Vốn đầu tư phát triển là tiền tích luỹ của xã hội của các tổ chức sản xuất , kinh doanh, dịch vụ tiền tiết kiệm của dân, vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn khác được sử dụng để tái sản xuất mở rộng nhằm duy trì và nâng cao tiềm lực kinh tế cho các đơn vị và cho nền sản xuất xã hội.
Vốn đầu tư được sử dụng để tái sản xuất giản đơn và mở rộng các tài sản cố định, tạo ra các tài sản lưu động để duy trì và phát triển các tài sản cố định mới tăng thêm.
Nguồn vốn đầu tư gồm hai nguồn cơ bản là nguồn huy động trong nước và nguồn huy động nước ngoài. Nguồn vốn trong nước đa dạng, bao gồm vốn tích luỹ từ ngân sách từ các doanh nghiệp và huy động vốn tiết kiệm của dân cư. Nguồn vốn nước ngoài cũng khá quan trọng và phong phú, gồm vốn đầu tư trực tiếp, và vốn đầu tư gián tiếp, trong đó gồm việc trợ không hoàn lại việc trợ có hoàn lại, cho vay với lãi xuất ưu đãi hoặc thông thường.
64 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thị phần sản phâm công ty cần phải có các biện pháp giảm chi phí đầu vào, chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động từ đó hạ giá thành sản phẩm đến mức tương đương hoặc thấp hơn các sản phẩm của liên doanh và hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó để cạnh tranh dể dàng hơn, công ty phải cố gắng tạo ra tính chuyên biệt của sản phẩm của công ty. Đó là phương thức được đánh giá là rất quan trọng. Nhưng thực tế cũng rất khó khăn đối với công ty, bởi lẽ cơ cấu sản phẩm của công ty còn rất nghèo nàn. Chỉ có một số sản phẩm về trang thiết bị văn phòng là có khả năng về quy mô, công suất và sản lượng,mà sản phẩm này thì lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Sự nghèo nàn về cơ cấu sản phẩm là cản trở lớn làm cho công ty không tham gia toàn diện vào thị trường. Một số sản phẩm có lợi thế thì lại không được sản xuất nhiều dẫn đến thị phần của công ty ở thị trường trong nước rất thấp. Trong thời gian tới, công ty cần có những điều chỉnh linh hoạt hơn trong chính sách cạnh tranh và cũng cần phải điều chỉnh, mở rộng cơ cấu sản phẩm và phải biết tận dụng lợi thế của mình, tăng cường tính ưu việt của sản phẩm của công ty từ đó nâng dần vị thế cạnh tranh của công ty.
Vốn và nguồn vốn đầu tư.
Vốn đầu tư của công ty.
Vốn đầu tư được sử dụng để tái sản xuất giản đơn và mở rộng các tài sản cố định, tạo ra các tài sản lưu động để duy trì và phát triển các tài sản cố định mới tăng thêm. Công ty đã thực hiện rất tốt vai trò này của vốn đầu tư , và no được thể hiện trong bảng tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch của công ty . Vốn chỉ có thể đem lại lợi nhuận khi nó được đem vao sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào cách thứch sử dụng vốn. Để sử dụng tốt nguồn vốn đầu tư thì phải có kế hoach cụ thể, phải xác định tốt nhu cầu của thị trường. Công ty Vạn hoa đã thực hiện rất tốt yêu cầu này, từ nguồn vốn ít ỏi của mình công ty đã đem vào sử dụng kinh doanh và đã thu được rất nhiều lợi nhận lhông ngừng củng cố và nâng cao nó.
BẢNG1 :1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch giai đoạn 2004_2008.
Đơn vị : triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1
Vốn đầu tư kế hoạch
4.588
6.788
16.162
17.607
22.122
2
Vốn đầu tư thực hiện
3.312
6.245
15.354
16.832
17.697
3
Tỷ lệ thực hiện vốn so với KH
94%
92%
95%
95.6%
84%
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2004-2008
Nhìn chung vốn đầu tư kế hoạch của các năm đều tăng do công ty làm ăn có hiệu quả, đặc biệt nguồn vốn này tăng rất nhanh và khá cao từ năm 2006 đạt 16,162 tỷ tăng 252,26% so với năm 2004, năm 2007 đạt 17,607 tỷ và năm 2008 đạt 22,122 tỷ tăng 382,17 % do công ty đã đi vào hoạt động đựơc một thời gian nên có nhiều kinh nghiệp hoạt động và có nhiều khách hàng của mình. Thêm vào đó công ty cũng làm ăn khá hiệu qủa trong các năm trước nên có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao sản lượng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Cung với nhu cầu của thị trường về sản phẩm của công ty cung tăng manh trong các năm đó. Đồng thời ta cũng thấy được tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của công ty cũng khá cao trong các năm, hầu như là thực hiện được hoàn toàn kế hoạch. Năm 2006, 2007 là năm thành công nhất của công ty với doanh thu rất cao với lượng vốn bỏ , tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cũng rất cao đạt 95% tương đương với hơn 16 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra. Năm 2008 tổng vốn đầu tư kế hoạch của công ty là rất cao hơn 22 tỷ đồng, cao nhất trong các năm nhưng tỷ lệ thực hiện vốn là không cao chi đạt 84% so với kế hoạch do năm 2008 nền kinh tế trong nước đang phải chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, mặc dù vậy công ty vẫn hoạt động tốt và thu được không ít lợi nhuận hơn 7 tỷ đồng do đã có những chính sách điều chinh kịp thời và do thị trường còn hạn chế cộng them vào đó là uy tín của công ty đã được khẳng định. Để thấy đựợc hiệu quả sử dụng vốn tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư lá rất cao đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của công ty. Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư thể hiện được tình hinh tài chính của công ty trong các giai đoạn.
Bảng 2: Tình hình tăng trưởng vốn đầu tư của công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa giai đoạn 2004-2008
Năm
Vốn đầu tư
Đv : Triệu đồng
Tốc độ tăng đinh gốc
Đv: %
Tốc độ tăng liên hoàn
Đv: %
2004
4.588
-
-
2005
6.788
49,95
49,95
2006
16.162
252,26
138,1
2007
17.607
283,76
8,94
2008
22.122
382,17
22,85
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế quả đầu tư của công ty các năm 2004_2008
Ta thấy từ năm 2004 đến năm 2008 tốc đọ tăng trưởng định gốc của vốn đầu tư của công ty là rất cao năm 2005 là 49,95% năm 2006 là 252,26% đến năm 2008 là 382,17% , do nguồn vốn ban đầu còn nhỏ và hạn chế trong các năm tiếp theo công ty đã tăng cường nguồn vốn này nhằm mở rộng sản xuất nâng cao sản lượng. Từ năm 2004 đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng liên hoàn của vốn đầu tư là rất cao thể hiện sự chưa ổn định về nguồn vốn đầu tư năm 2005 là 49,95% năm 2006 là 138,1% , nhưng từ năm 2007 đến năm 2008 thì tốc độ này đã giảm xuống rõ rệt năm 2007 là 8,94% và năm 2008 là 22,85% nó đã thể hiện nguồn vốn đầu tư của công ty đã dần ổn định .
2.2Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư của công tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Hoa.
Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty bao gồm các nguồn cơ bản ,đó là: nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp; Nguồn vốn tín dụng trong nước và các nguồn vốn khác.
*Vốn tích luỹ của doanh nghiệp: Vốn tích luỹ của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành từ hai nguồn chính:
+Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
+Lợi nhuận để lại sau thuế.
Nhìn chung trong mấy năm gần đây do lợi nhuận của công ty đều tăng kéo theo nguồn vốn này cũng tăng nhưng rất nhỏ so với các nguồn vốn khác, chẳng hạn trong năm 2005, vốn đầu tư lấy từ lợi nhuận để lại sau thuế của dự án chỉ có 350 triệu ,chiếm 8% tổng vốn đầu tư.Nguồn vốn này chỉ đủ để đầu tư chiều sâu, cải tạo một số cơ sở có quy mô nhỏ.
Bản 3: Nguồn vốn đầu tư của công ty TNHH Vạn Hoa .
Đơn vi : triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1
Vốn chủ sở hữu
2.244
3.668
5.816
10.000
12.963
2
Vốn vay
2.344
3.120
10.346
7.606
9.159
3
Tổng vốn ĐT
4.588
6.788
16.162
17.606
22.122
Nguồn : Kết quả hoạt động đầu tư của công ty giai đoạn 2004_2008.
Theo bảng kết quả trên thì ta thấy được trong những năm đầu hoạt động sản xuất kinh doanh phần lớn vốn đầu tư là do công ty đi vay đặc biệt la năm 2006 vốn có khối lượng vốn đầu tư đi vay là lớn nhất chiếm 64,16% . Trong những năm đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là về vốn việc phải đi vay là không thể tránh khỏi điều này đã ngây rất nhiều khó khăn cho công ty bởi công ty còn phải chịu lãi suất thuế do phải đi vay, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà không tốt rất có thể sẽ bị phá sản, và no cũng đòi hỏi công ty phải co một kế hoạch sử dụng vốn hết sức hợp lý. Từ năm 2007 đến năm 2008 công ty đã có thể tự chủ về nguồn vốn của mình do hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm trước đạt hiệu quả tốt tỷ lệ vốn đi vay đã nhỏ dần chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng vốn đầu tư.
Điều này đã chứng tỏ công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả. Cơ cấu vốn đầu tư của công ty cũng rất tôt.
Bản 4 : Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư của công ty Vạn Hoa
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1
Tổng vốn đầu tư
4.588
6.788
16.162
17.607
22.122
2
Vốn đầu tư thiết bị
3.061
4.566
11.963
12.860
16.005
3
Vốn đầu tư xây lắp
1.166
1.527
3.810
4.144
5.216
4
Vốn đầu tư xây
dựng cơ bản khác
361
697
659
606
901
Qua số liệu trên ta thấy rằng,tổng vốn đầu tư huy động trong thời kỳ này cũng có nhiều biến động. So với năm 2004, tổng vốn đầu tư năm2005 tăng 47.95%, đến năm 2006, tổng vốn đầu tư lại tăng 252,26% tương đương 11.574 triệu đồng, năm2008 tổng vốn đầu tư là 22.122 triệu tăng 382,17% so với năm 2004 và đây cũng là năm tổng vốn đầu tư đạt cao nhất từ trước đến nay. Bởi lẽ trong năm 2008, công ty đã thực hiện rất nhiều dự án quan trọng chẳng hạn như dự án mở rộng xí nghiệp sản xuất và thuê thêm văn phòng đại diện tại Ba Đình Hà Nội.
2.3. Cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư.
BẢNG5 : VỐN ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA THỜI KỲ 2004-2008.
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1.Tổng vốn đầu tư
4.588
6.788
16.162
17.607
22.122
2. Vốn thiết bị
3.061
66.72
4.564
67.25
11.693
72.35
12.860
73.04
16.005
72.35
3. Vốn xay lắp
1.166
25.43
1.527
22.5
3.810
23.58
4.141
23.52
5.216
23.58
4.Vốn đầu tư XDCB khác
361
7.85
697
10.25
659
4.07
606
3.44
901
4.07
Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, vốn đầu tư của công ty được chia theo các khoản mục chính là: Vốn thiết bị, vốn xây lắp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác.
Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư của công ty trong giai đoạn này ta nhận thấy rằng, vốn đầu tư cho thiết bị luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư. Năm 2004, vốn đầu tư cho thiết bị chiếm 66.72% tổng vốn đầu tư, năm 2005 chiếm 67.25% tổng vốn đầu tư, năm 2006 vốn đầu tư cho thiết vẫn chiếm 72.35% tổng vốn đầu tư, năm 2007 là 73,04% đến năm 2008 giảm còn 72,35% nhưng lượng vốn thi lai rất cao 16.005 triệu cao nhất từ khi đi vào hoạt động. Trong năm 2006, vốn đầu tư cho thiết bị chiếm tới 72.35% tổng vốn đầu tư. Chứng tỏ rằng trong khả năng hạn hẹp về vốn đầu tư, Công ty vẫn chú trọng đến công tác đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, ngày càng nâng cao hơn nữa hàm lượng chất xám trong cơ cấu sản phẩm, giảm dần tiêu hao năng lực vật chất đầu vào cho sản xuất.
Từ việc nghiên cứu tình hình vốn đầu tư của các đơn vị thuộc công ty
chúng ta thấy rằng trong thời gian qua nguồn vốn đầu tư cũng như cơ cấu vốn đầu tư của công ty còn nhiều điều bất cập. Trong thời gian tới công ty cần có những điều chỉnh cho phù hợp từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư của công ty phát triển hơn nữa
2.4. Nguồn vốn đầu tư của công ty.
Nguồn vốn đầu tư của công ty bao gồm các nguồn cơ bản ,đó là: nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp; Nguồn vốn tín dụng trong nước và các nguồn vốn khác.
+) Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty.
Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty bao gồm các nguồn cơ bản ,đó là: nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp; Nguồn vốn tín dụng trong nước và các nguồn vốn khác.
*Vốn tích luỹ của doanh nghiệp: Vốn tích luỹ của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành từ hai nguồn chính:
+Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
+Lợi nhuận để lại sau thuế.
Nhìn chung trong mấy năm gần đây do lợi nhuận của công ty đều tăng kéo theo nguồn vốn này cũng tăng nhưng rất nhỏ so với các nguồn vốn khác, chẳng hạn trong năm 2005, vốn đầu tư lấy từ lợi nhuận để lại sau thuế của dự án chỉ có 350 triệu ,chiếm 8% tổng vốn đầu tư.Nguồn vốn này chỉ đủ để đầu tư chiều sâu, cải tạo một số cơ sở có quy mô nhỏ.
*Nguồn vốn tín dụng trong nước: Để có thêm vốn đầu tư , tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong công tác đầu tư theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu của các đơn vị thành viên thuộc công ty, công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa còn phải tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước dưới hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian ân hạn dài. Qua các năm từ 2004 -2008, tỷ trọng nguồn vốn này trong Tổng vốn đầu tư luôn lớn nhất so với các nguồn vốn khác. Điều này đã chứng tỏ được tầm quan trọng của nguồn vốn này trong công ty. Nguồn vốn này thường được công ty sử dụng để đầu tư các dự án có quy mô lớn, thời gian đầu tư kéo dài. Tình hình thực hiện vốn tín dụng trong thời gian này được thể hiện trong bảng sau:
BẢNG 6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN VAY CỦA CÔNG TY THỜI KỲ 2004-2008.
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
1.KL vốn vay
Tỷ.đ
2.344
3.120
10.346
7.606
9.159
2.Vốn vay thực hiện
Tỷ. đ
2.200
3.000
9.000
6.500
9.00
3.Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch
(%)
93,86
96,15
86,99
85,46
98,26
Nguồn: Nguồn vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2004_2008.
Nhìn chung, tình hình thực hiện vốn vay của công ty đạt tỷ lệ tương đối cao.. Nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty, đặc biệt là nguồn vốn vay đẻ sử dụng. Theo bảng kết quả sử dụng vốn vay của công ty ta có thể thấy rằng công ty đã sử dụng rất tốt nguồn vốn này đặc biệt là các năm 2004, 2005, 2008 lượng vốn vay sử dụng gần như hoàn toàn, nó thể hiện khả năng huy động vốn và sử dụng vốn rất tốt.
Có thể nhận thấy rằng, nguồn vốn tín dụng trong nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đầu tư của công ty. Trong thời gian tới công ty cần khai thác triệt để nguồn vốn này hơn nữa để tạo ra nguồn cung cấp dồi dào về vốn cho công ty để hoạt động đầu tư tiến hành được hiệ quả cao hơn.
3.Thực trạng đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2004_2008
3.1 Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một nhân tố hết sức quan trọng để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm bảo đảm, đạt tiêu chuẩn quy định thì khách hàng sẽ ưa chuộng hơn. Đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển như hiện nay thì yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm sẽ cang cao hơn buộc các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ của mình. Có rất nhiều phương thức nâng cao chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để tăng hàm lượng chất xám ttrong sản phẩm, thực hiện đo lường, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm trước khi xuất xuởng...
Trong thời kỳ 2004-2006, thị trường sản phẩm đang mất cân đối cung nhỏ hơn cầu, công ty TNHH Vạn Hoa đã hoạt động theo phương châm tăng nhanh sản lượng nhằm cắt giảm cơn sốt sản phẩm và đã không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Nhưng trong những năm gần đây từ2006-2008, công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trong giai đoạn này hàng loạt các dự án đầu tư theo chiều sâu đã được thực hiện ở các đơn vị thuộc công ty như:
Nhà máy sản xuất tại Từ Liêm: Đầu tư chiều sâu sản phẩm thiết bị văn phòng với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng; Dự án đầu tư nâng cấp cơ sơ sản xuất có vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng; Mua và lắp đặt thêm nhiều dây chuyền máy cơ khí nhầm nâng cao khả năng sản xuất sản phẩm, Công ty còn triển khai một số đề tài ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm cải thiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản xuất thành công những sản phẩm trang thiết bị văn phòng nhằm phục vụ trong sản xuất công nghiệp, cũng như tạo ra được những sản phẩm tiêu dùng.
Công ty đã khắc phục được những hạn chế của thiết bị cũ, đã áp dụng những thành tựu của khoa học để đưa những công nghệ tiên tiến của thế giới áp dụng vào việc chế biến sản phẩm, trang trí nội thất bằng máy móc giúp phần tạo ra những sản phẩm có tính chính xác và mẫu mã đep hơn, cũng như chất lượng được tốt hơn.
Có thể nhận thấy rõ vai trò tích cực của đầu tư trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Sản phẩm của tổng công ty đều đã được khẳng định về chất lượng, được cơ quan kiểm tra chất lượng của nhà nước kiểm nghiệm và công nhận. công ty cần phải ngày càng phát huy hơn nữa lợi thế này của mình để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, xứng đáng với vị trí là doanh nghiệp chủ lực của vùng.
3.2 Đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ ở doanh nghiệp:
Công nghệ có thể hiểu là tập hợp các công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành sản phẩm nhằm mục đích sinh lời. Công cụ gồm hai phần là phần cứng và phần mềm. Phần cứng của công nghệ là máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ...Phần mềm của công nghệ là kỹ năng, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Như vậy khái niệm công nghệ bao gồm cả máy móc thiết bị. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và trang thiêt bị, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như cạnh tranh của sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường , doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, tăng năng suất lao động.
Khi đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, các doanh nghiệp cần phải phân tích thực trạng doanh nghiệp cũng như phân tích các yếu tố liên quan đến máy móc thiết bị.
Các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn công nghệ đó là khả năng tài chính của doanh nghiệp, quy mô vốn có thể huy động và đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc thù của ngành. Một nhân tố nữa cũng rất quan trọng cần phải xem xét là trình độ của đội ngũ lãnh đạo, nhất là năng lực lãnh đạo kỹ thuật và trình độ nghề nghiệp của công nhân trực tiếp sản xuất.
Các nhân tố liên quan đến máy móc thiết bị cần phải xem xét như: xem xét xu hướng lâu dài của máy móc, thiết bị và công nghệ để đảm bảo tránh sự lạc hậu hoặc những khó khăn gây trở ngại cho việc sử dụng máy móc thiết bị (khan hiếm về nguyên liệu hoặc vật liệu mà máy móc thiết bị sử dụng...) trong khi thu hồi vốn ;xem xét lựa chọn thiết bị có khả năng thay thế; xem xét lựa chọn công nghệ có nguồn cung cấp để không bị sức ép về về sự khan hiếm của các nguồn lực.
3.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động;
Trong thời đại ngày nay, trí tuệ, tri thức đã trở thành yếu tố bao trùm quyết định tính chất , đặc trưng của thời đại và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của tất cả các quốc gia. Quốc gia nào nắm được nhiều tri thức, quốc gia đó sẽ ở vị trí chi phối nền kinh tế toàn cầu, khu vực nào hội tụ được nhiều tri thức nhất khu vực đó sẽ trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới. Chính điều này đã tạo ra những thời cơ, những vận hội lớn cho bất kỳ quốc gia nào biết đầu tư có hiệu quả làm tăng nhanh chất lượng của nguồn lực con người trong quả trình cạnh tranh. Bên cạnh đó, nó cũng đặt ra những thách thức mới, những nguy cơ tụt hậu, lạc hậu ngày càng xa đối với các quốc gia đang trên đà phát triển.
Việt Nam đang ở vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì thế nhân tố con người càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lực là một đòi hỏi khách quan và vô cùng cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải quan tâm tới các nội dung sau:
*Chính sách tiền lương.
*Đầu tư tuyển dụng và đào tạo lao động.
*Đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc.
*Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động.
*Tổ chức quản lý lao động.
Công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa cũng nhận thức được đầy đủ về vấn đề này. Công ty luôn coi nhân lực là đầu vào quan trọng nhất để phát triển sản xuất. Trong thời gian qua công ty đã rất quan tâm đầu tư cho đội ngũ lao động. Đến nay công ty đã có một đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực và đội ngũ công nhân lao động lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, đủ sức quản lý, vận hành các máy móc thiết bị hiện đại.
Trong năm 2004, tổng số lao động bình quân của công ty khoảng gần 120 người. Về thu nhập của người lao động thì so với nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác thu nhập bình quân cuả người lao động trong Tổng công ty đạt mức trung bình khá, dao động khoảng trên dưới 2.300.000 đồng/ người/tháng.
Số lượng lao động và thu nhập của người lao động của Công ty TNHH Vạn Hoa thời kỳ 2004-2008 được trình bày ở bảng sau.
BẢNG7: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC CÔNG TY TNHH VẠN HOA THỜI KỲ 1994-2008.
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Số lao động bình quân (Người )
120
125
140
170
250
Thu nhập bình quân (đ/người/tháng)
2.320.000
2.400.000
2.620.000
3.300.000
3.800.000
Nguồn:báo cáo tổng kết các năm 2004-2008.
Nhờ các biện pháp tinh giảm lao động, trong những năm qua số lao động của Tổng công ty đã từng bước tăng do nhu cầu mở rộng sản xuất. Từ 120 người năm 2004 tăng lên 125 người năm 2005, cùng với nó là sự tăng lên về thu nhập bình quân của người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2005 là 2,4 triệu đồng/ người/ tháng, tăng 3,4% so với năm 2004. Tuy nhiên mức thu nhập giữa các đơn vị là không đồng đều. Thu nhập cao chủ yếu tập trung ở các khu vực sản xuất. Các đơn vị lưu thông hiệu quả kém nên thu nhập thấp hơn.
Về công tác đào tạo: Trong thời gian qua, thông qua các trường dạy nghề trên địa bàn công ty đã cho công nhân học các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề tại công ty và các trường dạy nghề. Công nhân đi học vẫn nhận được một khoản trợ cấp thoả đáng . Đây là một chiến lược của công ty nhằm khuyến khích người lao động tích cực làm việc nâng cao tay nghề của mình. Đồng thời công ty cũng tạo them rất nhiều điều kiện khác nữa nhằm khuyến khích người lao động tham gia học tập và lao động.
BẢNG 8: TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CẤP CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA CÔNG TY THỜI KỲ 2004-2008.
Chỉ tiêu
đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
1.Tổng vốn đầu tư
Tr.đ
4.588
6.788
16.122
17.607
22.122
2.Vốn đầu tư cho nguồn lao động
Tr.đ
300
350
540
750
800
3.Tỷ lệ so với Tổng vốn đầu tư.
(%)
6.5
5.15
3.34
4.25
3.61
Nguồn: Phòng tổ chức lao động, VSC.
Trong những năm được sự quan tâm đầu tư của công ty, công tác đào tạo nghề của công ty đã thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo tiếp tục được nâng cao
Năm 2007, để nâng cao trình độ của các cán bộ công viên công ty, liên hiệp trung tâm hợp tác lao động nước ngoài đã ra đời. Trung tâm có chức năng tổ chức xuất khẩu, đưa lao động đi công tác, học tập ở nước ngoài. Tính đến năm 2008. Tuy kết quả này chưa lớn song đây cũng là cố gắng rất lớn của trung tâm sau hai năm đi vào hoạt động.
Tóm lại trong thời gian qua, Công ty TNHH Vạn Hoa đã nỗ lực sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, tinh giảm đội ngũ lao động và chú trọng nâng cao chất lượng lao động trong toàn công ty. Tuy nhiên để ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh của mình truớc các đối thủ cạnh tranh khác, công ty cần có kế hoach đào tạo, đào tạo lại và bổ xung đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quản lý hiện có, đồng thời từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên, có những chế độ khuyến khích hợp lý để thu hút lao động có năng lực về làm việc cho công ty.
3.4. Đầu tư cho công tác tiếp thi bán hàng.
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường không thể thiếu các hoạt động Marketing. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng của hoạt đông Marketing, đó là hỗn hợp Marketing hay gọi là Marketing mix. Nó bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược giá và chiến lược chiêu thị. Trong đó chiến lược tiếp thị là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hoạt động chiêu thị bao gồm bốn yếu tố: quảng cáo, bán hàng trực tiếp, khuyến mãi và quan hệ công chúng. Mỗi yếu tố đều có những vai trò đặc trưng riêng nhưng chủng luôn được kết hợp lại trong một nỗ lực ngằm thông báo cho người về sự có mặt của những sản phẩm, thuyết phục người tiêu dùng về những đặc tính nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh và nhắc nhở họ tiêu dùng những sản phẩm đó. Một chiến lược tiếp thị hợp lý bao giờ cũng mang lại cho doanh nghiệp những thuận lợi cơ bản, giúp gia tăng doanh số, sự ưa thích và trung thành với nhãn hiệu, tạo ra hình ảnh thuận lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh.
Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, đầu tư cho hoạt động tiếp thị (quảng cáo, bán hàng, khuyến mại...) là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay. Quan tâm đầu tư đúng mức có trọng tâm cho công tác này là cách để doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác trên cùng một thị trường .
Trong thời gian qua, công ty TNHH Vạn Hoa đầu tư cho khối thương mại 5 tỷ đồng chiếm 3.8% tổng vốn đầu tư. Mạng lưới tiêu thụ của công ty được mở rộng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó có ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất của công ty còn mở thêm các đại lý, chi nhánh bán lẻ ở các nơi đặt cơ sở sản xuất.
Để bán được nhiều hàng, các đơn vị sản xuất đều có chính sách bán hàng trả chậm, có khuyến mãi, chịu tiền cước vận chuyến, trích chiết khấu.
Để người tiêu dùng tiếp cận và biết đến sản phẩm của công ty, trong thời gian qua công ty đã chú trọng đầu tư cho công tác quảng cáo như tham gia hội chợ, quảng cáo trên truyền hình, trên mạng Internet...
Mặc dù cũng đã có quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này nhưng nhìn chung mạng lưới bán hàng của công ty còn chưa được rộng khắp, phương thức thanh toán kém linh hoạt,các hoạt động quảng cáo còn thua xa so với các liên doanh và các đối thủ cạnh tranh khác.
Nếu như trong thời gian tới công ty không chú trọng dến công tác đầu tư cho quảng cáo,bán hàng,không tìm cách để thu hút thêm khách hàng mới mở rộng thị trường tiêu thụ mà lại trông chờ ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước thì Tổng công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Sức cạnh tranh theo đó sẽ bị giảm xuống rất nhiều.
Tóm lại, trong tình hình mới hiện nay , công ty TNHH Vạn Hoa cũng đã có những bước chuyển mình đáng kể. Sức cạnh tranh của công ty mặc dù còn yếu hơn so với các đon vị khác trong ngành nhưng với sự cố gắng của cán bộ, công nhân viên trong công ty hy vọng rằng , công ty TNHH Vạn Hoa sẽ vững bước đi lên, khẳng định vị thế chủ lực của mình trong ngành sản phẩm về lâm nghiệp.
IV. Đánh giá hoạt động đầu tư tại công ty.
Kết quả đạt được.
Hoạt động đầu tư của công ty thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Với tổng vốn đầu tư tính tại thời điểm năm 2004 là hơn 4 tỷ đồng.Tổng công ty đã triển khai rất nhiều dự án lớn nhỏ mang tính khả thi cao và đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty .
Với tốc độ đầu tư như vậy, công ty TNHH Vạn Hoa đã và đang thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 2004-2008 được thể hiện ở bảng sau.
BẢNG 9: KẾT QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TNHH VẠN HOA THỜI KỲ 2004-2008.
Chỉ tiêu
đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
1.GTSX công nghiệp
Tốc độ tăng liên hoàn
Tr.đ
%
45.821
101.4300.83
199.000
13.56
220.000
17.1
264.000
17.1
2.Sản lượng sản phẩm
Tốc độ tăng liên hoàn
sản phẩm
%
214567
275890
0.07
398456
9.8
512765
15.7
512765
15.7
3.tổng lượng sản phẩm tiêu thụ
Tốc độ tăng liên hoàn
sản phẩm
%
211523
273153
2.5
395744
8.7
512455
14.8
512455
14.8
Nguồn : Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoan 2004_ 2005
Hiệu quả đầu tư đạt được trong thời gian này cũng rất khả quan, và được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: (E)
Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả đầu tư
=
Tổng vốn đầu tư
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn phản ánh hiệu quả vốn thu được trên một đơn vị vốn đầu tư.
Thứ hai, chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định: (H)
Tổng vốn cố định
H=
Tổng lợi nhuận
Hệ số này phản ánh tổng vốn cố định phải bỏ ra để thu được một đơn vị lợi nhuận.
Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư trong công ty thời kỳ 2004-2008 được thể hiện qua bảng sau
BẢNG 10: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TNHH VẠN HOA THỜI KỲ 2004-2008.
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1.Vốn đầu tư (tr.đ)
4.588
6.788
16.162
17.607
22.122
2Kết quả(tr.đ)
890
1.429
4.948
5.067
7.069
3.Tỷ lệ hiệu quả ĐT (%)
19.39
21,05
30,61
28,77
31,95
4.Hệ số H
6.14
7.65
5.5
7.5
7.5
Hệ số E phản ánh doanh thu thu được trên một đơn vị vốn kinh doanh. E càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Có thể nhận thấy rằng hệ số E qua các năm của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng rất chậm. Chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn thấp.
Đối với công ty, vốn đầu tư cho tài sản cố định chiếm tỷ lệ cao vì vậy hệ số sinh lời của vốn cố định (H) là chỉ tiêu phản ánh được chính xác hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hệ số này phản ánh tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định phải bỏ ra để thu được một đơn vị lợi nhuận. Nếu trong năm 2004, để tạo ra được một tỷ đồng lợi nhuận thì phải đầu tư hơn sáu tỷ đồng cho tài sản cố định nhưng trong năm 2005 thì chỉ cần có 7.5 tỷ đồng. Điều này đã chứng tỏ được hiệu quả đầu tư trong công ty đã được nâng lên trong những năm qua.
Trong thời kỳ 2004-2008, công ty đã đóng góp rất nhiều cho ngân sách Nhà nước và được thể hiện trong bảng sau:
BẢNG 11 : TÌNH HÌNH NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THỜI KỲ 2004-2008
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Nộp ngân sách(trđ)
1824
3980
5694
14890
15908
Tốc độ tăng (%)
98.28
88.78
52.49
52.49
Nguồn:Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanhcủa công ty giai đoạn 2004_2008
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng chỉ tiêu nộp ngân sách của công ty có sự tăng giảm bất thường. Nộp ngân sách đạt mức cao nhất năm 2008, với mức đóng góp 15908 triệu đồng.
Bên cạnh chỉ tiêu nộp ngân sách, công ty còn góp phần không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia. Trong năm 2008, công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho 250 lao động và từng bước nâng thu nhập của ngươì lao động lên tới 3.8 triệu đồng/ người/ tháng năm 2008. Với chiến lược đầu tư đúng đắn, mở rộng cơ cấu sản phẩm, hạn chế lượng thép nhập khẩu từ nước ngoài, Tổng công ty đã tiết kiệm được một lượng ngoại tệ tương đối lớn cho quốc gia.
Trên đây là những kết quả đạt được rất đáng khích lệ của công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa. Trong tương lai công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình để ngày càng đạt được những kết quả lớn hơn nữa, xứng đáng là một doanh nghiệp trong ngành.
2. Những khó khăn tồn tại của hoạt động đầu tư ở công ty TNHH Vạn Hoa trong thời gian qua
2.1. Những khó khăn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh thời gian qua công ty còn gặp không ít những khó khăn trở ngại cần được khắc phục.
Hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ trong thời gian qua cũng đã được thực hiện nhưng mức độ đầu tư còn thiếu, yếu, chưa tạo ra được động lực thực sự mạnh để thắng được các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ, hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm còn nhiều hạn chế, hoạt động quảng cáo tiếp thị chưa phát triển.
Hoạt động thu hút vốn của công ty còn hạn chế và rất kém vốn chủ yếu là vốn vay ngân hàng lên rất hạn chế và chưa chủ động trong khi đó thị trường vốn hiện nay đang rất phát triển đặc biệt là thị trường chứng khoán. Hình thức đầu tư chưa thực sự phong phú đa dạng trong khi đó nhu cầu về sản phẩm trên thị trường rất phong phú và đa dạng . Điều này đã làm hạn chế thị trường của công ty làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty và khả năng chuyển đổi khi mà thị trường sản phẩm chinh gặp bất ổn.
Một số dự án của công ty có thời gian thực hiện kéo dài nên đã không mang lại được hiệu quả đầu tư tốt nhất cho công ty.
Vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản của công ty còn khá hạn chế do hạn chế về nguồn vốn làm cho cơ sở vật chất của công ty còn quá nghèo làn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty.
Nguồn vốn vay của công ty còn khá lớn, chủ yếu là vốn vay ngân hàng có thời hạn và phải chụi lãi suất đặc biệt là những năm đầu hoạt động có năm còn lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược và hiệu quả kinh doanh phải chịu áp lực khá lớn. Công ty đã chưa chủ động được về vốn.
Sản phẩm của công ty còn rất đơn điệu, môi trườmg đầu tư còn hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ hẹp, uy tín của công ty ở các thị trường khác còn rất thấp đã khiến cho công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng đại lý , thị trường tiêu thụ sản phẩn.
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO là một thách thức đối với công ty, vì công ty sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho công ty tiếp giao công nghệ mới, thị trường mới. Điều này thật sự là một thách thức không nhỏ đối với một công ty nhỏ như Vạn Hoa.
Năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế đã nổ ra, Việt Nam cũng là nước phải chịu cuộc khủ hoảng này đã làm giảm nhu cầu về sản phẩm của công ty. Nên nhiều dự án của công ty đã không được thực hiện gây lãng phí và tổn thất ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của công ty.
Do máy móc thiết bị đã quá cũ và lạc hậu lên sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành là rất kém, làm lãng phí nguồn lực, chưa phát huy được hết thế mạnh của công ty.
Môi trường làm việc của công ty còn chưa được đảm bảo tốt mặc dù công ty đã có nhiều thay đổi song với tính chất công việc phức tạp, môi trường làm việc độc hại lên đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng làm việc của cán bộ nhân viên của công ty.
Nhìn chung hoạt động đầu tư của công ty còn rất nhiều bất cập, cần phải có biện pháp và hướng đi đúng đắn hơn trong thời gian tới.
2.2 Nguyên nhân.
Sự yếu kém cũng như những hạn chế trong công tác đầu tư của công ty bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư trong những năm đầu chủ yếu là vốn vay, lượng vốn này là rất lớn chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư của công ty. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều tới những dự án đầu tư của công ty. Công ty bên cạnh phải tìm những dự án tốt đồng thời cũng chịu áp lực về lãi xuất nên không thể chủ động trong lĩnh vực đầu tư.
Thứ hai:thị truờng đầu tư chưa thực sự đáp ứng được một lượng nhu cầu khá lớn đối với sản phẩm của công ty, bên cạnh đó vẫn còn có các dự án không có hiệu quả dẫn đến hao phí các nguồn lực làm giảm hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất khinh doanh của công ty.
Thứ 3, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế nhỏ và hẹp, sản phẩm của công ty còn quá đơn điệu chủ yếu là tập chung vào một số mặt hàng chính như bút bi, chưa tận dụng đựoc hết nhu cầu của thị trường , khả năng cạnh tranh với các đối thủ còn rất kém. Đối tác làm ăn còn hạn chế nhỏ lẻ . Năm 2008 nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang khủng hoảng gây tác động không nhỏ tới công ty làm thu hẹp thị trương và giảm nhu cầu của khách hàng , nguồn vốn đầu tư, các dự án đầu tư phải bỏ dở gây thất thoát lãng phí nên đã anh hưởng rất nhiều đến hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ 4, xu hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngoài việc mang lại những thuận lợi cho môi trường đầu tư, thị trường nhưng đồng thời còn gây ra cho công ty những khó khăn không nhỏ.Các công ty tư nhân vùa và nhỏ phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong khi sức cạnh tranh của công ty hiện tại lại rất yếu nên việc bị thua, bị mất dần khả năng cạnh tranh là có thể xẩy ra. Các công ty này phải đối đầu cới những công ty nước ngoài có vốn đầu tư lớn có công nghệ tiến tiến hay những sản phẩm có chất lượng với giá thành rất thấp.
Thứ 5, công tác quản lý của công ty còn nhiều hạn chế. Mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất trong nghành và lưu thông vẫn còn lỏng lẻo, gây lên tình trạng thiếu đồng bộ trong quản lý hoạt động đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các đơn vị của công ty thì bộ máy quản lý đầu tư cũng như bộ máy sản xuất kinh doanh còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động không cao. Cơ chế quản lý cũng như kỹ năng quản lý của công ty còn rất thấp. Khả năng dự đoán và phân tích thị trường còn nhiều bất cập.
Thứ 6, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, công ty còn thiếu những người thực sự giỏi về chuyên môn trong quản lý hoạt động đầu tư cũng như trong sản xuất cũng như kinh doanh. Kỹ năng quản lý của các nhân viên cung như kỹ năng phân tích của họ còn yếu kém đồng thời cùng với hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu thốn đã ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng phân tích đánh giá tình hình của công ty. Khả năng đưa ra những dự báo chính xác về nhu cầu về đối thủ cạnh tranhcòn rất thấp.
Nhận biết được những nguyên nhân chính gây nên tình trạng cạnh tranh kém hiệu quả là điều hết sức cần thiêt đối với công ty trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, công ty có thể điều chỉnh, khắc phục những khó khăn hiện tại để dần dần nâng cao khả năng canh tranh, chủ động hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
CHƯƠNG II
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA.
Những định hướng phát triển công ty.
1. Phương hướng:
Thứ nhất, nâng cấp và hiện đại hoá dây truyền máy móc thiết bị. Dần dần thay thế các thiết bị quá cũ và lạc hậu. Đầu tư xây dựng các nhà máy mới có quy mô lớn, hiện đại.
Thứ hai, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng từng bước hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu qủa đầu tư của các dự án.
Thứ ba, đổi mới phương thức kinh doanh, cải tiến công tác tiếp thị bán hàng, giữ vững và mở rộng thị phần nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thứ tư, lựa chọn vị trí tối ưu nhất có tính đến yếu tố vùng để xây dựng các nhà máy sản xuất mới, giảm tối thiểu chi phí sản xuất. Thứ năm, kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nghành, đồng thời theo dõi diễn biến phức tạp của thị trường thực hiên liên doanh liên kết vớ I các doanh nghiệp khác, cắt giảm các dự án liên doanh đầu tư vào khâu hạ nguồn mà ưu tiên kêu gọi đầu tư nước ngoài vào đầu tư vốn cũng như công nghệ vào công ty.
2. Mục tiêu của công ty TNHH Vạn Hoa tới năm 2015.
* Về sản lượng: Phấn đấu mở rộng thị trường trong và ngoài nước để từng bước chiếm lĩnh thị trường, những sản phẩm trang thiết bị văn phòng phẩm, cũng như các loại sản phẩm có liên quan, sản lượng đưa ra đáp ứng được nhu cầu của thị trương trong nước cũng như ngoài thế giơi.
*Về chủng loại sản phẩm: Phấn đấu năm 2015 đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế đối với những chủng loại và quy cách sản phẩm ,chủng loại sản phẩm phải đa dạng và phù hợp với yêu cầu đặt ra của thị trường,
*Về khoa học kỹ thuật và công nghệ: Đến năm 205, phấn đấu đạt được mức độ tiên tiến trong khu vực, với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả. Sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại có công suất lớn, ổn định kết hợp với nhập khẩu các máy móc thiết bị mới. Gía trị thết bị nhập khẩu ước chiếm khoảng5% tổng vốn đầu tư. Ban hành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; Chỉ đạo các đơn vị sản xuất tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm giảm các chỉ tiêu tiêu hao, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Phấn đấu để được cáp chứng chỉ ISO 9001-2000 cho các đơn vị chưa được cấp và chuyển đổi hệ thống quản lý chát lượng theo ISO9002-1994 sang hệ thống ISO9001-2000.
Nguồn vốn: tiếp tục mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng ngân hàng để huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và chuẩn bị cho các dự án đầu tư lớn đến năm 2015. Ngoài ra còn chú trọng đến nguồn vốn vay ưu đãi trong nước và nước ngoài thông qua các tổ chức quốc tế (ODA),và nguồn vốn FDI thông qua các liên doanh liên kết.
*Về thị trường: Mục tiêu chính về thị trường mà công ty sản xuất và thương mại Vạn hoa cần đạt được là từng bước thay thế nhập khẩu, chiếm lĩnh và làm chủ thị trường trong nước về các loại sản phẩm văn phòng, đồng thời chú trọng xuất khẩu trước hết là sang thị trường của các nước láng giềng như Lào và Campuchia, cũng như các nước châu âu Pháp, ý...Phấn đấu sản xuất trong nước đáp ứng tương đối đày đủ các chủng loại, quy cách chất lượng của khách hàng và chiếm khoảng 75% nhu cầu trong nước về khối lượng sản phẩm. Đối với những sản phẩm có nhu cầu ít, trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không có hiệu quả thì dựa vào nhập khẩu để đáp ứng.
II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
Đứng trước thực trạng của công ty THHH Vạn Hoa hiện nay cũng như những khó khăn thách thức mà công ty đang phaỉ đối đầu công ty cần phải có những giải pháp đầu tư taó bạo và toàn diện, nâng cấp cải tạo các cơ sở hiện có về mọi mặt. Có thể kể đến rát nhiều giải pháp về đầu tư nhưng tựu chung lại có thể chia thành hai nhóm giải pháp chính đó là: Các giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty và các giải pháp để một dự án đầu tư của công ty thực hiện đạt tính khả thi cao.
1.Các giải pháp đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty TNHH Vạn Hoa.
1.1 Giải pháp về công nghệ và thiết bị sản xuất.
Để góp phần giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm thì vấn đề phải quan tâm đầu tư trước nhất đó là đầu tư cho công nghệ và thiết bị.
Trình độ công nghệ và thiết bị của công ty hiện tại đang ở mức trung bình so với các ngành khác trong nước và lạc hậu so với trên thế giới. Chính vì thế công ty cần đầu tư đổi mới, thay thế dần các thiết bị đã quá cũ và lạc hậu bằng những thiết bị có trình độ tương đối hiện đaị, phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Để hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đạt hiệu quả cao nhất thì phải quan tâm đén các vấn đề sau:
+ Thực hiện lựa chọn công nghệ thiết bị theo quy chế đấu thầu hiện hành, tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi hoặc ưu tiên đấu thầu trong phạm vi nước cấp tín dụng ưu đãi.
+Ưu tiên đấu thầu mua trong nước các thiết bị đã sản xuất được đạt yêu cầu của dự án.
+Đảm bảo thiết bị đồng bộ, hiện đại đạt trình độ chung trên thế giới, giá cả hợp lý, kèm theo chuyển giao công nghệ đầy đủ, dễ nắm bắt sử dụng.
+Có thể nhập và sử dụng một số thiết bị đã qua sử dụng theo đúng quy định của Bộ KHCN và MT để tiết kiệm vốn đầu tư song vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến.
1.2. Giải pháp về đào tạo và sử đụng lao động.
Thực trang đầu tư cho nguồn nhân lực cửa công ty cũng còn nhiều hạn chế. Để khắc phục được khó khăn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty cần chú trọng các giải pháp sau:
+ Các đơn vị thuộc công ty cần ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo, để đào tạo có địa chỉ và theo lịch triển khai các công trình.
+Tăng cường cơ sở đầu tư cho công tác đào tạo công nhân để đủ sức đáp ứng nhu cầu của công ty. Mặt khác, phải coi trọng hình thức đưa đi đào tạo, huấn luyện ở nước ngoài và mời chuyên gia đào tạo, bổ túc tại nhà máy. Con người là một nhân tố quyết điịnh sự phát triển, chính vì vậy công tác đào tạo rất cần thiết được tổng công ty quan tâm giải quyết sớm.
+Đối với các cơ sở đang dư thừa nhiều lao động càn có biện pháp sắp xếp lại, tinh giảm biên chế, tiến hành đào tạo, bổ túc nâng cao trình độ cho số lao động còn làm việc, mở thêm ngành nghề để thu hút số lao động dư thừa, đồng thời vẫn phải tuyển dụng thêm lao động trẻ, khoẻ đã qua đào tạo có trình độ khá để thay thế dần lớp cán bộ công nhân lớn tuổi.
Với chính sách đầu tư cho nguồn lao động một cách hợp lý, công ty sẽ có được một lợi thế lớn, là nguồn nội lực để công ty vững bước đi lên trong sản xuất và kinh doanh.
1.3. Giải pháp đầu tư mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Thị trường là một yếu tố quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải quan tâm. một dự án đầu tư có đạt được kết quả hay không còn tuỳ thuộc vào thị trường đầu ra cho các sản phẩm của dự án đó. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, công ty cần phải có những giải pháp lớn về thị trường như sau:
Thứ nhất, chỉ đầu tư sản xuất khi có thị trường chắc chắn và nhu cầu lớn hơn công suất dự kiến hoặc có khả năng xuất khẩu.
Thứ hai, chọn mặt hàng sản xuất đang có nhu cầu cấp bách hoặc có khả năng cạnh tranh cao để đầu tư trước, tạo tích luỹ mở rộng mặt hàng sản xuất.
Thứ ba, đầu tư thiết lập hệ thống lưu thông tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đủ tin cậy tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.
Thứ tư, đầu tư đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng và để họ hiểu được chất lượng sản phẩm của công ty, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
Thứ năm, đặc biệt quan tâm đầu tư cho dịch vụ bán hàng và phương thức bán hàng để giữ uy tín với khách hàng truyền thống và thu hút các khách hàng tiềm năng. Các dịch vụ thanh toán, tổng công ty cần hết sức linh hoạt, tránh cứng nhắc, chấp nhận mọi phương thức thanh toán trong khả năng của công ty để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm.
Nhìn chung, muốn tăng sức cạnh tranh của công ty trong thời gian tới thì cùng với việc đầu tư để xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài về thị trường, để các sản phẩm của công ty tham gia toàn diện vào thị trường mà không cần sự bảo hộ của Nhà nước. Phát triển sản xuất, tăng thị phần và lợi nhuận là mục tiêu cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
1.4. Đầu tư đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Do cơ cấu sản phẩm hạn chế nên công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Hoa chưa tham gia một cách toàn diện vào thị trường. Chính vì thế trong thời gian tới, công ty cần phải xây dựng thêm các nhà máy mới, sản xuất các mặt hàng lâm sản mà trước đây chưa sản xuất được. Cùng với việc đa dạng hoá các mặt hàng sản phảm, công ty cần phải chú trọng đầu tư một cách thích đáng, trọng điểm cho các sản phẩm thép mà các đối thủ cạnh tranh không sản xuất được, tạo tính chuyên biệt cho sản phẩm của mình. Đó cũng là cách để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp hiện đại hoá thiết bị công nghệ, chuyên môn hoá sản xuất với quy mô lớn, tăng hiệu suất, giảm tỷ lệ phế phẩm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu úng dụng các giải pháp kỹ thuật, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó công ty cần phối hợp với cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra thường xuyên các sản phẩm thép trên thị trường theo tiêu chuẩn đã đăng ký, tránh tình trạng đua hàng kém chất lượng vào lưu thông, làm giảm uy tín của công ty
Trên đây là những giải pháp chung mà công ty TNHH Vạn Hoa cần thực hiện để tạo ra một cơ cấu cân đối giữa các sản phẩm, giữa sản xuất và tiêu thụ... để từng bước hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo vị thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VẠN HOA TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Đối với Nhà nước.
- Đề nghị Đảng và Nhà nước có những chính sách phát triẻn và khuyến khích đầu tư hơn nữa đối với những công ty tư nhân nhỏ nhằm phục vụ chiến lược phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Vốn đầu tư cho phát triển công ty yêu cầu lớn, chắc chắn phải trông chờ nhiều vào các nguồn vốn nước ngoài, tự bản thân công ty không đủ sức lo. Vì vậy, Nhà nước cần bảo lãnh việc vay vốn nước ngoài, hỗ trợ tiền đặt cọc đối với việc vay mua sắm thiết bị của các dự án đầu tư.
- Nhà nước tiếp tục có chính sách bảo vệ sản sản phẩm trong nước bằng các mức thuế hợp lý, thuế VAT, thuế thu nhập của công ty, thuế nhập khẩu các sản phẩm thép trong khuôn khổ mà các cam kết quốc tế liên quan đến hội nhập cho phép.
- Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ ngành và có chính sách kích câù mạnh mẽ để tăng tiêu thụ sản phẩm trong nước.
- Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đề nghị Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng làm hàng giả, hàng kém chất lượng, nhía nhãn mác, chống bán phá giá.
2. Về phía công ty.
- Công ty cần chú trọng đầu tư cho khâu thượng nguồn để cung cấp nguyên liệu, tạo thế chủ động trong việc sản xuất sản phẩm, tránh lệ thuộc một cách tối đa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
-Trong vấn đề lựa chọn thiết bị công nghệ cho sản xuất, công ty cần dựa vào đấu thầu và cần thông qua các tổ chức tư vấn để lựa chọn công nghệ phù hợp, tránh chọn phải các công nghệ đã cũ, lạc hậu, năng suất lao động thấp trong khi giá lại cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.
- Công ty cần tăng cường các kênh huy động vốn để tạo nguồn vốn kinh doanh để mạnh chẳng hạn như tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm huy động nguồn vốn nhàn dỗi trong dân và các tổ chức khác.
- Mỗi nhà máy thuộc công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư dài hạn dựa trên định hướng chung của công ty và đặc trưng riêng của từng nhà máy để phát huy được toàn bộ sức mạnh của mình, tham gia toàn diện vào thị trường, nâng cao sức cạnh tranh góp phần vào sự phát triển chung của công ty.
Tóm lại, để tăng cường sức cạnh tranh trong thời đại nền kinh tế mở hiện nay là hết sức khó khăn, nhưng lại không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp quyết định sự sống còn, sự tồn tại hay không tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Trong xu thế chung này,công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn hoa cần phải nỗ lực hết sức mình để từng bước nâng dần sức cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều này,cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, công ty TNHH Vạn Hoa cần đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mở rộng nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có về cơ sở vật chất, đầu tư đồng bộ cho tất cả các mặt về thiết bị công nghệ, lao động, thị trường...khắc phục dần những yếu kém hiện tại về cơ cấu sản phẩm, quy mô năng lực sản xuất, phương thức cạnh tranh...Chỉ có như thế, công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa mới có thể khẳng định được vị thế cạnh tranh của mình.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước không còn được " Bảo hộ " như trước do đó vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty TNHH Vạn Hoa nói riêng là phải biết cách nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình
Trong những năm gần đây hiệu quả vốn đầu tư của công ty đã được nâng lên do công ty đã có những biện pháp hữu ích nhằm tháo gỡ những tồn tại còn vướng mắc mà các doanh nghiệp nhỏ trong nước trước đây thường mắc phải. Trong thời gian được thực tập tại công ty, em đã đi tìm hiểu đánh giá các chỉ tiêu về đầu tư để đề ra một số giải pháp cho vấn đề này. Dựa trên những hiểu biết của em về tình hình thực tế ở công ty kết hợp với kiến thức được học ở trường em đã hoàn thành báo cáo này. Tuy nhiên vấn đề sử dụng vốn đầu tư cho hiệu quả là một vấn đề rất rộng, sự nhận thức của em về vấn đề này còn hạn chế do đó bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty, phòng kế hoạch, cũng như các phòng ban khác của công ty
Một lần nữa em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là cô giáo THS. PHAN THU HIỀN đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành báo cáo này. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú phòng kế hoạch, Công ty TNHMỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2172.doc