Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sơn Hà

Kế toán Trưởng: chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công tác kế toán, đồng thời là người chỉ đạo chung công tác kế toán của phòng tài chính kế toán trong công ty. Kế toán Tổng hợp: Phòng kế toán có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế cho các công trình cụ thể. Là người đại diẹn cho kế toán Trưởng khi kế toán Trưởng vắng. Kế toán vốn bằng tiền: là người theo dõi các nghiệp vụ về tiền mặt, tiền gửi, nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản tiền vay của công ty. Kế toán vật tư hàng hoá: là người có nhiệm vụ phản ánh tình hình nhập, xuất tồn vật tư vào sổ sách. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ.

doc74 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Sơn Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí vật liệu (GĐ3) Thanh tóan vận chuyển Gạch nền Kết chuyển CFNVL 336 336 336 336 336 336 336 336 154 194.597.526 134.202.022 6.047.000 150.234.070 7.515.000 210.652.100 10.586.720 220.769.590 2.241.127.007 Cộng 2.241.127.007 2.241.127.007 Kế toán ghi sổ (ký tên ) Ngày tháng Năm 2006 Kế toán trưởng (ký tên ) Bảng 2.5: SỔ CÁI TK 621- chi phí NVL trực tiếp Từ ngày 01/ 01/ 2006 đến ngày 31/12 2006 Đơn vị tính: VNĐ CTGS Trích yếu TKĐƯ Số phát sinh NT SH Có 01/ 01 31/ 09 31/ 10 31/ 12 23 395 478 725 Chi phí vật liệu CT Lạc Việt Xuất toán giá thành CT Chi phí vật liệu CTnhà chung cư Bến Đậu. Kết chuyển chi phí vật liệu 141 141 336 154 140.510.580 2.241.127.007 551.128.906 23.373755.432 Cộng 23.924.884.338 23.924.884.338 Kế toán ghi sổ (ký tên ) Ngày Tháng Năm 2006 Kế toán trưởng (ký tên ) 2.3.3. Trình tự hạch toán NVL trực tiếp là những chi phí về NVL chính, phụ, các cấu kiện hoặc bộ phận rời, vật luân chuyển tham gia cấu thành thực tế sản phẩm xây lắp. Trong khoản mục này có thể nhập kho hoặc có thể chuyển thẳng đến chân công trình. NVL sử dụngtrực tiếp cho công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Trong trường hợp NVL xuất dùng có liên quan đến nhiều hạng mục công trình không thể tính riêng được thì phải thực hiện phân bổ cho từng hạng mục theo các tiêu thức phân bổ phù hợp . Công thức phân bổ: Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng X Tỷ lệ (hệ số ) phân bổ Tỷ lệ (hệ số ) phân bổ = Tổng chi phí NVL cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Hạch toán chi phí NVL trực tiếp được tiến hành như sau: Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 621-BĐ: 194.597.526 Có TK 152: 194.597.526 Trường hợp mua NVL về sử dụng ngay (không qua kho )cho hoạt động xây lắp trong kỳ, kế toán ghi : N ợ TK 621 – BĐ: 336.784.000 Nợ TK 133: 33.678.400 Có TK111: 370.462.400 Nợ TK 621- BĐ: 985.790.000 Nợ TK 133: 98.579.000 Có TK112:1.084.369.000 Trường hợp mua nguyên vật liệu về sản xuất ngay, chưa trả tiền cho người bán: Nợ TK621- BĐ: 482.680.000 Nợ TK133:48.268.000 Có TK 331: 530.948.000 Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị xây lắp khoán nội bộ, khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt, kế toán ghi: Nợ TK 621 – BĐ: 290.768.000 Có TK 141: 290.768.000 Trường hợp NVL xuất ra sử dụng không hết nhập lại kho hoặc bán thu hồi, kế toán ghi : Nợ TK 111: 4.090.519 Có TK 621- BĐ: 4.090.519 Nợ TK 152: 45.402.000 Có TK621- BĐ: 45.402.000 Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình: Nợ TK 154: 2.241.127.007 Có TK621: 2.241.127.007 2.4 .Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.4.1. Tài khoản sử dụng Công tác hạch toán cho phí nhân công không những ảnh hưởng đến độ chính xác của giá thành sản phẩm mà còn ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động, đến việc tính lương và trả lương cho CNV. Ở dưới từng đội sản xuất, ngoài công nhân thuộc danh sách quản lý, do yêu cầu còn cần thêm lao động ở địa phương để đáp ứng tiến độ thi công. Hiện nay ở công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản là: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian . Hình thức trả lương theo sản phẩm: được áp dụng vào tính và trả lương cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia thi công. Đây là hình thức trả lương cho những công việc xó định mức hao phí nhân công và được thể hiện trên các hợp đồng giao khoán Hình thức trả lương theo thời gian: được áp dụng vào tính và trả lương cho cán bộ gián tiếp trong công ty, bộ phận quản lý ở các tổ, đội sản xuất, nhân viên tạp vụ ở công trường. Hạch toán chi phí vào TK 622vao gồm tiền lương và phụ cấp lương của công nhân sản xuất trong và ngoài danh sách quản lý. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622 “chi phí nhân công trực tiếp ”. TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí về nhân công trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong kỳ. Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 –chi tiết theo từng đối tượng 2.4.2. Chứng từ , sổ sách sử dụng Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp kinh doanh xây lắp là tiền lương, tiền công trả cho lao động thuộc danh sách do doanh nghiệp quản lý và lao động thời vụ thuê ngoài theo từng loại công việc cụ thể trực tiếp tham gia quả trình hoạt động xây lắp không bao gồm lương của công nhân điều khiển máy và các khoản trích nộp theo lương như BHXH, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Các chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp gồm: Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Hợp đồng thuê khoán ngoài Phiếu chi Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK622 Sổ cái TK 622 Bảng 2.6 CHỨNG TỪ GHI SỔ No: 473 Đơn vị tính:VNĐ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Thanh toán lương quý IV 622 623 627 334 34.006.200 9.057.900 11.400.000 52.364.100 Cộng 52.364.100 52.364.100 Kế toán trưởng (ký tên ) Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Người lập (ký tên ) Bảng 2.7 SỔ CHI TIẾT TK622 – chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/ 01/ 2006ến ngày 31/12/ 2006 Công trình nhà chung cư Bến Đậu Dư nợ đầu kỳ: 0 Phát sinh nợ: 318.148.010 đ Phát sinh có: 318.148.010 đ Dư nợ cuối kỳ: 0 Đơn vị tính: VNĐ CTGS Trích yếu TKĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có 215 289 476 641 20/ 02 12/ 03 26/ 08 TT L giảI phóng mặt bằng TTL đào móng TTL đội CT5 Kết chuyển 334 334 334 154 5.581.500 6.890.000 15.298.367 318.148.010 Kế toán ghi sổ (ký tên ) Ngày tháng Năm 2006 Kế toán trưởng (ký tên) Bảng 2.8 SỔ CÁI TK622 – chi phí nhân công trực tiêp. Từ ngày 01/ 01/ 2007 đến ngày 31/ 12/ 2007 Đơn vị tính: VNĐ CTGS Trích yếu TKĐƯ Số phát sinh NT SH Có 30/ 02 30/ 10 10/ 11 31/ 12 23 473 518 725 Chi phí nhân công công trình Đức Thọ Chi phí nhân công công trình cầu vượt Lạc Minh Chi phí nhân công CT nhà chung cư Bến Đậu Kết chuyển chi phí nhân công các công trình 141 141 336,334 154 140.510.580 150.386.750 318.148.010 3.295.870.897 Cộng 3.295.870.897 3.295.870.897 Kế toán ghi sổ (ký tên ) Ngày Tháng Năm 2007 Kế toán trưởng (ký tên ) 2.4.3 . Trình tự hạch toán Nội dung hạch toán lao động tiền lương gồm: Hạch toán thời gian lao động được tiến hành theo từng loại côg việc được giao, từng loại công nhân viên theo dõi thời gian lao động được tiến hành trong bảng chấm công sau khi được kiểm tra, xác nhận ở đội sản xuât, các phòng ban liên quan thì được chuyển đến phòng kế toán của công ty. Kế toán tiền lương lấy đây làm cơ sở để tính và theo dõi chi phí nhân công . Hạch toán khối lượng công việc được giao khoán: chứng từ ban đầu dùng là “Hợp đồng giao khoán”. Hợp đồng giao khoán được ký theo từng phần công việc, giai đoạn công việc, hạng mục công trình. Sau khi xác nhận, kết quả được chuyển về phòng kế toán của công ty để tính lương. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng giao khoán và các chứng từ có liên quan để làm cơ sở tổng hợp và tính lương. Bảng thanh toán lương được lập theo từng tháng, theo từng đội sản xuất, bộ phận thi công. Việc tổng hợp và phân bổ lương được thực hiện trên bảng tiền lương. Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành như sau: Phản ánh tiền lương, tiền công phải trả cho lao động thuộc danh sách và lao động thuê ngoài theo thời vụ Nợ TK 622 – BĐ: 250.008.010 Có TK 334: 250.008.010 Nợ TK622 – BĐ: 15.450.000 Có TK 111: 15.450.000 Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây dựng nội bộ, khi quyết toán về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi: Nợ TK 622- BĐ: 52.690.000 Có TK141: 52.690.000 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình vào TK 154: Nợ TK 154: 318.148.010 Có TK622- BĐ: 318.148.010 2.5. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 2.5.1. Tài khoản sử dụng Máy móc dùng cho thi công (gọi chung là xe ,máy ) là một phần tài sản của công ty. Để tạo quyền chủ động cho các đội công trình theo dõi, kiểm tra và sử dụng MTC, công ty giao tài sản xe, máy cho các đội xây dựng công trình lái xe phải thực hiện chế độ phục dưỡng định kỳ cho xe, máy. Kế toán sử dụng TK 613 “chi phi sử dụng MTC” để hạch toán chi phí sử dụng MTC. Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng. Kết cấu của TK 623 như sau : Bên nợ: Các chi phí liên quan đến MTC phát sinh trong kỳ (chi phí nhiên liệu chạy máy, tiền lương và phụ cấp lương cho công nhân điều khiển máy, tiền thuê ngoài máy thi công, chi phí sửa chữa lớn MTC) Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng MTC vào bên nợ TK154 TàI khoản 623 có 6 tài khoản cấp 2: 6231: chi phí nhân công điều khiển máy 6232:chi phí vật liệu 6233: chi phí công cu dụng cụ 6234: chi phí khấu hao máy móc thiết bị thi công 6237: chi phí dịch vụ mua ngoài 6238: chi phí bằng tiền khác 2.5.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng Trong một tháng xe, máy có thể phục vụ nhiều công trình. Vì vậy để hạch toán chi phí sử dụng MTCcho các đối tượng sử dụng MTC, công ty sử dụng “Sổ nhật trình theo dõi hoạt động của xe, máy thi công”. Sổ nhật trình ghi nhận việc sử dụng, điều khiển máy móc ghi theo từng ca, từng giờ máy hoạt động trong tháng phục vụ cho từng đối tượng có xác nhận của thống kê bộ phận (tổ ) cơ giới. Căn cứ vào nhật trình của MTC, kế tóan lập phiếu theo dõi xe, máy đến cuối tháng gửi chứng từ về phòng kế toán công ty làm căn cứ pháp lý để ghi sổ đăng chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 623 và phân bổ cho các đối tượng liên quan khác. Bảng 2.9 SỔ CHI TIẾT TK623– chi phí sử dụng máy thi công Từ ngày 01/ 01/ 2006 đến ngày 31/12/ 2006 Công trình nhà chung cư Bến Đậu Dư nợ đầu kỳ: 0 Phát sinh nợ: 1.548.529.050 đ Phát sinh có: 1.548.529.050 đ Dư nợ cuối kỳ: 0 Đơn vị tính: VNĐ CTGS Trích yếu TKĐƯ Số phát sinh NT SH Nợ Có 03/ 09 30/ 09 20/ 11 31/ 12 340 375 477 849 Xuất kho vật tư nhiên liệu TTL quý III đội MTC Hợp đồng thuê máy (ủi) Kết chuyển chi phí MTC 336 334 336 154 37.229.530 12.578.029 125.528.940 1.548.529.050 Kế toán ghi sổ (ký tên ) Ngày tháng Năm 2006 Kế toán trưởng (ký tên) Bảng 2.10 SỔ CÁI TK623 – chi phí sử dụng máy thi công Từ ngày 01/ 01/ 2007 đến ngày 31/ 12/ 2007 Đơn vị tính:VNĐ CTGS Trích yếu TKĐƯ Số phát sinh NT SH Có 01/ 02 10/ 02 20/ 02 15/ 03 20/11 31/ 12 23 55 60 343 479 697 Chi phí MTC CTĐức Thọ Chi phí MTC các đội CT Thanh toán SCL thiết bị đội CT 4 giảm giá thành Phân bổ chi phí trích trước đội công trình 5 Chi phí MTC công trình nhà chung cư Bến Đậu Kết chuyển chi phí sử dụng MTC 141 214,241 241 142 334,336 154 32.730.000 822.426.100 22.504.000 1.548.529.050 591.091.069 11.247.140.266 Cộng 11.247.140.266 11.247.140.266 Kế toán ghi sổ (ký tên ) Ngày Tháng Năm 2006 Kế toán trưởng (ký tên ) 2.5.3. Trình tự hạch toán Chi phí sử dụng MTC là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sử dụng xe, máy thi công. Chi phí sử dụng MTC được chia làm hai loại là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên bao gồm lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy không bao gồm các khoản trích, nộp theo lương, chi phí nhiên liệu(xăng dầu) chạy xe, chạy máy, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí sửa chữa, các chi phí khác bằng khác Chi phí tạm thời sử dụng MTC gồm : chi phí sửa chữa lớn máy thi công , chi phí thuê ngoài máy thi công, chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, đường ray chạy máy) Công ty có từng đội xây lắp có máy thi công riêng, nên công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công được tiến hành như sau: Tập hợp chi phí nhiên liệu, chi phí khác liên quan đến bộ phận máy thi công trong từng đội (chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoàI, điện, nước, chi phí khác bằng tiền): Nợ TK623- BĐ: 220.596.000 Nợ TK133: 22.059.600 Có TK111: 242.655.600 Nợ TK 632- BĐ: 414.293.843 Nợ TK 133:41.429.385 Có TK 112: 455.723.228 Nợ TK 632- BĐ: 289.790.000 Nợ TK133:28.979.000 Có TK331: 318.769.000 Nợ TK623- BĐ:60.893.472 Có TK334: 60.893.472 Nợ TK 623- BĐ: 29.635.000 Có TK152: 29.635.000 Nợ TK623- BĐ: 426.534.735 Có TK214: 426.534.735 Tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ: Nợ TK623- BĐ: 106.786.000 Có TK141: 106.786.000 Cuối kỳ kết chuyển vào TK154 theo từng đối tượng Nợ TK154: 1.548.529.050 Có TK 632- BĐ: 1.548.529.050 2.6. Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.6.1. Tài khoản sử dụng Ngoài các yếu tố cơ bản là NVL, nhân công MMTB tham gia vào xây dựng thì để tiến hành hoạt động SXKD được đơn vị phải tiêu hao một số chi phí khác như chi phí cho nhân viên quản lý đội , chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài Những khoản chi phí này không tham gia trực tiếp vào qúa trình sản xuất sản phẩm nhưng vẫn phải tính vào chi phí sản xuất gọi là chi phí sản xuất chung. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung”. Tài khoản 627 có kết cấu như sau: Bên nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: Các khoản giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 TK627 có 6 TK cấp 2 6271: chi phí nhân viên phân xưởng 6272: chi phí vật liệu 6273: chi phí dụng cụ sản xuất 6274 : chi phí khấu hao TSCĐ 6275: chi phí dịch vụ mua ngoài 6276: chi phí bằng tiền khác 2.6.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí quan trọng vì nó chi phối, kiểm soát quá trình hoạt động thi công công trình. Chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ cho các công trình mà đội tham gia thực hiện thi công trong thời kỳ theo tiêu thức phù hợp. Cuối kỳ chi phí sản xuất chung được kết chuyển sang TK154 để xác định giá trị công trình hoàn thành. Các chứng từ, sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp gồm: Hoá đơn GTGT Bảng phân bổ lương và trích BHXH Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK627 Sổ cái TK627 Bảng 2.11 SỔ CHI TIẾT TK627 – Chi phí SXC Từ ngày 01/ 01/ 2006 đến ngày 31/12/ 2006 Công trình nhà chung cư Bến Đậu Dư nợ đầu kỳ: 0 Phát sinh nợ: 1.216.217.000 đ Phát sinh có: 1.216.217.000 đ Dư nợ cuối kỳ: 0 Đơn vị tính: VNĐ CTGS Trích yếu TKĐƯ Số phát sinh NT SH Nợ Có 30/ 09 30/ 09 25/ 12 31/ 12 335 336 450 617 thanh toán lương Quý IIỉ Trích BHXH,BHYT,KPCĐ Thanh toán tạm ứng QIV Kết chuyển chi phí SXC 334 338 141 154 21.168.000 4.234.566 1.181.790 1.216.217.009 Kế toán ghi sổ (ký tên ) Ngày tháng Năm 2006 Kế toán trưởng (ký tên) Bảng 2.11 SỔ CÁI TK623 – chi phí SXC Từ ngày 01/ 01/ 2006 đến ngày 31/ 12/ 2006 CTGS Trích yếu TKĐƯ Số phát sinh NT SH Có 31/ 03 10/ 08 20/ 12 31/ 12 23 209 480 820 Chi phí nhân viên CT Đức Thọ Chi phí lương gián tiếp đội Chi phí SXC công trình nhà chung cư Bến Đậu Kết chuyển chi phí SXC 141 334 334,338 154 24.353.587 17.922.000 1.216..217.009 6.052.124.931 Cộng 6.052.124.931 6.052.124.931 Kế toán ghi sổ (ký tên ) Ngày Tháng Năm 2006 Kế toán trưởng (ký tên ) 2.6.3. Trình tự hạch toán Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận quản lý đội, công trường xây dựng trong kỳ bao gồm : lượng nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận tổ đội, đội xây dựng, tiền ăn ca của công nhân sản xuất, khoản trích BHXH, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động phân xưởng, bộ phận quản lý đội và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất chưa được hạch toán ở trên. Vì chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng nên cuối kỳ hạch toán cần phải phân bổ chi phí này dựa trên những tiêu thức phân bổ khác (tiền lương của công nhân xây lắp, chi phí MTC)tuỳ thuộc theo điều kiện sản xuất cũng như đặc thù của doanh nghiệp nên việc hạch toán chi phí sản xuất chung được tiến hành như sau ở công trình nhà chung cư Bến Đậu ( Đơn vị tính:VNĐ): Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca của toàn bộ công nhân viên : Nợ TK627- BĐ: 99.620.000 CóTK334: 99.620.000 Trích BHXH, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên trong từng đội : Nợ TK627- BĐ: 61.578.223 Có TK338: 61.578.223 Tập hợp chi phí vật liệu, dụng cụ xuất dùng cho từng đội xây dựng Nợ TK627-BĐ: 239.150.777 CóTK152: 239.150.777 Nợ TK627- BĐ: 175.364.000 Có TK 153:175.364.000 Trích khấu hao MMTB sử dụng cho từng đội xây dựng Nợ TK627- BĐ: 158.712.000 CóTK214: 158.712.000 Các chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất chung cho từng đội xây lắp Nợ TK627- BĐ: 125.318.000 Có TK142: 125.318.000 Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh khác như điện, nước, sửa chữa TSCĐ, dịch vụ mua ngoài khác : Nợ TK627- BĐ:148.672.585 Nợ TK133: 14.867.259 Có TK111: 163.539.844 Nợ TK627- BĐ: 196.348.253 Nợ TK133:19.634.825 CóTK112: 215.983.078 Nợ TK627-BĐ: 82.164.731 NợTK133: 8.216.474 Có TK331: 90.381.205 Các khoản thu hồi giảm chi phí sản xuất chung Nợ TK111: 5.360.081 Có TK627-BĐ: 5.360.081 NợTK152: 65.361.475 Có TK627- BĐ: 65.361.475 Cuối kỳ phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng sử dụng: Nợ TK154:1.216.217.009 CóTK627- BĐ: 1.216.217.009 2.7. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 2.7.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 2.7.1.1.Đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất Việc tổng hợp chi phí sản xuất trong đơn vị kinh doanh xây lắp được tiến hành theo đối tượng (công trình, hạng mục công trình ) chi tiết theo khoản mục vào bên nợ TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Kết cấu và nội dung TK154 như sau: Bên nợ: chi phí về NVL trực tiếp , chi phi nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng MTC, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên có: Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao, giá trị phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm hỏng Kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất công trình nhà chung cư Bến Đậu 2.7.1.2. Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất Theo nguyên tắc các TK621,TK622,TK623,TK627 cuối kỳ không có số dư . Vì vậy chi phí phát sinh sau khi tập hợp theo từng khoản mục chi phí phải được kết chuyển vào bên nợ của TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Số liệu tổng hợp được xác định dựa trên các sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK621, TK622, TK623, TK627. Tập hợp chi phí sản xuất công trình nhà chung cư Bến Đậu Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Nợ TK154 :2.241.127.007 Có TK621 : 2.241.127.007. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK154:318.148.010 Có TK :318.148.010 Kết chuyển chi phí sử dụng MTC Nợ TK 154 :1.548.529.050. CóTK :1.548.529.050 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK154 :1.216.217.009 CóTK 627 : 1.216.217.009 2.7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.7.2.1. Đối tượng đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Muốn đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang đúng, trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang so với khối lượng hoàn thành theo quy ước của từng giai đoạn thi công. Khi đánh giá sản phẩm dở dang cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật, cán bộ tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành.Việc tính giá thành sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu. Nếu quy định phương thức thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi công trình hoàn thành toàn bộ thì phần chi phí phát sinh từ lúc khởi công xây dựng đến cuối kỳ (tháng) đó là sản phẩm dở dang. Nếu quy định phương thức thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (điểm mà tại đó có thể xây dựng được giá dự toán)thì giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Giá trị sản phẩm dở dang sẽ được đánh giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn tổ chức công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo dự toán của chúng cụ thể như sau : Giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Giá thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế khối lượng xây lắp trong kỳ x chi phí dự toán khối lượng xây lắp dở dang Giá dự toán của các giai đoạn xây dựng hoàn thành + chi phí dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ 2.7.2.2.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Ở công ty, sản phẩm hoàn thành được xác định theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý được bên A nghiệm thu và chấp nhận thanh toán . Trình tự đánh giá sản phẩm dở dang là : Cuối năm, công ty xác định khối lượng sản phẩm được coi là dở dang Xác định chi phí, khối lượng xây dựng cơ bản dở dang cuối kỳ Đối với những công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho bên A thì: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ =Tổng chi phí sản xuất của công trình đó Đối với những hạng mục công trình chưa đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì căn cứ vào chi phí, khối lượng xây dựng cơ bản, phòng kế hoạch sẽ tính chi phí dở dang cuối kỳ theo giá dự toán: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ = Khối lượng XLDD đầu kỳ + KLXL thực tế trong kỳ x CPKLXLDD cuối kỳ theo dự toán CPKLXL hoàn thành trong kỳ theo dự toán + CPKLXLDD cuối kỳ theo dự toá Ngoài ra chi phí dở dang cuối kỳ còn là tỷ lệ % mà bên Achưa chấp nhận thanh toán sau khi đac nghiệm thu công trình Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ = % chưa chấp nhận thanh toán x Tổng chi phí thực tế công trình hoàn thành Xác định giá trị dở dang cuối kỳ ở công trình nhà chung cư Bến Đậu Chi phí sản xuất dự toán : 3.809.297.495 Chi phí sản xuất dở dang thực tế đầu kỳ : 0 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo dự toán :1.710.753.000 Chi phí phát sinh thực tế trong kỳ : 5.324.020.076 Chi phí SXKD cuối kỳ (chung cư Bến Đậu) = 5.324.020.076 x 1.710.753.000 3.809.297.459 + 1.710.753.000 = 1.650.000.000 2.7.3 Tính giá sản phẩm hoàn thành trong kỳ 2.7.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Do sản phẩm của công ty mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm đều có một thiết kế và dự toán riêng nên đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục đơn đặt hàng không kể khối lượng sản phẩm đó nhiều hay ít quy trình công nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp. Việc xác định tính giá thành là căn cứ để tính toán theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. 2.7.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuất được tập hợp hàng tháng trong sổ kế toán tổng hợp cho từng đối tượng, kế toán giá thành phải vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính theo kỳ tính giá thành quy định. Trong công ty vận dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp Phương pháp tính giá thành trực tiếp được dùng phổ biến trong các đơn vị kinh doanh xây lắp bởi tính chất đơn chiếc của sản phẩm xây lắp và sự phù hợp giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành sản phẩm . Mặt khác, áp dụng phương pháp này cung cấp kịp thời số liệu về giá thành sản phẩm xây lắp trong mỗi kỳ báo cáo với cách tính đơn giản và thực hiện dễ dàng. Để tính giá thành từng công trình được đầy đủ, chính xác yêu cầu đối với công tác kế toán là: Tập hợp chi phí sản xuất đúng đối tượng và phương pháp Tính giá trị dở dang cuối kỳ chính xác Xác định đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành Trên cơ sở khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ, chi phí thực tế phát dinh trong kỳ, chi phí dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức: Giá thành KLXL hoàn thành = KLXL dở dang đầu kỳ + chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - KLXL dở dang cuối kỳ Sau đó ghi nhận giá vốn vào TK632 xác định giá thành công trình nhà ở chung cư Bến Đậu Giá thành KLXL hoàn thành = 5.324.020.076 - 1.650.000.000 = 3. 674.020.076 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH Năm 2006 Đơn vị tính (1000đ) TT Trích yếu CFDDĐK Chi phí trực tiếp CFDD cuối kỳ Giá thành XL CF gián tiếp Lãi tiền vay DTSXKD Lãi lỗ CFNVL CFNC CFM CFK Cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 .. 3 Đội CT1 đường 18 2.198.434 568.336 288.857 4.850.981 2.050.196 7.758.370 2.580.130 7.376.673 495.104 500.000 8.610.992 239.215 25 nhà CT Bến đậu 2.241.127 318.148 1.548.529 1.216.217 5.324.021 1.650.000 3.674.021 199.080 500.000 4.855.619 482.518 . Cộng 27.477.138 23.373.755 3.295.871 11.247.140 35.206.805 73.123.571 30.789.005 69.811.704 2.507.579 2.491.574 75.865.649 1.054.792 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 3.1. Đánh giá công tác kế toán và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 3.1.1. Ưu điểm Tuy mới vừa chuyển đổi sang công ty cổ phần nhưng tiền thân của công ty là công ty TNHH xuất nhập khẩu - Du lịch và Xây Dựng Hồng Sơn hạch toán độc lập từ năm 1998, Công ty đã tìm được cách đI thích hợp bằng nội lực, huy động vốn đầu tư thiết bị công nghệ đồng bộ, không ngừng tăng sức cạnh tranh để vươn lên thành một công ty mạnh trong ngành xây dựng như hiện nay Lợi nhuận hàng năm thu được không ngừng tăng , đảm bảo ổn định đời sống vật chất , tinh thần cho người lao động. Có được kết quả như hôm nay là nhờ sự phấn đấu không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Cùng với sự phát triển chung này , bộ máy quản lý nói chung và kế toán nói riêng cũng đang từng bước được hoàn thiện và khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hệ thống điều hành và quản lý công ty. Cụ thể bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ và hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Với đội ngũ nhân viên là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình trong công tác, biét sắp xếp, tổ chức công việc đã giúp cho công tác kế toán thực sự trở thành cầu nối thông tin quản lý quan trọng để ban lãnh đạo có định hướng đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay , Công ty đang sử dụng hình thức sổ “chứng từ ghi sổ” để hạch toán kế toán. Hình thức này phù hợp với quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh mà lại dễ áp dụng, dễ quản lý đặc biệt thích hợp với công tác kế toán trên máy. Việc đưa máy vi tính vào công tác kế toán tại công ty đã góp phần giảm đáng kể một khối lượng ghi chép sổ sách, giúp cho công tác quản lý theo dõi chi phí được nhanh chóng và thuận tiện, tránh sai sót, trùng lặp, tiết kiệm được thời gian, nguồn nhân lực. Trong một chừng mực nhất định nào đó, công ty đã phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế. Công ty đã tiến hanh xđày đủ các chế độ, chính sách do nhà nước quy định, ghi chép và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống chứng từ sổ sách theo quy định Trong công tác tổ chức sản xuât kinh doanh hiện nay, công ty nói riêng cũng như các công ty xây dựng khác nói chung đang áp dụng phương thức “khoán gọn”(có sự quản lý của các phòng ban) xuống từng đội sản xuất và tính giá thành sản phẩm. +Thứ nhất: toàn bộ chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được kế toán ở các đội theo dõi tập hợp và chuyển về phòng kế toán công ty, tại đây sau khi kiểm tra tính pháp lý của chứng từ, nhân viên kế toán sẽ tiến hành vào các sổ. Do đó giảm phần nào công tác tập hợp chứng từ ban đầu. +Thứ hai : Đối với NVL sử dụng trực tiếp cho thi công sẽ được kế toán đội tiến hành mua ngoài, nên một mặt đảm bảo đúng tiến độ thi công , mặt khác giảm được chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển NVL từ kho công ty về các đội hình thức này phần nào làm giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào góp phần hạ giá thành sản phẩm. + Thứ ba : ngoài lương công nhân lành nghè thuộc danh sách quản lý của công ty , đội trưởng còn thuê thêm lao động địa phương – nguồn nhân công dồi dào , nên giá thuê nhân công rẻ góp phần tiết kiệm chi phí nhân công , hạ giá thành sản phẩm. Sự phối hợp chặt chẽ trên đây đã đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm công trình, giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ trong công ty và giữa công ty với chủ đầu tư. Tóm lại bộ máy kế toán của công ty với hình thức tổ chức và phương pháp áp dụng trên đã phản ánh được kịp thời, chính xác chi phí bỏ ra cũng như giá thành sản phẩm hoàn thành, góp phần xác định đúng kết quả sản xuất kinh doanh của côn g ty . 3.1.2 Nhược điểm Bên cạnh những mặt mạnh mà công ty đã đạt được thì trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục Do địa bàn hoạt động quá rộng , địa điểm công trường thi công thường xa trụ sở công ty nên việc tập hợp chứng từ để ghi vào sổ sách dế toán tại phòng thường rất chậm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, lập báo cáo quyết toán cuối năm và ảnh hưởng đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh cũng như việc ra các quyết định quản lý . Vì chứng từ gốc thu thập để lên sổ không phải do công ty trực tiếp thu thập mà thông qua một trung gian là kế toán thống kê ở từng đội nên không thể đảm bảo tính chính xác cao, đầy đủ trong việc tập hợp chi phí cũng như việc cung cấp các thông tin về quản lý chi phí Công tác tính giá thành tại công ty hiện nay cũng gặp phải một số những hạn chế như: công ty không lập bảng tính giá thành chi tiết cho từng công tình mà chỉ lên sổ cái TK154 cho tất cả các công trình vào kỳ tính giá thành .Nên việc theo dõi định mức chi phí cũng như quản lý chi phí tại từng công trình không được chặt chẽ . Về công tác quản lý nguyên vật liệu do công ty thực hiện chế độ “khoán gọn” (giao khoán nhuyên vật liệu cho các đội công trình) nên tại các đội công trình sẽ xảy ra tình trạng tự bù lỗ nếu sử dụng quá số NVL được giao khoán hoặc được hưởng phần chênh lệch NVL nếu sử dụng không hết. Từ thực tế đó rất dễ dẫn đến việc sử dụng tiết kiệm quá đáng NVL làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình . 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi biết kết hợp đúng dắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, tự cân đối hạch toán kinh tế. Như ta đã biết mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp nói chung và của công ty nói riêng là tạo ra và ngày càng nhiều lợi nhuận, do đó bất kỳ một sự lãng phí nào cũng như việc tập hợp không đúng và tính sai giá thành cũng làm thay đổi lợi nhuận, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Với doanh nghiệp kinh doanh xây lắp là doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian thi công dài , rất dễ gây lãng phí, mất mát các yếu tố đầu vào (NVL, nhiên liệu ) làm tăng chi phí sản xuất, nên để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầy tư đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tôt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tiến hành tính đúng giá thành sản phẩm hoàn thành cuối kỳ. Tập hợp chi phí sản xuất tốt sẽ giúp nhà quản lý xem xét khoản chi nào là hợp lý, khoản chi nào là không hợp lý từ đó có những biện pháp giảm bớt, loại bỏ chi phí để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Hơn nữa tổ chức tốt công tác này còn giúp nhà quản lý lập kế hoạch sản xuất cho năm sau được tốt hơn. Do đó, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nớ riêng là một yêu cầu tất yếu, phù hợp với mục tiêu qủan lý đề ra. Đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. 3.3. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phương hướng để hoàn thiện công tác kế toán nói chung là tiết tục phát huy những mặt mạnh hiện có, tìm những biện pháp tối ưu khác phục vụ những tồn tại, khó khăn trước mắt nhằm từng bước hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Với những kiến thức đã họcvà qua một thời gian thực tế tại công ty, em xin mạnh dạn đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện côg tác kế toán tại công ty như sau: * ý kiến quy định về thời gian luân chuyển chứng từ : Do công ty có địa bàn hoạt động rộng , các công trình thi công lại nằm rảI các không tập trung và thường ở xa trụ sở công ty . Vì vậy việc tập hợp các chứng từ gửi về công ty bị chậm trễ là không thể tránh khỏi . Điều này làm ảnh hưởng không ít tới tiến độ hạch toán trong kỳ và ảnh hưởng tới kết quả kinh donah của công ty nói chung m công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng gặp rất nhiều khó khăn , thường là không kịp thời mà bị dồn ứ vào cuối kỳ . Để hạn chế tình trạng này, theo em công ty nên đưa ra các quy diịnh chặt chẽ về việc luân chuyển chứng từ nhất là việc quy địn về thời gian thanh toán chứng từ chính xác trước khi làm quyết toán cuối kỳ, phải có biện pháp xử lý thchs đáng đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định. Ngoài sự cố gắng của phòng kế toán thì cũng cần sự hỗ trợ của ban giám đốc trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các đội bằng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Đối với các công thình lớn, phòng kế tóan công ty có thể cử nhân viên xuống hỗ trợ, giám sát, cũng như đẩy nhanh việc ghi chép sổ sách đảm bảo tính chính xác, kịp thời. * Ý kiến về công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu Hiện tại công ty sử dụng chứng từ ban đầu là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Việc sử dụng chứng từ này đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Tuy nhiên lam tắt kiểu này sẽ khó kiểm soát vật tư cả về chất lượng và số lượng đồng thời công ty không thể biết được tình hình quản lý, sử dụng vật tư cho công trình cũng như lượng vật tư mua về có sử dụng hết cho công trình hay không , dẫn đến tình trạng sử dụng số liệu ước tính về chi phí vật liệu. Vậy để khắc phục nhược điểm này, công ty cần ftập trung vào một số những nội dung sau: Cố gắng giảm đến mức tối thiểu các hao hụt trong việc vận chuyển, dự trữ vật tư như vận chuyển nhanh, kịp thời, an toàn, kho bãi đầy đủ đúng vị trí Có chế độ khen thưởng xử phạt thích đáng đối với những cá nhân tiết kiệm hay lãng phí vật tư nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty trong việc quản lý và sử dụng vật tư thiết bị . Thường xuyên theo dõi các biến động về thị trường để kiểm tra, đối chiếu với hoá đơn do nhân viên mua hàng cung cấp. Tiết kiệm chi phí vận chuyển vật tư trong thu mua và trong sử dụng vật tư Tìm kiếm và sử dụng nguồn nguyên liệu mới thay thế có giá cả hợp lý hơn, thuận tiện hơn mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như giá trị thẩm mĩ của công trình. Sử dụng triệt để và có hiệu quả phế liệu thu hồi sau khi thi công công trình. Ngoài việc sử dụng chứng từ ban đầu, để giúp cho công tác hạch toán việc xuất vật tư, công ty có thể sử dụng phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức. Ưu điểm của phiếu này là tạo điều kiện cho việc cấp phát vật tư vào sản xuất theo hạn mức, kiểm tra được số vật liệu tiêu hao theo định mức, vượt định mức Từ đó góp phần kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất. Mặt khác, khi sử dụng thêm mẫu phiếu này đảm bảo chứng từ phát sinh ít đi, góp phần đơn giản trong thủ tục xử lý chứng từ, hạn chế tiêu cực trong sử dụng vật tư nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Ý kiến về công tác quản lý chi phí và hạch toán các khoản mục chi phí. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải luôn luôn quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá thành hạ. Do vậy, kiểm soát chi phí nhằm hạn chế tối đa các chi phí thừa là một vấn đề rất đáng quan tâm. Đối với chi phí sản xuất chung: việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ tham gia thi công, công ty nên căn cứ vào giá trị và đặc điểm của từng loại để phân bổ cho các công trình, hạnh mục công trình một cách hợp lý nhằm tập hợp chi phí sản xuất một cách đầy đủ và chính xác. Tiêu thức phân bổ cần phải thống nhất trnhs hiện tượng phân bổ ước lượng như hiện nay. Công ty có thể chọn tiêu thức phân bổ theo thời gian hoặc số lần sử dụng, vận chuyển công cụ dụng cụ đó. Theo em, công ty nên chọn phương thức phân bổ theo số lần sử dụng vận chuyển thì hợp lý hơn. Theo phương pháp này, công ty cần xác định tổng số lầm sử dụng của công cụ dụng cụ luân chuyển xuất dùng sau đó hàng tháng tính ra giá trị phân bổ theo công thức: Giá trị phân bổ trong tháng = Giá trị thực tế công cụ, dụng cụ xuất dùng x Số lần sử dụng trong tháng * Ý kiến về công tác hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ Ở công ty, ngoàI một số TSCĐmới được trang bị, còn đại đa số là những TSCĐvới hệ số hao mòn cao. Do đó để đảm bảo công tác thi công diễn ra đúng tiến độ thì công ty phảI thường xuyên đại tu, sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ ,đặc biệt là những TSCĐ phục vụ cho thi công công trình. Thế nhưng công ty lại không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Mà trong tháng, công trình nào sử dụng TSCĐ có phát sinh chi phí sửa chữalớn thì khi công tác sửa chữa hoàn thành, khoản chi phí sửa chữa lớn này mới được tính và cho thẳng vào giá thành công trình đó và làm tăng đột biến giá thành công trình. Mặt khác, khi phải thực hiện khối lượng công tác xây lắp lớn, tiến độ thi công gấp, cần huy động nhiều máy vào phục vụ sản xuất thi công, có máy phải hoạt động hai, ba ca liên tục điều đó làm cho máy móc bị hao mòn mạnh và hư hỏng nặng. Trong khi đó bộ Tài chính lại quy định thời gian trích khấu hao cho những loại máy này dài , mức trích mỗi năm là cố định. Vì vậy, có khi xảy ra trường hợp máy bị hư hỏng trước khi hết thời gian trích khấu hao, lúc đó đơn vị chưa trích khấu hao đủ nên chưa đủ vốn để đầu tư máy mới làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất có khi còn làm cản trở tiến độ thi công. Như vậy doanh nghiệp phải có biểu trích khấu hao TSCĐ có sự dao động xung quanh một giới hạn nào đó căn cứ vào giá trị sản xuất hàng năm của đơn vị. Có như vậy công ty sẽ xác định được mức trích khấu hao phù hợp, nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư đổi mới MMTB, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Ý kiến về việc sử dụng một số tài khoản Việc sử dụng TK 335 để trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, tránh làm tăng đột biến chi phí về máy thi công trong hạch toán chi phí để tính giá thành Để quản lý hiệu quả hơn nữa nguyên vật liệu công ty nên sử dụng tài khoản 151- “hàng đang đI đường”, tránh tình trạng bị lạm dụng vốn, thất thoát nguyên vật liệu, đảm bảo tiến độ thi công. Mặt khác, công ty là một doanh nghiệp xây lắp nên khối lượng các giao dịch về nguyên vật liệu là rất lớn. Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệụ, đặc biệt là mua của các nhà cung cấp quen thuộc hoặc mua với số lượng lớn có khả năng doanh nghiệp sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán nếu doanh nghiệp thực hiện tốt hợp đồng Vì vậy công ty nên mở thêm TK515 * Ý kiến về phương pháp tính giá thành Việc công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp và yêu cầu của công tác quản lý là khoa học và hợp lý. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngoài việc xây mới các công trình công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cảI tạo, nâng cấp các công trình, các hợ đồng loại này thường có thời gian thi côg ngắn, yếu tố khối lượng xây lắp không lớn nên bên chủ đầu tư thường thanh toán cho công ty khi đã hoàn thành tất cả theo hợp đồng. Vì vậy đỗi với những loại hợp đồng trên, để tạođiều kiện thuận lợi khi tính gía công ty nên bổ xung thêm phương pháp tính gía thành theo đơn đặt hàng. * Ý kiến về việc đưa máy vi tính vào trong công tác kế toán Khoa học công nghệ luôn gắn liền với các hoạt động SXKD . Xã hội càng phát triển càng đặt ra cho con người những uêu cầu và nhiệm vụ mới đòi hỏi nền sản xuất không ngừng phát triển cao . Cùng với sự phát triển đó là khối lượng thông tin cần quản lý cũng tăng theo đòi hỏi phảI được tính toán chính xác và xử lý kịp thời để đưa ra những quyết định đúng đắn . Vì vậy , để đáp ứng yêu cầu đó thì việc đưa máy vi tính vào việc hạch toán kế toán không những giúp cho việc lưu giữ thông tin tốt mà còn đưa ra con số nhanh , chính xác đồng thời còn tiết kiệm được chi phí kế toán Mặt khác, do kế toán công tu đang áp dụng hình thức sổ “chứng từ ghi sổ” nên việc đưa máy vi tính vào trong công tác hạch toán kế toán cũng đơn giản và thuận tiện. Tuy nhiên, việc hạch toán kế toán trên máy vi tính là một công nghệ mới nên số lượng nhân viên sử dụng thànhthạo máy vi tính chưa cao. Vì vậy, để náy vi tính trở thành một công cụ thợ giúp đắc lực trong công tác hạch toán, công ty nên tổ chức những khoá đào tạo nâng cao để nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên và nắm bắt được lộ trình hội nhập công nghệ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao hiêu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. PHỤ LỤC: CHỨNG TỪ, SỔ SÁCH LIÊN QUAN Đơn vị: địa chỉ: công trình 7 Phiếu xuất kho số 35 Ngày .. tháng.. năm . Mẫu số C12 – H (ban hành theo QĐ số: 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài Chính Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Xuân Toàn Địa chỉ (bộ phận): Cán bộ kỹ thuật Lý do xuất kho: Thi công nền Xuất tại kho: Công trình STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Cát đắp M3 500 500 28.500 14.2350.000 Cộng M3 500 500 28.500 14.2350.000 HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN NGOÀI Công trình nhà chung cư Bến Đậu đại diện bên A: Đội trưởng Lâm Mạnh Hùng Đại diện bên B: Tổ trưởng Phạm Văn May Đơn vị tính : 1000đ TT Nội dung công việc đvt Giao khoán Thực hiện K lượng Đ giá T tiền B đầu K thúc K lượng T tiền K thúc 1 2 3 Đào móng thủ công Đệm đá dăm Bê tông M150 móng M3 M3 M3 150 30 200 23 12 36 3.450 36 7.200 3/12 10/12 25/12 9/12 13/12 25/12 150 30 200 3.450 36 7.200 9/12 13/12 25/12 Cộng 10.686 10.686 KẾT LUẬN Toàn bộ nội dung từ lý luận đến thực tiễn được đề cập đến trong chuyên đề tốt nghiệp này đã phần nào lý giải ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nói riêng. Trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp phải coi việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Sơn Hà, em nhận thấy thời gian thực tập là quá trình tốt nhất để mỗi sinh viên chúng em áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó hiểu đúng hơn. sâu sắc hơn về ngành nghề mình lựa chọn. Song do thời gian tiếp xúc thực tế có hạn, hiểu biết trong lĩnh vực kế toán còn nhiều hạn chế, nên bài viết cũng như một số ý kiến đóng góp nên trên không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo , các cán bộ phòng kế toán công ty cổ phần Sơn Hà cũng như các bạn sinh viên quan tâm tới đề tài này để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn, thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện thực tiễn và lý luận. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình chu đáo của Thầy giáo Th .S Phạm Xuân Kiên, các thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân cùng toàn thể ban lãnh đạo (đặc biệt là phòng tài chính kế toán)công ty cổ phần Sơn Hà đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2007 Sinh viên Đàm Thị Hưng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã có tốc độ phát triển vượt bậc. Nguồn vốn đầu tư cho ngành chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hàng năm của cả nước, khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của ngành trong quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước. §ể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì buộc phải giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, n©ng cao chất lượng sản phẩm mẫu mã, đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu cách sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý và hiệu quả. Trong hàng loạt các chính sách kinh tế mới, giữ vai trò quan trọng phải kể đến sự đổi mới về cơ chế quản lý, nguyên tắc quản lý tài chính, về chế độ hạch toán kế toán và các luật thuế mới. đây là những nhân tố thúc đẩy sản xuất trong nước. Hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp là một trong những nhiêm vụ quan trọng, sản xuất kinh doanh có lãi là một tất yếu khách quan để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức rằng muốn sản xuất ra một sản phẩm chúng ta phải bỏ ra rất nhiều chi phí lao động vật hoá. Việc thực hiện tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm được đưa ra dựa trên những chỉ tiêu sau: Định mức tiêu hao vật liệu, máy móc thiết bị sao cho phù hợp với đơn vị mình. Trước thực tế đó, vấn đề đặt ra là làm sao quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, khắc phục được tình trạng thất thoát, lãng phí trong điều kiện sản xuất xây dựng trải qua nhiều khâu (lập dự toán, thi công, bàn giao) với địa bàn sản xuất rộng, thời gian thi công dài Để giải quyết vấn đề này công tác kế toán chi phí sản xuất được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hoá quan hệ tài chính, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng tính cạnh tranh và sức sống lâu bền cho doanh nghiệp. Trong quỏ trỡnh tham gia cụng tỏc kế toỏn tại cụng ty cổ phần Sơn Hà em đã chú trọng đến công tác kế toỏn: Hạch toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em xin chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sơn Hà”. Do thời gian thực tập có hạn, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng với sự nhiệt tỡnh giỳp đỡ của Phũng Kế toỏn, sự chỉ bảo hướng dẫn tận tỡnh của Ths Phạm Xuân Kiên, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân em, em đó hoàn thành chuyờn đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nội dung chuyên đề, ngoài lời nói đầu và phần kết luận bao gồm ba chương: Chương 1:Khái quát chung về công ty cổ phần Sơn Hà Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sơn Hà. Chương 3: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sơn Hà. DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT: Bảo hiểm xã hội: BHXH Công nhân viên: CNV Chi phí khối lượng xây dựng : CPKLXD Doanh nghiệp: DN Giá trị gia tăng: GTGT Khối lượng xây dựng: KLXD Khối lượng xây dựng dở dang: KLXDDD Nguyên vật liêu: NVL Máy móc thiết bị: MMTB Máy thi công: MTC Sản xuất kinh doanh: SXKD Tiền gửi ngân hàng: TGNH Tài khoản: TK Tài sản: TS Xây dựng: XD DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng biểu 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty Bảng 2.1: Bảng kê xuất kho vật tư Bảng 2.2: Chứng từ ghi sổ No478 Bảng 2.3: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 621 Sơ đồ 1.1:Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty cổ phần Sơn Hà Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 1.4:Trình tự luân chuyển chứng từ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sơn Hà 1.1.1.Quátrình hình thành và phát triển của công ty Bộ máy tổ chức quản lý tại công ty Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất 1.2. Khái quát chung về Bộ máy kế toán và công tác hạch toán tại công ty 1.2.1. Đặc điểm bộ máy kế toán 1.2.2. Quy trình hạch toán trên sổ 1.3. Đặc điểm một sốphần hành kế toán chủ yếu 1.3.1.Đặc điểm kế toán nguyên vật liệu 1.3.2.Đặc điểm kế toán lao động tiền lương 1.3.3.Đặc điểm kế toán vồn bằng tiền 1.3.4. Đặc điểm kế toán tài sản cố định CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 2.3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu 2.3.1. Tài khoản sử dụng 2.3.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng 2.3.3. Trình tự hạch toán 2.4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.4.1. Tài khoản sử dụng 2.4.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng 2.4.3. Trình tự hạch toán 2.5. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 2.5.1. Tài khoản sử dụng 2.5.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng 2.5.3. Trình tự hạch toán 2.6. Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.6.1. Tài khoản sử dụng 2.6.2. Chứng từ, sổ sách sử dụng 2.6.3. Trình tự hạch toán 2.7. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 2.7.1. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.7.1.1. Đối tượng 2.7.1.2. Phương pháp 2.7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.7.2.1. Đối tượng 2.7.2.2. Phương pháp 2.7.3.Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ 2.7.3.1Đối tượng 2.7.3.2. Phương pháp CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 3.1. Đánh giá công tác kế toán và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 3.1.1. Ưu điểm 3.1.2. Nhược điểm 3.2. Sự cần thiết phải tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 3.3. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính Hệ thống kế toán trong doanh nghiệp xây lắp Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý, đổi mới đầu tư xây dựng cơ bản Các tạp chí kinh tế Một số tài liệu tại công ty cổ phần Sơn Hà Một số luận văn khoá trước PHỤ LỤC SỔ SÁCH LIÊN QUAN KHÁC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3338.doc
Tài liệu liên quan