Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty khách sạn - Du lịch Thắng Lợi

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chiến lược và quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn - du lịch nói riêng. Đồng thời qua đó khẳng định được tầm quan trọng của nó thể hiện: nắm vững lý luận về chiến lược kinh doanh, biết sử dụng các công cụ phân tích, sử lý thông tin . đó là một quá trình sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở phối hợp đồng bộ tạo cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả. * Phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi qua đó rút ra ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại để làm căn cứ cho việc đề suất những giải pháp sau này. * Vận dụng lý thuyết chiến lược để xây dựng các phương án chiến lược khả thi nhất cho Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi đến năm 2002. Các bước phân tích có sử dụng công cụ kỹ thuật môi trường SWOT và được tiến hành theo trình tự hợp lý: phân tích, đánh giá để nhân thức môi trường bên ngoài giúp cho doanh nghiệp nhận diện được những cơ hội, nguy cơ là phải đối mặt hiện tại và trong tương lai. Phân tích, đánh giá nhận thức môi trường bên trong (nội bộ) doanh nghiệp để nhằm xác định điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh: việc nhận thức đó cho phép doanh nghiệp xây dựng một hệ thống mục tiêu chiến lược. Chuyên đề có đề suất ba chiến lược bao gồm: Liên kết theo chiều dọc, đa dạng hóa sản phẩm của khách sạn; dị biệt hóa theo hướng đặc thù sản phẩm.

doc98 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty khách sạn - Du lịch Thắng Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách hàng du lịch . Cụ thể là tìm thị trường, tổ chức bán sản phẩm, tìm ra các mối ký kết hợp đồng ... Tuy nhiên, do kinh phí cho hoạt động Marketing có phần nào eo hẹp và thói quen làm việc của cán bộ công nhân viên ở đây nên vai trò của phòng Marketing trong việc nghiên cứu thị trường, tổ chức quảng cáo, chiêu thị... còn bị hạn chế. Điều này đòi hỏi công ty phải xúc tiến nhiều hơn hoạt động Marketing của mình, phát huy tác dụng của phòng Marketing là cơ sở cho việc cung cấp thông tin trong hoạt động kinh doanh của công ty. 2. Căn cứ để thiết lập mục tiêu: - Căn cứ vào số liệu dự báo và mục tiêu phấn đấu của Tổng cục Du lịch là mức tăng trưởng du lịch bình quân trong 3 năm 1998 - 2000 là 6 - 7%. Đến năm 2000, Việt Nam đón được 2.000.000 khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa là 11.000.000 người. Đây là tiền đề cho khách sạn xác định thị phần của mình là bao nhiêu trong thời gian tới ? - Căn cứ vào phân tích môi trường ngoại vi và môi trường nội vi của khách sạn (ở phần trước đã đề cập) cho thấy rằng trong thời gian gần đây đã có nhiều chuyển biến mới có lợi cho phát triển kinh doanh khách sạn cũng như du lịch nói chung: + Bộ chính trị thông qua “Đề án phát triển du lịch trong tình hình mới” của Tổng cụ Du lịch. (31/10/1998). + Ban chỉ đạo quốc gia về du lịch đã được thành lập. + Pháp lệnh du lịch và các nghị định của Chính phủ về triển khia và thực hiện pháp lệnh du lịch và đã được công bố. + Tình hình hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng được mở rộng, gắn liền với hợp tác du lịch Việt Nam và du lịch thế giới. + Nhiều hội thảo chuyên đề về kinh doanh du lịch, khách sạn đã được Tổng cục Du lịch phối hợp với các Sở du lịch, Sở du lịch - thương mại và các tổ chức quốc tế về du lịch triển khai trong thời gian qua. - Căn cứ vào tiềm lực kinh doanh của khách sạn về vốn, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật. Những cơ sở này giúp cho việc đề ra các mục tiêu cho công ty trong thời kỳ chiến lược. Hay khách sạn phải xác định rằng trong thời gian tới khách sạn phấn đấu đạt công suất sử dụng bao nhiêu ? Doanh thu bao nhiêu ? Thị phần bao nhiêu ? Thị trường mục tiêu là loại khách nào ? Loại sản phẩm và dịch vụ nào ? ... trong thời kỳ chiến lược. - Nếu theo dự báo rút ta từ bảng(...) thì con số khách du lịch đến với khách sạn năm 2000 là ( ...). Nhưng như thế chưa phải là một triển vọng tốt. Việc đặt ra mục tiêu công suất sử dụng buồng phòng cho khách sạn vào năm 2000 là 40% tăng 10% so với năm 1998 là việc khách sạn có thể làm được và năm 2002 là 50%. Sở dĩ ta có thể tin chắc là khách sạn làm được điều đó vì: + Khách sạn ó tiềm lự về có sở vật chất kỹ thuật, có uy tín từ lâu, đặc biệt là các đoàn khách công vụ quốc gia thường đến với khách sạn. + Vào năm 2001 Việt Nam đăng cai tổ chức Seagam (21). Đây là dịp tốt để khách sạn thực hiện mục tiêu của mình. - Thị trường mục tiêu trước mắt là khách Trung Quốc, sắp tới chuẩn bị hướng tới Seagam, trong dài hạn thì phải xác định thị trường mục tiêu là khách Bắc - Tây Âu, Châu á Thái Bình Dương, là loại khách có thu nhập cao, mức thanh toán cao. - Hàng hóa và dịch vụ của khách sạn phát triển theo dướng đa dạng hóa: + Đa dạng hóa dịch vụ bổ sung, cụ thể là đưa khu vực beautysalon vào hoạt động một cách toàn diện. + Tiến hành khai trương khu sàn nhảy dancinghall và khu karaoke. + Đưa khu fitness vào hoạt động đầy đủ. + Kết hợp khai thác mặt Hồ Tây như: lướt ván, bơi thuyền ...; có thể mở một sân golf mini. + Cải tạo bể bơi, xây thêm khu bơi nóng trong nhà. Nhằm phục vụ khách du lịch vào đúng thời vụ du lịch ở Việt Nam (mùa rét). - Hàng hóa và dịch vụ phát triển theo hướng đặc thù dựa trên bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, đặc thù Việt Nam. + Các dịch vụ văn hóa ... + Món ăn đặc thù như mở nhà hàng hải sản ở sân thượng, phát triển món ăn truyền thống, ví dụ: cơm liêu, tiệc cung đình ... - Về cơ sở vật chất: Tiến hành hoàn thiện cơ sở vật chất khu fitness center nâng cấp hồ bơi, xây mới nhà hàng thuỷ sản và tiến tới lập dự án cho nâng cấp khu buồng A cải tạo phòng nghỉ của khu tắm hơi vì hiện nay phòng đó chưa đạt tiêu chuẩn do còn quá sáng, ti vi còn nhỏ ... - Phấn đấu cải thiện doanh thu, lợi nhuận và nâng mức thu nhập bình quân của anh chị em trong công ty lên 1 triệu đồng /1 người /1 tháng. - Về dịch vụ giặt là, tạo đủ giặt khô, là hơi để không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách trong khách sạn mà cả khách ở ngoài. 3. Xây dựng các chiến lược mẫu có thể: Trong phần này chúng ta sử dụng kỹ thuật phân tích Ma trận SWOT để đề xuất một vài chiến lược khả dĩ nhằm thực hiện thành công mục tiêu trên. * Kỹ thuật phân tích Ma trận SWOT. Dựa vào kết quả phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường ngoại vi và nội vi của doanh nghiệp ta tiến hành kết hợp, tổng hợp lại để hình thành các phương án chiến lược là cơ sở cho việc hoạch định một chiến lược kinh doanh cụ thể: Biểu 3.1 : Mô hình phân tích Ma trận SWOT Ma trận SWOT Điểm mạnh (S) 1. Có uy tín lâu đời 2. Ban lãnh đạo năng động 3. Có nhiều loại thị trường 4. Có vị trí đẹp 5. Marketing có tiềm lực Điểm yếu (W) 1. Thiếu vốn 2. dịch vụ nghèo nàn 3. Chất lượng lao động thấp 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu đồng bộ Cơ hội (O) 1. Thị trường du lịch phát triển mạnh 2. Đời sống kinh tế tăng cao 3. Hội nhập khu vực và quốc tế 4. Hạ tầng phát triển 5. Tài nguyên du lịch phong phú 6. Quan tâm của TCDL&NN Kết hợp SO - (S1 S4 - O2 O3) - (S2 S4 - O6 O2) - (S3 - O3) Kết hợp OW (W1 W2); (O6 - W4) - (W2 - W3, O5, O6) Đe doạ (T) 1. Cạnh tranh gay gắt 2. Môi trường kinh doanh chưa ổn định 3. Thách đố hội nhập 4. Thiếu tự chủ và kinh doanh 5. Thuế cao Kết hợp SO - (T1 S5 - O1 D3) - (S5 S2 , T4 T2) Kết hợp OW W2 ,W4- T1 T3 Qua việc kết hợp các O, T, W, S ở Ma trận SWOT ta có thể đề xuất một số phương án khi kết hợp cho thấy: Kết hợp SO: * Phương án 1: (S1 S4 S5- O1 O2 O3) trong khi xu hướng của thị trường du lịch phát triển mạnh, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện nên ngày càng có nhiều người đi du lịch, tốc độ hội nhập khu vực và quốc tế nhanh chóng: ASEAN, AFTA, WTO ... tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn. Trên cơ sở đó lợi dụng uy tín tiếng tăm lâu đời của công ty mình và lợi thế về vị trí địa lý của khách sạn, phát huy năng lực của công tác Marketing tìm mọi cách thu hút khách về với khách sạn mình là lớn nhất. * Phương án 2: ((S2 S4 - O1 O6) được sự quan tâm của Tổng cục Du lịch về vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn. Bên cạnh đó đời sống kinh tế của nước ta ngày càng cao, khả năng tích tụ và tập trung lớn nên có nhiều thuận lợi trong cơ chế vay mượn tiền ngân hàng. Mặt khác, công ty có một đội ngũ ban lãnh đạo năng nổ và vị trí của khách sạn tuyệt đẹp nên tận dụng nó. Từ đó có thể đề xuất phương án đổi mới nâng cấp, cải tạo sửa chữa và hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn. * Phương án 3: (S3 - O3) thị trường khách du lịch của khách sạn từ trước đến nay là rộnglớn và đa dạng nhân cơ hội hộp nhập của khu vực và quốc tế mạnh mẽ. Khách sạn có điều kiện để khai thác thị trường nào là hiệu quả nhất đối với mình hay nói cách khác là xác định thị trường mục tiêu của mình. Kết hợp OW: Phương án: (W1 O2): Cơ hội của việc đời sống kinh tế lên cao một mặt là có nhiều người đi du lịch, mặt khác góp phần tăng khả năng tích tụ và tập trung mà trong khi đó doanh nghiệp lại lâm vào tình trạng thiếu vốn (ít tự chủ về vốn). Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. * Phương án (O6 - W4): Thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn chưa hợp lý thiếu tính đồng bộ nên chất lượng phục vụ phục vụ chưa cao. Trong khi được sự quan tâm của Tổng cục Du lịch đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn nhiều. Vì vậy, cần nắm lấy cơ hội này bằng cách đẩy mạnh đề xuất các dự án khả thi về nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm hoàn thiện nó để nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Phương án (W1 W3 O5 O6): Hiện tại khách sạn chưa có chủng loại dịch vụ phong phú, đạt chất lượng cao. Mặt khác đội ngũ lao động có chất lượng thấp là yếu tố cản trở trong việc nâng cao chất lượng phục vụ. Trong khi chúng có có một lượng tài nguyên du lịch phong phú từ tự nhiên, nhân tạo cho đến các loại món ăn (văn hóa ẩm thực phong phú). Hơn nữa được sự quan tâm tổng cục công ty việc đào tạo, bồi dưỡng ... nhân viên. Đây là cơ hội khách sạn nên đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm mang tính đặc thù bản sắc dân tộc. Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên. Kết hợp ST: Phương án (T1 S5 S1 S3): Đe doạ trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhưng khách sạn có lợi thế về uy tín, về khách du lịch quen, về tiềm lực Marketing, vậy tiến hành phát huy hay lợi thế để cạnh tranh giành giật tỉ phần thị trường lớn hơn. Phương án (S2 S5, T2 T4): Trong khi môi trường kinh doanh chưa ổn định thông tin luôn biến động, quyền tự chủ chưa cao trong sản xuất kinh doanh thì phòng Marketing tăng cường nghiên cứu thị trường và ban lãnh đạo phải có ý kiến đề xuất với cấp trên để có quyền rộng rãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kết hợp OW: Phương án (W2, W4 - T1, T3): Nhận thấy dịch vụ của khách sạn còn ngèo nàn, cơ sở vật chất thiếu đồng bộ trong khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và những thách đố hội nhập. Công ty nên có những phản ứng linh hoạt nhằm giảm thiểu những tác động không có lợi từ các đe doạ của mội trường kinh doanh, đồng thời che chở những mặt hạn chế của công ty mình bằng cách tích cực cải tiến chất lượng dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng của khách sạn...Để có đủ sức mạnh trong cạnh tranh và chuẩn bị cho xu hướng hội nhập khu vực cũng như quốc tế. Từ việc vạch ra các phương án trên ta thấy rằng, chiến lược mà công ty có thể theo đuổi là: * Chiến lược tổng thể: - Công ty còn áp dụng chiến lược “Liên kết theo chiều dọc”: Là đẩy mạnh công tác thị trường, liên kết hợp tác với các đại lý, công ty lữ hành gửi khách trong nước và quốc tế nhằm thút hút khách du lịch đến với khách sạn. Chuẩn bị cho việc triển khai mở các văn phòng đại diện như ở Quảng Ninh, Lạng Sơn hiện nay nhằm đón khách Trung Quốc ... - áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Hoàn thiện các sản phẩm đã có và tạo ra nhiều sản phẩm mới. * Chiến lược bộ phận. - Công ty nên thực hiện chiến lược “Dị biệt hóa sản phẩm” dịch vụ và hàng hóa của khách sạn phát triển theo hướng đặc thù. 4. Một số chính sách và biện pháp nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh. 4.1. Biện pháp về vốn và nguồn vốn. Qua phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp ta thấy, Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi chưa phải là doanh nghiệp có tiềm năng lớn về vốn. Vì vậy, để tạo được quy mô vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh, công ty phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: Vay ngân hàng, vay nội bộ, vay của cán bộ công nhân viên trong công ty ... công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu giữa vốn vay và vốn tự có, vốn chiếm dụng, tăng tỉ trọng vốn chủ sở hữu bằng cách tiết kiệm đến mức tối thiểu các chi phí phát sinh như chi phí điện nước: bơm nước vào ban đêm, giờ mà giá điện thấp hơn, tránh làm hư hỏng các loại đồ dùng trong phòng như bóng đèn ngoại, kêu gọi tiết kiệm chi phí phát sinh ... Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bắt đầu bằng việc phân tích và đánh giá cao phương án kinh doanh một cách tỉ mỉ, rõ ràng và hiệu quả. Một dự án không khả thi sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng và làm thiệt hại lớn cho công ty. Tăng cường vòng quay vốn, giảm gắn thời gian khấu hao của các loại thiết bị nhập ngoại bằng cách đưa vào hoạt động toàn diện ... Thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ dẫn đến hiệu quả cao trong việc huy động và quản lý và sử dụng vốn. Nhằm thực hiện tới các chiến lược kinh doanh đến những năm tới. 4.2. Biện pháp về cải tổ cơ cấu tổ chức của công ty. Bộ máy tổ chức của công ty hiện nay tuy đã có phần hợp lý nhưng chưa phát huy hết tác dụng. Vì vậy, để có cơ cấu tổ chức vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả công ty nên có sự điều chỉnh chút ít. Lương cán bộ và nhân viên trong các phòng ban phải phù hợp với nhiệm vụ và công việc của từng bộ phận, chọn người có năng lực thực sự đứng đầu mỗi bộ phận. Tránh chồng chéo, tránh sư đan xen trong điều hành kinh doanh, công việc cần phải được phân công rõ ràng để tránh tình trạng ỉ lại và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tính chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, việc điều chỉnh nâng cao phải được thực hiện một cách từ từ không thể ngày một ngày hai. Như vậy vào những năm tới công ty có một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý, hiệu quả và nhạy bén đối ứng với biến đổi của cơ chế thị trường. 4.3. Biện pháp về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi hiện nay chưa đủ khả năng thực sự để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Trình độ chuyên môn và năng lực chưa đồng đều, tuôi cao, phản ứng chậm, ngoại hình giảm sút, tỷ lệ lao động có trình độ đại học thấp. Vì vậy bên cạnh công ty cần tuyển người trẻ có năng lực, có ngoại hình khả dĩ thì công ty phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cấp trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên, đồng thời giải quyết cho những người cao tuổi về nghỉ. Ngoài ra công ty nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề và về buồng, bàn ... mời chuyên gia về giảng dạy ... và bên cạnh phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Kích thích lao động bằng biện pháp vật chất (thưởng) và bằng tinh thần nhằm phát huy tính sáng tạo, tự chủ của lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, biện pháp kích thích lao động bằng vật chất rất hữu hiệu. Con người là nhân tố hàng đầu cho một công ty kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn. Là yếu tố quyết định việc thắng hay bại của công ty trên thương trường cạnh tranh như ngày nay. 4.4. Các phương pháp về Marketing: 1. Chính sách sản phẩm: Vấn đề sản phẩm là nền tảng, là xương sống của chiến lược chung Marketing, là tiền đề cho việc triển khai các chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. Đối tượng kinh doanh của ngành du lịch và khách sạn chủ yếu thiên về dịch vụ, trong tình hình mới vấn đề sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu đối với nhà kinh doanh khách sạn- du lịch: - Chủng loại sản phẩm (tính đa dạng): Cần xác định chủng loại cơ cấu hàng hoá dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu khách du lịch và chiếm ưu thế trên thị trường. Khách sạn sớm triển khai chiến lược đa dạng hoá, dị biệt hoá sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. - Đưa thêm vào các yếu tố phụ trội, độc đáo riêng vào các dịch vụ của mình như dịch vụ buồng (đặt hoa tươi miễn phí...) dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác... tạo sự hài lòng cho khách du lịch và tạo ra sự trung thành của khách với dịch vụ của khách sạn mình. - Chất lượng sản phẩm: Để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm để thoả mãn tốt nhu cầu của khách du lịch, công ty cần tiến hành nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. - Đổi mới sản phẩm: khách sạn cần tăng cường đổi mới sản phẩm của mình nhằm thu hút thêm nhiều khách và tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ chiến lược. Việc đổi mới sản phẩm có tác dụng làm tăng sức mua, tăng khối lượng bán, mở rộng thị trường trong điều kiện sản xuất kinh doanh còn kém hấp dẫn. việc đổi mới sản phẩm luôn đi kèm với hoàn thiện và nâng cao tính thích ứng của sản phẩm mới. Việc áp dụng chính sách sản phẩm cụ thể cho các loại hình dịch vụ tại Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi như sau: a/ Tập trung vào hoàn thiện tính thích ứng của sản phẩm: * Đối với dịch vụ buồng ngủ: Tiến hành cải tạo hoàn thiện khu buồng A. Khu B các phòng từ presidental suite, deluxe suite nên trang bị thêm máy tính, các loại phòng nên đặt hoa tươi miễn phí, nếu có thể thì phụcvụ hoa quả miễn phí, hay trang trí phòng theo ý khách (tương lai nên làm), thay trang phục của nhân viên. * Đối với dịch vụ ăn uống. Khách sạn nên thay đổi thực đơn, do các món ăn hiện tại đã quá quen , đơn điệu nên khách hàng phàn nàn nhiều. Thay đổi thực đơn tuỳ theo mùa. Nên đưa các món ăn đặc thù vào phục vụ cho thêm phần phong phú như: - Mở nhà hàng hải sản. - Bổ sung nhà hàng Âu á. - Cơm niêu, cơm dân tộc, tiệc cung đình ... Tạo ra các món ăn theo kiểu Trung Quốc, Nhật Bản. Tạo ra các loại kem vào mùa hè ... Tất cả trên nhằm phục vụ khách những món ăn lạ. + Về uống: Nên có đủ các loại đồ uống về rượu, bia lạnh tạo ra sản phẩm uống “rượu cần” và người phục vụ sẽ mang trang phục thổ cẩm dân tộc. Điều này chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều khách phương Tây, và Mỹ ... quan tâm. Nên cải tiến phong cách phục vụ của nhân viên từ trang phục cho đến cử chỉ, phải nhanh nhẹn trong khi phục vụ không tạo ra cảm giác “chờ đợi” quá lâu cho khách. * Đối với dịch vụ bổ sung: Phòng hội nghị và phòng ăn của khách sạn hiện nay là một, điều này được coi là không hợp lý cần xem xét để có phương án phát triển hợp lý. Phòng nghỉ ở dịch vụ saunna chưa hợp lý, còn sáng quá. Vì khi tiêu dùng dịch vụ này, khách du lịch muốn có cảm giác gần gũi với tự nhiên ... Và cái ti vi ở trong phòng đó còn quá bé. Chưa hợp lý. Cần thay đổi cái ti vi đó. b/ Đổi mới sản phẩm: * Đối với dịch vụ bổ sung: - Khách sạn nên đưa khu trung tâm sức khoẻ (fitness center) vào hoạt động. Chính thức khai trương khu vực karaoke, sàn nhảy. - Xây mới bể bơi mái che nước nóng để phục vụ khách du lịch vào mùa đông. - Đặt thêm bàn biza, bia, dịch vụ đánh bạc giải trí. - Đào tạo nhân viên kỹ thuật khu vực sản nhảy, phòng karaoke, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, giàn nhạc ... nên được trang bị đồng phục cho nhân viên trong khu vực này. 2. Chính sách giá cả: Giá cả của dịch vụ và hàng hóa dịch vụ là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách du lịch, giá cả phải tương xứng với chất lượng, bên cạnh nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty thì vấn đề giá cả phải xem xét kĩ lưỡng trong điều kiện thị trường cạnh tranh hiện nay. Vấn đề giá cả có liên quan đến các yếu tố: - Chi phí và việc tính toán phân tích chi phí. - Quan hệ cung cầu trên thị trường. - Mức giá của đối thủ cạnh tranh. - Vị thế của khách sạn mình trên thị trường ... Thực tế hiện nay đối với công ty Thắng Lợi cũng như các doanh nghiệp khách sạn du lịch nói chung chi phí dịch vụ là khá cao do yếu tố đầu vào chi phí cao: nguyên liệu, giá điện nước, thuế giá trị gia tăng ... đẩy chi phí của dịch vụ lên khá cao. Trong một điều kiện thị trường kinh doanh khách sạn cung vược cầu, đây là một sức ép giảm giá dịch vụ của khách sạn. Các đối thủ cạnh tranh đang đua nhau giảm giá để bù lỗ mà vị thế của khách sạn Thắng Lợi chỉ ở mức trung bình trên thị trường. Chính vì vậy công ty nên áp dụng các chính sách giá một cách hết sức linh hoạt tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể. - Giá trị cụ thể: Tính riêng cho từng loại dịch vụ khi khách tiêu dùng riêng lẻ: giá dịch vụ karaoke riêng, tắm hơi riêng, bơi riêng ... - Giá tổng hợp: (giá trọn gói). Bán trọn gói cho khách tiêu dùng tất cả các dịch vụ hay một số dịch vụ cơ bản trong thời gian khách lưu laị khách sạn. Tuy nhiên, bán theo chính sách nên giảm giá % so với giá riêng lẻ. - Giá thời vụ: Kinh doanh du lịch và khách sạn không thể trách khỏi yếu tố thời vụ. Khách du lịch sẽ rất vắng trong dịp trái vụ và ngược lại. Vì vậy khách sạn nên áp dụng chính sách giá thời vụ. + Tăng giá tất cả các loại dịch vụ và hàng hóa trong dịp chính vụ, nhằm tận thu để tổng hiệu quả kinh doanh. + Giảm giá vào dịp trái vụ mục đích thu hút thêm khách và kéo dài thời vụ kinh doanh ... - Chính sách giảm giá: Công ty nên giảm giá cho các đối tượng khách sau: + Khách đặt trước, khách mua với số lượng lớn, khách đi theo đoàn, khách quen... + Giảm giá đối với các tổ chức, các công ty, đại lý lữ hành du lịch gửi khách theo thoả thuận, giảm cho người môi giới đến khách đến hay chính sách hoa hồng chiết khấu cho người môi giới gửi khách ... Chính sách giá nói trên tạo ra một cơ chế giá mềm dẻo, linh hoạt và tạo sự tin tưởng đối với khách du lịch khi đến với khách sạn. Điều này bảo đảm tính cạnh tranh tốt cho khách sạn minh đồng thời đưa lại hiệu quả cao về doanh thu, lợi nhuận. 3. Chính sách phân phối: Chính sách phân phối là tập hợp các phương hướng và biện pháp để đưa sản phẩm của khách sạn vào các kênh tiêu thụ khác nhau thu hút được nhiều khách, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Chính sách phân phối tạo điều kiện hỗ trợ việc thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty, muốn vậy phải: - Tạo lập và phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các công ty, các tổ chức công đoàn của các công ty kinh doanh, các đại lý các hãng lữ hành du lịch, các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế; chú trọng tạo lập mối quan hệ với khách du lịch. Đặc biệt là các công ty gửi kháh và đại lý du lịch ở Quảng Ninh, Hà Nội ở miền Nam và một số công ty ngoại quốc ... - Xác định phần trăm hoa hồng hoặc mức giá thấp cho các cá nhân, tổ chức đại lý môi giới, gửi khách khi họ đưa khách tới. - Phối hợp giữa các kênh phân phối, sử dụng kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh thông qua hợp tác, liên kết với họ, hay là mức hoa hồng “dễ chịu” nhằm tăng thêm lượng bán ở để cải thiện doanh thu cho công ty. - Xúc tiến việc mở các văn phòng đại diện du lịch thắng lợi ở các khu vực như Quảng Ninh, Lạng Sơn ... để tăng thêm lượng khách Trung Quốc tránh sức ép giá của các đại lý gửi khách trên các khu vực đó như hiện nay. 4. Chính sách giao tiếp khuyếch trương: Kinh doanh trong cơ chế thị trường thì công việc giao tiếp khuyếch trương là không thể thiếu được. Trong khi ngành kinh doanh khách sạn đang ế ẩm thì công việc này lại càng cần thiết hơn. Để thực hiện tứi mục tiệu chiến lược (của công ty) trong thời gian tới, công ty nên tiến hành đổi mới các hoạt động giao tiếp và khuyêch trương sau: + Thường xuyên duy trì và thúc đẩy mối quan hệ với bạn hàng, khách hàng cũng như chính quyền sở tại hướng các hình thức như hội nghị, tặng quà, gửi thiếp chúc mừng đến khách hàng hay quà sinh nhật cho khách khi đang lưu trú tại khách sạn. Tổ chức các buổi tiệc mừng nhân ngày tết, lễ, ngày quốc khánh ... cho khách. + Chính sách quảng cáo không chỉ hướng vào thị trường trong nước mà nên hướng ra cơ chế thị trường nước ngoài. Với nhiều hình thức như tập gấp, tờ rơi, quảng cáo trên báo chí, ti vi trong nước, tạp trí du lịch, báo chí, truyền hình, in tên khách sạn lên áo, dùng áp phích hay tài trợ cho các trận thể thao. Đặc biệt là các trận đấu thể thao có người nước ngoài tham gia, quảng cáo lên internet, VN tourism CD Rom ... Tuy nhiên, những việc làm này sẽ đưa lại kết quả cao nhưng nó rất tốn kém. Đòi hỏi khi thực hiện phải có sự lựa chọn, trước mắt chưa sử dụng được trên các phương tiện đại chúng với chi phí cao nên thông qua các mối quan hệ từ lâu đời, hay thông qua người quen, hoặc chính nhânviên trong công ty làm công tác quảng cáo. III. Một số kiến nghị khác: 1. Kiến nghị đối với Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi: 1.1. Ban giám đốc phải là người đứng ra khởi xướng cho việc thực hiện mô hình quản trị chiến lược ở công ty. Khách quen mà nói, Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi chưa có chiến lược kinh doanh một cách toàn diện, những gì hướng tới tương lai vẫn nằm trong ý tưởng của giám đốc hay được thể hiện trong bản kế hoạch hàng năm. Điều đó không có nghĩa là công ty không có mục tiêu dài hạn mà nó thể hiện là còn nhiều yếu tố gây cản trở trong quá trình quản lý theo mục tiêu (đặc biệt là mục tiêu dài hạn) của công ty. Có thể do nhiều nguyên nhân như công tác kế hoạch còn hạn chế, yếu tố thuộc về cơ chế quản lý của Nhà nước đối với công ty ... Đối với Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi không ai khác ngoài ban giám đốc, khởi xướng và phối hợp với các trưởng, phó phòng chức năng để cung cấp phối hợp và hành động. Phần còn lại là phải phổ biến cho các cán bộ công nhân viên trong công ty hiện có và cùng đồng tình ủng hộ. Ban giám đốc có thể sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của anh chị em trong công ty. 1.2. Đẩy mạnh công tác hoạt động nghiên cứu thị trường để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chịu sự chi phối của các quy luật thị trường, tất yếu doanh nghiệp phải lấy thị trường làm điểm xuát phát cho mọi hoạt động kinh doanh của mình. Việc quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp: bán cho ai, khách du lịch họ là ai ? Sản xuất cái gì - hàng hóa dịch vụ gì ? Sản xuất như thế nào - cung cách phục vụ như thế nào?... đều xuất phát từ thị trường. Vậy để trả lời cho các câu hỏi trên đòi hỏi công ty phải tiến hành công tác thị trường một cách nghiêm túc. Thực trạng được bàn ở chương II, công ty đã có một phòng thị trường với số lượng nhân viên là: 10 người. Đảm nhận công việc liên quan đến bán, nhận đặt phòng, tìm hiểu ký kết vác loại văn bản hợp đồng liên quan đến đón nhận khách ... Tuy nhiên, công tác thị trường của công ty chưa được coi trọng nên còn thiếu nhiều thông tin từ bên ngoài ... vì vậy muốn triển khai và thực hiện một chiến lược kinh doanh toàn diện của công ty cần phải đẩy mạnh để có thể nhận thức một cách đúng đắn về môi trường kinh doanh, nó là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Về việc nghiên cứu thị trường khách và vấn đề phục vụ và dịch vụ của công ty. Tác giả mạnh dạn đưa ra một số bảng câu hỏi dành cho khách du lịch: Khách sạn Thắng Lợi Điện thoại: 8294211 Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho khách của khách sạn) Thưa quý khách: Những ý kiến vàng của quý khách sẽ giúp chúng tôi nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Trong bảng hỏi này xin quý khách vui lòng đánh dấu (v) một trong các ô sau đây với thang giá trị 1 đến 4: xuất sắc, tốt, trung bình, tồi. 1. Quý khách đánh giá sự thoả mãn toàn diện tại Khách sạn Thắng Lợi thế nào ? Rất tốt   Tốt   Trung bình   Tồi   2. Quý khách đánh giá sự phục vụ của bộ phận đầu bếp như thế nào? Rất tốt   Tốt   Trung bình   Tồi   3. Quý khách đánh giá dịch vụ buồng ngủ như thế nào ? - Cơ sở vật chất trang thiết bị: Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   - Vệ sinh phòng: Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   - Giá thuê phòng: Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   4. Quý khách đánh giấ về dịch vụ ăn uống như thế nào ? - Chất lượng món ăn: Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   - Phong cách phụcvụ: Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   - Thực đơn: Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   - Chất lượng đồ uống: Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   - Phong cách phục vụ: Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   - Giá cả: Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   5. Quý khách đánh giá thế nào về dịch vụ giải trí ? Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   6. Quý khách đánh giá bầu không khí tâm lý xã hội trong khách sạn ? Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   7. Quý khách đánh giá CSVCKT của khách sạn như thế nào ? Rất tốt   Tốt   TB   Tồi   8. Cái gì làm quý khách tâm đắc nhất khi ở khách sạn chúng tôi ? ...................................................................................................... 9. Cái gì làm quý khách không hài lòng nhất ở khách sạn chúng tôi ? ....................................................................................................... 10. Khách sạn chúng tôi nên làm gì nữa nếu cần để tăng thêm sự thoả mãn cho quý khách lần sau ? ................................................................................................... 11. Xin quý khách cho biết đôi điều về mình ? - Quý khách từ đâu tới: .............................................................. - Mục đích chuyến đi của quý khách: ......................................... - Năm sinh: ................... Nghề nghiệp: ....................................... - Nam: .............. Nữ: ................ 12. Nhận xét cá nhân của quý khách: ...................................................................................................... Ngày: ..... Phòng số: ....... Tên: ............................ (nếu quý khách có thể). Xin cảm ơn quý khách và chúng tôi đánh giá cao những ý kiến của quý khách. Chúng tôi hy vọng được phục vụ quý khách lần sau. Tập thể cán bộ nhân viên Khách sạn Thắng Lợi Xin quý khách gửi lại phiếu này tại quầy lễ tân của khách sạn. 1.3. Việc xác lập mục tiêu chiến lược của công ty phải đảm bảo tính khả thi: Việc xác lập được một hệ thống mục tiêu đúng đắn có ý nghĩ vô cùng quan trọng đối với công ty. Hệ thống mục tiêu không phải xây dựng chỉ sau khi kết thúc hoàn toàn khâu phân tích môi trường kinh doanh. Cũng như các bước khác trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, việc xác lập mục tiêu không phải là một mắt xích trong chuỗi công việc tuần tự mà có thể tiến hành đồng thời với các công việc khác. Mục tiêu chiến lược phải kết hợp hài hoà giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. - Về dài hạn: Mục tiêu chiến lược đảm bảo định hướng cũng như động cơ hành động của công ty. - Về ngắn hạn: Mục tiêu chiến lược tạo cơ sở cho việc thực hiện và quản lý các chức năng của lao động sản xuất kinh doanh của công ty: Marketing, quản lý chất lượng, phát triển nhân lực ... hay cụ thể hoá mang tính định hướng. Việc xây dựng mục tiêu chung toàn công ty, Ban giám đốc, các phòng ban chức năng cần thảo ra các mục tiêu dự kiến trong phạm vi quyền hạn của mình rồi tiến tới thảo luận để thống nhất quyết định. Mục tiêu được xây dựng không phải là một cái gì đó không biến đổi mà phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo phản ứng nhanh nhạy với các sự biến đổi thông tin của thị trường. 1.4. Về phương hướng tiến hành công tác hoạch định chiến lược: - Cần tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa kinh doanh theo hướng: Nhà nước điều tiết thị trường, thị trường tiếp tục điều tiết hướng dẫn doanh nghiệp; thực hiện triệt để kế hoạch hóa gián tiếp trong tiến trình chuyển sang cơ chế thị trường. Trước hết, cần xác định chiến lược kinh doanh là một bộ phận của kế hoạch hóa kinh doanh, vì vậy chỉ có thể áp dụng có hiệu quả chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp khi thực hiện đổi mới triệt để và toàn diện công tác kế hoạch hóa nói chung, kế hoạch hóa kinh doanh nói riêng. Chuyển triệt để phương pháp kế hoạch hóa gián tiếp mới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về mọi mặt. + Vừa quán triệt các địnhi hướng phát triển của Nhà nước, của ngành (thông qua các hướng điều tiết thị trường của Nhà nước). Vừa nghiên cứu đầy đủ thị trường và môi trường kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội, tránh rủi ro. + Tự chủ xác định và thực hiện các giải pháp lựa chọn và triển khai các phương án chiến lược kinh doanh tối ưu, trong thị trường đã được điều tiết, doanh nghiệp có toàn quyền xây dựng và thực hiện chiến lược nhằm phát huy lợi thế, tránh các bất lợi và kinh doanh có hiệu quả. + Tối ưu hóa việc huy động và phân bổ các nguồn lực trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, việc phân bố tiến hành theo các mục tiêu chiến lược, từ đó chú trọng các mục tiêu ưu tiên. + Kịp thời điều chỉnh các mục tiêu và phương án chiến lược kinh doanh phù hợp với chiều hướng và mức độ thay đổi của môi trường kinh doanh trong tiến trình thực hiện chiến lược. Đó là những yếu tố cần thiết trong việc bảo đảm thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5. Các giải pháp hỗ trợ việc hoạch định chiến lược kinh doanh. + Giải pháp kỹ thuật: Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh tạo công ty trải qua nhiều bước phức tạp, đặc biệt là giai đoạn thu thập và xử lý cũng như truyền đạt, phổ biến thông tin trong công ty. Vì vậy công ty nên trang bị một hệ thống máy tính (Computer) làm hỗ trợ trong suất quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, cần có 1 phòng gọi là phòng chiến lược có bảng ghi rõ các công việc còn lại, tiến trình thực hiên ... các công việc tác nghiệp hàng ngày ... nhằm đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các mục tiêu chiến lược. * Giải pháp con người: Con người luôn là yếu tố trung tâm của mọi hanh động, các nhân tố hàng đầu trong kinh doanh dịch vụ. Mặc khác, việc hoạch định chiến lược kinh doanh chưa thực sự phổ biến trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, vì vậy để tiếp cận phương pháp quản lý này một cách có hiệu quả, công ty nên gửi những người trong ban lãnh đạo đi đào tạo, tham gia các khoá bồi dưỡng về quản lý chiến lược kinh doanh, tham gia các hội thảo chuyên đề về quản lý khách sạn. Tổ chức các cuộc thảo luận về quản lý trong nội bộ công ty nhằm phổ biến kiến thức về quản lý chiến lược cũng như quản lý khách sạn nói chung. * Bố trí những người có năng lực hợp lý vào ban hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. * Giải pháp kinh tế: Kinh tế là đòn bẩy hiệu quả trong hoạt động, trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh công ty không thể tránh khỏi giải pháp về mặt kinh tế. - Trong khi trích ra ngân quỹ cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh, một mặt chi cho các hoạt động mang tính bắt buộc như phí tổn trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, mặt khác, nên có các biện pháp kích thích, động viên bằng đòn bẩy kinh tế như: hàng năm công ty nên tổ chức các cuộc thi chọn đề tài ngjiên cứu phát triển công ty bằng cách treo giải thưởng ... 1.6. Về thời gian tổ chức công tác hoạch định chiến lược: Đặc thù kinh doanh du lịch - khách sạn đó là tính mùa vụ có thể nói vào chính vụ mọi người trong công ty từ cán bộ lãnh đạo cho đến nhân viên đều bận rộn. Vì vậy, công tác triển khai hoạch định kiểm tra nên tiến hành vào thời gian nhàn rỗi, khoảng thời gian vào sau chính vụ, vào thời điểm này ban lãnh đạo có thể xem xét, so sánh kết quả thực hiện so với mục tiêu chiến lược đặt ra cũng như việc điều chỉnh, hay vạch kế hoạch cho thực hiện chiến lược trong thời gian tiếp theo. 2. Kiến nghị đối với Tổng cục Du lịch: Trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt, khách du lịch vào Việt Nam đang bị giảm sút. Trong khi đó du lịch Việt Nam đang còn nhiều vấn đề bấp cập về sản phẩm cũng như các thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng du lịch ... Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà kinh doanh khách sạn cũng như các doanh nghiệp du lịch trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như kinh doanh nói chung, tác giả xin mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp ở tầm vĩ mô như sau: 2.1. Đề nghị với tổng cục du lịch Việt Nam nên có chương trình kế hoạch mở rộng việc tuyên truyền quảng bá ở tầm vĩ mô về du lịch Việt Nam ở một số thị trường trọng điểm và thế giới nhằm duy trì củng cố những thị trường du lịch truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm thị trường mới. - Coi trọng khai thác thị trường Tây Âu, thị trường Nga, SND, cũ, duy trì thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan ... tiếp tục nghiên cứu khai thác thị trường khách Mỹ, úc ... Đây là những thị trường có khả năng chi trả rất cao, lượng khách lớn. - Đẩy mạnh khai thác thị trường khách trung quốc qua các cửa khẩu đường bộ và biển phía Bắc. - Khai thác khách từ các nước thứ ba nối tour sang Việt Nam như Thái Lan, Singapo, Hồng Kông ... (Đông Nam á) với đẩy việc tổ chức cho người Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch các nước khác. - Đẩy mạnh khai thác khách tàu biển đến Việt Nam . - Hoàn thiện các CD - ROM quảng cáo cho du lịch Việt Nam đưa lên mạng internet ( WWW). Đồng thời nên mở các cơ quan đại diện cho du lịch Việt Nam ở nước ngoài. - Tổ chức các sự kiện về du lịch Việt Nam, tổ chức hay tham gia các hội chợ du lịch quốc tế trong cũng như ngoài nước. - Khuyến khích du lịch trong nước thông qua các chương trình ưu đãi hay giới thiệu qua ti vi, phương tiện thông tin đại chúng ... 2.2. Nâng cao chất sản phẩm du lịch bằng cách quy hoạch tạo ra các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, loại hình du lịch có sức hấp dẫn. Có thể nói du lịch Việt Nam đang tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta không có những công trình đồ sộ nhưng cái hay cái đẹp của du lịch Việt Nam phải là cái gì đó mới lạ, mang nét truyền thống bản sắc dân tộc ... - Khai thác, phát triển các loại hình du lịch như du lịch miệt vườn, du lịch xanh - sinh thái, du lịch sông nước, du lịch khám phá (discovery tour). du lịch dân tộc ... - Đề xuất và phối kết hợp với các cơ quan hữu quan như Bộ công an, văn hóa thông tin ... để tạo ra các loại hình du lịch ô tô, mô tô, nhảy dù, máy bay, lặn biển, mạo hiểm, du lịch săn bắn ... cũng như việc tận khai thác các di tích thắng cảnh hiện nay đang bị cấm. - Khai thác và tu bổ các khu du lịch đã hình thành ở các địa phương, quy hoạch, xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc gia và quốc tế cho phát triển ngành du lịch ta vào thế kỷ sau. 2.3. Tổng cục Du lịch chủ trì lập đề án với sự tham gia của các ngành công an, ngoại giao, biên phòng, hải quan, GTVT, hàng không, tài chính, văn hóa thông tin, bưu chính viễn thông ... nhằm cải thiện tạo thủ tục thuận lơịi, nhanh chóng cho khách quốc tế vào Việt Nam. - Đơn giản hóa thủ tục hành hính liên quan đến vào, ra, đi lại, cư trú, tham quan giải trí của khách du lịch, đặc biệt là thủ tục về thị thực (visa). cụ thể là Tổng cụ Du lịch trình Chínhphủ cho phép cấp visa lại cước khẩu hoặc miễn thị thực cho khách du lịch đến Việt Nam dưới 30 ngày với mục đích du lịch thuần tuý, không quy định bắt buộc nơi nhận thị thực, không quy định cửa khẩu xuất nhập cảnh, giảm lệ phí thị thực cho khách du lịch , bỏ các phụ phí, lệ phí không hợp lý bỏ các thủ tục phiền hà cho khách và các doanh nghiệp ... 2.4 Tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp du lịch và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: - Khân trương lập phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp du lịch trong toàn ngành, và trên địa bàn từng tỉnh mà trước hết là tại các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt ... Việc cổ phần hóa sẽ giúp các doanh nghiệp du lịch Nhà nước làm ăn có hiệu quả hơn vì vậy cần đẩy mạnh cổ phần hóa theo nghị định 43 CP, lấy những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, có đủ sức mạnh về chất, tổ chức và uy tín làm nòng cốt cho ngành trong việc cạnh tranh trong nước và khu vực. - Đồng thời Tổng cục Du lịch phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu kiến nghị cải thiện cơ chế quản lý đối với các thành phần kinh tế ngoại quốc daonh, tham gia kinh doanh các dịch vụ du lịch, việc đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước vừa khai thác tối đa nội lực của các thành phần kinh tế nhằm xã hội hóa hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta ngày càng công bằng hơn, hiệu quả hơn. 2.5 Tổng cụ Du lịch cần phối hợp với các bộ, các ngành rà soát lại các văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới. Rà soát lại văn bản quản lý, loại bỏ những văn bản không phù hợp và hết hiệu lực đối với kinh doanh khách sạn và bổ sung hoàn thiện cơ chế chiến lược đối với quản lý du lịch. - Kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy và xử lý nghiêm khắc việc vi phám quy chế, bảo đảm hệ thống pháp luật du lịch nhất quán từ Trung ương đến địa phương, khắc phục tình trạng đặt ra các thể lệ, thủ tục, lệ phí trái với quy định của Trung ương, gây bất bình cho du khách. - Việc phổ biến giáo dục pháp luật về du lịch còn được tiến hành sâu rộng trong cán bộ, nhân viên ngành du lịch và toàn xã hội, tạo ra nhận thức đồng nhất của cộng đồng xã hội để mọi người đều ý thức cho nước ta trở thành điểm du lịch hấp dẫn, mến khách. 2.6. Tổng cục Du lịch nên khẩn trương lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu trước mắt và lâu dài, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để đẩy nhanh công tác đào tạo. + Đào tạo cán bộ về quản lý chiến lược thuộc du lịch. - Nâng cao và chuyên sâu đào tạo ở các trường du lịch cũng như ở các trương có chuyên ngành du lịch. Bằng đào tạo thực tiễn chuyên sâu, hoàn thiện sách giáo khoa, giáo trình đào tao cho các trường, đặc biệt chú trọng vào ngoại ngữ. - Tổng cục phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo với Viện nghiên cứu du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội thảo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao cán bộ du lịch chuẩn bị cho tương lai của ngành. 2.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch trên 2 hướng: + Nghiên cứu hình thức hôi nhập, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Việt Nam sẽ trở thành nước vừa gửi khách vừa nhận khách. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đuổi kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. 2.8. Tổng cục nên quan tâm hơn nữa đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trực thuộc, trao quyền tự quyết rộng rãi trong kinh doanh... 3. Kiến nghị đối với Nhà nước (Chính phủ). 3.1. Để khuyến khích du lịch phát triển lên một tầm cao mới. Nhà nước nên có chính sách đầu tư chiến lược về cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng nâng cấp, tu tạo các di tích văn hóa - lịch sử , các tuyến điểm du lịch với tầm cỡ lớn, cũng như kế hoạch an ninh với khách du lịch. 3.2. Đề nghị Nhà nước có luật thuế hợp lý và ưu tiên đối với ngành du lịch. Chính phủ cần xem xét và xử lý cụ thể hơn mới động viên các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh: 3.3. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ mang tính chiến lược giữa hai ngành: hàng không và du lịch về chương trình các tuyên truyền hay giá cả cũng như chính sách của hàng không cần có sự ưu tiên hợp lý về giá để khuyến khích khách du lịch đến Việt Nam. 3.4. Đề nghị Nhà nước có chính sách cởi mở, hợp lý với khách du lịch tàu biển đang có chiều hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây. 3.5. Đề nghị nghiên cứu về chính sách giá, chính sách giá không phân biệt đối tượng (1giá) mà nhiều nước đã áp dụng hấp dẫn khách du lịch. 3.6. Đề nghị triển khai “việc thành lập quỹ hỗ trợ du lịch” như điều 19 P2D2 mới ban hành là “lấy du lịch nuôi du lịch” để ngành du lịch có kinh phí chủ động, hỗ trợ đầu tư, đầu tư tôn tạo, nâng cấp điểm du lịch, xúc tiến quảng bá, xây dựng chương trình ... 3.7. Đẩy nhanh thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp và tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. 3.8. Nên có các quy định về cấp giấy phép kinh doanh theo chế độ một cửa. Vì hiện nay doanh nghiệp du lịch đang vấp phải nhiều thủ tục phiền hà, ví dụ: Một khách sạn có nhà, phòng được phép kinh doanh cho thuê nhà ở, văn phòng làm việc đối với các tổ chức trong và ngoài nước. Nhưng khi khách thuê làm văn phòng, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhà đất, trình giấy phép xây dựng, cho phép mới được ký hợp đồng. Hay doanh nghiệp thuê nhà của Nhà nước, cho người nước ngoài thuê trong thời gian doanh nghiệp đang được thuê, vẫn phải có sự đồng ý của Nhà nước và doanh nghiệp quản lý nhà ... Nhà nước cùng các Sở nên xem xét lại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch. Để du lịch Việt Nam vươn lên một tầm cao mới, sánh ngang với du lịch của nước trong khu vực và quốc tế. Kết luận Việc áp dụng lý thuyết quản trị chiến lược vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đang trở thành vô cùng quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của tất cả các loại hình doanh nghiệp trên thị trường bao gồm các doanh nghiệp khách sạn - du lịch. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả là giúp doanh nghiệp đứng vững và chiến thắng trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chuyên đề đã nghiên cứu và làm rõ các vấn đề chủ yếu sau đây: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chiến lược và quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn - du lịch nói riêng. Đồng thời qua đó khẳng định được tầm quan trọng của nó thể hiện: nắm vững lý luận về chiến lược kinh doanh, biết sử dụng các công cụ phân tích, sử lý thông tin ... đó là một quá trình sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở phối hợp đồng bộ tạo cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả. * Phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi qua đó rút ra ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại để làm căn cứ cho việc đề suất những giải pháp sau này. * Vận dụng lý thuyết chiến lược để xây dựng các phương án chiến lược khả thi nhất cho Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi đến năm 2002. Các bước phân tích có sử dụng công cụ kỹ thuật môi trường SWOT và được tiến hành theo trình tự hợp lý: phân tích, đánh giá để nhân thức môi trường bên ngoài giúp cho doanh nghiệp nhận diện được những cơ hội, nguy cơ là phải đối mặt hiện tại và trong tương lai. Phân tích, đánh giá nhận thức môi trường bên trong (nội bộ) doanh nghiệp để nhằm xác định điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh: việc nhận thức đó cho phép doanh nghiệp xây dựng một hệ thống mục tiêu chiến lược. Chuyên đề có đề suất ba chiến lược bao gồm: Liên kết theo chiều dọc, đa dạng hóa sản phẩm của khách sạn; dị biệt hóa theo hướng đặc thù sản phẩm. * Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi. Đồng thời để suất một số ý kiến với công ty cũng như đối với Tổng cục Du lịch Việt Nam và với Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh đã đưa ra. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu nên chuyên đề còn nhiều nét chưa thấu đáo và hẳn còn nhiều thiếu sót em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè để chuyên đề có thể được hoàn thiện hơn. Nhằm góp phần vào việc giải quyết những tồn tại trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo PGS.PTS Nguyễn Văn Đính cùng các thầy cô giáo của Khoa Du lịch và Khách sạn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn chú Trần Hữu Nam giám đốc Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi. Anh Chí phó giám đốc Khách sạn Thắng Lợi cũng như tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã tạo điều kiện thuận lợi, góp nhiều ý kiến bổ ích để em hoàn thành chuyên đề này với chất lượng cao hơn. Mục lục Trang Mở đầu 1 Chương I: Sở lý luận về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại một doanh nghiệp du lịch - khách sạn trong nền kinh tế thị trường 4 I. Khái quát về chiến lược kinh doanh và nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh 4 1. Chiến lược kinh doanh 4 2. Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh 6 II. Khái quát về khách sạn và kinh doanh khách sạn 9 1. Khách sạn 9 2. Kinh doanh khách sạn 10 III. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp khách sạn 11 1. Chiến lược kinh doanh trong khách sạn 11 2. Các đặc thù cơ bản của kinh doanh khách sạn ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 13 3. Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch khách sạn 14 Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty khách sạn du lịch Thắng Lợi 27 I. Giới thiệu chung về Khách sạn Thắng lợi 27 1 Lịch sử hình thành và phát triển 27 2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn 28 3. Bộ máy tổ chức của công ty - khách sạn 29 4. Đặc điểm nguồn nhân lực của khách sạn 31 5. Đặc điểm về nguồn khách của khách sạn 33 6. Đặc điểm dịch vụ của khách sạn 34 II. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn 38 1. Tình hình nguồn khách của khách sạn trong 3 năm từ 1996 - 1998 39 2. Tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận trong 3 năm từ 1996 - 1998 40 III. Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Thắng Lợi 42 1. Căn cứ để xây dựng chiến lược tại Khách sạn Thắng Lợi 42 2. Các chỉ tiêu đánh giá 42 3. Các giải pháp chiến lược đã áp dụng tại Khách sạn Thắng Lợi 44 IV. Đánh già chung về công tác hoạch định chiến lược tại Công ty Thắng Lợi 46 1. Những kết quả đạt được 46 2. Những tồn tại 46 3. Nguyên nhân của sự tồn tại 47 Chương III: Kiến nghị phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi 49 I. Các nguyên tắc phải boả đảm khi tiến hành công tác hoạch định kinh doanh 49 II. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh 50 1. Nhận thức cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty Thắng Lợi 50 2. Căn cứ để thiết lập mục tiêu 58 3. Xây dựng các chiến lược mẫu 60 4. Một số chính sách và biện pháp nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh 63 III. Một số kiến nghị khác 69 1. Kiến nghị đối với Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi 69 2. Kiến nghị với Tổng cụ Du lịch 75 3. Kiến nghị đối với Nhà nước 78 Kết luận 80 Tài liệu tham khảo 82 Tài liệu tham khảo 1. Tập bài giảng: - Kinh tế du lịch - Marketing du lịch - Kinh doanh khách sạn - Công nghệ phục vụ khách sạn - Quản trị kinh doanh doanh nghiệp du lịch Khoa Du lịch & Khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. 2. PGS.PTS. Nguyễn Văn Đính, Th.S. Phạm Hồng Chương: Giáo trình: "Quản trị kinh doanh lữ hành" - Nxb Thống kê - 1998. 3. TS. Alastair Morrison: Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn - Tổng cục Du lịch. 4. PTS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ: Giáo trình "Lý thuyết quản trị kinh doanh" - Nxb Khoa học & Kỹ thuật - 1997. 5. PGS.PTS. Nguyễn Văn Đính; Nguyễn Văn Mạnh: Giáo trình "Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh du lịch" - Nxb Thống kê - 1995. 6. PGS.PTS. Nguyễn Thành Độ: Giáo trình "Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp" - Nxb Giáo dục - 1996. 7. Quản lý khách sạn - Nxb Trẻ - Trường Đào tạo nghiệp vụ du lịch Sài Gòn. 8. Philip Kotler: Marketing căn bản - Nxb Thống kê - 1994. 9. Báo cáo tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách sạn Thắng Lợi (1996-1997-1998). 10. Tạp chí Du lịch Việt Nam: Số 1 - 10/1998. 11. Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh: 7/1998. 12. Tuần báo Du lịch: Số 14/1998. 13. Tạp chí Con số sự kiện: 1+2/1999. 14. PGS.PTS. Nguyễn Thành Độ: Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 15. Tạp chí Công nghiệp: số 24/1998, 1/1999. 16. Một số tài liệu khác... Nhận xét của đơn vị thực tập Tôi là Đặng Văn Hậu, sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh Du lịch và Khách sạn, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đến thực tập tại Công ty Khách sạn Du lịch Thắng Lợi. Địa chỉ: ......... đường Yên Phụ - Tây Hồ - Hà Nội. Thời gian thực tập từ: Đề tài: Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi, và nội dung cụ thể như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại một doanh nghiệp du lịch - khách sạn trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Phân tích thực trạng thực hiện kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. Chương III: Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty. Nhận xét của cơ quan:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0027.doc
Tài liệu liên quan