Tham khảo nghiên cứu của Đại học Tài chính
- Marketing thực hiện vào tháng 5 năm 2012 đối
với nguồn nhân lực toàn ngành ngân hàng tại
Việt Nam, thực trạng cho thấy khoảng 70% nhân
viên ngân hàng là đáp ứng yêu cầu công việc, 30%
phải đào tạo lại về các nghiệp vụ ngân hàng. Mặt
khác, khoảng 20 - 30% nhân viên tín dụng chưa
nắm rõ quy trình thực hiện, thiếu các kiến thức
pháp lý cần thiết cho việc tạo lập các hồ sơ tín
dụng, phân tích tài chính cũng như quản lý và xử
lý nợ. Ngoài ra, khoảng 50 - 60% nhân viên ngân
hàng yếu các kỹ năng giao tiếp và tổ chức công việc
(Mai Phương 2012). Điều này đồng nghĩa với việc
hiện nay nguồn nhân lực ngành ngân hàng đang
dần xuất hiện những điểm yếu về chất lượng, tức
chất lượng không tăng kịp số lượng; việc này ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng hiện
tại và tương lai. Không chỉ riêng đối với cấp bậc
nhân viên trong ngân hàng mà ngay cả các quản lý
cấp trung và cấp cao trong ngành ngân hàng hiện
nay vẫn còn thiếu kiến thức về quản lý, thiếu kinh
nghiệm trong việc điều hành một hệ thống hoạt
động xuyên suốt như thế nào. Mặt khác, theo số
liệu thống kê trong số 173 người thuộc phạm vi
khảo sát, chỉ có 24 người đã hoặc đang tham gia
các khóa đào tạo ngắn hạn về các nghiệp vụ, kỹ
năng làm việc liên quan đến lĩnh vực ngân hàng
tại các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
và Đại học Ngân hàng. Con số này chỉ chiếm một
tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số những đối tượng được
khảo sát, điều này cho thấy một thực trạng rằng
hầu hết các nhân viên thuộc nhóm ngân hàng này
đều chỉ tham gia các khóa tập huấn, đào tạo tại
ngân hàng trong suốt thời gian công tác, mà chưa
thật sự quan tâm đến việc bổ sung thêm những
kiến thức chuyên môn sâu hoặc kỹ năng làm việc
liên quan đến lĩnh vực mình đang công tác. Chính
vì vậy, hiện nay, nguồn nhân lực tại các ngân hàng
có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có những
thiếu hụt, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân
hàng, đặc biệt là yêu cầu của các cổ đông nước
ngoài tham gia vào điều hành, quản lý ngân hàng.
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 39
Số 14, tháng 6/2014 39
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG CÁC NGÂN HÀNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Situations about human resource quality in the banks with foreign investment capital in Vietnam
Tóm tắt
Bài viết này tập trung làm rõ khái niệm chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện rõ ở ba nhóm tiêu
chí khác nhau, đó là tiêu chí phản ánh tình trạng thể lực; tiêu chí phản ánh trình độ học vấn, chuyên
môn kỹ thuật; và tiêu chí phản ánh phẩm chất đạo đức. Đây là những nhóm tiêu chí đang được dùng phổ
biến cho công tác quản trị nhận sự ở các ngân hàng thương mại trên thế giới. Dựa vào ba nhóm tiêu chí
này, nhóm tác giả cũng phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở 18 ngân hàng có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra những đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực
ở các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là cơ sở thực tiễn để các cơ quan quản
lý nhà nước và các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đề ra các giải pháp phù hợp cho
ngành ngân hàng.
Từ khóa: ngành ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
Abstract
The paper is to clarify the human resource quality demonstrated at three different sets of criteria
including physical strength, qualifications and technical professions, and moral values. These are very
important criteria used widely in human resource management in the commercial banks in the world.
Based on the sets of criteria, the paper analyzes and evaluates the situations of the human resource
quality in 18 banks owned with foreign investment capital in Vietnam. This is the practical basis in
order that the state management agencies and banks with foreign investment capital in Vietnam propose
suitable solutions to the banks.
Keywords: banking industry, human resources quality, foreign invested bank.
1. Đặt vấn đề12
Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến
sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống ngân hàng
trên thế giới; đồng thời, thực tiễn cho thấy sự phát
triển đó song hành với sự phát triển tương xứng của
nguồn nhân lực. Hay nói cách khác, nguồn nhân
lực với chất lượng cao và ổn định đối với ngành
ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo xây dựng và thực hiện thành công các chiến
lược, mục tiêu cũng như kế hoạch kinh doanh; đảm
bảo khả năng ứng biến nhanh chóng và thích hợp
của ngân hàng trước những biến động thất thường
của nền kinh tế hiện nay, cũng như trước những
thay đổi của chính sách quốc gia và quốc tế.
Sau hơn 25 năm đổi mới và phát triển, nhận
thấy những kết quả đột phá mang lại từ sự đầu tư
nước ngoài vào ngành ngân hàng Việt Nam, cùng
những lợi ích đối với nền kinh tế quốc gia, Đảng
và Nhà nước ta không ngừng thực thi các chính
sách nhằm thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của
1 Tiến sĩ, Cơ sở II, Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM
2 Cựu sinh viên Cơ sở II, Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM
ngành kinh tế này, và đặc biệt chú trọng nâng cao
chất lượng nguồn lực tri thức nhằm hỗ trợ và đẩy
nhanh quá trình phát triển đó. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, nguồn nhân lực của không
chỉ riêng ngành ngân hàng mà của tất cả các lĩnh
vực của Việt Nam đang xuất hiện những yếu điểm.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá về nguồn
nhân lực Việt Nam, tại thời điểm hiện nay nước
ta đang thiếu nhiều lao động có trình độ kỹ thuật
cao, và chất lượng thấp hơn so với các quốc gia
khác. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt
mức 3,79/10 - xếp hạng 11/12 quốc gia Châu Á
tham gia đánh giá này. (L.H. 2011). Mặt khác, theo
báo cáo tại hội thảo khu vực “Phát triển vốn nhân
lực ngành ngân hàng tài chính”, trong năm 2012,
chỉ khoảng một nửa trong tổng số 29.000 sinh viên
được đào tạo trong ngành ngân hàng là có thể đủ
tiêu chuẩn tuyển dụng (Stephen Choo 2012, tr. 02).
2. Khung nghiên cứu
Chất lượng nguồn nhân lực là những nét đặc
trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kỹ năng, thái độ
và phẩm chất đạo đức của người lao động đối với
Phạm Hùng Cường1
Mạch Hải Yến2
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên40
Số 14, tháng 6/2014 40
công việc đang thực hiện. Đây là trạng thái nhất
định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa
các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của
nguồn nhân lực, vừa là khách thể vật chất đặc biệt,
vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các
mối quan hệ xã hội. Hiện nay, chất lượng nguồn
nhân lực được đánh giá dựa trên ba tiêu chí. Cụ thể
đó là tiêu chí phản ánh tình trạng thể lực; tiêu chí
phản ánh trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật;
và tiêu chí phản ánh phẩm chất đạo đức.
Tiêu chí phản ánh tình trạng thể lực:
Tình trạng thể lực hay còn được gọi là tình
trạng sức khỏe của một người bất kì. Theo định
nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Sức
khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể
chất, tinh thần và xã hội, mà không chỉ đơn thuần
là không có bệnh tật hay thương tật nào.” (WHO
2006, tr.1) Như vậy, nói đến sức khỏe là nói đến
không chỉ vấn đề về thể lực đơn thuần (tức cân
nặng, chiều cao, tình trạng bệnh lý) mà còn bao
gồm cả những yếu tố về tinh thần, tâm sinh lý của
con người, mức độ thoải mái của con người về
hoàn cảnh sống cũng như môi trường làm việc và
môi trường xã hội. Không những thế, tình trạng
sức khỏe của nguồn nhân lực có tác động khá lớn
đến năng suất lao động của từng cá nhân người lao
động nói riêng, và của cả tổ chức, doanh nghiệp,
xã hội nói chung. Nó tác động đến khả năng lao
động bình thường, tiếp nhận những kiến thức mới,
cũng như xử lý những công việc trong suốt quá
trình tham gia lao động. Theo Quyết định số 1613/
BYT-QĐ của Bộ Y tế ban hành năm 1997 về “Tiêu
chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám
định kỳ cho người lao động”, sức khỏe được phân
thành năm loại dựa trên kết quả đánh giá 13 tiêu
chí sức khỏe. Như vậy, dựa trên cách phân loại của
Bộ Y tế Việt Nam cùng với khái niệm về nguồn
nhân lực, yêu cầu đối với thể lực của nguồn nhân
lực là phải loại I và II.
Tiêu chí phản ánh trình độ học vấn, chuyên
môn kỹ thuật:
Theo Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp Quốc (UNESCO), định nghĩa về
trình độ học vấn như sau: trình độ học vấn đã đạt
được của một người nào đó chính là lớp học cao
nhất mà người đó đã hoàn tất trong hệ thống giáo
dục của quốc gia mà người đó đang theo học hoặc
nói cách khác, trình độ học vấn là khái niệm phản
ánh khả năng nhận thức và hoạt động cải thiện
thực tiễn của con người; nó cho biết sự hiểu biết
của cá nhân đó đối với những kiến thức phổ thông,
thường được giảng dạy ở các cấp bậc trường học
theo hệ thống giáo dục của quốc gia. Như vậy, nói
đến trình độ học vấn của nguồn nhân lực tức là nói
đến sự hiểu biết của người lao động về những kiến
thức phổ thông và cơ bản của lĩnh vực mà người
lao động đó đang tham gia. Theo hệ thống giáo dục
Việt Nam, trình độ học vấn của nguồn nhân lực
được đánh giá dựa trên các cấp bậc giáo dục cụ thể
như học vấn phổ thông, dạy nghề, trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Nhìn chung,
trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu quan
trọng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của
một tổ chức, một doanh nghiệp. Đó là nền tảng để
người lao động nắm bắt, tiếp thu những kiến thức
chuyên môn phục vụ trong suốt quá trình tham
gia hoạt động kinh tế. Nhưng chính vì nó chỉ thể
hiện được kiến thức cơ bản, nền tảng về lĩnh vực
mà người lao động đang tham gia, vậy nên mong
muốn phát triển trong lĩnh vực hiện đang hoạt
động, người lao động cần thiết phải nâng cao kiến
thức chuyên môn, tức kiến thức chuyên sâu vào
ngành nghề hoặc công việc mà họ đang tham gia.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật được phát triển
dựa trên cơ sở trình độ học vấn của người lao
động. Nếu trình độ học vấn phản ánh sự hiểu biết
những kiến thức nền tảng của người lao động về
lĩnh vực đang hoạt động thì trình độ chuyên môn
kỹ thuật là tiêu chí phản ánh sự hiểu biết chuyên
sâu đối với lĩnh vực mà người lao động đang hoạt
động, cho thấy những kỹ năng, năng lực đặc biệt
của họ thông qua việc đào tạo chuyên sâu hoặc
tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình
học tập và lao động. Không những thế, tiêu chí này
cho thấy người lao động có khả năng đảm nhận
được những công việc phức tạp, đòi hỏi sự hiểu
biết kỹ lưỡng về công việc được giao; và có khả
năng đáp ứng tốt những yêu cầu cao của kỹ thuật
công nghệ. Hay nói cách khác, trình độ chuyên
môn kỹ thuật là điều kiện đảm bảo cho nguồn
nhân lực hoạt động theo hướng chuyên môn hóa
và chuyên nghiệp hóa, đảm bảo sự vận hành của
tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay, trình độ chuyên
môn kỹ thuật thường được đánh giá dựa trên việc
người lao động được đào tạo các chuyên ngành,
chuyên môn sâu liên quan và hỗ trợ tích cực trong
suốt quá trình làm việc. Điều này có thể được thể
hiện qua chuyên ngành đào tạo mà người lao động
tham gia tại các trường cao đẳng, đại học; hoặc nó
cũng có thể là các khóa học ngắn hạn liên quan
đến lĩnh vực đang công tác. Ngoài ra, chuyên môn
kỹ thuật còn thể hiện ở các kỹ năng làm việc mà
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 41
Số 14, tháng 6/2014 41
người lao động tích lũy trong quá trình làm việc và
học tập như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời
gian, hoặc các nghiệp vụ được đào tạo tại chính
nơi người lao động đang làm việc. Đặc biệt, trong
giai đoạn kinh tế phát triển như hiện nay, trình độ
ngoại ngữ (phổ biến là tiếng Anh), vi tính, những
kỹ năng mềm, cũng là một tiêu chí quan trọng
và là yêu cầu của hầu hết các nhà tuyển dụng tại
các doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới nói chung
và trong ngành ngân hàng nói riêng.
Tiêu chí phản ánh phẩm chất đạo đức:
Đây là tiêu chí định tính, đánh giá về phẩm chất
đạo đức, nhân cách của nguồn nhân lực. Nó cho
thấy thái độ, tác phong của người lao động có phù
hợp với phong cách ứng xử của tổ chức, doanh
nghiệp cũng như phù hợp với những chuẩn mực xã
hội đã đặt ra. Trước hết, tiêu chí này được đánh giá
dựa trên tác phong, phong cách và thái độ làm việc
của người lao động trong việc hoàn thành các công
việc được giao. Người lao động cần thể hiện thái
độ làm việc tích cực, phong cách làm việc chuyên
nghiệp với tinh thần nghiêm túc, biết cách sắp xếp
thời gian và công việc hợp lý để hoàn thành đúng
tiến độ đã đặt ra. Không những thế, trong cách ứng
xử với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, các cấp
lãnh đạo, người lao động cần có thái độ hòa nhã,
tôn trọng lẫn nhau, nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ
trong khả năng có thể. Ngoài ra, chấp hành tốt kỷ
luật của tổ chức, doanh nghiệp cũng thể hiện được
chất lượng của nguồn nhân lực. Mặt khác, không
chỉ đơn thuần tuân thủ và thực hiện tốt khi hoạt
động trong tổ chức, doanh nghiệp, người lao động
cũng cần chấp hành nghiêm chỉnh những quy định
pháp luật, tôn trọng những truyền thống văn hóa
của dân tộc. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là với
phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực là một tiêu
chí định tính, nên công tác đánh giá thường mang
tính chủ quan của người đánh giá, phụ thuộc vào
cảm quan của người thực hiện khá nhiều.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài hướng tới mục tiêu nghiên cứu là đề xuất
các giải pháp đối với việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong các ngân hàng có vốn đầu tư
nước ngoài nói riêng, và cho sự phát triển của Việt
Nam nói chung. Đề tài tập trung nghiên cứu vấn
đề hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các
Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Việt
Nam có sự góp vốn của cổ đông nước ngoài thông
qua đánh giá chất lượng của các nhân viên hiện
đang làm việc trong nhóm các ngân hàng này. Đề
tài được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 01
năm 2013 đến hết tháng 04 năm 2013. Đề tài tiến
hành nghiên cứu việc đánh giá chất lượng nguồn
nhân lực trong các NHTMCP Việt Nam có sự góp
vốn của cổ đông nước ngoài hiện đang hoạt động
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong phạm vi thời
gian nghiên cứu. Đề tài phân tích các tiêu chí đánh
giá chất lượng nguồn nhân lực trong các ngân hàng
hiện đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Đề
tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu như
phương pháp nghiên cứu tại bàn bao gồm việc đọc
và phân tích các tài liệu về các vấn đề thuộc đối tượng
nghiên cứu; phương pháp điều tra thông qua việc
khảo sát và quan sát đối tượng nghiên cứu; sử dụng
phần mềm Microsoft Excel để thống kê kết quả.
4. Kết quả nghiên cứu
Việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong
các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài được thực
hiện thông qua việc khảo sát đối với các nhân viên
hiện đang hoạt động trong nhóm ngân hàng này
tại TP. Hồ Chí Minh; đồng thời tìm hiểu, phân
tích các bảng báo cáo về nguồn nhân lực của 18
ngân hàng nêu trên. Tuy nhiên, việc khảo sát chỉ
tập trung ở nhóm các NHTMCP Việt Nam có sự
góp vốn của cổ đông nước ngoài. Nguyên nhân là
do nhóm NHTMCP Việt Nam có sự góp vốn của
nước ngoài chiếm đa số trong phạm vi 48 ngân
hàng, và do tính chất hoạt động của nhóm ngân
hàng liên doanh và 100% vốn nước ngoài nên việc
khảo sát ở hai nhóm ngân hàng này gặp khó khăn.
Mặt khác, do hạn chế về mặt thời gian và tính bảo
mật của ngành ngân hàng nên khảo sát được phát
ra là 220 bảng, trong đó có 173 bảng phù hợp với
đối tượng khảo sát. Vậy nên việc đánh giá về khảo
sát sẽ được thực hiện thông qua 173 bảng này và
tập trung vào 18 NHTMCP Việt Nam có sự góp
vốn của nước ngoài.
Biểu đồ 1. Cơ cấu độ tuổi của đối tượng được
khảo sát
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm
tác giả
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên42
Số 14, tháng 6/2014 42
Biểu đồ 1 cho thấy, phần lớn đối tượng được
khảo sát có độ tuổi từ 22 đến 25 tuổi, chiếm tỷ lệ
78,04% trong tổng số 173 người, tương đương với
135 người. Nguyên nhân là do các bảng khảo sát
được thực hiện bởi các nhân viên cấp thấp hoặc
thực tập sinh tại ngân hàng, tức là nhóm nhân lực
vừa mới ra trường hoặc đã tốt nghiệp được một
đến ba năm. Kết quả khảo sát này cũng cho thấy sự
tương đồng với báo cáo của Viện Nhân lực ngành
ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group tại Hội
thảo khu vực phát triển vốn nhân lực ngành ngân
hàng - tài chính thực hiện (Phùng Tuấn, 2012).
Theo báo cáo, lao động trong ngành ngân hàng
có độ tuổi dưới 30 chiếm 60,11%, chiếm tỷ lệ cao
nhất trong toàn bộ nguồn nhân lực của ngành. Như
vậy, kết quả cho thấy, nguồn nhân lực của nhóm
18 ngân hàng này tương đối trẻ, và điều này cũng
phù hợp với yêu cầu khi tuyển dụng của nhóm
ngân hàng này khi thường khuyến khích và ưu tiên
tuyển dụng các nhân viên trẻ năng động, sáng tạo
nhưng có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu
phù hợp với hoạt động ngân hàng.
Tiêu chí phản ánh tình trạng thể lực: khảo sát
cho thấy chỉ số sức khỏe của đối tượng được khảo
sát tương đối tốt. Chỉ số cân nặng của nữ dao động
từ 45kg đến 60kg, chiều cao từ 1m60 đến 1m70;
sức khỏe bình thường, khá tốt và ổn định. Chỉ số
cân nặng đối với nam dao động từ 50kg đến 65kg,
chiều cao từ 1m65 đến 1m75. Như vậy, sức khỏe
của nam cũng tương đối tốt và ổn định. Điều này
phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của hầu hết các
ngân hàng, với nữ phải cao trên 1m58 và đối với
nam phải cao trên 1m65, thân hình cân đối; nên khi
khảo sát các nhân viên thuộc nhóm ngân hàng này
cũng có những kết quả tương tự. Ngoài ra, điều
này còn cho thấy sức khỏe của nhân viên ngân
hàng thuộc 18 ngân hàng đang xét có sức khỏe ổn
định và khá tốt, thích hợp với môi trường làm việc
tại ngân hàng luôn đòi hỏi cường độ làm việc cao
và chính xác.
Bảng 1. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sức khỏe của đối tượng khảo sát
ĐVT: người
Chỉ số về Chiều cao
NỮ
Tiêu chí Số người
NAM
Tiêu chí Số người
Dưới 1m60 09 Dưới 1m65 14
1m60 - 1m65 57 1m65 - 1m70 43
Trên 1m65 - 1m70 26 Trên 1m70 - 1m75 24
Chỉ tiêu về Cân nặng
NỮ
Tiêu chí Số người
NAM
Tiêu chí Số người
45kg - 50kg 22 50kg - 55kg 10
Trên 50kg - 55kg 55 Trên 55kg - 60kg 40
Trên 55kg - 60kg 15 Trên 60kg - 65kg 19
Trên 60kg 0 Trên 65kg 12
Đánh giá sức khỏe
NỮ
Tiêu chí Số người
NAM
Tiêu chí Số người
Rất tốt 61 Rất tốt 50
Tốt 31 Tốt 31
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Tuy nhiên, vì hạn chế của bảng khảo sát, việc
đánh giá sức khỏe nguồn nhân lực trong nhóm
ngân hàng này không được thực hiện đầy đủ 13
tiêu chí về khám tuyển và khám định kỳ của Bộ Y
tế nên tác giả chỉ đánh giá sơ bộ thông qua bảng
khảo sát, kết hợp với quan sát lúc tiến hành khảo
sát. Kết quả khảo sát cho thấy sức khỏe của nguồn
nhân lực nhóm ngân hàng này tương đối tốt. Khi
quan sát, đối với chỉ số liên quan tới mắt thì nếu
đối tượng khảo sát là giao dịch viên làm việc tại
các phòng giao dịch của ngân hàng thì tương đối
tốt, chủ yếu là 10/10 và không bị các bệnh về mắt.
Đối với các nhân viên thuộc các phòng ban khác
thì khoảng 41,62% trong 173 người khảo sát,
tương đương với 72 người thuộc vị trí khác vị trí
giao dịch viên có chỉ số thị lực 10/10. Ngoài ra, khi
được khảo sát về tình trạng sức khỏe, có khoảng
111 người trong tổng 173 người trả lời là “Rất tốt”,
còn lại 62 người là “Tốt”. Kết quả này được các
đối tượng khảo sát tự đánh giá, hoặc căn cứ theo
kết quả khám sức khỏe khi mới tuyển vào hoặc
kiểm tra định kỳ tại ngân hàng. Như vậy, việc đánh
giá tổng quát sức khỏe nguồn nhân lực trong 18
NHTMCP Việt Nam tương đối chính xác, phù hợp
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 43
Số 14, tháng 6/2014 43
với thực tế khi dựa trên cân nặng và chiều cao của
các đối tượng khảo sát.
Tiêu chí phản ánh trình độ học vấn, chuyên
môn kỹ thuật: thông qua thống kê của BTCI và
Hay Group, trong toàn ngành ngân hàng tại Việt
Nam số người có trình độ đại học đạt mức 114.006
người trong tổng số 175.247 người đang làm việc
trong ngành, chiếm tỷ lệ 65,05%. Như vậy, có thể
thấy, đại học là mức học vấn mà các nhân viên
khi tham gia vào ngành ngân hàng nên có. Mặt
khác, do yêu cầu của nhóm ngân hàng có vốn đầu
tư nước ngoài chú trọng tới việc phát triển nguồn
nhân lực để phát triển hoạt động kinh doanh sản
xuất, nên yêu cầu đầu vào của nhóm ngân hàng này
thường ở mức đại học, và luôn khuyến khích nhân
viên nâng cao trình độ học vấn của mình hơn nữa.
Biểu đồ 2. Cơ cấu trình độ học vấn của đối tượng
được khảo sát
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm
tác giả
Theo thống kê, đối tượng được khảo sát thuộc
nhóm có trình độ đại học chiếm đa số, đạt mức 121
người trên tổng số 173 bảng khảo sát hợp lệ, chiếm
khoảng 69,94%. Như vậy, ta có thể thấy, đại học
là trình độ chủ lực của nguồn nhân lực trong nhóm
18 ngân hàng này nói riêng và hệ thống ngân hàng
tại Việt Nam nói chung. Nguyên nhân là do yêu
cầu về tính chất công việc trong ngành ngân hàng
đòi hỏi kiến thức chuyên ngành và sự am hiểu các
nghiệp vụ nên nhà tuyển dụng thường đặt ra tiêu
chuẩn phải có trình độ đại học trở lên. Bên cạnh
đó, nhóm nhân lực có trình độ cao đẳng, trung
cấp cũng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu
nguồn nhân lực với 52 người, chiếm tỷ lệ khoảng
30,06% trong tổng số người được khảo sát. Ngoài
ra, theo thống kê kết quả khảo sát cho thấy, có 0
người đạt trình độ sau đại học, tức Tiến sĩ, Thạc
sĩ. Tuy nhiên, khi xem xét và phân tích các báo
cáo trong năm 2011 và 2012 của 18 NHTMCP Việt
Nam, ta có thể thấy, đa phần trình độ Tiến sĩ và
Thạc sĩ thường chủ yếu nằm trong nhóm quản lý,
lãnh đạo ngân hàng, nên việc khảo sát không thể
thực hiện ở nhóm nhân lực này, mà phải phụ thuộc
vào các báo cáo ngân hàng.
ĐVT: người
Tên ngân hàng
Sau đại học
(TS, ThS)
Đại học
Cao đẳng,
Trung cấp
Khác
Tổng số
nhân viên
1. ABBank 71 2.040 655 2.766
2. ACB 9.557 719 10.276
3. BIDV 16.172 2.374 18.546
4. Eximbank 232 4.002 638 928 5.800
5. Quân đội 4.731 490 5.221
6. MD 33 1.114 385 272 1.804
7. Navibank 32 963 175 305 1.475
8. Phương Đông - - - - 1.876
9. Phương Nam 19 1.386 437 1.149 2.991
10. Sacombank 6.024 2.033 2.362 10.419
11. SeABank - - - - 10.419
12. SHB 148 3.856 431 561 2.840
13. Techcombank - - - - 6.201
14. Tiên Phong - - - - -
15. VIB 256 3.784 255 4.259
16. Vietcombank 955 10.364 2.318 13.637
17. Vietinbank - - - - 19.840
18. VPBank 58 3.561 687 20 4.326
Bảng 2. Thống kê trình độ học vấn của nhân viên làm việc trong 18 NHTMCP Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm tác giả
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên44
Số 14, tháng 6/2014 44
Phân tích các báo cáo của 18 ngân hàng, tác giả
nhận thấy chủ yếu chiếm phần đông trong nhóm
ngân hàng này là nguồn nhân lực có trình độ đại
học, chiếm khoảng 51% trong tổng 124.743 nhân
viên thuộc nhóm 18 ngân hàng này, tương đương
với khoảng trên 63.770 người. Nhóm nhân viên có
trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 9,09%,
tương đương với khoảng 11.342 người. Đây là
nhóm nhân lực chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ
đơn giản, phổ thông, cần phải được đào tạo nhiều
trong suốt quá trình làm việc.
Biểu đồ 3. Cơ cấu chuyên ngành đào tạo của
đối tượng được khảo sát
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm
tác giả
Mặt khác, khi xem xét, phân tích báo cáo quản
trị, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của nhóm
18 ngân hàng này, ta thấy có hơn khoảng 1.804
người trong tổng số 124.743 nhân viên thuộc
nhóm ngân hàng này có trình độ học vấn là Thạc
sĩ, Tiến sĩ (không xét đến ngân hàng Tiên Phong).
Như vậy, nhóm đối tượng có trình độ Thạc sĩ, Tiến
sĩ chiếm khoảng 1,45% trên tổng số 124.743 nhân
viên, và khi xem xét các báo cáo được công bố
bởi nhóm 18 ngân hàng này, ta thấy hầu hết nhóm
nhân viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ đều giữ
các chức vụ cấp cao, đảm nhận trách nhiệm quản
lý và điều hành hoạt động của ngân hàng. Cụ thể,
các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban Kiểm
soát và Ban Điều hành của nhóm 18 ngân hàng này
đều có trình độ đại học trở lên, xét cả thành viên
là người Việt Nam và thành viên là người nước
ngoài. Nhóm nhân lực này đạt các bằng cấp Cử
nhân, Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành
về Quản trị Kinh doanh, hoặc Tài chính - Ngân
hàng, hoặc Tài chính - Kế toán, tại các trường
đại học trong nước hoặc các trường đại học nước
ngoài. Nhìn tổng thể trình độ học vấn của nguồn
nhân lực thuộc nhóm 18 NHTMCP Việt Nam có
vốn đầu tư nước ngoài thông qua kết quả khảo sát
và thống kê báo cáo, trình độ “Đại học và Sau đại
học (tức Thạc sĩ, Tiến sĩ)” chiếm phần đông trong
số nguồn nhân lực thuộc nhóm ngân hàng này.
Nhóm này thường đảm nhận các nghiệp vụ chuyên
môn tại các phòng ban chuyên trách và có thể giữ
các vị trí chủ chốt trong ngân hàng đang công tác.
Xét về kết quả khảo sát, trong số 173 người,
hầu hết là các nhân viên được đào tạo về ngành
Kinh tế, bao gồm ngành Quản trị Kinh doanh với
60 người, ngành Tài chính Doanh nghiệp với 05
người, ngành Tài chính - Ngân hàng với 93 người,
ngành Tài chính Quốc tế với hai người, và ngành
Ngân hàng với 11 người. Trong đó, chỉ có hai đối
tượng khảo sát được đào tạo với chuyên ngành
Luật Thương mại vì vị trí công tác của đối tượng
này là nhân viên chứng từ pháp lý trong ngân
hàng nên yêu cầu với đối tượng này là phải có
kiến thức về luật pháp. Như vậy, có thể thấy trên
90% số người được khảo sát là có chuyên ngành
Kinh tế, trong đó có khoảng 60,12% số người là
đúng chuyên ngành về Tài chính - Ngân hàng (bao
gồm ngành Tài chính - Ngân hàng và ngành Ngân
hàng). Ngoài ra, ngành Quản trị Kinh doanh và
Tài chính Quốc tế cũng là hai ngành đào tạo Tài
chính Ngân hàng, với Quản trị Kinh doanh được
đào tạo những kiến thức cơ bản về tài chính và
ngân hàng, với ngành Tài chính quốc tế được đào
tạo kiến thức tài chính ngân hàng nhưng tập trung
vào nội dung liên quan đến quốc tế. Tuy nhiên,
nhìn chung thì đây cũng chính là yêu cầu của
các ngân hàng khi tuyển dụng và là nền tảng khi
hoạt động trong lĩnh vực này. Mặt khác, khi hỏi
về việc nâng cao trình độ chuyên môn của mình
thì chỉ có 24 người trong tổng số 173 người được
khảo sát là đã hoặc đang tham gia các khóa đào
tạo ngắn hạn có hoặc không liên quan đến ngành
ngân hàng. Cụ thể, có chín người trong 24 người
tham gia các khóa học ngắn hạn liên quan đến
lĩnh vực tài chính ngân hàng tại các trung tâm bồi
dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh. Các khóa học này chủ yếu tập
trung vào việc nâng cao các kỹ năng, kiến thức
chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng, cụ thể như
Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân, Nghiệp vụ
tín dụng ngân hàng, và Nghiệp vụ ngân hàng quốc
tế. Ngoài ra, 15 người còn lại tham gia vào các
khóa học liên quan đến việc nâng cao kỹ năng giao
tiếp được đào tạo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh,
và các khóa học về các chứng chỉ Anh văn mà chủ
yếu là chứng chỉ TOEIC. Bên cạnh đó, có 21 người
trong tổng số 173 người được khảo sát cho biết họ
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 45
Số 14, tháng 6/2014 45
đang lên kế hoạch và tìm hiểu về các khóa học có
liên quan đến lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, Đầu
tư và Ngoại ngữ tại các trung tâm để phục vụ, hỗ
trợ cho công việc, vị trí mà họ đang đảm nhận; cụ
thể như phân tích Tài chính doanh nghiệp, thẩm
định và tài trợ dự án; Nghiệp vụ thanh toán quốc tế,
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, Tiếng Anh chuyên
ngành ngân hàng
Khi tiến hành phỏng vấn nhỏ đối với các đối
tượng khảo sát thì họ cho biết, khi được tuyển dụng
vào ngân hàng, các phòng, ban sẽ bố trí các buổi
tập huấn, đào tạo thêm về các nghiệp vụ chuyên
trách của phòng, ban họ đang công tác, nên đa
phần mọi người chưa thấy cần thiết phải tham gia
các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm. Không
những thế, đào tạo, học hỏi tại các buổi tập huấn
trực tiếp của ngân hàng thường hữu ích hơn, vì nó
theo sát thực tế hoạt động của ngân hàng đó, phù
hợp với sự phát triển của ngân hàng. Trong khi
đó, các trung tâm chỉ cung cấp lý thuyết, hướng
dẫn việc sử dụng nhưng khi áp dụng vào thực tế,
vào từng tình huống cụ thể thì họ cảm thấy khó
nắm bắt nhanh và phải xem xét thêm nhiều khía
cạnh. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, đa số
nhân viên thuộc nhóm 18 ngân hàng này có trình
độ chuyên môn tương đối tốt; tuy nhiên chỉ một số
ít nhận thức việc phải bổ sung thêm các kiến thức
về kinh tế nói chung và về nghiệp vụ chuyên môn
nói riêng. Ngoài ra, bên cạnh việc tham gia các
buổi tập huấn, đào tạo trong ngân hàng, nhân viên
dường như thiếu sự quan tâm đến việc hoàn thiện
và nâng cao các kỹ năng làm việc - hiện đang đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp
của nhân viên.
Ngoài ra, khi được hỏi về trình độ tiếng Anh của
các đối tượng khảo sát, đa số kết quả mọi người
tự đánh giá bản thân về trình độ tiếng Anh của cả
bốn kỹ năng (nghe hiểu, đọc hiểu, nói và viết) là
điểm 6, chiếm khoảng 49,71%, tương đương với
86 người. Con số này cho thấy, trình độ tiếng Anh
hiện nay của nhóm nhân viên hoạt động trong
nhóm ngân hàng này chỉ đạt ở mức trung bình khá,
tức chỉ giao tiếp một cách đơn giản; còn đọc và
viết các văn bản tiếng Anh cần có sự hỗ trợ của từ
điển và các công cụ dịch thuật. Điều này cho thấy,
trình độ tiếng Anh của nhóm nhân viên ngân hàng
này chưa thật sự cao, và chưa đáp ứng yêu cầu của
nhà tuyển dụng cũng như nhà đầu tư. Khi xem xét
đến các báo cáo của nhóm 18 NHTMCP Việt Nam
có vốn đầu tư nước ngoài thì người đọc chỉ biết về
trình độ chuyên môn của các ban lãnh đạo cụ thể
như thế nào, mà không có sự đánh giá riêng đối với
tổng thể nguồn nhân lực. Xét về chuyên môn của
các cấp lãnh đạo, quản lý, ban điều hành trong 18
ngân hàng này, ta thấy hầu hết nhóm nhân lực này
đều được đào tạo chuyên ngành về Quản trị Kinh
doanh, Tài chính Ngân hàng hoặc ngành Kinh tế
nói chung. Trong số đó, có những người được đào
tạo trong nước, có những người được đào tạo theo
chương trình liên kết giữa một trường đại học Việt
Nam và một trường đại học nước ngoài; hoặc được
đào tạo tại trường đại học nước ngoài và tu nghiệp
tại nước ngoài.
Như vậy, nhìn tổng quát mà nói, ta thấy trình
độ chuyên môn của nhóm 18 ngân hàng này tương
đối tốt. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy các cấp quản
lý, lãnh đạo có trình độ chuyên môn tương đối cao
hơn và được đào tạo tại các trường đại học nước
ngoài chuyên ngành Tài chính Ngân hàng và tham
gia các khóa học ngắn hạn về các kỹ năng cần thiết
cho công việc. Đối với nhân viên cấp thấp thì việc
đào tạo chuyên môn hầu hết chỉ dừng ở việc tổ
chức các buổi tập huấn, đào tạo tại phòng, ban,
có rất ít ngân hàng đầu tư cho việc gửi nhân viên
đến các quốc gia trên thế giới để trau dồi kiến thức
chuyên môn và kỹ năng làm việc.
Tiêu chí phản ánh phẩm chất đạo đức: Đây là
tiêu chí mang tính chủ quan, và khó có thể đánh
giá một cách chính xác được. Nội dung để đánh
giá trong bảng khảo sát chỉ đơn thuần là đưa các
câu hỏi xử lý tình huống và dựa trên việc cho điểm
để đánh giá về đạo đức nghề nghiệp của đối tượng
khảo sát.
Biểu đồ 4. Kết quả khảo sát về phẩm chất đạo đức
của đối tượng khảo sát
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm
tác giả
Theo kết quả khảo sát, ta thấy có 113 người đạt
mức điểm 9 - 10, tức phẩm chất đạo đức của họ là
rất tốt; 45 người đạt mức điểm 8 - 7, tức phẩm chất
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên46
Số 14, tháng 6/2014 46
đạo đức tương đối tốt, cần phải cân nhắc trong cư
xử; 15 người đạt mức điểm 5 - 6, tức phẩm chất đạo
đức trung bình, cần phải cân nhắc thật kĩ khi ứng
xử; 0 người đạt mức điểm dưới 5, tức người được
khảo sát đang đứng giữa ranh giới của việc nên hay
không nên cư xử đúng mực. Dựa trên kết quả này,
số lượng có phẩm chất đạo đức rất tốt (tức đạt mức
điểm 9 và 10) chiếm khoảng 65,32% trong tổng số
người được khảo sát. Tuy nhiên, kết quả này cũng
có thể không hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy
khi đánh giá về phẩm chất đạo đức của một người.
Bởi vì trong 10 câu hỏi đánh giá này, người làm
vẫn ý thức được rằng mình nên chọn câu nào là
đúng, là hợp lý mà không phải xuất phát từ chính
xác bản chất, tính chất con người để trả lời.
Trong các báo cáo được công bố của nhóm 18
ngân hàng này cũng không có những đánh giá cụ
thể về phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, vấn đề đạo đức
nghề nghiệp của ngành ngân hàng đã bộc lộ những
điểm yếu của nó, không chỉ nhân viên cấp thấp
mà đa phần là các nhân viên cấp cao, đảm nhận
vai trò quản lý và điều hành ngân hàng cũng có
những phẩm chất đạo đức chưa thật sự tốt. Nhìn
chung, trong những năm gần đây, hoạt động của
không chỉ riêng nhóm ngân hàng này, mà toàn
ngành ngân hàng tại Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện
những điểm xấu, cho thấy sự đi xuống của đạo đức
nghề nghiệp cán bộ ngân hàng. Chính tình hình về
tội phạm trong hoạt động tín dụng ngân hàng đã
có những xâm hại nghiêm trọng đến các mối quan
hệ xã hội, các chính sách kinh tế tài chính của Việt
Nam, đồng thời làm suy giảm uy tín của ngành
ngân hàng Việt Nam trên thị trường thế giới; đặc
biệt là đối với cổ đông nước ngoài khi họ nhận
thấy sự không an toàn và đáng tin cậy khi đầu tư
vào lĩnh vực này tại Việt Nam.
5. Kết luận
Theo kết quả khảo sát cho thấy, cơ cấu nhân lực
trong nhóm ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
nói riêng và ngành ngân hàng Việt Nam nói chung
đều tương đối trẻ, tức có độ tuổi dưới 30. Cơ cấu
của nguồn nhân lực trong độ tuổi từ 22 đến 25 tuổi
chiếm tỷ lệ khoảng 78,04% trong tổng số 173 kết
quả khảo sát. Đây được xem là độ tuổi của nhóm
nhân lực được tiếp thu nhiều kiến thức mới, có
nhiều cơ hội trong việc hoàn thiện và phát triển
bản thân, đồng thời cũng có những tham vọng, hoài
bão lớn trong việc phát triển sự nghiệp, và mang
lại những hướng phát triển, những chiến lược phát
triển táo bạo cho ngân hàng trong sự cạnh tranh
khốc liệt của ngành trên thị trường trong nước lẫn
thế giới. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng đang
sở hữu những nhân lực có nhiều kinh nghiệm trong
công tác quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng.
Đa số nhóm nhân lực này thuộc độ tuổi trung niên
trở lên, tức trên 40 tuổi. Xem xét các báo cáo được
công bố của 18 NHTMCP Việt Nam có vốn đầu
tư nước ngoài thì nhóm độ tuổi này đa phần thuộc
nhóm quản lý, họ có nhiều kinh nghiệm, thâm niên
trong ngành ngân hàng. Chính vì vậy, ngành ngân
hàng phát triển như hiện nay một phần nhờ vào
nhóm nhân lực này. Nhóm nhân lực độ tuổi trên 40
này sẽ truyền dạy những kinh nghiệm về quản lý,
về cách hoạt động để đảm bảo vượt khủng hoảng
một cách vững chắc cho nhóm nhân lực trẻ của
ngành, để 20 đến 30 năm sau, nhóm nhân lực trẻ
này sẽ kế nhiệm và phát huy những kinh nghiệm đó.
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong
nhóm ngân hàng này tương đối tốt và ổn định qua
các năm, tức trình độ học vấn của các nhân viên
khi vào làm trong nhóm ngân hàng này đều phải
đạt mức “Đại học”, và hầu hết được đào tạo ngành
kinh tế nói chung. Theo khảo sát được tiến hành
đối với nguồn nhân lực thuộc nhóm ngân hàng này,
có 121 người chiếm khoảng 69,94% tổng số người
được khảo sát có trình độ học vấn là “Đại học”.
Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của
nhóm ngân hàng này tương đối tốt, đáp ứng được
yêu cầu về kiến thức kinh tế nền tảng, tạo bước
đệm cho việc hoàn thành các công việc được giao
và phát triển kiến thức, kỹ năng trong suốt thời
gian làm việc. Không những thế, nguồn nhân lực
cấp cao của nhóm ngân hàng này đã đạt được trình
độ chuyên môn nhất định, phù hợp và đáp ứng tốt
yêu cầu của nhân viên cấp quản lý trong ngân hàng.
Theo thống kê từ các báo cáo được công bố của
nhóm 18 NHTMCP Việt Nam có vốn đầu tư nước
ngoài, các thành viên trong Ban Điều hành, quản lý
ngân hàng hầu hết đều được đào tạo chuyên ngành
Tài chính Ngân hàng hoặc Quản trị Kinh doanh tại
các trường đại học lớn trong nước chuyên đào tạo
lĩnh vực kinh tế, hoặc được đào tạo tại các trường
đại học nước ngoài với các bậc Thạc sĩ và Tiến
sĩ. Việc đào tạo ở nước ngoài đã giúp cho nhóm
nhân sự cấp cao này tiếp nhận những kinh nghiệm
quốc tế trong việc điều hành hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, nhóm nhân sự này còn tham gia các khóa
đào tạo ngắn hạn chuyên về các kỹ năng lãnh đạo,
kỹ năng làm việc cũng như kiến thức chuyên sâu
về lĩnh vực chuyên môn của mình, từ đó áp dụng
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 47
Số 14, tháng 6/2014 47
vào điều hành ngân hàng trong nền kinh tế quốc
dân. Hơn nữa, nhóm nhân lực này có kinh nghiệm
nhiều năm, thường trên 15 năm trong ngành ngân
hàng nên họ có những hướng đi chắc chắn và đúng
đắn cho sự phát triển của ngân hàng, nhất là khi
ngành ngân hàng trên thế giới đang gặp những khó
khăn và thử thách.
Như vậy, trong những năm qua, chất lượng
nguồn nhân lực thuộc nhóm ngân hàng có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam đã đạt được những kết
quả tích cực trước tình hình ngành nói riêng và
tình hình kinh tế thế giới nói chung có những biến
chuyển khắc nghiệt. Những thành tựu này cho thấy
một tương lai mới cho sự phát triển của hệ thống
ngân hàng Việt Nam với những bước đi khẳng
định sự vững chắc của ngành này tại Việt Nam khi
hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Biểu đồ 5. Thống kê số năm kinh nghiệm của
đối tượng khảo sát
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm
tác giả
Theo thống kê của bảng khảo sát, ta thấy đa số
là những nhân viên có kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực công tác đạt mức từ một đến hai năm,
chiếm 49,71% tổng số 173 người được khảo sát,
tương đương với 86 người. Kế đó là số người được
khảo sát có kinh nghiệm làm việc dưới một năm,
đạt mức 66 người, tương đương với tỷ lệ khoảng
38,15% tổng số 173 đối tượng khảo sát. Điều này
cho thấy, nguồn nhân lực của nhóm ngân hàng này
tương đối trẻ, song họ chưa quan tâm đến việc tích
lũy thêm các kinh nghiệm cần thiết khi tham gia
vào ngành nghề này. Các đối tượng có số năm kinh
nghiệm dưới một năm cho đến hai năm; hầu hết
họ chỉ mới vào làm trong nhóm ngân hàng thuộc
phạm vi nghiên cứu được một khoảng thời gian
ngắn, và trước đó họ chưa từng tham gia hay tích
lũy những kinh nghiệm nào có liên quan. Chính
vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, chất lượng nguồn
nhân lực của ngành này chưa thật sự đáp ứng đúng
và đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, khi nguồn nhân
lực hiện đang thiếu hụt về kiến thức chuyên môn,
và khi tuyển dụng mới các ngân hàng đều phải
tốn các khoản chi phí và thời gian để đào tạo các
nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động của ngân hàng.
Tham khảo nghiên cứu của Đại học Tài chính
- Marketing thực hiện vào tháng 5 năm 2012 đối
với nguồn nhân lực toàn ngành ngân hàng tại
Việt Nam, thực trạng cho thấy khoảng 70% nhân
viên ngân hàng là đáp ứng yêu cầu công việc, 30%
phải đào tạo lại về các nghiệp vụ ngân hàng. Mặt
khác, khoảng 20 - 30% nhân viên tín dụng chưa
nắm rõ quy trình thực hiện, thiếu các kiến thức
pháp lý cần thiết cho việc tạo lập các hồ sơ tín
dụng, phân tích tài chính cũng như quản lý và xử
lý nợ. Ngoài ra, khoảng 50 - 60% nhân viên ngân
hàng yếu các kỹ năng giao tiếp và tổ chức công việc
(Mai Phương 2012). Điều này đồng nghĩa với việc
hiện nay nguồn nhân lực ngành ngân hàng đang
dần xuất hiện những điểm yếu về chất lượng, tức
chất lượng không tăng kịp số lượng; việc này ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng hiện
tại và tương lai. Không chỉ riêng đối với cấp bậc
nhân viên trong ngân hàng mà ngay cả các quản lý
cấp trung và cấp cao trong ngành ngân hàng hiện
nay vẫn còn thiếu kiến thức về quản lý, thiếu kinh
nghiệm trong việc điều hành một hệ thống hoạt
động xuyên suốt như thế nào. Mặt khác, theo số
liệu thống kê trong số 173 người thuộc phạm vi
khảo sát, chỉ có 24 người đã hoặc đang tham gia
các khóa đào tạo ngắn hạn về các nghiệp vụ, kỹ
năng làm việc liên quan đến lĩnh vực ngân hàng
tại các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
và Đại học Ngân hàng. Con số này chỉ chiếm một
tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số những đối tượng được
khảo sát, điều này cho thấy một thực trạng rằng
hầu hết các nhân viên thuộc nhóm ngân hàng này
đều chỉ tham gia các khóa tập huấn, đào tạo tại
ngân hàng trong suốt thời gian công tác, mà chưa
thật sự quan tâm đến việc bổ sung thêm những
kiến thức chuyên môn sâu hoặc kỹ năng làm việc
liên quan đến lĩnh vực mình đang công tác. Chính
vì vậy, hiện nay, nguồn nhân lực tại các ngân hàng
có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có những
thiếu hụt, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân
hàng, đặc biệt là yêu cầu của các cổ đông nước
ngoài tham gia vào điều hành, quản lý ngân hàng.
Tóm lại, nhóm ngân hàng có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam mặc dù có những thành tựu
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên48
Số 14, tháng 6/2014 48
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế. 1997. Quyết định số 1613/BYT-QĐ về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe, để
khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động, có hiệu lực từ ngày 15/08/1997.
BTCI & Hay Group. 2012. Tổng thuật tham luận Hội thảo khu vực “Phát triển vốn nhân lực ngành
ngân hàng tài chính”. Đơn vị tổ chức BTCI, trang 07 - 15.
L.H. 2011. Nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng tụt hậu, xem 13.02.2013 <
Home/LaoDong/daidoanket.vn/Nguon-nhan-luc-Viet-Nam-ngay-cang-tut-hau/6624007.epi>
Mai Phương. 2012. Nguồn nhân lực ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu, xem 18.02.2013 <
petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/nguon-nhan-luc-ngan-hang-chua-dap-ung-yeu-cau.html>
Phùng, Tuấn. 2012. Phát triển vốn nhân lực ngành ngân hàng - tài chính, xem 18.02.2013<http://
www.baomoi.com/Home/TaiChinh/tapchitaichinh.vn/Phat-trien-von-nhan-luc-nganh-ngan-hang--tai-
chinh/9511881.epi>
Stephen Choo. 2012. Manpower Development Trends - In collaboration with BTCI, BTCI, Hay
Group, trang 02 - 05.
WB .2012. World Development Indicators 2012, WB, trang 49.
WHO. 2006. Constitution of the World Health Organization - Basic Documents, Forty-fifth edition.
Supplement, trang 01.
nhất định trong việc xây dựng và phát triển đội
ngũ nhân sự. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế và
tài chính những năm gần đây, chất lượng nguồn
nhân lực của nhóm ngân hàng có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế về mặt
kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng
làm việc; và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động của ngân hàng đó là sự suy thoái của đạo đức
nghề nghiệp trong nguồn nhân lực đang hoạt động
tại các ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_chat_luong_nguon_nhan_luc_trong_cac_ngan_hang_co.pdf