Thực trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Thứ hai, Hỗ trợ tìm kiếm đầu ra bằng liên doanh, liên kết từ khoa học công nghệ cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho một số mặt hàng công nghiệp của tỉnh như: Đồ gỗ nội thất, thực phẩm chế biến (bánh kẹo, rượu mạnh), thủy hải sản khô, nước mắm các loại. Thứ ba, Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và quản lý cho chủ cơ sở và người lao động. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các ngành nghề có xu hướng sử dụng nhiều lao động. Việc này giúp cơ sở sản xuất tồn tại một cách bền vững, thích nghi kịp thời với các biến động của nền kinh tế thị trường. Mở các lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động phổ thông, đối tượng lao động chính của các cơ sở. Giải pháp này giúp nâng cao tay nghề, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Thứ tư, Hỗ trợ về mặt nguồn vốn, tài chính cho các cơ sở sản xuất kinh doanh: triển khai các gói hỗ trợ tín dụng có lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường. Ngoài ra mô hình các quỹ tín dụng nhân dân cũng là một kênh giúp các cơ sở có thể tiếp cận được nguồn vốn một cách kịp thời.Ngoài những giải pháp đã nêu trên, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước ở các cấp quản lý, chính quyền địa phương, nhất là cấp xã phường. Theo dõi biến động của thị trường, từ đó giải quyết các vấn đề vướng mắc. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đưa ra các giải pháp, đề xuất hỗ trợ kịp thời nhân dân nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Góp phần phát triển kinh tế, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 SỐ 04– 2016 24 Thống kê và Cuộc sống Thực trạng hoạt động của THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ Sản xuất kinh doanh CÁ THỂ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH Uông Thị Hoàn* Kinh tế cá thể là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, ở Hà Tĩnh thành phần kinh tế này có xuất phát điểm thấp, nguồn vốn sử dụng kinh doanh có biên độ trải rộng từ mức rất thấp dưới 1 triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Tuy vậy, yêu cầu về trình độ lao động không cao, tận dụng được yếu tố thời gian trong xã hội, góp phần giải phóng được sức lao động, năng lực sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy giảm nghèo, mang lại thu nhập cho người lao động; đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; ngoài ra, kinh tế cá thể còn là tiền đề cho việc thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo kết quả điều tra mẫu số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và chọn mẫu kết quả sản xuất kinh doanh các cơ sở SXKD năm 2015, tính đến thời điểm 01/7/2015 tỉnh Hà Tĩnh có 70.597 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (trừ ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) đang hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng 2,91% (tăng 1.994 cơ sở) so với kết quả điều tra năm 2014, tăng 5,74% (tăng 3.834 cơ sở) so với năm 2013, tăng 8,0% (tăng 5.229 cơ sở) so với năm 2012 và tăng 17,88% (tăng 10.707 cơ sở) so với năm 2011. Tính bình quân giai đoạn 2011-2015, số lượng cơ sở SXKD cá thể tăng 4,20%/năm (xem Bảng 1). Bảng 1: Số cơ sở, lao động sản xuất kinh doanh cá thể giai đoạn 2011-2015 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số cơ sở (cơ sở) Số lao động (người) Số cơ sở (cơ sở) Số lao động (người) Số cơ sở (cơ sở) Số lao động (người) Số cơ sở (cơ sở) Số lao động (người) Số cơ sở (cơ sở) Số lao động (người) Tổng số 59.890 103.322 65.368 114.215 66.763 116.383 68.603 118.157 70.597 120.817 Công nghiệp 14.791 29.905 15.657 32.225 15.946 32.852 16.376 33.355 13.646 23.144 Xây dựng 2.104 10.152 2.882 17.388 2.938 15.826 2.778 15.419 2.392 14.438 Thương nghiệp 28.655 42.110 31.214 42.807 31.559 44.443 32.844 45.283 34.788 50.941 Vận tải kho bãi 4.075 4.795 4.065 4.708 4.119 4764 4.375 5.127 4.174 5.365 Khách sạn, nhà hàng 5.879 10.337 6.532 10.423 6.786 11.290 6.000 10.534 6.501 13.863 Dịch vụ 4.386 6.023 5.018 6.664 5.415 7.208 6.230 8.439 9.096 13.066 Nguồn: Kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tại Hà Tĩnh * Cục Thống kê Hà Tĩnh Thống kê và Cuộc sống Thực trạng hoạt động của SỐ 04 – 2016 43 25 Số lao động các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tại thời điểm 01/7/2015 tại Hà Tĩnh là 120.817 người, tăng 2,25% so với năm 2014, tăng 3,81% so năm 2013, tăng 5,78% so năm 2012 và tăng 16,93% so với năm 2011. Bình quân năm giai đoạn 2011-2015 tăng 3,99%. Tuy nhiên, năm 2015, số lao động trong ngành Công nghiệp giảm mạnh so với các năm trước đó (giảm 10.211 lao động). Mặc dù có những sự biến động so năm trước, nhưng các nhóm ngành thương nghiệp, công nghiệp, xây dựng vẫn là những nhóm ngành có tỷ trọng lao động lớn. So với năm 2011, tỷ trong số lao động của nhóm các ngành nghề Dịch vụ tăng nhanh, từ 5,83% năm 2011 lên 10,81% vào năm 2015. Ngoài nguyên nhân do kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch, nhu cầu về các hoạt động dịch vụ trong dân cư cũng tăng lên. Bảng 2: Doanh thu các cơ sở SXKD cá thể phân theo ngành Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu (Triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Doanh thu (Triệu đồng) Tốc độ tăng (%) Doanh thu (Triệu đồng) Tốc độ tăng (%) TỔNG SỐ 26.112.622 24,54 31.165.888 19,35 36.388.911 16,76 Công nghiệp 3.389.838 12,75 3.837.910 13,22 4.268.745 11,23 Thương mại 17.692.788 25,23 20.967.633 18,51 24.805.138 18,30 Vận tải, kho bãi 1.335.095 15,18 1.567.047 17,37 1.861.788 18,81 Khách sạn, nhà hàng 2.937.501 47,03 3.845.893 30,92 4.259.483 10,75 Dịch vụ khác 757.400 12,16 947.405 25,09 1.193.757 26,00 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở cá thể năm 2015 phân theo ngành ta thấy năm 2015 ngành dịch vụ khác có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhất là 26%, sau đó lần lượt đến các ngành Vận tải kho bãi (tăng 18,81%); Thương nghiệp (tăng 18,30%); Công nghiệp (tăng 11,23%); và Khách sạn, nhà hàng (tăng 10,75%). Các ngành dịch vụ khác có 9.096 cơ sở với tổng doanh thu đạt 1.193.757 triệu đồng, tăng 26,0% so với năm 2014, doanh thu bình quân một cơ sở/năm là 131 triệu đồng/cơ sở. Tuy số lượng cơ sở lớn nhưng do tỷ trọng cơ sở hoạt động trong nhiều ngành nghề có doanh thu thấp chiếm đa số như: cho thuê bất động sản (dịch vụ cho thuê nhà trọ); dịch vụ chăm sóc cá nhân, cho thuê đồ dùng. Thực tế những ngành này tỷ lệ chi phí trong tổng doanh thu không lớn. Do đó, mặc dù doanh thu không cao nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ về lợi nhuận, tạo điều kiện cho các cơ sở tồn tại và phát triển. Sự tăng trưởng về mặt doanh thu và số lượng cơ sở hoạt động trong các ngành dịch vụ những năm gần đây có nguyên nhân chủ yếu đến từ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Lượng tiền mặt trong dân cư tăng khá so giai đoạn trước đây, nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ phục vụ đời sống, công việc và nhu cầu các dịch vụ giải trí qua đó tăng nhanh. Thống kê và Cuộc sống Thực trạng hoạt động của 44 SỐ 04– 2016 26 Hình 1: Tỷ trọng doanh thu các ngành kinh doanh các cơ sở kinh tế cá thể năm 2015 Trong tất cả các ngành kinh doanh, mặc dù năm 2015 hoạt động Dịch vụ khác có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng doanh thu lại chiếm tỷ trọng thấp nhất (3,3% tổng doanh thu). Doanh thu hoạt động thương mại của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể năm 2015 đạt 24.805.138 triệu đồng, tăng 18,30% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng lớn nhất (68,17% tổng doanh thu). Bình quân mỗi cơ sở có doanh thu đạt 713 triệu đồng/năm. Ngoài ra, kinh doanh thương mại còn có tác dụng thúc đẩy, gợi mở nhu cầu, đảm bảo cho người tiêu dùng những hàng hoá tốt, văn minh và hiện đại. Doanh thu các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng có mức tăng trưởng doanh thu đạt 10,75%. Với 6.506 cơ sở, đạt tổng doanh thu 1.997.851 triệu đồng, doanh thu bình quân một cơ sở/năm là 655 triệu đồng/cơ sở. Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tăng nhanh, chủ yếu phục vụ các tầng lớp lao động bình dân; các địa điểm kinh doanh bia rượu cũng có sự phát triển đáng kể về số lượng và hình thức. Địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất, các hình thức chế biến được chú trọng đầu tư. Các cơ sở thay đổi phương thức sản xuất, tuyển dụng đầu bếp đã được qua đào tạo, nâng cao chất lượng món ăn. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được các cơ quan quản lý kiểm tra chặt chẽ. Kinh tế phát triển, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh được quản lý tốt và được đầu tư về cơ sở hạ tầng, lượt khách du lịch hàng năm phát triển với tốc độ nhanh. Để đáp ứng được việc phục vụ, nhiều cơ sở đã mạnh dạn đầu tư, xây các loại nhà nghỉ kết hợp dịch vụ ăn uống, đặc biệt là các khu vực biển tại Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Doanh thu hoạt động công nghiệp khối cá thể trong năm 2015 đạt 4.268.745 triệu đồng, tăng 11,23% so với năm 2014. Mức doanh thu này từ 13.646 cơ sở, bình quân một cơ sở đạt 313 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng doanh thu thấp, nguyên nhân do giảm số lượng cơ sở một số ngành có quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng khi quy mô các cơ sở công nghiệp đã tăng lên, chú trọng sự phát triển theo chiều sâu. Doanh thu ngành vận tải, kho bãi năm 2015 đạt 1.861.788 triệu đồng, tăng 18,81% so với năm 2014. Với 4.174 cơ sở với thì doanh thu bình quân một cơ sở/năm là 446 triệu đồng/cơ sở. Sự chuyển dịch về cơ cấu, chủng loại phương tiện đem lại mức tăng trưởng về mặt doanh thu. Áp lực cạnh tranh từ khối doanh nghiệp cùng cơ chế quản lý chính sách khiến các chủ cơ sở phải đổi mới phương tiện theo hướng tải trọng lớn hơn, hiện đại hơn. Mặt khác, nhu cầu vận tải hàng hoá phục vụ các dự án lớn trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nóng những năm gần đây. Lượng lao động, nhân lực lớn đổ về các khu kinh tế giúp tăng trưởng doanh thu hoạt động vận tải hành khách. Thống kê và Cuộc sống Thực trạng hoạt động của SỐ 04 – 2016 45 27 Sau 30 năm đổi mới, kinh tế cá thể tiếp tục khẳng định được vai trò, vị trí trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng. Kinh tế cá thể có mạng lưới rộng, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi biên giới; thành phần kinh tế cá thể hoạt động đa dạng về ngành nghề sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít. Tuy nhiên, trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của chủ cơ sở còn nhiều hạn chế, chủ yếu là theo kinh nghiệm. Dẫn tới việc kiểm soát chi phí, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh còn thiếu khoa học và thiếu chiến lược. Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng môi trường từ dự án công nghiệp Formosa cũng ảnh hưởng lớn đến kinh tế cá thể đặc biệt ở các ngành dịch vụ phục vụ du lịch, nhà hàng, kinh doanh thực phẩm Vì vậy, để thúc đẩy nền kinh tế nói chung và khối kinh tế cá thể nói riêng, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, Tăng cường cải cách hành chính trong các khâu cấp phép, quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Các quy định cần chặt chẽ, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho nhân dân. Có những ưu đãi dành cho các cơ sở chấp hành nghiêm túc về đăng kí kinh doanh, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Thứ hai, Hỗ trợ tìm kiếm đầu ra bằng liên doanh, liên kết từ khoa học công nghệ cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho một số mặt hàng công nghiệp của tỉnh như: Đồ gỗ nội thất, thực phẩm chế biến (bánh kẹo, rượu mạnh), thủy hải sản khô, nước mắm các loại. Thứ ba, Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và quản lý cho chủ cơ sở và người lao động. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các ngành nghề có xu hướng sử dụng nhiều lao động. Việc này giúp cơ sở sản xuất tồn tại một cách bền vững, thích nghi kịp thời với các biến động của nền kinh tế thị trường. Mở các lớp đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động phổ thông, đối tượng lao động chính của các cơ sở. Giải pháp này giúp nâng cao tay nghề, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Thứ tư, Hỗ trợ về mặt nguồn vốn, tài chính cho các cơ sở sản xuất kinh doanh: triển khai các gói hỗ trợ tín dụng có lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường. Ngoài ra mô hình các quỹ tín dụng nhân dân cũng là một kênh giúp các cơ sở có thể tiếp cận được nguồn vốn một cách kịp thời.Ngoài những giải pháp đã nêu trên, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước ở các cấp quản lý, chính quyền địa phương, nhất là cấp xã phường. Theo dõi biến động của thị trường, từ đó giải quyết các vấn đề vướng mắc. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đưa ra các giải pháp, đề xuất hỗ trợ kịp thời nhân dân nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Góp phần phát triển kinh tế, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII. (Xem tiếp trang 28) Thống kê Quốc tế và Hội nhập Quản lý chất lượng 28 SỐ 04– 2016 10 4.4. Ưu nhược điểm của ASPIRE Ưu điểm của ASPIRE là công cụ hữu hiệu để tìm ra các nguồn gốc lỗi và bao hàm các tiêu chí để nhận biết rủi ro đối với chất lượng sản phẩm. Danh mục thẩm định rất hiệu quả cho việc xếp hạng một cách tin cậy. Việc chúng tôi phân biệt sự khác nhau giữa nguồn gốc lỗi và ảnh hưởng của chúng trong tổng lỗi là một trong những đặc điểm quan trọng khi chúng tôi chỉ có một nguồn tài nguyên giới hạn và chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi sử dụng các nguồn lực đó một cách tốt nhất có thể. Các nhân viên của chúng tôi được truyền cảm hứng để có thể thảo luận về sản phẩm và cải tiến của họ đối với sản phẩm cùng với các chuyên gia giỏi. Đó là một cách tiếp cận có tính hệ thống để định hướng cải tiến và cũng đơn giản và dễ hiểu đối với các quản lý. Một trong những yếu điểm có thể của ASPIRE là không đo lường tính chính xác chân thực của các sản phẩm thống kê. ASPIRE cũng dựa vào các kỹ năng và kinh nghiệm của các thẩm định viên bên ngoài và các thông tin được cung cấp bởi các nhân viên sản xuất, mang tính chủ quan trong cách tiếp cận. 5. Các bƣớc tiếp theo TCTK Thụy Điển sẽ tiếp tục sử dụng khung EFQM để nhận biết các cải tiến chung đối với hệ thống quản lý chất lượng của họ. Một mục đích nữa là sử dụng ASPIRE để duy trì chứng nhận ISO hiện tại và cải tiến chất lượng sản phẩm trong các sản phẩm quan trọng nhất của chúng tôi. Ngoài ra cũng là để bổ sung danh sách các thẩm định viên có kinh nghiệm và xuất sắc. Chúng tôi cũng sẽ bắt đầu sử dụng công cụ Six Sigma cho những dự án cải tiến của chúng tôi. Thu Hiền (dịch) Nguồn: dia/14267-eng.pdf ----------------------------------------------------------- (Tiếp theo trang 4 5) Tài liệu tham khảo: 1. Tổng cục Thống kê, Phương án Điều tra cá thể năm 2015 theo quyết định số 617/QĐ- TCTK ngày 17 tháng 6 năm 2015 của TCTK; 2. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh qua các năm, NXB Thống kê; 3. Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Kết quả điều tra cá thể tỉnh Hà Tĩnh qua các năm; 4. TCTK, Kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp qua các năm, NXB Thống kê; 5. TCTK, Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, NXB Thống kê, năm 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_cua_cac_co_so_san_xuat_kinh_doanh_ca_th.pdf
Tài liệu liên quan