiếu hiểu biết pháp luật của người dân. - Không XXLĐ vụ án hình sự với những địa phương còn mang nặng những thành kiến, định kiến về người phạm tội để đảm bảo quyền lợi của bị cáo khi tái hòa nhập cộng đồng. - Phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự khi tổ chức các phiên tòa XXLĐ, trong đó có các nguyên tắc công bằng, bình đẳng, nguyên tắc suy đoán vô tội. - Phải đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn thể hiện sự uy nghiêm cho cơ quan tiến hành tố tụng, sự nghiêmminh và tinh thần thượng tôn pháp luật trong phiên tòa XXLĐ. Thứ ba, để bảo đảm công bằng, hiệu quả thì những thẩm phán, hội thẩm nhân dân và kiểm sát viên được lựa chọn tham gia phiên tòa XXLĐ phải là người hội đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm chuyênmôn; có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau cũng như phối hợp tốt với chính quyền địa phương nơi tổ chức phiên tòa XXLĐ để công tác xét xử diễn ra công bằng, đúng pháp luật. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ luật sư tham gia trực tiếp vào tiến trình tố tụng. Thứ tư, về khâu tổ chức cần lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng từng vụ án, nhằm lựa chọn các vụ án phù hợp với bối cảnh địa phương, mục đích hướng tới, chứ không phải bất cứ vụ án nào cũng có thể lựa chọn để đưa ra XXLĐ. Thứ năm, nếu duy trì phiên tòa XXLĐ thì phải đảm bảo và thực hiện chặt chẽ các nguyên tắc, thủ tục tố tụng, nhằm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thứ sáu, để xác định nên hay không nên tổ chức các phiên tòa lưu động thì cần có các nghiên cứu, đánh giá từ thực tiễn, lấy ý kiến về hiệu quả của phiên tòa XXLĐ từ cán bộ và đông đảo người dân địa phương nhằm xây dựng một định hướng phù hợp cho công tác XXLĐ. Trên cơ sở đánh giá mặt được, chưa được của các phiên tòa lưu động để quyết định có nên tăng cường hay giảm bớt XXLĐ hay không. Thứ bảy, cần trao đổi và tiếp thu những kinh nghiệm của các nước phát triển về hoạt động xét xử công khai, nhằm xây dựng hệ thống xét xử phù hợp với điều kiện trong nước, hội nhập với khu vực và thế giới. KẾT LUẬN VÀ SUY NGẪMDƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT Từ thực tiễn khách quan cho thấy không chỉ riêngViệt Nam, mà hệ thống xét xử của nhiều nước trên thế giới cũng không tránh khỏi những hạn chế bất cập khi tổ chức các phiên tòa nói chung và các phiên tòa XXLĐ nói riêng, hầu nhưmỗi hình thức xét xử đều có những hạn chế bất cập nhất định, chỉ là mức độ hạn chế bất cập đó nhiều hay ít mà thôi. Hiện tại Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện cải cách tư pháp, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật cho người dân được xác định là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các phiên tòa XXLĐ xuất hiện những luồng ý kiến trái chiều của dư luận xã hội nghi ngờ về tính hiệu quả và tính nhân văn của hình thức xét xử này chưa cao, các quan điểm này cho rằng cần hạn chế và thậm chí là tiến tới bỏ hẳn các phiên tòa XXLĐ. Song, theo quan điểm riêng của tác giả thì XXLĐ xét về mục đích, bản chất và hàm ý khi tổ chức phiên tòa này không hề xấu hay tệ như mọi người vẫn nghĩ; theo tác giả cần tiếp tục duy trì hình thức này, song cần phải có sự điều chỉnh về mọi mặt, nhằm khắc phục các hạn chế bất cập trong thực tiễn triển khai. Chúng ta hãy khách quan nhìn vào những kết quả mà công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã đạt 523 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):516-525 được từ việc giáo dục trực quan (xét xử lưu động) này, những gìmắt thấy tai nghe theo tôi là những thứ khiến con người ta dễ hiểu, dễ thẩm thấu, nhận thức và rút kinh nghiệm nhanh nhất. Theo đánh giá của riêng tác giả, hiện tại các phiên tòa XXLĐmà chúng ta đang thực hiện chỉ cómột phầnhoặcmộtmặt nào đó chúng ta thực hiện chưa tốt, nguyên nhân của vấn đề này là do chúng ta chưa xây dựng được một bộ tiêu chí rõ ràng cụ thể cho hình thức xét xử này, chỉ khi có được bộ tiêu chí cụ thể cho phiên tòa XXLĐ thì nó sẽ định hướng cho hệ giá trị và vấn đề cốt lõi hướng tới của phiên tòa. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta không tổ chức nỗi một phiên tòa lưu động theo tinh thần dân chủ, tiến bộ cùng với sự công tâm, liêm chính, có trách nhiệm của những người làm công tác xét xử và bảo vệ pháp luật (thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên), thì hệ lụy xấu từ XXLĐ sẽ nảy sinh và tác động ngược trở lại lên toàn hệ thống xét xử chứ không riêng gì bị cáo phải hứng chịu. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT XXLĐ: Xét xử lưu động LĐ-TB&XH: Lao động - Thương binh và Xã hội XUNGĐỘT LỢI ÍCH Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo. ĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ Bài viết này duy nhất do hai tác giả viết, trong đó tác giả Đặng Văn Cường đóng góp phần thực tiễn, tác giả Nguyễn Văn Đồng đóng góp phần lý luận. TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Quốc hội. Luật phổ biến, Giáo dục pháp luật. Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia. 2012;. 2. ĐồngNV, KhuyênHT. Những yếu tố tác động tới phiên tòa xét xử lưu động. Tạp chí Pháp luật và Phát triển. 2017;(5-6):48–55. 3. Quốc hội. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội. NXB Tư Pháp. 2013;. 4. Quốc hội. Bộ luật Hình sự. Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia. 2015;. 5. Quốc hội. Bộ luật tố tụng Hình sự. Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia. 2015;. 6. N.Q. Lộc. Một số vấn đề cần chú ý khi tổ chức xét xử lưu động vụ án hình sự sơ thẩm. Tạp chí Tòa án Nhân dân. 2015;(8):33. 7. Đ H Giang. Xét xử lưu động hay show diễn công lý. Tạp chí Luật khoa . 2016;(9):11–19. 8. Đ V Cường. Tác động của xét xử lưu động vụ án hình sự đối với bị cáo và cộng đồng xã hội. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. 2017;299:50–55. 9. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐ-TB&XH. Thông tư liên tịch Hướng dẫn thi hành một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Hà Nội. NXB Tư pháp. 2011;. 10. Đồng NV, Khuyên HT. Hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam . 2017;(115):62–70. 11. Tòa án nhân dân Tối cao. Báo cáo về công tác xét xử của Tòa án. Báo cáo công tác trước Quốc hội ngày 23/11/2018; Hà Nội. 2018;. 524 Science & Technology Development Journal – Economics - Law andManagement, 4(1):516-525 Open Access Full Text Article Review Legal Lawyer Office, Hanoi Correspondence Nguyen Van Dong, Legal Lawyer Office, Hanoi Email: nguyendong.sw@gmail.com History  Received: 27/08/2019  Accepted: 12/11/2019  Published: 30/3/2020 DOI : 10.32508/stdjelm.v4i1.599 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Public trials in Viet Nam: perspective in the sociology of law Dang Van Cuong, Nguyen Van Dong* Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT The increase, decrease, or even suspension of public trials is a controversial issue and has captured special attention from lawmakers and social activists. This is also an issue that needs addressing in the process of judicial reform in Vietnam. Although public trails are considered as an effective tool for educating and disseminating legal knowledge to the public, they havemany shortcomings and disadvantages that need to be remedied. It can be understood that public trial or open trial is a trial open to the public at a location out of a court, from the perspective of crime prevention for a long time, we consider this as a measure to contribute to limit the causes of the crime through influencing thewill of objectives, first of all, the prosecuted. This paper focuses on reviewing and an- alyzing the practice of public trails in Vietnam and their impact on the family of the prosecuted and the society, and this paper is mainly analyzed in the perspective of law sociology, as well, thereby proposing some solutions for the policies and conduct of public trials in Vietnam. Key words: Judicial reform, public trails, open trials, sociology of law Cite this article : Van Cuong D, Van Dong N. Public trials in Viet Nam: perspective in the sociology of law. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. LawManag.; 4(1):516-525. 525

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_tien_xet_xu_luu_dong_tai_viet_nam_duoi_goc_nhin_xa_hoi.pdf
Tài liệu liên quan