Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ của nam vận động viên Pencak Silat bộ công an
Tổng số HLV làm công tác huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2017 là 02 HLV nam, đảm bảo tốt cho các hoạt động chuyên môn. Về trình độ chuyên môn: 100% HLV có thâm niên huấn luyện trên 5 năm, đồng thời các HLV đều xuất thân là VĐV với 100% có trình độ kiện tướng. Như vậy, đội ngũ HLV đã đảm bảo được tiêu chuẩn chuyên môn và kinh nghiệm công tác. Về bằng cấp: Các HLV đều có trình độ đại học, trong đó có 1 HLV có trình độ trên đại học và 1 HLV đang học tập nâng cao trình độ lên ThS. Các HLV đều có trình độ ngoại ngữ B. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình huấn luyện đạt được hiệu quả cao nhất
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ của nam vận động viên Pencak Silat bộ công an, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52
THÖÏC TRAÏNG CAÙC YEÁU TOÁ AÛNH HÖÔÛNG
TÔÙI COÂNG TAÙC HUAÁN LUYEÄN SÖÙC MAÏNH TOÁC ÑOÄ
CUÛA NAM VAÄN ÑOÄNG VIEÂN PENCAK SILAT BOÄ COÂNG AN
Tóm tắt:
Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam
VĐV Pencak Silat Bộ Công an thông qua phân tích thực trạng phân chia thời gian, tỷ lệ các thành
phần huấn luyện và phân bổ thời gian huấn luyện các tố chất thể lực trong kế hoạch huấn luyện
năm; Thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương pháp và phương tiện huấn luyện kết
quả cho thấy, ngoại trừ phương tiện huấn luyện chuyên môn là các bài tập phát triển SMTĐ còn
một số hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng còn lại đảm bảo tương đối tốt cho công tác huấn SMTĐ của
nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an đạt hiệu quả cao nhất.
Từ khóa: Thực trạng, sức mạnh tốc độ, nam VĐV, Pencak Silat, Bộ Công an.
Situation of factors affecting the speed length training for male Pencak Silat athletes
in the Ministry of Public Security
Summary:
The topic has assessed the situation of the factors affecting the speed strength training for male
Pencak Silat athletes in the Ministry of Public Security through analyzing the situation of time
distribution, the rate of training components, the allocation of training time, the actual situation of
facilities, teachers, methods and training facilities. The result has shown that excepting limitation in
specialized training facilities, the other factors are good enough to ensure high-efficient the speed
strength training for male Pencak Silat athletes in the Ministry of Public Security.
Keywords: Situation, speed strength, male athletes, Pencak Silat, Ministry of Public Security.
Nguyễn Xuân Hải*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Là một trong những môn thế mạnh của thể
thao Việt Nam, Pencak Silat đã phát triển rộng
rãi trên khắp phạm vi cả nước. Các tỉnh, thành,
ngành nói chung và Bộ Công an nói riêng đã
hình thành hệ thống đào tạo VĐV từ giai đoạn
huấn luyện sơ bộ, chuyên môn hóa ban đầu,
chuyên môn hóa sâu đến giai đoạn hoàn thiện
thể thao... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh
mà VĐV Pencak Silat Bộ Công an đã đạt được
như kỹ, chiến thuật còn một nhược điểm lớn
phải khắc phục đó là: Trình độ thể lực còn hạn
chế, đặc biệt là sức mạnh tốc độ (SMTĐ), là tố
chất thể lực rất quan trọng với môn thể thao thi
đấu đối kháng cá nhân trực tiếp như Pencak
Silat. Do vậy, việc kiểm tra đánh giá các phương
tiện, phương pháp huấn luyện là công việc
thường xuyên và định kỳ của huấn luyện viên,
kết quả kiểm tra là cơ sở khoa học cho việc điều
chỉnh và điều kiển nhiệm vụ, kế hoạch huấn
luyện, giúp nâng cao trình độ thể lực, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện.
Hiệu quả công tác huấn luyện SMTĐ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Để có căn cứ điều khiển
quá trình huấn luyện thể lực nói chung và phát
triển SMTĐ nói riêng cho nam VĐV Pencak
Silat Bộ Công an đạt hiệu quả cao nhất, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng các yếu
tố ảnh hưởng tới công tác huấn luyện SMTĐ
cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an”.
*ThS, Trung tâm HL&TĐ Thể thao Công an Nhân dân; Email: nguyenxuanhai@gmail.com
BµI B¸O KHOA HäC
53
- Sè 3/2020
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;
Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp
phỏng vấn; phương pháp toán học thống kê.
Khảo sát được tiến hành tại Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu thể thao Bộ Công an, thời điểm
tháng 3 - 5/2017.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng phân bổ thời gian huấn
luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động
viên Pencak Silat Bộ Công an
Để đánh giá thực trạng công tác huấn luyện
SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an,
trước tiên chúng tôi tiến hành khảo sát thực
trạng phân bổ thời gian cho các thời kỳ trong kế
hoạch huấn luyện thông qua phân tích Kế hoạch
huấn luyện năm và phỏng vấn trực tiếp các
chuyên gia và HLV. Kết quả được trình bày tại
bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy:
Kế hoạch huấn luyện năm được xây dựng
trong 49 tuần huấn luyện, với tổng số 1230 giờ
(mỗi tuần 25 giờ, tương đương mỗi ngày 2 buổi
Bảng 1. Phân chia thời gian các thời kỳ trong kế hoạch huấn luyện
nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an năm 2017
Thời kỳ/t. gian
Nội dung
Chuẩn bị
1
Chuyên
môn 1
Thi đấu
1
Chuyên
môn 2 Thi đấu 2 Quá độ Tổng
Số tuần thực tế 14 5 8 9 4 9 49
Tổng số giờ trong tuần 25 25 25 25 25 25 25
Tổng giờ/tổng số tuần 350 125 205 225 100 225 1.230
Chia theo ngày tháng 01/01 đến30/4/15
01/5 đến
31/5/15
01/6 đến
31/7/15
01/8 đến
30/9/15
01/10 đến
30/10/15
01/11 đến
31/12/15
tập, mỗi buổi 2 tiếng, trừ Chủ nhật). Kế hoạch
được xây dựng dành cho VĐV chuyên nghiệp,
thời gian tập luyện chiếm phần lớn thời gian
trong ngày.
Chương trình huấn luyện được xây dựng
khoa học, chia thành từng giai đoạn huấn luyện
cụ thể tương ứng với 2 giải đấu trọng tâm trong
năm (diễn ra vào tháng 7 và tháng 10). Theo
đánh giá của các chuyên gia và HLV, việc phân
chia kế hoạch huấn luyện hoàn toàn phù hợp và
đảm bảo VĐV có thể đạt thành tích tốt nhất.
Song song với việc khảo sát phân bổ thời
gian cho các thời kỳ huấn luyện, chúng tôi tiến
hành khảo sát phân chia tỷ lệ các thành phần
huấn luyện. Kết quả được trình bày cụ thể tại
bảng 2.
Bảng 2. Bảng phân chia tỷ lệ % các thành phần huấn luyện theo kế hoạch huấn luyện
nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2017
Thời gian Thời kỳ Thể lực (%) Kỹ thuật (%) Chiến thuật (%) Tâm lý (%)
Tuần 1 – 13 Chuẩn bị 1 45.00 40.00 10.00 5.00
Tuần 14 - 22 Chuyên môn 1 40.00 35.00 15.00 10.00
Tuần 23 – 30 Thi đấu 1 25.00 30.00 30.00 15.00
Tuần 31 – 35 Chuyên môn 2 40.00 40.00 15.00 5.00
Tuần 36 – 41 Thi đấu 2 20.00 30.00 30.00 20.00
Tuần 42 – 49 Quá độ 40.00 45.00 10.00 5.00
54
Qua bảng 2 cho thấy: Tỷ lệ thời gian huấn
luyện các yếu tố thành phần của trình độ tập
luyện thay đổi theo mỗi giai đoạn huấn luyện.
Ờ thời kỳ chuẩn bị, tỷ lệ thời gian huấn luyện
thể lực và kỹ thuật là nhiều nhất. Ở thời kỳ
chuyên môn 1, thời gian huấn luyện kỹ thuật,
chiến thuật và tâm lý có tăng nhưng tỷ lệ thời
gian huấn luyện cao nhất vẫn là kỹ thuật và thể
lực. Ở thời kỳ thi đấu 1, tỷ lệ thời gian huấn
luyện thể lực giảm hẳn (từ 40% xuống còn
25%), trong khi thời gian huấn luyện chiến thuật
tăng cao (đạt 30%), thời gian huấn luyện tâm lý
cũng đạt 15%; ở thời kỳ này, tỷ lệ thời gian huấn
luyện kỹ thuật và chiến thuật đạt cao nhất (60%
tổng thời gian). Thời kỳ chuyên môn 2, tỷ lệ thời
gian huấn luyện chiến thuật và tâm lý lại giảm
mạnh, thời gian huấn luyện cao nhất dành huấn
luyện thể lực và kỹ thuật. Ở thời kỳ thi đấu 2,
tương tự như thời kỳ thi đấu 1, thời gian huấn
luyện kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý tăng trong
khi thời gian huấn luyện thể lực giảm xuống còn
20%. Thời kỳ quá độ, thời gian chủ yếu được
dành cho huấn luyện kỹ thuật, thể lực, thời gian
huấn luyện chiến thuật và tâm lý giảm mạnh.
Theo đánh giá của các chuyên gia và HLV, việc
phân bổ tỷ lệ thời gian trong kế hoạch huấn
luyện là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và thực
tiễn huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ
Công an.
Kết quả khảo sát chi tiết phân bổ thời gian
huấn luyện sức mạnh tốc độ trong kế hoạch
huấn luyện thể lực cho VĐV được trình bày tại
bảng 3.
Bảng 3. Phân bổ thời gian huấn luyện các tố chất thể lực theo kế hoạch huấn luyện
nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2017
TT Nội dung Thời gian (giờ) Tỷ lệ %
1 Sức mạnh 196 43.95
2 Sức nhanh 80 17.94
3 Sức bền 89 19.96
4 Khả năng phối hợp động tác 45 10.09
5 Mềm dẻo 36 8.07
Tổng 446 100.00
6
Huấn luyện sức mạnh
Sức mạnh tốc độ 127 64.80
7 Sức mạnh bền 44 22.45
8 Sức mạnh tối đa 25 12.76
Tổng 196 100.00
Qua bảng 3 cho thấy: Trong huấn luyện thể
lực cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an,
việc huấn luyện sức mạnh được bố trí với tổng
thời gian cao nhất, sau đó tới sức bền và sức
nhanh, các tố chất thể lực khác chiếm tỷ lệ thời
gian ít hơn. Trong 196 giờ huấn luyện sức mạnh
có tới 127 giờ huấn luyện SMTĐ (chiếm
64.80%). Theo đánh giá của các chuyên gia và
HLV Pencak Silat, việc phân bổ thời gian huấn
luyện SMTĐ như vậy là hợp lý do tầm quan
trọng của tố chất SMTĐ với thành tích thi đấu
môn Pencak Silat.
2. Thực trạng cơ sơ vật chất phục vụ huấn
luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an
Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất phục vụ
huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an
thông qua quan sát sư phạm và phỏng vấn trực
tiếp các HLV tại Trung tâm HL&TĐ thể thao Bộ
Công an. Kết quả được trình bày tại bảng 4.
Qua bảng 4 cho thấy:
Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ huấn luyện
nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an là tương
đối đầy đủ, chất lượng phần lớn ở mức độ tốt
(Chỉ có giày tập thể lực và quần áo tập thể lực
ở mức độ trung bình). Mức độ đáp ứng của các
trang thiết bị phục vụ tập luyện theo đánh giá
của các HLV đa số ở mức từ 80-100%. Theo
BµI B¸O KHOA HäC
55
- Sè 3/2020
Bảng 4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện
nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an
TT Cơ sở vật chất
Năm 2017 Mức độ
đáp ứng
(%)Số lượng Tốt Trung bình Kém
1 Địa điểm tập luyện trong nhà 1 1 0 0 100
2 Thảm tập 100m2 3 3 0 0 100
3 Võ phục tập luyện (bộ/năm) 2 2 0 0 100
4 Võ phục thi đấu (bộ/năm) 1 1 0 0 100
5 Giày tập thể lực (đôi) 1 0 1 0 60.00
6 Quần áo tập thể lực (bộ) 1 0 1 0 60.00
7 Giáp (cái) 20 10 10 0 90.00
8 Bao đá (cái) 5 5 0 0 100
9 Lăm pơ chữ nhật trung (cái) 25 15 8 2 90.00
10 Lăm pơ vợt (cái) 35 25 10 0 90.00
11 Bảo hiểm ống đồng (đôi) 23 18 5 0 90.00
12 Bảo hiểm tay (đôi) 23 16 5 2 70.00
13 Bảo hiểm gối (đôi) 25 20 5 0 70.00
14 Bảo hiểm cổ chân (đôi) 26 18 6 2 70.00
15 Cuki (cái) 25 20 5 0 100
16 Dây nhảy (cái) 30 20 5 5 100
17 Dây chun (cái) 26 20 6 0 80.00
đánh giá của các cán bộ quản lý TDTT và kết
quả của các công trình nghiên cứu có liên quan,
cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện VĐV
Pencak Silat Bộ Công an hiện nay đảm bảo
được yêu cầu.
3. Thực trạng đội ngũ HLV huấn luyện
nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an
Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ HLV
huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an
được trình bày tại bảng 5.
Bảng 5. Thực trạng đội ngũ HLV huấn luyện
nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an (năm 2017)
TT Giớitính
Kết quả thông kê
Tổng
số
Tổng
số
VĐV
Tỷ lệ
VĐV
/
HLV
Thâm niên
bình quân
Trình độ chuyên
môn Đẳng cấp VĐV Ngoại ngữ
> 5
năm
< 5
năm
Trên
ĐH ĐH
Dưới
ĐH KT Cấp I Khác A B C
1 Nam 2 20
10/1
2 0 1 1 0 2 0 0 0 2 0
2 Nữ 0 - - - - - - - - - - - -
Tổng 2 20 2 0 1 1 0 2 0 0 0 2 0
56
Qua bảng 5 cho thấy:
Tổng số HLV làm công tác huấn luyện nam
VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2017 là 02
HLV nam, đảm bảo tốt cho các hoạt động
chuyên môn.
Về trình độ chuyên môn: 100% HLV có thâm
niên huấn luyện trên 5 năm, đồng thời các HLV
đều xuất thân là VĐV với 100% có trình độ kiện
tướng. Như vậy, đội ngũ HLV đã đảm bảo được
tiêu chuẩn chuyên môn và kinh nghiệm công tác.
Về bằng cấp: Các
HLV đều có trình độ
đại học, trong đó có
1 HLV có trình độ
trên đại học và 1
HLV đang học tập
nâng cao trình độ
lên ThS. Các HLV
đều có trình độ
ngoại ngữ B. Đây là
điều kiện thuận lợi
để tiếp cận và ứng
dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến vào
quá trình huấn luyện
đạt được hiệu quả
cao nhất.
4. Thực trạng
sử dụng các
phương pháp và phương tiện huấn luyện
SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công
an
Đánh giá thực trạng sử dụng các phương
pháp huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak
Silat Bộ Công an thông qua phân tích 45 giáo
án huấn luyện, trong đó có 15 giáo án giai đoạn
chuẩn bị chung, 15 giáo án giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn và 15 giáo án giai đoạn thi đấu. Kết
quả được trình bày tại bảng 6.
Bảng 6. Thực trạng sử dụng các phương pháp huấn luyện SMTĐ
cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an (n=45)
TT Phương pháp
Thường
xuyên Ít sử dụng
Không sử
dụng
mi % mi % mi %
1 Phương pháp tập luyện ổn định liên lục 11 24.44 9 20 25 55.56
2 Phương pháp tập luyện ổn định ngắt quãng 21 46.67 18 40 6 13.33
3 Phương pháp tập luyện biến đổi liên tục 23 51.11 15 33.33 7 15.56
4 Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng 15 33.33 11 24.44 19 42.22
5 Phương pháp tập luyện vòng tròn 8 17.78 11 24.44 26 57.78
6 Phương pháp trò chơi 8 17.78 15 33.33 22 48.89
7 Phương pháp thi đấu 16 35.56 12 26.67 17 37.78
Huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên giúp nâng cao
trình độ thể lực góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện
BµI B¸O KHOA HäC
57
- Sè 3/2020
Bảng 7. Thực trạng sử dụng phương tiện huấn luyện SMTĐ
cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an (n=45)
Phương tiện
Mức độ sử dụng Mức độ đáp ứng
Thường
xuyên
Trung
bình
Ít sử
dụng
Không
sử dụng
Đáp ứng
tốt
Bình
thường
Chưa
đáp ứng
mi % mi % mi % mi % mi % mi % mi %
Các điều kiện tự
nhiên, môi trường 11 24.44 9 20 25 55.56 0 0 40 88.89 5 11.11 0 0
Bài tập thể lực 28 62.22 13 28.89 4 8.89 0 0 15 33.33 18 40 12 26.67
Các bài tập khởi
động 32 71.11 13 28.89 0 0 0 0 35 77.78 10 22.22 0 0
Các bài tập kỹ thuật 23 51.11 18 40 4 8.89 0 0 32 71.11 11 24.44 2 4.44
Các bài tập bổ trợ 18 40 14 31.11 13 28.89 0 0 15 33.33 25 55.56 5 11.11
Các bài tập dẫn dắt 16 35.56 12 26.67 17 37.78 0 0 15 33.33 16 35.56 14 31.11
Các trò chơi vận
động 8 17.78 15 33.33 22 48.89 0 0 12 26.67 11 24.44 22 48.89
Các bài tập thi đấu 16 35.56 12 26.67 17 37.78 0 0 32 71.11 8 17.78 5 11.11
Qua bảng 6 cho thấy: Các phương pháp huấn
luyện truyền thống như phương pháp tập luyện
ổn định ngắt quãng, phương pháp tập luyện biến
đổi liên tục, biến đổi ngắt quãng và phương
pháp thi đấu được sử dụng thường xuyên nhất
trong quá trình huấn luyện. Các phương pháp
huấn luyện tích cực khác có tác dụng tạo hưng
phấn cao và hiệu quả trong phát triển SMTĐ
như phương pháp trò chơi, phương pháp tập
luyện vòng tròn còn ít được sử dụng.
Kết quả phân tích thống kê thực trạng
phương tiện huấn luyện SMTĐ cho VĐV được
trình bày tại bảng 7.
Qua bảng 7 cho thấy: các phương tiện được
sử dụng trong huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV
Pencak Silat Bộ Công an là tương đối đa dạng
và mức độ đáp ứng của các phương tiện cũng
tương đối cao, ngoại trừ bài tập thể lực (được sử
dụng thường xuyên nhưng mức độ đáp ứng lại
chưa cao); bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt và trò
chơi vận động ít được sử dụng hơn và mức độ
đáp ứng cũng chưa cao. Để phát triển SMTĐ
cho VĐV hiệu quả, việc đổi mới, bổ sung và
hoàn thiện hệ thống các phương tiện huấn luyện
này là cần thiết, cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
KEÁT LUAÄN
- Phân bổ kế hoạch huấn luyện cho các thời
kỳ và thời gian huấn luyện SMTĐ cho nam
VĐV Pencak Silat Bộ Công an là phù hợp; cơ
sở vật chất phục vụ huấn luyện tương đối tốt;
đội ngũ HLV đảm bảo về số lượng và trình độ.
- Các phương tiện huấn luyện SMTĐ đa
dạng, tuy nhiên, phương tiện bài tập thể lực, bài
tập bổ trợ, dẫn dắt và trò chơi vận động sử dụng
trong huấn luyện SMTĐ cho VĐV chưa đáp
ứng nhu cầu của thực tế.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Aulic I. V (1982), Đánh giá trình độ tập
luyện thể thao, (Dịch: Phạm Ngọc Trâm), Nxb
TDTT, Hà Nội.
2. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý
luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT
thành phố HCM.
3. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh thái
(2002), Công nghệ đào tạo vận động viên trình
độ cao, Nxb TDTT, Hà Nội.
4. Trần Đức Dũng và cộng sự (2005), Giáo
trình Pencak Silat, Nxb TDTT, Hà Nội.
5. Harre D (1996), Học thuyết huấn luyện,
(Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển), Nxb
TDTT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 8/6/2020, Phản biện ngày 10/6/2020, duyệt in ngày 26/6/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_cac_yeu_to_anh_huong_toi_cong_tac_huan_luyen_suc.pdf