Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila . đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của từng thị trường. Nhiều đối tác nước ngoài đã nhận định, Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu giày lớn trong khu vực, được quốc tế biết đến như một nguồn cung cấp tiềm năng, ổn định. Thách thức lớn của ngành da giày khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chính là tính cạnh tranh còn yếu do thiếu khả năng cung ứng vật tư nguyên liệu, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ chưa theo kịp các nước kết hợp với giá dịch vụ vận chuyển cao. Thêm vào đó, ưu thế của Việt Nam về tiền công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh nhưng bắt đầu đã có những khó khăn và biến động, công tác đào tạo lao động lành nghề vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chưa được bổ túc và phổ cập các kiến thức chuyên ngành đầy đủ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động của toàn ngành
52 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh của trung tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất nhanh trong suốt những năm suy sụp của nền kinh tế; chúng thu hút lao động lành nghề, đối tác kinh doanh, người tiêu dùng; và có thể mở rộng vào những lĩnh vực kinh doanh mới một cách dễ dàng. Lợi ích của thương hiệu là rất lớn vì vậy ngoài việc phát triển sản phẩm của mình trên thị trường thì việc đặt cho mình một cái tên, tạo cho mình một dấu ấn thì việc phát triển sản phẩm trong tương lai sẽ có nhiều thuận lợi hơn nhiều. Một trong những mục đích của dự án này là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của Trung tâm và sử dụng các phương pháp truyền thông để quảng bá thương hiệu này ra thị trường thu hút sự chú ý của mọi đối tượng quan tâm tới sản phẩm và các hoạt động của Trung tâm. Việc cần làm cho mục đích này là lựa chọn cho mình một cái tên, một hình ảnh, một khẩu hiệu phù hợp với những định vị của Trung tâm. Tiếp đó bằng các chương trình xúc tiến hỗn hợp nhằm mang sản phẩm của Trung tâm tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thời gian đầu của việc xây dựng thương hiệu Trung tâm có thể quảng bá hình ảnh tên tuổi của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với các chương trình quan hệ công chúng, hội thảo về sức khoẻ và bàn chân, cách lựa chọn giầy dép hiệu quả và phù hợp,; các hoạt động từ thiện; … Khi đã tạo được dấu ấn trên thị trường rồi Trung tâm cần tập trung vào khâu tiêu thụ với các chương trình bán hàng hấp dẫn và việc chào hàng qua thư, cataloge, internet, … sẽ dần dần định vị được thương hiệu của Trung tâm. Việc tiếp theo đó là lên kế hoạch duy trì và phát triển thương hiệu của mình trong thời gian tới. Đây là một công việc khó khăn và lâu dài đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ và nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên môn để làm được điều đó. Thành công của tạo dựng thương hiệu sẽ mang lại những thành công lớn hơn nữa trong việc kinh doanh của Trung tâm trong tương lai.
Đưa sản phẩm ra thị trường.
Đây cũng là một trong những mục đích quan trọng của dự án. Sau khi, có được những nghiên cứu về nhu cầu thị trường, có những kế hoạch sản xuất thì việc đưa sản phẩm ra thị trường để tiêu thụ là một nhu cầu cần thiết để tẩo nguồn thu nhập trang trải cho những kinh phí đã bỏ ra cho việc đưa được sản phẩm ra thị trường. Nhưng việc đưa sản phẩm ra thị trường phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì nếu chỉ đơn thuần là đưa sản phẩm ra thị trường mà lại không quan tâm đến sự vận động của nó trên thị trường như thế nào, khả năng phát triển của nó ra sao, giá trị của nó thế nào để tiếp tục định vị cho những sản phẩm tiếp theo của Trung tâm.
Ngoài các mục tiêu vừa nêu trên thì dự án này cũng đặt ra nhiều mục tiêu khác nhưng mục tiêu chủ yếu của dự án này là việc phát triển sản phẩm này trên cơ sở nhũng nghiên cứu về nhu cầu của thị trường.
PHẦN IV: CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU NHU CẦU THỊ TRƯỜNG DA GIẦY TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
Thị trường trong nước.
Tính đến hết năm 2006, toàn ngành có gần 400 Doanh nghiệp hoạt động, trong đó số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất, 47%, số Doan nghiệp liên doanh chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ khoảng 4%. Đa số các doanh nghiệp trong ngành tập trung ở Hà nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
Về cơ cấu sản phẩm
Xét theo cơ cấu chủng loại sản phẩm, sản xuất giày thể thao vẫn đứng đầu, chiếm khoảng 51% năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành.. Tiếp theo là giầy da các loại chiếm 20%, giầy vải chiếm 9%, còn lại 21% là các loại khác (bao gồm dép và sandals). Theo đánh giá năng lực sản xuất giầy vải ngày càng bị thu hẹp trong khi việc đầu tư năng lực sản xuất cho giầy thể thao ngày càng tăng điều này cũng phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường xuất khẩu (giai đoạn từ 2000- 2004). Tuy nhiên từ năm 2005, giầy vải có xu hướng được ưu chuộng trở lại với mẫu mã thay đổi và nâng cấp hơn nên các Doanh nghiệp vẫn đang đầu tư làm giầy vải có cơ hội xuất khẩu mạnh, vì vậy xuất khẩu giầy vải 2005 đã lại tăng tới 50% so với 2004. Tuy nhiên mặt hàng chủ lực của ngành vẫn tập trung chủ yếu giầy thể thao. Tiếp đến là giầy da các loại xong đứng trước xu hướng của việc bị áp thuế chống phá giá do EC áp đặt thì khả năng sản xuất giầy da sẽ bị suy giảm (do các Doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng giầy dép khác thay thế) hoặc bị chững lại hay tăng trưởng không đáng kể nếu sử dụng giải pháp DDS cho vụ kiện giầy da. Có thể nói đây là một khó khăn đối với những Doanh nghiệp sản xuất Giầy da nói chung và Trung tâm nói riêng sau vụ kiện bán phá giá của EC vì sản phẩm của Trung tâm chủ yếu là Giầy dép da.
Về trình độ công nghệ
“Hiện nay trình độ công nghệ của ngành Da Giầy Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá song lệ thuộc vào nước ngoài về trang thiết bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp; đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Doanh nghiệp; kinh nghiệm và khả năng đàm phán , ký kết hợp đồng về công nghệ hạn chế … tại các Doanh nghiệp khi có cơ hội đầu tư thiết bị và chuyển giao công nghệ thì nguồn nhân lực tiếp thu công nghệ chuyển giao lại hạn chế về trình độ và năng lực. Do đó không phát huy được sức mạnh của công nghệ mới và làm hạn chế hiệu quả đầu tư. Và như vậy, những hạn chế về công nghệ không được cải thiện một cách tích cực. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này có thể còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường; đặc biệt là thị trường Quốc tế”. Tình trạng chung của ngành là như vậy còn thực tế ở Trung tâm cũng vậy. Tuy là đã có đầu tư máy móc trang thiết bị và công nghệ hiện đại so với thời kỳ trước nhưng so với công nghiệp sản xuất Giầy của thế giới thì còn kém xa.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành
Thời buổi này, ít ai đi một đôi giày cho đến khi hỏng mới mua đôi khác. Đã qua lâu rồi thời giày dép chỉ có 2 màu nâu, đen. Không riêng gì lớp trẻ, giới công nhân viên chức ai cũng đều có năm ba đôi giày, thậm chí còn đặt làm giày theo “tông” màu những bộ quần áo mà mình ưa thích”. Đây là suy nghĩ chung của nhiều người cả những người bán hàng hay những người mua hàng. Có những người có đến 30 đôi giày, dép các loại. Do vậy có thể thấy thị trường Giầy dép lúc nào cũng có vể nhộn nhịp.Giầy thời trang từ shop ra đến lề đường đủ các chủng loại cho người tiêu dùng tha hồ lựa chọn. Các shop giầy thời trang “nở rộ” khắp đường phố ở các thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM, Hải phòng, Đà nẵng, … Và lác đác ở các tỉnh thành phố khác. Có nhiều shop chuyên doanh giầy da với quầy kệ được thiết kế bằng kính trong suốt có lẽ đây là xu hướng chung để hấp dẫn khách hàng đa số các cửa hàng kinh doanh giầy dép đều thiết kế cho mình một cửa hàng bắt mắt nhất. Mẫu mã chẳng kém ai, hàng chợ cũng có chỗ đứng trên thị trường. Thay vì đến các shop sang trọng, rất đông khách hàng trẻ tìm đến chợ với giá 15.000 đến 50.000 một đôi. Những đôi sandal trông như hàng Hàn Quốc hay giày búp bê tưởng chừng nhập Hong Kong có thể "thu hồi" được với chỉ vài chục nghìn trong tay. Giá bèo, kiểu dáng lại tuyệt vời, hàng chợ có đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu "đi một tháng rồi bỏ, mua kiểu mới" của khách hàng. Có bạn nói: "Em cũng chẳng muốn mua dép tốt và đắt tiền quá. Lỗi mốt thì phí". Một loại hình bán hàng giày dép nữa rất thịnh hành trên thị trường hè năm nay là giày rong vào buổi tối. Những "shop" này thường bắt đầu bày hàng trên các phố Chùa Bộc, Tây Sơn, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch..., từ tầm cuối giờ chiều đến nửa đêm. Chỉ cần một chiếc nilon trải ra, giày dép được xếp đầy trên đó. Mua giày, dép loại này giá thành cũng siêu rẻ. Một đôi có khi chỉ 10.000 đồng được bày bán la liệt vào các buổi tối trong tuần. Và có vể việc kinh doanh này cũng có vẻ nhộn nhịp chẳng kém những sạp hàng trong chợ hay những shop thời trang có tiếng. Mặc dù vẫn biết mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay không phải là giá cả mà là chất lượng sản phẩm và đó cũng là mục tiêu của nhà sản xuất - kinh doanh lâu năm trong nghành. Nhưng một thực tế có vẻ phũ phàng với ngành sản xuất Da giầy Việt Nam là Giày dép Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường trong nước. Xu hướng thời trang “đồng bộ” đang ngày càng rõ nét: từ quần, áo mũ, túi xách đến mắt kính, giày, dép. Kỹ thuật nhuộm hiện đại đã tạo gần đủ màu cho nguyên liệu da thuộc, giúp các nhà thiết kế phối màu lẫn sáng tác mẫu giày phù hợp. Điều này thường làm tăng chi phí sản xuất cho các Doanh nghiệp và việc đáp ứng một cách nhanh chóng các nhu cầu này có vẻ còn yếu. nhưng điều này các nhà sản xuất của Trung Quốc lại nắm bắt mộit cách nhanh chóng và kịp thời đáp ứng với những loại sản phẩm màu sắc và thời trang. Các công ty da giày Việt Nam gần như bỏ quên thị trường nội địa để cho giày dép các loại của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore xâm nhập. Với kiểu dáng đa dạng, hợp thời trang, màu sắc phong phú, giá không quá chênh lệch với giày nội địa, các loại giày dép ngoại dễ dàng chinh phục người tiêu dùng dễ tính. Giày dép Trung Quốc (TQ) về rất nhiều. Ba ngày là có hàng mới một lần, giá lại mềm”, Bán không cần tháo mác lượng giày dép xuất xứ từ TQ đổ về các chợ tăng mạnh, gần như sạp nào cũng đều bày bán hàng TQ, sức mua đã bắt đầu tăng. Giày ở chợ bán buôn không chỉ đóng đi các tỉnh mà còn được đưa thẳng vào các tiệm kinh doanh giày ở các thành phố lớn. Hàng trong nước, chủ yếu do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, thưa thớt trên các sạp. Giới kinh doanh giày dép cho hay các loại giày dép thời trang đang có mặt trên thị trường hiện nay phần lớn đều nhập khẩu qua đường không chính thức từ TQ, Thái Lan. Với mức giá thường rẻ hơn 10-20% so với các sản phẩm cùng loại trong nước sản xuất, trung bình 120.000 đồng/đôi, mẫu mã phong phú nên giày TQ tiêu thụ nhanh. Nhiều tiệm bán giày đã không tháo mác TQ khi bán, vì “không nói ai cũng biết đây là hàng TQ rồi”. còn sản phẩm của các cơ sở trong nước mà không dán nhãn vào thì không ai biết xuất xứ của nó đôi khi còn bị đánh đồng với Giày dép TQ Các loại giày của Thái Lan cho dù nỗ lực tìm kiếm thị trường, song do kiểu dáng không phong phú bằng giày TQ, mẫu mã ít đa dạng hơn nên không hút hàng bằng giày TQ.
Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giày dép Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila ... đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của từng thị trường. Nhiều đối tác nước ngoài đã nhận định, Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu giày lớn trong khu vực, được quốc tế biết đến như một nguồn cung cấp tiềm năng, ổn định. Thách thức lớn của ngành da giày khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chính là tính cạnh tranh còn yếu do thiếu khả năng cung ứng vật tư nguyên liệu, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ chưa theo kịp các nước kết hợp với giá dịch vụ vận chuyển cao. Thêm vào đó, ưu thế của Việt Nam về tiền công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh nhưng bắt đầu đã có những khó khăn và biến động, công tác đào tạo lao động lành nghề vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chưa được bổ túc và phổ cập các kiến thức chuyên ngành đầy đủ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động của toàn ngành. Ước tính, với hơn 400 doanh nghiệp trong ngành (không kể các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các hộ gia đình), hàng năm cần bổ sung hàng nghìn cán bộ quản lý, 150- 200 kỹ sư (thuộc da, công nghệ sản xuất giày, thiết kế giày và các sản phẩm thời trang) và hàng chục nghìn công nhân kỹ thuật. Tuy là ngành có tốc độ phát triển cao về sản lượng, song về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và thiết kế tạo mẫu sản phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đang được thực hiện, cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực này mới được đầu tư hạn chế do nhiều doanh nghiệp chủ yếu vẫn làm gia công. Một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Điển hình như Công ty Cổ phần giày An Lạc, Công ty Cổ phần giày Thái Bình và các Công ty 100% vốn nước ngoài (Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng, Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giày Thượng Đình ...). Các nhà sản xuất cần lưu ý: tuy chọn giày ngoại cho những buổi dạo phố, dạ tiệc, nhưng để sử dụng hằng ngày, người tiêu dùng vẫn trung thành với các sản phẩm Việt Nam. Những thương hiệu đi vào “ bộ nhớ” người tiêu dùng hiện chưa nhiều, hiện chỉ đếm được trên đầu ngón tay: Vina - Giày, Pasteur, T&T, Hồng Thạnh, Hồng Anh, Hạnh Dung, Đông Hải, Long Thành, Kim Thành… Chọn giày Việt, người tiêu dùng không chỉ an tâm về chất lượng mà còn hưởng được nhiều chế độ hậu mãi: thẻ khách hàng thân thiết, thẻ giảm giá, phiếu quà tặng, phiếu bảo hành.Trước tình trạng bành trướng của giày dép ngoại tại thị trường nội địa, Hội Da giày TP.HCM đã đối phó bằng cách lên kế hoạch phát triển các sản phẩm giày, dép thủ công chất lượng cao, tiếp tục khẳng định vị thế tại thị trường nội địa cũng như nước ngoài. Các Doanh nghiệp cần phải tạo thêm nhiều sản phẩm không chỉ có chất lượng mà cần hợp thời trang, giá trị cao, vừa phục vụ người tiêu dùng, mang ngoại tệ về cho đất nước mà còn góp phần tôn vinh một nghề truyền thống đáng quý.
Tình hình thị trường trong nước là như vậy một thực tế không lấy gì làm sáng sủa cho lắm nhưng nếu Doanh nghiệp nào biết cách nghiên cứu nhu cầu thị trường thì việc đáp ứng tốt đoạn thị trường mà mình lựa chọn sẽ tạo ra thành công cho Doanh nghiệp đó. Thị trường trong nước còn đang bỏ ngỏ, bám sát thị trường nội địa cũng là một hướng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả cho các Doanh nghiệp. Theo quan sát thì thị trường chính của Trung tâm hiện nay là thị trường nội địa do đó việc phục vụ tốt thị trường này cũng đã tạo ra thành công lớn cho Trung tâm tạo ra nguồn thu lớn và sẽ tạo đà cho việc phát triển sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài.
Thị trường nước ngoài.
Kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam qua các năm liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2005. Các mặt hàng xuất khẩu của ngành ngày càng phong phú và đa dạng .
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu Da giầy giai đoạn 2000 -2005
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
da giày (triệu USD)
Tốc độ tăng (%)
2000
1.471
6,05
2001
1.587
7,88
2002
1.875
18,15
2003
2.260
20,53
2004
2.691
19,07
2005
3.039
12,93
2006
3.555
16,9
Nguồn: Internet
Thị trường EU.
EU là một thị trường tiêu thụ giày dép lớn trên thế giới, với nhu cầu nhập khẩu hàng năm lên đến gần 1,5 tỷ đôi giày dép các loại. Mức tiêu thụ giày dép bình quân đầu người hàng năm gần 4đôi/người/năm. Giày dép Việt Nam trước kia xuất khẩu vào EU phải có giấy phép nhập khẩu nhưng sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định Hợp tác (17/7/1995) thì nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU làm kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xếp đầu bảng về xuất khẩu giày dép sang thị trường này. Các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU chiếm hơn 60% tổng số lượng giày dép xuất khẩu hàng năm của ta, chủ yếu là giày thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường này; giày vải gần 20%; giày nữ xấp xỉ 15%; dép khoảng 17% và giày da hơn 1,5%. Thị trường nhập khẩu giày dép Việt Nam lớn nhất trong Liên minh là Đức (25,3%); tiếp đến là Anh (21%); Pháp (14,3%); Bỉ (12,3%); Ý (8,1%); Hà Lan (7,9%); Tây Ban Nha (4,6%); Thụy Điển (2,2%); Đan Mạch (1,3%); Hy Lạp (0,8%); Ai Len (0,6%); Bồ Đào Nha (0,2%) và Luxembourg (0,1%).
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Liên minh Châu Âu (EU) chỉ chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, giảm 20% so với trước đây. Sự tác động của vụ kiện bán phá giá giày mũ da đã khiến cho thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU giảm mạnh. Mặc dù vậy, hiện EU vẫn là thị trường xuất khẩu da giày chủ yếu của Việt Nam do giày dép Việt Nam tiếp tục được hưởng ưu đãi theo hệ thống thuế quan phổ cập khi nhập khẩu vào EU. Lefaso cho biết, nhiều nhà nhập khẩu EU đã trì hoãn việc đặt hàng vì lo sợ mức thuế chống phá giá cao, gây khó khăn cho ngành da giày.
Đến cuối năm 2006, trong 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam và nước ta được xếp vào thị trường sản xuất giày dép của thế giới (chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ).
Những kết luận rút ra từ nghiên cứu thị trường giày dép của EU:
Điểm mạnh:
Nhiều doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung đã xác lập mối quan hệ thương mại ổn định trong xuất khẩu với thị trường này và kim ngạch xuất khẩu rất lớn (EU tiêu thụ 60% giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam).
Nhiều doanh nghiệp trong nước, đặc biệt các doanh nghiệp FDI có cơ sở sản xuất lớn, hiện đại, có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường EU về số lượng và chất lượng.
Giá nhân công rẻ, tay nghề công nhân ngày càng nâng cao là những nhân tố quan trọng làm cho sản phẩm giày dép của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường EU.
Điểm yếu:
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa trực tiếp giao dịch với người mua trực tiếp ở EU, mà đa số phải thông qua trung gian hoặc thực hiện gia công cho một nước thứ ba, sau đó giày dép mới được đưa đến EU.
Phương thức gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao 95% nên hiệu quả xuất khẩu thấp, các doanh nghiệp Việt Nam không có điều kiện xây dựng công nghệ thiết kế mẫu mã, thương hiệu giày dép.
Tính cạnh tranh của giày dép Việt Nam chưa mang tính vượt trội so với sản phẩm của Trung Quốc, Philippines, Thái Lan… trên thị trường EU.
Nguyên liệu sản xuất giày dép xuất khẩu 80% phải nhập khẩu: mỗi năm ngành phải nhập tới 300 triệu USD nguyên phụ liệu, điều này làm giá thành cao, bị động trong kinh doanh sản xuất.
Cơ hội:
Nhà nước có nhiều chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp giày dép thực hiện xúc tiến trên thị trường EU.
Việt Nam không bị hạn chế quota về giày dép xuất khẩu sang EU.
Giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU cũng không bị đánh thuế chống phá giá, đây là lợi thế của Việt Nam so với ngành hàng này của Trung Quốc và Indonesia xuất khẩu vào EU.
Từ năm 2004, thị trường EU mở rộng và kết nạp thêm 10 nước Đông Âu, trong số 10 nước xin gia nhập như Séc, Xlovakia, Ba Lan, Hungari… vốn là khách hàng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Những thách thức:
Trung Quốc đã là thành viên của WTO nên các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Trung Quốc có điều kiện thuận lợi hơn xuất khẩu sang EU: thuế nhập khẩu giảm, hạn ngạch nhập khẩu bị xóa bỏ, và sức cạnh tranh giày dép Trung Quốc trên thị trường này gia tăng lấn lướt hàng hoá của Việt Nam, làm thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam trên thị trường EU giảm.
Từ năm 2004, EU dự kiến sẽ đưa mặt hàng giày dép nhập khẩu từ các nước đang phát triển ra khỏi danh mục được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo chế độ GSP. Như vậy, thuế tăng khiến khả năng cạnh tranh về giá của giày dép Việt Nam sẽ giảm trên thị trường EU.
Nhiều nước Đông Âu cũ gia nhập EU có tiềm năng xuất khẩu giày dép lớn, họ trở thành đối thủ mạnh cạnh tranh thuận lợi với các nhà xuất khẩu giày dép Việt Nam.
Thị trường Mỹ
Trong khi da giày Việt Nam xuất khẩu vào EU giảm, da giày xuất khẩu vào thị trường Mỹ tiếp tục tăng với kim ngạch đạt 802 triệu USD, tăng 30% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng là do các Công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty liên doanh, Công ty lớn của Việt Nam đã gia công xuất khẩu cho những thương hiệu lớn như: NIike, Adidas, Rebook… và xuất qua hệ thống kênh phân phối chính của Mỹ. Một số các doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng đã tự sản xuất mẫu mã và chào hàng trực tiếp tới các nhà nhập khẩu qua các hội chợ triển lãm tại Mỹ. Các sản phẩm xuất khẩu chính vào thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà, dép đi biển
Mỹ là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu giày dép lớn thứ hai thế giới, bình quân mỗi năm người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ 35 tỉ USD giày dép (khoảng 2 tỉ đôi, trong đó giày thể thao chiếm 35%). Năm 2000 Mỹ nhập khẩu 1.745 triệu đôi, tăng 8% so với năm trước và chiếm 15% thị trường thế giới. Trung Quốc là nước dẫn đầu xuất khẩu giày dép vào thị trường Mỹ, phần lớn là loại có giá trị thấp, giá trung bình là 5,25 USD/đôi. Việt Nam là nước đứng thứ 8 trong 10 nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ (năm 2000) với mức giá trung bình là 17,36 USD/đôi, sau Ý 18,60 USD/đôi. Người tiêu dùng Mỹ không khó tính, có thể sử dụng nhiều chủng loại giày dép. Tuy vậy một số nhà nhập khẩu và các chuyên gia đã tư vấn rằng Việt Nam nên đưa vào Mỹ sản phẩm chất lượng cao, giá trị cao, không nên đi vào các sản phẩm giá thấp.
Hoa Kỳ rất đa dạng về thị hiếu và mức thu nhập, vì vậy hàng cao cấp đắt tiền cũng như hàng thấp cấp rẻ tiền (chứ không phải hàng kém phẩm chất) đều có thể tiêu thụ tốt. Các cơ quan quản lý nhà nước của Hoa Kỳ như hải quan, FDA,v.v... không kiểm soát chất lượng hàng cao hay thấp tất cả là do thị trường định giá. Các cơ quan chỉ quan tâm đến việc lô hàng phải thực hiện đúng các quy định về an toàn tiêu dùng, vệ sinh, môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn ngạch số lượng và các biện pháp chống khủng bố.
Hàng hoá bày bán ở Mỹ phải có nhãn mác ghi tên thương hiệu, vấn đề là thương hiệu nổi tiếng hay không nổi tiếng. Cùng loại hàng giống hệt nhau sản xuất tại Việt Nam, nếu gắn nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bán được ở Mỹ với giá cao hơn rất nhiều so với giá thành nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là hàng chất lượng tốt mang nhãn của nước ngoài nhưng không nổi tiếng ở Mỹ, vẫn sẽ bán được với giá thấp hơn và vẫn có lãi. Trung Quốc chiếm 80% thị trường giày dép nhập khẩu của Mỹ (trong tổng nhập khẩu 15 tỷ USD/năm), trong đó phần nhiều là nhãn mác không nổi tiếng và bán với giá rẻ. Nếu đi thăm các siêu thị bách hoá ở Mỹ, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều các cửa hàng bán quần áo, giày dép và hàng tiêu dùng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng. Nhưng các tập đoàn siêu thị lớn nhất nước Mỹ như Wal-mart, Target, K-mart, J.C. Penny, Sears, Payless Shoes,v.v... lại bán hầu hết hàng hoá có nhãn mác không nổi tiếng. Tại New York rất nhiều khách hàng hỏi mua các loại hàng có nhãn mác không nổi tiếng, nhưng tất nhiên họ trả giá rất rẻ mà chỉ có Trung Quốc mới làm được và đây chính là thành công lớn của Trung Quốc. Thực tế, không phải Trung Quốc không làm được hàng cao cấp, mà đó là chiến lược của họ. Bằng giá rẻ làm cho thị trường tràn ngập hàng Trung Quốc, thống lĩnh thị trường hàng cấp trung bình trở xuống và chiếm đa số trong khu vực hàng cao cấp. Vì thế ngay từ đầu, hàng hoá Trung Quốc đã thâm nhập thị trường Hoa Kỳ bằng cả thương hiệu Trung Quốc không nổi tiếng ở Mỹ và thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, nếu cần họ mua đứt thương hiệu nổi tiếng để phát triển sản xuất và xuất khẩu.
Tất nhiên, nếu có thương hiệu nổi tiếng sẽ bán được nhiều hơn, giá cao hơn. Đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ tình hình có khác một chút. Vì nhiều lý do, Việt Nam không thể cạnh tranh về giá với Trung Quốc. Vì thế chúng ta buộc phải tập trung làm hàng trung, cao cấp, và cạnh tranh bằng chất lượng và các nét độc đáo khác. Việc này thực tế cũng có nhiều khó khăn. Đối với giày dép Việt Nam hầu hết làm gia công, tưởng được giá cao nhưng là các công ty Mỹ và nước ngoài đặt hàng được hưởng lợi. Các nhà máy của chúng ta bị ép lấy công làm lãi với giá rẻ, trong khi khách hàng thì khó tính và chúng ta phải đầu tư mua thiết bị đắt tiền, mất nhiều năm mới thu hồi vốn. Tại Mỹ hầu hết người tiêu dùng chưa biết đến các thương hiệu hàng Việt Nam, có nghĩa là các thương hiệu hàng Việt Nam chưa có tiếng ở Mỹ. Vì vậy chúng ta chấp nhận làm hàng cho các thương hiệu nổi tiếng để nâng cao năng lực sản xuất và tăng kim ngạch, đồng thời tìm cách để tiến tới bán hàng bằng thương hiệu riêng của mình. Thương hiệu phải đi đôi với chất lượng và quảng bá. Các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều chi phí rất lớn cho quảng cáo. Vấn đề của Việt Nam là cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, chú ý làm bao bì phù hợp và đúng quy định. Việc đưa các thương hiệu da gi ầy Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là cần thiết, nhưng cần nghiên cứu làm như thế nào, chiến lược ra sao và phải có đầu tư thoả đáng. Các doanh nghiệp đã có thương hiệu tốt cần mạnh dạn thuê quảng cáo, thuê tư vấn, thuê đại lý bán hàng (salemen) người Mỹ để quảng bá thương hiệu và phát triển thị trường tại Mỹ.
Nhật Bản.
Ngành công nghiệp giầy dép Nhật Bản sau nhiều năm phát triển mạnh mẽ ở thập kỷ 70 và 80, sản xuất có xu hướng giảm dần. Năm 1995, Nhật sản xuất 63,7 triệu đôi giày da, đến năm 1999 chỉ còn 49 triệu đôi, giảm nhiều nhất là giày da nam. Ngược lại, giày dép da nhập khẩu lại tăng, từ mức 10,6 triệu đôi (50,9 tỉ yên) năm 1996 lên 15,8 triệu đôi (56,3 tỉ yên) năm 2000. Những nước xuất khẩu giày dép da hàng đầu vào Nhật là Trung Quốc, Ý, Campuchia, Hàn Quốc, Bangladesh. Nhật Bản là một thị trường tiêu dùng lớn, dân số Nhật Bản khoảng 127,11 triệu người với mức sống khá cao (GDP theo đầu người năm 2001 là 32.858 USD/người). Người tiêu dùng Nhật Bản có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước, nhìn chung họ có độ thẩm mỹ cao, tinh tế. Đặc tính của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu. Người Nhật có những đặc điểm chung về tiêu dùng là: có yêu cầu khắt khe nhất, nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày, ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm.
Với kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản luôn đứng thứ 3, sau thị trường Châu Âu và Mỹ, Nhật Bản được đánh giá là thị trường mục tiêu để mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu giầy dép của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn hiểu biết khá hạn chế về thị trường này (do chủ yếu xuất khẩu qua đối tác thứ 3). Đứng từ góc độ Nhật bản, tỉ lệ nhập khẩu từ Việt nam vào Nhật còn khiêm tốn. Như vậy để thấy rằng, các Doanh nghiệp Việt nam còn rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu của mình sang thị trường Nhật bản.
4. Châu Phi.
Châu Phi là một thị trường mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2004, giày dép Việt Nam đã khai thác thành công thị trường châu Phi, bằng cách tập trung thâm nhập vào Nam Phi. Trong bốn tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc khoảng 175% và đạt kim ngạch 5,81 triệu USD.
Từ Nam Phi, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu đưa hàng qua các nước khác như Mozambique (Đông Phi), Tây Phi ... Tuy kim ngạch xuất khẩu tại các nước này còn nhỏ bé và khá thất thường nhưng qua thăm dò thị trường các doanh nghiệp rất tin tưởng vào khả năng thành công trên thị trường này. Vấn đề ở thị trường châu Phi là cần tiếp tục làm tốt công tác xúc tiến, tìm kiếm các đối tác phân phối hàng hoá để xuất khẩu được nhiều hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cần chú ý tới việc vận chuyển cũng như thiết lập được các hình thức thanh toán được thuận tiện và an toàn hơn.
5. Thị trường canada.
Hằng năm Canada nhập khẩu từ 1,1- 1,3 tỷ USD giày dép các loại. Việt Nam là một trong số các nước xuất khẩu giày dép lớn vào Canada, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30-35 %/năm, là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Do vậy, từ vị trí thứ 6 năm 2001, Việt Nam đã vươn lên xếp vị trí thứ 2 trong danh sách các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào Canada chỉ sau Trung Quốc, năm 2005 đạt kim ngạch 103,9 triệu USD chiếm 7,6 % thị phần nhập khẩu giày dép của Canada. Trong đó, mặt hàng chủ yếu gồm: giày dép, mũ da, giày dép có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, giày mũ nguyên liệu dệt, tiếp đến là giày dép không thấm nước và các loại giày dép khác. Tình hình xuất khẩu giày mũ nguyên liệu dệt của Việt Nam sang thị trường Canada trong quý I/2006 tăng 9.4 % so với quý I/2005, mức tăng trưởng thấp so với các nước xuất khẩu chủ yếu nhóm hàng này như Trung Quốc (tăng 43,5 %), Indonesia (128,6 %), Tây Ban Nha (51 %), Brazil (66 %), Malaysia (11.020 %) và Thái-lan (82,9 %). Việt Nam giảm bình quân là 18 %, từ vị trí thứ 2 nay đã tụt xuống vị trí thứ 4 sau Trung Quốc, Indonesia và Italia. Nguyên nhân chính là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Canada không ổn định trong 10 năm qua. Trong khi các mặt hàng giày dép khác của Việt Nam tăng trưởng khá đều và vững chắc thì mặt hàng này lúc lên lúc xuống. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam chưa coi trọng mặt hàng này nên chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc phát triển thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Do vậy, khi các đối thủ khác như Indonesia, Mỹ hay Thái-lan… có chiến lược tiếp cận thị trường tốt hơn, giá cạnh tranh hơn nên họ giành được thị phần của mình.
Xuất khẩu giày mũ da sang Canada - đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng khá ổn định, bình quân khoảng 30-35 % qua các năm, từ vị trí thứ 7 năm 2001, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 năm 2005 và quý I/2006 xếp vị trí thứ 2 trong số các nước xuất khẩu lớn nhóm hàng này vào Canada, chỉ sau Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là do EU đã áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam nên các nhà xuất khẩu giày mũ da đó phải chuyển hướng thị trường, và Canada là một trong số các thị trường mà các nhà xuất khẩu Việt Nam hướng tới. Dung lượng thị trường Canada về nhóm hàng này khá lớn, lượng nhập khẩu khoảng 700-750 triệu USD/năm. Hiện nay các nhà xuất khẩu giày dép Việt Nam đã tìm được chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường này. Dự đoán tốc độ tăng trưởng này sẽ tiếp tục được duy trì trong các quý tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức lưu ý là Trung Quốc cũng bị EU áp thuế chống bán phá giá nên họ cũng phải tìm hướng chuyển thị trường như Việt Nam. Vì thế, cuộc cạnh tranh quyết liệt trong thời gian tới về nhóm hàng này là điều khó tránh khỏi.
Do yếu tố khác biệt về địa lý và thời tiết trong năm, nên riêng thị trường giày dép ở Canada có thể chia làm 5 mùa chính: Mùa xuân (tháng 2-4) là mùa của loại Dress shoes. Mùa hè (tháng 5-7) là chính mùa Sandale. Mùa thu (tháng 8-9) nhu cầu rất lớn về giày dép cho học sinh đi học. Mùa cuối thu (tháng 10-12) nhu cầu chủ yếu là giày không thấm nước và ủng cho mùa đông. Dịp lễ giáng sinh và năm mới là mùa cho giày da. Do vậy nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tuyệt đối tôn trọng thời hạn giao hàng mà khách yêu cầu thì hàng giao sẽ bị lỡ vụ không bán được, làm giảm nghiêm trọng uy tín hàng của Việt Nam, như vậy rất dễ mất thị trường. Bên cạnh hai mặt hàng chủ đạo trên, xuất khẩu giày thể thao sang Canada có chiều hướng tăng, đặc biệt là mặt hàng giày thể thao mũ da. Mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong các nhóm hàng trên và có tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Mặc dù theo số liệu thì hàng giày thể thao mũ da trong quý I/2006 tăng trưởng thấp (khoảng 6%) so với quý I/2005 nhưng theo số liệu từng tháng trong quý I/2006 thì mặt hàng này tăng khá ổn định đang có xu hướng tăng dần, đây là dấu hiệu đáng mừng. Sang quý II/2006 tình hình vẫn khả quan vì nhu cầu sẽ tăng lên do cần hàng cho mùa hè. Ngoài ba mặt hàng chủ đạo trên thì các chủng loại giày dép khác cũng có chiều hướng tăng khá, nhất là nhóm giày không thấm nước.
6. Thị trường khác.
Nhu cầu sử dụng Giầy dép là rất lớn vì vậy việc xuất khẩu Giầy dép sẽ rất khả quan nếu Trung tâm bỏ chút thời gian để nghiên cứu thêm một số thị trường mới ngoài các thị trường chính vừa nêu trên. Biết đâu với những thất bại ở thị trường xuất khẩu chính thì việc tìm được thành công ở những thị trường này lại đ ược thay thế.
Với những nghiên cứu về thị trường thế giới là vậy thì việc lựa chọn một phân khúc thị trường hợp lý sẽ là hướng đi đúng đắn cho việc phát triển sản phẩm của Trung tâm. Cái khó của Trung tâm là ở chỗ: Nếu tham gia thị trường giày dép với sản phẩm chất lượng cao cấp thì không cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Ðức. Còn nếu chọn sản phẩm cấp thấp, có chất lượng trung bình thì lại không cạnh tranh được với sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc. Việc lựa chọn một thị trường hay đa dạng các thị trường, chủng loại sản phẩm phù hợp với Trung tâm phụ thuộc vào từng mục tiêu của Trung tâm trong từng giai đoạn phát triển.
CHƯƠNG II: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG ĐỀ RA CÁC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH.
Việc bắt tay vào sản xuất theo nhu cầu thị trường đối với tình hình thị trường bây giờ là tương đối muộn nhưng dù sao việc đáp ứng tốt nhu cầu thị trường đã nghiên cứu cũng tạo cho Trung tâm hướng phát triển trong lâu dài. Với tình hình thị trường trong nước và thế giới như đã nghiên cứu thì việc định cho mình những đoạn thị trường tiêu thụ là điều cần thiết cho hoạt động sản xuất hiện tại và trong tương lai khi Trung tâm muốn phát triển sản phẩm của mình rông ra bên ngoài. Dựa vào tình hình sản xuất hiện tại của Trung tâm thị việc định vị sản phẩm của mình ở mức trung và cao cấp dành cho giới trẻ, giới công chức, nhân viên văn phòng với mẫu mã và kiểu dáng thời trang, trẻ trung hiện đại tương đối đắt tiền bên cạnh đó còn sản xuất giầy dép cho giới trung niên những người có khả năng chi trả cho những đôi giầy dép có giá cả tương đối đó. Vì vậy, việc đề ra kế hoạch sản xuất cho từng nhóm đối tượng khách hàng này cũng cần được nghiên cứu để có được một kế hoạch phù hợp nhất đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đoạn thị trường đó và tạo mức dư thừa sản phẩm là thấp nhất. Ban đầu Trung tâm có thể sản xuất với số lượng nhỏ các mẫu thiết kế cho từng đối tượng khách hàng ở đoạn thị trường tiêu thụ lớn như: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, … Có thể là 5 - 10% so với lượng sản xuất dự kiến ban đầu của từng đoạn thị trường đó. Sau đó bằng các chương trình quảng cáo, xúc tiến hỗn hợp nhằm gây sự chú ý của khách hàng. Từ đó quan sát thu thập phản ứng của khách hàng để xem xét lại cách lựa chọn phân đoạn thị trường của Trung tâm và đưa ra kế hoạch sản xuất tiếp theo cho từng mẫu thiết kế đã sản xuất thử nghiệm đó. Đối với những mẫu thiết kế mà khách hàng có quan tâm lớn có thể tạo ra cơn sốt về sản phẩm bằng cách ngừng sản xuất trong một thời gian ngắn hay sản xuất với số lượng nhỏ trong nhiều lần sản xuất để kéo khách hàng có nhu cầu đến với Trung tâm nhiều lần hơn để họ ghi nhớ hình ảnh của Trung tâm, cũng để họ có thể tham khảo thêm những mẫu thiết kế khác của Trung tâm. Nhưng sự chờ đợi đó cúng đừng nên để quá dài như vậy sẽ làm cho khách hàng nhanh chán nản. Nhưng để làm được điều đó thì việc các mẫu thiết kế của Trung tâm phải được đăng ký bảo hộ để tránh tình trạng việc làm nhái của các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước. Việc giữ bí mật các mẫu thiết kế, quy trình công nghệ sẽ làm cho giá trị sản phẩm của Trung tâm được nâng lên và phần nào gây sự tò mò cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trong ngành.
Đối với thị trường nước ngoài, mảng thị trường mới mẻ của Trung tâm có vẻ sẽ rất khó khăn cho việc thâm nhập vào những thị trường này. Là đơn vị đi sau trong ngành nên có lẽ Trung tâm cũng sẽ đi theo hướng mà các Doanh nghiệp đi trước đã chọn đó là nhận gia công cho các công ty của nước ngoài phần để tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng, văn hoá tiêu dùng, thời tiết khí hậu, … phục vụ cho thiết kế sản phẩm; phần để dần định vị thương hiệu của mình ở thị trường nước ngoài. Việc gia công này phải đảm bảo trên thương hiệu của Công ty thuê gia công phải có tên của Trung tâm để người tiêu dùng biết đến. Vì vậy, việc thâm nhập vào các thị trường có tiềm năng lớn như: EU, Mỹ, Nhật bản, … hay những thị trường khác sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển sản phẩm của Trung tâm mở rộng thị trường. Do đó, lập kế hoạch sản xuất cho từng thị trường này sẽ phụ thuộc vào các đơn hàng mà Trung tâm nhận được sau khi khảo sát và ký hợp đồng với các đối tác này. Và để có các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp sau khi chào hàng trực tiếp cho đối tác nước ngoài để có kế hoạch sản xuất tốt cho đoạn thị trường nước ngoài này.
Việc phân đoạn thị trường này giúp cho Trung tâm định hướng sản xuất một cách phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách có hiệu quả nhất.CHƯƠNG III: TÌM KIẾM ĐỐI TÁC VÀ XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI.
Các đối tác của Trung tâm có thể là những nhà cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào, đơn vị gia công và cá đối tác trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Việc tìm kiếm các đối tác này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Trung tâm trong việc đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất về số lượng cũng như chất lượng, đảm bảo tiến độ sản xuất và đảm bảo nơi tiêu thụ sản phẩm. Với việc phát triển sản phẩm thì tất cả các đối tác trên đều quan trọng Trung tâm nên quan tâm đến các thị trường này để tạo các mối quan hệ tốt cho việc đáp ứng nguyên phụ liệu và sự trung thành trong tiêu thụ sản phẩm của Trung tâm ở các kênh phân phối.
Đối với thị trường nguyên phụ liệu phần lớn là mua hàng trong nước là chính tại các công ty chuyên sản xuất nguyên phụ liệu chuyên dùng hoặc của các cơ sở sản xuất nhỏ. Thị trường này cũng nhộn nhịp không kém thị trường giầy dép, do cũng có nhiều nguồn cung cấp nguyên phụ liệu từ các cơ sở sản xuất nhỏ cho đến các Công Ty chuyên sản xuất nguyên phụ liệu ngành Da giầy và các công ty chuyên kinh doanh mặt hàng này và các cửa hàng mua bán nguyên phụ liệu ở các chợ. Việc lựa chọn một nhà cung ứng hay đa dạng các nhà cung ứng tuỳ thuộc vào việc tìm hiểu cung cách làm ăn của từng nhà cung ứng mà trung tâm đã chọn để nghiên cứu và tuỳ thuộc vào biến động của thị trường này cũng như nhu cầu của Trung tâm trong việc sử dụng nguyên phụ liệu cho từng giai đoạn sản xuất. Việc lựa chọn một nhà cung ứng có thể đảm bảo tiến độ cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất, chất lượng nguyên phụ liệu, tiết kiệm thời gain chọn mua hàng, chi phí mua hàng nhưng đôi lúc nhà cung ứng lại không đáp ứng được sự đa dạng về nguyên phụ liệu cho Trung tâm cộng với sức ép về giá cả cũng là vấn đề cần xem xét khi thị trường nguyên phụ liệu trở nên khan hiếm, đắt đỏ. Nếu lựa chọn theo cách này thì Trung tâm cần phải có hợp đồng hợp tác rang buộc rõ rang với đối tác để tránh những sức ép từ phía nhà cung ứng mà vẫn đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu để đảm bảo sản xuất. Còn nếu đa dạng hoá các nhà cung ứng có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng nguyên phụ liệu của Trung tâm, có thể tìm được nhà cung ứng giá rẻ và chất lượng phù hợp nhưng lại mất thời gian, chi phí để tìm kiếm và chi phí mua hàng, mức độ trung thành cua rcác nhà cung ứng này lại không lớn khi có sự biến động lớn về thị trường. Vậy hướng đi phù hợp cho Trung tâm nên chọn đa dạng hoá nhà cung ứng trong đó phải tạo cho mình một nhà cung ứng trung thành để khắc phục hạn chế của hai sự lựa chọn trên. Việc lựa chọn này phải đảm bảo tiết kiệm được chi phí mu hàng mà vẫn có nguyên liệu phù hợp cho sản xuất. Trước tiên viêc mua nguyên phụ liệu có thể xem xét các nhà cung ứng trên thị trường Hà nội và các vùng lân cận nơi có sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu. Nếu tìm được nhà cung ứng phù hợp có thể ký hợp đồng ngắn hạn và sau đó tiếp tục tìm hiểu xem có nên ký các hợp đồng tiếp theo hay không?
Vấn đề về thị trường nguyên phụ liệu là vậy còn thị trường tiêu thụ sản phẩm thì sao? Việc phát triển sản phẩm đồng nghĩa với việc đưa sản phẩm của Trung tâm ra các thị trường khác nhau. Với thị trường trong nước, có thể tập trung tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường lớn như Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, TP HCM, … Bằng cách mở các văn phòng đại diện ở đó hoặc tìm các đại lý độc quyền với các chế độ ưu đãi khuyến khích tiêu thụ ở các kênh phân phối nhỏ hơn. Thường xuyên duy trì mối quan hệ để nắm bắt tình hình tiêu thụ và tạo cảm giác gắn bó, thân thiện với họ để tạo hình ảnh tốt trong tâm trí họ. Với thị trường nước ngoài ban đầu ta có thể gửi sản phẩm của mình đến các nhà bán lẻ có tiếng hợp tác nhãn hiệu với họ nằhm thâm nhập vào thị trường đó rồi sau đó có thể tự mình với thương hiệu của riêng mình len dần vào thị truờng đó bằng cách mở chi nhánh, văn phong đại diện tiêu thụ sản phẩm và xa hơn nữa là một viễn cảnh đặt cơ sở sản xuất hoặc thêu gia công nước ngoài để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường đó và các thị trường lân cận của Trung tâm.
CHƯƠNG IV:LĨNH VỰC SẢN XUẤT.
Thiết kế mẫu mốt phù hợp theo nghiên cứu thị trường.
Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường đưa ra các mẫu thiết dựa trên các nghiên cứu về từng nhóm đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu về thị hiếu tiêu dùng cụ thể của từng nhóm khách hàng đã lựa chọn về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã, đặc tính sản phẩm như thế nào? từ đó có các lựa chọn nguyên phụ liệu và kế hoạch sản xuất cho từng mẫu thiết kế với phương án phát triển riêng cho từng mẫu mã đó. Mức thu nhập, mức sống của người dân ngày càng cao việc ăn ngon, mặc diện là một trong những nhu cầu thiết yếu. Một đôi giầy phù hợp sẽ làm tôn vinh giá trị của con người. Nhu cầu thị trường là rất lớn và việc khai thác các nhu cầu này sẽ không hạn chế, vì nhu cầu luôn luôn nảy sinh trong mọ sinh hoạt của con người. Một người khi có một đôi sandal màu hồng thì sẽ muốn có thêm một đôi giầy với mầu khác không phải là mầu hồng và kiểu dáng cũng khác biệt. Việc đi vào từng chi tiết nhỏ trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng sẽ giúp cho Trung tâm sẽ tạo ra được nhiều các mẫu thiết kế phù hợp hơn, gần gũi hơn với khách hàng và do đó việc phát hiện ra nhu cầu mới sẽ đưa Trung tâm dẫn đầu về các mẫu thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường. Từ đây lại nảy sinh ra một tình huống kinh doanh mới lạ cho Trung tâm đó là việc chuyển nhượng các mẫu thiết kế của mình cho các Doanh nghiệp trong ngành. Công việc này cũng tạo ra cho Trung tâm một nguồn thu tương đối mà không phải mất công nghiên cứu đưa ra các phương án sản xuất, thu thập phản ứng của khách hàng, … Nhưng điều cần thiết để có thể thực hiện được phương án kinh doanh này là Trung tâm nên đăng ký bảo hộ các mẫu thiết kế của mình tránh những tranh chấp thương mại
Nghiên cứu và sử dụng nguyên phụ liệu một cách hợp lý chống lãng phí thất thoát.
Để sản xuất một đôi giầy dép da ngoài nguyên liệu chính là da thì còn có hàng loạt các nguyên phụ liệu khác như:
Nguyên liệu làm mũ giầy:
Phần mũ ngoài: bề mặt của một đôi giầy được làm từ da thật, giả da hoặc các vật liệu nhân tạo khác.
Phằn mũ lót: phần lót bên trong của mũ giầy được làm từ vải lót, da lót hoặc các vật liệu nhân tạo khác
Phần tăng cường: được bố trí giữa phần mũ ngoài và phần mũ lót có tác dụng chống rách, rạn nứt và có độ đàn hồi cao được làm từ vải không dệt và vải chịu lực.
Đế trong được làm từ bìa chuyên dùng, da váng xanh
Đế ngoài được làm từ da đế, cao su, nhựa PVC, PU.
Lót gót nhằm tăng cường độ êm được làm từ các nguyên liệu có độ bám dính cao và êm như Ê va.
Phụ liệu bao gồm: kim, chỉ, đinh, khoá, kéo, urê, rirê, ...
Ngoài da thật do Viện nghiên cứu tự nghiên cứu và sản xuất ra được thì các nguyên phụ liệu khác được mua ngoài thị trường, đôi lúc da thật cũng phải đi mua do nhu cầu sử dụng. Việc sử dụng nguyên phụ liệu của Trung tâm được thông qua định mức tính theo từng đôi giầy trung bình 2 bia da (30×30 dm hoặc 29×29 dm) việc định mức như vậy là tương đối phù hợp cho việc sản xuất giầy và tình hình sử dụng nguyên liệu ở Trung tâm cũng theo xu hướng tiết kiệm. Nhưng ngoài, việc giao định mức như vậy Trung tâm nên giao cả trách nhiệm cho từng đơn vị sử dụng và bảo quản nâng cao trách nhiệm, ý thức sử dụng đối với nguyên phụ liệu nhằm chống lãng phí nguyên phụ liệu giảm chi phí giám sát và bảo quản nguyên phụ liệu, chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.
Đề ra các phương án, bố trí sản xuất thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của sản phẩm.
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có chu kỳ sống của nó và việc trải qua bốn giai đoạn của chu ký ấy chứng tỏ việc kinh doanh sản phẩm ấy có kết quả như thế nào. Việc định vị trung và cao cấp sản phẩm của mình giúp doanh nghiệp tạo một vị thế tương đối trong ngành. Hơn nữa sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường làm cho sản phẩm của Trung tâm kéo dài trong giai đoạn tăng trưởng, lúc này lượng hàng sản xuất và tiêu thụ là lớn nhất so với giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường và giai đoạn bão hoà của sản phẩm. Trong giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường thì phương án sản xuất chỉ ở mức độ thăm dò và sau đó mới đi vào sản xuất nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm trong giai đoạn kế tiếp. Ở giai đoạn bão hoà việc sản xuất dường như chậm lại vì lúc này tinh hình tiêu thụ sản phẩm đã chững lại khi đó ngoài việc sản xuất ít đi Trung tâm cần tập trung vào khâu tiêu thụ với nhiều hình thức khuyến khích như: mua hàng có quà tặng, massage chân cho khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ cham sóc bàn chân cho quý bà quý cô, … Đến đầu thời kỳ diệt vong ngoài việc ngưng sản xuất thì việc tìm kiếm hạn chế yếu điểm của sản phẩm trước để tạo ra các mẫu thiết kế phù hợp với thị hiếu va nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trơng giai đoạn tới, chuẩn bị cho các phương án sản xuất tiếp theo. Việc đề ra phương án và bố trí sản xuất cho từng giai đoạn phát triêt của sản phẩm phần nào thể hiện sự linh động trong sản xuất, tránh được tình trạng sản xuất ồ ạt lãng phí tạo ra dư thừa sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm thông qua các chương trình cung ứng sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng khách hàng.
Nghiên cứu quy trình công nghệ và quy trình sản xuất để tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Quy trình công nghệ và quy trình sản xuất riêng của Trung tâm hiện nay tương tự như quy trình công nghệ, sản xuất của các Doanh nghiệp trong ngành. Song quy trình công nghệ và quy trình sản xuất của từng mẫu giầy là khác nhau nhưng chủ yếu quy trình đó được thực hiện thông qua các bộ phận sau đây.
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất Giầy.
Bộ phận thiết kế
Bộ phận chuẩn bị nguyên vật liệu chính, phụ
Bộ phận gò – ráp đế và hoàn thiện sản phẩm
Bộ phận chuẩn bị đế
Bộ phận may mũ giầy
Bộ phận pha cắt mũ giầy, in, bồi, …
Bộ phận chuẩn bị sản xuất
Ở mỗi bộ phận thì công đoạn sản xuất và công nghệ là khác nhau thời gian dành cho sản xuất là khác nhau do đó việc nghiên cứu quy trình này sẽ đảm bảo cho tiến độ sản xuất của sản phẩm. Phối hợp hoạt động giữa các bộ phận lại với nhau làm cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và nhịp nhàng hơn việc thựuc hiện quy trình sẽ nhanh chóng hơn làm giảm thời gian gián đoạn sản xuất, bố trí lao động hợp lý, tăng cường việc sử dụng máy móc thiết bị nâng cao năng suất lao động và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm. Sau đây là một ví dụ về quy trình các công đoạn sản xuất Giầy. Để làm được điều đó cần có thêm các chính sách khuyến khích người lao động hăng say làm việc, phối hợp với nhau một cách tốt nhất.
Sơ đồ 2: Quy trình các công đoạn sản xuất Giầy Bảo hộ lao động cao cổ.
Nhận dưỡng mẫu
Chuẩn bị đơn hàng
Chỉ lệnh sản xuất
KCS
Chế thử
Kiểm tra
Pha cắt bán thành phẩm
Kiểm tra
Kiểm tra
Nhập kho
Kiểm tra
Đóng gói
Gò giầy
May mũ giầy
Kiểm tra
Trong từng giai đoạn phát triển của sản phẩm cần phải quan tâm đến quy trình công nghệ, quy trình sản xuất cho phù hợp. Từng bước cải tiến quy trình nhằm rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm bớt sức lao động thủ công của người lao động. Một điều cũng cần lưu ý nữa là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quy trình sản xuất sản phẩm. Trung tâm cần xây dựng cho mình một đội kiểm tra chất lượng chuyên kiểm tra, theo dõi và cải tiến chất lượng sản phẩm trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng ngay từ đầu của các bộ phận sẽ làm cho độ sai hỏng của sản phẩm là thấp nhất, chi phí khắc phục sai hỏng là nhỏ nhất và đỡ tốn thời gian cho việc phải kiểm tra nhiều lần trong cả quy trình sản xuất. Chất lượng sản phẩm được nâng lên mà không phải tốn kém nhiều.
KẾT LUẬN
Với những gì đã nghiên cứu về Trung tâm và nghiên cứu về thị trường Da - Giầy để xây dựng dự án này thì việc thực hiện dự án này là cần thiết và mang tính khả thi cao cho Trung tâm trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Để tồn tại và phát triển được trong giai đoạn hiện nay việc tự đổi mới xây dựng cho mình một hướng đi phù hợp, hoà cùng xu thế phát triển chung của ngành, của đất nước sẽ mang lại bộ mặt mới, diện mạo mới cho Trung tâm mà không đánh mất đi bản chất vốn có của mình. Hy vọng với nền tảng sẵn có mà Trung tâm gây dựng được, lòng yêu nghề cộng với tính sáng tạo, chủ động trong đổi mới tư duy và cung cách hoạt động trong tương lai không xa Trung tâm sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường phát triển của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
.
1. Đề án chuyển đổi hoạt động của Trung tâm Tháng 9 năm 2006 - Viện nghiên cứu Da - Giầy.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học: nghiên cứu dự báo những tác động cơ bản ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của ngành Da Giầy và một số giải phảptong công tác thị trường cho các Doanh nghiệp Da Giầy Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (Wto) - Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Thị Minh Thư, Giám đốc Trung tâm Mẫu và Đào tạo Da - Giầy.
3. Báo cáo thực tập cuối khoá - Đỗ Thị Phương Linh, Lớp Công nghệ Da Giầy K12 Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp I.
4. Số liệu thống kê phòng kế toán – Trung tâm Mẫu và Đào tạo Da - Giầy.
5. Thông tin từ phòng Tổ chức các chương trình đào tạo, Xưởng chế biến – Trung tâm Mẫu và đào tạo Da - Giầy.
6. Thông tin trên các trang web của Viện nghiên cứu Da - Giầy, Bộ Công nghiệp, Hiệp hội Da Giầy Việt Nam, Thời báo kinh tế, Sài Gòn giải phóng, Vnexpress,
MỤC LỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ.
Tên bảng, biểu, sơ đồ
Trang
1. Biêu đồ 1: Biểu đồ tổng hợp thực hiện và giao kế hoạch sản xuất năm 2006
5
2. Bảng1: Tổng hợp và giao kế hoạch sản xuất năm 2006
5
3. Biểu đồ 2: Biểu đồ thực hiện và giao kế hoạch sản xuất Quý I năm 2007
6
4. Bảng 2: Tổng hợp thực hiện và giao kế hoạch sản xuất Quý I năm 2007
6
5. Bảng 3: Bảng tổng hợp thực hiện và giao kế hoạch doanh thu từ sản xuất năm 2006
9
6. Biểu đồ 3: Biểu đồ doanh thu từ hoạt động sản xuất năm 2006
9
7. Bảng 4: Bảng tổng hợp thực hiện và giao doanh thu từ sản xuất của Quý I năm 2007
10
8. Biểu đồ 4: Biểu đồ thực hiện kế hoạch doanh thu từ sản xuất Quý I năm 2007
10
9. Biểu đồ 5: Cơ cấu sản phẩm sản xuất của Trung tâm
11
10. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu Da giầy giai đoạn 2000 -2005
29
11. Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất Giầy.
45
12. Sơ đồ 2: Quy trình các công đoạn sản xuất Giầy Bảo hộ lao động cao cổ.
47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0326.doc