Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên khoa công nghệ thông tin trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Qua bảng 6 cho thấy: Trình độ thể lực của SV Khoa CNTT chủ yếu ở mức trung bình. Tỷ lệ SV đạt loại tốt chiếm khoảng từ 26 đến 34%, tuy nhiên tỷ lệ SV không đạt tiêu chuẩn RLTT còn từ 9 đến 15%, nhiều nhất ở test đánh giá sức bền (chạy tùy sức 5 phút). Nguyên nhân SV khoa CNTT đạt tiêu chuẩn RLTT không cao do Bộ môn GDTC chưa thường xuyên áp dụng tiêu chuẩn này trong việc kiểm tra, đánh giá thể lực cho SV và chỉ dựa vào điểm tổng kết của từng học kỳ và từng năm học (đánh giá thông qua các môn thi) điều đó chưa phản ánh được toàn diện các mặt rèn luyện tăng cường thể lực của SV. Hơn nữa, do thiếu GV GDTC, việc kiểm tra với số lượng SV lớn cũng là vấn đề đối với bộ môn GDTC. Đồng thời với 09 GV tham gia giảng dạy cho Khoa CNTT, việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV là cả vấn đề bất cập. KEÁT LUAÄN Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học và tập luyện TDTT ngoại khóa của Nhà trường; Phần lớn cán bộ GV các môn học khác, SV vẫn chưa nhận thức được đầy đủ lợi ích và vai trò GDTC, hoạt động TDTT ngoại khóa chưa thu hút được đông đảo SV tham gia tập luyện; GV TDTT còn thiếu, môn thể thao ngoại khóa kém đa dạng; Trình độ thể lực của SV Khoa CNTT chủ yếu ở mức trung bình, năng lực sức bền không tốt

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên khoa công nghệ thông tin trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 BµI B¸O KHOA HäC THÖÏC TRAÏNG HOAÏT ÑOÄNG THEÅ DUÏC THEÅ THAO NGOAÏI KHOÙA CUÛA SINH VIEÂN KHOA COÂNG NGHEÄ THOÂNG TIN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC COÂNG NGHIEÄP HAØ NOÄI Tóm tắt: Bằng những phương pháp nghiên cứu thường quy trong TDTT đề tài đã tìm hiểu thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Kết quả đánh giá cho thấy thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên còn rất hạn chế với các biểu hiện: Nhận thức về công tác GDTC còn thiếu, tính tự giác chưa cao, phong trào hoạt động TDTT ngoại khóa chưa thu hút được sinh viên tham gia tập luyện... Từ khóa: TDTT ngoại khóa, sinh viên, Đại học Công nghiệp Hà Nội. The situation of extracurricular sports activities of students in Faculty of Information Technology, Hanoi University of Industry Summary: Through regular research methods in sports, the topic has explored the status of extracurricular sports activities of students in Faculty of Information Technology, Hanoi University of Industry. The assessment results show that the actual status of extracurricular sports activities of students is still very limited with the following manifestations: lack of awareness of exercise, low self- awareness, unattractive extracurricular sports movement Keywords: Extracurricular sports, student, Hanoi University of Industry. *TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh **ThS, Đại học Công đoàn Hà Nội Nguyễn Hồng Đăng* Nguyễn Đình Đoàn** ÑAËT VAÁN ÑEÀ Hoạt động TDTT ngoại khóa trong các trường đại học trên cả nước đang được các nhà quản lý giáo dục quan tâm chỉ đạo. Đại học Công nghiệp Hà Nội đang hướng tới xây dựng một mô hình hoạt động phong phú, đa dạng cho sinh viên (SV), tuy vậy, thực tế việc tập luyện ngoại khóa của sinh viên Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) chưa mang lại hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ yếu như: Nhận thức về công tác GDTC còn thiếu, chưa thu hút người tham gia tập luyện, tính tự giác tích cực, tự học, tự rèn luyện của SV chưa caonên tác dụng của hoạt động TDTT ngoại khóa đối với SV còn rất hạn chế. Vấn đề đặt ra là tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa sao cho mang lại hiệu quả thiết thực, giúp SV nhận thức đúng về tác dụng của giờ học ngoại khóa để thu hút đông đảo các em SV tham gia tập luyện. Đây là vấn đề cần quan tâm đối với công tác đào tạo của nhà trường. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV Khoa CNTT Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động này nhằm rèn luyện thói quen tập luyện thể dục, nâng cao sức khỏe cho SV của Khoa là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp toán học thống kê. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa của SV Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa của SV Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các giảng 45 - Sè 5/2020 viên (GV) hiện hiện đang làm công tác GDTC về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, sân tập, dụng cụ tập luyện của nhà trường. Kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội TT Loại hình sân bãi - dụng cụ Số lượng Chất lượng Tốt Trung bình Kém 1 Nhà tập đa năng 3 1 2 0 2 Sân bóng đá cỏ nhân tạo 1 1 0 0 3 Sân điền kinh 1 0 1 0 4 Sân bóng rổ 4 3 1 0 5 Sân bóng chuyền 6 2 4 0 6 Sân cầu lông 6 4 2 0 7 Bàn bóng bàn 5 5 0 0 8 Sân quần vợt 2 2 0 0 9 Bể bơi 1 1 0 0 Qua bảng 1 cho thấy: Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã được đầu tư, song chưa đảm bảo về số lượng so với tổng số người sử dụng khoảng 40.000 nghìn SV (năm học 2017-2018), trong đó có khoảng hơn 7.000 SV khoa CNTT. Về chất lượng đã đáp ứng được ở mức tốt và trung bình. Với số lượng cơ sở vật chất hiện nay thì chưa đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho công tác GDTC của nhà trường và các hoạt động TDTT ngoại khóa của SV. 2. Thực trạng đội ngũ GV TDTT, SV Trường Đại học công nghiệp Hà Nội Đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng đội ngũ GV, số lượng SV toàn trường và SV toàn Khoa CNTT của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2. Qua bảng 2 cho thấy: - Về số lượng GV: Có xu hướng tăng trong 03 năm học gần đây. Cụ thể: Năm học 2016 - 2017, nhà trường bổ sung cho Bộ môn GDTC thêm 02 cán bộ hợp đồng năm học 2017 - 2018 Bảng 2. Thực trạng đội ngũ GV TDTT, SV tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội TT Nội dung Năm học 2015-2016 2016-2017 2017-2018 1 Số lượng GV 18 20 25 2 Giới tính Nam 13 15 20 Nữ 5 5 5 3 Tổng số SV toàn trường 18,000 30,000 40,000 4 Tổng SV của Khoa CNTT 3,150 5,250 7,000 5 Tỷ lệ GV/SV 1/1000 1/1500 1/1600 6 Thâm niên công tác Dưới 10 năm 10 10 12 Trên 10 năm 8 10 13 7 Trình độ chuyênmôn Đại học 12 10 7 Thạc sỹ 5 7 13 Tiến sỹ 0 3 5 46 BµI B¸O KHOA HäC bổ sung thêm 5 cán bộ. Tuy vậy, số lượng SV Nhà trường lại tăng theo từng năm học nên tỷ lệ SV/GV tăng đáng kể, năm học 2015 - 2016 là 1000 SV/GV và tới năm học 2017 - 2018 tăng lên 1600 SV/GV. Rõ ràng, tỷ lệ này quá cao so với chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Về trình độ GV: Năm học 2017-2018, Trường không có GV ở trình độ cao đẳng và hiện có 13 GV trình độ Thạc sỹ; 05 GV có trình độ Tiến sĩ. Đây là một thế mạnh để có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học GDTC trong Nhà trường. - Về thâm niên công tác: Phần lớn cán bộ giảng dạy tại Bộ môn GDTC có thâm niên công tác > 10 năm. Đây là lực lượng cán bộ giảng dạy có nhiệt huyết, có khả năng học hỏi, tìm tòi, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, năm học 2017-2018 vẫn còn 12 cán bộ có thâm niên công tác < 10 năm, đây là lực lượng cán bộ trẻ còn thiếu về kinh nghiệm cần được bồi dưỡng nhiều hơn về kiến thức chuyên môn. - Số lượng SV tham gia học tập GDTC của trường thời điểm năm học 2017 - 2018 khoảng 40.000 SV. Trên thực tế, trung bình mỗi GV đảm nhận khoảng 30 - 40 lớp trong một năm học, với một khối lượng và cường độ công việc lớn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giảng dạy. Đồng thời, GV cũng không còn nhiều thời gian chăm lo cho hoạt động TDTT ngoại khóa của SV. - Số lượng SV Khoa CNTT tăng hàng năm, 2015-2016 số SV là 3150 SV, nhưng đến năm 2017-2018 số SV đã nên tới 7000 SV. Vậy để đảm bảo cho công tác đào tạo SV toàn trường nói chung và SV Khoa CNTT nói riêng thì việc tăng cường đội ngũ giáo viên cần được quan tâm hơn. 3. Thực trạng mức độ nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC của cán bộ, GV và SV Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với các đối tượng gồm: 18 cán bộ quản lý, 115 GV (08 GV giảng dạy GDTC và 107 giáo viên đang giảng dạy các môn học khác) và 500 SV hiện đang học tập môn học GDTC về tầm quan trọng của môn học GDTC. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy: Bảng 3. Thực trạng mức độ nhận thức về vị trí, vai trò công tác GDTC của cán bộ, GV và SV Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Cán bộ quản lý: Phần lớn đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong Nhà trường. Cụ thể có 17/18 cán bộ nhận thức được việc tập luyện GDTC là rất cần thiết và cần thiết, chiếm 94.44%. Tuy nhiên, vẫn còn 1/18 cán bộ quản lý (chiếm 5.56%) nghĩ rằng GDTC trong nhà trường là không cần thiết. - Về lực lượng GV được điều tra: Ngoài 08/08 GV GDTC đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong Nhà trường. GV giảng dạy các môn học khác, có tới 38 GV chiếm 35.51% cho rằng GDTC trong nhà trường là không cần thiết. Còn lại trên 64 % số GV được hỏi cho rằng GDTC là rất cần thiết và cần thiết. - Về lực lượng SV khoa CNTT: Đa số SV cho rằng GDTC trong nhà trường là cần thiết và rất cần thiết, chiếm 57.2%. Còn lại 42.8% SV chưa nhận thức được tầm quan trọng của GDTC trong nhà trường và cho rằng GDTC trong nhà trường là không cần thiết. 4. Thực trạng nhu cầu, động cơ tập luyện TDTT ngoại khóa của SV Khoa CNTT, Trường Đại học công nghiệp Hà Nội Để giải quyết vấn đề này, đề tài tiến hành điều tra 3500 SV Khoa CNTT (2500 SV nam và 1000 SV nữ ) về nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa, động cơ tập luyện,...Việc điều tra được tiến hành bằng phiếu hỏi. Kết quả được trình bày ở bảng 4. TT Mức độ Cán bộ quản lý (n=18) Giáo viên Sinh viên (n=500)GDTC (n=8) Môn học khác (n=115) mi % mi % mi % mi % 1 Rất cần thiết 7 38.89 8 100.00 30 28.04 97 19.40 2 Cần thiết 10 55.56 0 0.00 39 36.45 189 37.80 3 Không cần thiết 1 5.56 0 0.00 38 35.51 214 42.80 47 - Sè 5/2020 Bảng 4. Thực trạng động cơ, nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của SV Khoa CNTT Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội TT Nội dung phỏng vấn Kết quả n % 1. Bạn có nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa không? ( n=3500) Có nhu cầu tham gia tập luyện 2363 67.51 Không có nhu cầu tham gia tập luyện 950 27.14 Không nói rõ ý kiến 187 5.35 2. Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của SV? (n=3500) Không yêu thích môn thể thao nào 900 25.71 Không có thời gian tập 750 21.43 Không được sự ủng hộ của gia đình, bạn bè 155 4.43 Không nhận thức được tầm quan trọng của tập luyện TDTT 1200 34.29 Không có đủ GV hướng dẫn 150 4.29 Nguyên nhân khác 345 10.39 3. Bạn có thích tham gia câu lạc bộ thể thao không? (n=3500) Có 2250 64.29 Không 900 25.71 Không trả lời 350 10 4. Bạn có tham gia tập luyện ngoại khóa không? (n=3500) Có 2200 62.86 Không 750 21.43 Không trả lời 550 15.71 5. Bạn tham gia tập luyện ngoại khóa có thường xuyên không? (n=2200) Thường xuyên ( từ 3 buổi/ tuần trở lên ) 1500 68.18 Không thường xuyên ( từ 1 đến 2 buổi/ tuần) 550 25 Thỉnh thoảng ( 1 đến 2 buổi/ tháng) 150 6.82 6. Động cơ tập luyện TDTT ngoại khóa của bạn là gì? (n=2200) Do yêu thích TDTT 900 40.91 Do nhận thức được tác dụng của TDTT tới sức khỏe 750 34.1 Do bạn bè lôi kéo 300 13.64 Do bắt buộc phải học môn thể dục 150 6.81 Lý do khác 100 4.54 7. Bạn muốn tham gia tập luyện môn thể thao ngoại khóa nào? (n=2200) Cầu lông 300 13.64 Bóng đá 200 9.1 Điền kinh 150 6.82 Bóng chuyền 190 8.64 Bóng rổ 305 13.86 Bóng bàn 215 9.77 Bơi lội 150 6.82 Võ 500 22.73 Các môn thể thao khác 190 8.69 48 BµI B¸O KHOA HäC - Về nhu cầu tham gia tập luyện TDTT: Có 67.51% tổng SV Khoa CNTT được hỏi có nhu cầu tham gia tập luyện, 27.14% SV được hỏi không có nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa và 5.35% số SV được hỏi không nói rõ ý kiến của mình. - Về các yếu tố ảnh hưởng: Các yếu tố có tầm ảnh hưởng nhiều nhất tới việc tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của SV là: Không đủ sân tập, không có thời gian tập, không nhận thức được tầm quan trọng của tập luyện TDTT tới sức khỏe, không có đủ GV hướng dẫn, không yêu thích môn thể thao nào, không được sự ủng hộ của gia đình, cuối cùng là các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn. - Về sở thích tham gia câu lạc bộ thể thao: Có 64.29% trên tổng số SV được hỏi thích tham gia CLB thể thao, 25.71% số SV không thích tham gia các CLB thể thao và 10% tổng số SV được hỏi không nói rõ ý kiến. Như vậy, đa số SV của Khoa được hỏi thích tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa dưới hình thức câu lạc bộ thể thao. - Về thực tế số lượng SV tham gia tập luyện: Có 62.86% SV được hỏi có tham gia tập luyện ngoại khóa; Còn 21.43% số SV của Khoa được hỏi không tham gia tập luyện và 15.71% không trả lời câu hỏi đặt ra. Như vậy, có rất nhiều SV có nhu cầu tập luyện nhưng lại không tham gia tập luyện TDTT. - Về mức độ thường xuyên tham gia tập luyện TDTT: Trong số 2.200 SV của Khoa CNTT tham gia tập luyện ngoại khóa có 68.18% SV tham gia tập luyện một cách thường xuyên, 25% SV tham gia không thường xuyên và 6.82% số SV thỉnh thoảng mới tham gia tập luyện. Như vậy, số lượng SV tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa thường xuyên chiếm tỷ lệ cao hơn cả. - Về động cơ tham gia tập luyện TDTT: Trong số 2.200 SV của Khoa CNTT có tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa có 40.91% SV tập luyện do yêu thích TDTT và 34.10% SV tập luyện TDTT do nhận thức được tác dụng của TDTT tới sức khỏe. Động cơ tập luyện TDTT ngoại khóa do bạn bè lôi kéo có 13.64% và 6.81% SV tham gia tập luyện do bắt buộc phải học và phải thi qua môn thể dục, một số lý do khác có 4.54%. Đây là những động cơ tập luyện không bền vững vì vậy khó có thể tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa thường xuyên. - Về các môn thể thao ngoại khóa được ưa thích: Trong số các môn thể thao nhà trường có thể tổ chức tập luyện ngoại khóa và có thể đáp ứng cơ sở vật chất tập luyện thì các môn Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng rổ, Võ được nhiều SV của khoa CNTT yêu thích tập luyện. Có thể giải thích do tính phổ biến và sự đơn giản của cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện của các môn thể thao này. 5. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho SV Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Thực trạng công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho SV khoa CNTT, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được trình bày tại bảng 5. Bảng 5. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho SV Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Thời lượng Các môn thể thao Hình thức tổ chức Chế độ cho GV 2 buổi/tuần Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Bóng bàn và Bơi lội, võ Ngoại khóa có giáo viên hướng dẫn Tính chế độ như giờ chính khóa Qua bảng 5 cho thấy: Thời lượng hoạt động ngoài khóa của SV Khoa CNTT là 2 buổi/ tuần là tương đối phù hợp; Môn thể thao được đưa vào sinh hoạt ngoại khóa chủ yếu là các môn bóng, chưa thực sự đa dạng; Các hoạt động ngoại khóa đều có sự hướng dẫn của GV và họ được tính chế độ như giờ chính khóa. 6. Thực trạng trình độ thể lực của SV Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Để đánh giá thực trạng trình độ thể lực của SV Khoa CNTT, chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ thể lực của 3500 SV năm thứ nhất và năm thứ hai (gồm 1700 SV năm thứ nhất và 1800 SV năm thứ hai) dựa trên bốn test đánh giá tiêu chuẩn RLTT được thực hiện theo Quyết định số 53/2008/QĐ – BGDĐT. Kết quả trình bày tại bảng 6. 49 - Sè 5/2020 Bảng 6. Thực trạng trình độ thể lực của SV Khoa CNTT Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Kết quả phân loại Nội dung kiểm tra Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30m XPC (s) Chạy tùy sức 5 phút (m) Năm thứ nhất (n=1700) Tốt Số lượng 450 485 510 550 % 26.47 28.53 30 32.35 Đạt Số lượng 1100 1050 1005 895 % 64.71 61.77 59.12 52.65 Không đạt Số lượng 150 165 185 255 % 8.82 9.7 10.88 15 Năm thứ hai (n=1800) Tốt Số lượng 555 505 565 605 % 30.28 28.05 31.39 33.61 Đạt Số lượng 1075 1105 1030 976 % 59.72 61.39 57.22 54.22 Không đạt Số lượng 170 190 205 219 % 10 10.56 11.39 12.17 Qua bảng 6 cho thấy: Trình độ thể lực của SV Khoa CNTT chủ yếu ở mức trung bình. Tỷ lệ SV đạt loại tốt chiếm khoảng từ 26 đến 34%, tuy nhiên tỷ lệ SV không đạt tiêu chuẩn RLTT còn từ 9 đến 15%, nhiều nhất ở test đánh giá sức bền (chạy tùy sức 5 phút). Nguyên nhân SV khoa CNTT đạt tiêu chuẩn RLTT không cao do Bộ môn GDTC chưa thường xuyên áp dụng tiêu chuẩn này trong việc kiểm tra, đánh giá thể lực cho SV và chỉ dựa vào điểm tổng kết của từng học kỳ và từng năm học (đánh giá thông qua các môn thi) điều đó chưa phản ánh được toàn diện các mặt rèn luyện tăng cường thể lực của SV. Hơn nữa, do thiếu GV GDTC, việc kiểm tra với số lượng SV lớn cũng là vấn đề đối với bộ môn GDTC. Đồng thời với 09 GV tham gia giảng dạy cho Khoa CNTT, việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV là cả vấn đề bất cập. KEÁT LUAÄN Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học và tập luyện TDTT ngoại khóa của Nhà trường; Phần lớn cán bộ GV các môn học khác, SV vẫn chưa nhận thức được đầy đủ lợi ích và vai trò GDTC, hoạt động TDTT ngoại khóa chưa thu hút được đông đảo SV tham gia tập luyện; GV TDTT còn thiếu, môn thể thao ngoại khóa kém đa dạng; Trình độ thể lực của SV Khoa CNTT chủ yếu ở mức trung bình, năng lực sức bền không tốt. TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0 1. Trương Minh Đức (2018), “Nghiên cứu biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học thể dục nội khoá của học sinh trường Trung học phổ thông Yên Phong số 2 huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”, Luận án Thạc sĩ GDH, Đại học TDTT Bắc Ninh. 2. Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Phùng Thị Hoà, Vũ Bích Huệ (1998), “Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp”, Tuyển tập NCKH GDTC, sức khoẻ trong trường học các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội. 3. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học, Nxb TDTT, Hà Nội. (Bài nộp ngày 15/6/2020, phản biện ngày 23/7/2020, duyệt in ngày 30/10/2020 Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hồng Đăng; Email: ndang2127@yahoo.com)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_the_duc_the_thao_ngoai_khoa_cua_sinh_vi.pdf
Tài liệu liên quan