Thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995-2015

Kể từ năm 1995 - 2015 hoạt động thương mại của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì hoạt động thương mại của Việt Nam cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó đáng chú ý là Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của Việt Nam chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: Đối với Nhà nước: Chính phủ cần có sự hỗ trợ đối với doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí hoạt động kinh doanh thông qua việc cắt giảm chi phí đầu vào sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian ngắn nhất (Bộ Công Thương, 2017). Chính phủ cần giao cho các bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng; Tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng dịch vụ, từng doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh của một số hàng hóa và dịch vụ trong khu vực; Xúc tiến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra thị trường khu vực. Trong giai đoạn tới, Chính phủ cần chú trọng lựa chọn những sản phẩm nông sản mà Việt Nam có lợi thế so sánh và thế giới có nhu cầu cao để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến theo hướng thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến lớn có thiết bị, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm dần các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng thấp, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế & Chính sách 187TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2015 Trần Văn Hùng Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Bài viết nêu lên thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam trên các lĩnh thương mại hàng hóa. Dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Hải quan nhằm nêu bật tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1995-2015. Cụ thể là kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, hàng hóa xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả cho thấy, thương mại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2015 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, song Việt Nam vẫn chủ yếu nhập siêu. Ngoài ra, bài viết còn nêu một số vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Nhập khẩu, xuất khẩu, thương mại. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tiễn hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên thế giới đã cho thấy xu hướng hiện nay là tự do hóa thương mại. Chính hoạt động thương mại phát triển đã tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển nền kinh tế, tham gia vào quá trình phân công lao động. Thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước, sau hai mươi năm (1995-2015) thương mại Việt Nam đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế trong nước và thế giới, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng như tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện qua việc hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng được mở rộng cả về thị trường và danh mục hàng hóa, dịch vụ với giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng nhanh, cơ cấu và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được cải thiện theo hướng gia tăng các mặt hàng chế biến, giá trị gia tăng cao. Cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới, tham gia kí kết nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN tất cả những hoạt động này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển mạnh, trong đó có hoạt động thương mại. Nhờ những kết quả phát triển kinh tế do công cuộc đổi mới, cũng như quá trình mở cửa hội nhập đem lại mà hoạt động thương mại ngày càng phát triển, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước (Hồ Thị Kim Thoa, 2013). Nhằm mục đích đánh giá hoạt động thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995-2015, bài viết nêu rõ thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam trong giai đoạn này, cụ thể là tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam hiện nay. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn số liệu Bài viết chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng Cục Hải quan. Số liệu được phân tích đánh giá theo chuỗi thời gian và theo tiêu chí về qui mô tăng trưởng xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, về hàng hóa xuất nhập khẩu, về thị trường xuất khẩu, cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2015. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với bảng biểu đồ thị minh họa. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu phân tích. Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng để phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra thu thập được trên các đơn vị thống kê theo tiêu thức lựa chọn nhằm phản ánh thực trạng Kinh tế & Chính sách 188 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động thương mại của Việt Nam. Bằng phương pháp tư duy biện chứng đề xuất một số khuyến nghị đối với hoạt động thương mại của Việt Nam trong thời gian tới. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995-2015 3.1.1. Tình hình xuất khẩu Về qui mô tăng trưởng xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt quy mô khá 5,2 tỷ USD vào năm 1995. Đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14,45 tỷ USD, tăng gần gấp ba lần so với năm 1995. Trong khi đó con số này của năm 2005 đạt 32,44 tỷ USD. Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá xuất khẩu giữa có sự giảm sút đáng kể, chỉ đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với một năm trước đó. Đến năm 2010, tình hình kinh tế thế giới hồi phục nên nhờ đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 72,24 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 69,72% tổng GDP của cả nước. (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Hình 1. Kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2015 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa được xếp vào mức cao nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Trung Quốc. Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhập quốc dân 24% năm 1995, đến năm 2007 xuất khẩu đã chiếm 64,9 % - đứng thứ 5 so với các nước trong khu vực Đông - Nam Á, thứ 6 ở châu Á, thứ 8 trên thế giới. Nhìn chung kể từ năm 1995 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ổn định. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 160,02 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2014 và chiếm 86,92% trong tổng GDP của Việt Nam. So với năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 30 lần, tăng 11 lần so với năm 2000, tăng 4,93 lần so với năm 2005 và so với năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 2,21 lần. Trong thời gian tới, qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được sự báo là sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định do có những yếu tố hỗ trợ như tiếp tục hưởng ưu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của ASEAN + 6 là 0% theo ATIGA; tự do hóa thuế quan; xóa bỏ hàng rào phi thuế; cải thiện yêu cầu về quy tắc xuất xứ; thuận lợi hóa thương mại; đơn giản, hiện đại hóa thủ tục hải quan; hài hòa tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp; áp dụng các biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật phù hợp. Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục có ưu thế khi xuất khẩu sang thị trường Lào và Cam-pu-chia thông qua: Bản thỏa thuận ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu với Kinh tế & Chính sách 189TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 Lào và Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương với Cam-pu-chia. Ngoài ra, nền kinh tế thế giới được dự báo là tiếp tục phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP cao (IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của thế giới năm 2017 ở mức 3,4%, WB: 2,8%). Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong năm 2017 sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn, sâu rộng và toàn diện cũng làm tăng thêm các động lực phát triển kinh tế đất nước và góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Về hàng hóa xuất khẩu: Trước năm 2010, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gạo và dầu thô. Kể từ năm 2010 đến nay, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng phong phú. Ngoài 2 nhóm hàng xuất khẩu truyền thống là dầu thô và gạo thì các doanh nghiệp ở Việt Nam còn xuất khẩu nhiều nhóm hàng như điện thoại các loại & linh kiện; sản phẩm điện tử & linh kiện; sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng. Ngoài ra, một số sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2015 đạt hơn 114.557 triệu USD, chiếm 70,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, kim ngạch xuất khẩu đạt 30.166 triệu USD, tăng 27,8% so với năm 2014 và chiếm 18,61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tiếp theo là hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu đạt 22.802 triệu USD, tăng 9% so với năm 2014; Máy vi tính, sản phẩm điện tử xếp vị trí thứ ba với kim ngạch xuất khẩu đạt 15.608 triệu USD, tăng 36,5% so với năm 2014. (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Hình 2. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2015 Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện rất đa dạng, bao gồm tất cả các châu lục. Nếu như trước đây thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Liên Xô thì hiện nay Việt Nam đã tham gia hoạt động xuất khẩu với 220 quốc gia trên thế giới. Trong năm 2015 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 33,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu các mặt hàng hàng dệt may, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, gỗ và Kinh tế & Chính sách 190 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 sản phẩm từ gỗ; máy móc thiết bị và dụng cụ và thủy sản. Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 17,1 tỷ USD, chiếm 10,6%. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc bao gồm hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại; gỗ và sản phẩm gỗ; dầu thô; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu đứng vị trí thứ ba của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 14,1 tỷ USD, chiếm 8,7%. Tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đức, Singapre, Thái Lan, Đài Loan. Bảng 1. Thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam trong năm 2015 Quốc gia Xuất khẩu Trị giá (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Hoa Kỳ 33,5 20,7 Trung Quốc 17,1 10,6 Nhật Bản 14,1 8,7 Hàn Quốc 8,9 5,5 HongKong 7,0 4,3 Đức 5,7 3,5 Thái Lan 3,2 2,0 Singapore 3,3 2,0 Đài Loan 2,1 1,3 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) 3.1.2. Tình hình nhập khẩu Về quy mô nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã đạt quy mô 8,2 tỷ USD vào năm 1995. Đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 15,64 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 1995. Trong khi đó con số này của năm 2005 đạt 36,98 tỷ USD. Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá nhập khẩu có sự giảm sút đáng kể chỉ đạt 69,95 tỷ USD, giảm 13,3% so với một năm trước đó. Đến năm 2010, tình hình kinh tế thế giới hồi phục nên nhờ đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 84,84 tỷ USD, tăng 21,28% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 81,89% tổng GDP của cả nước. (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Hình 3. Kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2015 Kinh tế & Chính sách 191TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 Nhìn chung kể từ năm 1995 đến nay kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 165,57 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014 và chiếm 89,93% trong tổng GDP của Việt Nam. So với năm 1995, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 20 lần, tăng 10,58 lần so với năm 2000, tăng 4,47 lần so với năm 2005 và so với năm 2010 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã tăng 1,95 lần. Về mặt hàng nhập khẩu: Trong nhiều năm qua, chiếm tỷ trọng trên 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy; gỗ & sản phẩm gỗ; hàng điện gia dụng & linh kiện; linh kiện & phụ tùng ô tô; hóa chất & sản phẩm hóa chất (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Hình 4. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2015 (tỷ lệ %) Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, trong năm 2015 Việt Nam nhập khẩu đạt tổng kim ngạch 27.580 triệu USD, tăng 23% so với năm 2014 và chiếm tỷ trọng 16,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt giá trị nhập khẩu 23.123 triệu USD, tăng 7,8% so với năm 2014; Điện thoại các loại và linh kiện nhập khẩu đạt 10.594 triệu USD, tăng 24,8% và nhiều các sản phẩm khác như vài, gỗ, chất dẻo, hóa chất, xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy. Trong đó, nhập khẩu tăng mạnh nhất là các mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính và linh kiện điện tử, xăng dầu các loại, máy móc thiết bị, gỗ và các sản phẩm gỗ, linh kiện phụ tùng ô tô, kim loại. Về thị trường nhập khẩu: Trong những năm vừa qua Trung Quốc luôn ở vị trí số 1 về thị trường nhập khẩu của Việt Nam. Đây là đối tác lớn nhất cung cấp hàng hoá cho Việt Nam với tỷ trọng chiếm 29,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong năm 2015, kim ngạch nhập từ Trung Quốc đứng đầu với giá trị đạt 49,5 tỷ USD, chiếm 29,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 27,6 tỷ USD, chiếm 16,7%. Tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan, Singapore, Đức, Hồng Kông. Kinh tế & Chính sách 192 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 Bảng 2. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2015 Quốc gia Nhập khẩu Trị giá (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Trung Quốc 49,5 29,9 Hàn Quốc 27,6 16,7 Nhật Bản 14,4 8,7 Đài Loan 11,0 6,6 Thái Lan 8,3 5,0 Hoa Kỳ 7,8 4,7 Singapore 6,0 3,6 Đức 3,2 1,9 HongKong 1,3 0,8 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động thương mại của Việt Nam Thứ nhất, do nhập khẩu có quy mô luôn luôn lớn hơn xuất khẩu nên trong hoạt động thương mại của Việt Nam đã liên tục ở vị thế nhập siêu. Năm 1995 Việt Nam nhập siêu 3 tỷ USD và cao nhất là năm 2008, mức nhập siêu đạt 18,02 tỷ USD. Đến năm 2015, Việt Nam nhập siêu 5,55 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Hình 5. Kim ngạch xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1995-2015 Thứ hai, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy với trị giá của bốn nhóm hàng này chiếm hơn 37% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, nhiều sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép và thủy sản hiện mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, khoảng 7,4%. Thứ ba, hàng hóa của Việt Nam ngày càng khó có khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng nông lâm, thủy hải sản, trong khi đó lại nhập khẩu các hàng hóa, Kinh tế & Chính sách 193TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 máy móc thiết bị, linh kiện, nguyên phụ liệu. Với việc đẩy mạnh tự do hóa thương mại như đã cam kết, hàng rào thuế quan và phi thuế quan như cam kết với các nước thành viên ASEAN sẽ dần bị xóa bỏ. Kể từ 2015, có thêm 1.720 dòng thuế của Việt Nam được cắt giảm xuống mức thuế suất 0%, số còn lại gồm 687 dòng thuế (chiếm 7% biểu thuế), chủ yếu là các mặt hàng nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN sẽ xuống 0% vào năm 2018. Với mức giảm thuế sâu như vậy, trong tương lai, hàng hóa của các nước ASEAN và thế giới sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam, dẫn đến hàng hóa của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và việc cải thiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam càng trở nên khó khăn hơn. Thứ tư, về cơ chế chính sách, nội dung của Luật Thương mại còn lạc hậu, chưa bao quát mọi loại hình kinh doanh, mọi lĩnh vực kinh doanh thương mại; tốc độ sửa đổi luật và các văn bản dưới Luật Thương mại còn chậm, mang nặng tính tình huống. Việc tổ chức thực thi các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động thương mại còn nhiều hạn chế như việc phân phối hạn ngạch dệt may, thưởng xuất khẩu. Thứ năm, phương thức kinh doanh xuất khẩu còn lạc hậu. Tỷ lệ xuất khẩu gia công còn lớn; tỷ lệ thực hiện phân phối trực tiếp trên thị trường nước nhập khẩu còn nhỏ. IV. KẾT LUẬN Kể từ năm 1995 - 2015 hoạt động thương mại của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì hoạt động thương mại của Việt Nam cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó đáng chú ý là Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của Việt Nam chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: Đối với Nhà nước: Chính phủ cần có sự hỗ trợ đối với doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí hoạt động kinh doanh thông qua việc cắt giảm chi phí đầu vào sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian ngắn nhất (Bộ Công Thương, 2017). Chính phủ cần giao cho các bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng; Tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng dịch vụ, từng doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh của một số hàng hóa và dịch vụ trong khu vực; Xúc tiến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra thị trường khu vực. Trong giai đoạn tới, Chính phủ cần chú trọng lựa chọn những sản phẩm nông sản mà Việt Nam có lợi thế so sánh và thế giới có nhu cầu cao để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, chế biến theo hướng thành lập các cơ sở sản xuất, chế biến lớn có thiết bị, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm dần các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng thấp, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đối với các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, nhanh chóng tận dụng những lợi thế và ưu đãi để xúc tiến xuất khẩu qua các quốc gia. Trước mắt, các doanh nghiệp cần nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Sau đó mở rộng sang các thị trường khác như ASEAN. Các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập và đối mặt với xu thế mới như tự do hóa đầu tư, thương mại, giảm và xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa các thủ tục, hình thành tiêu chuẩn hàng hóa chung Các doanh nghiệp cần cải cách quy Kinh tế & Chính sách 194 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2017 tắc xuất xứ, đưa ra những điều chỉnh cần thiết để thích ứng với những thay đổi trong quy trình sản xuất toàn cầu, hàng hóa phải đáp ứng được những tiêu chí, quy định về xuất xứ mới được hưởng ưu đãi về thuế quan. Các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, xác định cơ hội thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tăng cường năng lực cập nhật thông tin và xử lý hiệu quả, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; Các doanh nghiệp cần nhận thức và đảm bảo các tiêu chuẩn, các hàng rào kĩ thuật nhất là tại các thị trường phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu dựa trên các cam kết và lợi thế so sánh, tham gia sản xuất kinh doanh theo phân khúc, theo mạng, cụm chuỗi. Các doanh nghiệp cần đồng hành với chính phủ để nắm thông tin về hội nhập, hiểu biết cơ sở pháp lí và cơ chế giải quyết tranh chấp, tranh luận và thực thi nhằm đảm bảo hợp đồng kinh doanh và quyền lợi của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2017). Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016. (www.moit.gov.vn/Images/editor/files/BC%20XNK %202016.pdf) 2. Mai Thế Cường (2005). Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ý nghĩa đối với chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 6 (110), tr. 54- 62. 3. Nguyễn Trần Dũng (2011). Tác động của FATA tới thương mại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và kinh doanh, số 27, ĐHQGHN: 226 – 227. 4. Hồ Thị Kim Thoa (2013). Ngành thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số tháng 3/2013. CURRENT STATUS OF VIETNAMESE TRADE IN THE PERIOD 1995-2015 Tran Van Hung Vietnam National University of Forestry - Southern Campus SUMMARY The article raised the status of trade activities of Viet Nam in the fields of export, import and trade in goods. The article was based on secondary data which was collected from Customs Statistics Yearbook, the articles highlighting the situation of goods export of Vietnam in the period 1995-2015, specifically, the import-export turnover of Vietnam, import and export goods and export market of Vietnam. The results show that Vietnam's trade during the period 1995-2015 had achieved considerable achievements, but Vietnam still maintained trade deficit. On this basis, the article raised a number of recommendations to contribute to improve the efficiency of commercial activities of Vietnam. Keywords: Export, import, trade. Ngày nhận bài : 23/10/2017 Ngày phản biện : 21/11/2017 Ngày quyết định đăng : 03/12/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_thuong_mai_cua_viet_nam_giai_doan_1995.pdf
Tài liệu liên quan