KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy tỷ lệ
trường đạt các yếu tố về chăm sóc sức khỏe học
sinh thấp hơn so với số liệu báo cáo năm về công
tác y tế trường học. Các hoạt động chăm sóc
quản lý sức khỏe nói chung trong trường học có
sự cải thiện hơn so với các năm trước. Có sự
khác biệt trong công tác kiểm tra vệ sinh giữa các
cấp học. Cấp tiểu học thực hiện công tác kiểm tra
vệ sinh tốt hơn các khối cấp lớn hơn. Đa số các
hoạt động chăm sóc quản lý sức khỏe được thực
hiện tốt hơn ở khu vực thành phố và huyện
đồng bằng. Các trường chuẩn thực hiện công tác
chăm sóc quản lý sức khỏe tốt hơn.
KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt động
chăm sóc quản lý sức khỏe học sinh cần được cải
thiện như trang bị và quản lý phòng y tế, nâng
cao trình độ cán bộ làm công tác y tế trường học,
tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh và kiểm
soát bệnh truyền nhiễm trong trường học. Cần
ưu tiên đầu tư về trang bị điều kiện cơ sở vật
chất phòng y tế cho các khu vực huyện miền núi,
nâng cao công tác quản lý sức khỏe, giáo dục sức
khỏe và giám sát bệnh truyền nhiễm đối với khu
vực miền núi và các trường chưa đạt chuẩn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học tại tỉnh Khánh Hòa năm học 2012‐2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 681
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
HỌC SINH TRONG TRƯỜNG HỌC TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
NĂM HỌC 2012‐2013
Trần Nguyễn Vân Như, Dương Trọng Phỉ, Lê Thị Hồng Hạnh *
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường hiện nay còn nhiều khó khăn,
bất cập. Để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe học sinh tại tỉnh Khánh Hòa,
trước mắt cần xác định vấn đề cụ thể và đối tượng ưu tiên cần can thiệp thông qua việc đánh giá thực trạng quản
lý chăm sóc sức khỏe học sinh theo từng cấp học và từng khu vực khác nhau trong toàn tỉnh.
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh theo cấp học và khu vực tại tỉnh
Khánh Hòa năm học 2012‐2013.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian thực hiện từ 9/2012‐5/2013. Nghiên cứu tiến hành
bằng cách phỏng vấn, quan sát và đo đạc trực tiếp tại 100 trường học. Số liệu thu thập được quy về thang điểm
tự thiết kế để tính điểm trung bình (ĐTB) cho các hoạt động.
Kết quả: Điểm trung bình chung về công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh là 6,9/10 (min = 1,96; max
= 8,96). Điểm trung bình theo 5 hoạt động chính không đồng đều: như phòng y tế có tỷ lệ đạt chuẩn thấp (ĐTB =
3,9; min = 0, max = 7,8) trong khi hoạt động giáo dục sức khỏe (ĐTB = 9,8; min = 5, max = 10) có điểm trung
bình cao hơn. Có sự khác biệt trong công tác kiểm tra vệ sinh giữa 3 cấp học, cấp trung học phổ thông có ĐTB
thấp nhất (p = 0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khu vực về Phòng Y tế (p=0,003), quản lý sức
khỏe (p=0,008), giáo dục sức khỏe (p<0,001), giám sát bệnh truyền nhiễm (p<0,001). Công tác quản lý chăm sóc
sức khỏe nói chung ở vùng miền núi có điểm trung bình thấp hơn so với các vùng khác có ý nghĩa thống kê
(p=0,01). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các trường đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn về yếu tố phòng y tế
(p=0,003) và giáo dục sức khỏe (p=0,045).
Kết luận: Công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh tại tỉnh Khánh Hòa đạt điểm trung bình 6,9/10.
Phòng Y tế trong trường học là vấn đề thiết yếu cần được cải thiện. Các trường cấp trung học phổ thông, các
trường huyện miền núi và trường chưa đạt chuẩn là nhóm đối tượng ưu tiên cần được can thiệp trong việc cải
thiện công tác chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường học.
Từ khóa: Quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh, sức khoẻ trường học, tỉnh Khánh Hòa.
ABSTRACT
SCHOOL HEALTH PROGRAMME MANAGEMENT IN KHANH HOA PROVINCE, 2012‐2013
Tran Nguyen Van Nhu, Duong Trong Phi, Le Thi Hong Hanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 682 ‐ 688
Background: School health management nowadays has been confronted with a variety of difficulties and
obstacles. To improve the quality and effectiveness of the school health program in Khanh Hoa province, it is
necessary to identify gaps and priority issues by assessing the school health program management in terms of
geographic areas and school settings.
Objectives: To assess the status of school health management in terms of different school levels and regions
in Khanh Hoa Province between 2012 and 2013.
* Viện Pasteur Nha Trang
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Nguyễn Vân Như ĐT: 0908331984 Email: vannhu2001@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 682
Method: A cross‐sectional study was carried out from September 2012 to May 2013. The study was
conducted among 100 schools by using a structured questionnaire, direct observation, and direct measuring. The
status of school health management was measured based on average score converted from 21 criteria of the
questionnaire.
Results: Mean score of school health program management was 6.9. While mean score for school health
facility was only 3.9, the mean score for health promotion activities was much higher at 9.8. The mean score for
school health facilities, school health management, health promotion and monitoring infectious disease were
significantly different between urban and rural areas, and types of schools (p<0.001). The mean score of the
schools in urban area was significantly higher comparing with that in rural area. The mean score of the
standardized schools was also significantly higher than that of the non‐ standardized schools.
Conclusion: Overall, scores for school health management was average 6.9/10. The results suggested that
school health facility is an issue needed to improve in future interventions. The interventions should be
significantly concentrated on high schools, schools in rural areas and non‐standardized schools to improve school
health management.
Key words: School health management, school health, Khanh Hoa province.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh
từ lâu đã được sự quan tâm của nhà nước, các
nội dung hoạt động cụ thể đã được quy định
trong Quyết định số 1221/2000/QĐ‐BYT ngày
18/4/2000 quy định về Vệ sinh trường học của Bộ
Y tế(1). Các bộ ngành liên quan cũng đã nỗ lực
không ngừng trong việc phối hợp hoạt động
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác
y tế trường học mà điển hình gần đây nhất là
thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT‐BGDĐT‐BYT
ngày 28/4/2011 quy định về các nội dung đánh
giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học giữa Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Bộ Y tế(2).
Tuy nhiên, công tác quản lý chăm sóc sức
khỏe học sinh trong nhà trường hiện nay vẫn
còn nhiều khó khăn, bất cập. Nhân lực cho đảm
nhiệm công tác Y tế tại các trường học còn thiếu
và yếu. Theo báo cáo toàn quốc về y tế trường
học năm 2013, tỷ lệ trường có nhân viên y tế đạt
78,5%, trong đó số trường có cán bộ chuyên
trách chỉ chiếm 43,5%(3). Nghiên cứu của Chu
Văn Thắng năm 2009 cho thấy người thực hiện
công tác y tế trường học có chuyên môn kém, ít
được cập nhật và đào tạo về chuyên môn. Theo
Chu văn Thắng, nhân lực cán bộ y tế trường học
đa phần là kiêm nhiệm (71%), họ là giáo viên
chưa có chuyên môn y tế, chưa có khả năng thực
hiện công tác y tế trường học. Cũng theo nghiên
cứu này, công tác giáo dục sức khỏe học sinh đạt
51,8% và tỷ lệ trường tổ chức khám sức khỏe
định kỳ cho học sinh là 47,6%(4).
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của các
phòng y tế rất nghèo nàn. Tỷ lệ trường có phòng
y tế là 55,1%. Việc đầu tư kinh phí để xây mới
hay cải tạo cơ sở cũ còn hạn hẹp nên chưa đáp
ứng được nhu cầu hoạt động, học tập và chăm
sóc sức khoẻ cho học sinh. Tại các trường học,
46,3% trường phổ thông trung học, 48,3% trung
học cơ sở và 48,2% trường tiểu học có tủ thuốc
thiết yếu theo quy định. Tuy nhiên cơ số thuốc
còn thiếu hoặc rất sơ sài, chỉ đủ để sơ cứu bệnh
đơn giản(3).
Để từng bước khắc phục những khó khăn và
tồn tại trên cần phải có sự nổ lực của tất cả các
cấp. Cấp trung ương ngày càng hoàn thiện các
văn bản pháp luật, ban hành các thông tư hướng
dẫn, thông tư liên tịch nhằm nâng cao sự gắn kết
giữa các ban ngành liên quan và làm căn cứ
pháp lý cho các hoạt động y tế trường học. Đối
với địa phương, trong nguồn khi phí cho phép,
trước mắt cần phải xác định nhóm vấn đề và đối
tượng ưu tiên cần can thiệp. Vì vậy, chúng tôi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 683
thực hiện nghiên cứu đánh giá thực trạng y tế
trường học tại các vùng địa lý khác nhau ở tỉnh
Khánh Hòa nhằm xác định những tồn tại chính
về y tế trường học làm căn cứ cho các giải pháp
can thiệp phù hợp trong việc nâng cao công tác
chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chăm
sóc sức khỏe học sinh theo cấp học và khu vực
tại tỉnh Khánh Hòa năm học 2012‐2013.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chăm
sóc sức khỏe chung trong toàn tỉnh.
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố
phòng y tế, quản lý chăm sóc sức khỏe, giáo dục
sức khỏe, kiểm tra vệ sinh, giám sát bệnh truyền
nhiễm với các yếu tố liên quan (cấp học, khu
vực, loại trường).
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông thuộc các huyện/thị/thành phố
của tỉnh Khánh Hòa.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Được tính dựa trên công thức áp dụng cho
quần thể hữu hạn
Tính cỡ mẫu dựa trên ước lượng tỷ lệ trường
học đạt tiêu chuẩn trong quần thể nghiên cứu
theo công thức:
n = z2*p*(1‐p)/d2
n: cỡ mẫu
z: giá trị của khoảng tin cậy 95% = 1,96.
p: là tỷ lệ trường đạt các tiêu chuẩn về công tác y tế trường
học = 10% (theo đánh giá của Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh Khánh Hòa về các điều kiện vệ sinh trường học và
kiểm tra công tác Y tế trường học do Sở Giáo dục và đào
tạo Khánh Hòa năm 2011).
d: độ chính xác mong muốn hay sai số tối thiểu, chọn d =
5%.
Đưa vào công thức trên ta có n 138.
Vì cỡ mẫu n = 138 > 10% cỡ quần thể nghiên
cứu (N= 324) nên hiệu chỉnh thu hẹp cỡ mẫu
theo công thức:
nhc = (n*N)/(n+N)
nhc: cỡ mẫu hiệu chỉnh.
n: cỡ mẫu chưa hiệu chỉnh, n=138.
N: cỡ quần thể nghiên cứu, N=324 (tổng trường công lập
và ngoài công lập của tỉnh KH).
Đưa vào công thức ta có nhc 97, làm tròn cỡ
mẫu 100.
Cỡ mẫu theo từng cấp học và từng huyện,
thị xã, thành phố được chọn theo phương pháp
lấy mẫu phân tầng với phân số lấy mẫu chung là
1/3 (vì cỡ mẫu chung xấp sĩ bằng 1/3 cỡ quần thể
nghiên cứu). Tuy nhiên, phân số lấy mẫu này
được điều chỉnh tăng ở một số cấp học và khu
vực vì cỡ quần thể ở các cấp học và khu vực đó
quá nhỏ, cụ thể như sau:
Cấp học
Huyện/
Tx/TP
Tiểu học (TH) Trung học cơ sở
(THCS)
Trung học phổ thông
(THPT)
Tổng
Số trường Số mẫu Số trường Số mẫu Số trường Số mẫu Số trường Số mẫu
Nha Trang 41 13 24 7 12 4 77 24
Cam Ranh 21 7 12 4 3 1 36 12
Diên Khánh 27 8 10 3 2 1 39 12
Cam Lâm 18 5 12 4 3 1 33 10
Ninh Hòa 33 10 27 8 5 2 65 20
Vạn Ninh 26 7 13 4 4 1 43 12
Khánh Sơn 8 2 3 1 1 1 12 4
Khánh Vĩnh 14 4 4 1 1 1 19 6
Tổng 188 56 105 32 31 12 324 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 684
Sau khi đã tính số lượng trường học theo
từng cấp học và từng vùng, các trường sẽ được
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn dựa
vào danh sách các trường tiểu học, trung học cơ
sở và trung học phổ thông của từng huyện, thị
xã và thành phố.
Công cụ thu thập dữ liệu
Bộ câu hỏi tự thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn
đánh giá theo thông tư liên tịch 18/2011/TTLT‐
BYT‐BGDĐT và quy định 1221/2000/QĐ‐BYT.
Số liệu thu thập được quy về thang điểm
tự thiết kế để tính điểm trung bình cho các
hoạt động.
Biến số nghiên cứu
Ngoài các biến số về thông tin chung như
khu vực, cấp học, loại trường nghiên cứu sử
dụng bộ công cụ gồm 21 tiêu chí thuộc 5 yếu tố:
phòng y tế (9 tiêu chí), quản lý chăm sóc sức
khỏe (6 tiêu chí), giáo dục sức khỏe (2 tiêu chí),
kiểm tra vệ sinh (2 tiêu chí), giám sát bệnh
truyền nhiễm (2 tiêu chí).
Các tiêu chí được đánh giá dựa trên quy
định 1221/2000/QĐ‐BYT về công tác y tế trường
học. Một tiêu chí đúng sẽ được chấm 1 điểm.
Điểm trung bình các hoạt động được tính bằng
tổng điểm các tiêu chí và quy về thang điểm 10.
Điểm trung bình chung của công tác quản lý
chăm sóc sức khỏe được tính bằng tổng điểm
của 5 hoạt động theo tỷ lệ thiết kế và được quy
về thang điểm 10.
Phân tích số liệu
Đánh giá chung về công tác chăm sóc sức
khỏe trong trường học dựa trên tỷ lệ đạt của các
tiêu chí và điểm trung bình chung của công tác
chăm sóc sức khỏe. Đánh giá các hoạt động
chính trong công tác chăm sóc quản lý sức khỏe
thông qua điểm trung bình của 5 yếu tố. Xác
định mối liên hệ giữa các hoạt động chăm sóc
quản lý sức khỏe với các yếu liên quan (cấp học,
khu vực và loại trường).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm N Tỷ lệ (%)
Cấp học
Cấp TH 56 56
Cấp THCS 32 13
Cấp THPT 12 23
Khu vực
Thành thị 36 36
Huyện đồng bằng 54 54
Huyện miền núi 10 10
Loại trường
Trường đạt chuẩn 29 29
Trường chưa đạt chuẩn 71 71
Nghiên cứu này được thực hiện trên 100
trường thuộc 8 thành phố/huyện/thị xã của tỉnh
Khánh Hòa. Cấp tiểu học chiếm 56% phục vụ
cho 26209 học sinh, cấp trung học cơ sở chiếm
32% phục vụ cho 22964 học sinh, cấp trung học
phổ thông chiếm 12% phục vụ cho 15115 học
sinh. Tỷ lệ trường chiếm đa số ở các huyện đồng
bằng (54%) và thấp nhất ở vùng miền núi (10%).
Số trường đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 29%.
Đặc điểm chung về công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trường học
Bảng 2: Đặc điểm công tác quản lý chăm sóc sức khỏe trường học
Đặc điểm N Tỷ lệ đạt (%)
Phòng y tế Có phòng y tế riêng tại trường 60 60
Diện tích phòng y tế tối thiểu 12m2 48 48
Có đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu 11 11
Đầy đủ sổ sách phòng y tế theo quy định 49 49
Đối với các trường nội trú hoặc bán trú, có phòng cách ly 0 0
Có cán bộ y tế chuyên trách 70 70
Đối với các trường nội trú hoặc bán trú, có nhân viên Y tế trực
trong suốt thời gian học sinh ở trường.
3 75
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 685
Đặc điểm N Tỷ lệ đạt (%)
Cán bộ làm công tác Y tế trường học có trình độ y sĩ trở lên 28 28
Đã được tập huấn về YTTH 78 78
Quản lý sức khỏe
Tổ chức khám quản lý sức khỏe đầy đủ 77 77
Có sổ khám bệnh và hồ sơ quản lý sức khỏe 79 79
Thông báo cho cha mẹ học sinh
hoặc người giám hộ của học sinh về tình hình sức khỏe học sinh.
81 81
Có kế hoạch chăm sóc và điều trị cho học sinh có vấn đề sức khỏe. 51 51
Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu
theo quy định hiện hành.
92 92
Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trong những trường hợp cần thiết 100 100
Giáo dục sức khỏe Có tổ chức truyền thông GDSK cho học sinh 100 100
Nội dung truyền thông phù hợp 96 96
Kiểm tra vệ sinh Kiểm tra vệ sinh hành ngày 38 38
Có biện pháp xử lý khi phát hiện nguy cơ phát sinh dịch bệnh 76 76
Giám sát bệnh truyền
nhiễm
Có theo dõi các trường hợp bệnh ở giáo viên và học sinh 28 28
Hướng xử trí khi có người bị bệnh truyền nhiễm gây dịch 76 76
Kết quả phân tích cho thấy chỉ có 60 %
trường có phòng y tế nhưng chỉ có 48% trường
có phòng y tế đạt diện tích tối thiểu 12m2. Tỷ lệ
phòng y tế có đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết
yếu theo quy định đạt 11%. 100% các trường bán
trú và nội trú không có phòng cách ly bệnh theo
quy định. Tỷ lệ trường có cán bộ y tế chuyên
trách là 70% nhưng cán bộ y tế có trình độ từ y sĩ
trở lên theo quy định chỉ chiếm 28%. Số trường
được tổ chức khám sức khỏe đầy đủ chiếm 77%.
Tỷ lệ trường thực hiện sơ cấp cứu ban đầu cho
học sinh chiếm 92% và 100% các trường đều có
kế hoạch chuyển học sinh lên tuyến trên trong
những trường hợp cần thiết. Công tác truyền
thông sức khỏe cho học sinh chiếm tỷ lệ 100% tại
các trường. Số trường có tổ chức kiểm tra vệ sinh
hàng ngày chỉ chiếm 38%. 76% trường có hướng
xử trí phù hợp khi có người bị bệnh truyền
nhiễm gây dịch.
Đặc điểm công tác quản lý chăm sóc sức
khỏe theo các yếu tố liên quan
Bảng 3: Đặc điểm các hoạt động chính trong công tác
chăm sóc quản lý sức khỏe học sinh
Đặc điểm Điểm
trung bình
Min Max
Phòng y tế 3,9 0 7,8
Quản lý sức khỏe 7,5 0 10
Giáo dục sức khỏe 9,8 5 10
Kiểm tra vệ sinh 5,3 0 10
Giám sát bệnh truyền nhiễm 5,2 0 10
Quản lý chăm sóc
sức khỏe chung
6,9 1,96 8,96
Điểm trung bình chung công tác quản lý
chăm sóc sức khỏe học sinh là 6,9 (min = 1,96;
max = 8,96). Điểm trung bình 5 hoạt động chính
không đồng đều, phòng y tế có điểm trung bình
thấp (ĐTB = 3,9; min = 0, max = 7,8) trong khi
hoạt động giáo dục sức khỏe có điểm trung bình
rất cao (ĐTB = 9,8; min = 5, max = 10).
Bảng 4: Công tác quản lý chăm sóc sức khỏe theo các yếu tố liên quan
Phòng y tế Quản lý
sức khỏe
Kiểm tra
vệ sinh
Giáo dục
sức khỏe
Giám sát
bệnh truyền nhiễm
Quản lý chăm sóc
sức khỏe chung
TB p TB p TB p TB p TB p TB p
Cấp học
Cấp 1 3,4
>0,05
7,4
>0,05
6,1
0,001
9,8
>0,05
5,3
>0,05
6,8
>0,05 Cấp 2 4,3 8,0 4,5 9,8 5,3 7,1
Cấp 3 4,5 6,6 3,8 9,6 4,6 6,6
Khu vực
Thành thị 4,5
0,002
6,8
0,008
3,9
>0,05
9,6
<0,001
2,9
<0,001
6,6
0,01 Đồng bằng 3,7 8,1 6,1 10,0 6,7 7,2
Miền núi 2,0 6,8 6,3 9,5 5,5 6,1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 686
Phòng y tế Quản lý
sức khỏe
Kiểm tra
vệ sinh
Giáo dục
sức khỏe
Giám sát
bệnh truyền nhiễm
Quản lý chăm sóc
sức khỏe chung
TB p TB p TB p TB p TB p TB p
Loại trường
Đạt chuẩn 4,7
0,003
7,9
>0,05
5,8
>0,05
10,0
0,045
5,3
>0,05
7,3
0,004
Chưa đạt 3,5 7,3 5,1 9,7 5,1 6,7
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu như không
có sự khác nhau về công tác quản lý chăm sóc
sức khỏe học sinh ở các cấp học, chỉ có công tác
kiểm tra vệ sinh có sự khác biệt giữa các cấp học
(p=0,001). So sánh giữa các khu vực, có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở các yếu tố phòng y tế
(p=0,003), quản lý sức khỏe (p=0,008), giáo dục
sức khỏe (p<0,001), giám sát bệnh truyền nhiễm
(p<0,001). Công tác quản lý chăm sóc sức khỏe
nói chung ở vùng miền núi có điểm trung bình
thấp hơn so với các vùng khác có ý nghĩa thống
kê (p=0,01). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa các trường đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn về
yếu tố phòng y tế (p=0,003) và giáo dục sức khỏe
(p=0,045). Các trường đạt chuẩn có điểm trung
bình công tác quản lý chăm sóc sức khỏe chung
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các trường
chưa đạt chuẩn (p=0,004).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ trường có phòng y tế là 60% thấp hơn
so với số liệu thống kê báo cáo các tỉnh miền
trung năm 2013 (70%)(5) và cao hơn tương đương
bốn lần so với số liệu này năm 2008 (16,1%)(6).
Phòng y tế có đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết
yếu theo quy định chỉ đạt 11%, thấp hơn so với
số liệu báo cáo cả nước năm 2013 (41,1%)(3). Đa
số các phòng y tế có cơ số thuốc rất hạn chế, chỉ
trang bị thuốc để sơ cứu những bệnh đơn giản.
Tỷ lệ trường có cán bộ y tế chuyên trách là 70%
nhưng cán bộ y tế có trình độ từ y sĩ trở lên theo
quy định chỉ chiếm 28%. Tỷ lệ này cũng tương
đồng so với số liệu báo cáo năm 2013 của các
tỉnh miền trung (25,7%)(5).
Công tác tổ chức khám sức khỏe đầy đủ cho
học sinh tại các trường đạt tỷ lệ 77%. 100% các
trường thực hiện truyền thông giáo dục sức
khỏe cho học sinh bằng nhiều hình thức khác
nhau như nói chuyện trước cờ, sinh hoạt ngoại
khóa hoặc lồng ghép trong bài giảng. Tỷ lệ
trường có tổ chức kiểm tra vệ sinh hàng ngày về
vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và vệ sinh
An toàn thực phẩm còn thấp (38%). Một số
trường tiểu học tổ chức kiểm tra vệ sinh cá nhân
của học sinh hàng ngày tại lớp và các trường có
phục vụ bếp ăn phân công cán bộ y tế kiểm tra
vệ sinh bếp ăn hàng ngày. Hoạt động kiểm tra
vệ sinh môi trường chủ yếu được thực hiện hàng
tuần hoặc hàng tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu như không
có sự khác nhau về công tác quản lý chăm sóc
sức khỏe học sinh ở các cấp học, chỉ có công tác
kiểm tra vệ sinh ở khối trung học phổ thông
điểm trung bình thấp hơn so với cấp tiểu học và
trung học cơ sở (p=0,001). Các hoạt động kiểm
tra vệ sinh hàng ngày được thực hiện tốt nhất ở
cấp tiểu học và giảm dần theo cấp học.
So sánh giữa các khu vực, có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê ở các yếu tố phòng y tế
(p=0,003), quản lý sức khỏe (p=0,008), giáo dục
sức khỏe (p<0,001), giám sát bệnh truyền nhiễm
(p<0,001). Phòng y tế ở thành phố được trang bị
tốt hơn so với huyện đồng bằng và huyện miền
núi. Khu vực huyện đồng bằng có điểm trung
bình cao nhất trong công tác quản lý sức khỏe,
giáo dục sức khỏe và giám sát bệnh truyền
nhiễm. Công tác quản lý chăm sóc sức khỏe nói
chung ở vùng miền núi có điểm trung bình thấp
hơn so với các vùng khác có ý nghĩa thống kê
(p=0,01). Đây là nghiên cứu đầu tiên của tỉnh
Khánh Hòa có sự so sánh hoạt động chăm sóc
quản lý sức khỏe trường học giữa các khu vực.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
trường đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn về yếu tố
phòng y tế (p=0,003) và công tác giáo dục sức
khỏe (p=0,045). Các trường đạt chuẩn có điểm
trung bình công tác quản lý chăm sóc sức khỏe
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 687
chung cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các
trường chưa đạt chuẩn (p=0,004). Kết quả này
cho thấy công tác hoạt động chăm sóc sức khỏe
được quan tâm và thực hiện có hiệu quả hơn ở
những trường đạt chuẩn.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy tỷ lệ
trường đạt các yếu tố về chăm sóc sức khỏe học
sinh thấp hơn so với số liệu báo cáo năm về công
tác y tế trường học. Các hoạt động chăm sóc
quản lý sức khỏe nói chung trong trường học có
sự cải thiện hơn so với các năm trước. Có sự
khác biệt trong công tác kiểm tra vệ sinh giữa các
cấp học. Cấp tiểu học thực hiện công tác kiểm tra
vệ sinh tốt hơn các khối cấp lớn hơn. Đa số các
hoạt động chăm sóc quản lý sức khỏe được thực
hiện tốt hơn ở khu vực thành phố và huyện
đồng bằng. Các trường chuẩn thực hiện công tác
chăm sóc quản lý sức khỏe tốt hơn.
KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hoạt động
chăm sóc quản lý sức khỏe học sinh cần được cải
thiện như trang bị và quản lý phòng y tế, nâng
cao trình độ cán bộ làm công tác y tế trường học,
tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh và kiểm
soát bệnh truyền nhiễm trong trường học. Cần
ưu tiên đầu tư về trang bị điều kiện cơ sở vật
chất phòng y tế cho các khu vực huyện miền núi,
nâng cao công tác quản lý sức khỏe, giáo dục sức
khỏe và giám sát bệnh truyền nhiễm đối với khu
vực miền núi và các trường chưa đạt chuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2000). Quyết định số 1221/2000/QĐ‐BYT ngày
18/4/2000 về Quy định về Vệ sinh trường học. Há Nội. Tr. 1‐2.
2. Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Thông tư Liên tịch
số 18/2011/TTLT‐BGDĐT‐BYT ngày 28/4/2011 về Quy định
các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học,
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học. Hà Nội. Tr. 2‐3.
3. Cục Y tế Dự Phòng (2014). Hội nghị triển khai công tác y tế
trường học năm 2014. Hà Nội. Tr 50‐56.
4. Chu Văn Thắng (2009). Nghiên cứu thực trạng công tác y tế
trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý
phù hợp. Luận văn BS. CKI. Đại học Y Hà Nội. Tr. 34‐65.
5. Viện Pasteur Nha Trang (2013). Báo cáo công tác y tế trường
học 11 tỉnh miền trung. Khánh Hòa. Tr 1.
6. Viện Pasteur Nha Trang (2008). Báo cáo công tác y tế trường
học 11 tỉnh miền trung. Khánh Hòa. Tr 1.
Ngày nhận bài báo: 24/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_cong_tac_quan_ly_cham_soc_suc_khoe_hoc_sinh_trong.pdf