Thực trạng công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ba là, năng lực của các đơn vị đầu mối thực hiện trợ giúp DNNVV còn yếu và thiếu. Theo quy định tại Điều 15 và 18 của Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp phát triển DNNVV, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, hiện tại, theo báo cáo mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đơn vị đầu mối trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cấp tương đương thực hiện chức năng trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh. Bốn là, sự quan tâm và đầu tư của các địa phương đối với công tác trợ giúp phát triển DNNVV còn thấp trong khi nguồn ngân sách Trung ương hạn chế. Hầu hết các địa phương chưa chủ động bố trí ngân sách để hỗ trợ cho DNNVV, nếu có thì cũng rất hạn chế so với nhu cầu hỗ trợ cao từ phía cộng đồng DNNVV (chỉ mới 19% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí ngân sách riêng thực hiện công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp). Việc khắc phục những hạn chế nêu trên là một trong những mục tiêu cơ bản mà Luật Hỗ trợ DNNVV đã hướng tới. Luật đã ghi nhận trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong việc cấp kinh phí từ ngân sách cho hoạt động hỗ trợ, qua đó phần nào chấm dứt tình trạng các Bộ, ngành, địa phương có thái độ tùy tiện dành kinh phí hợp lý cho công tác này. Luật đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp, qua đó góp phần khắc phục tình trạng cắt khúc, biệt lập, mạnh ai lấy làm, đặc biệt là sự không phối hợp trong công tác hỗ trợ DNNVV. Luật cũng đã xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình hỗ trợ, qua đó góp phần khắc phục một trong những hạn chế cơ bản của công tác hỗ trợ hiện nay là Nhà nước đã bỏ ra nhiều tiền nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 7 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Lê Toàn Thắng1 Tóm tắt: Việc ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Một trong số các vấn đề đó là phải tổng kết thực tiễn thi hành công tác hỗ trợ mà Nhà nước ta đã dành cho doanh nghiệp trong thời gian qua, nhất là từ khi có Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bài viết này góp phần đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ DNNVV, tạo cơ sở thực tiễn để thực hiện mục tiêu chung là xây dựng được một đạo luật có nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Từ khóa: Công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thực trạng công tác hỗ trợ, Nhóm chính sách hỗ trợ. Nhận bài: 01/8/2017; Hoàn thành biên tập:15/8/2017; Duyệt đăng: 05/9/2017 Abstract: Issuing the Law on Supporting SMEs brings forward many issues to be solved. One of those issues is summarizing the reality of implementing support activity that our state has given to enterprises over the past time, especially since the issuance of Decree No. 56/2009/NĐ- CP dated 30/6/2009 of the Government on supporting the development of SMEs. This article contributes to the assessment of SMEs-supporting activity, creating practical foundation to implement the general target of developing a Lawhaving content suitable with social-economic conditions of our country. Keywords: the activity of supporting SMEs, reality of supporting activity, Group of supporting policy. Date of receiving:01/8/2017;date of editing: 15/8/2017; Date of publish approval: 05/9/2017 1. Thực trạng công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV (gọi tắt là Nghị định 56/2009/NĐ- CP) thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, trong đó quy định 08 nhóm chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), bao gồm: (1) Trợ giúp tài chính; (2) Mặt bằng sản xuất; (3) Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; (4) Xúc tiến mở rộng thị trường; (5) Tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; (6) Thông tin và tư vấn; (7) Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; (8) Vườn ươm doanh nghiệp. Qua 8 năm thi hành Nghị định 56/2009/NĐ- CP có thể sơ bộ đánh giá kết quả triển khai các nhóm chính sách này như sau: 1.1. Nhóm chính sách trợ giúp tài chính, tín dụng a) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại Bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ trong nước và quốc tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức triển khai đồng bộ các công cụ, giải pháp để điều tiết tiền tệ hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng tăng theo đúng định hướng đề ra. NHNN đã áp dụng các biện pháp để duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành của NHNN, trần lãi suất huy động bằng VND và USD, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện các biện pháp cân đối nguồn vốn và sử dụng 1 Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 8 vốn duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để phấn đấu có điều kiện giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp. Một số TCTD lớn đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động khoảng 0,3-0,5%/năm2 và giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4-5%/năm. NHNN tiếp tục ban hành và sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản nhằm đơn giản hóa thủ tục cho vay như bỏ giấy đề nghị vay vốn của khách hàng tại hồ sơ đề nghị vay vốn, đơn giản hóa yêu cầu về phương án sử dụng vốn vay trong hoạt động cho vay phục vụ đời sống,; đồng thời, quy định cụ thể về trách nhiệm của TCTD khi thực hiện cho vay để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của người vay. Tiếp tục chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, TCTD tăng cường triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo thiết thực bằng các cuộc đối thoại trực tiếp, định kỳ và các hợp đồng cam kết cho vay vốn cụ thể giữa ngân hàng với doanh nghiệp trên địa bàn3 Các TCTD đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), cải tiến các quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng đảm bảo thuận tiện, nhanh gọn. Theo báo cáo của NHNN, thời gian, số lần giao dịch, giấy tờ cung cấp của khách hàng đã giảm 20-40%; một số quy trình/sản phẩm dịch vụ đã giảm 42% số lượng bản gốc mẫu biểu, giảm 45% số lượng chữ ký khách hàng và 48% số lượng chữ ký cán bộ ngân hàng trên hồ sơ. Một số TCTD đã chủ động xây dựng các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xây dựng Chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” dành cho khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã, chủ trang trại sản xuất nông nghiệp sạch quy mô lớn với số vốn 50.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%-1,5%/năm so với lãi suất cho vay ưu tiên đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) ban hành chương trình 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu; gói tín dụng 3.000 tỷ đồng ưu đãi cho doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp và các chương trình ưu đãi lãi suất cho các DNNVV đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc trang thiết bị (với lãi suất cho vay 6,5-6,9%/năm) b) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng thông qua hệ thống quỹ bảo lãnh tín dụng Bộ Tài chính đã phối hợp với NHNN và các Bộ, ngành liên quan rà soát, chỉnh sửa các chính sách nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động bảo lãnh tín dụng (BLTD) và đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên quy mô vốn bảo lãnh còn hạn chế. Theo báo cáo Bộ Tài chính, tính đến ngày 30/6/2016, cả nước có 27 Quỹ BLTD tại các địa phương, với tổng vốn điều lệ thực có ước khoảng 1.462 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cấp là 1.318,4 tỷ đồng; vốn 2 Đến cuối năm 2016, mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm. 3 Đến cuối năm 2016 triển khai 250 Hội nghị đối thoại giữa ngân hàng với DN tại 63 tỉnh, thành phố, tháo gỡ khó khăn cho 35.000 doanh nghiệp, cam kết cho vay mới đạt hơn 570.000 tỷ đồng. Dư nợ được gia hạn, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, nâng hạn mức tín dụng, điều chỉnh giảm lãi suất đạt 85.000 tỷ đồng cho hơn 7.000 doanh nghiệp. Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 9 góp của các tổ chức, hiệp hội ngành nghề là 143,6 tỷ đồng, chưa đến 10% trong tổng vốn điều lệ. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của hệ thống Quỹ BLTD vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước và vốn huy động của các tổ chức bên ngoài còn rất hạn chế. Quỹ BLTD có mức vốn điều lệ cao nhất là Quỹ của TP. Hồ Chí Minh với 232,355 tỷ đồng và thấp nhất là Bạc Liêu với 15 tỷ đồng. Lũy kế doanh số bảo lãnh của các quỹ BLTD từ năm 2002 đến 30/6/2016 ước khoảng trên 4.161 tỷ đồng, tổng số dư bảo lãnh khoảng 361 tỷ đồng. Tổng số tiền các quỹ BLTD đã phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho DNNVV ước khoảng 137,95 tỷ đồng. Đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng qua Ngân hàng Phát triển (NHPT) Việt Nam, tổng số tiền vay được chấp thuận bảo lãnh đến nay là 15.316,5 tỷ đồng. Số chứng thư bảo lãnh NHPT đã phát hành là 1.536 chứng thư với giá trị vốn vay 10.639,4 tỷ đồng. Hiện còn 66 chứng thư với giá trị vốn vay cam kết 1.124,5 tỷ đồng và 25.600 nghìn USD; dư nợ tại ngân hàng thương mại (NHTM) là 676,68 tỷ đồng và 22.213,67 nghìn USD; lãi quá hạn tại NHTM: 350 tỷ đồng và 4.908,34 nghìn USD; trong đó 54 chứng thư còn hiệu lực chưa phát sinh trả nợ thay với giá trị cam kết bảo lãnh: 1.039,99 tỷ đồng; dư nợ gốc tại NHTM: 669,29 tỷ đồng, lãi quá hạn tại NHTM: 339,62 tỷ đồng. Số chứng thư đã phát sinh trả nợ thay một phần còn dư nợ tại NHTM: 12 chứng thư, giá trị vốn vay cam kết bảo lãnh 84,51 tỷ đồng và 25,6 triệu USD; dư nợ gốc tại NHTM: 7,39 tỷ đồng và 22.213,67 nghìn USD, lãi quá hạn tại NHTM: 10,4 tỷ đồng và 4.908,34 nghìn USD. Dư nợ bắt buộc đến 30/6/2016: trong 78 khoản bảo lãnh trả nợ thay, 5 khoản đã thu xong nợ vay bắt buộc, còn 73 khoản với dư nợ như sau: (i) Nợ VNĐ: Nợ gốc 292,73 tỷ đồng; lãi phải thu 219,3 tỷ đồng; (ii) nợ USD: nợ gốc: 0 USD; nợ lãi: 57,39 nghìn USD. Đánh giá chung cho thấy hoạt động bảo lãnh tín dụng thông qua hệ thống NHPT và các quỹ BLTD địa phương còn hạn chế, chưa góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng. c) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng thông qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngày 17/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 601/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ phát triển DNNVV. Quỹ có tổng vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn huy động từ các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài. Quỹ tập trung hỗ trợ cho các DNNVV có dự án, phương án sản xuất-kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho người lao động. Đến ngày 12/8/2015, sau hơn 2 năm kể từ khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 119/2015/TT-BTC về quy chế quản lý tài chính của Quỹ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 13/2015/TT- BKHĐT ngày 26/10/2015 quy định danh mục lĩnh vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên hỗ trợ của Quỹ. Đánh giá chung cho thấy tiến độ triển khai đưa vào hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV còn chậm, chưa đáp ứng được mong mỏi của các DNNVV. Tính đến nay đã gần 04 năm từ khi ra đời Quỹ vẫn chưa thực hiện được khoản giải ngân cho DNNVV. Nguyên nhân là do sự chậm trễ trong việc bố trí vốn điều lệ cho hoạt động của Quỹ và việc chậm trễ trong việc ban hành các cơ chế quản lý tài chính của Quỹ. 1.2. Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất - Về tạo quỹ đất cho doanh nghiệp: Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua cuối năm 2013 với một số sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 10 đất sạch cho sản xuất, kinh doanh. Trong số các sửa đổi đó, có quy định về việc minh bạch hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận đất sạch thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Việc tiếp cận đất đai đối với doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ các sửa đổi mới đưa vào. - Về khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho DNNVV ở địa phương. Hiện nay, trên toàn quốc có 299 khu công nghiệp được thành lập theo quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt4 và 639 cụm công nghiệp5 với tổng diện tích trên 80.000 ha. Đồng thời, theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến hết năm 2014 cả nước có khoảng 1.600 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 51.000ha. Trong đó, có khoảng 626 cụm công nghiệp đã thu hút được các dự án đầu tư sản xuất vào cụm công nghiệp và thu hút được gần 11.000 dự án, doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong đó. Tuy nhiên, theo đánh giá, cả nước hiện chưa có một khu, cụm công nghiệp nào dành riêng cho các DNNVV. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng diện tích của các khu công nghiệp ngoài khu kinh tế hiện nay là 91.332 ha.Trong khi đó, quỹ đất công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp chưa lấp đầy vẫn còn nhiều, chiếm khoảng 50% trong các khu công nghiệp và khoảng 40% trong các cụm công nghiệp. Đất khu, cụm công nghiệp chưa được lấp đầy nhưng DNNVV khó tiếp cận đất công nghiệp vì bản thân các nhà đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp không muốn chia nhỏ diện tích cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của DNNVV vì làm tăng chi phí đầu tư hạ tầng. Mặt khác, chi phí giá thuê cao so với khả năng tài chính của DNNVV do không được tiếp cận đất tại các khu vực tập trung, DNNVV buộc phải sản xuất tại các khu vực sinh sống, xen lẫn với khu dân cư nên đã có tác động xấu tới môi trường xung quanh. Thời gian qua, các địa phương đã cố gắng triển khai công tác quy hoạch đi trước một bước và thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa các thông tin liên quan đến quy hoạch sử dụng đất để người dân, các doanh nghiệp biết và thực hiện đầu tư kinh doanh theo đúng quy hoạch. Tuy nhiên, các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNNVV thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh chưa được quy định rõ ràng nên hiện chính sách trợ giúp mặt bằng sản xuất mới chỉ dừng lại ở mức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các khu, cụm công nghiệp chưa thực sự có những chính sách ưu đãi thu hút DNNVV. 1.3. Hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thương mại hoá sản phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy trình đánh giá sự phù hợp, hợp chuẩn đang được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tích cực triển khai. Bộ KHCN đã trình Chính phủ ban hành một số nghị định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo lường, chuẩn đo lường; về kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy; về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) đã được hoàn thiện chờ thông qua. Nghị định về doanh nghiệp KH&CN đã được sửa đổi theo hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc đăng ký, chứng nhận và hoạt động của doanh nghiệp KH&CN. 4 Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Nghị định 104/2013/NĐ-CP. 5 Báo cáo của Bộ Công Thương (7/2014) Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 11 Để rà soát đơn giản hoá quy trình, thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KHCN tiến hành triển khai thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp phục vụ thẩm định đơn đăng ký SHTT” nhằm thực hiện đăng ký bảo hộ quyền SHTT qua mạng điện tử; phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 22/TT-BTC ngày 04/02/2009 quy định mức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (SHCN) với mục tiêu đơn giản hóa, thuận lợi hóa quy trình xác lập quyền SHCN; tham gia các sáng kiến về chia sẻ công tác thẩm định đơn SHCN quốc tế; ngoài ra còn tích cực rà soát đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt quy trình, tăng cường phân cấp trong thẩm định đơn SHCN; ứng dụng CNTT và tuyển dụng, đào tạo thẩm định viên nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả xử lý đơn SHCN. Tính đến 31/12/2016, Bộ KHCN đã tiếp nhận 87.974 đơn SHCN và đã xử lý 74.033 đơn, đã cấp bằng bảo hộ cho 23.175 đối tượng SHCN. 16 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đã dần đi vào hoạt động ổn định, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và đào tạo, hỗ trợ cho các cơ quan chủ trì, các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học trong cùng lĩnh vực chuyên môn thực hiện nhiệm vụ về nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ KHCN. Ngoài ra, với năng lực trang thiết bị tiến tiến, hiện đại trong từng lĩnh vực, các phòng thí nghiệm trọng điểm cũng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, việc tiếp cận các phòng thí nghiệm này của doanh nghiệp còn hạn chế; cần ban hành cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các phòng thí nghiệm này, đảm bảo hiệu quả đầu tư của NSNN và kịp thời hỗ trợ DNNVV phát triển. Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia đang tích cực hoàn tất thủ tục hỗ trợ khoảng 100 dự án tăng cường năng lực, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp. Bộ KHCN cũng đã ban hành Thông tư số 14/2016/TT-BKHCN quy định về quản lý các hoạt động cho vay từ vốn của Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia làm cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện các nhiệm vụ KHCN từ nguồn vốn của Quỹ. 1.4. Hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia thực hiện theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong những chính sách quan trọng hỗ trợ các tổ chức hiệp hội ngành hàng, các cơ quan xúc tiến thương mại và các địa phương thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước và miền núi, biên giới, hải đảo, đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hợp tác xãvới mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, ưu tiên tập trung các hoạt động/Chương trình lớn, có trọng tâm trọng điểm và gắn trực tiếp với hiệu quả. Số lượt doanh nghiệp tham gia Chương trình tăng dần qua các năm, trong đó chiếm 90% là DNNVV6. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu như hiện nay, một trong những vấn đề nhiều chuyên gia lo ngại chính là doanh nghiệp Việt Nam lại đang mất dần thị trường trong nước cho doanh nghiệp nước ngoài. Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có khoảng 90 cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp FDI có quy mô từ 500m2 trở lên thuộc loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, chiếm khoảng 9,3% tổng số 800 siêu thị và 168 trung tâm thương mại ở Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp FDI chiếm 3,4% thị phần trong tổng mức bán lẻ cả nước và chủ yếu hoạt động ở 6 Số doanh nghiệp được hưởng lợi từ chương trình qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 4.596, 6.834 và 7.682 doanh nghiệp. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 12 phân khúc thị trường bán lẻ hiện đại (chiếm khoảng 17%). Tuy nhiên, thực tế một số tỉnh, thành phố, các trung tâm thương mại, siêu thị của doanh nghiệp FDI như Metro, BigC, Lotte chiếm thị phần ưu thế so với tổng mức bán lẻ còn nhỏ của địa phương đó. Thực tế này cho thấy, trong phạm vi khu vực địa lý cụ thể ở từng địa phương, các trung tâm thương mại và siêu thị của doanh nghiệp FDI có khả năng cạnh tranh trội hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Thực tiễn này ít nhiều tác động tới sự phát triển của thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là khi doanh nghiệp FDI tăng cường mở rộng đầu tư thông qua hình thức mua bán lại doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp bán lẻ trong nước (thương vụ bán lại hoặc chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư Thái Lan qua hệ thống Metro, điện máy Nguyễn Kim, Big C; thương vụ chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư Nhật Bản qua hệ thống điện máy Trần Anh, Citimart và Fivimart,). Sự gia tăng đầu tư của nhà phân phối nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Thái Lan kéo theo mối quan ngại hàng Thái sẽ tràn ngập thị trường và cạnh tranh gay gắt với hàng hoá trong nước. Đứng trước thực tiễn diễn ra thời gian qua, việc hình thành chuỗi phân phối sản phẩm quốc gia để các DNNVV tham gia là một chính sách mà nhiều quốc gia đã và đang áp dụng. Việt Nam cũng cần nghiên cứu bổ sung chính sách này vào khung hỗ trợ DNNVV để từng bước giúp các doanh nghiệp trong nước dành lại được thị phần ngay tại chính thị trường nội địa. 1.5. Hỗ trợ thông tin và tư vấn Hoạt động tư vấn tại hiện trường cho doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) triển khai chủ yếu trong khuôn khổ của Chương trình Tình nguyện viên Nhật Bản và Hàn Quốc. Các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia nước ngoài và đều đánh giá tốt chương trình vì thông qua hoạt động tư vấn và phái cử tình nguyện viên đến doanh nghiệp, người lao động tại các doanh nghiệp được đào tạo và tiếp cận với những kiến thức và kinh nghiệm quản lý tại các nước phát triển. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng mong muốn được tiếp tục hỗ trợ chuyên sâu hơn nữa.Ví dụ, sau tư vấn cơ bản về 5S, các doanh nghiệp mong muốn được tiếp tục tư vấn các kỹ năng về quản lý sản xuất ở cấp độ cao hơn như TPM (Total Productive Maintenance, JIT (Just in Time) hay tư vấn về QCC (kiểm soát chất lượng). Tuy nhiên, do chưa có khung pháp lý để triển khai hoạt động tư vấn, nên hoạt động tư vấn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai chưa được nhân rộng và còn gặp khó khăn do kinh phí ngân sách nhà nước để triển khai cho hoạt động này cũng chưa được bố trí. Ngoài ra, nhằm xúc tiến thương mại, định hướng xuất khẩu, các doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài. 1.6. Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực Thứ nhất, hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV do Bộ KHĐT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện qua 5 năm triển khai đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nội dung đào tạo khởi nghiệp được cộng đồng sinh viên hưởng ứng mạnh mẽ (đặc biệt sinh viên các trường Đại học Bách khoa, Học viện Nông nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội...). Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và hưởng ứng mạnh mẽ các khoá đào tạo quản trị chuyên sâu theo hướng tập trung vào các cụm/nhóm doanh nghiệp có tiềm năng hình thành liên kết trong chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành; các Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 13 chương trình quản trị lãnh đạo CEO, CFO, COO; các khóa đào tạo kết hợp tư vấn các nội dung về Kaizen, 5S tại hiện trường cho doanh nghiệp sản xuất. Năm 2016, đã có 18.500 lượt học viên tham gia và được hưởng lợi từ chương trình đào tạo. Thứ hai, các hoạt động hỗ trợ đào tạo khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành (Chương trình 585) do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện đã tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp và cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. - Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý, khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (thuộc Chương trình Khuyến công): hỗ trợ đào tạo về khởi sự thành lập doanh nghiệp cho các học viên và nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp cho chủ hoặc cán bộ quản lý của các cơ sở công nghiệp nông thôn nhằm nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản lý điều hành sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững. 2. Đánh giá chung công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua 2.1. Những kết quả đạt được Quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP đã cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị định. Đây là cơ sở pháp lý để xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV, phát huy tiềm năng và nâng cao vai trò của các DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Trên cơ sở Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, nhiều kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ DNNVV đã được thực thi. Các Kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012. Các kế hoạch đã đưa ra hệ thống các giải pháp trợ giúp DNNVV tương đối toàn diện và có lộ trình thực hiện cụ thể. Đây là khung pháp lý quan trọng giúp các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp xây dựng và thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV trong phạm vi quản lý và giúp định hướng mục tiêu hỗ trợ DNNVV cho các nhà tài trợ quốc tế. Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã xây dựng các chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV trên các lĩnh vực: quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp,... Một số ngân hàng thương mại đã triển khai các phương thức hỗ trợ tín dụng thích hợp hơn với đối tượng DNNVV, điều chỉnh lãi suất hỗ trợ DNNVV trong giai đoạn khó khăn... Các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp cũng đã và đang triển khai các chương trình nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội thúc đẩy hỗ trợ DNNVV. Các chính sách và chương trình trợ giúp DNNVV đã và đang từng bước đi vào cuộc sống. Nhận thức và sự quan tâm của các Bộ, ngành và địa phương đối với công tác trợ giúp phát triển DNNVV đang dần được nâng lên. Đó là những tín hiệu đáng khích lệ đối với cộng động DNNVV, giúp họ có thêm niềm tin và sức mạnh để vượt qua khó khăn và phát triển bền vững. 2.2. Một số tồn tại, hạn chế Các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng việc triển khai thực hiện cũng đã cho thấy tác động hỗ trợ của các chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại: HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 14 Thứ nhất, các chương trình trợ giúp DNNVV chưa được đánh giá, nghiệm thu kết quả hỗ trợ một cách chính thức, bài bản. Một số chương trình mới dừng ở mức ước tính tỉ lệ DNNVV có thể tham gia, thậm chí có chương trình không thể đánh giá được mức độ tham gia của các doanh nghiệp. Thứ hai, nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích chung, chưa có những quy định ưu đãi rõ ràng (ví dụ trợ giúp DNNVV về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ DNNVV tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công) và kết quả hỗ trợ còn hạn chế. Thứ ba, một số chính sách có nội dung chưa sát thực tế; hình thức thực hiện chưa phù hợp với đối tượng DNNVV. Ví dụ như trong lĩnh vực hỗ trợ về thông tin: đa số trang thông tin cho doanh nghiệp cung cấp các thông tin chung chung, lạc hậu, thiếu các thông tin phục vụ thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tư vấn trực tuyến. Việc đào tạo nguồn nhân lực có nội dung chưa chuyên sâu, chưa bám sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; hình thức tổ chức khóa/lớp đào tạo chưa linh hoạt do đó làm giảm sự quan tâm và tham gia của các doanh nghiệp. Thứ tư, tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV còn chậm. Thời gian xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật còn bị kéo dài, thông thương từ 2 đến 3 năm. Ví dụ như Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia gắn với công nghệ tiên tiến.., Quỹ Phát triển DNNVV được thành lập sau hơn 3 năm xây dựng đề án, hiện nay DNNVV vẫn chưa tiếp cận được vốn của Quỹ này. Thứ năm, các chính sách, chương trình trợ giúp DNNVV hiện đang được thực hiện một cách rời rạc, manh mún và dàn trải. Trong khi đó, đối với một doanh nghiệp, muốn phát triển bền vững thì phải có đủ các yếu tố như nguồn lực, tài chính, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thông tin thị trường, hiểu biết pháp lý, nên cần có sự hỗ trợ mang tính tổng thể của Nhà nước. Vì vậy, mặc dù hàng năm Chính phủ đã bố trí nguồn lực để hỗ trợ cho DNNVV nhưng hiện nay không thể đo lường được hiệu quả thực hiện cũng như đánh giá tác động của các biện pháp này của Chính phủ đối với các doanh nghiệp. Nhiều DNNVV phản ánh rằng, họ không biết hoặc không tiếp cận được với chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Một số doanh nghiệp lại cho rằng, các chính sách và chương trình trợ giúp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thủ tục tham gia phức tạp và không có hướng dẫn cụ thể. Thứ sáu, việc xây dựng và thực hiện chính sách trợ giúp DNNVV ở cấp địa phương còn nhiều hạn chế. Nhiều địa phương chưa chủ động xây dựng các chương trình, chính sách trợ giúp DNNVV trên địa bàn, hầu hết mới chỉ tham gia thực hiện các chương trình do các Bộ, ngành chủ trì với mức độ khiêm tốn (xúc tiến thương mại, sở hữu trí tuệ, quản lý chất lượng..). Khoảng 30% số địa phương chưa phê duyệt và triển khai kế hoạch phát triển DNNVV của tỉnh cũng như chưa có báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời tổng hợp và tháo gỡ các kiến nghị, khó khăn cho doanh nghiệp. Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, các chính sách trợ giúp DNNVV quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP được lồng ghép vào các chương trình của ngành và lĩnh vực. Theo đó, các chương trình này có đối tượng hỗ trợ rộng, không dành riêng cho DNNVV, các nội dung chưa thực sự phù hợp với đối tượng DNNVV, dẫn đến việc không Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 15 thể đánh giá được kết quả hỗ trợ cho DNNVV cũng như giảm cơ hội tham gia/hưởng lợi của các DNNVV. Hai là, sự phối hợp giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương còn yếu. Thiếu cơ chế điều phối hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV. Hiện nay, hầu như mỗi một bộ/ngành độc lập triển khai các chính sách/chương trình của mình, thiếu sự liên kết với các chương trình khác nhằm tập trung cho một nhóm doanh nghiệp trọng điểm để phát triển thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có tác động lan tỏa tới các doanh nghiệp khác. Đồng thời, cơ chế báo cáo và chia sẻ thông tin chưa được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Ba là, năng lực của các đơn vị đầu mối thực hiện trợ giúp DNNVV còn yếu và thiếu. Theo quy định tại Điều 15 và 18 của Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp phát triển DNNVV, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, hiện tại, theo báo cáo mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đơn vị đầu mối trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cấp tương đương thực hiện chức năng trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh. Bốn là, sự quan tâm và đầu tư của các địa phương đối với công tác trợ giúp phát triển DNNVV còn thấp trong khi nguồn ngân sách Trung ương hạn chế. Hầu hết các địa phương chưa chủ động bố trí ngân sách để hỗ trợ cho DNNVV, nếu có thì cũng rất hạn chế so với nhu cầu hỗ trợ cao từ phía cộng đồng DNNVV (chỉ mới 19% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí ngân sách riêng thực hiện công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp). Việc khắc phục những hạn chế nêu trên là một trong những mục tiêu cơ bản mà Luật Hỗ trợ DNNVV đã hướng tới. Luật đã ghi nhận trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong việc cấp kinh phí từ ngân sách cho hoạt động hỗ trợ, qua đó phần nào chấm dứt tình trạng các Bộ, ngành, địa phương có thái độ tùy tiện dành kinh phí hợp lý cho công tác này. Luật đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp, qua đó góp phần khắc phục tình trạng cắt khúc, biệt lập, mạnh ai lấy làm, đặc biệt là sự không phối hợp trong công tác hỗ trợ DNNVV. Luật cũng đã xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình hỗ trợ, qua đó góp phần khắc phục một trong những hạn chế cơ bản của công tác hỗ trợ hiện nay là Nhà nước đã bỏ ra nhiều tiền nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Kết luận: Việc hỗ trợ DNNVV đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt nhận thức cũng như do điều kiện tài chính còn hạn hẹp nên công tác này chưa đem lại kết quả như mong muốn. Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác hỗ trợ DNNVV không phải chỉ do nhận thức chưa đúng của cán bộ nhà nước cũng như các DNNVV về công tác hỗ trợ cho DNNVV và sự eo hẹp về tài chính của Nhà nước mà còn có rất nhiều nguyên nhân khác. Trong số các nguyên nhân đó có việc Nhà nước chưa ban hành được một đạo luật để làm cơ sở pháp lý nền tảng,ổn định, cho việc xây dựng và triển khai thực hiện công tác hỗ trợ cho DNNVV. Vì vậy, việc ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV vừa qua sẽ góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại, phát triển và phát huy được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế nước ta./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_ho_tro_doanh_nghiep_nho_va_vua.pdf
Tài liệu liên quan