Các triệu chứng nặng của hen
Độ nặng của triệu chứng hen được đánh giá
qua 3 câu hỏi về các triệu chứng sau trong 12
tháng qua: số cơn khò khè, thức giấc do khò khè,
khò khè làm giới hạn lời nói. Tỉ lệ các triệu chứng
nặng trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với tỉ lệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơi
cao hơn tỉ lệ chung ở Châu Á- Thái Bình Dương(4),
hơi thấp hơn so với Hà Nội(11,9) và thấp hơn nhiều
so với những nơi có tỉ lệ này cao nhất như Châu
Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương.
Tỉ lệ nhập viện, vào cấp cứu và nghỉ học,
nghỉ làm vì hen trong năm qua
Tỉ lệ nhập viện vì hen và tỉ lệ vào cấp cứu vì
hen trong năm qua tương đương nhau là 19%; tỉ
lệ nghỉ học vì hen trong năm qua là 27,7%.
Yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen
Các yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen rất đa
dạng, một BN bị hen có thể có nhiều yếu tố nghi
khởi phát cơn hen. Trong đó, nổi bật nhất là các
yếu tố thay đổi thời tiết, gắng sức và nhiễm
trùng đường hô hấp.
Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen
Mỗi khi lên cơn hen, BN có thể được đưa đi
khám và điều trị ở nhiều nơi. Những nơi mà các
BN đi điều trị mỗi khi lên cơn hen là bệnh viện/
trung tâm y tế, phòng khám tư nhân. Đáng lưu
ý, có tỉ lệ không nhỏ (27,8%) BN tự mua thuốc để
điều trị mỗi khi lên cơn hen.
Loại thuốc điều trị mỗi khi lên cơn hen
Mỗi khi lên cơn hen, BN thường mua thuốc
hoặc được bác sĩ kê toa thuốc uống, phun xịt
thuốc và/ hoặc tiêm thuốc. Tuy nhiên, đáng chú
ý là có tỉ lệ khá cao (25%) BN được tiêm thuốc và
chỉ có 33,3% BN được phun khí dung hoặc xịt
thuốc mỗi khi lên cơn hen.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ khò khè và tỉ lệ hen: Tỉ lệ hen tại Tiền
Giang ở mức trung bình cao là 6%, tỉ lệ từng khò
khè là 20%.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hen phế quản tại tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 155
THỰC TRẠNG HEN PHẾ QUẢN TẠI TỈNH TIỀN GIANG
Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại Tiền Giang, chưa tìm thấy một số liệu nào về tỉ lệ hen
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng bệnh hen tại tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tỉ lệ hen 6%, tỉ lệ từng khò khè là 20%. 36 trường hợp hen có những đặc điểm: Tỉ lệ nhập viện và
tỉ lệ vào cấp cứu vì hen trong năm qua tương đương nhau 19%; tỉ lệ nghỉ học vì hen trong năm qua 27,7%. Yếu
tố nghi khởi phát cơn hen thường gặp là thay đổi thời tiết. Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen thường nhất là bệnh
viện/trung tâm y tế (38,9%), tự mua thuốc uống mỗi khi lên cơn hen (27,8%), phòng khám tư nhân (11%).
Kết luận: Tỉ lệ hen tại Tiền Giang ở mức trung bình cao.
Từ khoá: hen.
ABSTRACT
ACTUAL SITUATION OF BRONCHIAL ASTHMA IN TIEN GIANG PROVINCE
Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 154 - 159
Background: There is not the research about the prevalence of asthma in Tien Giang province.
Objective: To investigate the actual situation of asthma in Tien Giang province.
Method: Cross sectional description.
Results: The prevalence rate of asthma was 6%; The prevalence rate of wheezing was 20%. Characteristic
features of 36 cases of asthma were: The rate of hopital visits and emergency room visits due to asthma in last year
were equal (19%), school absences due to asthma in last year were 27.7%. The most common precipitant of
asthma exacerbations was changes in weather. The most common places of choice for treatment asthma attacks
were in hospital or health center (38.9%) and clinical cabinet (11%), 27.8% of patients taken orally administered
drug by their parents for treatment asthma attacks.
Conclusion: The prevalence rate of asthma in Tien Giang province was high.
Key words: asthma.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là một trong các bệnh mạn
tính hay gặp nhất trên thế giới, là một trong
những nguyên nhân chủ yếu gây tàn phế và tử
vong trên toàn cầu. Hen hiện là một vấn đề sức
khỏe cộng đồng, là gánh nặng y tế và kinh tế của
tất cả các quốc gia(4,2). Theo Tổ chức Y tế Thế giới,
hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người
bị hen và có thể tăng thêm từ 100 – 150 triệu
người vào năm 2025(3,5). Ước tính hen chiếm 1%
gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Hàng năm, số tử
vong do hen khoảng 250.000 người(1). Ở Việt
Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen khá cao và theo chiều
hướng tăng dần(13). Theo Bộ Y tế, tỷ lệ này năm
2000 từ 8- 9%, đến năm 2004 là 10%. Tại thành
phố Hồ Chí Minh, thống kê của Tổ chức y tế
ISAAC vào năm 2004, có đến 29,1% trẻ em bị
hen, con số thuộc loại cao nhất của châu Á. Tại
* Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm ĐT: 0913771779 Email: tavantram@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 156
Tiền Giang, chúng tôi chưa tìm thấy một số liệu
nào về độ lưu hành hen. Hàng năm, Tiền Giang
có khoảng 1.000 bệnh nhân nhập viện tại Bệnh
viện Đa khoa Tiền Giang vì lên cơn hen. Hen
ngày càng trở thành gánh nặng y tế và kinh tế tại
Tiền Giang. Trong phạm vi của nghiên cứu này,
chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng bệnh
hen tại tỉnh Tiền Giang để có một bức tranh
chung về tình hình bệnh hen tại tỉnh Tiền Giang,
từ đó giúp cho công tác quản lý, kiểm soát bệnh
hen tốt hơn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nơi nghiên cứu
Địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Thời điểm nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 5 năm 2011.
Dân số mục tiêu
Toàn bộ người dân ≥ 7 tuổi sống tại tỉnh Tiền
Giang.
Dân số chọn mẫu
Người dân ≥ 7 tuổi sống tại tỉnh Tiền Giang
được chọn vào nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu
( ) ( )
2
1 / 2
2
Z P 1 P
n
d
−α
−
=
Trong đó chọn khoảng tin cậy 95%. - α: xác suất sai lầm
loại 1 (α = 0,05); - Z (1-α/2) = 1,96 ( bảng phân phối chuẩn); -
d: Độ chính xác mong muốn; - p= 0,05 ở người lớn và p=
0,1 ở trẻ em, theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế; - Cỡ mẫu là n
= 384
Cỡ mẫu hiệu chỉnh (vì chọn mẫu chùm) với
ảnh hưởng thiết kế là 1,5
N = 1,5 x n = 1,5 x 384 = 600.
Vì vậy, chúng tôi chọn cỡ mẫu là N = 600.
Phương pháp chọn mẫu
Lấy mẫu 2 bậc và lấy mẫu cụm, cụ thể như
sau
- Bước 1: Lập danh sách tất cả các xã trong
tỉnh và đánh số thứ tự xã.
Tỉnh Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp
huyện với 169 xã, phường, thị trấn. Từ 169 xã,
phường, thị trấn, dùng phương pháp chọn ngẫu
nhiên hệ thống 30 xã, phường để nghiên cứu.
Tính khoảng cách mẫu (KCM):
Tổng số xã, phường,thị trấn
30
KCM =
169
30
= 6
Chọn một số ngẫu nhiên R ≤ KCM: 6. Cụm
đầu tiên được chọn có thứ tự cộng dồn bằng
hoặc vừa lớn hơn R. Cụm thứ n được chọn tiếp
như sau: có số cộng dồn bằng hoặc vừa lớn hơn
R + (n-1) KCM.
- Bước 2: Chọn đơn vị nguyên tố (ĐVNT).
Số ĐVNT của mỗi cụm = N/30 = 600/30 = 20
người/cụm
Chọn mẫu tại cộng đồng: Chọn ngẫu nhiên
20 người mỗi xã, phường.
Tiêu chí chọn mẫu
- Tiêu chí đưa vào: người dân ≥ 7 tuổi trong
tỉnh Tiền Giang được chọn ngẫu nhiên vào
nghiên cứu.
- Tiêu chí loại trừ: Gia đình không đồng
ý tham gia nghiên cứu, phiếu trả lời thiếu
thông tin.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData
theo phương pháp nhập đôi. Dữ kiện được mã
hóa và phân tích bằng phần mềm STATA 10.0.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 157
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có tất cả 600 người được đưa vào nghiên
cứu
Phân bố theo giới
Bảng 1: Phân bố mẫu theo giới
Giới Tần suất Tỉ lệ (%)
Nam 253 42,17
Nữ 347 57,83
Phân bố theo địa dư
Bảng 2: Phân bố mẫu theo địa dư
Nơi cư trú Tần suất Tỉ lệ (%)
Nông thôn 516 86
Thành thị 84 14
Tỉ lệ hen
Bảng 3: Tỉ lệ hen
Biến số Tần suất Tỉ lệ (%)
Từng khò khè 120 20
Hen 36 6
Khò khè nặng giới hạn lời nói trong 12
tháng qua
10 1,6*
Khò khè liên quan gắng sức trong 12
tháng qua
20 3,3
Ho khan về đêm trong 12 tháng qua 100 16,6
* nếu tính trên 36 người hen, tỉ lệ khò khè nặng giới hạn lời
nói là 27,7%
Khò khè khi gắng sức và ho khan về đêm
trong 12 tháng qua
Tỉ lệ khò khè khi gắng sức trong 12 tháng
qua của chúng tôi là 5%, thấp hơn tỉ lệ hen (6%).
Các kiểu khò khè
Tỉ lệ các kiểu khò khè là: sớm thoáng qua
chiếm 20,2%; khò khè dai dẳng 10%; khò
khè khởi phát muộn chiếm 3% trong tổng số
600 người.
Các triệu chứng nặng của hen
Độ nặng của triệu chứng hen được đánh giá
qua 3 câu hỏi về các triệu chứng sau trong 12
tháng qua: số cơn khò khè, thức giấc do khò khè,
khò khè làm giới hạn lời nói.
Bảng 4: So sánh tỉ lệ các triệu chứng khò khè nặng
trong 12 tháng qua
Triệu chứng Tỉ lệ các triệu chứng
trong 12 tháng qua (%)
≥ 4 cơn khò khè 3,3
Thức giấc do khò khè > 1 đêm/
tuần
0,7
Khò khè nặng giới hạn lời nói 1,6
* nếu tính phần trăm trên những học sinh có khò khè trong
12 tháng qua, tỉ lệ khò khè ≥ 4 cơn, thức giấc vì khò khè
trung bình > 1 lần/ tuần, khò khè nặng làm giới hạn lời nói
tại Tiền Giang lần lượt là 36,5%; 8,2% và 17,6%.
Tỉ lệ nhập viện, vào cấp cứu và nghỉ học,
nghỉ làm vì hen trong năm qua
Bảng 5: Tỉ lệ nhập viện, vào cấp cứu và nghỉ học vì
hen trong năm qua
Biến số Tần suất (n =
36)
Tỉ lệ (%)
Nhập viện vì hen trong năm qua 7 19
Vào cấp cứu vì hen trong năm qua 7 19
Nghỉ học, nghỉ làm vì hen trong năm
qua
10 27,7
Yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen
Bảng 6: Các yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen
Yếu tố nghi gây khởi phát Tần suất (n = 36) Tỉ lệ (%)
Thay đổi thời tiết 23 64
Gắng sức 7 19
Bụi 7 19
Nhiễm trùng hô hấp 10 28
Thức ăn 3 8,3
Thuốc Tây 1 2,7
Khói thuốc lá 6 16,7
Xúc động 3 8,3
Hóa chất, mùi lạ 8 22
Lông chó mèo 3 8,3
Phấn hoa 1 2,7
Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen
Bảng 7: Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen
Nơi điều trị Tần suất (N = 36) Tỉ lệ (%)
Tự mua thuốc ở nhà thuốc 10 27,8
Phòng khám tư nhân 4 11
Bệnh viện/Trung tâm y tế 14 38,9
Trạm y tế 6 16,7
Cơ sở y tế thuốc Nam, Bắc 2 5,6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 158
Loại thuốc điều trị mỗi khi lên cơn hen
Bảng 8: Loại thuốc điều trị mỗi khi lên cơn hen
Loại thuốc điều trị Tần suất (N = 36) Tỉ lệ (%)
Thuốc uống 30 83,3
Thuốc tiêm 9 25
Thuốc phun hoặc xịt 12 33,3
Thuốc Nam, thuốc Bắc 0 0
BÀN LUẬN
Phân bố theo giới
Tỉ lệ giới nam gần tương đương với nữ, nam:
nữ là 1:1,37.
Phân bố theo địa dư
Người dân đa số sống ở nông thôn chiếm
86%. Con số này cũng phù hợp với phân bố dân
số ở Việt Nam nói chung, 80% sống ở nông
thôn(9). Sự phân bố mẫu nghiên cứu theo giới và
địa dư phù hợp với sự phân bố trong dân số
cùng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đã phản
ánh được tính đại diện của mẫu nghiên cứu cho
dân số, một tiêu chuẩn quan trọng của một
nghiên cứu dịch tễ.
Tỉ lệ hen
Tỉ lệ từng khò khè là 20%, cao nhất trong số
các biến số như: hen, khò khè liên quan gắng sức
trong năm qua, ho khan về đêm trong năm qua.
Nguyên nhân là đây là tỉ lệ cộng dồn (suốt đời) và
do tình trạng khò khè này không chỉ liên quan
hen mà còn liên quan đến những bệnh lý khác. Tỷ
lệ mắc hen trong cộng đồng dân cư tỉnh Tiền
Giang là 6%. Tỷ lệ này tương đương với kết quả
nghiên cứu của Phan Quang Đoàn tại Hà Nội là
8,74%(11). Nghiên cứu của Phạm Lê Tuấn về tỷ lệ
mắc hen ở trẻ em lứa tuổi học đường nội, ngoại
thành Hà Nội cho kết quả là 10,42%(9). Kết quả của
Khổng Thị Ngọc Mai nghiên cứu tại trường Tiểu
học, trung học cơ sở Gia Sàng, Thành phố Thái
Nguyên cho kết quả tỷ lệ mắc hen khá cao
(14,1%). Chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch này
là do các nghiên cứu ở các địa điểm khác nhau.
Môi trường sống, thời tiết, sự ô nhiễm môi
trường, thu nhập, yếu tố gia đình đều có ảnh
hưởng đến sức khỏe và bệnh tật trong đó có độ
lưu hành hen. Với tỷ lệ hen trong cộng đồng dân
cư tỉnh Tiền Giang là 6% thuộc hàng trung bình so
với tỷ lệ hen ở các vùng trong và ngoài nước. Con
số này cũng góp phần giảm bớt sự hoài nghi và
góp một tiếng nói chung rằng: Tỉ lệ hen ở Việt
Nam không hề thấp mà ở mức cao, ngang với
những nước đã phát triển và thuộc hàng cao nhất
khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Khi so sánh
với kết quả của những nơi khác trên thế giới, tỉ lệ
hen của chúng tôi tương đương với tỉ lệ ở Hồng
Kông, Đài Bắc và tỉ lệ chung của vùng Châu Á
Thái Bình Dương, Bắc Âu và Đông Âu, cao hơn
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan nhưng
thấp hơn Nhật, Singapore, Úc, Châu Mỹ Latinh và
Bắc Mỹ(4,6,3).
Khò khè khi gắng sức và ho khan về đêm
trong 12 tháng qua
Tỉ lệ khò khè khi gắng sức trong 12 tháng
qua của chúng tôi là 5%, thấp hơn tỉ lệ hen
(6%). Kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu của các nước tham gia dự án
ISAAC. Tỉ lệ khò khè liên quan đến gắng sức
thay đổi từ 1,6% ở Estonia đến 16,5% ở New
Zealand. Trái ngược với tỉ lệ thấp của khò khè
liên quan gắng sức trong 12 tháng qua, tỉ lệ ho
khan về đêm trong 12 tháng qua của nghiên
cứu chúng tôi là 26,2%, cao hơn hẳn tỉ lệ hen
(6%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả
của các nghiên cứu ở hầu hết các nước tham
gia dự án ISAAC(1). Tỉ lệ ho khan về đêm trong
12 tháng qua cao hơn tỉ lệ khò khè trong 12
tháng qua. Trừ tại Hà Nội và các nước Nhật
Bản, Singapore và Georgia, tỉ lệ này thấp hơn
tỉ lệ khò khè 12 tháng qua. Tuy nhiên, khi so
sánh với các tỉ lệ ho khan về đêm trong 12
tháng qua ở các nơi khác trong nước hoặc đa
số các nước khác, tỉ lệ của chúng tôi cao hơn
hẳn và tương đương với tỉ lệ cao nhất ở các
nước như Úc, Anh và Châu Mỹ Latinh, những
nơi có tỉ lệ hen cao nhất trên thế giới. Điều này
có thể gợi ý cho biết, tại Tiền Giang hen dạng
ho chiếm tỉ lệ cao.
Các kiểu khò khè
Kết quả cho thấy trong nghiên cứu chúng tôi,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 159
tỉ lệ các kiểu khò khè là sớm thoáng qua chiếm
20,2%; khò khè dai dẳng 10%; khò khè khởi phát
muộn chiếm 3% trong tổng số 600 người tham
gia nghiên cứu. Tỉ lệ này tương đối phù hợp với
y văn, trừ khò khè khởi phát muộn có tỉ lệ thấp
hơn y văn. Theo y văn, khò khè sớm thoáng qua,
khò khè dai dẳng và khò khè khởi phát muộn
lần lượt chiếm tỉ lệ 19,9%; 13,7% và 15% trong
dân số(5).
Các triệu chứng nặng của hen
Độ nặng của triệu chứng hen được đánh giá
qua 3 câu hỏi về các triệu chứng sau trong 12
tháng qua: số cơn khò khè, thức giấc do khò khè,
khò khè làm giới hạn lời nói. Tỉ lệ các triệu chứng
nặng trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với tỉ lệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơi
cao hơn tỉ lệ chung ở Châu Á- Thái Bình Dương(4),
hơi thấp hơn so với Hà Nội(11,9) và thấp hơn nhiều
so với những nơi có tỉ lệ này cao nhất như Châu
Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương.
Tỉ lệ nhập viện, vào cấp cứu và nghỉ học,
nghỉ làm vì hen trong năm qua
Tỉ lệ nhập viện vì hen và tỉ lệ vào cấp cứu vì
hen trong năm qua tương đương nhau là 19%; tỉ
lệ nghỉ học vì hen trong năm qua là 27,7%.
Yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen
Các yếu tố nghi gây khởi phát cơn hen rất đa
dạng, một BN bị hen có thể có nhiều yếu tố nghi
khởi phát cơn hen. Trong đó, nổi bật nhất là các
yếu tố thay đổi thời tiết, gắng sức và nhiễm
trùng đường hô hấp.
Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen
Mỗi khi lên cơn hen, BN có thể được đưa đi
khám và điều trị ở nhiều nơi. Những nơi mà các
BN đi điều trị mỗi khi lên cơn hen là bệnh viện/
trung tâm y tế, phòng khám tư nhân. Đáng lưu
ý, có tỉ lệ không nhỏ (27,8%) BN tự mua thuốc để
điều trị mỗi khi lên cơn hen.
Loại thuốc điều trị mỗi khi lên cơn hen
Mỗi khi lên cơn hen, BN thường mua thuốc
hoặc được bác sĩ kê toa thuốc uống, phun xịt
thuốc và/ hoặc tiêm thuốc. Tuy nhiên, đáng chú
ý là có tỉ lệ khá cao (25%) BN được tiêm thuốc và
chỉ có 33,3% BN được phun khí dung hoặc xịt
thuốc mỗi khi lên cơn hen.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ khò khè và tỉ lệ hen: Tỉ lệ hen tại Tiền
Giang ở mức trung bình cao là 6%, tỉ lệ từng khò
khè là 20%.
Đặc điểm các trường hợp hen: 36 trường
hợp hen có những đặc điểm như sau: Tỉ lệ nhập
viện vì hen và tỉ lệ vào cấp cứu vì hen trong năm
qua tương đương nhau là 19%; tỉ lệ nghỉ học vì
hen trong năm qua là 27,7%. Các yếu tố nghi
khởi phát cơn hen thường gặp nhất là thay đổi
thời tiết, gắng sức và nhiễm trùng hô hấp, bụi.
Nơi điều trị mỗi khi lên cơn hen thường gặp
nhất là bệnh viện/trung tâm y tế (38,9%), tự mua
thuốc uống mỗi khi lên cơn hen (27,8%), trạm y
tế (16,7%), phòng khám tư nhân (11%). Mặt khác,
có 25% khi lên cơn hen được điều trị thuốc dạng
tiêm chích, và chỉ có 33,3% được phun hoặc xịt
thuốc mỗi khi lên cơn hen.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beasley R et al (2003). International patterns of the prevalence
of pediatric asthma The ISAAC program. Pediatr Clin
NAm50:539– 553.
2. Đào Văn Chinh (1999). Hen phế quản. Bách khoa thư bệnh
học, tập 1, pp 180-184. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Irwin RS, Boulet LP, Cloutier MM, et al (1998). Managing
cough as a Defense Mechanism and as a Symtom. A
Consensus Panel Report of the American College of Chest
Physicians. Chest, 114 (suppl2): 133S-181S.
4. Lai C (2004). The Asthma Epidemic in Asia Pacific. 9th
Congress of the Asia Pacific Society of Respirology 10-13
December 2004 Hong Kong.
5. Lawrence M, Tierney Jr, Sanjay Saint, Mary A. Whooley (2002).
Asthma. Essentials of Diagnosis and Treatment, 2, pp.42.
6. Manthous CA. (1995). Management of Severe Exacerbation of
Asthma. The American Journal of Medicine: 298-308.
7. Nguyễn Hữu Thành (2005). Khảo sát xử trí hen phế quản theo
GINA tại khoa Lao và bệnh Phổi Bệnh viện Đa khoa Đồng
Tháp. Nội san nghiên cứu khoa học Đồng Tháp 2007: 1- 23.
8. Nguyễn Tiến Dũng (2005). Một số đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng hen phế quản ở trẻ em. Tạp chí Y học Việt Nam, số
6: 1-3.
9. Phạm Lê Tuấn, (2005). Một số đặc điểm dịch tễ hen phế quản
trẻ em tuổi học đường nội, ngoại thành Hà Nội. Tạp chí Y học
dự phòng, tập XV, số 1 (72): 57-62.
10. Phạm Long Trung và cộng sự (1999). Lao nguyên phát. In: Bộ
môn Lao – phổi. Bệnh học lao – phổi, tập II, pp 119-32. Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 160
11. Phan Quang Đoàn, Tôn Kim Long (2006). Lưu hành hen phế
quản trong học sinh một số trường học ở Hà Nội và tình hình
sử dụng Seretide dự phòng hen trong các đối tượng này. Tạp
chí Y học thực hành, số 6: 15-17.
12. Trần Quỵ (2002). Hen phế quản ở trẻ em. Thông tin Y học lâm
sàng, số 8: 3.
13. Trần Quỵ (2007). Báo cáo tổng kết Dự án phòng chống hen
phế quản tại một số tỉnh phía Bắc từ 2004-2006. Hội nghị
Khoa học Triển khai chương trình GARD tại Việt Nam, thành
phố Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_hen_phe_quan_tai_tinh_tien_giang.pdf