Thực trạng hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta

Cần nhất quán trong việc thực hiện chiến lược phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện cụ thể nước mỡnh thỡ cần kiờn trỡ lựa chọn chiến lược phát triển theo hướng xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những hàng hoá có lợi thế so sánh. Hiện nay, về danh nghĩa ta thừa nhận chiến lược phát triển này, song thực tế, các cơ chế chính sách thực hiện cũn thiờn về thay thế nhập khẩu và thực hiện CNH theo hướng ưu tiên công nghiệp nặng chưa khai thác hết lợi thế so sánh của Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu. Vỡ vậy, để hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với điều kiện mới cần phải có sự nhất quán trong việc đưa ra các cơ chế chính sách nhằm thực hiện chiến lược phát triển đó lựa chọn. Để hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu một vấn đề quan trọng khác hiện nay là phải sớm hoàn thiện chính sách ngoại thương. Bên cạnh những vấn đề về hạn ngạch, trợ cấp xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá, quản lý cỏn cõn thanh toỏn và cỏn cõn thương mại. Điểm mấu chốt là phải giải quyờt tốt mối quan hệ giữa mậu dịch tự do và hạn ngạch.

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với thực tế, thiếu tính linh hoạt và không phù hợp với biến động của giá cả. Việc căn cứ vào giá thực tế tại cửa khẩu nhập hàng để xây dựng giá tính thuế hàng nhạp không phù hợp với thông lệ quốc tế là căn cứ trên giá CIF tại nơi và thời điểm mua hàng đối với trường hợp có hợp đồng mua bán nghiêm chỉnh, đủ các điều kiện chứng từ, thủ tục để xác định giá tính thuế. - Trong bảng tính thuế này chỉ đề cập đến một số nhóm mặt hàng, còn các mặt hàng khác thì Bộ tài chính giao quyền cho các cục hải quan tham khảo ý kiến các cơ quan thuế, vật giá cùng cấp, căn cứ vào các nguyên tắc xây dựng giá tính thuế nhập khẩu để quy định giá tính thuế bổ sung. Trên thực tế, do không có tổ chức theo dõi đầy đủ, kịp thời sự biến động giá cả thuộc mọi loại hàng hoá và thường là với tư tưởng đơn thuần chạy theo kế hoạch, phần lớn giá địa phương quy định cao hơn giá thực tế. Vấn đề nổi lên khá trầm trọng ở đây là có rất nhiều hàng hoá có gía cao,thấp khác nhau đều được xếp chung vào một “giỏ “. Mặc dù, cùng một loại hàng nhưng do tên hiệu, công thức pha chế mà giá cả chênh lệch rất lớn, ví dụ: đối với nhóm hàng rượu (rượu Extra old là 42USD/lít trong khi đó rượu Remy Martin extra là 90USD/lít) . Trong luật thuế có quy định một số điều, thủ tục cần thiết về giấy phép, về hợp đồng, hoá đơn chứng từ có liên quan để xác định tính hợp lệ của việc nhập hàng. Đại bộ phận các công ty lớn nhập khẩu đã chấp hành đúng đắt, nhưng để giữ tín nhiệm quốc tế với lý do chính đáng nào đó ghi trên hoá hợp đồng có thể giá thấp hơn giá tối thiểu ở cửa khẩu nhập thì lại không được xem xét công nhận làm căn cứ tính thuế. Cách giải quyết như vậy đã động trạm đến lòng tự trọng của họ và cũng bị xếp vào loại “làm ăn có nghi vấn “. Điều này dẫn đến hiện tượng hải quan lớn quyền và thiếu tin cậy cần thiết theo thông lệ quốc tế . Thực trạng của chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 2.1.Những ưu điểm của chính sách thuế xuất nhập khẩu . Trong những năm qua Luật Thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu đã phát huy tác dụng tích cực hỗ trợ kinh tế trong nước, thúc đẩy hoạt động ngoại thương của Việt Nam phát triển và huy động nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước (biểu1), dần trở thành công cụ quản lý vĩ mô, khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phù hợp với chính sách mở cửa, chính sách kinh tế của nước ta trong tình hình mới . Biểu số 8: Thuế xuất nhập khẩu và tỷ lệ so với tổng số thuế . Năm Thuế XNK (triệuUSD) Tỷ lệ so với tổng số thu về thuế (%) 1988 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 12 67,5 99,8 223,2 544,3 945,0 1260,0 1.303,0 1.181,0 1,283,4 1.325,0 9,36 10,45 11,8 19,08 25,46 24,8 24,2 21,85 23,6 24,9 Nguồn: Tổng cục thuế Đến nay ta đã quan hệ kinh tế với khoảng 105 nước trên thế giới. điều này, đã mở rộngthị trường xuất nhập khẩu theo hướng ngày càng gia tăng. đáng chú ý là nhiều thị trường xuất khẩu có dung lượng lớn như các thị trường: Liên minh Châu Âu(EU), Nhật bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Trung cận đông, Châu Phi và các nước Đông Nam Á. Trong những nước mà có quan hệ với ta thì đã có khoảng 65 nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong đó có: Cộng hoà Achentina, Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Italia, Liên bang Nga,...và có 8 nước trong khu vực Đông Nam Á thoả thuận về đối xử ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với nước ta. Trong 105 quốc gia thì có 10 quốc gia là bạn hàng lớn nhất chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng của Việt nam đã bắt đầu xâm nhập vào các thị trường Mỹ, Tây Âu (đây vốn là những thị trường khó tính) còn các thị trường truyền thống như các nước trước đây thuộc Liên Xô và Đông Âu đang được khôi phục lại. Triển vọng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đang được tiếp tục mở rộng và phát triển. Danh mục mã số hàng hoá thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam dựa theo danh mục của hệ thống điều hoà HS. Điều này tạo thuận lợi trong việc quy định mức thuế suất từng nhóm hàng và cho biểu thuế Việt Nam phù hợp với thương mại và thuế quốc tế. Ngày 05/07/1993 quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩulần thứ hai, trong đó có sửa đổi quy định về miễm thuế đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thời hạn nộp thuế hàng xuất khẩu, hàng là nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và ngoài ra còn quy định lại chế độ miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế. Đến năm 1998 Quốc hội lại tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lần thứ ba,trong đó có bố sung mức thuế suất ưu đãi vàquy định một số trường hợp hàng hoá nhập khẩu ngoài việc chịu thuế nhập khẩu còn phải chịu thuế bổ sung (để ngăn chặn hiện tượng bán phá giá). Những sửa đổi, bổ sung trên đã góp phần tăng cường quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường hoật động xuất khẩu ở nước ta. Trong những năm từ 1992 trở lại đây, Nhà nước đã nhiền lần sửa đổi khung thuế suất, sửa đổi biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu: Tính đến năm 1999 biểu thuế nhâp khẩu hiện hành có 25 mức thuế suất từ 0%-60% thuế 0% (chủ yếu áp dụng đối với các loại hàng vật tư, thiết bị máy móc), mức thuế suất 50%-60% (chủ yếu áp dụng đối với hàng tiêu dùng rượu, bia, ôtô xe máy. . .). Biểu thuế xuất khẩu hiện hành thu vào 60 nhóm hàng với 10 mức thuế suất từ 0%-45% tuỳ theo mặt hàng. Việc sửa đổi, bổ sung trong chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu này đã góp phần cải thiện tình hình xuất nhập khẩu. Thể hiện qua bảng sau: Bảng số 9: Tình hĩnh XK - NK của Việt Nam giai đoạn(1990-1999) Đơn vị: triệu đồng 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 NK 2752 2338 2540 3924 5825 8155 11143 11271 10352 11636 % - -15,1 +8,7 +54,4 +48,4 +40 +36,6 +1,1 -8,1 +12,4 XK 2404 2087 2580 2985 4054 5449 7255 8850 9364 11523 % - -13,2 +23,6 +15,7 +35,8 +34,4 +33,2 +22,2 +5,8 +23 Nguồn: Tổng cục thống kê Ta thấy tổng kim ngạch về XNK qua các năm đều có tăng, điều đáng quan tâm nhất là cơ cấu mặt hàng, nhóm mặt hàng có thay đổi đáng kể và tỷ trọng hàng xuất khẩu qua các năm đều có xu hướng tăng lên. Năm 1990 tỷ trọng này là 5%, năm 1991là 8,5%, năm 1995là 22% và năm 1996 là 80%. Một số mặt hàng chủ lực đã hình thành và bước đầu được thị trường thế giới chấp nhận như: Dầu thô, thuỷ sản, dệt may,giầy dép, gạo, cà fê, hạt điều, cao su, lạc nhân,điện tử. Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, xuất khẩu nói riêng đạt được những thành tựu đáng kể trên là do hệ thống chính sách, cơ chế quản lý. Nói chung trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cũng như chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta cũng đã hình thành theo hướng ổn định dần. Điều đó có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu tăng nhanh và hướng nhập khẩu phục tốt cho sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt số lượng donh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu đã tăng rất rõ. Nếu như trước đây chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước thì hiện nay số doanh nghiệp ở tất cả các thành phần phần kinh tế có thể tham gia xuất nhập khẩu theo quy định của nhà nước. Các chính sách và cơ chế quản lý đó được cải thiện theo hướng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu thông qua việc tiếp thu và áp dụng những tiến bộ mới và tiên tiến của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ. Có thể nói rằng, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của nước ta có tác động tích cực trong việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần bảovệ sản xuất trong nước, hướng người tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế xuất nhập khẩu hiện hành đã và đang là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc bảo trợ cho sản xuất trong nước phát triển và là nguồn thu qua trọng của ngân sách nhà nước. Chính sách xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh còn thể hiện ở các văn bản pháp lý được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ban hành, Chính phủ hướng dẫnvà Bộ Tài chính cùng các ban ngành có liên quan. Như thông tư của Bộ Tài chính số 84/1997 TT-BTC ngày 13/11/1997 về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Luật thuế xuất nhập khẩu như sau: Khi nhập khẩu vẫn phải nộp thuế nhập khẩu và khi tái xuất máy móc, thiết bị ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ được hoàn thuế nhập khẩu số thuế nhập khẩu được hoàn dựa trên cơ sở nguyên tắc giá trị sử dụng còn lại của máy móc thiết bị khi tái xuất. Đối với máy móc thiết bị dụng cụ mới nhập vào lãnh thổ Việt Nam : Thời gian sử dụng và lưu tại việt nam từ 6 tháng trở xuống thì được hoàn thuế toàn bộ. Thời hạn sử dụng và lưu tại việt Nam từ 6 tháng đến 1 năm thì được hoàn lại 85% số thuế nhập khẩu. Thời hạn sử dụng và lưu tại Việt Nam từ 1-2 năm , được hoàn thuế nhập khẩu 75% số thuế phải nộp. Thời hạn sử dụng và lưu tại Việt nam từ 2-3 năm , được hoàn thuế nhập khẩu 55% số thuế phải nộp . Thời hạn sử dụng và lưu tại Việt Nam 3-5 năm, được hoàn thuế nhập khẩu 25% số thuế phải nộp. Thời hạn sử dụng và lưu tại Việt Nam từ 5 năm trở lên, được hoàn thuế 15% số thuế phải nộp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đặc biệt sau Đại hội đại biểu ĐCS Việt Nam lần thứ VIII, kinh tế trong nước cũng như hoạt động ngoại thương của ta đã có những thay đổi căn bản. Nền kinh tế chuyển sang thời kỳ phát triển mới, mở cửa và hội nhập với các nền kinh tế khu vực,thế giới, đã và sẽ tham gia vào các tổ kinh tế như: ASEAN, WTO và APEC. Để thực hiện điều này, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, công nghệ nước ngoài tập trung phát sản xuất trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, bảo đảm khả năg giữ vững tự chủ về kinh tế, có đủ nội lực cần thiết để chủ động tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế. Đứng trước yêu cầu này, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã bộc lộ rất nhiều những hạn chế cần phải được sửa đổi và bổ sung. 2.2.Những điểm tồn tại bất cập của hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay ở Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu của tình hình mới là phải tạo ra nguồn lực cho công nghệ hoá hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là bố trí lại cơ cấu kinh tế, tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại song phương, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu. Trước yêu cầu đó, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã bộc lộ những hạn sau: Một là, thuế nhập khẩu của ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu. Điều này thể hiện ở nhưng mặt sau: * Thuế nhập khẩu hiện nay với chức năng bảo vệ cho sản xuất trong nước đã thường xuyên được điều chỉnh thuế suất cho phù hợp với những mặt hàng trong nước đã sản xuất được, do đó nó đã góp phần hỗ trợ tích cực cho sản xuất trong thời kỳ đầu phát triển. Nhưng chính điều này đã tạo ra những lệch lạc trong định hướng đầu tư trong nước, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã được thu hút vào những ngành sản xuất ra các sản phẩm có mức thuế bảo hộ cao phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước chứ không nhằm vào xuất khẩu. Do tổ chức quản lý,điều hành xuất nhập khẩu còn nhiều yếu kém nên có tình trạng 50% sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xuất khẩu sản phẩm mà cung cấp vào thị trường nội địa,và đây là việc làm đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc tiêu thụ phẩm. Điều này đã dẫn đến tình trạng vốn đầu tư này chưa thực sự góp phần tăng tiềm lực xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và đẩy nhanh được khả năng thâm nhập thị trường của hàng Việt Nam, gây lãng phí trong sử dụng nguồn vốn này. Trong điều kiện thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, hội nhập với các nền kinh tế khu vực và thế giới, chức năng bảo vệ sản xuất trong nước của thuế nhập khẩu cần được thay đổi căn bản so với thời kỳ trước đây. Cũng như nhiều nước trên thế giới đã sử dụng thuế nhập khẩu để bảo vệ cho sản xuất trong nước đối với mọi ngành sản xuất, trong điều kiện hội nhập chúng ta cần xác định rõ quan điểm thuế nhập khẩu lựa chọn để bảo vệ, hỗ trợ những ngành sản xuất có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu trong khu vực cũng như trên thế giới. Thuế nhập khẩu phải góp phần tích cực vào việc bố trí cơ cấu lại, định hướng phát triển các ngành kinh tế phù hợp với mục tiêu đề ra. * Thuế nhập khẩu hiện nay có chức năng hướng dẫn tiêu dùng trong nước và tạo nguồn thu quan trọngcho ngân sách Nhà nước nên thuế của những mặt hàng tiêu dùng đã thể hiện ở mức thuế cao. Từ biểu thuế và thuế suất hiện hành ta thấy chính sách thuế xuất nhập khẩu của ta còn nặng về mục tiêu thu mà chưa chú ý đến mục tiêu khuyến khích và quản lý xuất nhập khẩu. Biểu thuế nhập khẩu hiện nay có nhiều mức (25 mức). Quy định này làm cho biểu thuế quá phức tạp, gây khó khăn trong quản lý thuế nhập khẩu, đặc biệt làm cho thuế mất tính trung lập. Quá nhiều mức thuế suất làm cho cơ cấu thuế phức tạp một cách không cần thiết, thuế dàn trải là có hại - thậm chí tai hại hơn thuế suất cao nhưng thống nhất. Vì chúng có thể đưa các nguồn vốn vào các hoạt động không có hiệu quả. Quá nhiều mức dưới 5% làm cho kết quả thu vào ngân sách bị hạn chế, dồn gánh nặng động viên ngân sách nhà nước cho các mặt hàng khác. Ngoài ra, thuế nhập khẩu của ta hiện nay nhiều nhóm hàng thuế suất lại cao,thấp còn căn cứ vào mục đích sử dụng chứ không theo tính chất hàng hoá. Vì vậy nhiều nhiều mặt hàng cùng tính chất nhưng mục đích sử dụng khác nhau có thuế suất nhập khẩu chênh lệch khá lớn như: Xe đạp đua mã số 871210 thuế suất 5%, còn xe đạp thường mã số 871290 thuế suất 60%, xe cứu thương thuế suất 0%. Điều này đã gây nên nhiều tiêu cực trong việc quản lý, điều hành và thực hiện thuế xuất nhập khẩu. Những tồn tại của biểu thuế đã tạo ra sức ỳ của các doanh nghiệp trong cải tiến công nghệ, đổi mới trang thiết bị, không phù hợp với chủ trương CNH- HĐH đất nước. Hai là, hiện nay với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong hoạt động xuất nhập khẩu (không chỉ gồm chủ yếu các doanh nghiệp quốc doanh, tổ chức nhà nước như trước đây mà gồm cả các doanh nghiệp tư nhân và đặc biệt có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên một cách nhanh chóng. Song chính sách thuế xuất nhập khẩu của ta chưa được hoàn thiện thích ứng với tình hình này. Cho đến nay sự khác biệt về chế độ xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn rất lớn. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài việc nhập khẩu máy móc, thiết bị để hình thành doanh nghiệp thì được miễn thuế, còn đối với các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu máy móc, thiết bị để hình thành donh nghiệp lại phải đóng thuế. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước vốn thì không lớn, khả năng cạnh tranh yếu lại phải nộp thuế, còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài vốn lớn, khả năng cạnh tranh mạnh lại không phải đóng thuế. Thiết nghĩ đây là mâu thuẫn lớn cần được xem xét và sớm giải quyết. Trong những năm gần đây, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo hướng đưa sản xuất hàng xuất khẩu lên vị trí ưu tiên hàng đầu nhưng luật đầu tư trong nước chưa được điểu chỉnh theo hướng này. Trên thực tế, sản xuất hàng xuất khẩu theo luật đầu tư trong nước được xếp vào vị trí ưu tiên số 4 sau cả sản xuất dầu ăn và nước giải khát. Hiện nay, thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp đảm nhận, các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác chủ yếu làm đại lý cho doanh nghiệp nhà nước. Ba là, trong tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu cũng còn nhiều bất cập như: Việc tính thuế còn tuỳ tiện,đặc biệt ở một số cửa khẩu biên giới phía Bắc như: Kalong (Móng cái , Quảng ninh ), Chi ma (Lộc Bình,lạng Sơn)... đặc biệt là tình trạng Hải Quan có “quyền” ,”hành” doanh nghiệp. Hải Quan mỗi nơi áp dụng một mức thuế suất khác nhau chẳng hạn nhu đối với một số phụ tùng của máy móc, phương tiện vận tải, được quy định tại biểu thuế nhập khẩu thuộc nhiều mã (chương ,nhóm) khác nhau lại tuỳ ý áp mã số thuế. Nếu doanh nghiệp tự khai thuế mà lỡ áp sai mã số thuế thì hải quan “đè cổ” ra lập biên bản, xử phạt hành vi trốn thuế. Ngược lại nếu doanh nghiệp đi kiện (doanh nghiệp đúng) thì hải quan cười trừ hay nhận lỗi do trình độ nghiệp vụ của anh em còn hạn chế. Điều đáng quan tâm nữa là việc đánh thuế xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch ở cửa khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc còn có sự bất hợp lý. Như ta biết, thông thường những mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc là những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu như: than, chuối xanh, hồ tiêu, hạt điều, dừa, ớt, . . .số lượng ít, chất lượng kém khó xuất theo con đường chính ngạch mà chỉ phù hợp với xuất khẩu tiểu ngạch. Trong khi đó phía Việt Nam không ưu tiên, khuyến khích xuất khẩu tiểu ngạch vì áp dụng thuế suất như xuất khẩu chính ngạch. Cho nên đã dẫn tới tình trạng buôn lậu, tiêu cực ở các cơ quan chức năng kiểm soát trên cửa khẩu. Ước tính mỗi năm ngân sách nhà nước thất thu 3.000-3.200 tỷ đồng thuế nhập khẩu do nhập lậu, trong đó gồm các mặt hàng thất thu thuế nhập khẩu nhiều nhất như: rượu, thuốc lá, quần áo may sẵn, điện tử, bia,... tình trạng buôn lậu, trốn thuế qua biên giới đối với mọi thành phần kinh tế đang trở thành “quốc nạn”. Nguyên nhân là do thuế nhập khẩu phải gánh chịu nhiều mục tiêu làm cho biểu thuế trở nên quá phức tạp, tình trạng nợ đọng thuế. Theo Luật thuế xuất nhập khẩu thời hạn nộp thuế đối với hàng xuất khẩu là 15 ngày đối với hàng nhập khẩu là 30 ngày kể từ khi nhận được giấy báo chính thức của cơ quan thuế. Các doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này chây ỳ không chịu nộp thuế. Một nguyên nhân nữa là do thuế suất thuế nhập khẩu chênh lệch nhau quá lớn, có nhiều nhóm hàng được hưởng thuế suất 0% hoặc 1-3%. Hiện nay trong biểu thuế nhập khẩu của ta có tới 1730 nhóm mặt hàng có thuế suất từ 0-5%, so với các nước ASEAN khác thì thì tỷ lệ này quá cao. Đây là kẽ hở để người nhập khẩu tìm cách khai man chủng loại hàng hoá hoặc móc ngoặc với cơ quan thuế để trốn thuế. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ riêng quý II năm 1998 Cục điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan đã bắt 16 tàu buôn lậu với hàng hoá trị giá trên 10 tỷ đồng và trong 6 tháng cuối năm lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 47.000 vụ buôn bán hànglậu và kinh doanh hàng giả thu nộp ngân sách 198 tỷ đồng. Bốn là, theo Luật Thuế hiện hành, thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất đặc biệt và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Hiện nay, ta đã ký hiệp định thương mại với nhiều nước trong đó đều có các điều khoản ưu đãi tối huệ quốc về thuế nhập khẩu nhưng không ghi rõ từng mặt hàng với số lượng cụ thể. Vì vậy, trên thực tế chưa áp dụng được thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt với bất kỳ nước nào. * Hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua có tình trạng hàng xuất khẩu của ta bị một số nước thực hiện chính sách phân biệt đối xử khi nhập hàng hoá của ta vào nước đó. Chúng ta vẫn chưa có được biện pháp đối phó phù hợp vì Luật thuế xuất nhập khẩu chưa có quy định nâng mức thuế suất lên hay hạ xuống. Do đó không thể thực hiện được chính sách của ta với những hánh động cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. * Việc miễn thuế nhập khẩu đối với những hàng chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo trong thời gian qua cho thấy thực tế rất khó xác định. Trừ một số mặt hàng như: vũ khí, khí tài quân sự, còn phần lớn các mặt hàng khác đều có thể dùng cho cả những đối tượng khác, làm cho thủ tục xét miễn thuế phức tạp, không đảm bảo tính chặt chẽ và rễ bị lợi dụng trốn thuế. Trong thực tế xuất nhập khẩu của ta cũng đã phát sinh những trường hợp hàng đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam hoặc đã nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu trở lại nước ngoài. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa có quy định đối với trường hợp này. III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1. Sự cần thiết phải cải cách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Lịch sử ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời của nhà nước, thuế ra đời để duy trì sự thống trị của Nhà nước, thuế vừa là công cụ vừa là mục đích của nhà nước. Nhà nước quản lý kinh tế xã hội thông qua các công cụ vĩ mô, một trong các công cụ đó là thuế và thuế cũng là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam nhà nước cũng quản lý nền kinh tế thông qua một trong các công cụ vĩ mô đó là thuế nói chung và điều tiết hoạt động ngoại thương thông qua thuế xuất nhập khẩu nói riêng. Chúng ta phải cải cách thuế xuất nhập khẩu là do hai nguyên nhân sau: * Nguyên nhân chủ quan đó là: kể từ khi thuế xuất nhập khẩu ra đời nó ngày càng tỏ ra là công cụ có hiệu quả trong việc quản lý xuất nhập khẩu, phát triển và bảo hộ chính đáng sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng quan hệ quốc tế. Thuế xuất nhập khẩu ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập của hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu, đòi hỏi phải sớm cải cách để có được một chính sách thuế xuất nhập khẩu lý tưởng. * Nguyên nhân khách quan đó là: xu thế hội nhập kinh tế đặt ra yêu cầu mới đối với chính sách thuế xuất nhập khẩu, đặc biệt Việt Nam đã tham gia vào ASEAN và kỳ kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), đã ký với cộng đồng Châu Âu nghị định thư về giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm, mặt hàng dệt may và sắp tới gia nhập APEC, WTO. Do đòi hỏi phải thực hiện những cam kết quốc tế đó là các nước phải nới lỏng đi tới giảm thiểu hàng rào thuế quan và phi thuế quan để cho hàng hoá các nước trong khối tự do lưu thông trên thi trường của các nước thành viên. Hơn nữa Việt Nam đang thực hiện mục tiêu CNH hướng về xuất khẩu. Do vậy, chúng ta cần phải khẩn trương cải cách,hoàn thiện để đáp ứng mục tiêu đề ra. 2. Một số quan điểm cần quán triệt khi cải cách thuế xuất nhập khẩu. Trước hết cần nhận thức rằng cải cách thuế nói chung và cải cách thuế xuất nhập khẩu nói riêng là công việc hết sức phức tạp và khó khăn. Đặc biệt thuế xuất nhập khẩu chẳng những động chạm đến lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và dân cư trong nước mà cò ảnh hưởng đến các bạn hàng nước ngoài. Ngày nay Việt Nam đã gia nhập ASEAN, đã ký nhiều hiệp định với nhiều quốc gia, khu vực. Những yếu tố đó cần được xem xét khi cải cách thuế xuất nhập khẩu. Do vậy khi cải cách cần quán triệt một số quan điểm sau: Cải cách phải huy động được tiềm năng của thuế xuất nhập khẩu . xét trên quan điểm pháp chế, cải cách phải chú trọng và việc hạn chế, xem xét giảm những chênh lệch hiện có giữa các mức thuế suất, phải ngày càng thể hiện tính trung lập . Cần có sự phối kết giữa các loại thuế khác nhau trong một hệ thống thuế. Một hệ thống thuế thực sự không chỉ đơn thuần là con số cộng các loại thuế, mà phải có sự ăn khớp tối thiểu giữa các loại thuế. Cải cách thuế phải nhằm khuyến khích mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và thế giới, cho phép học tập và ứng dụng những thành tựu phát triển kinh tế của thế giới. Phát huy nội lực của nền kinh tế và đóng góp nguồn htu cho ngân sách nhà nước. Cải cách phải tăng sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam . 3. Một số kinh nghiệm trong quá trình cải cách thuế xuất nhập khẩu . Kinh nghiệm của các nước đang phát triển về cải cách thuế quan rất phong phú. Họ thường sử dụng những biện pháp sau đây trong cải cách thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng: Thay đổi định kỳ mức thuế hiện hành. Ban hành thêm những loại thuế mới để tăng thu cho ngân sách. Cải tiến bộ máy quản lý thuế nhằm tăng thu trên cơ sở biểu thuế hiện hành, giảm thất thu và trốn thuế. Đào tạo đội ngũ cán bộ thuế giỏi về trình độ chuyên nghiệp vụ. Cải cách cơ bản toàn bộ cơ cấu về thuế. Tuy nhiên trong một thời gian ngắn đòi hỏi cải cách thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng một cách đồng bộ, hoàn hảo thì cần thực hiện theo kế hoạch sau: * Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển bảo hộ chính đáng sản xuất nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước. * Nâng cao tính hiệu quả của thuế xuất nhập khẩu : Một là, trên phương diện người chịu thuế, thuế suất phải cho người nộp cảm thấy bớt gánh nặng của thuế. Hai là, thuế suất phải đem đến cho nhà nước một năng suất thu tối đa mà không cản trở thậm chí còn kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Thuế không giết thuế mà trái lại nuôi thuế. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã chứng minh rằng: “ Hệ thống thuế có hiệu quả là hệ thống gây ra gánh nặng thuế khoá tốt nhất để tăng được số thu cần thiết, trong đó gánh nặng thuế khoá được đo bằng sự tổn thất của phúc lợi chung vượt hay lớn hơn số thuế mà chính phủ thu được “ CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM I. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện . Trước xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, mỗi quốc gia sẽ phải trở thành một mắt xích trong chuỗi liên kết kinh tế khu vực và thế giới. Chính sách thuế xuất nhập khẩu được coi là chiếc chìa khoá mở cửa nền kinh tế ra bên ngoài,đồng thời nó cũng là công cụ để ” gạn đục khơi trong” bảo vệ nền kinh tế. Vì vậy, thuế xuất nhập khẩu là một công cụ không thể thiếu được trong hệ thống thuế của đất nước, để hội nhập vào vào xu thế chung đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải tự xác định cho mình một chính sách thuế riêng dựa trên trên cơ sở cái chung, cái tiêu chuẩn của thế giới. Hơn nữa, hoạt động ngoại thương ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp mang tính cạnh tranh cao. Muốn đẩy mạnh được xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu thì ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa chính sách quản lý xuất nhập khẩu trước hết là cải cách biểu thuế sao cho tạo ra được tính trung lập của biểu thuế, hoàn thiện bổ sung các loại thuế suất và các chế độ miễn, giảm và hoàn thuế, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của độ ngũ các bộ hành thu thuế, đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách. Một “loại thuế hoàn hảo” được coi là lý tưởng nghĩa là: thu được nhiều về mặt tài chính, thể hiện công bằng xã hội, có tác dụng kích thích về kinh tế và đơn giản về nghiệp vụ. Tuy vậy, trong quá trình cải cách cần phải xuất phát từ tình hình thực tế, xu hướng chung của thời đại , kinh nghiệm về cải cách thuế của các nước đi trước và một số nguyên tắc đã trình bày ở phần trước. 2. Một số phương hướng hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu . Xuất phát từ yêu cầu CNH-HĐH đẩy mạnh phát triển theo hướng xuất khẩu mở của và hội nhập, từ thực trạng của chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành và trong giai đoạn mới, việc hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu cần nhằm những mục tiêu sau: 2.1. Thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với mục tiêu xây dựng nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu. Theo quan diểm của Đại hội đai biểu ĐCS Việt Nam lần thứ VIIIđề ra thì chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của thời kỳ này sẽ phải đạt yêu cầu là công cụ định hướng và hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế của Việt Nam được xác định là có lợi thế cạnh tranh trong Thương mại khu cực và thế giới, bảo vệ có chọn lọc, hợp lý, không còn là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước chung chung như trước đây. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng sẽ không còn có chức năng hướng dẫn tiêu dùng và tăng thu ngân sách mà chức năng này sẽ được chuyển cho thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. phù hợp với mục tiêu này, biểu thuế nhập khẩu cần chia theo cấp độ bảo hộ của từng loại hàng hoá. Những hàng hoá được bảo hộ ở mức cao nhất sẽ là những hàng hoá và sẽ có lợi thế cạnh tranh với các nước. Những hàng hoá không cần được bảo hộ là những hàng hoá chưa sản xuất được ở trong nước. Các cấp độ bảo hộ phải phù hợp với những cam kết quốc tế. Việc thiết kế biểu thuế đơn giản ít mức thuế suất thuận lợi cho việc quản lý thuế cũng như làm cho biểu thuế có tính trung lập khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, đổi mới trang thiết bị nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất phù hợp với chủ trương CNH-HĐH nền kinh tế trong giai đoạn tới. Mức thuế suất của biểu thuế nhập khẩu cần được điều chỉnh cho phù hợp với việc áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu cần được cần được điểu chỉnh lại theo hướng bỏ phần lớn các mặt hàng đâng chịu thuế xuất khẩu hiện nay, chỉ thu thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng có thị trường ổn định. 2.2. Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải tạo điều kiện bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay việc thực hiện trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Các đơn vị kinh tế tư nhân, các hộ cá thể, các thành phần kinh tế khác chủ yếu là đại lý hoặc thực hiện uỷ thác trong lĩnh vực này. Chính vì vậy việc sửa đổi, hoàn thiện chính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải tính đến sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp quốc doanh cũng như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước phải được bình đẳng, thực hiện những quy định và chịu sự điều tiết thống nhất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2.3. Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới, đồng thời bảo đảm quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu và bảo đảm nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. Để phù hợp với mục tiêu này chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu cần sửa đổi, bổ sung những quy định về giá tính thuế, kê khai, nộp thuế, thời hạn nộp thuế một cách rõ ràng, chặt chẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng xác định được nghĩa vụ nộp thuế của mình và thực hiện nộp thuế đầy đủ, nghiêm túc theo đúng luật định. Đồng thời phải tiếp tục hoàn thiện việc tổ chức, quản lý thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu, giảm thiểu những phiền hà tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.4. Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải phù hợp với những yêu cầu của hội nhập kinh tế, thông lệ quốc tế, chống thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài. Tham gia vào các khối liên kết kinh tế, chúng ta phải thực hiện các cam kết quốc tế về ưu đãi thuế xuất khẩu, ưu đãi tối huệ quốc trong các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước, ưu đãi đặc biệt với các nước ASEAN và các cam kết ưu đãi trong thời gian tới với các nước trong khối APEC, WTO. Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần được bổ sung quy định về các mức thuế nhập khẩu khác nhau như các nước đã thực hiện mức thuế phổ thông, mức thuế ưu đãi chung và mức thuế ưu đãi đặc biệt. Nhằm phù hợp với mục tiêu này, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần được bổ sung những quy định về các mức thuế nhập khẩu tạm thời để áp dụng trong các trường hợp nước nào đó sử dụng biện pháp cạnh tranh không lành mạnh hoặc có hành động phân biệt đối xử trong buôn bán với Việt Nam. Đó là mức thuế suất chống phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu hay mức thuế suất tự vệ. Cần quy định rõ từng loại mặt hàng trong khi áp dụng thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu. II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU. Nhất quán thực hiện chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế; sớm xây dựng lộ trình hội nhập với với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cần nhất quán trong việc thực hiện chiến lược phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện cụ thể nước mình thì cần kiên trì lựa chọn chiến lược phát triển theo hướng xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những hàng hoá có lợi thế so sánh. Hiện nay, về danh nghĩa ta thừa nhận chiến lược phát triển này, song thực tế, các cơ chế chính sách thực hiện còn thiên về thay thế nhập khẩu và thực hiện CNH theo hướng ưu tiên công nghiệp nặng chưa khai thác hết lợi thế so sánh của Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu. Vì vậy, để hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với điều kiện mới cần phải có sự nhất quán trong việc đưa ra các cơ chế chính sách nhằm thực hiện chiến lược phát triển đã lựa chọn. Để hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu một vấn đề quan trọng khác hiện nay là phải sớm hoàn thiện chính sách ngoại thương. Bên cạnh những vấn đề về hạn ngạch, trợ cấp xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá, quản lý cán cân thanh toán và cán cân thương mại. Điểm mấu chốt là phải giải quyêt tốt mối quan hệ giữa mậu dịch tự do và hạn ngạch. Ở đây cần phải làm rõ lĩnh vực nào tự do và lĩnh vực nào bảo hộ. Theo kinh nghiệm quốc tế, để chính sách bảo hộ phát huy tác dụng tích cực, chỉ trừ sản xuất nông nghiệp còn đối với các ngành chế tạo khác thì việc thực hiện chính sách bảo hộ phải có thời hạn, mức độ bảo hộ cũng được điều chỉnh dần từ cao xuống thấp và đi dến chấm dứt bảo hộ. Việc hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện quốc tế hoá mạnh mẽ đòi hỏi chúng ta phải sớm xác định lộ trình chủ động chuẩn bị các điều kiện để hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. 2. Cải cách hệ thống biểu thuế và thuế suất 2.1. Đối với thuế xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do của ASEAN ( AFTA) và thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu. Việc xây dựng biểu thuế xuất khẩu cần bảo đảm các mục tiêu và nguyên tắc sau: Một là, bảo đảm khuyến khích tối đa hoạt động xuất khẩu chỉ thu thuế suất thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng có thị trường ổn định hoặc là nguyên liệu thô cần sản xuất trong nước. Hai là, đối với các mặt hàng đã hạn chế xuất khẩu bằng biện pháp cấm xuất khẩu thì không quy định thuế xuất khẩu. Ba là, thuế xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu thay đổi đối với những mặt hàng nhạy cảm theo tình hình kinh tế. Bốn là, biểu thuế xuất khẩu phải được xây dựng đơn giản thuận tiện cho việc quản lý. Theo các nguyên tắc trên thì cần phân loại hàng hoá hiện tại thành 4 nhóm như sau: Nhóm thứ nhất, là những hàng hoá Nhà nước không khuyến khích, hoặc cấm xuất khẩu. đối với những loại hàng hoá này thì không quy định thuế suất. Thuộc diện những hàng hoá này gồm: Gỗ trầm hương , kỳ nam, gỗ tròn , gỗ xẻ, sản phẩm gỗ sơ chế, song mây. Nhóm thứ hai, là những hàng hoá mà Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích mở rộng sản xuất như: chế biến thuỷ sản (tôm, cá, mực) sống tươi, ướp lạnh, ướp đông, mủ cao su , cao su tự nhiên dạng nguyên sinh. Những hàng hoá này cũng không thu thuế xuất khẩu. Nhóm thứ ba, là những mặt hàng nhạy cảm như: gạo, hạt điều. Những mặt hàng này phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, có khi được mùa, có khi mất mùa. Khi được mùa thì khuyến khích, khi mất mùa thì cần bảo đảm lợi ích cho người nông dân. Nhóm thứ tư, là những mặt hàng chuyên dùng là nguyên liệu cho sản xuất trong nước, khoáng sản quý hoặc có thị trường ổn định. Những mặt hàng này cần đưa vào biểu thuế xuất khẩu. Hiện nay, trong biểu thuế xuất khẩu có 14 nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu, có thể giảm xuống còn 8 nhóm mặt hàng là: hạt điều, da sống, bì sống; quặng sắt, đồng, thiếc và quặng khác; kim loại thường, sắt, đồng, nhôm, thiếc ở dạng thanh, thỏi, tấm, lá, dải ; dầu thô; than đá ; phế liệu kim loại thường như sắt , đồng , chì , kẽm , nhôm ; dăm gỗ. 2.2. Đối với thuế nhập khẩu. Khi xây dựng hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu trong thời gian tới cần chú ý những vấn đề sau: Thứ nhất, xây dựng các mức độ bảo hộ khác nhau cho các ngành sản xuất. điều này phải căn cứ vào: * Vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân. * Xu thế hướng ngoại của nền kinh tế quốc dân . * Xu thế vận động của ngành . * Tiềm năng lợi thế của đất nước ta trong việc phát triển ngành. * Mức độ đầu tư vốn kỹ thuật và công nghệ của ngành. Về lâu dài chính sách thuế nhập khẩu chỉ xây dựng 2-3 mức bảo hộ tuỳ theo yêu cầu và chiến lược phát triển kinh tế của ngành đó. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, biểu thuế nhập khẩu có thể quy định 5 mức độ bảo hộ sản xuất trong nước là: 10% , 20% ,30%, 40 và 50%. Thứ hai, giảm bớt số mức thuế nhập khẩu và mức thuế cao nhất. Hiện nay có 25 mức thuế nhập khẩu, mức thuế cao nhất la 60%. để phù hợp với yêu cầu hội nhập ta phải giảm dần mức thuế cao nhất và giảm số lượng mức thuế. Về lâu dài mức thuế phù hợp với yêu cầu của AFTA là 0 - 5%. Trong những năm trước mắt, để phù hợp với điều kiện nước ta thì nên quy định khoảng 3 mức thuế suất là: 0%, 3% và 5%. Về lâu dài có thể giảm xuống 1 đến 2 mức thuế. Với dự tính như vậy biểu thuế nhập khẩu sẽ giảm 17 mức so với biểu thuế hiện hành 25 mức thì biểu thuế nhập khẩu hoàn thiện là có 8 mức: 0%, 3%, 5%, 10%, 20%, 30%, 40% và 50%. Cùng với việc giảm số lượng thuế nhập khẩu như vậy thì sẽ có những mặt hàng tăng thuế, có những mặt hàng giảm thuế. Do đó dự kiến có sự thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu theo 3 nội dung sau: * Các mặt hàng có thay đổi theo hướng tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu đó là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu . * Các mặt hàng thay đổi theo hướng giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu. Bao gồm các mặt hàng giảm thuế nhập khẩu để tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Thứ ba, biểu thuế và thuế suất nhập khẩu phải phù hợp với các quy định quốc tế mà nước ta đã và sẽ cam kết thực hiện. Nên quy định 3 mức thuế suất chủ yếu với hàng nhập khẩu là: thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi chung và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất phổ thông áp dụng cho những hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với nước ta. Thuế suất ưu đãi chung áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với nước ta. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho những hàng hoá nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do hoặc thương mại qua biên giới. Với kiến nghị trên các mức thuế suất của biểu thuế nhập khẩu cần cụ thể hoá như sau: Stt Thuế suất Thuế suất phổng thông Thuế suất ưu đãi chung Thuế suất ưu đãi đặc biệt 0 0 0 3 0 0 3 5 3 0 4 10 5 3 5 20 10 5 6 30 20 10 7 40 30 20 8 50 40 30 Thứ tư, điều chỉnh thuế suất các mặt hàng cho hợp lý. Trong tổng số 3217 nhóm mặt hàng của biểu thuế suất hiện hành có 1730 nhóm mặt hàng (chiếm 54%) đã có thuế suất từ 0-5% trong đó có 1000 mặt hàng có thuế suất 0%. So với các nước ASEAN khác thì tỷ lệ này còn quá cao, Indonesia chỉ có 9% trong tổng số nhóm mặt hàng có thuế suất dưới 5%, Thailand có 27%, Philippines chỉ có 32%. Do vậy cần nâng thuế suất các mặt hàng hiện hành có thuế suất 0%, 1%, 2% lên 3% hoặc 5%. Ngoài ra, cần điểu chỉnh bổ sung lại chế độ xét giảm, miễn thuế đối với một số trường hợp như hàng của ta xuất khẩu nhưng bị trả lại hoặc hàng nhập khẩu nhưng lại phải xuất trả lại. Hơn nữa, Nhà nước cần ghi rõ những mặt hàng khuyến khích đầu tư. 3.Thực hiện đồng bộ thuế xuất nhập khẩu với các sắc thuế khác. Để đánh giá cao tính hiệu quả của thuế xuất nhập khẩu thì cần phải thực hiện đồng bộ với thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và các sắc thuế khác. cho đến nay, do tình độ phát triển nền kinh tế nuớc ta ở mức độ còn thấp, các ngành kinh tế chưa đạt được tốc độ phát triển đồng đều thể hiện ở những mức độ khác nhau. Vì hiệu quả sản xuất và tỷ lệ lợi nhuận nên đòi hỏi phải có những mức độ khác nhau về sự trợ giúp (bảo hộ ) của Nhà nước. Trong điều như vậy, chính sách thuế bị chi phối và chưa thể tính toán các mức thuế suất dựa trên lợi nhuận bình quân của các ngành như thuế xuất nhập khẩu có tới 25 mức từ 0- 60%, thuế doanh thu có 11 mức thuế suất thay đổi từ 0-30%, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doan nghiệp có vốn đầu tư trong nước có 3 mức (25, 35 và 45%). Việc tham gia vào quá trình hộ nhập đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một hệ thống thuế trung lập thể hiện rõ nhất ở việc đơn giản hoá các mức thuế để tạo điều kiện phân bổ các ngưồn lực một cách hợp lý, khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh lớn có thể đạt được hiệu quả sản xuất cao. Đối với thuế xuất nhập khẩu cần đơn giản hoá để tạo điều kiện quản lý tốt hơn. Đồng thời với việc giảm dần các mức thuế suất và nhanh chóng mở rộng diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,...để đảm bảo cho thu ngân sách nhà nước. Cùng với chương trình sửa đổi Luật thuế xuất nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng Thuế giá trị gia tăng, chúng ta cần đưa dần các nhóm mặt hàng chịu thuế xuất nhập khẩu sang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với tiến trình giảm thuế nhập khẩu góp phần bù đắp ngân sách. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ chính sách thuế nhập khẩu của các nước ASEAN. Đa số các nước này đều áp dụng cả ba loại thuế đối với hàng hoá nhập khẩu đó là: Thuế xuất nhập khẩu, Thuế GTGT, Thuế TTĐB. 4. Đổi mới công tác tổ chức quản lý thi hành chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Những nội dung về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nêu trên không thể thực hiện tốt nếu công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực thi các chính sách, luật pháp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không được đổi mới hoàn thiện. Liên quan đến vấn đề này thiết nghĩ cần giải quyết đồng bộ những vấn đề sau: Một là, trong việc xây dựng Luật thuế xuất nhập khẩu cần giảm tối đa giao cho các bộ chức năng đưa ra những quy định hướng dẫn thực hiện luật. Trong thực tế, nhiều vấn đề quá chi tiết, luật không thể quy định quá cụ thể được. Vì vậy, phải có những văn bản dưới luật cụ thể hoá hướng dẫn thi hành. Song kinh nghiệm chỉ ra là, việc giao quá nhiều quyền cho cán bộ, ban, ngành chức năng đưa ra các quy định để cụ thể hoá luật là nguyên nhân của sự vận dụng và thực thi không đúng theo tinh thần pháp luật, làm khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cho nên trong khi sửa đổi, bổ sung và ban hành chính sách luật pháp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần cố gắng để cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật, hạn chế tối đa giao cho cán bộ, ban, ngành chức năng đưa ra các quyết định hướng dẫn. Để đảm bảo chuẩn mực cho người thực hiện cần ban hành các văn bản kịp thời ngay sau khi luật được công bố. Hai là, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế nói riêng để phát huy hiệu quả của chính sách thuế xuất nhập khẩu góp phần đẩy mạnh kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ mới. Trong thực tế, nhiều nhiều chính sách ban hành đúng song khi thực thi do bộ máy hành chính gây ra nhiều thủ tục phiền hà, làm cản trở việc thi hành, gây nên tính phi hiệu quả của chính sách. Vì vậy, việc cải cách bộ máy hành chính xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi chính sách là vấn đề bức xúc đảm bảo cho chủ trương chính sách được thực thi nghiêm túc. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hành thu thuế. Trong việc thực thi chính sách thuế nói chung và chính sách thuế xuất nhập khẩu nói riêng, thì vấn đề mang tính chất chủ quan để đạt được thành công hay thất bại là do đội ngũ cán bộ thuế nói chung và đội ngũ cán bộ hải quan nói riêng. Điều này đã gây ra rất nhiều ách tắc bất công trong việc thực thi chính sách thuế. Do đó cần thường xuyên tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nhận thức, khả năng vận dụng và tổ chức thực hiện luật pháp của các bộ ngành ngành thuế và ngành hải quan. Phải có chương trình đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường đang vận hành và phát triển, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, để xứng đáng như câu nói của Tổng bí thư Đỗ Mười: “ Cán bộ hải quan là những người gác cửa nền kinh tế ”. Nâng cao ý thức của người dân về nghĩa vụ nộp thuế. Nộp thuế và thu thuế, đây là hai mặt đối lập nhau của hệ thống chính sách thuế. Do vậy khi một chính sách thuế được ban hành phải cố gắng dung hoà được hai mặt đối lập này, một chính sách thuế muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì phải đảm bảo về mặt lợi ích cho cả Nhà nước và người nộp thuế. Cần cho người dân thấy rằng việc nộp thuế đúng là “ quyền lợi và nghĩa vụ” , người dân chỉ ý thức được điều này khi nộp thuế cảm thấy được sự công bằng của thuế, không cảm thấy “có hai trọng lượng, hai thước đo”, việc đánh thuế của Nhà nước như nghệ thuật nhổ lông ngỗng làm sao nhổ được nhiều lông nhất mà ngỗng ít kêu nhất Như vậy Nhà nước có thể dùng các phương tiện thông tin đại chúng, pa nô, áp phích, luật hoá đời sống quốc dân,...để tác động đến ý thức của người dân về quyền và nghĩa vụ nộp thuế của mình. ******************************************* KẾT LUẬN Thuế và thuế xuất nhập khẩu là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô cuả Nhà nước. Mặc dù trong những năm qua, chúng ta đã ổn định kinh tế chính trị, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh pháp triển, từng bước điều chỉnh phân phối được thu nhập, tăng thu ngân sách nhà nước và tăng cường các mối quan hệ quốc tế. Nhưng trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, chúng ta đã không ngừng coi trọng vai trò của thuế và thuế xuất nhập khẩu để thích ứng với cơ chế mới và đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng ở nước ta còn có một số vấn đề bất cập do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan cần được khắc phục. Qua quá trình học tập và nghiên cứu ở trường về chính sách thuế và thuế xuất nhập khẩu của nước ta, em đã được trang bị những kiến thức lý luận và hiểu biết thực tiễn về thuế. Với những kiến thức tích luỹ được, em đã đi sâu tìm hiểu thuế và vai trò của thuế xuất nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay.Trong phạm vi chuyên đề này, em đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau: Về mặt lý luận: Đề án đã trình bày tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về thuế nói chung và lý luận về thuế xuất nhập khẩu nói riêng theo những văn bản về thuế mới nhất. Về mặt thực tiễn: Đề án trình bày thực trạng của chính sách thuế xuất nhập khẩu và đánh giá những ưu nhược điểm. Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, chương ba của đề án đưa ra một số vấn đề cần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu và biện pháp giải quyết. Do thời gian và trình độ hạn chế đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy cô và các bạn để đề án được hoàn thiện hơn, bản thân nâng cao nhận thực cả về lý luận và thực tiễn MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 CHƯƠNG I: THUẾ VÀ VAI TRÒ VỦA THUẾ XUẤT 2 NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA I. Vai trò và nguồn gốc của thuế 2 1. Khái quát sự ra đời và phát triển của thuế 2 2. Khái niệm về thuế 3 3. Mục tiêu của thuế 4 II. Vai trò của thuế và thuế xuất nhập khẩu 5 1. Vai trò của thuế 5 1.1.Vai trò huy động nguồn tài chính cho ngân sách để đảm 5 bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước 1.2. Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội của thuế 6 2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 8 2.1. Phân tích cung cầu thương mại và thuế 8 2.1.1. Thương mại tự do 8 2.1.2. Hàng rào thương mại 9 2.1.3.Thuế quan ngăn cách và thuế quan không ngăn cách 10 2.1.4. Chi phí kinh tế của thuế quan 11 2.2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 12 2.2.1.Thuế quan có thể di chuyển tự do trao đổi thương 12 mại theo hướng có lợi cho đất nước 2.2.2. Bảo hộ tạm thời bằng thuế quancho các ngành non trẻ 12 nhưng có tiềm năng đem lại hiệu quả lâu dài 2.2.3. Thuế quan trong những trường hợp nhất định có thể giảm được thất nghiệp 13 2.2.4. Kiểm soát hoạt động ngoại thương và 14 mở rộng quan hệ kinh tế với các nước III. Phân loại thuế ở Việt Nam 15 1. Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế 15 2. Phân loại theo đối tượng đánh thuế 16 3. Các yếu tố cơ bản cấu thành luật thuế 4. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam 18 4.1. Thuế xuất nhập khẩu 18 4.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 22 4.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 23 4.4.Thuế giá trị gia tăng 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH 27 THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA I. Đôi nét về về chính sách thuế xuất nhập khẩu qua các thời kỳ 27 1. Thời kỳ khong kiến và thực dân Pháp thống trị 27 1.1.Thời kỳ phong kiến Việt Nam 1.2.Thời kỳ thực dân pháp thống trị 28 2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu từ 1945 đến nay 29 II. Thực trạng hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở 30 nước ta hiện nay 1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam 30 1.1. Biểu thuế xuất khẩu 30 1.2. Biểu thuế nhập khẩu 32 2. Thực trạng của hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 38 2.1. Những ưu điểm cuả chính sách thuế xuất nhập khẩu 38 2.2. Những tồn tại bất cập của hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu 42 III. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam 47 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu 47 2. Một số quan điểm cần quán triệt khi cải cách thuế xuất nhập khẩu 48 3. Một số kinh nghiệm trong quá trình cải cách thuế xuất nhập khẩu 49 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN 50 HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM I.Phương hướng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam 50 1. Cơ sở lý luận của việc hoàn 50 2. Một số phương hướng hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu 51 2.1.Thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với mục tiêu xây dựng nền kinh tế mở hướng mạnh xuất khẩu 51 2.2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu, phải tạo điều kiện bình đẳng cho mọi thành phần kinh tếtham gia vào hoạt động xuất khẩu 52 2.3.Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện mới, đồng thời đảm bảo quản lý tốt hoạt động xuất khẩu và đảm bảo nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 53 2.4.Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với những yêu cầu hội nhập kinh tế, thông lệ quốc và chống những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài 53 II. Những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện chính sách 54 thuếxuấtnhậpkhẩu Nhất quán thực hiện chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, sớm xây dựng lộ trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới 54 2. Cải cách hệ thống biểu thuế và thuế suất 54 2.1. Đối với thuế xuất khẩu 54 2.2. Đối với thuế nhập khẩu 56 3. Thực hiện đồng bộ thuế xuất nhập khẩu với các sắc thuế khác 58 4. Đổi mới công tác tổ chức quản lý thi hành chính sách thuế 59 xuất nhập khẩu 59 5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hành thu thuế 60 6. Nâng cao ý thức của người dân về nghĩa vụ nộp thuế 62 Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0448.doc
Tài liệu liên quan