MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là một tế bào của cơ thể nền kinh tế, là một mắt xích quan trọng trong chỗi mắt xích của nền kinh tế thị trường. Sự lớn mạnh hay suy thoái của nền kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, với những ảnh hưởng to lớn của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ thì yêu cầu đó lại càng trở lên cấp thiết.
Với vai trò đặc biệt của mình, quản lý tài chính được coi là hoạt động quan trọng nhất trong số các hoạt động quản lý doanh nghiệp. Phân tích tài chính là một nội dung hết sức quan trọng của quản lý tài chính. Nó là công cụ giúp cho các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp và những ai quan tâm có thể có được những thông tin chính xác và thiết thực về hoạt động của doanh nghiệp. Từ những thông tin đó, họ sẽ có được những quyết định đúng đắn cho hoạt động quản lý tài chính nói riêng và hoạt động quản lý doanh nghiệp nói chung.
Từ những thực tế chúng ta thấy rằng các nhà kinh doanh giỏi, các nhà quản lý cừ khôi đều biết phân tích công tác tài chính và sử dụng các kết quả của việc phân tích đó một cách hiệu quả. Ngược lại, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp đều phải trả giá khi họ thiếu hiểu biết hoặc xem nhẹ vấn đề phân tích tài chính của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà là một Công ty luôn được đánh giá cao là một đơn vị hoạt động hiệu quả của toàn quốc. Việc phân tích tài chính mới chỉ sử dụng những phương pháp đơn giản. Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình phân tích chưa đầy đủ, chưa xây dựng được thành một hệ thống. Nguồn tài liệu phục vụ cho công tác này chưa thật đầy đủ. Tất cả những điều đó đã dẫn đến việc sử dụng các kết quả phân tích tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao
Bên cạnh đó, với đặc thù của ngành xây dựng là chu kỳ sản phẩm kéo dài, đầu tư dài, dẫn đến rủi ro cao. Vì vậy, cần phải phân tích tình hình tài chính một cách thường xuyên và chặt chẽ để có quyết định kịp thời, giảm rủi ro trong kinh doanh.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà , được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong Công ty em đã bổ sung những kiến thức về mặt thực tế bên cạnh những kiến thức về mặt lý thuyết đã được tích lũy trong nhà trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
BẢN BÁO CÁO GỒM 3 PHẦN:
Phần I: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà .
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần III: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ
I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1 Vài nét về Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
II/ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
III/ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY
1.Ban Giám đốc
2. Các phòng chức năng
3. Tổ chức hệ thống kế toán
4. Mối quan hệ
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ
2.1 Nghành nghề kinh doanh chính
2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
2.3 Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
2.4. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty
2.5. Phân tích tình hình đầu tư
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của Công ty
3.1.1 Những ưu điểm
3.1.2 Những nhược điểm tồn tại
3.1.3 Phương hướng phát triển của Công ty
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
KẾT LUẬN
26 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là một tế bào của cơ thể nền kinh tế, là một mắt xích quan trọng trong chỗi mắt xích của nền kinh tế thị trường. Sự lớn mạnh hay suy thoái của nền kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, với những ảnh hưởng to lớn của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ thì yêu cầu đó lại càng trở lên cấp thiết.
Với vai trò đặc biệt của mình, quản lý tài chính được coi là hoạt động quan trọng nhất trong số các hoạt động quản lý doanh nghiệp. Phân tích tài chính là một nội dung hết sức quan trọng của quản lý tài chính. Nó là công cụ giúp cho các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp và những ai quan tâm có thể có được những thông tin chính xác và thiết thực về hoạt động của doanh nghiệp. Từ những thông tin đó, họ sẽ có được những quyết định đúng đắn cho hoạt động quản lý tài chính nói riêng và hoạt động quản lý doanh nghiệp nói chung.
Từ những thực tế chúng ta thấy rằng các nhà kinh doanh giỏi, các nhà quản lý cừ khôi đều biết phân tích công tác tài chính và sử dụng các kết quả của việc phân tích đó một cách hiệu quả. Ngược lại, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp đều phải trả giá khi họ thiếu hiểu biết hoặc xem nhẹ vấn đề phân tích tài chính của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà là một Công ty luôn được đánh giá cao là một đơn vị hoạt động hiệu quả của toàn quốc. Việc phân tích tài chính mới chỉ sử dụng những phương pháp đơn giản. Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình phân tích chưa đầy đủ, chưa xây dựng được thành một hệ thống. Nguồn tài liệu phục vụ cho công tác này chưa thật đầy đủ. Tất cả những điều đó đã dẫn đến việc sử dụng các kết quả phân tích tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao..
Bên cạnh đó, với đặc thù của ngành xây dựng là chu kỳ sản phẩm kéo dài, đầu tư dài, dẫn đến rủi ro cao. Vì vậy, cần phải phân tích tình hình tài chính một cách thường xuyên và chặt chẽ để có quyết định kịp thời, giảm rủi ro trong kinh doanh.
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà , được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong Công ty em đã bổ sung những kiến thức về mặt thực tế bên cạnh những kiến thức về mặt lý thuyết đã được tích lũy trong nhà trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
BẢN BÁO CÁO GỒM 3 PHẦN:
Phần I: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà .
Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần III: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
PHẦN I:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ
I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1 Vài nét về Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà.
Trụ sở chính: Số 652 Quang Trung- phường La Khê- Hà Đông- Hà Nội
Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở chuyển DNNN Công ty Phát triển Tây Hà thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 100/QĐ-CT ngày 09 tháng 01 năm 2004 của Chủ tịch UBND Hà Nội
Đăng ký kinh doanh số 1903000054 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 31/01/2004.
4 Vốn điều lệ
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 ( Ba mươi tỷ đồng Việt Nam)
5 Các ngành nghề kinh doanh:
* San lấp mặt bằng công trình, xây dựng công trình dân dụng đến cấp I, các công trình văn hóa, thể thao.
* Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp công trình điện đến 35KV.
* Xây dựng công trình giao thông, cầu cống, đường đến cấp I.
* Xây dựng công trình thủy lợi: hồ, đập, cống, kênh, đê, kè, khoan phụt vữa, trạm bơm đến 4000m3/h.
* Kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng.
* Khai thác và mua bán vật liệu xây dựng.
* Đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình nhà cho thuê hoặc bán.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Hơn 14 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà đã phát triển trên nhiều phương diện: cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, dây chuyền công nghệ, tiền vốn. Đủ năng lực sản xuất để tham gia xây dựng các công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, kiến trúc hiện đại đảm bảo chất lượng cao. Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà đã đạt được nhiều “Huy chương vàng sản phẩm xây dựng Việt Nam”.
Hướng phát triển của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà là mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng. Công ty luôn lấy chữ Tín với khách hàng để hội nhập trên thị trường trong nước và khu vực.
Có được thành tích kể trên là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể Ban giám đốc, các phòng ban chức năng và của từng CBCNV trong Công ty.
II/ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP
Để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong cơ chế thị trường, phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ quản lý và cán bộ công nhân viên, bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng
Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp
PGĐ KD
PGĐ kỹ thuật
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Quản lý dự án
Phòng Tổ chức lao động
Phòng Kế hoạch kỹ thuật
Phòng Kế toán tài chính
GIÁM ĐỐC
4 Xí nghiệp
XN
3
XN
4
XN
1
XN
2
4 Chi nhánh
CN phía Nam
CN Cao Bằng
CN Nam Định
CN Bắc Giang
7 Đội sản xuất
Đội
1
Đội
2
Đội
3
Đội
4
Đội
5
Đội
6
Đội
7
III/ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY
Đứng đầu Công ty là Ban Giám đốc, dưới đó là các phòng ban chức năng, các xí nghiệp, chi nhánh, đội sản xuất trực thuộc.
Ban Giám đốc
Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu, đại diện cho toàn thể Công ty, chịu trách nhiệm chung trước Nhà nước, các cấp có thẩm quyền và Tổng công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Giám đốc có quyền quyết định, điều hành hoạt động của Công ty theo kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức.
Phó Giám đốc: Gồm 2 Phó Giám đốc, là những người giúp Giám đốc về một số lĩnh vực theo sự phân công của Giám đốc, Phó Giám đốc luôn đảm nhận chức vụ đôn đốc xây dựng, sản xuất và trực tiếp giải quyết những công việc khi Giám đốc đi công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Giúp Giám đốc điều hành công việc kinh doanh, thực hiện việc đối ngoại của Công ty, tham gia ký kết hợp đồng kinh tế cùng với Phó Giám đốc kỹ thuật và Giám đốc.
Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Lập luận chứng từ kinh tế, thiết kế các công trình, lập kế hoạch và tiến độ thi công, xét duyệt các luận chứng kinh tế trước khi ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm tra về mặt chất lượng các công trình khi đang thi công và đã thi công.
2. Các phòng chức năng
Các phòng chức năng của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà bao gồm: Phòng kế toán tài chính, phòng Tổ chức lao động, phòng Hành chính quản trị, phòng Kinh doanh, phòng Kế hoạch đầu tư. Mỗi phòng do một Trưởng phòng lãnh đạo và có từ một đến hai Phó phòng giúp việc cho Trưởng phòng. Đây là bộ phận tham mưu của Ban Giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng đã được giao cụ thể.
Phòng kế toán tài chính: Có chức năng tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính của Công ty, tổ chức giám sát phân tích các chỉ tiêu, hoạt động kinh tế giúp lãnh đạo Công ty chỉ đạo sản xuất. Bên cạnh đó, phòng còn có chức năng tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp quản lý vốn, tài sản theo chế độ hiện hành để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính kế toán toàn đơn vị từ chi nhánh, xí nghiệp đến tổ, đội nhằm đảm bảo việc chấp hành đúng chế độ kế toán Nhà nước và các quy định của Tổng công ty và Công ty.
CƠ CẤU TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA PHÒNG KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH
TT
Chức vụ
Số người
( người )
Trình độ
1
Trưởng phòng
1
Chuyên viên kinh tế tài chính
2
Phó phòng
1
Chuyên viên kinh tế tài chính
3
NV kế toán tổng hợp giá thành
3
Chuyên viên kinh tế tài chính
4
Nhân viên thanh toán
1
Chuyên viên kinh tế tài chính
5
NV kế toán theo dõi BHXH
1
Chuyên viên kinh tế tài chính
6
Thủ quỹ
1
Cán sự kinh tế
Phòng tổ chức lao động: Có chức năng nghiên cứu tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về tổ chức công tác cán bộ toàn Công ty. Đồng thời quản lý và toàn diện công tác nhân sự như: Điều động cán bộ công nhân viên trong nội bộ cũng như ngoài Công ty, cùng với lập hồ sơ đề bạt bổ nhiệm cán bộ, nghiên cứu đề xuất và làm thủ tục điều chỉnh các bậc lương cho cán bộ công nhân viên theo chế độ của Nhà nước, Tổng công ty và Công ty. Giải quyết các chế độ như: Làm thủ tục nghỉ hưu, mất sức lao động, chế độ bồi dưỡng khen thưởng, kỷ luật, giáo dục nâng cao trình độ…ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ tổ chức các Tiểu ban thi đua trong toàn Công ty.
* Nhiệm vụ: Xây dựng mô hình tổ chức, bộ máy quản lý phù hợp với nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Xây dựng chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị phù hợp với trách nhiệm được giao. Nghiên cứu và thực hiện đúng đắn đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước về công tác cán bộ để sắp xếp, bố trí năng lượng, đề bạt, đào tạo, giải quyết chế độ cho người lao động.
Xây dựng kế hoạch quý, năm về lao động và tiền lương trên cơ sở cân đối toàn diện về khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất.
Đăng ký quỹ lương với Ngân hàng theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty được Bộ duyệt.
Nghiên cứu áp dụng và xây dựng định mức lao động đối với những sản phẩm nhà, ngành, phù hợp với đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ với điều kiện lao động của Công ty.
Nghiên cứu hình thức trả lương và khoán quỹ tiền lương cho các đơn vị trực thuộc, xây dựng thanh quy chế quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, khuyến khích vật chất để biến tiền lương, tiền thưởng thực sự là đòn bẩy kinh tế
Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, hàng năm có tổ chức thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật trong toàn Công ty.
Nghiên cứu và xây dựng chức danh viên chức đầy đủ, nhằm đánh giá bố trí sắp xếp cán bộ, công nhân viên một cách khoa học hợp lý có hiệu quả.
Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch về trang thiết bị bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện việc làm, điều kiện vật chất tinh thần, đảm bảo an toàn cho người lao động .
Xây dựng kế hoạch và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội trả thay lương.
Giải quyết chính sách cho người lao động theo chế độ hiện hành.
Phòng hành chính quản trị: Có chức năng làm tốt nhiệm vụ quản trị hành chính, văn thư, nhận chuyển công văn, giấy tờ kịp thời đúng đối tượng, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết cho giao dịch, đối ngoại, tiếp khách, mua sắm trang thiết bị làm việc và chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
* Phòng Quản lý dự án: Chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động liên quan đến các dự án, bao gồm nghiên cứu mở rộng thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, cung cấp thông tin cần thiết cho lãnh đạo về tình hình thị trường và khách hàng. Đồng thời có trách nhiệm tìm kiếm và triển khai các dự án có tính khả thi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
* Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác sản xuất kinh doanh xây dựng cơ bản, công tác thống kê kế hoạch và quản lý xây dựng của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ, các kế hoạch trung và dài hạn, kiểm tra kỹ thuật, dự toán và quyết toán công trình nhằm đảm bảo công trình đạt chất lượng cao, trên cơ sở đó phân bổ kế hoạch sản xuất và triển khai các công việc trong lĩnh vực về kế hoạch kỹ thuật, liên doanh liên kết trong và ngoài nước. Đồng thời phòng còn có chức năng hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các xí nghiệp lập kế hoạch sản xuất hàng năm, tham gia điều động và phân phối lực lượng thi công đảm bảo cho toàn Công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Các chi nhánh, xí nghiệp, đội trực thuộc
Công ty có các đơn vị trực thuộc sau:
Bốn chi nhánh: chi nhánh phía Nam, Cao Bằng, Nam Định, Bắc Giang
Bốn xí nghiệp: xí nghiệp số 1, số 2, số 3, và số 5
Bảy đội sản xuất: từ đội 1 đến đội 7
Các đơn vị này có chức năng chủ động xây dựng và lập biện pháp thi công, tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn chất lượng. Chịu trách nhiêm trước Giám đốc Công ty về an toàn lao động, chất lượng công trình, hạng mục công trình của đơn vị, tổ chức kho bãi dự trữ đảm bảo vật tư cung cấp đồng bộ, liên tục để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Ngoài ra, Công ty còn có các tổ chức đoàn thể như Đảng bộ với trên 30 Đảng viên được phân công thành 4 chi bộ Đảng bộ Tổng công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
3. Tổ chức hệ thống kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN PHÓ 1
KẾ TOÁN PHÓ 2
Kế toán vật tư
Kế toán ngân hàng
Kế toán thanh toán
Bộ máy kế toán các xí nghiệp, chi nhánh
Nhân viên kế toán tại các đội
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo, hướng đẫn và tổ chức kiểm tra công tác hạch toán kế toán của Công ty, tổ chức kiểm tra công tác hạch toán kế toán của Công ty, tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu của quản lý và phân công lao động trong phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các thông tin tài chính, kế toán. Đồng thời, hướng dẫn, thể chế, cụ thể hóa kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước, Tổng công ty và Công ty. Ngoài ra , kế toán trưởng còn giúp Giám đốc Công ty tập hợp số liệu về kinh tế, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, đôn đốc việc thi hành và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong Công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động của Công ty thu được hiệu quả cao.
- Kế toán phó thứ nhất: Được ủy quyền của kế toán trưởng về theo dõi, ký duyệt chứng từ khi kế toán trưởng vắng mặt, theo dõi tình hình thu chi tài chính, công nợ sổ sách chứng từ của Xí nghiệp số 1.
- Kế toán phó thứ hai: Có trách nhiệm phụ trách tổng hợp kiểm tra việc lập báo cáo tài chính, theo dõi tình hình thu chi tài chính công nợ, sổ sách chứng từ của các Xí nghiệp, Chi nhánh, Đội xây dựng còn lại.
- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm và sử dụng vật tư, tham gia kiểm kê và lập kế hoạch về vật tư.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc tình hình thanh toán giữa Công ty với khách hàng, giữa Công ty với chủ nhiệm công trình, đối chiếu công nợ, tổ chức thực hiện kê khai nộp thuế, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, lập bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Bộ phận kế toán ngân hàng: Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với ngân hàng như: vay, rút vốn, quản lý tiền gửi, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản thuế phải nộp.
- Bộ phận kế toán các Xí nghiệp, Chi nhánh, Đội xây dựng: Có nhiệm vụ thu thập chứng từ đầy đủ cần thiết, tập hợp vào bảng xuất nhập, tồn nguyên vật liệu gửi lên phòng kế toán Công ty.
Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xử lý thông tin chính xác và đảm bảo chức năng của mình, phòng kế toán của Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ với hệ thống sổ sách kế toán như sau:
Nhật ký chứng từ (NKCT): có 10 NKCT được đánh số thứ tự từ NKCT số 1 đến NKCT số 10.
Bảng kê: có 10 bảng kê được đánh số thứ tự bảng kê số 1 đến bảng kê số 11 ( không có bảng kê số 7).
Sổ cái các tài khoản.
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết: gồm các sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ theo dõi chi tiết với người mua, sổ theo dõi doanh thu và các tài khoản loại 5, sổ theo dõi TSCĐ…
4. Mối quan hệ
Trong một doanh nghiệp dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có bộ máy quản lý và mối quan hệ trong hệ thống quản lý doanh nghiệp là tổng thể các phòng ban của Công ty được phân công chuyên môn hóa với những trách nhiệm và quyền hạn nhất định có mối quan hệ mật thiết với nhau và được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau, nhằm giúp đỡ hỗ trợ nhau để thưc hiện các chức năng quản lý kinh tế của Công ty.
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÂY HÀ
2.1 Nghành nghề kinh doanh chính
* San lấp mặt bằng công trình, xây dựng công trình dân dụng đến cấp I, các công trình văm hóa, thể thao.
* Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp công trình điện đến 35KV.
* Xây dựng công trình giao thông, cầu cống, đường đến cấp I.
* Xây dựng công trình thủy lợi: hồ, đập, cống. Kênh, đê, kè, khoan phụt vữa, trạm bơm đến 4000m3/h.
* Kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng.
* Khai thác và mua bán vật liệu xay dựng.
* Đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình nhà cho thuê hoặc bán.
2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà tổ chức hoạt động với một số ngành nghề kinh doanh trong đó truyền thống là: Xây dựng, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng, đầu tư lắp đặt thiết bị, máy phát điện ...
Xét quy trình chung xây dựng dân dụng và xử lý nền móng bằng phương pháp công nghiệp:
Với đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng, tác động trực tiếp đến công tác tổ chức quản lý. Trong quá trình sản xuất thi công, giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi phí thực tế phát sinh. Sau khi hoàn thành công trình, giá dự toán lại là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá thành quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng đã ký kết.
Trên cơ sở các khâu chủ yếu trên, tuỳ thuộc vào mỗi công trình thì mỗi khâu đó lại được mở rộng ra thành những bước công việc cụ thể hơn .
Chẳng hạn giai đoạn san nền có thể đắp hoặc đào và chi tiết được tiến hành theo trình tự sau:
Đào xúc Vận chuyển Đắp San Đầm Kết thúc.
Trên cơ sở nắm chắc các quy trình công nghệ của Công ty sẽ giúp cho việc tổ chức quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí đầu vào hợp lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết, theo dõi từng bước quá trình tập hợp chi phí sản xuất đến giai đoạn cuối cùng. Từ đó góp phần làm giảm giá thành một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, có bộ máy kế toán, sổ sách kế toán riêng. Công ty chịu trách nhiệm trước bộ chủ quản, cũng như các bên có liên quan về toàn bộ hoạt động của Công ty. Với tư cách pháp nhân Công ty có thể đứng ra vay vốn, ký kết các hợp đồng kinh tế trên cơ sở các hợp đồng kinh tế này Công ty tiến hành giao khoán cho các bộ phận sản xuất thi công cấp dưới.
Ngoài ra còn có một xưởng sửa chữa và một dây chuyền sản xuất gạch Granite. Mỗi bộ phận được sắp xếp và phân công nhiệm vụ cụ thể và luôn cố gắng đảm bảo thi công các công trình theo hợp đồng đã ký.
2.3 Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
Tình hình hoạt động của một Công ty được thể hiện rõ nhất trong hệ thống bảng khai, sổ sách và báo cáo tài chính của nó. Đặc biệt, qua các báo cáo tài chính, những người quan tâm (như nhà đầu tư hay nhà quản lý) có thể dễ dàng tìm thấy được những thông tin tài chính quan trọng bên trong doanh nghiệp.
Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà
Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
91.957.656.970
121.919.797.971
132,58
2. Các khoản giảm trừ thuế
526.968.059
17.348.627.378
3.292,16
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
91.430.688.911
104.571.170.593
114,37
4. Giá vốn hàng bán
84.779.646.886
91.102.690.870
107,46
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.651.042.025
13.468.479.723
202,5
6. Doanh thu hoạt động tài chính
52.927.597
940.318.507
1776.6
7. Chi phí tài chính
484.880.205
1.241.669.604
256,08
Trong đó: Chi phí lãi vay
468.794.089
1.218.065.674
259,83
8. Chi phí bán hàng
-
-
-
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.613.129.644
6.815.101.812
260,8
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
3.605.959.773
6.352.026.814
176,15
11. Thu nhập khác
467.890.711
412.310.096
88,12
12. Chi phí khác
16.165.909
-
13.Lợi nhuận khác
451.724.802
412.310.096
91,27
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
4.057.684.575
6.764.336.910
166,7
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
4.057.684.575
6.764.336.910
166,7
16. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
-
6.764
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy trong năm 2007 các khoản doanh thu, lợi nhuận, chi phí có nhiều biến động. Lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2008 tăng 166,7% so với năm 2007. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện: Lợi nhuận gộp trong năm 2008 tăng 202,5% so với năm 2007 (từ 6.651.042.025 lên 13.468.479.723), doanh thu hoạt động tài chính tăng 1776,6% so với năm 2007 ( từ 52.927.597 lên 940.318.507). Bên cạnh đó giá vốn hàng bán trong năm 2008 tăng 107,46% so với năm 2007 (từ 84.779.646.886 lên 91.102.690.870), chi phí tài chính tăng từ 484.880.205 lên 1.241.669.604 và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng từ 2.613.129.644 lên 6.815.101.812. Tuy vậy lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng 166,7% so với năm 2007 do tốc độ tăng của lợi nhuận gộp nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí. Điều này cho thấy Công ty đang hoạt động rất có hiệu quả.
Năm 2007 Năm 2008
- = = 0,044 0,065
- = = 0,05 0,09
- = = 1,14 1,39
Ta thấy hệ số lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2008 tăng so với năm 2007 từ 0,004 lên 0,065. Điều này chứng tỏ rằng kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008 của Công ty tốt hơn so với năm 2007. Nguyên nhân la do doanh thu của Công ty trong năm 2008 tăng lên mặc dù chi phí của Công ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí.
Hệ số lợi nhuận trên vốn trong năm 2008 cũng tăng lên so với năm 2007 từ 0,05 lên 0,09 điều này nói lên việc sử dụng vốn của Công ty trong năm 2008 là hiệu quả hơn. Nguyên nhân do doanh thu của Công ty tăng lên mặc dù vốn bình quân cũng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của vốn bình quân.
Hệ số quay vòng của vốn trong năm 2008 cũng tăng lên so với năm 2007 từ 1,14 lần lên 1,39 lần. Điều này chứng tỏ trong namw2008 hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty là tốt hơn năm 2007.
Kết luận: Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang tiến triển khá tốt. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều có xu hướng tăng trưởng thuận lợi. Các chỉ tiêu sinh lời đều tăng và khả năng thanh toán của Công ty cũng tốt. Tình hình tài chính của Công ty là khác tốt tuy nhiên phần lớn nguồn vốn của doanh nghiệp được huy động từ bên ngoài. Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài chính của Công ty nếu có những biến động bất lợi từ bên ngoài.
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm
TÀI SẢN
Năm 2007
Tỷ trọng
( % )
Năm 2008
Tỷ trọng
( % )
So sánh
( % )
A- Tài sản ngắn hạn
62.300.591.338
83,2
66.951.439.179
88,5
107,47
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
6.306.442.055
8,42
7.059.090.318
9,33
111,93
II. Các khoản phải thu
28.561.584.391
38,15
30.627.021.297
40,48
107,23
III. Hàng tồn kho
26.603.613.968
35,53
29.044.575.238
38,39
109,18
IV.Tài sản ngắn hạn khác
828.950.924
1,1
220.752.326
0,29
26,63
B. Tài sản dài hạn
12.575.719.164
16,8
8.703.789.634
11,5
69,21
I. Tài sản cố định
10.129.124.964
13,53
7.131.857.487
9,43
70,41
1. Tài sản cố định hữu hình
9.031.185.532
6.065.168.588
67,16
Nguyên giá
22.320.551.192
23.422.968.199
104,94
Giá trị hao mòn lũy kế
(13.289.365.660)
(17.357.799.611)
130,94
2 .Tài sản cố định vô hình
900.416.668
804.315.652
89,33
Nguyên giá
1.000.000.000
1.000.000.000
100
Giá trị hao mòn lũy kế
(99.583.332)
(195.684.348)
196,5
3.Chi phí xây dựng dở dang
197.522.764
262.373.247
132,83
II.Tài sản dài hạn khác
2.446.594.200
3,27
1.571.932.147
2,07
64,25
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
74.876.310.502
100
75.655.228.813
100
101,04
NGUỒN VỐN
A- Nợ phải trả
60.540.224.105
80,85
56.195.155.072
74,37
102,62
I. Nợ ngắn hạn
51.879.571.321
69,28
53.237.631.173
70,37
102,62
1. Vay và nợ ngắn hạn
10.701.846.800
12.317.412.788
115,1
2. Phải trả người bán
13.059.710.288
13.377.508.803
102,43
3. Người mua trả tiên trước
14.490.609.304
14.291.093.334
98,62
4. Phải trả người lao động
6.294.848.210
6.467.314.178
102.74
5. Chi phí phải trả
667.943.177
536.975.065
80,39
6. Phải trả nội bộ
765.692.465
995.692.236
130,04
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác
4.018.153.198
3.571.027.467
88,87
II. Nợ dài hạn
8.660.652.784
11,57
2.957.523.899
3,91
34,15
1. Phải trả dài hạn
48.166.142
2. Vay và nợ dài hạn
8.660.652.784
2.909.357.757
33,59
B- Vốn chủ sở hữu
14.336.086.397
19,15
19.460.073.741
25,72
135.74
I. Vốn chủ sở hữu
14.057.684.575
18,78
18.795.006.196
24,84
238,89
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
278.401.822
0,37
665.067.545
0,88
238,89
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
74.876.310.502
100
75.655.228.813
100
101,04
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Qua bảng Cân đối kế toán năm 2007-2008 ta có một số nhận xét sau:
Quy mô vốn của Công ty
Quy mô vốn của Công ty tăng với tốc độ là
= = 1,04 %
Nguyên nhân tăng vốn là do Vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2008 tăng so với năm 2007 từ 14.336.086.397 lên 19.460.073.741 đồng thời các khoản phải trả của Công ty trong năm 2008 cũng giảm so với năm 2007 từ 60.540.224.105 xuống còn 56.195.155.072. Điều này cho thấy trong năm 2008 Công ty hoạt động có lãi không những làm tăng vốn chủ sở hữu mà còn trả được bớt nợ.
Phân tích cơ cấu phân bổ tài sản và nguồn vốn
Về cơ cấu tài sản của Công ty; Trong năm 2008 tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng 5,3% (từ 83,2% lên 88,5%) còn tỷ trọng tài sản dài hạn chỉ chiếm 16,8% ( năm 2007) và 11,5% (năm 2008). Điều này cho thấy Công ty đã tăng cường đầu tư vào tài sản ngắn hạn trong đó tập trung nhiều vào các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Năm 2007 Năm 2008
Tỷ suất đầu tư = x 100% = 16,8% 11,5%
Như vậy tỷ suất đầu tư của Công ty trong năm 2008 giảm so với năm 2007 từ 16,8% xuống còn 11,5%. Điều này cho thấy Công ty không chú trọng đến việc đầu tư vào tài sản dài hạn ngược lại đầu tư vào tài sản ngắn hạn của Công ty trong năm 1008 lại tăng lên so với năm 2007 từ 83,2% lên 88,5%. Việc phân bổ cơ cấu tài sản này của doanh nghiệp là phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh của Công ty, bởi vì ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là cung cấp các dịch vụ tư vấn và thiết kế các công trình xây dựng.
Về cơ cấu nguồn vốn của Công ty:
Năm 2007 Năm 2008
- Tỷ suất tự đầu tư = x 100% = 19,15% 25,72%
- Hệ số nợ = x 100% = 80,85% 74,28%
Ta thấy tỷ suất tự đầu tư của Công ty tăng 6,57% trong năm 2008 so với năm 2007 từ 19,5% lên 25,72% đồng thời hệ số nợ của Công ty cũng giảm từ 80,85% xuống còn 74,28%. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty trong năm 2008 dã tốt hơn so với năm 2007. Tuy nhiên trong tổng số nguồn vốn của Công ty thì nợ phải trả chiếm một tỷ trọng rất lớn (80,85% trong năm 2007 và 74,28% trong năm 2008), điều này có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của Công ty nếu có những biến động bất lợi từ bên ngoài.
Ta thấy trong cả hai năm 2007 và 2008 tổng Tài sản ngắn hạn đều lớn hơn tổng Nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy chiến lược quản lý vốn của Công ty là chiến lược thận trọng bởi vì một phần tài sản ngắn hạn của Công ty được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn.
2.4. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty
Năm 2007 Năm 2008
- = = 1,24 lần 1,35 lần
- = = 1,2 lần 1,26 lần
- = = 0,67 lần 0,71 lần
Nhìn chung khả năng thanh toán của Công ty là tương đối tốt trong cả hai năm và khả năng thanh toán trong năm 2008 là tốt hơn so với năm 2007. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong năm 2008 tốt hơn so với năm 2007, hệ số này tăng từ 1,24 lần lên 1,35 lần. Tuy nhiên khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là chưa được tốt vì hệ số này phải >=2 thì mới được xem là tốt. Bên cạnh đó thì khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất tốt. Khả năng thanh toán ngắn hạn trong năm 2008 tăng so với năm 2007 từ 1,2 lần lên 1,26 lần và khả năng thanh toán nhanh cũng tăng từ 0.67 lên 0,71. Điều này đảm bảo khả năng thanh toán tức thời của Công ty là rất tốt.
2.5. Phân tích tình hình đầu tư
Năm 2007 Năm 2008
= = 0,135 lần 0,094 lần
= = 1,42 lần 2,73 lần
Ta thấy trong năm 2008 hệ số đầu tư TSCĐ của Công ty giảm so với năm 2007 từ 0,135 lần xuống còn 0,094 lần hệ số này là rất thấp. Nguyên nhân do phần lớn công việc thiết kế tư vấn là làm trên máy tính mà theo quy định về tiêu chuẩn để xác định là tài sản cố định thì có nhiều máy tính chưa đủ điều kiện. Nhưng hệ số tự đầu tư TSCĐ của Công ty lại rất tốt trong cả hai năm nhưng trong năm 2008 hệ số này đã tăng gần gấp đôi so với năm 2007 (từ 1,42 lần lên 2,73 lần). Điều này cho thấy khả năng tài chính của Công ty là rất vững mạnh vì toàn bộ TSCĐ đều được Công ty tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
* Cơ cấu lao động và tiền lương
Từ khi thành lập tới nay, Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với ngân sách nhà nước, cán bộ nhân viên Công ty luôn có việc làm và thu nhập ổn định. ý thức được tầm quan trọng của yếu tố con người, ban giám đốc đã đưa ra những chính sách phù hợp nhằm chọn đúng người, đúng việc tạo sự ổn định và tránh lãng phí lao động. Dưới đây là thống kê tình hình lao động của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà trong năm 2007 - 2008
Hiện nay Công ty cổ phần Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà có 150 nhân viên trong đó có 7 thạc sĩ, 52 cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học ở nhiều chuyên ngành khác nhau như: .
+ Chế độ tiền lương: lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong Công ty là 2.000.000 đồng người/tháng.
Như vậy thu nhập bình quân tháng của doanh nghiệp cũng khá cao, là động lực khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn.
Thời gian lao động: Đối với nhân viên hành chính: 8 tiếng/ngày, tuần nghỉ chủ nhật.
Đối với cán bộ kỹ thuật: cơ bản 8 tiếng/ ngày, nếu làm thêm giờ hay làm cả chủ nhật thì được hưởng thêm 250.000 đồng/ ngày, hay 30.000 đồng/tiếng.
Đối với lao động phổ thông tính lương theo khối lượng công việc làm được trong một tháng (30.000 đồng/m2). Thời gian làm không quá 8 tiếng/ngày, làm ca. Đội trưởng đội thi công có trách nhiệm bố trí thời gian làm và nghỉ nghơi hợp lý nhất.
Quỹ phúc lợi: Bao gồm khoản phụ cấp, trợ cấp cho người ốm đau, mất việc làm, chế độ chính sách đãi ngộ của Công ty luôn công bằng với tất cả các nhân viên, công nhân trong Công ty.
Quỹ BHXH, BHYT: đóng theo quy định của pháp luật cho mọi cá nhân trong Công ty.
+ Chế độ đãi ngộ cán bộ, nhân viên: Công ty không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua việc gửi một số cán bộ đi tham gia các lớp học về bồi dưỡng về kinh tế tài chính, luật pháp, các lớp học tại chức, các khóa học về nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ ... nấu ăn, hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ xuất khẩu lao động.
Chính sách đào tạo: hàng năm cán bộ các phòng ban, công nhân đều có những buổi học tập huấn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ.
PHẦN III
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà .
Trong quá trình được thực tập tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà , kết hợp với những phân tích số liệu ở trên, chúng ta không thể phủ nhận những thành công, nỗ lực của Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty. Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà cũng có nhiều thuận lợi và nhiều khó khăn cần phải khắc phục.
3.1.1 Những ưu điểm
Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà từ ngày thành lập đến nay đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm, đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng sản xuất. Có được thành tựu như vậy là do những đóng góp không nhỏ của hạch toán kế toán trong các khía cạnh sau:
Về bộ máy kế toán: được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Về tổ chức công tác kế toán, nhìn chung chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ đầy đủ. Cách thức hạch toán của Công ty nói chung đã khá hữu hiệu phù hợp với chế độ kế toán cải cách
Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất sản phẩm của Công ty. Công ty đã áp dụng hình thức giao khoán xuống các đội sản xuất xây dựng và thi công. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của Công ty .
Công ty đã thu hút được nhiều nhân tài trong lĩnh vực hoạt động của mình, bên cạnh đó, Công ty còn có đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, được đào tạo chính quy và có sức sáng tạo
Đi đôi với công tác khuyến khích tăng năng xuất lao động qua hình thức khoán, Công ty còn chú trọng đến chế độ khen thưởng kịp thời nhằm động viên tinh thần lao động của cán bộ nhân viên .
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước.
Có dây chuyền sản xuất phục chính cho hoạt động xây dựng của Công ty nên không phải mua và tránh được biến động giá trên thị trường.
Những điểm làm được trên đây là do kết quả công sức lao động của toàn thể cán bộ nhân viên Công ty.
3.1.2 Những nhược điểm tồn tại
Đôi khi Công ty gặp khó khăn về nguồn vốn, do không thể quay vòng kịp thời, phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là từ nguồn vay cá nhân khi mà hạn mức cho vay của ngân hàng đã hết.
Chưa tối ưu hoá được các chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí tài chính.
Không đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao
Về việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ toàn diện nên vì thế giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Thể hiện chi phí giá vốn của Công ty rất cao so với doanh thu thuần.
Việc khoán sản phẩm cho các đội là rất hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có điểm bất lợi nếu Công ty không giám sát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Việc nhập khẩu để cung ứng thiết bị còn gặp nhiều khó khăn do dịch vụ vận tải quốc tế trong nước chưa phát triển.
Dây chuyền sản xuất chủ yếu sản xuất phục vụ nội bộ, cũng đã có mặt trên thị trường nhưng mẫu mã chưa phong phú, giá cả còn khá cao, chưa thể cạnh tranh được với các hãng khác.
3.1.3 Phương hướng phát triển của Công ty
Đối nội:
Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý nói chung cũng như hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là tiếp tục những ưu điểm hiện có, tìm những biện pháp khắc phục tồn tại bảo đảm hạch toán đúng chế độ kế toán nhà nước quy định và đáp ứng được yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp.
Nỗ lực giảm chi phí giá thành, nâng cao lợi nhuận.
Phấn đấu xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tri thức cao, đời sống vật chất ổn định, và đời sống tinh thần phong phú.
Đối ngoại:
Công ty dự định trong năm 2009 sẽ hợp tác với Công ty SDMO của Pháp xây dựng một nhà máy sản xuất máy phát điện cùng các thiết bị điện, cung cấp cho toàn bộ khu vực Châu á Thái Bình Dương, nhà máy đặt tại Vân Canh - Hoài Đức - Hà Tây, hiện nay đã hoàn thành phần giải phóng và đền bù, chuẩn bị tiến hành giai đoạn thi công xây dựng.
Công ty dự định trong 2010 sẽ được chuyển đổi thành Công ty cổ phần để huy động vốn được dễ dàng hơn và phù hợp với xu thế thị trường, nâng cao ưu thế cạnh tranh.
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Ngoài những tồn tại nêu trên còn một số lưu ý khác trong các phần hạch toán cụ thể mà em chưa có điều kiện trình bày ở báo cáo này. Em sẽ nghiên cứu vấn đề đó sâu hơn trong Luận văn tốt nghiệp của mình, nhưng sau đây em vẫn xin được trình bày những phương hướng hoàn thiện mà theo em Công ty nên làm trong tương lai.
Để khắc phục những tồn tại trong quản lý cũng như hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty, em xin đề xuất một số ý kiến như sau:
Đối với những sản phẩm mang tính chất xây lắp, xây dựng cơ bản, Công ty nên hạch toán theo kế toán xây dựng cơ bản, để tăng tính quản trị trong doanh nghiệp .
Sản phẩm xây lắp của Công ty cũng giống như sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp khác là chi phí vật tư chiếm tỉ trọng lớn vì vậy tiết kiệm vật tư là rất cần thiết . Tiết kiệm không có nghĩa là bớt xén v...v... mà thực chất là phải giảm hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hoạt động xây, lắp được giao khoán toàn bộ cho các đội thi công vì thế Công ty nên có một phòng kiểm định chất lượng công trình để đánh giá hiệu quả và độ trung thực của các đội.
Công ty nên trang bị một phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng công việc phải ghi chép nhằm tránh những sai sót, nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác kế toán, đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo.
Công ty nên nhờ ngân hàng bảo lãnh để không bị đọng vốn ở chỗ chủ đầu tư trong thời gian bảo hành, nhằm tăng khả năng xoay vòng vốn.
Công ty nên tìm thêm các nhà cung cấp thiết bị trên thị trường để có thể lựa chọn, so sánh các mức giá nhằm giảm chi phí giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.
Công ty cần tự đầu tư hoặc hợp tác với các Công ty khác để nâng cao hiệu suất sử dụng dây chuyền sản xuất .
Trong trường hợp các khoản phải thu của Công ty tương đối lớn, Công ty nên quan tâm tới các khoản thu quá hạn và đến hạn để kịp thời đưa ra các biện pháp thích hợp, tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu sẽ ảnh hưởng tới khả năng xoay vòng vốn của Công ty.
Công ty nên mở rộng thị trường tới các khu vực trọng điểm trên cả nước.
Trong quá trình hợp tác với các đối tác nước ngoài Công ty nên chú trọng tới việc chủ động quản lý để tránh rơi vào những sai lầm như nhiều Công ty đã từng mắc phải.
Để có thể cổ phần hoá trong tương lai, Công ty nên chú trọng việc gia tăng lợi nhuận, quảng cáo tên tuổi, danh tiếng của Công ty.
Với hình thức kinh doanh đa nghành đa nghề với quy mô ngày càng mở rộng, Công ty nên hướng tới mô hình Công ty mẹ, con hay mô hình tập đoàn để xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường muốn đứng vững đều phải quan tâm đến công tác tài chính, đảm bảo cho mình có được một nền tài chính vững mạnh, đủ sức chống chọi với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Vì vậy, vấn để đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp mình.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp của mình. Mong muốn của em là phân tích tài chính của Công ty ty Cổ phần Phát triển Tây Hà làm cơ sở giúp cho Công ty có điều kiện hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính.
Tuy nhiên, vì khả năng bản thân và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên những kết quả nghiên cứu đạt được chỉ là bước khởi đầu. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa và các anh, chị phòng kế toán- tài chính trong Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà để báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Công ty Cổ phần Phát triển Tây Hà, các anh, chị phòng kế toán- tài chính của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực tập và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo của mình.
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2010
Sinh viên thực hiện
BÙI NGỌC BÍCH
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1564.doc