Thực trạng của ngành giấy và giải pháp cho ngành giấy hội nhập khi Việt Nam gia nhập WTO

Lời mở đầu Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,mỗi Bộ,mỗi ngành, mỗi tổ chức,doanh nghiệp đêu có những điều chỉnh,cần thiết để tận dụng thời cơ,vượt qua thách thức mà tiến trình hội nhập mang lại.Yêu cầu này càng trở nên cấp bách hơn khi Việt Nam đang ở ngưỡng cửa của WTO. Trong khi cả thế giới đang nhộn nhịp trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực hoá.Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Nó mở rộng hơn sự giao lưu thương mại giữa các nước trên thế giới.Trong quá trình hội nhập này,tất cả các ngành nghề,các lĩnh vực đều có những thuận lợi và và bất lợi của riêng mình.Ngành giấy là ngành công nghiệp nhẹ đã có nhiều đóng góp và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua.Ngành giấy cũng đã cố gắng thay đổi về nhiều mặt để tiến gần hơn đến quá trình hội nhập WTO của Việt Nam nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành giấy đã có những thuận lợi và cũng có những khó khăn nhất định.Vì vậy,em chọn đề tài này: “Thực trạng của ngành giấy và giải pháp cho ngành giấy hội nhập khi Việt Nam gia nhập WTO” nhằm nhận định những khó khăn cũng như thuận lợi của ngành giấy.Từ đó có thể đề ra một số giải pháp nhằm có thể khắc phục những khó khăn mà ngành giấy gặp phải. Tài liệu tham khảo 1. http://www.tanmaipaper.com.vn 2. số báo ngày 12/11/2006/ thời báo điện tử việt nam 3.http://www.nhungtrangvang.vnn.vn Mục lục Chương I:Thực trạng của doanh nghiệp giấy Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO 1.Sơ lược về tổ chức thương mại thế giới 1.1 WTO là gì? 1.2 Mục tiêu của WTO: 1.3 Chức năng của WTO 1.4 Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO 2 Lợi ích của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1 Mở rộng thị trường,tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp 2.2 Nâng cao vị thế trong quan hệ thương mại quốc tế và bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 2.3 Hưởng lợi từ các chính sách cải cách trong nước 2.4 Tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài 2.5 Tiếp thu công nghệ,kỹ năng quản lý,quản trị kinh doanh,tiếp thị,xây dung thương hiệu của nước ngoài 3. Những bất lợi của doanh nghiệp giấy khi Việt Nam gia nhập WTO 3.1 Mất cân đối năng lực sản xuất bột giấy 3.2 Chưa làm chủ được công nghệ 3.3 Đầu tư quy mô quá nhỏ 3.4 Sức cạnh tranh rất yếu ChươngII: Giải pháp cho doanh nghiệp giấy Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO 4.1 Quy hoạch vùng nguyên liệu 4.2 Đầu tư tăng sản lượng giấy và bột giấy 4.3 Yêu cầu cấp thiết việc áp dụng công nghệ thông tin

docx38 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng của ngành giấy và giải pháp cho ngành giấy hội nhập khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các biện pháp này sẽ bị buộc phải loại bỏ hoặc chấm dứt. để có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công bố thật rõ ràng, công khai ("minh bạch") các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại của mình. #ồng thời, WTO có cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên thông qua Cơ chế rà soát chính sách thương mại. -Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn: Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo hộ. Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp...hoặc các biện pháp bảo hộ khác. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO quy định trường hợp nào là cạnh tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng từ đó được phép hay không được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá... -Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất: Các nước thành viên, trong đó có các nước đang phát triển, thừa nhận rằng tự do hoá thương mại và hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ của WTO đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Song các thành viên cũng thừa nhận rằng, các nước đang phát triển phải thi hành những nghĩa vụ của các nước phát triển. Nói cách khác, "sân chơi" chỉ là một, "luật chơi" chỉ là một, song trình độ "cầu thủ" thì không hề ngang nhau. Trong khi đó, hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chiếm hơn 3/ 4 số nước thành viên của WTO. Do đó, WTO đã đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên. Để thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực hiện các hiệp định của WTO. Chẳng hạn, WTO cho phép các nước này một số quyền và không phải thực hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các nước này một thời gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể là thời gian quá độ thực hiện dài hơn để các nước này điều chỉnh chính sách của mình. Ngoài ra, WTO cũng quyết định các nước kém phát triển được hưởng những hỗ trợ kỹ thuật ngày một nhiều hơn. 2..Lợi ích của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1 Mở rộng thị trường,tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp Gia nhập Việt Nam sẽ thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới vì WTO là tổ chức có 148 thành viên (tính đến 10/2005) chiếm trên 85%tổng thương mại hàng hoá và khoảng 90% tổng thương mại dịch vụ toàn cầu.Gí nhập WTO,ngoài việc được đối sử bình đẳng trong quan hệ thương mại như tất cả các thành viên khác của WTO,Việt Namcòn được hưởng những ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển ở trình độ thấp.Với những lợi thế do WTO mang lại,Việt Nam sẽ có điều kiện để tăng cường tiếp cận thị trường của các nước thành viên WTO,mở rộng thị trường xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng,có lợi thế,và một khi xuất khẩu tăng cưiừng sẽ tạo đầu ra cho sản xuất trong nước,mang lại sự tăng trưởng cho sản xuất trong nước,tạo thêm niều công ăn việc làm. - Tăng số lượng thị trường xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp: Nhờ tư cách thành viên của WTO,doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào toàn bộ 148 nước thành viên của WTO với mức thuế ưu đãi thay vì chỉ có một số thị trường truyền thống(Nga,Đông Âu) và một số thị trường mới khai thác (Mỹ,Nhật Bản,EU).Nừu nhớ lại rằng,giá trị xuất khẩu acủa Việt Nam hiện chiếm 1/2 giá trị tổng sản phẩm quốc nội(GDP)thì sẽ thấy rõ lợi ích to lớn của việc mở rộmh không gian thương mại,mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam.Một quy mô sản xuất hàng xuất nhập khẩu phát triển lên đến một mức nào đó,nếu không giải quyết được bài toán đầu ra,doanh nghiệp giấy khó lòng phát triển,chứ chưa nói đến phát triển bền vững. -Tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu ra các nước: Nhờ thành quả đàm phán cắt giảm thuế quan và loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan trong lịch sử 50 qua của WTO đến nay,doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc xuất khẩu vào các thị trường các nước thành viên của WTO với mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu thấp.Nêú không là thành viên của WTO,chắc chắn doang nghiệp Việt Nam không thể xuất khẩu hàng hoá sang các nước đang là thành viên WTO.Bởi lẽ,các nước này cần ưu tiên,hay nói đúng hơn,thực hiện quy chế đãi ngộ tối huệ quốc với các thành viên WTO;còn trong khi đó họ có thể phân biệt đối sử với hàng hoá Việt Nam thể hiện qua việc họ có thể đánh thuế caovào hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hoặc sử dụng các biện pháp phi thuế quan để ngăn trở hàng hoá Việt Nam.Do vậy,nếu được hưởng mức thuế xuát nhập khẩu thấp,sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam có mức giá cạnh tranh được với việc mở rộng không gian thương mại,mở rộng thị trường xuất khẩu,mức thuế nhập khẩu thấp cũng sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩy sự xâm nhập hàng hoá của mình vào các nước thành viên WTO. Ngoài ra,doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ những quy định của WTO về ưu đãi cho các nước đang phát triển để tăng lượng xuất khẩu,chẳng hạn,các mặt hàng sơ chế khi xuất khẩu sang các nước phát triển sẽ được hưởng mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu thấp,hoặc không có thuế,hoặc hưởng chế độ của hệ thống ưu đãI thuế quan phổ cập(GSP)…Khi tham gia WTO,doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng lợi từ quy chế miễn trừ quy định cấm trợ cấp xuất khẩu đối với các nước đang phát triển có thu nhập dưới 1.000USD/người/năm. -Tạo cơ hội sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các nghành mà Việt Nam có ưu thế cạnh tranh: Doanh nghiệp Việt Nam được hưởng cơ hội này từ hai bình diện: + Một là do những quy định của WTO. + Hai la do ưu thế cạnh tranh về giá cả,chi phí đem lại. - Đối với những cơ hội do quy định của WTO đem lại: Đối với hàng nông sản: Vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển,nơi mà công nghiệp chế biến chưa phát triển,trình độ chế biến thấp.ở những nước này, tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu còn chiếm ở mức cao,do đó,nếu bị đánh thuế cao,số kượng xuất khẩu sẽ không đựoc nhiều,chắc chắn ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuẩt khẩu,làm giảm doanh thu xuất khẩu.Nhưng khi vào WTO,các nước đang phát triển,trong đó có Việt Nam,sẽ được hưởng những thành quả nhờ những vòng đàm phán đa phương trước đó của WTO về nông nghiệp.Chẳng hạn,ở vòng đàm phán Doha,các nước thành viên WTO cam kết đàm phán toàn diện về tất cả vấn đề của Hiệp định nông nghiệp,bao gồm việc tăng trưởng tiếp cận thị trường(mở rộng hạn ngạch thuế quan và giảm leo thang thuế quan đối với sản phẩm chế biến) giảm và loại bỏ mọi dạng trợ cấp xuất khẩu,giảm đáng kể hỗ trợ trong nước.Tuy nhiên,WTO cũng quy định:các nước đang phát triển không phải đưa ra các cam kết về giảm trợ cáp xuất khẩu(các nước công nghiệp phát triển phảI cắt giảm 36%nguồn ngân sách dành cho trợ cấp xuất khẩu nông phẩm trong vòng 6 năm,các nước phát triển nói chung phảI cắt giảm 24%trong vòg 10 năm).Việt Nam cũng không cắt giảm hỗ trợ trong nước đối với nông dân(các nước phát triển phảI cắt giảm 20%mức hỗ trợ trong nước trong thời gian 6 năm,các nước đang phát triển khác là 13,3%trong vòng 10 năm).Theo hiệp định nông nghiệp,các hạn chế về số lượng trong đó có gạo,nông sản khác sẽ dược chuyển thành thuế quan và cắt giảm dần.Do đó,nếu trở thành thành viên WTO,Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản khác sang các thị trường mới.Mặt khác,các sản phẩm nông sản xuất khẩu của các nước không phải là thành viên sẽ phải chịu thuế suất cao do việc thuế quan hoá của các thành viên. - Đối với những cơ hội do ưu thế cạnh tranh về giá cả,chi phí đem lại: Khi tham gia vào WTO, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào sự phân công lao động, sản xuất trong thị trường mang tính toàn cầu.Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có ưu thế do giá cả rẻ,chi phí thấp(do lương nhân công thấp). Chẳng hạn, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều ưu thế về các mặt hàng sử dụng tay nghề truyền thống,sử dụng lao động rẻ(ví dụ lao động nông nhàn,lao động học vấn thấp nên lương công nhân thấp),nguyên liệu sẵn có trong nước như hàng mây tre, thủ công mỹ nghệ,đồ gỗ…); khí hậu nhiệt đới cho phép trồng được những loại cây cà phê, hạt tiêu cao su, thanh long,dừa…;hoặc các mặt hàng mang tính truyền thông,là đặc sản của địa phương,vùng miền(phở,mỳ tôm,gia vị,mực khô,cá khô…).Một số mặt hàng tuy sư dụng nguyên liệu nhập khẩu như dệt may,da dày…song cũng có thể tận dụng ưu thế chi phí lao động rẻ,tiền lương thấp.Đồng thời,đây cũng là những mặt hàng mà đến nay nhiều nước phát triển không tập trung sản xuất nữa… 2.2 Nâng cao vị thế trong quan hệ thương mại quốc tế và bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế - Tiếp cận bình đẳng vào thị trường các nước thành viên: Các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các quy định chỉ dành cho các thành viên của WTO,qua đó hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận bình đẳng vào các thị trường của 148 thành viên WTO mà không bị chèn ép,đối xử không bình đẳng như khi chưa là thành viên WTO.Đặc biệt,đối với những quy định chỉ danh cho thành viên của WTO,nếu Việt Nam là thành viên của WTO,hàng hoá dịch vụ của Việt Nam cũng sẽ được đối xử bình đẳng trên thị trường quốc tế.Ví dụ,một nước khi đã là thành viên của WTO, có quyền được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng đối với các hàng nhập khẩu của nước khác chưa phải là thành viên trong việc thực hiện Hiệp định nông nghiệp.Trong khi đó các quy định này không áp dụng đối với các nước chưa phải là thành viên WTO.Ngoài ra,một số cường quốc thương mại vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp phân biệt đối xử đối với các nước với cáI gọi là”thương mại nhà nước” hay các nước co nền kinh tế thị trường,các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.Các biện pháp này sẽ không được áp dụng đối với các nước thành viên WTO. - Bảo hộ sản xuất trong nước theo các khuôn khổ quy định của WTO: Các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các hiệp hội của mình hoặc thông qua cơ quan quản lý nhà nước về thương mại (Cục quản lý cạnh tranh …) để kiến nghị Chính phủ áp dụng các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước. Chẳng hạn , với tư cách là thành viên WTO, doanh nghiệp có thể kiến nghi Chính phủ tiến hành điều tra về mức gây phương hại của hàng nhập khẩu để thực hiện áp dụng thuế đối kháng hoặc chống bán phá giá theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá và thuế đối kháng; thực hiện điều tra để áp dụng thuế chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; áp dụng các biện pháp tự vệ trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam quá mức, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước… -Sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO để giải quyết tranh chấp trong thương mại, tránh bị các nước lớn chèn ép khi xảy ra tranh chấp thương mại quốc tế: Doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận, sử dụng hệ thống giảI quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO để giải quyết tranh chấpỉtong thương mại, tránh bị các nước lớn chèn ép khi xảy ra tranh chấp thương mại quốc tế. Ví dụ, nếu trước kia các quy định của GATT còn nhiều hạn chế với đặc trưng là thiếu cơ chế đảm bảo cho các nghị quyết được thực hiện thì ở WTO, được xem như một “ Liên hợp quốc” trong lĩnh vực thương mại quốc tế, mà trong đó mỗi quốc gia thành viên đều có một phiếu bầu, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã đảm bảo mục tiêu công bằng hơn, thống nhất và chắc chắn hơn; đảm bảo một quy trình, thủ tục và thời gian biểu chặt chẽ cho việc giải quyết tranh chấp; đảm bảo có được kết luận đúng cho tranh chấp. 2.3 Hưởng lợi từ các chính sách cải cách trong nước - Nhờ gia nhập WTO, tham gia vào một “sân chơi” chung trên phạm vi toàn cầu, WTO mang lại một cơ hội toàn diện về thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ, thị trường vốn và thị trường lao động. Với một không gian kinh tế mới rộng lớn hơn nhiều, với hệ thống cơ chế chính sách, luật pháp minh bạch, có thể tiên liệu được, thông qua sự phân công lao động toàn cầu, việc gia nhập WTO hay nói rộng hơn là tham gia vào quá trình toàn cầu hoá sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy các cải cách kinh tế trong nước, làm sâu sắc hơn các thành quả của cải cách. - Nhờ việc Việt Nam tham gia vào WTO, thực thi chính sách mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại, nền kinh tế trong nước sẽ phảI cải cách, mở cửa, táI cơ cấu. Nền hành chính sẽ được cải cách nhằm đáp ứng các yêu cầu công khai, minh bạch, dễ dự đoán của “luật chơi quốc tế”, bộ máy quản lí hành chính nhà nước sẽ trở nên gần dân hơn, trở thành một nền hành chính phục vụ dân, phục vụ doanh nghiệp, làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu các chi phí tốn kém của doanh nghiệp trong quá trình gia nhập, tiếp cận và tham gia thị trường. - Một khi các cam kết khi gia nhập WTO được thực hiện, một mặt quá trình mở cửa, tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại, đầu tư minh bạch hoá chính sách sẽ dần đáp ứng yêu cầu của luật chơI quốc tế, mặt khác tạo điều kiện cho chúng ta bổ sung những nguồn lực mà trong nước còn thiếu, còn yếu như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý. Các nhà sản xuất, kinh doanh trong nước sẽ được đặt trong môi trường cạnh tranh, năng động hơn; tiếp cận với công nghệ, trình độ, chất lượng quốc tế. Kết quả là các nhân tố nói trên sẽ tạo ra động lực quan trọng giảI phóng sức sản xuất trong nước, thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tiềm năng sẵn có của chúng ta như tài nguyên, lao động, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mike Moore, Cựu tổng giám đốc WTO ( trong chuyến thăm Việt Nam 11/4/2005) đã từng nói: WTO sẽ tạo ra môI trường kinh doanh minh bạch hơn, dễ tiên đoán hơn và hạn chế tham nhũng cho bản thân các nước thành viên. Kinh nghiệm 50 năm qua đã chứng minh rằng những nước có mức sống cao nhất là những quốc gia theo đuổi chính sách tự do hoá thương mại. MôI trường kinh doanh lành mạnh sẽ tạo ra những doanh nhân sẵn sàng đối mặt với cạnh tranh chứ không phảI kiếm lời từ sự trợ giúp của Chính phủ hay lợi dụng những hạn chế, bảo hộ của nhà nước. 2.4 Tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài -Về khía cạnh thị trường: Khi tham gia vào hệ thống phân công lao động toàn cầu, tham gia vào thị trường toàn cầu rộng lớn, Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài muốn tận dụng cơ hội đầu tư vào các nghành, lĩnh vực tạo ra hàng hoá để xuất khẩu hoặc phục vụ các nhà xuất khẩu. Đồng thời, khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra (mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua để làm nguyên liệu của họ); tạo ra thị trường làm thuê, nhận gia cônh, chế tác, cung cấp linh kiện, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho các doanh nghiệp trong nước. - Về khía cạnh pháp lý: Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nói vhung và tham gia WTO nói riêng,thực chất Việt Nam đã chấp nhận thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường,thực hiện thuận lợi hoá,tự do hoá thương mại và đầu tư giữa các quốc gia.Việc thực hiện các cam kết này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam(hoặc bất cứ một quốc gia nào muốn gia nhập WTO) cần phải có một hệ thống luật pháp minh bạch,phù hợp với thông lệ của WTO,bao gồm cả về thương mại hoá,thương mại dịch vụ,đầu tư và sở hưu trí tuệ.Hệ thống luật pháp và hệ thống cơ chế chính sách minh bạch,tiên liệu được sẽ làm tăng tính hấp dẫncủa môi trường đầu tư,kinh doanh ở Việt Nam. 2.5 Tiếp thu công nghệ,kỹ năng quản lý,quản trị kinh doanh,tiếp thị,xây dung thương hiệu của nước ngoài - Khi tham gia WTO,tham gia thị trường toàn cầu,các luồng vốn đầu tư khoa học công nghệ,nguồn nhân lực trong nước có cơ hội giao lưu,tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu .Trong sự giao lưu và phân công,phân công lại mang tính thị trường như vậy,tất yếu thị trường trong nước được tiếp nhận những yếu tố tiên tiến,vuợt trội về công nghệ,khoa học quản lý,tiếp thị,đồng thời nguồn nhân lực trong nước được đào tạo,được cọ xát,học hỏi tiếp thu những thành quả,tinh hoa của các nền kinh tế phát triển hơn. -Trực tiếp hơn,thông qua quá trình đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài(khi họ đem theo vốn,đem theo bí quyết,công nghệ sản xuất mới,phương thức tổ chức các kênh phân phối,tiếp thị,cách thức xây dựngthương hiệu,quảng bá nhãn hiệu hàng hoá,sản phẩm…vào Việt Nam),các doanh nghiệp trong nước nói chung và đội ngũ lãnh đạo,quản lý,nhân viên nói riêng có thể học hỏi,rút tỉa,mô phỏng các công nghệ sản xuất,dịch vụ của nước ngoài;đồng thời rèn luyện,học hỏi được kỹ năng,kỹ xảo,bí quyếtvề quản lý doanh nghiệp,về tiếp thị,xây dung và quảng bá thương hiệu… 3. Những bất lợi của doanh nghiệp giấy khi Việt Nam gia nhập WTO 3.1 Mất cân đối năng lực sản xuất bột giấy Chưa có lúc nào tình hình bột giấy lại căng thẳng như lúc này. Giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục, bình quân trên 120 USD/tấn so với đầu năm, nhưng giá bán hầu như không tăng. Những doanh nghiệp chủ động được bột giấy có khả năng sẽ thắng to, trong đó có thể kể hàng đầu là Giấy Bãi Bằng. Hiện nay, đơn vị này gần như chủ động hoàn toàn nguyên liệu sản xuất giấy in, giấy viết. Kế đến, Giấy Tân Mai có dây chuyền sản xuất bột DIP (sản xuất bột giấy từ giấy in báo cũ có khử mực) nên chủ động được nguồn bột giấy in báo. Thêm vào đó, Tân Mai cũng đã đưa nguyên liệu bột cây keo tai tượng vào thay thế bột gỗ thông, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng giấy báo khi thuế nhập khẩu giấy in báo từ các nước trong khu vực giảm từ 40% vào năm 2003 xuống còn 5% trong năm nay. Công ty Giấy Sài Gòn cũng có dây chuyền sản xuất bột giấy từ giấy phế nên chủ động nguồn bột cho sản xuất giấy carton và giấy vệ sinh… Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang có những dây chuyền sản xuất bột giấy từ giấy phế, có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Tuy nhiên, năng lực sản xuất bột giấy của các doanh nghiệp này cũng chưa đủ để cung ứng cho sản xuất và vẫn còn phải nhập khẩu thêm bột giấy. Trong khi đó, đa phần các nhà máy giấy khác mới đầu tư hoặc không chủ động được nguồn bột giấy đều rơi vào tình trạng căng thẳng, sản phẩm làm ra có giá thành cao, nếu bán với giá thị trường sẽ bị thua lỗ nặng. Do ngành giấy chưa đầu tư được một nhà máy sản xuất bột giấy lớn nào đáng kể để cung cấp cho toàn ngành, phần lớn các doanh nghiệp phải nhập khẩu nên phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới, mỗi năm phải nhập khẩu bình quân 130.000-150.000 tấn bột. 3.2 Chưa làm chủ được công nghệ Hiệp hội Giấy Việt Nam cho biết, riêng nhu cầu nhập khẩu giấy bao bì công nghiệp, giấy tráng phấn chiếm 36,84% (175.000 tấn), giấy làm lớp mặt carton sóng chiếm 18,69%, giấy làm lớp sóng carton chiếm 29,27%, giấy duplex (một mặt hoặc hai mặt trắng) chiếm 5,7%, giấy làm bao xi măng chiếm 9,5%. Như vậy, nhu cầu giấy tráng phấn rất lớn. Vừa qua, đầu tư vào sản xuất giấy tráng phấn có Công ty Giấy Việt Trì, Công ty Giấy Bình An và Công ty Giấy Hải Phòng… Đây được xem là đầu tư đúng hướng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng giấy tráng phấn chưa được sản xuất ổn định, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là một tổn thất rất lớn. Ngoài dự án của Công ty Giấy Hải Phòng mới đưa vào hoạt động nên chưa có đánh giá chuẩn xác, hai dự án giấy Việt Trì và giấy Bình An đã trở thành gánh nặng tài chính do thiết bị đầu tư không hiệu quả, không khai thác hết năng lực đã đầu tư. Theo nhận xét của một số chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa làm chủ được công nghệ, chưa có kinh nghiệm sản xuất mặt hàng này và thị trường sản phẩm chưa ổn định. Thậm chí đến nay, ngành giấy trong nước vẫn chưa làm chủ được công nghệ sản xuất giấy làm lớp giữa sóng carton (về nguyên tắc dễ hơn làm giấy mặt) và trong năm qua phải nhập khẩu trên 139.000 tấn, còn sản phẩm sản xuất trong nước bán không được. Không chỉ có vậy, đối với mặt hàng giấy in và giấy viết, trong những năm qua giấy Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai đã chủ động được công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, có nhiều dự án đầu tư của tư nhân sản xuất mặt hàng này nhưng mới chỉ chú trọng thiết bị mà chưa làm chủ được công nghệ, khiến cho sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Đến nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong số này đang có nguy cơ phá sản vì không trả được nợ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 3.3 Đầu tư quy mô quá nhỏ Trong 20 năm qua, năng lực ngành giấy được tăng lên gấp đôi, từ 100.000 tấn/năm lên gần 1 triệu tấn/năm (thực tế sản xuất được khoảng 800.000 tấn/năm). Tính ra, với 300 doanh nghiệp trong ngành, quy mô bình quân khoảng 3.000 tấn/năm/nhà máy thì không thể nào mang lại hiệu quả. Không những thế, các chuyên gia còn cho rằng quy mô này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì với quy mô vài nghìn tấn/năm, quản lý theo kiểu gia đình thì chất lượng sản phẩm sẽ rất thấp, chi phí giá thành cao, ô nhiễm môi trường sẽ rất nặng nề. Bên cạnh đó, do thiếu nguyên liệu bột giấy, hiện nay đã xuất hiện một số nhà máy bột giấy có công suất 1.000-2.000 tấn/năm, phân bổ rải rác ở khắp các vùng núi nên sẽ không hiệu quả, vì quy mô quá nhỏ sẽ không khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường (không có hệ thống thu hồi hóa chất, xử lý nước thải, chất thải…), vận chuyển bột đến nhà máy xeo giấy quá xa nên chi phí sẽ tăng lên. Vấn đề hiện nay chính là chúng ta đã bắt đầu hội nhập, thuế nhập khẩu giấy từ các nước trong khu vực đã giảm, trong khi thực trạng ngành giấy còn ngổn ngang và lạc hậu. Vậy thì ngành giấy phải làm gì để điều chỉnh những dự án hiện có và định hướng chiến lược phát triển trong những năm tới. Trong đó, không chỉ định hướng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung để xây dựng các nhà máy bột giấy tẩy trắng; đầu tư sản xuất nguyên liệu bột xơ dài (từ tre nứa) và bột giấy phi gỗ (rơm ra, cây bông, đay...) để sản xuất giấy bao bì.Theo các chuyên gia, nhất thiết phải có lộ trình loại bỏ dần các nhà máy quy mô nhỏ dưới 30.000 tấn/năm, đồng thời buộc xây dựng nhà máy mới phải có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để có hệ thống xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường…Bên cạnh đó, cũng phải lưu ý đến khuyến cáo của Hiệp hội Giấy Việt Nam, không nên tiếp tục đầu tư vào sản phẩm giấy in và giấy viết trong vài năm tới vì công suất đã bão hòa. Làm được những điều này, ngành giấy trong nước mới đủ năng lực cạnh tranh và không gây lãng phí tài sản xã hội trong quá trình đầu tư phát triển ngành. 3.4 Sức cạnh tranh rất yếu Hạn chế cạnh tranh lớn nhất của các nhà máy giấy hiện nay là suất đầu tư quá lớn nhưng công nghệ lại lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm còn đơn điệu về chủng loại và giá thành cao. Ngành giấy đang phải đối đầu với tình trạng thiếu bột giấy nghiêm trọng, kéo dài suối gần 4 năm qua, nhất là bột hóa tẩy dùng cho sản xuất các loại giấy cao cấp. Các nhà máy giấy phụ thuộc quá nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 150.000 tấn bột giấy trong khi đó nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước để sản xuất bột giấy thì chưa khai thác được là bao. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành giấy đã lỡ mất cơ hội đầu tư các nhà máy sản xuất bột giấy quy mô lớn trong vòng 8 năm qua, nhất là bột hóa tẩy dùng cho sản xuất các loại giấy cao cấp mà nguyên nhân chính là sự trì trệ trong chính sách đầu tư và báo cáo khả thi của nhiều dự án bột giấy không có tính khả thi, ngân hàng không cho vay tiền. Điển hình là 2 dự án: Dự án Nhà máy bột giấy Kon Tum đã được chuẩn bị từ trước năm 2000, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2003 với công suất 150.000 tấn bột tẩy trắng/năm nhưng đã bị ngưng triển khai, nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy ở phía Nam đã "vỡ mộng" khi tin tưởng trông chờ vào bột giấy giá rẻ sản xuất trong nước. Dự án thứ hai là Nhà máy giấy Thanh Hóa với công suất 50.000 tấn bột và 60.000 tấn giấy/năm (từ 2003 - 2009) và từ năm 2010 sẽ nâng lên 150.000 tấn bột và 150.000 tấn giấy/năm. Thế nhưng, khởi công từ tháng 2/2003 đến nay vẫn nằm hoang vu và mãi đầu tháng 3/2006, các bộ, ngành, Tổng công ty giấy Việt Nam mới thống nhất điều chỉnh dự án.Trong khi đó, nhiều nhà máy sản xuất bột hóa không tẩy từ gỗ tre, nứa có quy mô nhỏ phải ngừng sản xuất vì nước thải gây ô nhiễm môi trưng, ngành giấy càng thiếu bột trầm trọng hơn. Chương II: Giải pháp cho doanh nghiệp giấy Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO Hiện nay, ngành Giấy nước ta đang gặp nhiều khó khăn, trước mắt là để hội nhập, Việt Nam phải cắt giảm thuế đối với mặt hàng bột và giấy nhập khẩu từ các nước ASEAN theo lộ trình CEPT/AFTA vào tháng 7/2003. Làm thế nào để phát huy tối đa nội lực, nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng và năng suất để tồn tại và cạnh tranh khi tham gia hội nhập. 4.1 Quy hoạch vùng nguyên liệu Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam và vùng nguyên liệu giấy đến 2010, tầm nhìn 2020 của Tổng công ty giấy Việt Nam có mục tiêu kế thừa Quy hoạch tổng thể phát triển, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ngày 4-9-1998; dựa trên kết quả của phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng và nguồn lực phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt Nam, từ đó xây dựng một hệ thống mục tiêu, quan điểm, giải pháp, phát triển vùng nguyên liệu giấy, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của ngành trong giai đoạn tới. Hiện trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam sau bảy năm thực hiện Quy hoạch tổng thể vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo nên những chuyển biến rõ rệt trong quá trình phát triển, nhất là ở hai khâu sản lượng giấy và công suất sản xuất bột giấy. Trong năm 2005, sản lượng giấy đạt 850.000 tấn nhưng sản lượng bột giấy mới chỉ đạt 288.000 tấn. Trong đó, công suất của các DN thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam chỉ đạt 325.000 tấn giấy, chiếm 27,9% tỷ trọng công suất chung và 135.000 tấn bột giấy, chiếm 43,3%, còn lại là đóng góp của công nghiệp địa phương, các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và các khu vực kinh tế khác. Theo đánh giá, những dự án đầu tư và phát triển của ngành công nghiệp giấy ở khâu sản xuất bột giấy là chưa đạt yêu cầu. Hiện trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Về mặt bằng cơ sở vật chất, chỉ có hai đơn vị trong ngành giấy (Bãi Bằng và Tân Mai) là sở hữu công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, Công ty giấy Bãi Bằng là đơn vị duy nhất sản xuất bột giấy tẩy trắng cao, nhưng mới chỉ đạt công suất 80.000 tấn bột giấy hóa học/năm, còn Nhà máy giấy Tân Mai chỉ sản xuất bột cơ nhiệt. Do sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, hằng năm, Công ty giấy Bãi Bằng phải nhập 15.000 tấn bột giấy hóa học tẩy trắng để sản xuất loại giấy cao cấp đáp ứng yêu cầu in ấn các ấn phẩm sử dụng lâu dài như sách, sách giáo khoa... Khắc phục những hạn chế này, Nhà nước đầu tư 1.107 tỷ đồng chủ yếu là vốn vay nước ngoài cho quá trình nâng cấp đồng bộ dây chuyền sản xuất của công ty. Một nguyên nhân khác tác động trực tiếp đến sản suất của ngành giấy là nhu cầu về nguyên liệu sản xuất bột giấy thiếu. Theo nghiên cứu khảo sát, hiện nay mỗi năm, riêng Công ty giấy Bãi Bằng cần tới 350.000 tấn tre, gỗ, nứa... để làm nguyên liệu. Trong khi đó, đến năm 2005 mới đạt 218.000 tấn nguyên liệu/năm, không tương ứng với nhu cầu tiêu thụ giấy được dự báo là sẽ tăng bình quân từ 10 đến 11%/năm. Mới đây, Chính phủ đã giao Tổng công ty giấy tập trung phát triển dự án đầu tư một dây chuyền sản xuất bột giấy trắng thương phẩm công suất 250.000 tấn/năm tại Nhà máy giấy Bãi Bằng và dự án xây dựng Nhà máy bột giấy Thanh Hóa công suất 50.000 tấn bột giấy và 60.000 tấn giấy bao gói/năm, theo đó nhu cầu nguyên liệu dự kiến sẽ tăng lên 1,5 triệu tấn/năm sau khi các dự án này hoàn thành. #ể khắc phục sự mất cân đối giữa sản xuất giấy và sản xuất bột giấy, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho sản xuất bột giấy đạt 600.000 tấn vào năm 2010 và 1,8 triệu tấn vào năm 2020, không thể không có sự điều chỉnh, quy hoạch chi tiết đối với các vùng nguyên liệu. 4.2 Đầu tư tăng sản lượng giấy và bột giấy Là đơn vị sản xuất có quy mô lớn nhất của Tổng công ty, Nhà máy giấy Bãi Bằng trong nhiều năm qua đã không ngừng đổi mới công nghệ nâng công suất giấy và bột giấy, chú trọng thực hiện mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu. Từ thiết kế ban đầu với sản lượng 55 nghìn tấn giấy/năm, qua giai đoạn nâng cấp hiện nay nhà máy sản xuất 100 nghìn tấn/năm. Theo ông Đỗ Xuân Trụ, Phó Tổng giám đốc công ty, hiện Bãi Bằng đang triển khai chương trình nâng cấp toàn bộ dây chuyền sản xuất dựa trên ba tiêu chí quan trọng là: Nâng sản lượng bột giấy và giấy; Nâng chất lượng giấy từ độ trắng 80% ISO lên 95% ISO; Bổ sung công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đạt tiêu chuẩn thải quốc gia nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Để đạt được mục tiêu trên, Bãi Bằng cần đầu tư hơn 1.107 tỷ đồng, chủ yếu bằng vốn vay nước ngoài. Đây là một chương trình đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất rất lớn. Để thực hiện hiệu quả dự án trên vấn đề quyết định vẫn là phát triển nhanh và vững chắc vùng nguyên liệu. Hiện Công ty giấy Bãi Bằng có 16 lâm trường trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam với tổng diện tích đất được giao quản lý sử dụng là hơn 60 nghìn ha, diện tích đất rừng trồng nguyên liệu có 32 nghìn ha. Hằng năm các lâm trường này cung cấp cho Bãi Bằng 60% nhu cầu nguyên liệu, còn lại là thu mua từ các hộ dân và lâm trường trực thuộc địa phương. #ến nay vùng nguyên liệu chủ yếu ở bảy tỉnh phía bắc: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lào Cai. #ể bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định nhà máy đã thực hiện nhiều chính sách phát triển vùng nguyên liệu, hạn chế tình trạng khủng hoảng thừa hoặc thiếu nguyên liệu như trước đây. Đồng thời, công ty từng bước cải tiến việc thu mua nguyên liệu theo hướng thuận lợi cho người trồng rừng và DN kinh doanh gỗ nguyên liệu. Việc tổ chức thu mua đã đơn giản hóa các thủ tục. Các lâm trường có thể trực tiếp giao dịch với nhà máy, không cần phải có các giấy phép bắt buộc như trước kia. Hộ trồng nguyên liệu cũng có thể ký hợp đồng trực tiếp với nhà máy với thủ tục đơn giản, chỉ cần xác nhận của UBND xã và giấy chứng minh nhân dân. Do thủ tục thuận lợi, tạo mọi điều kiện cho người trồng rừng mua bán dễ dàng, nên khâu khai thác nguyên liệu khá ổn định. Các vùng nguyên liệu phát triển nhanh thông qua những biện pháp có tính khuyến khích, nhà máy phối hợp chặt chẽ với các đầu mối cung cấp nguyên liệu. Với các lâm trường trực thuộc, nhà máy cấp vốn vay từ quỹ hỗ trợ cho các lâm trường để đầu tư xây dựng phát triển vùng nguyên liệu. Các lâm trường này có thể liên kết trồng rừng với dân tại địa phương thông qua UBND xã và hợp đồng trồng cây nguyên liệu giấy ngay trên đất của dân. Đối với địa bàn gần nhà máy, công ty thực hiện mô hình trực tiếp hợp tác trồng rừng với các xã ở huyện Phù Ninh. Đến nay công ty đã đầu tư trồng 380 ha. Theo cách làm mới này công ty cho người trồng rừng vay vốn lãi suất ưu đãi (3%/năm), vốn được giải ngân theo tiến độ trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng. Các hộ trồng rừng còn được công ty đầu tư kỹ thuật, vật tư, phân bón, cây giống, hướng dẫn trồng và chăm sóc rừng. Tính ra, công ty đầu tư 80% vốn, hộ dân đầu tư 20%. Công ty giấy Bãi Bằng trích 5% tổng giá trị mua nguyên liệu hằng năm bảo đảm cho những nguồn đầu tư này. Đến chu kỳ khai thác, nhà máy thu mua theo giá thị trường và cam kết khi giá hạ cũng sẽ thu mua bằng 80% giá khi ký hợp đồng. Trong những ngày lễ Tết, những thời điểm người dân cần tiền, công ty tạm dừng mua nguyên liệu từ các lâm trường thuộc Tổng công ty giấy để tập trung thu mua cho các hộ dân. Lâm trường Đoan Hùng, một lâm trường có diện tích đất rừng nguyên liệu giấy 1.452 ha. Mỗi năm lâm trường trồng từ 200 đến 250 ha cây nguyên liệu giấy, khai thác từ 180 đến 200 ha, sản lượng gỗ bình quân từ 10 nghìn đến 12 nghìn m3/năm. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh lâm trường triển khai cơ chế khoán công đoạn và khoán chu kỳ trồng và chăm sóc rừng cho từng công nhân và hộ dân trên diện tích đất trồng rừng. #ối với công nhân lâm trường, thực hiện cơ chế giao đất và cây giống cho từng người, đến kỳ thu hoạch lâm trường thu lại sản phẩm tương ứng với chi phí đầu tư, người nhận khoán được hưởng 2% giá trị sản phẩm/năm và được trả khi thu hoạch. Còn đối với nông dân sống gần khu vực rừng nguyên liệu, lâm trường giao rừng cho dân bảo vệ và trả tiền công bảo vệ rừng theo kỳ thu hoạch. Với cách làm này, nhiều năm nay lâm trường luôn đạt hiệu quả cao về cả số lượng và chất lượng cây nguyên liệu do gắn được nghĩa vụ và quyền lợi của công nhân và người dân vào việc trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng nguyên liệu. Từ năm đầu 2006, do nguồn vốn đầu tư hạn chế, lâm trường triển khai hình thức liên kết giữa người lao động và lâm trường, mỗi công nhân cùng góp vốn sản xuất với lâm trường để trồng rừng, lâm trường trả lãi theo lãi suất của ngân hàng. Với hình thức này, lâm trường đã gắn kết được công nhân với công việc trồng và chăm sóc rừng, giảm được gánh nặng vay vốn. Từ cách làm hiệu quả của Lâm trường Đoan Hùng, công ty đang tiếp tục nhân rộng ra các lâm trường khác, tạo nguồn nguyên liệu ổn định, vững chắc, đáp ứng đủ nguyên liệu khi dây chuyền mới của Bãi Bằng đi vào hoạt động. Đây là sự ổn định dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích cho cả hai phía người trồng rừng và DN nhằm khai thác sử dụng hiệu quả đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc, từng bước nâng cao đời sống người dân, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp giấy.Thực hiện dự án đầu tư nâng công suất giấy và bột giấy giai đoạn 2, trong những năm tới công ty quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 172 nghìn ha ở các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư lên đến 1.500 tỷ đồng. Do đặc thù của trồng cây nguyên liệu giấy có chu kỳ thu hoạch kéo dài khoảng từ bảy đến tám năm, người trồng rừng chủ yếu là đồng bào vùng sâu, vùng xa thiếu vốn sản xuất, cho nên để thực hiện được mục tiêu phát triển rừng cây nguyên liệu theo kế hoạch Nhà nước, nhà máy cần có chính sách hỗ trợ vốn cho người trồng rừng.Việc chủ động phát triển vùng nguyên liệu cần đi trước một bước để đến năm 2010, khi dự án mở rộng nhà máy đi vào hoạt động có nguồn nguyên liệu ổn định, đây là vấn đề quyết định nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng sức cạnh tranh. 4.3 Yêu cầu cấp thiết việc áp dụng công nghệ thông tin 4.3.1 Công nghệ thông tin và tự động hóa (Phần mềm và các công cụ tự động hóa) Công nghệ thông tin đã hình thành và phát triển từ lâu và có tốc độ tăng trưởng cao, song ngành khoa học này vẫn còn là khái niệm mới mẻ, ứng dụng chưa đều trong ngành Giấy Việt Nam. Mới chỉ có một vài nhà máy lớn ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa vào phục vụ hoạt động sản xuất như Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy Đồng Nai, Công ty Giấy Việt Trì, Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ … Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại của ngành Giấy hiện nay được áp dụng và kết hợp chặt chẽ với CNTT, tạo thành hệ thống máy móc tự động có độ ổn định và chính xác cao trong môi trường sản xuất độc hại, nhiệt độ cao, áp suất lớn. Các hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm QCS (Quality Control System), hệ thống giám sát và điều khiển từng phần DCS (Distributed Control Systems) được trang bị tại các đơn vị của Tổng công ty là sự ứng dụng cụ thể công nghệ thông tin vào sản xuất. Các hệ thống QCS do hãng ABB cung cấp hiện nay phần lớn là kiểu AccuRay 1190 (đối với máy xeo giấy). Hệ thống QCS được trang bị các sensor cảm biến, các motor khí, actuator, camera… để thu nhận các thông số về định lượng, độ trắng, độ ẩm, độ tro, độ dày,… sau đó chúng đưa số liệu về hệ thống máy tính để xử lý. Hệ điều khiển của máy QCS có dung lượng bộ nhớ từ 8 - 16MB, bộ vi xử lý tốc độ cao 32 bit có khả năng quản lý từ 4600 đến 5700 tín hiệu I/O kết nối tại chỗ hoặc từ xa và có thể kết nối mạng theo hầu hết các giao thức phổ biến như MasterFieldbus, Master Net, TCP/IP, Ethernet … Các phần mềm phổ biến hiện nay đang sử dụng là các phần mềm kế toán, quản lý hàng hóa, kho tàng và nhân sự. Lĩnh vực kỹ thuật có các phần mềm thiết kế công nghệ, đồ họa và phần mềm tính toán cân bằng vật chất (đang xây dựng). Ngoài ra, còn có các phần mềm chuyên dụng như ABB Master Piece Language APML cho hệ thống QCS (hãng ABB) và phần mềm hệ thống điều khiển DCS nồi nấu đứng ở giấy Đồng Nai (Viện Nghiên cứu Cơ khí Bộ Công Nghiệp). Các hệ điều hành phổ biến nhất là các phiên bản của Windows Microsoft, một số ít khác chạy trên nền của Unix hoặc Linux. Đa phần các máy tính là loại được sản xuất và lắp ráp trong nước và chủ yếu vẫn sử dụng các phần mềm không có bản quyền. 4.3.2 Internet và truyền thông đa phương tiện Các ứng dụng Internet đang được phát triển tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Một số các website của các đơn vị thành viên đã được thành lập như Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy Bãi Bằng. Mới đây nhất website của Tổng công ty cũng đã được ra mắt với một số thông tin chuyên ngành và được trình bày khá đẹp mắt (1). Tuy nhiên, cũng giống như các website trước đây của các đơn vị thành viên, website này còn chưa được phong phú về mặt nội dung, thông tin chưa được cập nhật thường xuyên. Lý do là không có đủ người và các trang thiết bị cần thiết để phục vụ hoạt động của các website như khâu biên tập, biên dịch, hiệu đính, thiết kế mỹ thuật website, đường truyền Internet riêng .. Phương thức kết nối Internet hiện nay của các thành viên Tổng công ty Giấy Việt Nam chủ yếu qua đường dây điện thoại, nên tốc độ và chất lượng đường truyền không cao, ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc liên lạc chung bằng điện thoại. Hệ thống mạng nội bộ LAN chưa được phát triển đúng mức, một phần vì quy mô nhỏ bé của ngành giấy nước ta. Các đơn vị sử dụng mạng LAN là Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Giấy Tân Mai, Viện Công nghiệp Giấy và Xenlulô là các đơn vị có số lượng lớn máy tính và trình độ người sử dụng ở mức cao. Đối với các đơn vị trên, mạng LAN góp phần làm tăng đáng kể hiệu quả của hoạt động quản lý, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tổng công ty Giấy nói riêng và toàn ngành Giấy nói chung chưa có hệ thống mạng Intranet giữa các đơn vị với nhau. Do vậy, việc chuyển tải thông tin, trao đổi tài liệu chuyên môn, tài liệu khoa học kỹ thuật chủ yếu là qua điện thoại, Fax, EMS ... nên chi phí cao, đặc biệt là chi phí đường dài. Các ứng dụng của truyền thông đa phương tiện (Multimedia) không phát triển. Ngành Giấy chưa có những buổi hội thảo từ xa, chưa xây dựng được các cơ sở dữ liệu lưu trữ bằng CD -ROM, chưa tổ chức quản lý hiệu quả và thống nhất các vấn đề bằng một hệ thống thông tin điện tử. 4.3.3 Công nghệ thông tin với vai trò hỗ trợ quản lý cho doanh nghiệp: Ngành Giấy Việt Nam đang đứng trước những thách thức mạnh mẽ của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý càng trở nên cấp thiết.Chi phí để đầu tư CNTT không lớn lắm, nếu so với tổng mức đầu tư của một đơn vị kinh tế lớn như Tổng công ty Giấy Việt Nam. Việc đầu tư một hệ thống CNTT, thiết lập hệ thống mạng, nâng cấp và trang bị thêm các trang thiết bị CNTT, thuê đường truyền Internet riêng, chi phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng .... ở mức dưới 1 tỷ đồng và chi phí hàng tháng khoảng 20 triệu. Tuy vậy, điều đáng nói là trang thiết bị CNTT là loại tài sản có mức xuống giá rất nhanh, thường chỉ sau một vài năm giá trị đã giảm đi rất nhiều so với giá trị gốc. Nếu không ứng dụng và sử dụng CNTT một cách có hiệu quả thì các phương tiện và trang thiết bị CNTT không những không phát huy được hết khả năng vốn có mà người đầu tư còn mất đi khoản tiền đầu tư đáng kể (máy tính chỉ được tính khấu hao trong 4 năm). Nếu không được ứng dụng cùng với các giải pháp công nghệ thông tin khác, trang thiết bị CNTT chỉ phát huy được từ 10 - 30% công suất. Công nghệ thông tin đưa ra cách thức mới cho hoạt động của doanh nghiệp theo hướng phát huy tối đa khả năng trang thiết bị, mạng máy tính, Internet và truyền thông điện tử. Nhờ có thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, quảng cáo hay bán hàng trực tuyến 24h/ngày, 365 ngày/năm trên toàn thế giới. CNTT cũng đem tới giải pháp xử lý ở tất cả các lĩnh vực nhân sự, tài chính kế toán, quản lý kỹ thuật, hỗ trợ làm việc theo nhóm (teamwork), chia sẻ tài nguyên cơ sở dữ liệu và trở thành yếu tố quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. - Giảm chi phí hành chính : Việc gửi thư hoặc Fax bằng hình thức thông thường, thường mất phí cao, đặc biệt là đường dài. Cước phí Fax đi thành phố Hồ Chí Minh rẻ nhất là 1818đ/phút, cước phí Fax đi quốc tế rẻ nhất là 1,3 USD/phút. Nếu gửi thư bằng E-mail sẽ nhanh hơn, rẻ hơn rất nhiều, đắt nhất vào khoảng 180 đ/phút và chất lượng lại tốt hơn nhiều (có thể in lại nguyên bản gốc ban đầu). Đặc biệt là có thể gửi tài liệu dưới dạng file, rất thuận lợi cho người nhận. Ngoài ra còn có thể giảm chi phí điện thoại quốc tế bằng cách gọi điện thoại qua Internet với mức giá chỉ có 0,04USD/phút(2). Nếu sử dụng dịch vụ mạng đa số dịch vụ tích hợp ISDN(3) (Integrated Service Digital Network) có thể tổ chức hội nghị trực tuyến Bắc Nam (chẳng hạn các cuộc họp tổng kết của toàn Tổng Công ty) để giảm chi phí đi lại, ăn nghỉ của các đại biểu. Sự phát triển ngày càng nhanh của CNTT hứa hẹn người sử dụng sẽ được cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ hơn. - Sự tiện lợi: Nhờ CNTT, có thể xây dựng được mạng lưới thông tin giữa các đơn vị trong toàn Tổng công ty, giữa cấp quản lý và các cấp bị quản lý. Thông tin được chuyển tải đa chiều, hạn chế được số lượng báo cáo, trong khi chất lượng và số liệu các báo cáo được cập nhật kịp thời. Sẽ không có vấn đề gì khó cho các cấp quản lý hoặc người lãnh đạo khi muốn tìm hiều thông tin hay số liệu về các đơn vị vì chúng đã được lưu trữ trong hệ thống máy tính trung tâm và có thể truy xuất bất cứ lúc nào họ muốn. Thư viện điện tử sẽ được xây dựng để lưu trữ tài liệu và người sử dụng có thể dễ dàng truy cập, tìm kiếm thông tin thông qua các chức năng hỗ trợ của CNTT như từ khóa, tìm kiếm theo danh mục… Có thể chúng ta sẽ không cần lưu trữ hàng kho dữ liệu cồng kềnh vì mọi thông tin đã được số hóa và lưu trữ vào ổ cứng máy tính. Khi cần thông tin hay tìm kiếm thông tin, các máy trạm sẽ truy cập hệ thống máy chủ và tải tất các thông tin cần thiết từ kho dữ liệu của máy chủ. Ví dụ, các văn bản pháp quy, các văn bản mới, tài liệu nghiên cứu, tài liệu kỹ thuật chuyên ngành … - Tính an toàn và bảo mật : Với sự đảm bảo của phía các nhà cung cấp dịch vụ và hạ tầng cơ sở CNTT phát triển như hiện nay tại Việt Nam, hệ thống máy tính sẽ hoạt động ổn định, không bị bất cứ nguy cơ lớn nào đe dọa về mặt an ninh thông tin. Thông tin sẽ được lưu trữ tại hệ thống máy chủ, với các phương tiện bảo mật ở mức tối đa, do đó, khi các máy trạm có sự cố, thông tin không bị mất. Chế độ sao lưu hàng ngày bằng đĩa CD - ROM hoặc đĩa từ cho phép bảo quản thông tin một cách an toàn và tiết kiệm. Một đĩa CD - ROM trắng có dung lượng 680 - 700 MB (tức là khoảng 400 - 500 đĩa mềm 1,44 MB) có giá khoảng 6.000 VND và có thể bảo quản trong 20 năm. 4.3.4 Tiềm năng phát triển của CNTT và TĐH trong ngành Giấ Tổng số vốn đầu tư cho ngành Giấy từ nay đến năm 2010 là 10.477 tỷ đồng, do đó sẽ có thêm nhiều dây chuyền sản xuất giấy mới lần lượt đi vào hoạt động. Đây là cơ hội tốt để ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa vào quá trình sản xuất trong các đơn vị của Tổng công ty. Nếu như trước đây, việc tiến hành ứng dụng CNTT và TĐH mới chỉ tiến hành ở một vài nhà máy lớn, thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, thì từ nay trở đi, theo yêu cầu phát triển chung, đa số các dây chuyền mới trang bị đều có khả năng ứng dụng tốt CNTT và TĐH vào trong sản xuất. Từ thực tế này cũng cho thấy, đây có thể là một mắt xích gắn các ngành CNTT và TĐH trong nước với hoạt động sản xuất của ngành Giấy. Với trình độ hiện nay, ngành CNTT và TĐH trong nước có thể đáp ứng được một phần nhu cầu về các hệ thống thiết bị chuyên dùng cho ngành Giấy. Điển hình là công trình nồi nấu bột đứng 140 m3 theo phương pháp Sunfat gián đoạn ở Công ty Giấy Đồng Nai. Hệ thống giám sát và điều khiển từng phần DCS đều do các kỹ sư và chuyên gia Việt Nam thực hiện. Chỉ có phần cứng và các thiết bị tích hợp mà trong nước chưa sản xuất được mới phải nhập ngoại. Riêng phần mềm điều khiển được thực hiện hoàn toàn bởi nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Cơ khí Bộ Công nghiệp với giá thành chỉ bằng 70% sản phẩm nhập ngoại. Điều đó cho thấy chúng ta có thể tự làm chủ được CNTT áp dụng vào ngành Giấy, thay vì phải lệ thuộc vào các hãng nước ngoài như truớc ki Công nghệ thông tin mở ra cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật và trao đổi thông tin nhanh nhất giữa ngành Giấy Việt Nam với ngành công nghiệp giấy thế giới. Nhờ có CNTT mà rất nhiều tài liệu kỹ thuật công nghệ đã được chuyển tải cho người sử dụng qua các giải pháp truyền thông đa phương tiện, đĩa CD - ROM dưới dạng văn bản, hình ảnh hay âm thanh. Chẳng hạn các bộ đĩa CD ROM "How Paper is Made" của TAPPI hoặc "Papermaking Science and Technology" của ANDRIZ AHLSTROM là những tài liệu bằng văn bản, hình ảnh và âm thanh rất hữu ích trong việc truyền tải thông tin cho người sử dụng. Tuy nhiên, các tài liệu này do nước ngoài biên soạn nên đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ tiếng Anh nhất định. Sẽ tiện hơn rất nhiều cho những người học tập, nghiên cứu, công tác trong ngành Giấy, nếu chúng ta có những chương trình tương tự được viết bằng tiếng Việt. Đối với tờ Tạp chí Công nghiệp Giấy, hiện nay cũng có thể nâng cấp thành một trang tin điện tử phong phú hơn về nội dung, đẹp hơn về hình thức, phục vụ đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng CNTT tại Việt Nam cũng đang có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ đường truyền và chất lượng dịch vụ Internet không ngừng được cải thiện với việc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam mới đưa thêm cổng 128 bit vào hoạt động[VTC1] . Công nghệ Internet băng thông rộng, dịch vụ Internet tốc độ cao sử dụng công nghệ kỹ thuật số không đối xứng ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) đã được đưa vào áp dụng thử từ cuối năm 2002[VTC2] . Các loại hình dịch vụ truyền thông điện tử khác như phương thức kết nối không dây WAP (Wireless Application Protocol), ISDN, mạng chuyển khung (Frame Relay) … và các cam kết giảm giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông càng tạo thêm điều kiện ứng dụng CNTT, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và giảm chi phí hành chính tại doanh nghiệp. Tóm lại, vai trò thực tế của CNTT và TĐH rất quan trọng trong việc đối với ngành công nghiệp Giấy Việt Nam. Công nghệ thông tin là cơ sở tốt để phát triển ngành giấy trong nước theo chiều sâu, tạo điều kiện để phát triển sản xuất, trao đổi thông tin, tài liệu khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và đào tạo cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ. Ngay từ bây giờ, cần đưa CNTT vào chiến lược phát triển dài hạn của Tổng công ty. Đó là phải hoàn thiện các cơ sở dữ liệu thông tin, thống nhất về mặt nguyên tắc các cơ sở dữ liệu và các ứng dụng CNTT đối với tất cả các đơn vị thành viên. Thiết lập hệ thống mạng và xây dựng các giải pháp tích hợp, thuê đường truyền Internet riêng, trang bị thêm các phương tiện máy móc thiết bị CNTT. Có kế hoạch đào tạo về CNTT cho đội ngũ cán bộ hiện nay, đồng thời bổ sung mới cán bộ chuyên về CNTT. Ngành Giấy đang trong thời kỳ rất khó khăn. Có nhiều việc cần phải làm để đưa ngành Giấy vững bước và ổn định trong thời kỳ hội nhập, song chúng ta lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong bối cảnh đó CNTT có khả năng mang lại những khả năng ứng dụng hiệu quả, những lợi ích to lớn cho ngành Giấy mà không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như tiền vốn, cơ sở hạ tầng, chế độ pháp lý…. Điều đó cho phép chúng ta ứng dụng CNTT để hỗ trợ công tác quản lý, nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh, vững bước trong lộ trình hội nhập khu vực và thế giới./ Kết luận Như vậy, trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO tổ chức thương mại thế giới thì chúng ta đã thấy được những khó khăn cũng như thuận lợi của ngành giấy Việt Nam.Trong quá trình hội nhặp WTO,đứng trước một thị trường rộng lớn và nhiều phức tạp như thị trường của các nước trực thuộc thành viên của WTO thì ngành giấy trong nền kinh tế đã phải trải qua nhiều thay đổi nhằm cải thiện bộ máy tổ chức,cũng như nhiều mặt,lĩnh vực khác để sao cho phù hợp với những chỉ tiêu và yêu cầu mà quá trình hội nhập đề ra từ những khó khăn mà đã phát hiện ra và dựa trên những thuận lợi do quá trình hội nhập mang lại.Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới mà vẫn giữ nguyên con đường hội nhập kinh tế mà đảng đã xác định thì chúng ta phải đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đang gặp khó khăn của các doanh ngiệp giấy Việt Nam.Vậy chúng ta phải cần có những biện pháp hiệu quả để đưa ngành giấy phát triển bền vững và có vị thế trên thị trường thế giới. Tài liệu tham khảo 1. 2. số báo ngày 12/11/2006/ thời báo điện tử việt nam 3. Mục lục Chương I:Thực trạng của doanh nghiệp giấy Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO 1.Sơ lược về tổ chức thương mại thế giới 1.1 WTO là gì? 1.2 Mục tiêu của WTO: 1.3 Chức năng của WTO 1.4 Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO 2..Lợi ích của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1 Mở rộng thị trường,tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp 2.2 Nâng cao vị thế trong quan hệ thương mại quốc tế và bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 2.3 Hưởng lợi từ các chính sách cải cách trong nước 2.4 Tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài 2.5 Tiếp thu công nghệ,kỹ năng quản lý,quản trị kinh doanh,tiếp thị,xây dung thương hiệu của nước ngoài 3. Những bất lợi của doanh nghiệp giấy khi Việt Nam gia nhập WTO 3.1 Mất cân đối năng lực sản xuất bột giấy 3.2 Chưa làm chủ được công nghệ 3.3 Đầu tư quy mô quá nhỏ 3.4 Sức cạnh tranh rất yếu ChươngII: Giải pháp cho doanh nghiệp giấy Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO 4.1 Quy hoạch vùng nguyên liệu 4.2 Đầu tư tăng sản lượng giấy và bột giấy 4.3 Yêu cầu cấp thiết việc áp dụng công nghệ thông tin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDA25.docx
Tài liệu liên quan