Cổ phần hoá DNNN là việc chuyển một phần sở hữu DNNN sang sở hữu hỗn hợp (sở hữu của các cổ đông thuộc các thành phần kinh tế) nhằm mục đích huy động mọi nguồn vốn của tất cả các thành phần kinh tế, phát huy tính tự chủ của người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Thực ra thì CPH là một quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu DNNN, tức là chuyển doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu Nhà nước sang doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục tiêu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển cả doanh nghiệp theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung. Vì thế, nói đến CPH doanh nghiệp TMNN thì cũng chính là một bộ phận của DNNN khi thực hiện CPH.
54 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN và những vấn đề tồn tại sau cổ phần hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều này có thể nói là doanh nghiệp đã quan tâm đến việc sử dụng nguồn lực và công tác quản trị điều hành. Đối với tốc độ tăng lợi nhuận thì được biểu hiện:
Tốc độ tăng lợi nhuận của DN sau CPH
Đơn vị tính : triệu đồng
STT
Ngành
trước CPH
2004
2005
2006
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
1
Công nghiệp
67002
75625
112,87
93437
139,45
159796
238,49
2
TM&DV
78788
104972
133,23
157304
199,66
224607
285,08
3
Thuỷ sản
38996
53074
136,10
64324
164,95
132621
40,09
Nguồn: bảng 3 phụ lục 1
Đối với thu nhập của người lao động và cổ đông sau CPH được đánh giá qua bảng số liệu: thu nhập trên vốn cổ phần hoá của doanh nghiệp sau CPH:
Thu nhập trên vốn CPH của các doanh nghiệp sau CPH
Đơn vị tính: VN đồng
STT
Ngành
2004
2005
2006
Giá trị
% so với 2004
Giá trị
% so với 2004
1
Công nghiệp
2269
3447
151,94
3676
106,65
2
Thuỷ sản
4161
3014
72,44
6600
218,99
3
TM&DV
4978
4808
96,57
3534
73,51
nguồn: bảng 4 phụ lục 1
Ngoài ra, doanh nghiệp đã có bước chuyển biến lớn cả về qui mô, giá trị và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu như công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp đã niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, hay một đại diện mới cổ phần hoá chuẩn bị lên sàn như công ty phân đạm và hoá chất dầu khí(đạm Phú Mỹ).
Theo số liệu của HSCC, năm 2003 Vinamilk được đánh giá ở mức 100 triệu USD; một năm sau thực hiện CPH, theo đánh giá của thị trường là 150 triệu USD và đến năm nay phần vốn và lãi của Nhà nước đã tăng vọt lên 970 triệu USD (gần 16000 tỷ đồng). Với đạm Phú Mỹ vào thời điểm CPH, giá trị doanh nghiệp này được xác định ở mức 3800 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với vốn đầu tư. Khi tiến hành đấu giá vào cuối tháng 4 năm 2007, Nhà nước thu về gần 7000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số vốn đầu tư ban đầu và vẫn giữ cổ phần chi phối ở công ty.
Tóm lại, sau CPH, nhiều doanh nghiệp đã đạt được những kết quả đáng kể như đã nêu ở trên, nhưng quan trọng hơn là khả năng quản lý doanh nghiệp sẽ phát huy trước yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với ban điều hành, trong trách nhiệm quản lý đối với kết quả sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhân lực.
2.2.2 - Cổ phần hoá với đời sống xã hội
Bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng tác động đến các vấn đề xã hội và quá trình CPH không phải là ngoại lệ.
CPH tác động đến các vấn đề xã hội trên nhiều phương diện, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của đối tượng xã hội, làm thay đổi và phát sinh những mối quan hệ mới. Ảnh hưởng của CPH có thể rất tích cực song cũng chứa đựng những yếu tố tiêu cực nếu không xử lý đúng. Đối với người lao động thì việc làm là vấn đề sống còn, mất việc sẽ đe doạ trực tiếp cuộc sống của người lao động, cũng như gia đình họ. Thậm chí trong nhiều trường hợp, mất việc làm có thể thay đổi cả số phận của những người lao động. Vì vậy, đây thực sự là một thử thách không nhỏ trong và sau quá trình CPH các doanh nghiệp TMNN.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã thực hiện tốt các vấn đề này, cụ thể như một số công ty dệt may. Những công ty này sau khi cổ phần hoá thì quyền lợi và điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện rõ rệt. Người lao động tuỳ theo năng lực công tác được mua cổ phiếu theo giá ưu đãi và được sắp xếp làm việc hợp lý hơn trong mô hình sản xuất kinh doanh năng động hiệu quả hơn, lực lượng lao động đã được tinh giản, bổ sung mới. Hàng chục nghìn cán bộ, công nhân cao tuổi hoặc không phù hợp với công việc đã được nghỉ việc và hưởng chế độ theo nghị định 41 của Chính Phủ. Riêng công ty cổ phần dệt Việt Thắng, hơn 27 tỷ đồng đã được chi ra để trả cho 500 người nghỉ việc, thay vào đó là 500 cán bộ, công nhân trẻ phù hợp với công việc. Đối với công ty dệt Phước Long cũng đã chi ra hơn 7 tỷ đồng để giải quyết chế độ cho hơn 200 lao động. Hầu hết các trường hợp được nghỉ chế độ đều cảm thấy thoả đáng khi có được một khoản tiền đáng kể ra làm ở bên ngoài. Trong khi những người được ở lại làm việc có hiệu quả, có thu nhập cao hơn nhiều, nơi thu nhập của người lao động đã tăng từ 30% đến gần 50%, đó là những công ty cổ phần dệt Phước Long, công ty cổ phần may Nhà Bè.
Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi phù hợp cho các doanh nghiệp sau CPH, từ đó làm tăng lợi ích của người lao động và của xã hội
2.2.3 - Cổ phần hoá với sự phát triển thị trường
2.2.3.1 - Hoạt động của thị trường vốn
Hiện nay nước ta đang ở giai đoạn phát triển của thị trường vốn và ngày càng được hoàn thiện. Mục tiêu phát triển thị trường này đã được Nhà nước đưa ra là phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc ở Việt Nam. Từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách kinh tế. CPH là điều kiện tốt nhất, tiên quyết nhất nhằm thúc đẩy thị trường vốn.
Sau CPH nước ta đã đạt được những kết quả như: thị trường vốn đã thiết lập được một hệ thống thị trường có tổ chức của Nhà nước như cơ chế vận hành, có cơ chế quản lý, hạ tầng thị trường, hệ thống các nhà phát hành, các nhà đầu tư và các trung gian hoạt động trên thị trường. Qui mô của thị trường vốn có bước phát triển khá mạnh và có 2/3 các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là công ty cổ phần hoá. Rồi các công ty minh bạch hơn, thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt hơn và giá trị doanh nghiệp tương đương với giá thị trường. Cho đến hết năm 2006 đã có 3400 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá với tổng giá trị vốn Nhà nước bán ra là 35.500 tỷ đồng. 26.000 công ty cổ phần thành lập mới với số vốn cổ phần huy động khoảng 80.000 tỷ đồng, hơn 400 loại trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và đăng ký giao dịch với tổng vốn điều lệ là 20.000 tỷ đồng và giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm 31/12/2006 là 221.156 tỷ đổng(bằng 22,4% GDP năm 2006), hệ thống các định chế trung gian thị trường đã được thiết lập. Ngoài số lượng các ngân hàng Thương mại, các tổ chức tài chính, kế toán, công ty quản lý quỹ tăng mạnh. Số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng tăng và dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá về nguồn vốn đạt được của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá lấy nghiên cứu:
Thay đổi về qui mô vốn sở hữu sau CPH
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Ngành
trước CPH
2004
2005
2006
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
1
Công nghiệp
67.002
75.625
112,87
93.437
139,45
159.796
238,49
2
Thuỷ sản
38.996
53.074
136,10
64.324
164,95
132.621
40,09
3
TM&DV
78.788
104.972
133,23
157.304
199,66
224.607
285,08
Nguồn: bảng 5 phụ lục 1
Ngoài những cái đạt được thì thị trường vốn cũng gặp phải nhiều khó khăn:
Tính thống nhất trong điều hành các chính sách liên quan còn hạn chế như điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, chính sách tham gia của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vào thị trường vốn, qui mô thị trường vốn còn nhỏ (cung cấp vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế thị trường cho thị trường chưa nhiều), việc phát hành cổ phiếu mới của các công ty cổ phần trực tiếp trên thị trường còn ít.
Giá trị vốn Nhà nước bán ra tại các DNNN cổ phần hoá chưa nhiều (hiện chiếm khoảng 20% tổng giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp). Hiện nay, thị trường thiếu sự kiểm soát của Nhà nước đang chiếm thị phần lớn. Cổ phiếu của doanh nghiệp TMNN đã cổ phần hoá có quy mô lớn hoặc lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, điện lực, viễn thông, hàng hải vẫn tự do giao dịch trên thị trường không chính thức, không công khai, minh bạchđã tác động tiêu cực tới thị trường có tổ chức và gây ra những bất ổn cho cả hệ thống. Trong khi đó sự tham gia ồ ạt của nhiều nhà đầu tư, hoạt động đầu tư theo phong trào trong khi nguồn cung hạn chế đã làm mất cân đối về cung cầu chứng khoán.
2.2.3.2 - Hoạt động của thị trường chứng khoán
Để thấy được sự phát triển ở mức độ cao của nền kinh tế thị trường, người ta thường nhìn vào sự biểu hiện của chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ở thị trường này, các cổ phiếu, trái phiếu của công ty được mua bán, tạo nên thị trường vốn sôi động. Sự hình thành thị trường chứng khoán bắt đầu từ nhu cầu mua bán, trao đổi cổ phiếu do các công ty phát hành. Vì thế, có thể nói, sự hình thành và phát triển các công ty cổ phần là điều kiện, tiền đề của sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán.
Hiện nay, trung bình trong các doanh nghiệp TMNN đã cổ phần hoá, Nhà nước nắm giữ 46% cổ phần, người lao động giữ 29,6% cổ phần và 24,1% cổ phần thuộc sở hữu khác. Trong đó có khoảng 33% các doanh nghiệp TMNN đã cổ phần hoá mà Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối trên 50%. Theo như thống kê, thì tổng giá trị chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam chiếm khoảng 0,5% GDP (trên duới 2000 tỷ đồng) với sự tham dự của 28 công ty niêm yết trên thị trường và khoảng 19000 cổ đông. Đặc biệt nổi lên đó là công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) từ khi cổ phần hoá thì hoạt động trên thị trường chứng khoán cũng phát triển lên đáng kể, biểu hiện ở giá trị cổ phiếu hiện nay của Vinamilk chiếm 20% thị trường vốn cổ phiếu niêm yết, với giá trị vốn hoá 810 triệu USD. Thị trường giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán thì cao gấp 8 lần so với mệnh giá.
Chính vì thế đòi hỏi thị trường chứng khoán của Việt Nam phải lớn mạnh, xứng đáng là sàn giao dịch công bằng, minh bạch, hiệu quả cho các nhà đầu tư.
2.2.4 - Cổ phần hoá với hội nhập kinh tế
Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích đất nước là mục tiêu cao nhất là nguyên tắc chủ đạo của Nhà nước. Và theo như lộ trình gia nhập thương mại thế giới (WTO) của nước ta, năm 2009 sẽ là năm bắt đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường bán lẻ. Bởi khi đó, các tập đoàn, các nhà đầu tư Quốc tế sẽ có thể thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài, thay vì phải xin phép thành lập liên doanh. Điều đó cũng có nghĩa là sức cạnh tranh bán lẻ của doanh nghiệp Thương mại nước ta với các doanh nghiệp khác gay gắt hơn. Qua đó ta thấy CPH các doanh nghiệp TMNN có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Sau CPH, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, các hệ thống phân phối trên thị trường được mở rộng nhiều hơn làm cho thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. Quay lại ví dụ công ty cổ phần sữa Việt Nam thì công ty này có một mạng lưới kinh doanh hiện đại với 176 nhà phân phối, 70.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Vinamilk có 7 nhóm với 200 mặt hàng. Từ những ví dụ cho thấy rằng, cổ phần hoá giúp cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư ở Việt Nam. Nhưng bên cạnh những cái đạt được đó thì các doanh nghiệp bán lẻ của nước ta còn hạn chế về tính chuyên nghiệp, tài chính hạn hẹp, hậu cần không hoàn thiện, đặc biệt là thiếu tính chiến lược dài hạn. Để khắc phục những hạn chế trên cần có biện pháp đúng đắn và thực hiện cổ phần hoá được coi là tốt nhất từ đó nước ta có thể chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2020.
2.3 - Những vấn đề tồn tại sau cổ phần hoá trong thời gian vừa qua
2.3.1 - Hạn chế
Chuyển biến của doanh nghiệp sau CPH đang được khẳng định nhưng phía sau quá trình đó còn bộc lộ những bất cập, có những trường hợp nhắc đến trong cuộc hội thảo như là kết quả điển hình, liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp, tại cấu trúc hay năng lực quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá.
2.3.1.1. Đối tượng của cổ phần hoá
Đối tượng CPH còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, đẩy mạnh công tác CPH
Đối tượng mua cổ phần hạn hẹp là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp sau CPH không có sự thay đổi đáng kể trong phương thức quản lý, quản trị doanh nghiệp trong thời gian dài, CPH lần đầu chủ yếu do Nhà nước nắm giữ, chi phối, tiếp đến là bán cho người lao động, nhà đầu tưquyền mua cổ phần của người quản lý trong doanh nghiệp. Nhà đầu tư có tiềm năng (bao gồm nhà đầu tư trong và ngoài nước) rất hạn chế, nhiều trường hợp CPH doanh nghiệp hoàn toàn do Nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ hết.
Nghị định 187 cho phép nhà đầu tư chiến lược trong nước được mua tối đa 20% số cổ phần ưu đãi. Như vậy vẫn còn sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng có thể mua được lượng cổ phần đủ lớn để tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp.
Tuy nhiên ta thấy rằng tại điểm C khoản 3 điều 6 NĐ 109/CP ngày 26/6/2007 Chính phủ đã quy định “nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá thành công bình quân” quy định này chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược ở chỗ là họ không phải mua giá cao nhất nhưng cũng chẳng được mua giá thấp nhất.
Ví dụ đối với CPH của Vinatex khi “chào bán” theo NĐ 109/CP đã có những hạn chế: thứ nhất, so sánh ứng xử đối với nhà đầu tư chiến lược giữa hai văn bản hướng dẫn thực hiện cổ phần hoá, có tính pháp lý khá cao trong khoảng thời gian liền kề. Thứ hai, trong thời gian tới, Vinatex thực hiện IPO và rất cần đến sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược tên tuổi thì vô hình chung những nhà đầu tư này lại đứng ngoài cuộc chơi. Thứ ba, ngay cả khi thực hiện theo NĐ109/CP thì bản chất cuộc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược cũng không hoàn toàn phản ánh được mức giá thị trường vì nhà đầu tư chiến lược dù qui mô lớn đến đâu vẫn chỉ là một nhà đầu tư và đương nhiên mức giá sẽ không khách quan và thị trường như đấu giá rộng rãi ra công chúng.
Tóm lại, chúng ta chưa thực sự lôi cuốn được các nhà đầu tư chiến lược và chưa hấp dẫn được các cổ đông. Có thể nói là chúng ta mới bước đầu đạt được mục đích đa sở hữu mà chưa đạt được mục đích đa ngành nghề, đa quốc gia trong doanh nghiệp TMNN nói riêng, DNNN nói chung. Phải chăng bộ máy lãnh đạo công ty cơ bản chuyển từ DNNN sang. Do đó khó có bước đột phá về chiến lược kinh doanh, về tư duy chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp? Vấn đề đặt ra ở đây là cán bộ và công tác cán bộ của chúng ta chưa ngang tầm tại thời điểm vào tháng 4 – 2006 hơn 10% doanh nghiệp cổ phần đang trong tình trạng này.
2.3.1.2. Xác định giá trị của doanh nghiệp.
Cơ chế và phương pháp định giá hiện hành theo quy định hiện nay có 2 cơ chế định giá được phép áp dụng là thành lập hội đồng định giá hoặc thuê công ty tư vấn định giá độc lập. Thành viên của hội đồng định giá là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, như sở tài chính, sở khoa học công nghệ,Chính vì thế định giá theo cơ chế này thường không phản ánh được giá trị thực tế của các doanh nghiệp. Hơn nữa mâu thuẫn về quyền lợi giữa doanh nghiêp TMNN với cơ quan quản lý nhiều khi làm cho việc định giá chậm thống nhất. Việc sử dụng các công ty tư vấn độc lập để định giá là có hiệu quả hơn nhưng vẫn còn hạn chế trong việc xác định giá tài sản vô hình như thương hiệu hay lợi thế kinh doanh. Các công ty tư vấn độc lập ở Việt Nam còn non trẻ, chưa đủ kinh nghiệp và trình độ để định giá những doanh nghiệp lớn và phức tạp, đây cũng là một vấn đề phải quan tâm sau CPH. Riêng vấn đề tính giá trị sử dụng đất đã thấy khó khăn do thiếu những quy định cụ thể, chưa có thị trường, điều quan trọng là thiếu các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp. Mặc dù bộ tài chính đã quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng để áp dụng hiệu quả công thức này là một điều rất khó. Nhiều quan điểm còn cho rằng phương pháp định giá tốt nhất trong trường hợp này là đấu giá công khai, tuy nhiên điều này khiến cho một số doanh nghiệp lo ngại vì cho rằng đấu giá theo hình thức này sẽ chỉ thu hút các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chứ không giúp cho họ đạt được mục tiêu chính là khi CPH sẽ đem lại những định chế đầu tư chiến lược để đóng góp kinh nghiệm quản lý và chiến lược kinh doanh.
2.3.1.3. Việc giải quyết số lao động dôi dư của doanh nghiệp sau cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn
Để đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển, số cán bộ công nhân năng lực yếu kém sẽ phải nghỉ việc, trong đó không ít người đã có quá trình làm việc lâu năm. Sử lý số lao động dôi dư này là một vấn đề tế nhị, làm sao vẫn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, vẫn đảm bảo cho các cán bộ công nhân nghỉ hưu sớm mà họ vẫn cảm thấy thoải mái, yên tâm; đây là một vấn đề không kém phần nan giải. Trong khi đó, trước đây chính sách hỗ trợ lao động dôi dư theo NĐ 41 đã thúc đẩy tiến trình CPH nhanh hơn nhưng kể từ khi hết nguồn hỗ trợ kết thúc ngày 31/12/2005 thì tốc độ CPH bị chậm lại (không được hỗ trợ kinh phí thì việc đào tạo và sắp xếp lại số lao động này khiến cho khả năng hoạt động của doanh nghiệp bị hạn chế). Hơn nữa đội ngũ cán bộ chủ chốt ở một số doanh nghiệp còn kém về năng lực cũng như phẩm chất được đề bạt trong cơ chế cũ, nay chuyển sang công ty cổ phần đã không đảm đương được với nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó nghị định mới về CPH còn gây khó khăn cho người lao động, biểu hiện ở chỗ : NĐ 109 đã giới hạn lượng cổ phần người lao động được mua, theo đó người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp CPH được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc. Đây thực sự là một vấn đề vướng mắc đối với tiến trình CPH đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn
2.3.1.4 Sau CPH còn tồn tại vấn đề thất thoát vốn và tài sản của nhà nước khá nghiêm trọng
Theo báo cáo của bộ thương mại đã cho thấy là trong số 58 doanh nghiệp CPH ở bộ này thì sau 2 năm đã có 14 doanh nghiệp bị giảm doanh thu và 6 doanh nghiệp khác bị giảm lợi nhuận. Không những doanh thu, lợi nhuận giảm mà còn kéo theo nợ của doanh nghiệp sau khi CPH đã tăng lên với mức khá cao. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp TMNN hiệu quả đầu tư giảm sút; tình trạng lãng phí, tham nhũng, làm thất thoát vốn và tài sản của nhà nước diễn ra khá nghiêm trọng; nguồn lực của doanh nghiệp chưa được huy động và phát huy tốt tính bảo ấp,bảo trợ dưới nhiều hình thức;tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất thấp, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Thất thoát vốn và giá trị tài sản của nhà nước qua việc đánh giá giá trị thực của doanh nghiệp chưa chính xác. Có thể cao hoặc thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán, phần lớn là cao hơn từ 10% - 30%. Có trường hợp giá cổ phiếu khi đấu giá cao hơn mệnh giá từ 30% - 200%. Ngoài ra những tài sản không dùng được, loại ra khi tính giá trị doanh nghiệp cũ nát hoặc còn sử dụng được nhưng hiệu quả thấp, nhiều trường hợp chưa thể bàn giao cho công ty mua bán nợ nhưng các doanh nghiệp đã lạm dụng khai thác để kiếm lợi. Tuy nhiên chưa có qui định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện quản lý phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp.
2.3.2 - Nguyên nhân
Hiện nay CPH các doanh nghiệp TMNN nói riêng, DNNN nói chung đang là vấn đề mà tất cả mọi người trong xã hội đều quan tâm. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại sau CPH là:
2.3.2.1.Về khách quan
CPH một công việc rất mới đối với nước ta và khác hẳn về bản chất so với tư nhân hoá ở các nước khác trên thế giới. Do vậy CPH ở nước ta khó khăn hơn vì phải mày mò làm thử, rút kinh nghiệm và phải thận trọng từng bước, dẫn đến chậm trễ là khó tránh khỏi. Mặc dù mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng cao, kinh tế phát triển, nhưng so với các nước khác thì nước ta còn nghèo; các doanh nghiệp TMNN,DNNN làm ăn kém hiệu quả, tập quán đầu tư theo cách mua cổ phiếu chưa có và thị trướng chứng khoán thực sự chưa phát triển,chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
2.3.2.2. Về chủ quan:
Thứ nhất, nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước và hệ thống chính sách bảo đảm
Việc quán triệt các quan điểm chủ trương của Đảng và nhà nước về cổ phần hoá, một số doanh nghiệp TMNN ở các cấp, ở cả địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu rộng do một số lãnh đạo chính quyền cơ sở lo ngại CPH làm mất chủ quyền của nhà nước, làm mất vai trò kinh tế của quốc doanh; từ đó do dự chần chừ chưa muốn CPH ngay mà còn chờ đợi, nghe ngóng; một số cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp chưa thấy được sự cần thiết của CPH, đa số lo ngại mất quyền lợi, địa vị; một số khác còn mang tư tưởng bao cấp; người lao động lo lắng việc làm sợ giảm thu nhập. Hơn nữa trong cơ chế hiện tại số người đang hưởng lợi và an vị là không ít. Họ coi việc chỉ hoãn CPH là chiến lược tối ưu, vì sau CPH người có trách nhiệm CPH là rất lớn nhưng lợi ích mà họ nhận được lại chưa xác định.
Trong các doanh nghiệp TMNN, DNNN nói chung cơ chế lương thưởng vẫn chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, bằng cấp và việc tuyển dụng đề bạt, bổ nhiêm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoài khả năng chuyên môn nghiệp vụ, nên tập thể người lao động ít có động cơ để làm việc, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Nhiều người lao động sẽ được lợi sau CPH, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người mất việc làm do không đáp ứng yêu cầu chuyên môn, dẫn đến việc không hăng hái với CPH
Công tác chỉ đạo của nhà nước còn chậm và lúng túng
Nhà nước chưa có văn bản đủ tầm cỡ về mặt pháp lý ( luật, pháp lệnh cổ phần hoá), nội dung trong văn bản chỉ đạo chưa rõ ràng, nhiều vấn đề chưa được khẳng định dứt khoát, cụ thể như: Trách nhiệm của cán bộ, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo CPH như thế nào?; CPH là tự nguyện hay bắt buộc?; những doanh nghiệp nào sẽ phải CPH, những doanh nghiệp nào chưa hoặc không cổ phần hoá?; tỷ lệ cổ phần chi phối của nhà nước, tỷ lệ dành cho người lao động trong doanh nghiệp, tỷ lệ bán ra ngoài xã hội, ?; việc bán cổ phần cho người nước ngoài có quy định nhưng chưa có văn bản hướng dẫn để thực hiện, các ngành các cấp ít quan tâm đến việc huy động vốn bằng hình thức này, còn lúng túng chưa giám làm; việc giải quyết một số thủ tục về pháp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành CPH rất chậm; những thủ tục pháp lý về nhà xưởng, đất đai, xác định vốn, xác định giá trị doanh nghiệp và chuyển vốn đối với doanh nghiệp sử dụng những tài sản nhà nước do nhiều cơ quan quản lý; quy trình CPH rườm rà, phức tạp, nhiều thủ tục phức tập tốn kém.
Bộ phận chỉ đạo ở cả trung ương và địa phương đều kiêm nghiệm nên không tập trung vào công tác chỉ đạo CPH, dẫn đến công việc bị chậm trễ, kéo dài. Ban chỉ đạo trung ương CPH không đủ thẩm quyền quyết định trực tiếp các đề án hay kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp
Một số chính sách chế độ cụ thể đối với các doanh nghiệp CPH chưa có sức hấp dẫn, chưa tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp hăng hái tiến hành CPH
Các doanh nghiệp TMNN, DNNN vẫn được nhiều ưu đãi của nhà nước hơn các công ty cổ phần như về xuất nhập khẩu, vay vốn ngân hàng; về thái độ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Người lao động trong các doanh nghiệp đa số còn nghèo nàn, không đủ tiền mua cổ phiếu, chế độ cấp không cổ phiếu, hưởng cổ tức và chế độ cho vay để mua cổ phiếu trả chậm còn quá ngặt nghèo.
Cách tính giá trị doanh nghiệp chưa bao gồm việc xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp, chưa có cơ sở vững chắc, chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp sau CPH chỉ được giảm thuế lợi tức 50% trong 2 năm đầu ( bất kể có lãi hay không ) còn thấp hơn so với đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước.
Việc xử lý các khoản nợ đang tồn đọng là một vấn đề bất cập trong các chính sách: Theo khoản 2, Điều 8, NĐ187: những khoản nợ “vô chủ” nằm trong qui định phải chuyển giao và mang tính kế thừa, nghĩa vụ và trách nhiệm. Mặc dù NĐ187 được thay thế bởi NĐ109 nhưng tại NĐ này (Điều 16) chỉ qui định về việc xử lý các khoản nợ đến hạn mà không đề cập đến việc xử lý các khoản nợ phải trả chưa đến hạn của doanh nghiệp TMNN, DNNN được CPH. Điều này có thể dẫn đến không thống nhất trong cách xử lý các khoản nợ phải trả chưa đến hạn của các doanh nghiệp được CPH. Mặt khác NĐ109 cũng không đưa ra các qui định về trình tự thủ tục, qui trình trong việc xác định về cơ chế tham gia của các chủ nợ vào quá trình xác định, bàn giao nợ cũng như trách nhiệm của các bên liên quan để bảo đảm tính chính xác trong việc bàn giao các khoản nợ. Điều 10, NĐ109 mặc dù có bổ sung thêm qui định các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định bổ sung sau khi đã quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không chịu trách nhiệm của công ty cổ phần, nhưng lại không có bất cứ qui định nào xác định cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm về khoản nợ không được bàn giao này
Thứ hai, vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp không thuộc diện cần giữ cổ phần chi phối, phổ biến nhất là ở trong các tổng công ty nhà nước thuộc các ngành không chỉ riêng thương mại. Vấn đề thu hút cổ đông ngoài doanh nghiệp mới đạt 24,1% vốn điều lệ, mới có trên 20 công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là các cổ đông chiến lược. Vì thế cũng không có nhiều cơ hội để tham gia vào phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, cơ chế vận hành và kiểm tra, giám sát dân chủ - Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Sự bất cập, thậm chí sự khiếm khuyết của cơ chế phối hợp hoạt động của các chế độ kiểm tra giám sát đã tạo ra những kẽ hở gây ra những hạn chế thậm chí hậu quả không đáng có. Giám đốc doanh nghiệp TMNN là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về doanh nghiệp và họ thường được bổ nhiệm; theo đó cơ quan nào bổ nhiệm sẽ là người đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp. Nhưng khi bổ nhiệm giám đốc và trong quản lý nhân sự lại thường không qui định rõ về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Thêm vào đó lại thiếu biện pháp kiểm tra, kiểm soát họ(các tổ chức Đảng, cơ quan hữu trách, cơ quan đoàn thể,) một cách tương xứng chặt chẽ , thật sự dân chủ nên không ít giám đốc quản lý thiếu trách nhiệm, làm thất thoát tài sản, thậm chí là đục khoét tài sản của doanh nghiệp.
Thứ tư, công tác cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp TMNN, DNNN, chúng ta thiếu nhiều cán bộ có nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường; chưa có trường chính quy đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ này. Công tác nhân sự hiện nay chưa đáp ứng được việc tìm ra các nhà quản lý doanh nghiệp thực sự có năng lực trong nền kinh tế thị trường, chưa có cơ chế thi tuyển giám đốc. Cán bộ quản lý doanh nghiệp TMNN sau CPH như tổng giám đốc, hội đồng quản trị và kế toán trưởng chưa có qui định rõ ràng về trách nhiệm quyền lợi. Điều đó cũng tạo nên sự thiếu quyết tâm CPH của doanh nghiệp
Chương III. Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước
3.1 - Một số định hướng về cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN
Những doanh nghiệp sản xuất,cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có thể chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên còn các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Thực hiện CPH với quá trình phù hợp, trước mắt nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm , dịch vụ công ích theo phương thức đặt hàng, giao đúng kế hoạch như quy định tại NĐ số31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005. Khi CPH, nhà nước không cần nắm giữ cổ phần hoặc chỉ nắm giữ cổ phần ở mức thấp ( nhỏ hơn 35%) tại các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức đấu thầu, đặt hàng như nghị định trên.
Việc CPH các tập đoàn, các tổng công ty là vấn đề còn mới, khó khăn và phức tạp vì vậy cần có những quan điểm, phương pháp bước đi phù hợp, chắc chắn; giữ vững ổn định sản xuất, không gây tác động đến môi trường đầu tư, đời sống người lao động và xã hội. Do các tổng công ty TMNN là những doanh nghiệp có qui mô lớn đa số hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên còn một số công ty kết quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Vì thế cần phân loại các doanh nghiệp, những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tốt thì tiến hành CPH còn những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì tìm nguyên nhân sau đó khắc phục và tiếp tục quá trình CPH.
Để thúc đẩy quá trình CPH các doanh nghiệp TMNN ta có một số định hướng sau:
Thứ nhất, nhà nước cần đẩy nhanh tiến trình CPH doanh nghiệp TMNN để là tiền đề cho phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ.
Thứ hai, tổ chức và sắp xếp các doanh nghiệp TMNN: đối với những ngành hàng quan trọng thuộc những cân đối chủ yếu của nền kinh tế, có tác động đến sản xuất và đời sống; các ngành hàng mà việc đầu tư, thu hồi vốn nhanh, có mức tích luỹ lớn cho ngân sách nhà nước. Ở các ngành này các thành phần kinh tế khác có thể tham gia kinh doanh nhưng TMNN phải nắm giữ vai trò chi phối (các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn), ở những loại này cần lựa chọn một số ngành hàng có điều kiện thành lập những tập đoàn những tổng công ty gồm nhiều công ty hoạch toán độc lập.Trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại cùng đầu tư liên kết với nhau thông qua hoạt động của các công ty tài chính. Riêng các ngành còn lại: mục tiêu kinh doanh của TMNN là tạo thuận lợi, là lực lượng kinh tế của nhà nước hoạt động trên thị trường cùng với các thành phần kinh tế khác. Phương án các ngành hàng là hình thành các tổng công ty, công ty kinh doanh tổng hợp, gắn xuất nhập khẩu với kinh doanh nội địa
Thứ ba, để phát triển thị trường các doanh nghiệp cần có định hướng về mặt chiến lược: tiếp tục đổi mới phương thức kinh doanh bằng nhiều cách liên kết để làm nhà phân phối cho các nhà sản xuất có uy tín, tạo lập hệ thống phân phối liên hoàn kiểu Petrolimex hoặc cà phê Trung Nguyên, Muốn vậy các doanh nghiệp phải củng cố khôi phục nâng cấp hệ thống các cửa hàng, điểm bán lẻ đã có; lập quy hoạch một cách hợp lý đồng thời phát huy một trong những lợi thế thương mại vô hình mà các doanh nghiệp thương mại thuộc các thành phần kinh tế khác không dễ có được đó là sự tín nhiệm của nhân dân đối với hệ thống thương nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp TMNN cũng đã đến lúc phải tạo lập một thương hiệu riêng cũng như sử dụng thương hiệu để cạnh tranh; nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng theo cách thức “động” để từ đó tạo lập các tiêu chuẩn kỹ thuật thương mại cho hàng hoá và chủ động tạo hợp đồng với các nhà sản xuất; phân phối theo khu vực thành thị, nông thôn, miền núi, nhu cầu tiêu dùng cũng như quy mô, chất lượng thị trường ở cả 3 khu vực này phải có những phương thức kinh doanh khác nhau.
Thứ tư, sát nhập các doanh nghiệp có cùng ngành hàng hoặc liên ngành hàng để tạo thế, lực trong cạnh tranh. Sự mở cửa thị trường dẫn đến các tập đoàn kinh doanh thương mại quốc tế sẽ thâm nhập vào thị trường nước ta, do vậy các doanh nghiệp TMNN phải chủ động đón đầu trong việc chuẩn bị những điều kiện như kinh nghiệm của Trung Quốc đã làm trong lĩnh vực bán lẻ để thích ứng với sự cạnh tranh của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khi gia nhập WTO.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới hoạt động của TMNN trong điều kiện mới. Đầu tư liên doanh tổ chức các cơ sở sản xuất chế biến, các doanh nghiệp này vừa kinh doanh trong nước vừa tham gia xuất nhập khẩu có mạng lưới ( trực tiếp hoặc đại lý) ở các huyện, thị trấn hoặc các địa phương khác.
Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế, các hình thức đại lý bán hàng và góp vốn đầu tư( kể cả nguồn vốn nước ngoài) cho các dự án chế biến và bảo quản nông sản. Khuyến khích các doanh nghiệp TMNN ký kết hợp đồng dài hạn với các hộ nông dân, các hợp tác xã cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm tạo mối liên kết ổn định lâu dài với nông dân.
3.2 - Giải pháp khắc phục các tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp CPH
Cần phổ biến tuyên truyền cho người quản lý, người lao động, các cổ đông hay tất cả mọi người dân trong xã hội hiểu và nắm bắt đúng ý nghĩa, vai trò, lợi ích của cổ phần hoá. Khi họ hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình thì họ mới thực sự cố gắng góp sức nâng cao hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.
Để có thể thực hiện công tác phổ biến và tuyên truyền tốt thì chúng ta phải làm rõ một số vấn đề. Trước hết, CPH TMNN không làm ảnh hưởng hay làm giảm vai trò của kinh tế nhà nước. Bởi vì trong cơ cấu kinh tế thì nhà nước vẫn luôn nắm giữ các doanh nghiệp then chốt, trọng yếu, tạo nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa quá trình CPH doanh nghiệp TMNN được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Tiếp sau đó là cổ phần hoá không ảnh hưởng tới quyền lợi kinh tế hay vị trí của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và có đóng góp tích cực vào nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại cán bộ quản lý và người lao động còn tăng thêm thu nhập so với trước, cổ đông doanh nghiệp sẽ nhận được lợi tức cổ phần cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm khi đầu tư vào các doanh nghiệp CPH.
Thứ hai, cần tiến hành sửa đổi bổ sung các thể chế chính sách pháp luật đối với các doanh nghiệp sau CPH.
Xoá bỏ tình trạng bán cổ phần nội bộ trong doanh nghiệp, nên mở rộng đối tượng mua cổ phiếu: hiện nay có nhiều doanh nghiệp thương mại CPH chỉ bán ngầm cổ phần trong nội bộ doanh nghiệp không muốn công bố thông tin về bán cổ phần cho các cá nhân và tổ chức bên ngoài biết. Còn có những doanh nghiệp khi cần huy động vốn thì mặc dù lao động không có tiền để mua cổ phiếu nhưng doanh nghiệp không chịu bán cổ phiếu ra bên ngoài. Điều này không những không làm giảm khả năng huy động vốn mà còn không đúng mục tiêu của cổ phần hoá là đa dạng hoá sở hữu. Nếu tăng CPH ưu đãi bán cho người lao động, với các loại hình doanh nghiệp và ngành nghế sản xuất kinh doanh mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối thì phương án cổ phần hoá lần đầu cũng không nên đặt mức quy định nhà nước phải nắm giữ từ 51% cổ phần trở lên. Còn đối với các loại hình doanh nghiệp mà ngành nghề sản xuất kinh doanh xét thấy nhà nước cần thiết phải nắm giữ cổ phần chi phối thì nên có mức qui định giới hạn, nhà nước nắm giữ tối đa 60% hay 65% vốn điều lệ; nhà nước cũng cần ban hành qui chế thống nhất về cổ phần hoá cho nhà đầu tư nước ngoài, tránh tình trạng thiếu tính nhất quán trong các văn bản như hiện nay.
Đẩy mạnh đổi mới cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp mà nhà nước còn nắm giữ 100% vốn điều lệ nhằm hạn chế các doanh nghiệp còn dựa dẫm vào nhà nước, tạo ra bình đẳng trong hoạt động kinh doanh trước và sau CPH.
Hoàn hiện cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp CPH: xác định rõ vai trò chức năng hay nhiệm vụ của người đại diện vốn nhà nước. Theo như qui định hiện hành thì vai trò và vị trí của người đại diện phần vốn cho nhà nước có tác động ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì còn có nhiều vấn đề dẫn đến mà đại diện cho phần vốn nhà nước thực hiện chưa tốt phần việc của mình. Nên bỏ qui định nhà nước năm cổ phần ở mức thấp nhất tại các doanh nghiệpCPH, chỉ xác định cổ phần chi phối của nhà nước. Khi nhà nước nắm từ 51% cổ phần trở lên, bãi bỏ qui định về CPH chi phối của nhà nước ở mức gấp đôi cổ đông lớn nhất.
Bổ sung chính sách đối với người lao động nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trong cổ phần hoá và đảm bảo vai trò giám sát của nhà nước
Giải quyết chính đáng vấn đề lao động dôi dư sau CPH: như quy định hiện nay về việc không được chấn chỉnh hợp đồng lao động với người lao động sau khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trong năm đầu tiên gây kho khăn cho các nhà đâu tư. Nên chấm dứt hợp đồng đối với những lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi doanh nghiệp cổ CPH để giúp công ty hoạt động được hiệu quả hơn, đây là một đòi hỏi tất yếu phải thực hiện. Nhà nước cần sửa đổi điều chỉnh cơ chế giải quyết chính sách thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp sau CPH, nên tăng mức trợ cấp mất việc cho người lao động, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động để khi họ mất việc thì họ cũng có một nguồn thu nhập tạm thời đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất trước khi họ đi tìm việc khác.
Thứ ba, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thương mại cổ phần.
Tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động là yêu cầu cần thiết và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn được hoạt động trong môi trường như vậy. Môi trường này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động được ổn định, thuận lợi, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước và các doanh nghiệp trên thế giới. Điều này càng quan trọng,cần thiết hơn khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Để tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi có thể dựa trên những giải pháp sau:
- Cần xây dựng nhanh chóng bộ máy doanh nghiệp là một chính sách chuyên nghiệp. Phải coi doanh nghiệp và những thông lệ luật lệ thương mại thế giới là những đối tượng để từ đó xây dựng những văn bản pháp quy. Bên cạnh đó cần nhanh chóng hình thành phát triển và hoàn thiện các loại thị trường, trong đó chú trọng những thị trường cơ bản và những thị trường sơ khai, giúp cho doanh nghiệp TMNN phát triển hoạt động có hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công chức đối với doanh nghiệp CPH. Không phải doanh nghiệp TMNN mới là những doanh nghiệp thực sự làm ăn đúng đắn, còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không làm ăn đúng đắn, gian lận, trốn thuế, ít đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội. Các cán bộ công chức cần phải có nhận thức không lệch lạc về vấn đề cổ phần hoá, CPH còn giúp nhà nước loại bớt những doanh nghiệp TMNN làm ăn không có hiệu quả.
- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và bồi dưỡng các kiến thức cho người lao động.
Đội ngũ lao động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp TMNN nói riêng, họ chính là thành phần quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta nên quan tâm đến họ nhiều hơn. Đặc biệt sau CPH nên nâng cao chất lượng tay nghề, phẩm chất cho người lao động; cần đầu tư nâng cấp xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chất lưọng cao phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Tuy nhiên, nhà nước ta dành quỹ đầu tư cho vấn đề này còn rất ít.
- Phát triển mạng lưới tư vấn cho doanh nghiệp CPH.
Để đảm bảo định giá doanh nghiệp công bằng, minh bạch thì nhà nước cần hình thành khung pháp lý cho hoạt động tư vấn và bên cạnh đó cần có chính sách ưu đãi thích hợp, tạo sự bình đẳng giữa các tổ chức tư vấn. Cần thiết phải tạo cơ hội cho sự phát triển về quy mô và chất lượng của tổ chức tư vấn. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn tổ chức tư vấn phù hợp.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CPH tiếp cận được nhiều nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài. Ngoài ra nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CPH tham gia các chương trình chi tiêu cộng đồng chính phủ nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp CPH, góp phần nâng cao uy tín và địa vị của các doanh nghiệp, góp phần củng cố niềm tin của các doanh nghiệp và cổ đông về chính sách ,đặc biệt là sự cam kết đối xử công bằng, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế.
- Cần xác định mức độ nắm cổ phần chi phối của nhà nước tại các doanh nghiệp CPH.
Cho CPH hết vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn góp của nhà nước dưới 50% tổng vốn điều lệ. Vấn đề cổ phần chi phối của nhà nước đang gây cho doanh nghiệp một số khó khăn trong quản lý và điều hành do không thống nhất về quyền lợi giữa các cổ đông và sự can thiệp cảu nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần
Thứ tư, giải quyết về vấn đề lãnh đạo và quản lý
Về công tác cán bộ, cấp uỷ tổ chức đảng chủ động giới thiệu những cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, có năng lực và kinh nghiệm để bầu vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Để làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, Đảng và nhà nước cần xây dựng quy đinh khung có quy hoạch, lựa chọn, dự phòng thay thế cho những vị trí khi chuyển sang cổ phần hoá; bổ nhiệm cán bộ có năng lực thực sự, có đủ phẩm chất, chuyên môn để quản lý phần vốn của nhà nước đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm cao và năng lực tham gia chủ chốt cấp uỷ. Chủ chốt cấp uỷ được giao giữ vị trí quan trọng về đại diện phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp
Xác định rõ mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, cấp uỷ với hội đồng quản trị, giám đốc. Cấp uỷ nên tôn trọng các quyết định của hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc; có trách nhiệm tạo điều kiện để hội đồng quản trị, tổng giám đốc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao. Khi thấy quyết định nào chưa đúng, nếu không thông nhất được thì báo cáo với cấp uỷ và cơ quan quản lý cấp trên. Ngược lại hội đồng quản trị, tổng giám đốc có trách nhiệm bảo đảm và tạo điều kiện để tổ chức Đảng hoạt động
3.3 - Kiến nghị thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN
Qua phân tích những điều trên chúng ta có thể thấy rằng, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN một mặt cần sửa đổi bộ máy cơ chế, chính sách để tháo gỡ những vấn đề tồn tại sau CPH cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có những biên pháp quyết liệt hơn.
Thứ nhất, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách. Mở rộng đối tượng và điều kiện cổ phần hoá bao gồm cả những công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, các công ty nhà nước độc lập là những công ty mẹ được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn.
Thứ hai, điều chỉnh các quy định về xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp CPH. Theo như qui định tại NĐ số 17/2006/NĐ-CB ngày 27/1/2006 của chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp chủ động triển khai xác định giá trị quyền sử dụng đất ngay khi kiểm kê, phân loại tài sản, để nâng cao trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và đảm bảo tiến độ CPH.
Thứ ba, quy định rõ về nhà đầu tư chiến lược đồng thời xoá bỏ quyền mua ưu đãi giảm giá đối với nhà đầu tư chiến lược trong nước để tạo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư; nâng tỷ lệ cổ phần đấu giá công khai lên mức không thấp hơn 30% vốn điều lệ, trong đo dành một tỷ lệ cổ phần để bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược.
Thứ tư, mở rộng các hình thức bán cổ phần lần đầu thông qua đấu giá hoặc áp dụng các hình thức khác nhau như thoả thuận qua bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành.
Thứ năm, bổ sung quy định về thu và sử dụng nguồn thu từ CPH một cách cụ thể hơn. Đặc biệt là trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn và cho phép sử dụng nguồn để hỗ trợ các doanh nghiệp sắp xếp, giải quyết lao động dôi dư theo tinh thần NĐ số 06/2006/NĐ-CP ngày 04/05/2006 của Chính phủ.
Thứ sáu, nhanh chóng cái thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước, xoá bỏ sự phân biệt giữa doanh nghiệp trước CPH và sau CPH. Đặc biệt là trong các chính sách hỗ trợ vay vốn, thực hiện cải tiến chế độ về điều kiện vay vốn, linh hoạt và không phân biệt đối xử trong chính sách lãi suất giữa doanh nghiệp TMNN và doanh nghiệp thương mại ngoài quốc doanh.
Thứ bảy, cần hỗ trợ các doanh nghiệp TMNN thực hiện đổi mới quá trình tiếp nhận thông tin và chuyển giao công nghệ hiện đại, hướng dẫn cải tiến kỹ thuật truyền thống, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ
Cuối cùng, cần mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp TMNN về các lĩnh vực sản phẩm, thị trường, xu hướng tiêu dùng.
Kết luận
Các doanh nghiệp thương mại nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, việc cổ phần hoá sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO
Thực tế cho chúng ta thấy quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN đã đạt được nhiều những thành công to lớn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế tập trung chủ yếu ở hoạt động và khả năng phát triển của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Các doanh nghiệp TMNN sau khi cổ phần hoá chưa thể hoạt động hiệu quả khi nhà nước vẫn tiếp tục là cổ đông chi phối và khống chế các cổ đông khác, quản trị điều hành bởi nhân lực cũ, quản lý và hoạt động theo tư duy cũ. Các doanh nghiệp TMNN sau khi cổ phần cũng không thể đạt tới mục tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả khi tiềm lực tài chính còn hạn hẹp và khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế. Vì vậy cần phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại sau cổ phần hoá, từ đó rút ra kinh nghiệm và thúc đẩy quá trình cổ phần hoá nhanh hơn đối với các doanh nghiệp TMNN.
PHỤ LỤC
Bảng 1 - Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh
Đơn vị tính: %
STT
Ngành
trước CPH
2004
2005
2006
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
I
Công nghiệp
1
C.ty CP bao bì Bỉm sơn(BPC)
125,74
157,18
125,01
175,80
139,81
166,42
132,36
2
C.ty CP nhựa Bình Minh
143,86
139,63
97,06
157,04
109,16
120,42
83,70
3
C.ty CP cơ khí xăng dầu
145,39
131,20
90,24
160,09
110,11
179,17
123,23
II
Thuỷ sản
1
C.ty CP XNK thuỷ sản Bến tre
206,23
245,26
118,92
310,08
150,35
281,47
136,48
2
C.ty CP XNK thuỷ sản An Giang
320,20
273,10
85,29
314,33
98,17
318,16
99,36
3.
C.ty CP thuỷ sản số 1
244,21
307,90
126,08
361,90
148,19
360,82
147,75
III
TM&DV
1
C.ty CP hợp tác KT và XNK Savimex
207,29
131,18
63,28
131,96
63,66
106,26
51,26
2
C.ty CP Gas Petrolimex
147,15
164,21
110,10
181,45
121,66
181,45
123,94
3
C.ty CP sxkd XNK Bình Thạch
361,27
300,64
83,22
211,85
58,64
211,70
61,37
Nguồn : báo cáo tài chính, bản cáo bạch của các công ty
Bảng 2 – ROA và ROE của doanh nghiệp so với trước CPH
Đơn vị tính : %
STT
Ngành
ROA
ROE
T.CPH
2004
2005
2006
T.CPH
2004
2005
2006
I
Công nghiệp
1
C.ty CP bao bì Bỉm Sơn
18,90
11,00
12,20
9,8
20,30
12,80
14,70
13,05
2
C.ty CP nước giải khát Sài Gòn
9,00
14,00
25,00
20,00
14,00
25,00
36,00
23,00
3
C.ty CP giày Hải Phòng
11,60
7,6
6,60
6,33
16,50
16,30
15,70
15,08
II
Thuỷ sản
1
C.ty CP XNK thuỷ sản Bến tre
12,15
6,08
8,39
15,77
41,26
20,34
27,66
30,52
2
C.ty Cp XNK thuỷ sản An Giang
12,96
5,60
7,60
9,95
32,80
20,90
20,00
15,52
3
C.ty CP thuỷ sản 1
3,50
9,90
6,90
13,90
6,60
18,60
13,40
21,23
III
TM&DV
1
C.ty CP hợp tác KT và XNK Savimex
8,62
7,20
6,10
4,90
17,99
22,80
18,60
9,15
2
C.ty CP Gas Petrolimex
4,37
5,64
15,12
4,92
12,25
16,92
36,60
10,08
3
C.ty CP sxkd XNK Bình Thạch
9,30
17,80
10,60
12,26
20,60
37,50
15,60
15,99
Nguồn : Báo cáo tài chính, bản cáo bạch của các công ty
Bảng 3 : Tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp sau CPH
Đơn vị : triệu đồng
STT
Ngành
trước CPH
2004
2005
2006
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
I
Công nghiệp
1
C.ty CP bao bì Bỉm sơn(BPC)
9.195
7050
76,67
8366
90,98
8443
91,82
2
C.ty CP nhựa Bình Minh
16770
33154
197,70
66922
399,06
84948
506,55
3
C.ty CP cơ khí xăng dầu
5629
6946
123,40
5949
105,68
6109
108,53
II
Thuỷ sản
1
C.ty CP XNK thuỷ sản Bến tre
2485
5393
217,00
7811
314,29
22000
885,22
2
C.ty CP XNK thuỷ sản An Giang
13443
18097
134,62
22355
166,29
28000
208,24
3.
C.ty CP thuỷ sản số 1
1788
4247
237,53
5308
296,87
5695
318,51
III
TM&DV
1
C.ty CP hợp tác KT và XNK Savimex
8393
16192
192,92
18161
216,38
17608
206,79
2
C.ty CP Gas Petrolimex
20737
30502
147,09
93539
451,07
34013
164,02
3
C.ty CP sxkd XNK Bình Thạch
4212
22254
528,35
20309
482,17
23043
547,08
Nguồn : báo cáo tài chính, bản cáo bạch của các công ty
Bảng 4 – Thu nhập trên vốn cổ phần của doanh nghiệp sau CPH
Đơn vị tính : đồng
STT
Ngành
2004
2005
2006
Giá trị
% so với 2004
Giá trị
% so với 2004
I
Công nghiệp
1
C.ty CP bao bì Bỉm sơn(BPC)
1855
2202
118,71
2138
97,09
2
C.ty CP nhựa Bình Minh
3093
6244
201,88
6966
111,56
3
C.ty CP cơ khí xăng dầu
1853
1895
101,99
1925
101,58
II
Thuỷ sản
1
C.ty CP XNK thuỷ sản Bến tre
2340
2341
100,04
8623
368,35
2
C.ty CP XNK thuỷ sản An Giang
5490
4585
83,52
8233
179,56
3.
C.ty CP thuỷ sản số 1
2831
2116
74,74
2945
139,18
III
TM&DV
1
C.ty CP hợp tác KT và XNK Savimex
4175
3723
89,17
3263
87,64
2
C.ty CP Gas Petrolimex
2033
6236
306,74
1975
31,67
3
C.ty CP sxkd XNK Bình Thạch
8727
4464
51,15
5364
120,16
Nguồn : báo cáo tài chính, bản cáo bạch của các công ty
Bảng 5 – Thay đổi về qui mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sau CPH
Đơn vị : triệu đồng
STT
Ngành
trước CPH
2004
2005
2006
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
Giá trị
% so với T.CPH
I
Công nghiệp
1
C.ty CP bao bì Bỉm sơn(BPC)
45275
55044
121,58
57021
125,94
61421
135,66
2
C.ty CP nhựa Bình Minh
121557
135284
111,29
185468
152,58
377464
310,52
3
C.ty CP cơ khí xăng dầu
34174
36547
106,94
37821
110,67
40502
118,52
II
Thuỷ sản
1
C.ty CP XNK thuỷ sản Bến tre
37619
48425
128,72
73216
194,63
72079
191,60
2
C.ty CP XNK thuỷ sản An Giang
52360
88001
168,07
95990
183,33
298959
570,97
3.
C.ty CP thuỷ sản số 1
27008
22796
84,40
23766
88,00
26825
99,32
III
TM&DV
1
C.ty CP hợp tác KT và XNK Savimex
46628
80173
171,94
86931
186,44
192223
412,25
2
C.ty CP Gas Petrolimex
169282
180325
106,52
254674
150,45
337490
199,37
3
C.ty CP sxkd XNK Bình Thạch
20454
54419
266,06
130302
637,05
144108
704,55
Nguồn : báo cáo tài chính, bản cáo bạch của các công ty
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ( Nguyễn Quang Ngọc )
2. Báo thanh nhiên
3. Lao động số 288 ngày 19/10/2006
4. Lao động số 261 ngày 22/9/2006
5. Lao động số 156 ngày 9/7/2007
6. Tạp chí cộng sản
7. Tạp chí công nghiệp kỳ 1 tháng 5/2006
8. Theo tạp chí Lý luận Chính trị số 1-2/2007
9. Theo trang web của Bộ thương mại
10. Theo VnEconomy
11. Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 28/6/2007
12. Thời báo kinh tế Việt Nam
13. www.mof.gov.vn
14. www.vietbao.com.vn
MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Bảng 1 - Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh 45
Bảng 2 – ROA và ROE của doanh nghiệp so với trước CPH 46
Bảng 3 : Tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp sau CPH 47
Bảng 4 – Thu nhập trên vốn cổ phần của doanh nghiệp sau CPH 48
Bảng 5 – Thay đổi về qui mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sau CPH 49
Bảng chữ viết tắt
STT
CHỮ VIẾT
NỘI DUNG
1
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
2
TMNN
Thương mại Nhà nước
3
CPH
Cổ phần hoá
4
ROA
Lợi nhuận ròng / tổng tài sản
5
ROE
Lợi nhuận ròng / vốn tự có
6
NĐ
Nghị định
7
TW
Trung Ương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2711.doc