Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cuả Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Phần I : Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 2 I.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 2 I.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 2 a.Giai đoạn 1 : Từ năm 1980 đến năm 1988 2 b.Giai đoạn 2 : Từ năm 1988 đến nay 4 I.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 7 a.Chức năng 7 b.Nhiệm vô 7 I.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 7 I.2.1 Văn phòng Công ty 7 I.2.2 Các đơn vị trực thuộc 9 I.2.3 Các đơn vị liên doanh 10 I.3 Mét số đặc điểm có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Công ty 12 I.3.1 Nguồn nhân lực 12 I.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 12 a.Thị trường Nhật Bản 13 b. Thị trường Trung Quốc ( bao gồm cả Hồng Kông ) 14 c. Thị trường Châu âu (EU) . 15 d.Thị trường Mỹ: 16 e.Thị trường khác 17 Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cuả Công ty trong một số năm gần đây. 18 II.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây 18 II.1.1.Các mặt hàng xuất khẩu chính. 18 a.Sản phẩm tôm 18 b.Sản phẩm mực 21 c. Sản phẩm cá 22 d.Hàng mẫu các loại 23 II.2.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu mà Công ty đang áp dụng 23 a.Xuất khẩu trực tiếp 23 b.Xuất khẩu uỷ thác 24 c.Xuất khẩu theo nghị định thư 24 d.Xuất khẩu đối lưu 24 II.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh cuả Công ty trong một số năm gần đây 24 a.Khái quát chung về tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh 24 b.Tình hình cụ thể về doanh thu tiêu thu một số mặt hàng 26 II.2.Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản trong thời gian tới 26 II.2.1.Định hướng chung 27 II.2.2.Mục tiêu xuất khẩu đến năm 2005 27 KẾT LUẬN 29

doc31 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cuả Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cuả Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU Nghành xuất khẩu thuỷ sản được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua và đã hình thành được một nghành công nghiệp chế biến thực phẩm với năng lực sản xuất lớn trong các nghành chế biến nông sản thực phẩm. Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ V ( khoá VII) đã xác định thuỷ sản là nghành kinh tế mòi nhọn trong phát triển kinh tế Việt Nam, là nghành kinh tế đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh. Đối với các tỉnh Miền Bắc, thuỷ sản hiện là một thế mạnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Trong những năm qua, nghành thuỷ sản của vùng đã đem lại một lượng ngoại tệ lớn cho khu vực. Trong nghành thuỷ sản Việt Nam , thuỷ sản Miền Bắc đóng góp một vai trò quan trọng và được đánh giá là có tiềm năng. Trong rất nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản của khu vực Miền Bắc, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX Hà Nội) )được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu, một doanh nghiệp chủ lực về sản xuất , chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ hải sản và các sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm của nghành thuỷ sản. Phần I : Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội I.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội I.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội tên giao dịch quốc tế là: SEAPRODEX Hà Nội ( viết tắt của SEA PRODUCT IMPORT AND EXPORT COMPANY ) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam do Bộ thuỷ sản quản lý. Trụ sở của Công ty đặt tại 20- Láng Hạ- Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội . Tiền thân của Công ty là chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội, được thành lập vào ngay 5 tháng 7 năm 1980 theo quyết định số 544 TS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải Sản ( nay là Bộ Thuỷ sản ). Đến ngày 31 tháng 3 năm 1993, chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội được mở rộng thành Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội theo quyết định 251/TS về việc tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định số 388 NĐ/CP. Đến tháng 11 năm 1995, Công ty trở thành thành viên của Tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam . Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội cũng trải qua nhiều bước thăng trầm. Tuy nhiên, có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty thông qua 2 giai đoạn chủ yếu sau: Giai đoạn 1 : Từ năm 1980 đến năm 1988 Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Công ty lúc bấy giê mới chỉ là chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội. Chi nhánh ra đời trong thời kỳ Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế theo cơ chế hành chính bao cấp,kế hoạch hoá tập trung, thị trường bị chia cắt theo địa giới hành chính + Cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước có nhiều thay đổi, lạm phát cao, đồng tiền Việt Nam bị mất giá. + Chi nhánh ( lóc bấy giê ) được thử nghiệm theo cơ chế “ tự cân đối, tự trang trải và làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước “ theo quyết định số 2311/QĐ- HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Chính Phủ ) + Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội khi mới ra đời chưa có cơ sở sản xuất , chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ( trừ Xí nghiệp liên hợp thuỷ sản Hạ Long ), còn thiếu cán bộ am hiểu nghiệp vụ. Tuy nhiên, có một đặc điểm thuận lợi: là chi nhánh đầu tiên được thành lập nên thời gian này Công ty được độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản ở Miền Bắc. Như vậy, có thể nói Công ty ra đời trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn. Điều này đã tạo cho Công ty tuy ra đời với nguồn vốn Ýt ỏi nhưng lại có quyền tự chủ linh hoạt trong kinh doanh. Trong giai đoạn này, Công ty đạt được những thành tựu sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SEAPRODEX Hà Nội giai đoạn 1 ( 1980-1988 ) Năm Sản lượng xuất khẩu (triệu tấn) Doanh sè XK Doanh sè NK Gía trị (1000$) Tốc độ phát triển(%) Giá trị (1000$) Tốc độ phát triển (%) 1981 330 833 100 640 100 1982 170 1026 123 621 97 1983 388 2910 309 2502 391 1984 770 4955 595 3760 587 1985 775 4225 570 4268 667 1986 1015 6296 756 4400 668 1987 1581 9454 1135 5488 858 1988 1762 10734 1259 7091 1108 Tổng 6791 40433 28770 Giai đoạn 2 : Từ năm 1988 đến nay Đây là giai đoạn mà nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước thay đổi, kinh doanh xuất nhập khẩu phân tán, Nhà nước cho phép các đơn vị kinh tế địa phương trực tiếp xuất nhập khẩu chứ không tập trung về Công ty như một đầu mối trung tâm như trước đây nữa. Thị trường cạnh tranh gay gắt không chỉ đối với thị trường nội địa mà còn đối với cả thị trường nước ngoài: giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra biến động đều gây bất lợi cho Công ty. Đối với thị trường trong nước: Quyền quyết định chuyển từ tay người mua ( Công ty ) sang tay người bán ( các Xí nghiệp sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu ). Trong nước các doanh nghiệp tăng nhanh giá mua nguyên liệu và sản phẩm của nhau. Đối với thị trường nước ngoài: Các doanh nghiệp trong nước tranh bán ( xuất khẩu ) và quyền quyết định lúc này chuyển từ tay người bán (các Công ty ở Việt Nam ) sang tay người mua ( các thương nhân nước ngoài ). Hơn nữa sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ này bị cạnh tranh gay gắt với các nước khác ở cùng khu vực Châu á nh­: Ên độ, Thái Lan, Trung Quốc, Singapo... Việc Nhà nước tăng cường điều tiết thông qua chính sách quản lý kinh doanh theo nghành , chính sách thuế( thuế xuất khẩu, thuế sản xuất, thuế khai thác tài nguyên, thuế doanh thu...) không cón khuyến khích được việc chế biến hàng xuất khẩu do đó ảnh hưởng đến lượng thu mua, giá đầu vào và tỷ suất lợi nhuận của Công ty. Trước sự đòi hỏi cấp bách của cơ chế thị trường,ngoài những khó khăn vốn có của nền kinh tế đang phát triển, lại trong giai đoạn chuyển từ cơ chế hành chính sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước , SEAPRODEX Hà Nội đã phải tìm tòi, thử nghiệm một hướng đi riêng, tìm hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn, một mặt phù hợp với đặc thù riêng mình, mặt khác phải tuân thủ theo đường lối chính sách luật pháp của Nhà nước và Công ty đã có những thành tựu đáng kể: Đối với nước ngoài: Công ty tự tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường chiến lược, liên doanh, liên kết với các Công ty nước ngoài: SEAPRODEX Hà Nội là Công ty đầu tiên đầu tư vốn ra nước ngoài để thành lập liên doanh. Đó là liên doanh SEASAFICO ( giữa SEAPRODEX Hà Nội với Liên Hiệp các ngư trang Sakhalin- Cộng hoà Liên Bang Nga ) từ tháng 4 năm 1989. Việc SEAPRODEX Hà Nội đầu tư sang Cộng hoà Liên bang Nga trong hoàn cảnh nước ta chưa có luật đầu tư ra nước ngoài và các văn bản dưới luật khác là một khó khăn rất lớn tưởng chõng không thể vượt qua được vì tất cả đều phải xin Nhà nước giải quyết theo trường hợp ngoại lệ.Tuy nhiên, SEAPRODEX Hà Nội đã vượt qua được khó khăn đó và đưa liên doanh đi vào hoạt động trên cơ sở sử dụng nguồn lợi phong phú, kỹ thuật chế biến và kinh nghiệm của nước bạn kết hợp với công nghệ của Nhật Bản và khả năng buôn bán linh hoạt của ta để sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu một số mặt hàng khác của Việt Nam sang nước bạn. Đối với trong nước: SEAPRODEX Hà Nội dùng chính sách gắn bó với bạn hàng với quan điểm chủ đạo là bảo đảm sự hài hoà về lợi Ých giữa các bên; Chính sách dùng vốn và giá cả để thu hót các bạn hàng, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mới, phát triển các mặt hàng có giá trị cao để duy trì và tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ. Đối với nội bộ Công ty: Công ty đã mạnh dạn xây dựng quy chế khoán quản tại khối văn phòng Công ty nhằm: + Tăng cường khai thác tối đa mọi tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và các thế mạnh khác nhắm phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ. + Phát huy tính năng động sáng tạo của công nhân viên. + Gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận, của từng cá nhân. + Chống bình quân trong phân phối thu nhập, chống vô chủ và vô trách nhiệm trong công việc. Qua đó phải đảm bảo kinh doanh có lãi, tăng nguồn tích luỹ cho ngân sách, cho Công ty và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác tạo các tiền đề về vốn, phương thức quản lý, năng lực cán bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty theo cơ chế thị trường . Sau 12 năm hoạt động và phát triển, do yêu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường và khả năng của chi nhánh. Ngày 16 tháng 4 năm 1992 Bộ Thuỷ sản ra quyết định số 126/TS/QĐ về việc đổi tên chi nhánh xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội thành Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội với tên giao dịch quốc tế là: SEAPRODEX Hà Nội . Hiện nay, SEAPRODEX Hà Nội là Công ty kinh doanh độc lập trực thuộc tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam và có rất nhiều mối quan hệ trực tiếp về kinh doanh buôn bán với các bạn hàng ở ngoài nước trên thế giới. Sau 10 năm ( 1992-2002 ) Công ty đã có những đóng góp đáng kể cho Nhà nước, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty tiếp tục tăng do có chính sách của Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Trong giai đoạn này Công ty đạt được thành tựu sau: Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2 ( 1989-2002) Năm Sản lượng xuất khẩu (tr tấn ) Doanh sè XK Doanh sè NK Giá trị (1000$ ) Tốc độ ptriển(%) Giá trị (1000$ ) Tốc độ p.triển (%) 1989 1036 6746 100 5327 100 1990 614 6109 60,91 2609 50,49 1991 986 5096 75,54 5016 94,16 1992 1170 5332 79,03 7123 133,71 1993 1013 4646 68,87 7115 133,56 1994 1200 6723 99,66 7103 133,33 1995 1320 8323 123,37 7831 147,01 1996 1336 8061 119,5 7831 147,01 1997 1137 7986 118,4 10139 190,33 1998 1171 6032 89,4 7900 148,3 1999 1987 7148 105,96 18985 356,4 2000 1334 16703 247,6 21606 405,59 2001 2065 12327 182,73 8286 155,55 2002 3702 15689 232,57 35085 658,63 I.1.2 Chức năng và nhiệm vụ Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được phép thực hiện chế độ tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách cấp và tự bổ sung. Công ty hạch toán độc lập, có con dấu riêng và hoạt động theo đúng pháp luật. Chức năng SEAPRODEX Hà Nội hình thành và hoạt động với 2 chức năng chủ yếu: + Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty để trực tiếp đẩy mạnh xuất nhập khẩu thuỷ sản cho phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, kinh doanh có lãi, phát triển toàn nghành thuỷ sản. + Thông qua xuất khẩu, thu ngoại tệ để phục vụ cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng vật tư, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, nhằm mục đích trang bị kỹ thuật cho nghành thuỷ sản. Nhiệm vô Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là: trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản và các mặt hàng nông sản khác. để hỗ trợ cho nhiệm vụ trên, Công ty được phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ nhằm phát triển, khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo quản thuỷ sản. Từ đó nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra Công ty cũng thực hiện xuất khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng khác theo nhu cầu của thị trường trong nước. Mặt hàng sản xuất kinh doanh khác bao gồm: Thép, bao bì, hạt nhựa, máy móc thiết bị, nông sản khô, hoa quả tươi, vật tư nội địa và các sản phẩm công nghiệp khác. Trong đó nhập khẩu và phân phối mặt hàng sắt thép ở thị trường nội địa được coi là hoạt động chính khác ngoài kinh doanh thuỷ sản ở SEAPRODEX Hà Nội . I.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty I.2.1 Văn phòng Công ty Văn phòng Công ty có trụ sở đặt tại 20 đường Láng Hạ - Hà Nội. Khối văn phòng Công ty vừa chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty , vừa chịu trách nhiệm quản lý vốn Nhà nước giao, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh không chỉ riêng phần vốn của văn phòng mà còn cả các đơn vị thành viên. Cơ cấu tổ chức tại văn phòng Công ty nh­ sau: * Giám đốc Công ty : Do Bộ trưởng Bộ thuỷ sản bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như chịu trách nhiệm với Tổng Công ty thuỷ sản Việt Nam và Bộ thuỷ sản về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời Giám đốc là người xác định phương hướng và bước đi chiến lược của đơn vị trong từng thời kỳ, trên cơ sở tham khảo ý kiến tham mưu của các bộ phận. Giám đốc trực tiếp quản lý chỉ đạo các phòng: Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kinh tế-Kế hoạch, Phòng tổ chức bảo vệ và thanh tra, Chi nhánh Móng Cái và liên doanh SEASAFICO. * Giúp việc cho Giám đốc Công ty là 3 Phó giám đốc và Kế toán trưởng. Trong đó: + Mét phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản + Mét phó Giám đốc phụ trách phòng kinh doanh vật tư và một đơn vị trực thuộc + Mét phó Giám đốc phụ trách kinh doanh nhập khẩu và hoạt động nội chính ở văn phòng + Kế toán trưởng : là người trợ giúp cho Giám đốc khi ra các quyết định còng nh­ tham gia công tác quản lý về tài chính. Nhiệm vụ của Kế toán trưởng không chỉ giới hạn trong phạm vi khối văn phòng mà là quản lý toàn bộ hoạt động về kinh tế tài chính của toàn Công ty * Các phòng kinh doanh Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản : Nhiệm vụ chính thức là thực hiện kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản và có thể nhập khẩu các mặt hàng khác nếu nh­ có lợi nhuận Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp: Nhiệm vụ là kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp tất cả các mặt hàng phục vụ cho nghành và cho các nghành kinh tế khác. Phòng kinh doanh vật tư: Kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho nghành thuỷ sản : xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị chuyên dùng, chế biến hàng thuỷ đặc sản và thực phẩm, tủ đông, kho lạnh... Cửa hàng thuỷ đặc sản: Bán và giới thiệu sản phẩm thuỷ sản chế biến nội địa và một số thực phẩm khác. Các phòng này tự chủ về kinh doanh, sử dụng lao động và chi trả lương cho các bộ phận công nhân viên theo quy định của Công ty trên cơ sở kết quả kinh doanh của phòng * Các phòng chức năng Phòng Tài chính- Kế toán: Tổ chức, quản lý tài chính, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán và chế độ báo cáo tài khoản kế toán theo các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước. Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng vốn và bảo toàn vốn kinh doanh. Ngoài ra, phòng còn có chức năng giúp Giám đốc thanh tra, quản lý về tài chính kế toán, tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế của bộ phận và của toàn Công ty, đề xuất các biện pháp giải quyết phù hợp với đặc thù kinh doanh của nghành theo đúng chế độ pháp quy của Nhà nước. Phòng Kinh tế- Kế hoạch : Lập kế hoạch kinh doanh của Công ty và xây dùng đề án nâng cấp các Xí nghiệp. Phòng hành chính pháp chế: Phô trách công việc hành chính phát sinh, quản lý con dấu, hồ sơ, giấy tờ. Nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc về mặt pháp chế, theo dõi tổng hợp và báo cáo các kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của toàn Công ty. Phòng tổ chức bảo vệ và thanh tra: Có nhiệm vụ quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế kỷ luật lao động theo quy định của Nhà nước, thường xuyên nắm bắt, thông báo và giải quyết kịp thời các chế độ quy định của Nhà nước về tiền lương, bảo hiểm xã hội, đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức lao động hợp lý giữa các phòng ban bộ phận. I.2.2 Các đơn vị trực thuộc Công ty có 4 đơn vị trực thuộc * Xí nghiệp giao nhận thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng: Đặt tại 43-Lê Lai- Ngô Quyền- Hải Phòng. Được thành lập theo quyết định 637/TS-QĐ ngày 19 1háng 12 năm 1986 của Bộ Thuỷ sản . Chuyên kinh doanh các dịch vụ xuất nhập khẩu thuộc chuyên nghành thuỷ sản, các dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, cung cấp nhà kho và các phương tiện giao nhận cho SEAPRODEX Hà Nội . * Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội ( Nhân Chính-Hà Nội) : Thành lập theo quyết định 545/TS-QĐ ngày 24 tháng 9 năm 1987 của Bộ Thuỷ sản. Chuyên chế biến thuỷ sản, nông sản thực phẩm xuất khẩu, kinh doanh vật tư hàng hoá, thực phẩm nội địa. * Xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Xuân Thuỷ : Đặt tại Xuân Trường- Nam Định. Chuyên môn hoá và chế biến thuỷ sản cho xuất khẩu . * Chi nhánh đại diện Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội tại Móng Cái- Quảng Ninh : Là một bộ phận của Công ty, thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ được giao. Mở rộng quan hệ tìm bạn hàng, nguồn hàng . Các đơn vị trực thuộc này hạch toán độc lập và báo cáo kết quả kinh doanh cho lãnh đạo Công ty. Mỗi Xí nghiệp trực thuộc đều có ban lãnh đạo bao gồm: Giám đốc, phó Giám đốc , kế toán trưởng, các phòng ban chức năng. I.2.3 Các đơn vị liên doanh Có Công ty liên doanh SEASAFICO được thành lập vào tháng 4 năm 1989 ( liên doanh giữa SEAPRODEX Hà Nội và Liên hợp các ngư trang Sakhalin-Nga ). Có nhiệm vụ khai thác, chế biến, kinh doanh thuỷ đặc sản xuất khẩu sang thị trường nước thứ 3. Đến nay, Liên doanh đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có uy tín trong và ngoài nước. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phßng hµnh chÝnh ph¸p chÕ Phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu tæng hîp XÝ nghiÖp chÕ biÕn thuû ®Æc s¶n Hµ Néi Phßng kinh doanh vËt t­ Chi nh¸nh c«ng ty xuÊt nhËp khÈu thñy s¶n Mãng c¸i- Qu¶ng ninh Phßng kinh tÕ kÕ ho¹ch Liªn doanh SEASAFICO Phßng tæ chøc b¶o vÖ vµ thanh tra Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n XÝ nghiÖp giao nhËn H¶i Phßng XÝ nghiÖp chÕ biÕn thuû s¶n Xu©n Thuû – Nam §Þnh Cöa hµng kinh doanh thuû s¶n Phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu thuû s¶n Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc I.3 Mét số đặc điểm có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Công ty I.3.1 Nguồn nhân lực Nhân lực là một tiềm năng khá mạnh trong Công ty. Tuy ở giai đoạn mới thành lập có những yếu kém, song trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đội ngò cán bộ công nhân viên của Công ty có những bước phát triển đáng kể đặc biệt là theo chiều sâu. I.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật Trong suốt hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty đã vay vốn đầu tư chiều sâu cho các nhà may, sử dụng nguồn vốn tự có bổ sung để mở rộng đầu tư các công trình sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty. Hiện nay, Công ty có 3 cơ sở sản xuất đó là: Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội ( F37), Liên doanh SEASAFICO tại Hải Phòng, Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuû- Nam Định. Ngoài ra Công ty có quan hệ trực tiếp với một số nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản từ Quảng Ninh đến Quảng Bình. Hầu hết các nhà máy này đều được xây dựng từ những năm 80 nên dã gần hết thời gian sử dụng mà chưa được nâng cấp, do đó không đáp ứng được yêu cầu đa dạng về sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng mà thị trường đòi hỏi ngày càng cao. Từ năm 1998, do Nhà nước có chính sách khuyến khích mở rộng, tạo điều kiện xuất khẩu trực tiếp nên một số nhà máy sau khi được nâng cấp nh­: F49, F38, F36 đã được một số khách hàng đến ký hợp đồng. Năm 1998, Công ty đã nâng cấp F37 trở thành một trung tâm chế biến thuỷ sản xuất khẩu, chuyển giao công nghệ ở Miền Bắc. Trụ sở Công ty đặt tại 20 Láng Hạ- Hà Nội đạt tiêu chuẩn là trung tâm giao dịch quốc tế với đầy đủ trang thiết bị văn phòng, phương tiện giao dịch ( điện thoại, fax, telex ) đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra các trang thiết bị hoạt động phục vụ cho công việc nh­: máy móc chế biến, kiểm tra, bảo quản sản phẩm thuỷ sản ... Xí nghiệp kho vận Hải Phòng gồm có: + Mét kho lạnh 700 tấn + Mét kho vật tư với diện tích 500m2 + Bèn xe nâng hàng + Đội xe dùng để bảo quản lạnh và vận chuyển Xí nghiệp chế biến thuỷ sản đặc sản Hà Nội và Xí nghiệp chế biến Xuân Thủy, mỗi Xí nghiệp gồm có: + Một phân xưởng lạnh công suất cấp đông 2,5 tấn/ mẻ + Một phân xưởng chế biến + Một phân xưởng hàng khô + Hệ thống kho lạnh bảo quản hàng và xe vận tải lạnh chuyên dùng I.3.3 Đặc điểm một số thị trường xuất khẩu chính của Công ty Thị trường Nhật Bản Thị trường Nhật Bản là nơi có mức tiêu thụ hàng thuỷ sản lớn nhất thế giới, với mức tiêu thụ thuỷ sản tính trên đầu người là trên 70kg/năm . Trong những năm gần đây, lượng thuỷ sản nhập vào Nhật Bản đều đạt kỷ lục cả về giá trị lẫn khối lượng. Đối với Việt Nam nói chung và đối với SEAPRODEX Hà Nội nói riêng thì đây là một thị trường lớn, quan trọng và đầy sức hẫp dẫn. Hàng năm, Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá trị thuỷ sản xuất khẩu chiếm 70-80% ( trước năm 1999 ) và khoảng trên dưới 30 % ( năm 2000) tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Bảng 3: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty với Nhật Bản Đơn vị tính: 1000 USD Giá trị XNK 2001 2002 2003 So sánh tăng giảm 2002/2001 2003/2002 Số tiền T.lệ% Số tiền Tỷ lệ% 1.Giá trị xuất khẩu 6856,52 4797,067 4472,467 -2259 -30,04 -324,6 -6,77 Tôm 6434,53 4755,73 4431,131 -1678 -26,09 -324,6 -6,83 Mực 383,66 41,336 -383,7 -100 41,336 100 sản phẩm khác 38,33 41,337 0 3,007 7,85 -41,34 -100 2.Giá trị nhập khẩu 329,74 37,96 0 -291,7 -88,49 -37,96 -100 Máy thuỷ 329,74 37,96 0 -291,7 -88,49 -37,96 -100 3.Tổng gtrị XNK 7186,26 4835,027 4472,467 -2351 -32,72 -362,5 -7,5 b. Thị trường Trung Quốc ( bao gồm cả Hồng Kông ) Ở Châu á, ngoài thị trường khổng lồ Nhật Bản còn phải kể đến 2 thị trường Hồng Kông- Trung Quốc. Lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông- Trung Quốc là tương đối lớn, chiếm trên dưới 50% trong tổng sản lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của Công ty . Khác với thị trường Nhật Bản, đây là 2 thị trường nhập khẩu khá nhiều sản phẩm thuỷ sản có chất lượng không cao: Hồng Kông và Trung Quốc nhập khẩu những loại tôm kém cỡ: 100-200 con/kg, 200-300 con/kg và cả loại tôm vun của Công ty . Bảng 4: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty với thị trường Hồng Kông-Trung Quốc Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh tăng giảm 2002/2001 2003/2002 Số tiền T.lệ % Số tiền T.lệ% Tổng gtrị XK 8587 5372 9644 -3215 -37,4 4272 79,53 Tôm 2591 2555 2023 -36 -1,39 -532 -20,8 Mực 3592 1916 748 -1676 -46,7 -1167 -60,9 Cá 1163 330 5479 -832 -71,6 5149 1559 Nông sản 122 287 122 165 135,7 -165 -57,4 sản phẩm khác 1119 284 1270 -835 -74,6 987 347,3 c. Thị trường Châu âu (EU) Còng giống nh­ Nhật Bản, Châu âu là thị trường tiêu thu thuỷ sản lớn trên thế giới. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm biển trong bữa ăn của người Châu âu mỗi năm một gia tăng, nhưng nguồn tài nguyên biển ngày càng nghèo nàn do khai tác quá nhiều, trong khi kỹ thuật nuôi trồng hải sản không phát triển kịp thời để bù vào sự thiếu hụt nhu cầu. Hiện nay, mức tiêu thụ thuỷ sản trong EU vào khoảng 20kg/người/năm và hàng năm tăng đều khoảng 3%/năm. Nhưng EU là một thị trường khó xâm nhập đối với SEAPRODEX Hà Nội nói riêng và đối với các doanh nghiệp nói chung vì yêu cầu đảm bảo về chất lượng cũng như vệ sinh thực phẩm ở thị trường này là rất cao. Do đó, giá trị thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường EU chỉ chiếm khoảng 3 % trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Bảng 5 : Giá trị xuất khẩu của Công ty vào thị trường EU Đơn vị tính: 1000 USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh tăng giảm 2002/2001 2003/2002 Số tiền T.lệ% Số tiền T.lệ% Tổng gtrị XK 79,85 342,3 458,1 262,4 228,6 115,9 33,86 Tôm 79,85 342,3 313,9 262,4 228,6 -28,3 -8,28 Mực 0 0 22,61 0 0 22,6 100 May mặc 0 0 121,6 0 0 121,6 100 Người châu Âu chỉ ưa chuộng sản phẩm cao cấp và rất quan tâm đếnvệ sinh thực phẩm. Chẳng hạn về nhu cầu tôm cao cấp phải là tôm dưới dạng HOSO ( tôm nguyên con ), HLSO ( tôm bóc vỏ bỏ đầu ) được đóng gói hoặc ướp rời, tôm cỡ phải to từ 12-16 con / kg, 16-20 con/ kg, 21-30 con/ kg... Thị trường này có thu nhập cao, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản hàng năm lớn ngang thị trường Nhật, nhưng sản phẩm phải đa dạng do tập quán tiêu dùng không đồng nhất giữa các vùng, các dân téc, lại khắt khe về yêu cầu vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, thị trường Châu Âu chiếm một tỷ trọng chưa cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cuả Việt Nam nói chung và cuả SEAPRODEX nói riêng. d.Thị trường Mỹ: Dung lượng và nhu cầu thị trường Mỹ có quy mô sánh ngang với Nhật Bản và Châu Âu. Ba thị trường này tiêu thụ phần lớn lượng thuỷ sản trên thế giới. Hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản và có xu hướng ngày càng tăng trong tương lai. Lý do chủ yếu là do thãi quen tiêu dùng cuả người Mỹ, tuy nhu cầu về chất lượng thuỷ sản cuả thị trường cao nhưng lại không khắt khe như ở thị trường Châu Âu. Người Mỹ tiêu dùng các loại thuỷ sản cao cấp và trung bình, đặc biệt thị trường này rất ưa chuộng loại tôm sú cỡ lớn: 16-20 con/ kg, 21-30 con / kg. Ngoài ra Mỹ là nước có nền công nghiệp chế biến hiện đại nên ngoài việc nhập khẩu thuỷ sản cho nhu cầu tiêu dùng, hàng năm Mỹ còn nhập một số lượng lớn các sản phẩm thuỷ sản sơ chế hoặc nguyên liệu để phục vụ cho việc tái xuất. Sức cạnh tranh cuả hàng thuỷ sản Việt Nam so với một số nước khác còn thấp và chỉ một số Ýt doanh nghiệp bán được hàng sang Mỹ, trong số đó có SEAPRODEX Hà Nội, đây là một lợi thế quan trọng cuả Công ty so với các doanh nghiệp khác ở Việt Nam. Bảng 5: Giá trị xuất khẩu cuả Công ty vào thị trường Mỹ Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh tăng giảm 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tlệ% Số tiền Tlệ% Tôm 816,964 649,493 560,643 -167,5 -20,5 -88,85 -13,7 Mực 23,692 0 126,615 -23,26 -100 126,615 100 Tổng giá trị xk 840,656 649,493 687,258 -191,2 -22,74 37,765 5,81 e.Thị trường khác: Ngoài các thị trường trên, SEAPRODEX Hà Nội còn xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản sang các thị trường khác như: Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, úc...Tuy nhiên, việc xuất khẩu sang các thị trường này chỉ chiếm giá trị nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu cuả Công ty. Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cuả Công ty trong một số năm gần đây. II.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây II.1.1.Các mặt hàng xuất khẩu chính. SEAPRODEX Hà Nội kinh doanh đa dạng các mặt hàng thuỷ sản, trong đó có 3 sản phẩm chủ yếu, chiếm phần lớn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu là: tôm, mực và cá. a.Sản phẩm tôm: Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt cuả SEAPRODEX Hà Nội, là mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao. Tôm có thể được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau: đông lạnh nhanh cá thể, đông lạnh cả khối hoặc ướp lạnh. SEAPRODEX Hà Nội xuất khẩu rất nhiếu loại tôm, dưới đây là một số loại tôm. A11: Tôm A1P không phân hạng Ví dụ về loại Tôm này: A 103 : Tôm A1 chì ( A1P ) cỡ 26 A 104 : Tôm A1 chì ( A1P ) cỡ 31 A 111 : Tôm A1T loại 10,89 kg không phân hạng Ví dụ về loại Tôm này: A1103 : Tôm A1T cỡ 13 không hạng loại 10,89 kg. A1104 : Tôm A1T cỡ 16 không hạng loại 10,89 kg. A 112 : Tôm A1T loại 7,2 kg không phân hạng Ví dụ về loại tôm này : A1206 : Tôm A1T cỡ 26 không hạng loại 7,2 kg. A1207 : Tôm A1T cỡ 31 không hạng loại 7,2 kg. A 114 : Tôm A1T loại 10,8 kg có hạng. Ví dụ về loại tôm này : A756 : Tôm A1T cỡ 21-22 có hạng loại 10,8 kg. A759 : Tôm A1T cỡ 31-35 có hạng loại 10,8 kg. A 115 : Tôm A1W ( 10,89 ). Ví dụ về loại tôm này : A 489 : Tôm A1 he ( A1W ) ( 10,89 kg ) cỡ 41-50. A 491 : Tôm A1 he ( A1W ) ( 10,89 kg ) cỡ 61-70. A 116 : Tôm A1T ( 7,2 kg / 4 BL ). Ví dụ về loại tôm này : A 1401 : Tôm A1T cỡ 4 không phân hạng loại 7,2 kg / 4 BL. A 1402 : Tôm A1T cỡ 6 không phân hạng loại 7,2 kg / 4 BL. A 117 : Tôm A1W IQF ( 9,6 kg / kiện ). Ví dụ về loại tôm này : A 4113 : Tôm A1W IQF 9,6 kg cỡ 91-120. A 4114 : Tôm A1W IQF 9,6 kg cỡ 100-200. A 12 : Tôm A1T 10,8 kg không phân hạng . Ví dụ về loại tôm này : A 205 : Tôm A1T sú Mỹ Thái cỡ 21 A 206 : Tôm A1T Mỹ Thái cớ 26 A 14 : Tôm A1W không phân hạng Ví dụ về loại tôm này : A 420 : Tôm A1 he ( A1W ) cỡ 61 A 440 : Tôm A1 he ( A1W ) cỡ 61 A 15 : Tôm A1L không phân hạng Ví dụ về loại tôm này : A 507 : Tôm A1 lợ ( A1L ) cỡ 100-200 A 17 : Tôm A1T loại 10,8 kg phân hạng Ví dụ về loại tôm này : A 701 : Tôm A1T1 cỡ 6 có hạng loại 10,8 kg A 722 : Tôm A1T2 cỡ 8 có hạng loại 10,8 kg A 19 : Tôm A1T loại 8,4 kg không phân hạng A 2 : Tôm đông A 2 loại 10,8 Ví dụ về loại tôm này : A 4413 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm W cỡ 16 hạng 2 A 4428 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm W ( HC ) cỡ 51 A 5505 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm T cỡ 26 hạng 1 A 6607 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm Y cỡ 61 hạng 1 A 2203 : Tôm A 2 loại 10,8 kg tôm P cỡ 26 hạng 1 A 3 : Tôm đông A 2 loại 12 kg Ví dụ về loại tôm này : AA 1131 : Tôm A 2 loại 12 kg tôm P ( PD ) cỡ 91 hạng 1 AA 2201 : Tôm A 2 loại 12 kg tôm L cỡ 91 hạng 1 AA 3321 : Tôm A 2 loại 12 kg tôm W ( PD ) cỡ 91 AA 4403 : Tôm A 2 loại 12 kg tôm C cỡ 71 hạng 1 AA 6602 : Tôm A 2 loại 12 kg tôm RC không phân hạng cỡ 71 A 4 : Tôm vụn Ví dụ về loại tôm này : AB 3301 : Tôm vụn loại 12 kg tôm W hạng 1 AB 6601 : Tôm vụn loại 12 kg tôm RC không phân hạng A 5 : Tôm PTO Ví dụ về loại tôm này : AC 2203 : Tôm PTO loại 10,8 kg / k T cỡ 26 AC 3304 : Tôm PTO loại 10,8 kg / k F cỡ 31 A 6 : Tôm chích Ví dụ về loại tôm này : AD 2205 : Tôm chích 10,8 kg / k tôm L cỡ 26 AD 4402 : Tôm chích 10,8 kg / k tôm W cỡ 13 AD 6610 : Tôm chích 10,8 kg / k tôm Y cỡ 71 A 7 : Tôm xay AA1 : Tôm nguyên con các loại Ví dụ về loại tôm này : AI 804 : Tôm sú nguyên con ( A9T ) cỡ 13-15 7,8 kg / kiện AI 805 : Tôm sú nguyên con ( A9T ) cỡ 16-20 7,8 kg / kiện AA31 : Tôm IQF loại 8,1 kg / kiện Ví dụ về loại tôm này : AN 5502 : IQF RC cỡ 100 AN 5503 : IQF RC cỡ 200 AA 32 : Tôm IQF loại 9,6 kg / kiện Ví dụ về loại tôm này : AN 3307 : IQF W cỡ 31 AN 3308 : IQF W cỡ 41 A 81 : Tôm sạch FPD loại 10 kg Giải thích các ký hiệu: Tôm P : Tôm chì Tôm C : sắt Tôm T : Tôm sú Tôm RC , PC : sắt đỏ Tôm L : Tôm lợ Tôm Y : vàng Tôm W: Tôm he Tôm PTO : bóc nân còn đuôi Tôm F : Tôm rằn Tôm A1 : bóc vỏ, bỏ đầu Tôm A2 : bóc nân HC : Hàng có hoá chất PD : Xẻ lưng , rót ruột Cỡ 26 có nghĩa là : 26 con / bao Không hạng : Ví dô : A1T Có hạng : Ví dô : A1T1 Ví dô 1 : A 756 : Tôm A1T cỡ 21-22 có hạng loại 10,8 kg Nghĩa là : Tôm sú có phân hạng, 21-22 con / bao loại 10,8 kg ( A 756 là mã ) Ví dụ 2 : AC 2203 : Tôm PTO loại 10,8 kg / k T cỡ 26 Nghĩa là : Tôm sú bóc nân còn đuôi loại 10,8 kg / kiện , 26 con / bao b.Sản phẩm mực : Đây là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ 2 cuả SEAPRODEX Hà Nội. Phương pháp chế biến mực khác nhau tuỳ theo đơn đặt hàng và yêu cầu cuả khách hàng. Vị thế cuả mặt hàng mực ngày càng được khẳng định trong xuất khẩu và là mặt hàng cũng phải được bảo quản và chế biến tốt. Dưới đây là một số loại mực mà Công ty xuất khẩu B 11 : Mực nang file IQF 10 kg Ví dụ về loại mực này: B 1105 : Mực D1 loại 10 kg / k IQF cỡ 13 hạng 1 B 15 : Mực nang file 10,8 kg Ví dụ về loại mực này: B 3301 : Mực D1 loại 10,8 kg cỡ 1 hạng 1 B 3303 : Mực D1 loại 10,8 kg cỡ 5 hạng 1 B 17 : Mực nang file 11,4 kg B 2 : Đầu mực nang D5 các loại Ví dụ về loại mực này : BB 1102 : Đầu mực loại 12 kg cỡ 2 BB 1103 : Đầu mực loại 12 kg cỡ 5 BB 1 : Miệng mực nang các loại Ví dụ về loại mực này: BK 1101 : Miệng mực nang loại 12 kg không cỡ BB 72 : Trứng mực Ví dô : BBB 2201 : Sụn mực các loại BB 11 : Mực cắt khoanh và đầu Ví dô : BS 1103 : Mực cắt khoanh và đầu loại 22,7 kg / k cỡ 3 BB 3 : Mực ruby các loại Ví dô : BM 2203 : Mực ruby TT tính ( kg ) cỡ 5 BM 3302 : Mực ruby TO tính ( kg ) cỡ 3 c. Sản phẩm cá: Cá là mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp so với tôm và mực. Theo số liệu năm 2001, cá chiếm khoảng 7% doanh số xuất khẩu. Hiện nay, cá là mặt hàng có xu hướng gia tăng dần về mặt tỷ trọng trong 3 loại mặt hàng xuất khẩu chính cuả Công ty. Trong đó có cá nhông, cá thu, cá thu file, cá chèm, cá chim, cá tra, cá basa...là mặt hàng có chủng loại khá đa dạng và phong phú nhưng chưa phát huy được hết thế mạnh cuả nó. Ví dô một số loại cá: C 2 : Cá hố C 5 : Cá bơn Ví dô : C 5105 : Cá bơn loại 10 kg / k cỡ 50 C 5106 : Cá bơn loại 10 kg / k cỡ 100 d.Hàng mẫu các loại: H 1 : Các loại hàng mẫu về tôm Ví dô : H14 : Tôm A1 H16 : Tôm sú nội địa H80 : Bạch tuộc H2 : Các loại hàng mẫu về mực Ví dô : H19 : Hàng A2 sơ chế H3 : Các loại hàng mẫu về cá Ví dô : H33 : Cá vược mẫu Ngoài 4 sản phẩm trên, SEAPRODEX Hà Nội cũng kinh doanh cua, sứa, sò, ghẹ, ốc gai và các sản phẩm khác nh­ : cá khô, tôm khô, mực khô. II.2.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu mà Công ty đang áp dụng Vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên hiện nay Công ty đang áp dụng một cách đa dạng các loại hình xuất khẩu nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu trên thị trường. Những mặt hàng thuỷ sản cuả Công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu đã đem lại doanh thu rất lớn cho Công ty. a.Xuất khẩu trực tiếp Số lượng hàng xuất khẩu trực tiếp chiếm trung bình lên tới 87% giá trị xuất khẩu, hàng năm Công ty tự tổ chức thu mua từ các đầu mối thu gom trong nước vssf chế biến, sản xuất sau đó xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, Công ty có 3 xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu đặt tại Thanh Xuân- Hà Nội , Xuân Trường- Nam Định và ở Hải Phòng. Ba xí nghiệp này có nhiệm vụ thu gom, chế biến nguồn hàng đảm bảo chất lượng để xuất khẩu. b.Xuất khẩu uỷ thác Hình thức xuất khẩu này hiện nay vẫn đem lại cho Công ty một khoản lợi nhuận khá lớn, chiếm khoảng 13% giá trị xuất khẩu. Đây là hình thức kinh doanh thụ động vì nó phụ thuộc vào đơn vị có hàng, nếu các đơn vị này không có nhu cầu xuất khẩu hoặc khối lượng hàng xuất khẩu không ổn định thì cũng làm giảm doanh số xuất khẩu cuả Công ty. c.Xuất khẩu theo nghị định thư Hình thức xuất khẩu này có những ưu thế riêng là: khối lượng xuất khẩu lớn, khă năng thanh toán được đảm bảo ( vì thanh toán do chính phủ thực hiện ). Tuy nhiên, xuất khẩu theo hình thức này lại không thường xuyên vì chỉ khi nào được Nhà nước giao chỉ tiêu, Công ty mới có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu này. d.Xuất khẩu đối lưu Đây là hình thức xuất khẩu mà Công ty sử dụng xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu. Trong quá trình kinh doanh, đôi lúc Công ty cũng sử dụng hình thức này để xuất khẩu, chấp nhận việc thanh toán bằng hàng hoá thay cho các loại ngoại tệ. Trường hợp này tính linh hoạt kém, đôi khi lại gặp khó khăn khi tiêu thụ hàng nhập về. II.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh cuả Công ty trong một số năm gần đây a.Khái quát chung về tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nhièu năm gần đây, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn là hoạt động chính, mang lại nguồn thu chủ yếu cho Công ty. Tuy nhiên, trong năm 2001, cùng với những khó khăn chung cuả thị trường thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu cuả Công ty không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Tổng doanh thu cuả Công ty có sự sụt giảm đáng kể: giảm 221.266.470 nghìn đồng ( tương ứng giảm 35,09% ) so với năm 2000, trong đó doanh số xuất khẩu giảm 4.375.930,07 USD ( tương ứng giảm 26,2% ). Từ đó đã dẫn tới lợi nhuận và các khoản nép ngân sách cũng bị giảm mạnh. Cụ thể: lợi nhuận năm 2001 giảm 1.780.997 nghìn đồng ( tương ứng giảm 61,92% ); nép ngân sách Nhà nước giảm 24.328.368 nghìn đồng ( tương ứng giảm 54,76 % ) so với năm 2000. Nguyên nhẩn cuả sù sụt giảm này là do năm 2001, cùng với những khó khăn chung cuả thị trường thế giới làm cho tình hình kinh doanh trong nước bị ảnh hưởng. Về nhập khẩu, giá thị trường thế giới cao trong khi đó giá thị trường trong nước thấp. Còn về xuất khẩu, các đối tác nước ngoài không nhập, hoãn nhập và ngừng ký kết các hợp đồng mới vì bản thân họ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nước mình. Do vậy, đa số các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu cuả Việt Nam đều giảm giá từ 15-20%, có mặt hàng giảm giá tới 40%. Hơn thế nữa, các nước Thái Lan, Philipin không ngừng cạnh tranh với hàng thuỷ sản cuả Việt Nam về số lượng, chất lượng thậm chí cả về giá cả do tỷ giá đồng tiền cuả các nước này sau khủng hoảng tài chính tiền tệ đã giảm mạnh so với đồng đôla Mỹ. Trong năm 2001, chỉ có doanh thu sản xuất chế biến thuỷ sản là gần bằng so với năm 2000. Nhìn chung, công tác tổ chức sản xuất vẫn được Công ty thực hiện tốt nhưng khó khăn cuả khâu tiêu thụ cũng khiến đơn vị phải hạn chế đôi chút sản lượng sản xuất ra nhưng vẩn cao hơn năm 2000. Điều này phản ánh những khó khăn to lớn cuả Công ty trong một năm mà tình trạng sản xuất kinh doanh chung không thể nói là khả quan. Chóng ta đều biết rằng, doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn tài chính đầu tiên và quan trọng nhất để bù đắp những chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra và xa hơn nữa là thu lợi nhuận. Nhưng với những khó khăn khách quan cuả thị trường thế giới, công tác tiêu thụ cuả Công ty trong năm 2001 không đạt được nh­ mong muốn và đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự sụt giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, sang năm 2002 tình hình có vẻ sáng sủa hơn khi doanh thu có bước tăng nhảy vọt. Tổng doanh thu đạt 831.532.900 nghìn đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2001, trong đó doanh số xuất khẩu tăng 27,27%, doanh số nhập khẩu tăng gấp hơn 4 lần còn doanh thu sản xuất chế biến cũng tăng 27,11% khiến mức lợi nhuận Công ty đạt được cũng tăng 44,2% và các khoản nép ngân sách cũng tăng cao tới 156,46%. Sở dĩ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty năm 2002 có sự tăng mạnh như vậy là do cùng với sự tăng trưởng chung cuả nền kinh tế đất nước, thị trường thế giới và thị trường trong nước ổn định, hoạt động kinh doanh với các bạn hàng hết sức thuận lợi. Thêm vào đó, Công ty còn được sự giúp đỡ cuả Bộ thuỷ sản, cuả các cấp,các nghành và sự năng động, sáng tạo, tích cực cuả ban lãnh đạo Công ty, cuả thủ trưởng đơn vị, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đã khai thác tốt các nhân tố thuận lợi, thời cơ, thị trường và khách hàng. Đi đôi với sự phát triển lớn mạnh cuả Công ty, đời sống và việc làm cuả cán bộ công nhân viên trong Công ty từng bước được cải thiện. Từ đó tạo được sự quan tâm gắn bó mật thiết giữa người lao động và doanh nghiệp, cùng nhau góp sức phấn đấu vì sự phát triển chung cuả Công ty. b.Tình hình cụ thể về doanh thu tiêu thu một số mặt hàng Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu cuả Công ty trong một vài năm gần đây là tôm. Nhìn chung đây là mặt hàng truyền thống đã khẳng định được uy tín trên thị trường thế giới. Năm 2002, cá là mặt hàng xuất khẩu có giá trị tăng đột biến. Nhìn chung, đa số doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong nước là mặt hàng thép lá tấm nhập khẩu từ Liên bang Nga, Hải sản nội địa cũng là mặt hàng đạt được doanh thu tiêu thụ nội địa lớn thứ hai. Tuy nhiên, thép lá tấm là sản phẩm mà rất nhièu Công ty xuất nhập khẩu cuả Việt Nam nhập về kinh doanh, bản thân đièu này tạo sự cạnh tranh gay gắt, chưa kể tới một số đơn vị sản xuất thép trong nước, đơn vị liên doanh bắt đầu cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa. Công ty cần giải quyết được vấn đề này thông qua việc đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả đơn vị mình. Trong nhòng năm gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp đạt được những dấu Ên tích cực. Mỗi năm, sản lượng sản xuất đều tăng lên nên doanh thu sản xuất công nghiệp cũng tăng lên theo. Đây là một tín hiệu tích cực, hết sức khả quan có thể nhận thấy cuả Công ty trong những năm gần đây. II.2.Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản trong thời gian tới. Đứng trước xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập quốc tế hoá như hiện nay, để có thể tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường,Công ty cần nhanh chóng đề ra những mục tiêu, phương hướng đúng đắn, đồng thời tập trung thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản của Công ty II.2.1.Định hướng chung. Xác định 2 nhiệm vụ chính của Công ty là : vừa đẩy mạnh chế biến thuỷ sản xuất khẩu và các hoạt động kinh doanh tổng hợp thuộc Công ty nhằm đạt hiệu kinh tế cao, vừa củng cố phát triển Công ty trở thành một doanh nghiệp chủ lực, làm nòng cốt đầu mối liên kết các đơn vị nuôi trồng khai thác, chế biến xuất khẩu thuỷ sản Miền Bắc, đẩy nhanh tốc độ chế biến xuất khẩu thuỷ sản ở Miền Bắc lên trong thời gian tới. Phát huy nội lực gắn liền với sự chỉ đạo, hỗ trợ của Nhà nước, của các nghành và các đơn vị để khắc phục khó khăn , tiếp tục ổn định và phát triển trong những năm tới, từng bước làm chủ thị trường với sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Công ty vừa phải tiếp tục ổn định, đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh có mức tăng trưởng và hiệu quả cao, vừa phải tập trung phát triển chế biến để thực hiện thành công việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản thu ngoại tệ phục vụ các hoạt động khác. Để thực hiện thành công việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản, Công ty khẳng định cần gắn chế biến xuất khẩu với sản xuất nguyên liệu, tham gia tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất hàng hoá quy mô lớn, tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường trình độ và năng lực quản lý, cải thiện chất lượng, giảm giá thành trong từng khâu của sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của nhóm sản phẩm chủ lực, giữ vững thị trường truyền thống, tích cực thâm nhập vào thị trường mới, xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 phải đạt 50 triệu USD và giá trị chế biến thuỷ sản phải đạt trên 25% giá trị xuất khẩu của Công ty, tăng hiệu quả, tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. II.2.2.Mục tiêu xuất khẩu đến năm 2005 Cơ cấu sản phẩm Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu : 50 tr USD Trong đó: +Tôm : 35% +Sản phẩm giá trị gia tăng, phối thể : 35% +Sản phẩm nhuyễn thể, chân đầu : 10% +Sản phẩm cá : 15% +Thuỷ sản tươi sống và thuỷ sản khác : 5% Cơ cấu thị trường +Nhật Bản : 40% +Trung Quốc-Hồng Kông : 30% +Bắc Mỹ : 15% +Châu âu : 10% +Các thị trường khác : 5% KẾT LUẬN Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại cuả Việt Nam , là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, là tiền đề để thực hiện Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước. Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là đã góp phần quan trọng vào việc phát triển xuất khẩu và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại cuả Đất nước. SEAPRODEX Hà Nội là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản, sau hơn 20 năm hoạt động, Công ty phải đối mặt với những khó khăn do sù thay đổi cơ chế kinh tế, do những biến động về kinh tế chính trị trên thế giới song Công ty không chịu bó tay mà ngược lại vẫn đang tìm những hướng đi mới, những giải pháp mới để tự khẳng định mình và không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Qua quá trình thực tập để tìm hiểu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản thực tế tại Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội, với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cuả thầy giáo- PGS. TS Nguyễn Hữu Tài cùng các cô, chú,các anh,chị trong phòng Tài chính-Kế toán cuả Công ty, em đã có được cái nhìn tổng quát về Công ty và hoàn thành được báo cáo tổng hợp. Mặc dù bản thân em đã cố gắng trong việc thu thập, phân tích tài liệu, song chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự góp ý cuả các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú, anh, chị trong Công ty và đặc biệt là cuả thầy giáo hướng dẫn thực tập: PGS.TS Nguyễn Hừu Tài để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Phần I : Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 2 I.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 2 I.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội 2 a.Giai đoạn 1 : Từ năm 1980 đến năm 1988 2 b.Giai đoạn 2 : Từ năm 1988 đến nay 4 I.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 7 a.Chức năng 7 b.Nhiệm vô 7 I.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 7 I.2.1 Văn phòng Công ty 7 I.2.2 Các đơn vị trực thuộc 9 I.2.3 Các đơn vị liên doanh 10 I.3 Mét số đặc điểm có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Công ty 12 I.3.1 Nguồn nhân lực 12 I.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 12 a.Thị trường Nhật Bản 13 b. Thị trường Trung Quốc ( bao gồm cả Hồng Kông ) 14 c. Thị trường Châu âu (EU)………………………………………. 15 d.Thị trường Mỹ: 16 e.Thị trường khác 17 Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cuả Công ty trong một số năm gần đây. 18 II.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây 18 II.1.1.Các mặt hàng xuất khẩu chính. 18 a.Sản phẩm tôm 18 b.Sản phẩm mực 21 c. Sản phẩm cá 22 d.Hàng mẫu các loại 23 II.2.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu mà Công ty đang áp dụng 23 a.Xuất khẩu trực tiếp 23 b.Xuất khẩu uỷ thác 24 c.Xuất khẩu theo nghị định thư 24 d.Xuất khẩu đối lưu 24 II.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh cuả Công ty trong một số năm gần đây 24 a.Khái quát chung về tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh 24 b.Tình hình cụ thể về doanh thu tiêu thu một số mặt hàng 26 II.2.Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản trong thời gian tới…………..……………………………………………..26 II.2.1.Định hướng chung 27 II.2.2.Mục tiêu xuất khẩu đến năm 2005 27 KẾT LUẬN 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 179.doc
Tài liệu liên quan