Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá thành cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý và sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của Công ty. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn cải tiến mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ được giá thành.
Để có căn cứ cho việc so sánh giá thành thực tế xem việc sử dụng chi phí là tiết kiệm hay lãng phí và ở khoản mục nào trong giá thành của sản phẩm đòi hỏi Công ty phải xây dựng giá thành kế hoạch.
80 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cụ thể là kế hoạch sản xuất tháng, kế hoạch này được các phân xưởng chi tiết hoá ra nhiệm vụ sản xuất hàng ngày. Khi có nhu cầu phát sinh cần dùng đến nguyên vật liệu các bộ phận cần sử dụng căn cứ vào số lượng sản phẩm định sản xuất và định mức hao phí nguyên vật liệu để lập phiếu xin lĩnh vật tư.
Sau khi lấy chữ ký của phụ trách bộ phận sử dụng, phiếu này được gửi lên phòng cung tiêu. Phòng cung tiêu sẽ xem xét mức độ hợp lý và căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu tồn trong kho để viết phiếu xuất vật tư.
Bảng số 1:
Công ty Thiết bị lạnh Long Biên
Phiếu xuất vật tư
Số
Tên đơn vị lĩnh : Anh Cường - Gia công nóng.
Lý do lĩnh : Chế tạo bình máy 2AD150
Lĩnh tại kho : Vật liệu
TT
Tên, nhãn hiệu qui cách, phẩm chất vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Xin lĩnh
Thực xuất
A
B
C
1
2
3
4
D
1
Thép ống
Kg
10
10
4.600
46.000
2
Cộng
46.000
Cộng thành tiền viết bằng chữ:Bốn mươi sáu nghìn đồng chẵn
Phụ trách cung tiêu
(Ký tên)
Thủ kho
(Ký tên)
Người nhận
(Ký tên)
Phụ trách đơn vị
(Ký tên)
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần). Trên phiếu, người lập phải ghi rõ ngày tháng của phiếu xuất và ghi rõ nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất sản phẩm nào và ở phân xưởng nào. Trong đó:
- Một liên lưu tại quyển gốc.
- Một liên do bộ phận lĩnh vật liệu giữ.
- Một liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi thẻ kho số lượng hàng xuất, sau đó chuyển lên phòng kế toán để kế toán vật liệu vào sổ chi tiết vật liệu theo dõi cả về số lượng và giá trị của từng loại vật tư.
Bảng số 2 Mẫu số 06 - VT
(ban hành theo QĐ số 1141 - TC CĐKT
Ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính).
Tờ số 20
Thẻ kho
Ngày lập thẻ : 1/3/2001
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Thép ống
Đơn vị tính : Kg
Mã số :
Ngày nhập xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Xác nhận của kế toán
Số phiếu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
...
...
...
...
...
...
...
...
12/3/2001
125
12/3/2001
Xuất cho sản xuất máy 2AD150
01
Vì ở Công ty số lượng, chủng loại nguyên vật liệu rất nhiều vật liệu, do vậy để thuận tiện kế toán dùng giá hạch toán để xuất kho. Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ, các Nhật ký và các Bảng kê tính ra hệ số chênh lệch giá vật liệu, sau đó tính giá thực tế vật liệu dùng trong tháng.
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng
=
Giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo giá hạch toán
x
Hệ số chênh lệch
Trong đó
Hệ số chênh lệch
=
Giá trị thực tế vật liệu tồn kho đầu tháng
+
Giá trị thực tế Vởt liệu nhập trong tháng
Giá trị hạch toán vật liệu tồn đầu tháng
+
Giá trị hạch toán vật liệu nhập trong tháng
Việc tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng được thể hiện trên Bảng kê số 3 - Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ.
Ví dụ: Để tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng 3/2001 ta có bảng sau ( Bảng số 3)
+ Đối với nguyên vật liệu chính xuất dùng trong tháng
Hệ số giá nguyên vật liệu = = 100,9%
Giá thực tế nguyên vật liệu chính trong tháng :
57.545.993. x 100,9% = 58.063.907
Sau khi tính được giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng, kế toán vật liệu lập Bảng phân bổ số 2 "Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ" chi tiết cho từng phân xưởng theo định khoản:
Nợ TK 621( Chi tiết PX): 68.810.767
Có TK 152: 67.791.147
Có TK 153: 1.019.620.
Trong đó CPNVLTT ở các phân xưởng lại được chi tiết cho từng loại sản phẩm. Căn cứ để lập bảng phân bổ số 2 là các phiếu xuất kho đã ghi rõ mục đích và đối tượng sử dụng nguyên vật liệu và hệ số chênh lệch. Giá thực tế vật liệu xuất kho trong tháng phản ánh trong bảng phân bổ số 2 theo từng đối tượng sử dụng được dùng để ghi vào bên có các tài khoản nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ trong các Bảng kê, đồng thời được sử dụng để tính giá thành sản phẩm.
2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải cho công nhân trực tiếp sản xuất cộng với các khoản trích theo lương là BHXH, BHYT, KPCĐ.
ở Công ty TBLLB thực hiện hai chế độ trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Do Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên dù trả lương theo hình thức nào đều phải căn cứ vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định hiện nay là 210.000đ/tháng.
- Lương thời gian: được trả cho bộ phận quản lý sản xuất và cho cả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong những ngày không có kế hoạch sản xuất mà phải sắp xếp cho họ làm những công việc khác như dọn vệ sinh, bảo dưỡng máy móc thiết bị
Lương thời gian = Mức lương ngày x Số ngày công
Trong đó:
Mức lương ngày
=
Mức lương cơ bản x Hệ số cấp bậc
22 ngày
- Lương sản phẩm: là hình thức trả lương theo số sản phẩm sản xuất cho công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào đơn giá lương cho một sản phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành.
Lương sản phẩm
=
Đơn giá lương sản phẩm
´
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Trong đó: Đơn giá lương sản phẩm do Phòng kế hoạch đặt ra cho từng loại sản phẩm dựa trên định mức lao động kết hợp với mức lương ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất.
Ví dụ: Để tính lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm A, phòng kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất sản phẩm trong 2000 giờ với tổng số tiền công là 30.000.000 đồng từ đó chia ra định mức tiền công 1 giờ là: 30.000.000 : 2.000 = 15.000 đ/ 1giờ.
Sau đó tùy theo đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà phòng kế hoạch lên kế hoạch chia số giờ sản xuất cho từng phân xưởng sản xuất.
ở Công ty lương ngừng việc là lương mà công nhân nhận được trong thời gian ngừng sản xuất và được tính theo lương thời gian. Khoản tiền lương này được hạch toán vào TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
Hạch toán BHXH, Công ty thực hiện theo chế độ BHXH mà Nhà nước quy định. Cụ thể:
- BHXH được trích 20% trên lương cơ bản của cán bộ công nhân viên và nộp cho cơ quan Bảo hiểm, trong đó 15% do công ty trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng.
- BHYT được trích 3% trên lương cơ bản của cán bộ công nhân viên trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
- KPCĐ được trích 2% trên tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên trong đó 1% để lại Công ty, 1% nộp cho công đoàn Quận.
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, báo cáo lao động sản lượng do phụ trách phân xưởng gửi lên và phiếu giao nộp sản phẩm, bộ phận lao động tiền lương duyệt định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Sau đó chuyển sang phòng kế toán để kế toán kiểm tra, xác nhận và dùng làm cơ sở lập bảng thanh toán lương và BHXH. Bảng thanh toán lương sau khi lập xong phải được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Đây là căn cứ để thủ quỹ phát lương cho công nhân viên ( Bảng số 5).
Từ bảng thanh toán lương của các phân xưởng, phòng ban, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương của toàn doanh nghiệp ( Bảng số 6).
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương của toàn doanh nghiệp để tính ra lương thực trả và các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19% cho các phân xưởng và các sản phẩm. Việc phân bổ này được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Bảng số 7) theo định khoản:
Nợ TK 622 ( Chi tiết PX): 27.525.547
Có TK 334: 23.130.712
Có TK 338: 4.394.835.
Số liệu của Bảng phân bổ số 1 được dùng để ghi vào các bảng kê đồng thời sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành.
2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty là tập hợp các khoản chi có tính chất phục vụ và quản lý tại các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung liên quan đến tất cả các sản phẩm trong cùng phân xưởng nên khi phát sinh được tập hợp theo phân xưởng và cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm. Những khoản không hạch toán ngay cho từng phân xưởng được thì sẽ phân bổ theo tiêu thức phù hợp.
ở Công ty TBLLB bao gồm 4 phân xưởng sản xuất, để tập hợp chi phí liên quan đến việc phục vụ sản xuất chung trong phạm vi các phân xưởng, kế toán mở TK 627- " Chi phí sản xuất chung "
TK 627 được chi tiết thành các tiểu khoản:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu.
TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ.
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
2.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271).
ở Công ty chi phí nhân viên phân xưởng là những chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (19%) của nhân viên gián tiếp phân xưởng. Đây là lương thời gian trả theo cấp bậc của từng người.
Lương thời gian trả cho NV phân xưởng
=
Lương cơ bản x hệ số cấp bậc
x
Số ngày công
22
Chi phí nhân viên quản lý ở phân xưởng phát sinh ở phân xưởng nào thì được tập hợp ngay cho phân xưởng ấy. Tiền lương thực trả và các khoản trích theo lương của cán bộ quản lý ở các phòng ban được tập hợp cho toàn Công ty sau đó phân bổ 30% cho khối phân xưởng. Kế toán tiến hành phân bổ cho các phân xưởng theo tiêu thức nhân công trực tiếp sản xuất. Sở dĩ có sự phân bổ này là do có một số cán bộ quản lý ở các phòng ban hoạt động tại các phân xưởng.
Ví dụ: Từ bảng số 6 thì tiền lương nhân viên quản lý phòng ban phân bổ cho khối phân xưởng là 11.346.482 đồng số tiền này được phân bổ cho từng phân xưởng theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Hệ số phân bổ
=
11.346.482
= 0,4905
23.130.712
Từ đó lương quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho phân xưởng cơ khí: = Hệ số phân bổ x chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng cơ khí.
= 0,4905 x 8.564.270 = 4.200.774
Do vậy tính được tổng lương nhân viên phân xưởng cơ khí:
= 3.734.380 + 4.200.774 =7.935.154
( Chi tiết từng phân xưởng được thể hiện trên bảng số 7 )
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu thể hiện trên "Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội" phần định khoản:
Nợ TK 627 (chi tiết phân xưởng): 20.813.509
Có TK 334: 17.490.344
Có TK 338: 3.323.165,3
để ghi vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung theo khoản mục chi phí nhân viên phân xưởng.
2.3.2. Chi phí nguyên vật liệu (TK 6272).
Chi phí vật liệu gián tiếp ở Công ty là những chi phí vật liệu xuất dùng chung cho toàn phân xưởng như: chổi quét dọn phân xưởng, xăng dầu xuất dùng cho xe chở vật tư, dầu mỡ để bảo dưỡng máy, bóng đèn, dây điện lắp dùng cho phân xưởng. Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào số liệu thể hiện trên bảng phân bổ số 2 - Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (Bảng số 4) phần định khoản:
Nợ TK 627 (chi tiết phân xưởng): 1.584.727
Có TK 152: 1.584.727
để ghi vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung theo khoản mục chi phí nguyên vật liệu.
2.3.3. Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273).
ở Công ty, công cụ dụng cụ như quần áo bảo hộ lao động cho công nhân, khẩu trang, găng tay.... có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn vì vậy khi xuất dùng cho sản xuất kế toán thực hiện phân bổ một lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ trực tiếp vào sản phẩm.
Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùng được kế toán ghi vào khoản mục chi phí dụng cụ sản xuất thuộc chi phí sản xuất chung.
Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào giá trị thực tế công cụ xuất dùng thể hiện trên bảng phân bổ số 2 (Bảng số 4) phần định khoản:
Nợ TK 627 (chi tiết phân xưởng): 529.244
Có TK 153: 529.244
để ghi vào khoản mục chi phí dụng cụ sản xuất trong bảng tập hợp chi phí sản xuất chung.
2.3.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định (TK 6274).
Tài sản cố định của Công ty bao gồm: nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị.... Phần lớn là những tài sản cũ, đã sử dụng từ rất lâu. Chỉ có một số ít TSCĐ mới được mua sắm và trang bị bằng nguồn vốn tự có của Công ty, do vậy ít có sự biến động về tài sản.
Trong quá trình sản xuất và sử dụng, TSCĐ bị hao mòn. Để hình thành nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sửa chữa, khôi phục, cải tạo, đổi mới, đòi hỏi Công ty phải tiến hành trích khấu hao, khoản chi phí khấu hao mà hàng tháng Công ty sẽ trích được đưa vào chi phí sản xuất và vào giá thành sản phẩm.
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ ở Công ty là phương pháp khấu hao đều. Mức khấu hao trích hàng năm dựa vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng của TSCĐ đó.
Hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được cấp trên duyệt y đối với từng loại TSCĐ để tính ra mức khấu hao hàng tháng.
Mức khấu hao hàng tháng
=
NGTSCĐ x Tỷ lệ khấu hao
12 tháng
Ví dụ: Nguyên giá của máy tiện là 10.872.000đ và tỷ lệ khấu hao Công ty đã đăng ký là 10% thì mức khấu hao của máy tiện tháng 3 năm 1999 là:
= 90.600đ.
Để thuận tiện cho việc tính toán giá thành sản phẩm theo tháng, kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo tháng (Bảng số 8)
Cuối tháng, kế toán giá thành căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ phần định khoản:
Nợ TK 627: 6.998.376
Có TK 214: 6.998.376
và ghi bên Nợ TK 009: 6.998.376 để ghi vào khoản mục khấu hao TSCĐ trên bảng tập hợp chi phí sản xuất chung.
2.3.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK6277).
Chi phí dịch vụ mua ngoài ở Công ty bao gồm: tiền điện, tiền nước... Các khoản này đều được thanh toán bằng séc, được tập hợp cho toàn Công ty sau đó phân bổ cho từng phân xưởng.
Đối với tiền nước, khoản chi phí tiền nước tháng nào được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất chung tháng đó.
Đối với tiền điện được hạch toán theo phương thức gối đầu nghĩa là chi tiền điện tháng trước được hạch toán vào chi sản xuất chung tháng này.
Việc theo dõi chi phí về điện nước mua ngoài được thực hiện trên sổ chi tiết TK 331 "Phải trả cho người bán" và sổ tổng hợp NKCT số 5.
Phần thuế GTGT đầu vào của chi phí dịch vụ mua ngoài sẽ được phản ánh vào sổ chi tiết thuế GTGT làm cơ sở cho việc khấu trừ thuế cuối tháng.
Tiêu thức phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng phân xưởng là theo chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí dịch vụ mua ngoài phân bổ cho từng phân xưởng
=
Chi phí dịch vụ mua ngoài toàn doanh nghiệp
X
Chi phí nhân công trực tiếp từng phân xưởng
ồ CPNC trực tiếp
Ví dụ: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của tất cả các phân xưởng tập hợp trong tháng 3/2001 là 7.200.000 (chưa có thuế GTGT) được phân bổ cho các phân xưởng như sau:
PX KMCP
TK 622
TK 627
PX cơ khí
10.191.481
2.665.072
PX GCN - NL
7.564.549
1.978.130
PX cơ điện
1.640.122
430.961
PX lắp ráp
8.129.394
2.125.837
Cộng
27.525.547
7.200.000
Khi tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán tiến hành ghi định khoản:
Nợ TK 6277: 7.200.000
Nợ TK 133: 720.000
Có TK 331: 7.920.000
Cuối tháng phần chi phí này được đưa vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung.
2.3.6. Chi phí bằng tiền khác (TK6278).
Là những khoản chi phí ngoài chi phí kể trên phát sinh tại phân xưởng như: chi phí tiếp khách, chi mua văn phòng phẩm, chi phí bồi dưỡng làm đêm cho kịp tiến độ sản xuất Căn cứ vào các chứng từ tiền mặt, giấy thanh toán tạm ứngsẽ được vào các NKCT số 1, 2, 10. Cuối tháng kế toán dựa vào các NKCT số 1, 2, 10 để tổng hợp chi phí bằng tiền khác phát sinh ở từng phân xưởng.
Ví dụ: Trong tháng 3/2001, tổng chi phí bằng tiền khác phát sinh là: 4.100.675 đồng.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào các NKCT phần ghi định khoản.
Nợ TK 6278 (Chi tiết phân xưởng): 4.100.675
Có TK111: 1.478.015
Có TK 112: 1.400.000
Có TK 141: 1.222.660
để ghi vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung.
2.3.7. Tập hợp chi phí sản xuất chung.
Sau khi đã tập hợp xong các khoản mục của chi phí sản xuất chung, cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng tập hợp chi phí sản xuất chung theo phân xưởng (Bảng số 9).
Do mỗi phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm nên sau khi được tập hợp, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
Trước hết tiến hành xác định tỷ lệ phân bổ như sau:
Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất PXi
=
Tổng chi phí sản xuất chung phân xưởng i
Tổng CPNCTT phân xưởng i
Trên cơ sở tỷ lệ phân bổ và chi phí nhân công trực tiếp của mỗi loại sản phẩm, ta có:
Chi phí sản xuất chung PXi phân bổ cho sản phẩm j
=
Tổng CPNCTT sản xuất loại sản phẩm j
x
Tỷ lệ phân bổ
Có thể minh hoạ cách phân bổ chi phí sản xuất chung tại phân xưởng cơ khí cho máy 2AD150 trong tháng 3/2001.
Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh: 15.339.332
Tổng chi phí nhân công sản xuất trực tiếp: 10.191.481
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất máy 2AD150: 3.120.506
Ta có:
Tỷ lệ phân bổ
=
15.339.332
= 1,5051
10.191.481
Chi phí sản xuất chung của phân xưởng cơ khí phân bổ cho máy 2AD150 là:
= 1,5051 x 3.120.506 = 4.696.714
Sau đó kế toán tiến hành lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm (Bảng số 10 ). Đây là căn cứ để tính giá thành sản phẩm.
2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Để tổng hợp CPSX và tính ZSP, kế toán Công ty sử dụng TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
TK154 được chi tiết cho từng phân xưởng:
TK154 - PX cơ khí
TK154 - PX GCN - NL
TK154 - PX cơ điện
TK154 - PX lắp ráp
Sau khi tất cả các chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm đã được hạch toán ở các TK621, TK622, TK627 (chi tiết theo từng phân xưởng), kế toán chi phí và giá thành tập hợp vào bên Nợ TK154. Công việc này thường được thực hiện vào cuối tháng. Căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, số 2 và Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán ghi các bút toán kết chuyển như sau:
Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp:
Nợ TK154: 68. 810.767
- 154 (PX cơ khí): 36.845.622
- 154 (PX GCN - NL): 24.897.436
- 154(PX cơ điện): 4.053.768
- 154 (PX lắp ráp): 3.013.941
Có TK621: 68.810.767
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK154: 27.525.547
- 154(PX cơ khí): 10.191.481
- 154 (PX GCN-NL): 7.564.549
- 154 (PX cơ điện): 1.640.122
- 154 (PX lắp ráp): 8.129.395
Có TK 622: 27.525.547
Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK154: 41.226.531
- 154(PX cơ khí): 15.339.332
- 154 (PX GCN-NL): 12.183.798
- 154 (PX cơ điện): 4.241.128
- 154 (PX lắp ráp): 9.462.272
Có TK 627: 41.226.531
Cuối tháng, căn cứ vào NKCT, bảng kê, bảng phân bổ và sổ chi tiết liên quan để lập bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (Bảng số11). Sau đó lập NKCT số 7 - Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp (Bảng số 12 và 13).
2.5. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Do vậy để tính được giá thành sản phẩm, cuối tháng mỗi phân xưởng tiến hành nhập kho, kiểm kê kho bán thành phẩm và kho thành phẩm, xác định số sản phẩm đang làm dở ở từng phân xưởng để tính giá trị sản phẩm dở dang ở từng phân xưởng đó.
Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang được áp dụng là xác định theo mức độ hoàn thành tương đương, mức độ này do phòng kế hoạch đánh giá rồi chuyển cho kế toán giá thành để tính giá trị dở dang.
Theo phương pháp này thì:
Chi phí NVLTT trong SPDD cuối kỳ
=
Chi phí NVLTT tồn đầu kỳ
+
Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ
x
Số sản phẩm dở dang
Số SP hoàn thành
+
Số SP dở dang
Chi phí NCTT trong SPDD cuối kỳ
=
Chi phí NCTT tồn đầu kỳ
+
Chi phí NCTT phát sinh trong kỳ
x
Số sản phẩm tương đương
Số SP hoàn thành
+
Số SP tương đương
Chi phí SXC trong SPDD cuối kỳ
=
Chi phí SXC tồn đầu kỳ
+
Chi phí SXC phát sinh trong kỳ
x
Số sản phẩm tương đương
Số SP hoàn thành
+
Số SP tương đương
Số sản phẩm tương đương
=
Số sản phẩm dở dang
x
Mức độ hoàn thành
Giá trị SPDD cuối kỳ
=
CPNVL trong SPDD cuối kỳ
+
CPNCTT trong SPDD cuối kỳ
+
CPSXC trong SPDD cuối kỳ
Ví dụ: ở phân xưởng cơ khí sản xuất chi tiết sản phẩm hàng loạt bán ra thị trường, có số liệu của chi tiết bu lông như sau:
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 7.728.452
Trong đó:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 3.655.940
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 1.977.500
+ Chi phí sản xuất chung: 2.095.012
Chi phí phát sinh trong kỳ: 44.953.460
Trong đó:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 24.338.500
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 10.917.339
+ Chi phí sản xuất chung: 9.697.621
Cuối kỳ phân xưởng cơ khí chế tạo hoàn thành 350 chi tiết, còn dở 50 chi tiết mức độ hoàn thành được đánh giá là 55%
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
Giá trị NVLTT trong
SPDD cuối kỳ
=
3.655.940 + 24.338.500
x 50 = 3.499.305
350 + 50
Chi phí NCTT trong SPDD
=
1.977.500 + 10.917.339
x 50 x 55% = 939.359
350 + 50 x 55%
Chi phí SXC trong SPDD
=
2.095.012 + 9.697.621
x 50 x 55% = 859.066
350 + 50 x 55%
Do vậy:
Giá trị của 50 chi tiết dở dang cuối kỳ
= 3.499.305 + 939.359 + 859.066 = 5.297.730
3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty TBLLB.
3.1. Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành căn cứ vào đặc điểm sản xuất của Công ty, tính chất sản phẩm quy trình công nghệ để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Công ty TBLLB chuyên sản xuất các máy làm lạnh và các thiết bị lạnh theo dự đoán nhu cầu thị trường, theo đơn đặt hàng và theo các hợp đồng đã ký kết. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu các phân xưởng chế tạo các bộ phận chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm hoàn thành được nhập kho để làm đối tượng chế biến của bước sau hoặc được tiêu thụ ra ngoài thị trường. ở giai đoạn sau các bộ phận, chi tiết này được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Do đặc điểm sản xuất như trên mà đối tượng tính giá thành của Công ty là bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh và theo từng đơn đặt hàng.
3.2. Phương pháp tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm của Công ty: sản phẩm được cấu thành bởi rất nhiều chi tiết khác nhau do vậy phương pháp tính giá thành của bán thành phẩm là theo phương pháp giản đơn còn sản phẩm hoàn thành được tính theo phương pháp tổng cộng chi phí.
Trong chuyên đề này em xin trình bày cách tính giá thành của máy nén lạnh 2AD150.
3.3. Tính giá thành máy nén lạnh 2AD150
Toàn bộ quy trình sản xuất máy nén lạnh được chia làm hai giai đoạn
Giai đoạn 1: ở các phân xưởng cơ khí, phân xưởng gia công nóng và phân xưởng cơ điện chế tạo ra các bộ phận, chi tiết của máy.
Giai đoạn 2: Các bán thành phẩm được xuất kho bán thành phẩm đến phân xưởng lắp ráp để lắp thành chiếc máy hoàn chỉnh
- ở phân xưởng cơ khí.
Đây là giai đoạn đầu tiên sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu chính là phôi. Phôi được bộ phận cung tiêu mua trên thị trường để phục vụ cho chế tạo đầu máy. Đầu máy là phần quan trọng nhất của máy lạnh. Sau khi đã được phân xưởng cơ khí gia công chế biến, phôi được nhập kho để lắp ráp thành đầu máy chứ không bán ra ngoài. Công việc gia công được tiến hành qua nhiều khâu như tiện, phay, mài, doa đòi hỏi sự tỷ mỷ và đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy công nhân ở phân xưởng này chủ yếu là thợ bậc cao.
Phân xưởng cơ khí cũng nhận thêm nguyên vật liệu để tạo ra các chi tiết cho máy.
Trong tháng phân xưởng cơ khí nhận từ kho nguyên vật liệu ba phôi để chế biến. Cuối tháng, hai phôi được chế biến xong nhập kho, một phôi còn dở dang. Căn cứ vào chi phí phát sinh trong phân xưởng kế toán tính được giá thành của phôi gia công như sau:
Bảng số 18: Phiếu tính giá thành bán thành phẩm
Đơn vị: PX cơ khí BTP: Phôi gia công (Máy 2AD150)
Tháng 3 năm 2001.
Sản phẩm hoàn thành:2
Đơn vị: Đồng
Khoản mục
SPDD đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
SPDD cuối kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVLTT
25.330.000
8.366.000
16.964.000
8.482.000
- NVL chính
24.750.000
8.250.000
16.500.000
8.250.000
- NVL phụ
580.000
116.000
464.000
232.000
2. Chi phí NCTT
3.120.506
624.101
2.496.405
1.248.202,5
3. Chi phí SXC
4.696.714
939.343
3.757.371
1.878.685,5
Cộng
33.147.220
9.929.444
23.217.776
11.608.888
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá với mức độ hoàn thành là 50%.
Giá trị SPDD cuối kỳ
=
24.750.000
+
580.000 + 3.120.506 + 4.696.714
x 1 x 50%
3
2 + 1 ´ 50%.
= 9.929.444
- Phân xưởng gia công nóng - nhiệt luyện: Phân xưởng này đảm nhiệm việc sản xuất các bể, bình, dàn để lắp máy lạnh đồng thời phân xưởng này còn gia công nhiệt luyện thêm các chi tiết của máy 2AD150 như: klapê, xécmăng, lò xo Chính vì vậy nguyên vật liệu chính xuất cho phân xưởng này về chủng loại và số lượng là nhiều nhất.
Trong tháng, phân xưởng gia công nóng - nhiệt luyện nhận thêm nguyên vật liệu từ kho nguyên vật liệu của Công ty và tiến hành sản xuất các bình cho máy lạnh. Cuối tháng phân xưởng này chế tạo hoàn thành 6 bán thành phẩm của máy 2AD150 nhập kho và một sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Cuối kỳ căn cứ vào chi phí tập hợp tại phân xưởng, kế toán tính giá thành của bán thành phẩm tại phân xưởng này như sau (Bảng số 19).
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá với mức độ hoàn thành là 50%.
Bảng số 19: Phiếu tính giá thành bán thành phẩm.
Đơn vị: PX. GCN-NL BTP:Bình lạnh (Máy 2AD150)
Sản phẩm hoàn thành: 6
Khoản mục
SPDDĐK
Chi phí phát sinh
SPDD cuối kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVLTT
10.087.647
16.842.520
3.269.958
23.660.189
3.943.365
- VNL chính
6.342.894
11.832.970
2.596.552
15.579.312
2.596.552
- VL phụ
3.744.753
5.009.530
673.406
8.080.877
1.346.813
2. Chi phí NCTT
1.628.576
1.787.214
262.753
3.153.037
525.506
3. Chi phí SXC
3.090.482
2.878.186
459.128
5.509.540
918.257
4. Tổng
14.806.705
21.507.920
3.991.839
32.322.768
5.387.128
- Phân xưởng cơ điện:
Phân xưởng này có nhiệm vụ chủ yếu là lắp các bảng điện, tủ điện cho máy lạnh, công việc này được tiến hành sau khi lấy nguyên vật liệu từ kho vật liệu về. Ngoài ra phân xưởng còn đảm nhiệm công việc sửa chữa điện cho các phân xưởng và của toàn Công ty. Do vậy chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phát sinh ở phân xưởng này.
Trong tháng, phân xưởng cơ điện lắp được hai tủ điện cho máy 2AD150 và một tủ đang lắp dở. Căn cứ vào chi phí phát sinh tại phân xưởng kế toán tính giá thành của tủ điện như sau: (Bảng số 20)
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá với mức độ hoàn thành là 50%.
Bảng số 20: Phiếu tính giá thành bán thành phẩm.
Đơn vị: Px cơ điện Sản phẩm: Tủ điện - 2AD150
Tháng 3 năm 2001
Sản phẩm hoàn thành: 2
Khoản mục
Giá trị SPDD ĐK
Chi phí phát sinh trong kỳ
Giá trị SPDD CK
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
1. Chi phí NVLTT
509.185
3.186.000
739.037
2.956.148
1.478.074
- NVL chính
- NVL phụ
509.185
3.186.000
739.037
2.956.148
1.478.074
2. Chi phí NCTT
110.838
577.903
137.748
550.993
275.496
3. Chi phí SXC
563.192
1.494.377
411.514
1.646.055
823.028
Cộng
1.183.215
5.258.280
1.288.299
5.153.196
2.576.598
- Phân xưởng lắp ráp:
Đây là phân xưởng cuối cùng công đoạn sản xuất sản phẩm. Tại phân xưởng, ba thành phần chính của máy làm lạnh là: đầu máy, bình lạnh, tủ điện được tập hợp để lắp thành sản phẩm. Tuy nhiên để hoàn chỉnh thì phân xưởng cần nhận thêm nguyên vật liệu từ kho nguyên vật liệu và rất nhiều chi tiết khác từ kho bán thành phẩm.
Trong tháng phân xưởng lắp ráp nhận từ kho bán thành phẩm 2 bán thành phẩm của phân xưởng cơ khí, 2 bình làm lạnh của phân xưởng gia công nóng - nhiệt luyện, 2 tủ điện của phân xưởng cơ điện. Cuối tháng phân xưởng này lắp hoàn chỉnh 2 máy lạnh còn 1 máy đang lắp dở.
Căn cứ vào chi phí tập hợp được kế toán tính được thành của máy 2AD150 như sau. (Bảng số 21)
Phần III
Một số nhận xét và phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh long biên
I. Nhận xét về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết bị lạnh long biên.
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cũng như giữa các sản phẩm sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập ngoại, Công ty Thiết bị lạnh Long Biên cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên được sự lãnh đạo trực tiếp của Sở công nghiệp Hà nội kết hợp với sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo, của cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty đang dần dần khắc phục những khó khăn và kinh doanh có hiệu quả.
Riêng đối với việc sản xuất sản phẩm: Ban lãnh đạo đã đưa ra các phương án sản xuất tiết kiệm chi phí đặc biệt là vấn đề quản lý CPSX và ZSP nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá thành sản phẩm để sản phẩm của Công ty luôn giành được sự tín nhiệm của khách hàng trong cả nước.
Đóng góp vào sự thành công chung đó phải kể đến sự cố gắng của Bộ máy kế toán, đặc biệt là trong công tác hạch toán CPSX và tính ZSP. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn có những tồn tại nhất định cần được hoàn thiện hơn nữa đối với phần hành kế toán này.
Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng hạch toán CPSX và tính ZSP tại Công ty Thiết bị lạnh Long Biên, em thấy được những ưu điểm và khuyết điểm của phần hành kế toán này như sau:
1. Những ưu điểm đã đạt được
Thứ nhất: Về bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức khá gọn nhẹ, tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với quy mô của Công ty. Đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty là sự kết hợp giữa những nhân viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ với những nhân viên có kinh nghiệm, nghiệp vụ vững vàng, do đó luôn đáp ứng được những yêu cầu của Công ty. Việc phân công trách nhiệm giữa các nhân viên trong phòng kế toán và giữa phòng kế toán với các bộ phận khác có liên quan khá rõ ràng, tạo điều kiện cho việc thực hiện chuyên môn hoá lao động trong Công ty.
Thứ hai: Về hình thức sổ kế toán
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức tiên tiến, được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất tương đối phức tạp, cùng với yêu cầu về trình độ quản lý và kế toán của Công ty, việc sử dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ là hoàn toàn phù hợp với Công ty. Nó đảm bảo cho hệ thống kế toán của Công ty thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển của Công ty.
Thứ ba: Về việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán
Công ty đã sử dụng máy vi tính để trợ giúp cho công việc kế toán thủ công. Việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán ở Công ty đã nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. Thông qua vi tính hoá công tác kế toán, khối lượng công việc cho lao động kế toán đã phần nào được giảm nhẹ ( về mặt tính toán, ghi chép, thời gian), đồng thời tạo điều kiện chuyên môn hoá lao động kế toán. Ngoài ra, nó còn góp phần cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời cho quản lý.
Thứ tư: Về hệ thống chứng từ và phương pháp kế toán
Hiện nay Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ tài chính. Các chứng từ được kiểm tra luân chuyển một cách thường xuyên, phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Việc tổ chức luân chuyển chứng từ giữa phòng kế toán với các bộ phận có liên quan được phối hợp chặt chẽ với nhau góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán được nhanh chóng chính xác.
Phương pháp kế toán được sử dụng ở Công ty là phương pháp KKTX. Phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó cho phép phản ánh một cách kịp thời, thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để cung cấp thông tin cho nhà quản lý.
Thứ năm: Về hạch toán CPSX và tính ZSP
Hạch toán kế toán nói chung và hạch toán CPSX và tính ZSP nói riêng ở Công ty đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu quản lý của Công ty. Bộ phận kế toán này đã cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về CPSX và ZSP, đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và ZSP.
Tại Công ty, kế toán đã hạch toán khá chính xác chi phí thông qua việc tổ chức ghi chép, tính toán thường xuyên, liên tục những chi phí đã chi ra cho quá trình sản xuất. Trên cơ sở đó cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn cho ban lãnh đạo Công ty đề ra các biện pháp kịp thời để quản lý CPSX, hạ ZSP.
Đi sâu vào xem xét cụ thể, công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đạt được một số ưu điểm sau:
- Về đối tượng tập hợp chi phí: Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí theo phân xưởng đối với sản xuất hàng loạt và theo từng hợp đồng đối với sản xuất theo đơn đặt hàng.Việc xác định như vậy là phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Về hạch toán CPNVLTT: nhìn chung công tác kế toán CPNVLTT ở Công ty được thực hiện đầy đủ, Công ty đã mở sổ ghi chép đúng chế độ. Công ty sử dụng phương pháp giá hạch toán để tính giá vật liệu xuất kho. Phương pháp này là hoàn toàn phù hợp với hình thức Nhật ký chứng từ.
- Về hạch toán CPNCTT: việc hạch toán tiền lương hiện nay ở Công ty được thực hiện theo đúng chế độ quy định. Với cả hai hình thức trả lương như hiện nay là rất hợp lý, có tác dụng khuyến khích cả bộ phận lao động gián tiếp và lao động trực tiếp.
- Về công tác tính giá thành: Công ty đã xác định được phương pháp tính giá thành phù hợp và chính xác. Đối với đơn đặt hàng áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, còn đối với sản phẩm đơn chiếc vận dụng tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán CPSX và tính ZSP nói riêng ở Công ty Thiết bị lạnh Long Biên vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện.
2. Những tồn tại cần khắc phục
Tồn tại 1: Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo quy định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu. Nguyên vật liệu này trực tiếp tham gia vào sản xuất và cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Hiện nay ở Công ty, có một số vật liệu thuộc đối tượng công cụ, dụng cụ nhưng vẫn được đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là không hợp lý.
Tồn tại 2: Về chi phí công cụ, dụng cụ
Hiện nay Công ty hạch toán công cụ dụng cụ theo phương pháp phân bổ một lần, tức là toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ đều được hạch toán ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ đó. Do vậy đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn mà được phân bổ ngay một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh thì sẽ làm tăng giá thành sản phẩm.
Tồn tại 3: Về việc tập hợp CPSXC
Tại Công ty kế toán xác định đối tượng hạch toán CPSX là theo phân xưởng đối với sản xuất hàng loạt, do đó khi tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán phải tập hợp theo từng phân xưởng. Trên thực tế CPNVLTT, CPNCTT, và một số yếu tố của CPSXC ( chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ) đã được kế toán tập hợp theo phân xưởng. Tuy nhiên đối với khoản chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước) và chi phí khác bằng tiền (thuê ngoài sửa chữa máy móc thiết bị, chi tiếp khách ở phân xưởng) thì lại được tập hợp cho toàn Công ty sau đó tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng theo chi phí nhân công trực tiếp của phân xưởng đó.
Ngoài ra chi phí về tiền điện, tiền nước được hạch toán theo phương thức gối đầu, nghĩa là chi phí tháng trước sẽ được hạch toán vào tháng này. Vì mức sử dụng hàng tháng là khác nhau nên hạch toán như vậy là không chính xác, gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Trong khoản mục CPSXC còn chịu một khoản phân bổ là 30% tiền lương thời gian của cán bộ quản lý văn phòng. Cách phân bổ như vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất trong kỳ, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm.
Tồn tại 4: Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một trong những yêu cầu quan trọng để tính giá thành sản phẩm chính xác. Tại Công ty, sử dụng phương pháp hoàn thành tương đương để đánh giá sản phẩm dở dang. Mức độ hoàn thành của sản phẩm là do phòng kinh doanh đánh giá do vậy nhiều khi không chính xác lắm.
Tồn tại 5: Về chi phí trích trước
Công ty có sử dụng tài khoản này nhưng chỉ để trích trước các chi phí của các công trình lắp đặt và chi phí bảo hành sửa chữa sản phẩm, chưa thực hiện trích trước TSCĐ, tiền lương CNSX. Hiện nay máy móc của Công ty phần lớn là mua sắm từ lâu đã cũ, do đó nếu không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định thì khi máy móc hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến CPSX trong kỳ. Đồng thời do đặc điểm sản xuất của Công ty là trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của thị trường, các hợp đồng ký kết được, các đơn đặt hàng của khách hàng nên công việc đôi khi bị gián đoạn. Trong khi ngừng sản xuất công nhân được hưởng lương theo thời gian. Hiện nay ở Công ty chưa thực hiện trích trước tiền lương công nhân sản xuất và chi phí tiền lương cho công nhân khi ngừng sản xuất được kế toán tập hợp vào TK622- Chi phí nhân công trực tiếp. Do vậy, nếu số ngày ngừng sản xuất nhiều thì sẽ làm tăng khoản chi phí này, gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Vì vậy Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, trích trước tiền lương công nhân sản xuất và đưa vào TK 335.
Tồn tại 6: Về việc lập NKCT số 7 phần III
Công ty chưa lập NKCT số 7 phần III “ Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh”, do vậy sẽ không theo dõi được các khoản mục luân chuyển nội bộ. Vì trong tổng chi phí phát sinh trong kỳ có những khoản chi phí bị hạch toán trùng lặp, nên Công ty chưa xác định chính xác chi phí phát sinh trong kỳ là bao nhiêu.
Tồn tại 7: Về lập bảng giá thành kế hoạch.
Đối tượng tính giá thành hiện nay của Công ty là tương đối phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu về trình độ quản lý và kế toán ở Công ty.
Theo phương pháp tổng cộng chi phí, giá thành của sản phẩm sẽ được xác định sau khi đã tổng hợp giá thành của các bán thành phẩm, chi tiết theo khoản mục chi phí. Tuy nhiên do chưa lập bảng giá thành kế hoạch để làm căn cứ so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành kế hoạch nên Công ty chưa xác định được việc sử dụng chi phí là tiết kiệm hay lãng phí và ở khoản mục nào trong giá thành sản phẩm tức chưa tìm được nguyên nhân làm tăng giảm giá thành để từ đó tìm biện pháp hữu hiệu làm giảm chi phí, hạ giá thành.
Nghiên cứu để xây dựng giá thành kế hoạch phù hợp là vấn đề Công ty cần quan tâm và thực hiện sớm.
II. MộT số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán CPSX và tính ZSP tạI Công ty Thiết bị lạnh Long Biên .
1. Kiến nghị về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Hoàn thiện hạch toán CPSX và tính ZSP là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với Công ty Thiết bị lạnh Long Biên nói riêng. Trước những tồn tại nêu trên, việc tìm ra phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán CPSX và tính ZSP ở Công ty là rất cần thiết.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty, trên cơ sở những tồn tại đã nêu ở trên, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính ZSP ở Công ty.
Kiến nghị 1: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Hiện nay ở Công ty CPNVLTT bao gồm cả giá trị công cụ dụng cụ, thể hiện trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ bằng định khoản:
Nợ TK 621: 485.434
Có TK 153: 485.434
là không đúng so với chế độ kế toán quy định. Theo em Công ty cần phải:
- Tiến hành sắp xếp lại danh mục vật tư cho chính xác, những công cụ, dụng cụ trực tiếp tham gia vào cấu tạo nên thực thể của sản phẩm, giá trị của chúng chuyển một lần vào giá trị sản phẩm thì nên xếp vào danh mục nguyên vật liệu ( TK152 ).
- Những trường hợp thuộc đối tượng công cụ, dụng cụ được xuất dùng trực tiếp cho sản xuất như đồng hồ đo nhiệt để lắp vào các máy đo nhiệt thì nên đưa vào khoản mục CPSXC ( TK 627 ).
Kiến nghị 2: Đối với công cụ, dụng cụ.
Để ổn định giá thành sản phẩm thì đối với công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ thì hạch toán ngay một lần vào chi phí. Còn trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng lớn, Công ty nên tiến hành phân bổ nhiều lần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Khi xuất công cụ, dụng cụ có giá trị lớn cho sản xuất, kế toán tiến hành ghi định khoản
Nợ TK142
Có TK 153
Dựa vào kế hoạch phân bổ, tiến hành phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào từng kỳ sản xuất, kế toán ghi
Nợ TK 627
Có TK 153
Kiến nghị 3: Về chi phí sản xuất chung
- Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền:
Việc tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho việc sản xuất theo từng phân xưởng là có thể làm được. Công ty nên lắp đồng hồ đo nước, công tơ điện riêng cho từng phân xưởng, còn các chi phí bằng tiền khác phát sinh ở phân xưởng nào thì hạch toán ngay cho phân xưởng đó.
Do mức độ sử dụng điện, nước giữa các tháng là khác nhau, Công ty không nên hạch toán theo phương thức gối đầu mà chi phí điện nước phát sinh trong tháng nào thì hạch toán cho tháng đó để làm cơ sở cho việc tính giá thành được chính xác tại các phân xưởng.
- Đối với chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng: còn phải chịu 30% lương cán bộ quản lý ở các phòng ban, việc phân bổ như vậy không đúng với chế độ hiện hành. Sở dĩ có sự phân bổ như vậy là do có một số các bộ quản lý ở các phòng ban tham gia hoạt động ở các phân xưởng. Theo em cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là Công ty nên đánh giá và xắp xếp lại nhân viên làm việc gián tiếp giữa các phòng ban và các phân xưởng theo đúng chức năng của mỗi người.
Kiến nghị 4: Hoàn thiện công tác đánh giá sản phẩm dở dang
Để tính đúng, chính xác giá thành sản phẩm thì khâu tính giá sản phẩm dở dang cũng phải chính xác. Hiện nay ở Công ty đã xây dựng được định mức nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, định mức thời gian lao động trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm. Như vậy ở Công ty có thể tính giá sản phẩm dở dang như sau:
Đối với CPNVLTT: dựa vào lượng nguyên vật liệu xuất theo định mức, số sản phẩm hoàn thành nhập kho từ đó xác định được lượng NVL trong sản phẩm dở dang. Kết hợp với đơn giá xuất kho ta tính được CPNVLTT trong sản phẩm dở dang.
Đối với CPNCTT: căn cứ vào tổng số giờ công sản xuất sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành, định mức giờ cho một đơn vị sản phẩm, tính ra được số giờ cho sản phẩm dở dang. Kết hợp với đơn giá sản phẩm tính ra được CPNCTT trong sản phẩm dở dang.
Đối với CPSXC tính theo phương pháp 50 % chi phí chế biến.
Kiến nghị 5: Về lập NKCT số 7 phần III
Phần “ Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh” ở NKCT số 7 phần II chưa tính được do đó chưa lập NKCT số 7 phần III - Số liệu chi tiết phần ” Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh”. Do vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý tốt hơn thì Công ty nên lập NKCT số 7 phần III. Ví dụ với số liệu về tập hợp chi phí sản xuất tháng 3 năm 2001 được lập như sau:
Xác định phần luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở NKCT số 7 phần II ( bảng số 22 ) sau đó lập NKCT số 7 phần III - Số liệu chi tiết phần “ Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh” ( bảng số 23 ).
Kiến nghị 6: Về việc xây dựng giá thành kế hoạch
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá thành cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý và sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của Công ty. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn cải tiến mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ được giá thành.
Để có căn cứ cho việc so sánh giá thành thực tế xem việc sử dụng chi phí là tiết kiệm hay lãng phí và ở khoản mục nào trong giá thành của sản phẩm đòi hỏi Công ty phải xây dựng giá thành kế hoạch.
Có nhiều phương pháp xây dựng giá thành kế hoạch, theo em Công ty có thể lập giá thành kế hoạch bằng cách xây dựng các định mức chi phí
(định mức CPNVLTT, định mức CPNCTT, định mức CPSXC) thật chính xác cho từng loại sản phẩm. Cụ thể:
- Đối với định mức CPNCTT:
Xác định định mức giá cho một đơn vị nguyên vật liệu trên cơ sở giá mua nguyên vật liệu và các chi phí khác có liên quan.
Xác định định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm căn cứ trên cơ sở tính chất của sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất.
Định mức CPNVLTT cho 1 đơn vị sản phẩm
=
Định mức lượng nguyên vật liệu
x
Định mức giá nguyên vật liệu
- Đối với định mức CPNCTT
Xác định định mức giá của 1 giờ lao động trực tiếp trên cơ sở mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp thường xuyên của lao động trực tiếp.
Xác định định mức lượng thời gian lao động trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm bằng cách đem chia công việc hoàn thành theo từng thao tác kỹ thuật rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn cho phép từng công việc, hoặc xác định bằng cách bấm giờ.
Định mức CPNVLTT cho 1 đơn vị sản phẩm
=
Định mức giá lao động trực tiếp
x
Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp
- Đối với định mức CPSXC
Xây dựng định mức cho biến phí sản xuất chung theo một tỷ lệ tính toán bằng các chỉ tiêu kỹ thuật cho đơn vị sản phẩm.
Xây dựng định mức cho định phí sản xuất chung trên cơ sở lập một định mức dự toán cho một chuỗi các mức độ hoạt động và căn cứ vào sản lượng kế hoạch để tính ra định phí cho một đơn vị sản phẩm.
Sau đó Công ty lập bảng phân tích giá thành sản phẩm như sau:
Bảng phân tích giá thành sản phẩm
Sản phẩm:
Số TT
Khoản mục chi phí
Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Số tương đối
1
Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí NVL chính
- Chi phí NVL phụ
2
Chi phí NCTT
3
Chi phí sản xuất chung
Cộng
Giá kế hoạch được xây dựng chính xác sẽ có tác dụng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là xác định chính xác giá bán ngay trong kỳ kế hoạch, phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn.
Riêng đối với trường hợp Công ty sản xuất theo các hợp đồng, đơn đặt hàng, Công ty phải lập các dự toán chi phí. ở Công ty hiện nay dự toán chi phí được lập dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm của kỳ trước, do chưa lập được giá thành kế hoạch. Căn cứ vào các định mức tiêu chuẩn cho từng loại chi phí đã được xây dựng, Công ty nên lập bảng phân tích dự toán chi phí làm căn cứ để kiểm soát, điều hành và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng này được lập như sau:
Bảng phân tích dự toán chi phí
Đơn đặt hàng số:
Khoản mục CP
Số lượng
Đơn giá
Chi phí sản xuất
Chênh lệch
Định mức
Thực tế
Định mức
Thực tế
±
%
1. CPNVLTT
2. CPNCTT
3. CPSXC
Tổng CPSX
Kiến nghị 7: ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán
Hiện nay, đội ngũ kế toán ở Công ty gồm 5 người nhưng chỉ có 4 nhân viên trực tiếp thực hiện công việc kế toán. Do khối lượng công việc hạch toán khá nhiều nên kế toán viên cũng rất vất vả vì phải kiêm nhiều phần hành khác nhau như kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kiêm kế toán TSCĐ, kế toán thành phẩm và tiêu thụ. Phòng kế toán của Công ty đã được trang bị máy vi tính nhưng chưa có phần mềm kế toán, chúng được sử dụng chủ yếu để lập các biểu bảngvà tính toán thông thường. Để giảm bớt khối lượng công việc tiết kiệm được thời gian và công sức, đồng thời để số liệu kế toán luôn được chính xác và kịp thời, Công ty nên nghiên cứu việc ứng dụng phần mềm kế toán, đồng thời cần trang bị thêm máy vi tính cho phòng kế toán để mỗi kế toán viên được sử dụng riêng một máy, không phải dùng chung như hiện nay. Như vậy việc hạch toán sẽ đơn giản, giảm bớt sổ sách ghi chép, tiết kiệm được lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Một số biện pháp tiết kiệm CPSX, hạ ZSP nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Tiết kiệm CPSX, hạ ZSP là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với công ty. Để hạ thấp giá thành, đòi hỏi công ty phảI thực hiện tốt công tác hạch toán CPSX, quản lý và sử dụng có hiệu quả vật tư, lao động, tiền vốn. Sau đây là một số biện pháp cơ bản để hạ giá thành sản phẩm tại công ty:
* Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao
Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ CPSX của công ty ( 70%-80 % ) nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc hạ giá thành sản phẩm của công ty.
Muốn tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao, công ty nên
- Khuyến khích công nhân chấp hành nghiêm chỉnh các định mức tiêu hao mà công ty đề ra.
- Giảm hao phí đến mức thấp nhất trong quá trình thu mua, vận chuyển, đảm bảo đúng quy cách, chất lượng vật tư, không để hao hụt hư hỏng.
- Lựa chọn nguồn mua nguyên vật liệu phù hợp và rẻ, tìm nguồn nguyên vật liệu thay thế với giá rẻ hơn, tận dụng phế liệu, phế phẩm, công cụ dụng cụ để tiết kiệm chi phí.
*Nâng cao năng suất lao động
Tăng năng suất lao động đồng nghĩa với việc làm cho số giờ công tiêu hao để tạo ra một đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên . Kết quả của việc tăng năng suất lao động làm cho chi phí tiền lương cho mỗi đơn vị sản phẩm của công nhân sản xuất và một số khoản chi phí cố định khác trong giá thành sản phẩm được hạ thấp do việc tận dụng hết được công suất của máy móc thiết bị.
Để tăng năng suất lao động công ty cần phải:
- áp dụng các biện pháp làm giảm lượng thời gian lao động hao phí sản xuất một đơn vị sản phẩm như: đẩy mạnh trang bị kỹ thuật, cải tiến máy móc thiết bị ở phân xưởng; đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm kịp thời trên cơ sở mức dự trữ nguyên vật liệu và tồn kho bán thành phẩm hợp lý.
- áp dụng các biện pháp làm tăng thời gian công tác có ích trong ngày và trong kỳ kế hoạch như: tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, đảm bảo cho công nhân làm việc ít mệt mỏi, an toàn, thuận lợi. Hạn chế hội họp, học tập trong giờ sản xuất.
- áp dụng các biện pháp làm tăng tỷ trọng công nhân sản xuất trong tổng số công nhân viên của công ty. Nghĩa là xác định công nhân viên chức hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng lao động trực tiếp giảm lao động gián tiếp, tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ.
*Giảm chi phí sản xuất chung
Để giảm chi phí này trong giá thành đơn vị sản phẩm, công ty có thể áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm tăng tổng sản lượng sản phẩm như tăng năng suất lao động, tận dụng hết công suất máy móc thiết bị. Bên cạnh đó công ty cũng cần có các biện pháp cụ thể để giảm các chi phí trên như:
- Bán những máy móc, thiết bị kém hiệu quả. Thanh lý kịp thời những máy móc không thể sửa chữa hoặc xét thấy việc sửa chữa là kém hiệu quả.
- Tinh giảm bộ máy quản lý, bố trí hợp lý số lao động gián tiếp.
- Cần tiết kiệm các chi phí phục vụ văn phòng (điện thoại, điện, nước), các chi phí tiếp khách, công tác phí.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3402.doc