Thực trạng hoạt động thể thao giải trí của giảng viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

KEÁT LUAÄN 1. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có tiềm năng rất lớn về nguồn lực giảng viên, tuy nhiên chất lượng cuộc sống còn chưa cao 2. 100% giảng viên đều tham gia tập luyện TTGT thường xuyên với tỉ lệ tập từ 3 buổi trở lên chiếm 63.2% trong đó giảng viên thực hành tập thể thao thường xuyên hơn giảng viên lý thuyết. Mỗi buổi tập > 30’(90.8%), thời gian tập của khối lý thuyết ngắn hơn thực hành. Chủ yếu tập cùng đồng nghiệp và bạn thân (46%) hoặc một mình (41%). Địa điểm tập luyện ưa thích tại sân bãi của nhà trường và tại địa điểm có thu phí. Nguyên nhân lựa chọn môn TTGT là do sở thích cá nhân, tiếp sau là hoạt động thuận tiện. Chi phí cho hoạt động TTGT từ 100.000 – 600.000 ngàn đồng/tháng (55%) khoảng 8.6% tổng thu nhập, giảng viên thực hành chi cho hoạt động TTGT cao hơn giảng viên lý thuyết. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tập luyện do không đủ thời gian nhàn rỗi (55%) và hạn chế về điều kiện kinh tế (27.5%). TAØI LIEÄU THAM KHAÛ

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động thể thao giải trí của giảng viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51 - Sè 1/2020 THÖÏC TRAÏNG HOAÏT ÑOÄNG THEÅ THAO GIAÛI TRÍ CUÛA GIAÛNG VIEÂN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích toàn diện đặc điểm của giảng viên trường Đại học TDTT Bắc Ninh, lựa chọn được bộ công cụ gồm 11 biến đánh giá hoạt động thể thao giải trí. Kết quả 100% giảng viên tham gia tập luyện TTGT, những nội dung ưa thích gồm chạy bộ (45%); Tennis (41.3%); Đi bộ ~30%. Mục đích chính vì sức khỏe và làm đẹp cơ thể (78.9%); Phục vụ nhu cầu giải trí (60.6%). 63.2% giảng viên tập từ 3 buổi trở lên, mỗi buổi tập > 30’ (90.8%). Tuy nhiên thời gian tập của khối lý thuyết ngắn hơn thực hành. Địa điểm tập luyện ưa thích tại sân bãi của nhà trường và tại địa điểm có thu phí. Nguyên nhân lựa chọn môn TTGT là do sở thích cá nhân, hoạt động thuận tiện, thời gian tập luyện và hiệu quả hoạt động, giá cả không là yếu tố quan trọng. Chi phí cho hoạt động TTGT từ 100.000 – 600.000 ngàn đồng/tháng (55%) khoảng 8.6% tổng thu nhập, giảng viên thực hành chi cho hoạt động TTGT cao hơn giảng viên lý thuyết. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tập luyện do không đủ thời gian nhàn rỗi (55%) và hạn chế về điều kiện kinh tế (27.5%). Từ khóa: Hoạt động thể thao giải trí; giảng viên, Đại học TDTT Bắc Ninh. Current situation of recreational sports activities practiced by lecturers at Bac Ninh Sports University Summary: Basing on a comprehensive analysis of the characteristics of lecturers at Bac Ninh Sport University, the topic selects a toolkit of 11 variables for evaluating recreational sports activities. The result shows that 100% of lecturers practice and participate in physical training and sport activities, favorite contents include running (45%); tennis (41.3%); jogging (30%). The main purpose is for health and beauty (78.9%); entertaining purpose (60.6%). 63.2% of lecturers practices more than 3 sessions, each session lasts more than 30 minutes (90.8%). However, the practice time of lecturers theory block is shorter than practice block. Preferred practice areas are on the school grounds and at fee-paying locations. The reasons for choosing physical training and sports are personal preference, convenient operation, time and effectiveness; the price is not an important factor. The expense for physical training and sports activities is from VND 100,000 to VND 600,000 per month (55%), accounts for about 8.6% of total income, and lecturers in practice block spends more than lecturers in theory block. The reason affecting the participation was the lack of free time (55%) and limited economic conditions (27.5%). Keywords: Recreational sports activities; lecturer, Bac Ninh Sports University. *PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Email: thutdth73@gmail.com Đinh Khánh Thu* ÑAËT VAÁN ÑEÀ Thể thao giải trí đã được khẳng định vị trí trong nền TDTT nước ta tại “Luật thể dục, thể thao”. Đây là loại hình hoạt động TDTT có ý thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Đánh giá thực trạng hoạt động thể thao giải trí của giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhằm thu thập những thông tin quan trọng, làm tiền đề tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của giảng viên ở lĩnh vực này, qua đó cải thiện hạnh phúc, sự gắn kết, sự tự tin, lòng tự trọng, các mối quan hệ lâu dài của giảng viên trong đời sống và trong công việc. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn nhằm xây dựng bộ câu hỏi đánh giá hoạt động thể thao giải trí; Phương pháp điều tra xã hội học trên đối tượng 109 giảng viên của 15 bộ môn thực hành và 5 bộ môn lý thuyết; Phương pháp toán học thống kê. Bộ câu hỏi được lựa chọn thông qua sử dụng phần mềm SPSS loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha; phần mềm R tính t, df, p-value cho các trường dữ liệu. BµI B¸O KHOA HäC 52 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Đặc điểm giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Thông qua phương pháp phỏng vấn bằng phiếu đến 109 giảng viên. Kết quả: Về độ tuổi: Từ 26 tuổi – 45 tuổi chiếm 94.5% cho thấy đây là thời kỳ Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có tiềm năng rất lớn về nguồn lực giảng viên. Số giảng viên lý thuyết là 27.5% và thực hành là 72.5% trong đó giảng viên 77.1%; giảng viên chính 16.5%; giảng viên cao cấp 6.4%. Bậc đại học có tỉ lệ 1,8%; Thạc sĩ 60.6%, tiến sĩ 37.6%. Nếu so sánh với thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ giảng viên cao cấp, tiến sỹ và thạc sỹ của nhà trường hiện tại đều vượt so với số lượng trung bình của các trường đại học công lập trên cả nước tại thời điểm 2016. Về tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn chưa có con 0.9%; Độc thân 6.4%; Đơn thân có con 3.7%; Đã kết hôn, có con 89%. Nhìn chung đời sống cá nhân của giảng viên nhà trường ổn định Về thu nhập bình quân tháng (Bao gồm lương chính và các khoản thu nhập ngoài lương): Thu nhập ít hơn 5 triệu đồng có 7.3%. Từ 5 triệu - 7 triệu 51.4%; từ 8 - 10 triệu 24.8%. Từ 11 - 15 triệu tỉ lệ 13.8%. Từ 16 - 20 triệu đồng 1.8% và chỉ có 1 người thu nhập nhiều hơn 20 triệu. So với thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm chỉ có 50% giảng viên cao hơn GDP. Có thể thấy đây là mức thu nhập thấp. Ngoài ra, 100% giảng viên đều chịu thêm người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh như nuôi con, cha mẹ bản thân, cha mẹ vợ hoặc chồng hoặc cháu.... 16.5% phải chịu trách nhiệm thêm 1 người, 57.8% chịu trách nhiệm thêm 2 người, 18.3% chịu trách nhiệm 3 người. Như vậy có thể thấy cuộc sống của giảng viên còn gặp nhiều khó khăn 2. Thực trạng hoạt động thể thao giải trí của giảng viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Trên cơ sở tổng hợp tài liệu và phỏng vấn 16 chuyên gia, xử lý phiếu phỏng vấn bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha đã chọn được 11 biến. Kết quả đánh giá từng biến như sau: - Nhận thức về hoạt động thể thao giải trí. Nhận thức ảnh hưởng lớn đến hành động thực tiễn, do vậy chúng tôi đã điều tra về nhận thức của giảng viên nhà trường với hoạt động TTGT. Phần điều tra này người được hỏi được lựa chọn nhiều đáp án. Có 4 yếu tố quan trọng nhất trong phần nhận thức của giảng viên đó là Tăng cường sức khỏe và thể lực; Giảm căng thẳng và mệt mỏi cơ thể; Làm cơ thể khỏe đẹp và mở rộng quan hệ giao tiếp có > 50% - >90% số người đồng ý. Chúng tôi đánh giá rằng, nhận thức của giảng viên hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. Ngoài ra các tác dụng khác đều được giảng viên lựa chọn với số lượng rất cao>20% chứng tỏ giảng viên nhà trường có nhận thức rất tốt về việc rèn luyện sức khỏe thông qua hoạt động TTGT. - Xu hướng lựa chọn nội dung tập luyện thể thao giải trí Bảng 1. Nhận thức về hoạt động thể thao giải trí của giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=109) TT Nhận thức Chung mi % 1 Tăng cường sức khỏe và thể lực 99 90.8 2 Giảm căng thẳng và mệt mỏi cơ thể 79 72.5 3 Làm cơ thể khỏe đẹp 57 52.3 4 Cải thiện khả năng giao tiếp 45 41.3 5 Tăng cường sự hòa thuận trong gia đình 27 24.8 6 Tăng cường kiến thức 34 31.2 7 Mở rộng quan hệ giao tiếp 58 53.2 8 Trải nghiệm sự vui thích khi được vận động 38 34.9 9 Rèn luyện ý chí kiên trì 51 46.8 53 - Sè 1/2020 Bảng 2. Mục đích tham gia hoạt động TTGT của giảng viên (n=109) Các môn TTGT được đề xuất bao gồm 17 môn thông dụng nhất. Người được hỏi có thể lựa chọn nhiều môn. Kết quả phỏng vấn cho thấy: Các nội dung tập luyện ưa thích là chạy bộ (45%); Tennis (41.3%); Đi bộ ~30%. Bóng đá, Bóng chuyền ~ 20%. Golf; Cầu lông; Yoga; Zumba; Thể hình Fitness khoảng 10%. Bóng bàn, Khiêu vũ, nhảy dây, Khí công, Đạp xe, Gym <10%. - Nguyên nhân lựa chọn nội dung tập luyện thể thao giải trí. Về nguyên nhân lựa chọn môn thể thao, chúng tôi đưa ra 7 yếu tố, người được hỏi có thể chọn nhiều đáp án. Giá cả An toàn Thuận tiện Thịnh hành Sở thích cá nhân Thời gian Hiệu quả hoạt động Công việc đam mê 24 (22%) 20 (18,3%) 48 (44%) 10 (9,2%) 83 (76,1%) 33 (30.3%) 34 (31,2%) 1 (0,9%) 0 20 40 60 80 100 Biểu đồ 1. Nguyên nhân lựa chọn môn thể thao giải trí TT Mục đích tham gia TTGT Kết quả trả lời phỏng vấn mi % 1 Vì sức khỏe và làm đẹp cơ thể 86 78.90 2 Giảm thiểu áp lực trong cuộc sống 39 35.80 3 Giao lưu bạn bè cùng sở thích 46 42.20 4 Điều hòa cảm xúc 26 23.90 5 Làm phong phú cuộc sống tinh thần 33 30.30 6 Tăng kỹ năng vận động 40 36.70 7 Giải trí 66 60.60 Qua biểu đồ thấy rẳng nguyên nhân chủ yếu đầu tiên là do sở thích cá nhân, tiếp sau mới đến hoạt động thuận tiện, thời gian tập luyện và hiệu quả hoạt động được xếp thứ 3 và thứ 4. Giá cả không phải là yếu tố quan trọng đối với giảng viên nhà trường. - Mục đích tham gia hoạt động thể thao giải trí. Qua kết quả tại bảng 2, chúng tôi thấy toàn bộ các tiêu chí đều được lựa chọn bởi đây là những nhu cầu cần thiết và mong muốn được thỏa mãn của con người, tuy nhiên mục đích được giảng viên lựa chọn cao đều sát thực và cấp thiết như tập luyện vì sức khỏe và làm đẹp cơ thể đồng thời phục vụ giải trí thư giãn. - Bình quân thời gian tự do được tùy ý hoạt động hàng ngày. Để tìm hiểu rõ về thời gian dành cho hoạt động thể thao giải trí, trước hết chúng tôi tìm hiểu thời gian tự do ngoài giờ làm việc của giảng viên nhà trường. Kết quả thấy rằng thời gian nhàn rỗi của giảng viên trong ngày <1 giờ (23.9%); 1 – 2 giờ (44%); 2 giờ đến >3 giờ (17%). Khối lý thuyết ít thời gian nhàn rỗi hơn khối thực hành. - Thời gian tham gia hoạt động TTGT trong 1 tuần. Nhìn chung 100% giảng viên có tập luyện và tập ở mức đều đặn thường xuyên với tỉ lệ tập từ 3 buổi trở lên chiếm 63.2%, trong đó giảng viên thực hành tập thể thao thường xuyên hơn giảng viên lý thuyết với tỉ lệ là 64.5% so với 60% . - Thời gian tham gia hoạt động TTGT trong 1 buổi tập. BµI B¸O KHOA HäC 54 Bảng 3. Bình quân số lần tham gia hoạt động thể thao giải trí trong 1 tuần của giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Biểu đồ 2. Hình thức tham gia hoạt động thể thao giải trí của giảng viên Cùng toàn thể gia đình Cơ quan hoặc đoàn thể tổ chức Cùng bạn thân Một mình Cùng đồng nghiệp Cùng hàng xóm Giao lưu công việc 17 (15,7%) 25 (23,1%) 45 (41,7%) 41 (38%) 46 (42,6%) 21 (19,4%) 24 (22,2%) 0 20 4010 30 50 Bảng 4. Thời gian tham gia hoạt động TTGT trong 1 buổi tập của giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh TT Số lầntập/tuần GV lý thuyết (n=30) GV thực hành (n=79) Chung (n=109) mi % mi % mi % 1 0 lần 0 0.00 0 0.00 0 0.00 2 < 2 lần 4 13.30 10 12.70 14 12.80 3 < 3 lần 8 26.70 18 22.80 26 23.90 4 < 4 lần 13 43.30 29 36.70 42 38.50 5 < 5 lần 3 10.00 17 21.50 20 18.30 6 ≥ 5 lần 2 6.70 5 6.30 7 6.40 TT Thời gian GV lý thuyết (n=30) GV thực hành (n=79) Chung (n=109) mi % mi % mi % 1 < 30 phút 2 6.70 8 10.10 10 9.20 2 30 phút - 60 phút 22 73.70 25 31.60 47 43.10 3 60 phút - 90 phút 6 20.00 35 44.30 41 37.60 4 >90 phút 0 0.00 11 13.90 11 10.10 Với câu hỏi này chúng tôi đưa ra 4 lựa chọn từ 90’. Cụ thể phần trả lời được trình bày tại bảng 4. Nhìn vào bảng 4 có thể thấy các giảng viên nhà trường có thời gian tập luyện rất tiêu chuẩn đối với hoạt động thể thao vì mục đích sức khỏe và giải trí. Mỗi buổi tập > 30’ (90.8%). Tuy nhiên thời gian tập của khối lý thuyết ngắn hơn thực hành. - Hình thức tham gia hoạt động thể thao giải trí. Kết quả phỏng vấn thấy rằng cả 7/7 hình thức đều có người lựa chọn, tuy nhiên số người tập cùng đồng nghiệp và bạn thân chiếm tỉ lệ cao nhất>40%. Hình thức tập 1 mình cũng được 38% lựa chọn bởi thời gian nhàn rỗi của mọi người không cố định. Các hình thức khác đều đạt khoảng < 20%. - Địa điểm tập luyện. Chúng tôi đưa ra 8 địa điểm mà người dân thường xuyên tập luyện để phỏng vấn, kết quả có 2 địa điểm được nhiều người lựa chọn nhất gồm các địa điểm tập luyện tại trường và địa điểm có thu phí. Địa điểm tại trường có ưu thế miễn phí; các địa điểm thu phí có ưu thế về sân bãi dụng cụ đủ tiêu chuẩn thẩm mỹ và chất lượng. - Kinh phí dành cho hoạt động thể thao giải trí. 55 - Sè 1/2020 Bảng 5. Kinh phí dành cho hoạt động thể thao giải trí của giảng viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=109) TT Kinh phí tập luyện GV lý thuyết (n=30) GV thực hành (n=79) Chung mi % mi % mi % 1 0 đồng 5 16.7 9 14.1 14 12.8 2 100.000đ - 300.000đ 10 33.3 20 25.3 30 27.5 3 310.000đ - 600.000đ 11 36.7 19 24.1 30 27.5 4 610.000đ - 1.000.000đ 3 10 18 22.8 21 19.3 5 1.100.000đ - 2.000.000đ 1 3.3 7 8.9 8 7.3 6 >2.000.000đ 0 0 6 7.6 6 5.5 So sánh t = 2.6854, p-value = 0.008964<0.01 (Khác biệt có ý nghĩa thống kê) (Bài nộp ngày 12/1/2020, Phản biện ngày 14/1/2020, duyệt in ngày 20/1/2020) Với điều kiện kinh tế còn hạn chế, chúng tôi muốn tìm hiểu giảng viên nhà trường sẽ chi bao nhiêu trong số tiền kiếm được cho hoạt động giải trí nâng cao sức khỏe của bản thân. Để tìm hiểu chúng tôi tiếp tục tiến hành phỏng vấn. Kết quả như sau. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung, chi phí dành cho hoạt động TTGT của giảng viên tập trung chủ yếu vào khoảng từ 100.000 – 600.000 ngàn đồng/tháng đạt tỉ lệ 55%. Nếu tính thu nhập bình quân của 50% số giảng viên ở mức 7 triệu/tháng thì mức chi cho hoạt động thể thao giải trí chiếm khoảng 8.6% là mức chi tiêu không cao. Ngoài ra mức kinh phí từ 610.000đ - 1.000.000đ cũng nhiều hơn các mức còn lại đạt tỉ lệ 19.3%. Mức chi từ 1.100.000đ - >2.000.000đ chiếm tỉ lệ khá cao ở mức 12.8% phù hợp với mức độ thu nhập từ khá đến tốt của giảng viên. Nếu so sánh giữa giảng viên giảng dạy lý thuyết và thực hành thì giảng viên thực hành chi cho hoạt động TTGT cao hơn giảng viên lý thuyết, thể hiện ở 70% giảng viên lý thuyết chỉ chi trong giới hạn từ 100.000đ – 600.000đ, trong khi đó có 22.8% giảng viên thực hành chi ở mức >600.000đ - 1.000.000đ/ tháng. Sự khác biệt về mức chi tiêu đạt độ tin cậy thống kê ở ngưỡng P<0.01. - Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động thể thao giải trí. Hoạt động TTGT tuy được 100% giảng viên quan tâm và tập luyện nhưng thời gian tập và số lần tập không nhiều. Kết quả phỏng vấn cho thấy: Nguyên nhân chính là do giảng viên không đủ thời gian nhàn rỗi (55%). Các nguyên nhân chiếm tỉ lệ tương đối cao là do hạn chế về điều kiện kinh tế do thu nhập còn thấp của giảng viên chưa cao (27%), mệt mỏi vì bận công việc >20%. KEÁT LUAÄN 1. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có tiềm năng rất lớn về nguồn lực giảng viên, tuy nhiên chất lượng cuộc sống còn chưa cao 2. 100% giảng viên đều tham gia tập luyện TTGT thường xuyên với tỉ lệ tập từ 3 buổi trở lên chiếm 63.2% trong đó giảng viên thực hành tập thể thao thường xuyên hơn giảng viên lý thuyết. Mỗi buổi tập > 30’ (90.8%), thời gian tập của khối lý thuyết ngắn hơn thực hành. Chủ yếu tập cùng đồng nghiệp và bạn thân (46%) hoặc một mình (41%). Địa điểm tập luyện ưa thích tại sân bãi của nhà trường và tại địa điểm có thu phí. Nguyên nhân lựa chọn môn TTGT là do sở thích cá nhân, tiếp sau là hoạt động thuận tiện. Chi phí cho hoạt động TTGT từ 100.000 – 600.000 ngàn đồng/tháng (55%) khoảng 8.6% tổng thu nhập, giảng viên thực hành chi cho hoạt động TTGT cao hơn giảng viên lý thuyết. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tập luyện do không đủ thời gian nhàn rỗi (55%) và hạn chế về điều kiện kinh tế (27.5%). TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Triệu Bình (2005), TDTT giải trí, Nxb Đại học Sư phạm Quảng Tây. 2. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2001), TDTT giải trí, Nxb TDTT, Hà Nội 3. Dương Nghiệp Chí (2009), Các chức năng của TDTT giải trí, Tạp chí Khoa học thể thao, số (4), Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_the_thao_giai_tri_cua_giang_vien_truong.pdf
Tài liệu liên quan