Thực trạng hoạt động và các yếu tố liên quan của nhân viên y tế thôn bản (ấp) tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh năm 2013

KIẾN NGHỊ Thông qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị các TYT xã tiếp tục duy trì hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ của NVYTTB vì kết quả khảo sát cho thấy 100% NVYTTB đều thực hiện đầy đủ các hoạt động này. Ngoài ra TYT nên phân công NVYTTB thực hiện các hoạt động giám sát chất lượng nguồn nước, giám sát các công trình vệ sinh nơi công cộng.Về thời gian giao ban và giám sát hoạt động NVYTTB, TYT và Trung tâm Y tế huyện cần đánh giá, xem xét về thời gian giám sát và giao ban cụ thể cho từng hoạt động của NVYTTB vì thời gian giám sát là một yếu tố ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong nghiên cứu này. Đối với các cấp chính quyền chức năng nên xem xét thay thế hoạt động hỗ trợ đẻ thường cho sản phụ và xử trí đẻ rơi của NVYTTB bằng các hoạt động khác phù hợp hơn với tình hình tại địa phương. Ngoài ra chúng tôi cũng kiến nghị UBND xã ngoài phụ cấp hàng tháng mà NVYTTB được nhận nên có một nguồn kinh phí hỗ trợ thêm dành cho NVYTTB nhằm khuyến khích, tạo động lực hoạt động đối với NVYTTB Đối với Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, cần trang bị đầy đủ túi y tế thôn bản cho NVYTTB nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sơ cấp cứu của NVYTTB trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế huyện và TYT cần tăng cường công tác tập huấn kiến thức cho NVYTTB ít nhất 3 lần/năm.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động và các yếu tố liên quan của nhân viên y tế thôn bản (ấp) tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 736 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN   CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN (ẤP) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH,  TỈNH TÂY NINH NĂM 2013   Trương Thị Tuyết Nhung*, Lê Vinh**    TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, mạng lưới y tế cơ sở trong đó có nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) là nền tảng  của hệ thống y tế quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.  Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế thôn, bản trong cả nước vẫn chưa cao. Tại huyện Châu Thành,  hiện nay 100% các ấp/khu phố trong huyện đều có NVYTTB phục vụ, nhưng cho tới nay chưa có nghiên cứu  nào đánh giá hoạt động của mạng lưới này.   Mục tiêu: Đánh giá thực trạng hoạt động và các yếu tố liên quan đến hoạt động của nhân viên y tế thôn bản  (ấp) tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.  Phương  pháp: Nghiên  cứu mô  tả  cắt ngang kết hợp  định  lượng và  định  tính  được  tiến hành  từ  tháng  12/2012‐9/2013 trên 75 NVYTTB và 223 nhân viên Trạm Y tế, cán bộ Ủy Ban nhân dân xã, Hội Liên hiệp Phụ  nữ, Ban quản lý ấp sống tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.   Kết quả: Tổng cộng có 29 hoạt động của NVYTTB theo thông tư 39/2010/TT‐BYT được khảo sát trong  nghiên cứu này. Hầu hết các hoạt động đều có tỷ lệ nhân viên thực hiện cao (> 90%) trừ các hoạt động giám sát  chất lượng nguồn nước (36%), hỗ trợ sinh đẻ (5,3%), sơ cấp cứu (69,3%), hướng dẫn trồng thuốc nam (73,3%).  Các yếu tố phụ cấp nghề, thời gian lãnh phụ cấp, thời gian Trạm Y tế giám sát, số ngày làm việc đều có mối liên  quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện hoạt động của nhân viên.  Kết luận: Hầu hết các hoạt động được quy định theo Thông tư 39/2010/TT‐BYT đều được NVYTTB thực  hiện tốt. Các ban ngành đoàn thể liên quan cần đề ra chính sách nhằm cải thiện hơn chế độ đãi ngộ, cách thức  quản lý đối với NVYTTB giúp họ gắn bó và hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác y tế thôn bản.  Từ khóa: Nhân viên y tế thôn bản, huyện Châu Thành, thực hiện hoạt động, các yếu tố liên quan  ABSTRACT  COMMUNITY HEALTH WORKERS: A COMPREHENSIVE REVIEW ON ACTIVITY PERFORMANCE  AND RELATED FACTORS   Truong Thi Tuyet Nhung, Le Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 737 ‐ 745  Background:  In Vietnam, primary health care system, including community health workers, is the corner  stone of national health care system and plays a vital role in taking care of public health. However, the efficacy of  system is not quite high. In Chau Thanh district, there are now 100% of communes having community health  workers  cooperating  with  health  care  stations.  The  evaluation  of  their  performance,  however,  has  not  been  conducted yet.   Objectives:  To  evaluate  performance  and  related  factors  of  community  health workers  in  Chau  Thanh  district, Tay Ninh province.   Methods: A  cross‐sectional  study  conducted  from December  2012  to  September  2013  and  recruited  75  community  health workers  for  face‐to  face  interview  and  223  health  care managers  and workers  of People’s  Committees, Women Associations and health care stations for in‐depth interview. The questionnaire for face‐to  * Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Tây Ninh  ** Viện Y tế Công cộng TP. HCM  Tác giả liên lạc: BS. CKII Trương Thị Tuyết Nhung  ĐT: 0984110669  Email: nhungytcc@yahoo.com.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  737 face interview was developed on the basis of Circular 39/2010/TT‐BYT.  Results: Twenty‐nine activities based on the Circular 39/2010/TT‐BYT were evaluated in the study. Most of  activities were well performed (> 90%), except for surveillance of water sources (36%), childbirth delivery support  (5.3%),  first  aid  (69.3%),  instructions  of  planting  traditional  herbs  (73.3%).  Factors  including  allowances,  duration of receiving allowances, time interval of being monitored, and number of working days had statistically  significant associations with performance of community health workers.   Conclusion: The activity performance of community health workers  in terms of the Circular 39/2010/TT‐ BYT was  generally  good. Health  care managers  should  justify  policies  and management  approaches  so  that  community health workers could maintain and enhance their performance.   Keywords: Community health workers, Chau Thanh district, activity performance, related factors  ĐẶT VẤN ĐỀ  Tại Việt Nam, mạng  lưới y tế cơ sở  là nền  tảng của hệ  thống y  tế quốc gia, đóng vai  trò  quan  trọng  trong công  tác chăm sóc sức khỏe  ban  đầu  cho  người  dân.  Theo  Chỉ  thị  06‐ CT/TW  ngày  22/01/2002  của  Ban  chấp  hành  trung Ương(1) về củng cố và hoàn  thiện mạng  lưới  y  tế  cơ  sở  thì mạng  lưới  y  tế  cơ  sở  bao  gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện,  thị xã phải bảo đảm cho mọi người dân được  chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp  phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm  nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự an  toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế  độ  xã  hội  chủ  nghĩa.  Trong mạng  lưới  này,  nhân  viên  y  tế  thôn  bản  (NVYTTB)  là  một  thành  phần  không  thể  thiếu  trong  việc  triển  khai công tác y tế tại các cấp cơ sở.   Trong những năm gần  đây, nhận  thấy  tầm  quan  trọng  của NVYTTB  đối với  công  tác y  tế  cấp cơ sở, Chính phủ không ngừng ban hành các  chính  sách,  chỉ  thị  nhằm  củng  cố  nhân  lực  và  nâng  cao  trình  độ  chuyên môn  cho  lực  lượng  này  chẳng  hạn  Nghị  quyết  37/1996/CP(6)  và  Quyết  định  35/2001/QĐ‐TTg  về  “Định  hướng  chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe  nhân  dân  đến  năm  2010”,  Thông  tư  số  39/2010/TT‐BYT ban hành năm 2010(3) quy định  tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của NVYTTB,  bộ “Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011‐ 2020”(4). Tuy nhiên, các báo cáo, đánh giá trên cả  nước  cho  thấy  hiệu  quả  hoạt  động  của mạng  lưới y tế thôn, bản trong cả nước vẫn chưa cao.  Một số  lý do có  thể đưa đến hiện  tượng này  là  nhân viên y tế thôn bản bỏ việc vì mức phụ cấp  eo hẹp, NVYTTB được cho đi đào tạo nhưng về  địa phương lại không thể áp dụng hoặc chuyển  sang một công việc khác ổn định hơn(7).  Tại  tỉnh Tây Ninh,  việc phát  triển  và hoàn  thiện mạng  lưới y tế  thôn ấp  trong những năm  qua đã đạt được một số  thành công nhất định.  Hiện nay, 100% khu phố/ấp của  tỉnh Tây Ninh  đều có NVYTTB phục vụ. Mặc dù vậy, việc đánh  giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới này chưa  đầy đủ, do đó các cấp quản lý vẫn chưa đánh giá  được  việc  triển  khai  chương  trình  phát  triển  mạng  lưới y tế thôn ấp trên địa bàn tỉnh có đạt  được mục tiêu đề ra hay không.  Nghiên  cứu  này  được  tiến  hành  tại  huyện  Châu  Thành,  tại  thời  điểm  hiện  nay  100%  các  ấp/khu phố trong huyện đều có NVYTTB phục  vụ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu  nào đánh giá hoạt động của mạng lưới này mặc  dù trong thực tế nhiều báo cáo, số liệu cho thấy  hoạt  động  của mạng  lưới không hiệu quả như  mong đợi.   Mục tiêu nghiên cứu  Xác  định  tỷ  lệ NVYTTB  (ấp)  thực hiện  các  hoạt  động  được  quy  định  theo  thông  tư  39/2010/TT‐ BYT.  Xác định mối  liên quan giữa việc  thực hiện  các hoạt động và các yếu  tố bao gồm đặc điểm  dân số‐xã hội học, được đào  tạo  tập huấn, phụ  cấp hoạt  động,  sự hỗ  trợ  của ban ngành  đoàn  thể, giao ban định kỳ với Trạm Y tế xã, giám sát  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 738 của Trạm Y tế xã.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU   Nghiên cứu gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1:  khảo sát định  lượng  thông qua phỏng vấn  trực  tiếp bằng bộ  câu hỏi bán  cấu  trúc 75 NVYTTB  (ấp)  tại  75  ấp  trên  địa bàn huyện. Giai  đoạn  2  khảo  sát  định  tính  thông  qua  phỏng  vấn  sâu  bằng bộ câu hỏi mở 104 nhân viên của 15 Trạm  Y tế xã (TYT) (nhân viên và trưởng trạm), 18 chủ  tịch/phó  chủ  tịch  Ủy  Ban  nhân  dân  xã,  17  đại  diện Hội Liên hiệp Phụ nữ, 84 trưởng ấp và cán  bộ ấp. Tổng cộng giai đoạn 2 khảo sát 223 nhân  viên và cán bộ quản lý trên địa bàn huyện.  Bộ  câu hỏi bán  cấu  trúc  được  thiết kế dựa  trên  Thông  Tư  39/2010/TT‐BYT  gồm  6  phần:  thông  tin  chung,  hoạt  động  tuyên  truyền  giáo  dục sức khỏe  tại cộng đồng, hoạt động chuyên  môn y tế tại cộng đồng, hoạt động chăm sóc sức  khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, các  hoạt động khác mà NVYTTB đã thực hiện trong  năm  2012 và  các yếu  tố  ảnh hưởng hoạt  động  của NVYTTB.   Bộ câu hỏi mở gồm 6 câu hỏi liên quan đến  cách đánh giá của cán bộ quản  lý về hoạt động  chung  của NVYTTB,  về  cách  quản  lý,  cơ  chế  chính sách dành cho NVYTTB, hỗ trợ của các tổ  chức đối với NVYTTB, chính sách tập huấn nâng  cao năng lực của NVYTTB.  KẾT QUẢ  Đặc điểm mẫu nghiên cứu  Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n = 75)    Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Tuổi < 30 6 8,0 30-49 32 42,7 ≥ 50 37 49,3 Giới tính Nữ 55 73,3 Nam 20 26,7 Dân tộc Kinh 73 97,3 Hoa 2 2,7 Trình độ học vấn Không biết đọc,viết 2 2,7 Cấp I 4 5,3 Cấp II 31 41,3 Cấp III 35 46,7 Đại học/cao đẳng/trung 3 4,0 Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Tuổi < 30 6 8,0 30-49 32 42,7 ≥ 50 37 49,3 cấp Trình độ chuyên môn Điều dưỡng sơ cấp 36 48,0 Y tế thôn bản 21 28,0 Dược tá 6 8,0 Dược sĩ trung cấp 5 6,7 Y sĩ đa khoa 4 5,3 Điều dưỡng trung cấp 3 4,0 Tình trạng hôn nhân Sống với vợ/chồng 59 78,7 Độc thân 9 12,0 Ly dị/ly thân 7 9,3 Số người trong gia đình ≤ 2 người 21 28,0 3-4 người 48 64,0 ≥ 5 người 6 8,0 Làm nghề khác ngoài NVYTTB Nông dân 27 36,0 Nội trợ 20 26,7 Buôn bán 9 25,3 Về hưu/thất nghiệp 5 6,7 Cán bộ/viên chức 3 4,0 Công nhân 1 1,3 Tình trạng kinh tế của gia đình Hộ không nghèo 66 88,0 Hộ nghèo 5 6,7 Hộ cận nghèo 4 5,3 Số ngày làm việc NVYTTB (TB ± ĐLC) 11,9 ± 2,8 Về độ tuổi, 49,3% NVYTTB có độ tuổi ≥ 50 và  42,7% có độ tuổi từ 30‐49. Nữ có tỷ lệ nhiều hơn  nam  (73,3%  so với 26,7%). Hầu hết  (97,3%)  các  đối  tượng  đều  là  người  Kinh  chỉ  có  2,7%  là  người Hoa. Trình độ học vấn của các đối tượng  chủ yếu  là cấp  III  (46,7%) và cấp  II  (41,3%). Về  trình độ chuyên môn, 48% các NVYTTB là điều  dưỡng  sơ  cấp,  28%  là  y  tế  thôn  bản.  Các  NVYTTB có trình độ khác chiếm tỷ lệ không cao.  Có  78,7%  các  đối  tượng  hiện  đang  sống  với  vợ/chồng và chỉ có 9,3%  là  đã  ly dị/ly  thân. Số  thành viên  trong gia  đình  của NVYTTB  từ  3‐4  người  chiếm  tỷ  lệ  64%  và  ≤  2  người  là  28%.  Ngoài làm NVYTTB, 36% là nông dân, 26,7% đối  tượng  là  nội  trợ,  25,3%  là  buôn  bán.  Tỷ  lệ  NVYTTB là công nhân hoặc cán bộ viên chức rất  thấp chỉ có 1,3% và 4%. Về tình trạng kinh tế gia  đình  88%  đối  tượng  thuộc diện  gia  đình  thoát  nghèo, còn 12% còn lại thuộc diện hộ nghèo hoặc  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  739 hộ cận nghèo. Số ngày  làm việc  trung bình với  vai trò NVYTTB của các đối tượng là 11,9 ± 2,8.  Hoạt động của nhân viên y tế thôn bản  Bảng 2: Hoạt động của nhân viên y tế thôn bản (n  =75)  Biến số Tần số Tỷ lệ (%) Tuyên truyền kiến thức về sức khoẻ 75 100 Hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh 75 100 Vận động người dân thực hiện KHHGĐ 75 100 Tư vấn các biện pháp KHHGĐ 75 100 Hướng dẫn các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi 75 100 Báo cáo hoạt động cho trạm y tế xã 75 100 Vận động sản phụ đi khám thai 75 100 Hướng dẫn người dân chăm sóc sức khoẻ 74 98,7 Tham gia thực hiện các chương trình y tế 74 98,7 Tham gia báo cáo vụ dịch bệnh 72 96,0 Tham gia phong trào y tế tại địa phương 71 94,7 Tham gia giám sát vụ dịch bệnh 71 94,7 Tham gia phát hiện vụ dịch bệnh 70 93,3 Thực hiện chăm sóc một số bệnh thường gặp 68 90,7 Hướng dẫn chăm sóc người mắc bệnh không lây tại nhà 68 90,7 Tham gia giám sát công trình vệ sinh hộ gia đình 66 88,0 Tham gia giám sát thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm 65 86,7 Hướng dẫn chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 6 tuần đầu sau sinh 61 81,3 Theo dõi bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 6 tuần đầu sau sinh 60 80,0 Vận động người dân trồng thuốc nam tại gia đình 60 80,0 Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc tránh thai 59 78,7 Hướng dẫn người dân trồng thuốc nam tại gia đình 59 78,7 Được cấp phát túi y tế thôn bản (ấp) 55 73,3 Đăng ký quản lý thai cho sản phụ 55 74,3 Thực hiện vụ sơ cấp cứu ban đầu 52 69,3 Tham gia giám sát công trình vệ sinh nơi công cộng 37 49,3 Tham gia giám sát chất lượng nguồn nước 27 36,0 Hỗ trợ sinh thường cho sản phụ 4 5,3 Xử trí sinh rơi 2 2,7 Đối  với  các  hoạt  động  tuyên  truyền,  phổ  biến kiến  thức  thì  tỷ  lệ NVYTTB  thực hiện  các  hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho  người dân hầu hết đều đạt 100%. Có 98,7% nhân  viên có hướng dẫn người dân cách chăm sóc sức  khỏe trong đó các biện pháp phòng chống bệnh  truyền nhiễm được nhân viên hướng dẫn người  dân  thực  hiện  nhiều  nhất  (69,3%).  Tỷ  lệ  nhân  viên  hướng  dẫn  người  dân  phòng  chống  dịch  bệnh đạt 100%. Tỷ lệ nhân viên có vận động và  hướng dẫn người dân  thực hiện các biện pháp  KHHGĐ cũng đạt 100%.   Đối với các hoạt động chuyên môn y tế, tỷ lệ  nhân viên tham gia phát hiện vụ dịch bệnh đạt  93,3%. Tỷ  lệ nhân viên  tham gia giám  sát dịch  bệnh cũng rất cao đạt 94,7% trong đó chủ yếu là  giám  sát bệnh  truyền nhiễm  (93%). Tỷ  lệ nhân  viên tham gia giám sát nguồn nước và giám sát  công trình vệ sinh nơi công cộng có tỷ lệ thấp chỉ  có 36% và 49,3%. Các hoạt động còn lại bao gồm  giám sát công trình vệ sinh hộ gia đình, giám sát  thực hiện ATTP, và tham gia phong trào y tế tại  địa phương có tỷ lệ đạt cũng khá cao (lần lượt là  88%, 86,7% và 94,7%).   Đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ  và  trẻ em, 100% nhân viên đã đi vận động sản  phụ  khám  thai  tại  cơ  sở  y  tế. Tỷ  lệ nhân  viên  đăng  ký  quản  lý  thai  sản  cho  sản phụ  chỉ  đạt  74,3%.  Tỷ  lệ  nhân  viên  thực  hiện  hỗ  trợ  đẻ  thường và đẻ rớt rất thấp chỉ đạt 5,3% và 2,7%.  Tỷ lệ nhân viên theo dõi bà mẹ và trẻ sơ sinh tại  nhà đạt 80%. Tỷ  lệ nhân viên hướng dẫn chăm  sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà đạt 81,3%. Tỷ lệ  nhân  viên  hướng  dẫn  các  biện  pháp  theo  dõi,  chăm sóc sức khoẻ trẻ và phòng chống suy dinh  dưỡng trẻ < 5 tuổi đạt tuyệt đối 100%. Tỷ lệ nhân  viên cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su,  viên thuốc tránh thai đạt 78,7%.   Đối  với  các  hoạt  động  khác,  kết  quả  cho  thấy  100% nhân  viên  đều  báo  cáo hoạt  động  cho TYT xã. 98,7% nhân viên đều tham gia các  chương  trình  y  tế  do  TYT  quản  lý. Các  hoạt  động  chăm  sóc  một  số  bệnh  thông  thường,  hướng dẫn  chăm  sóc người mắc bệnh  xã hội  và  vận  động  người  dân  trồng  thuốc  nam  tại  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 740 gia đình cũng có tỷ lệ khá cao (90,7%, 90,7% và  80%).  Các  hoạt  động  còn  lại  là  hướng  dẫn  người dân  trồng  thuốc nam  là 78,7%, và  thực  hiện sơ cấp cứu ban đầu đạt 69,3%.  Các đặc điểm công tác của nhân viên y tế thôn bản   Bảng 3: Các đặc điểm công tác của nhân viên y tế thôn bản (n=75)  Biến số Tần số Tỷ lệ (%) Được trung tâm y tế huyện tập huấn 73 97,3 Được trạm y tế xã tập huấn 75 100 Giao ban với trạm y tế xã 75 100 Thời gian giao ban với trạm y tế xã Một tháng một lần 73 97,3 Một quý một lần 2 2,7 Trạm y tế giám sát hoạt động của NVYTTB 75 100 Thời gian giám sát của trạm y tế xã Một tháng một lần 36 48,0 Một quý một lần 39 52,0 Nhận sự giúp đỡ của trưởng ấp trong công tác 71 94,7 Nhận được sự giúp đỡ của ban ngành, đoàn thể, hội 63 85,1 Hưởng phụ cấp nhân viên y tế thôn bản 249.000 đ/tháng 1 1,3 262.500 đ/tháng 4 5,4 315.000 đ/tháng 35 46,7 415.000 đ/tháng 1 1,3 525.000 đ/tháng 34 45,3 Thời gian được lãnh phụ cấp nhân viên y tế thôn bản Hàng tháng 9 12,0 Hàng quý 66 88,0 Tỷ  lệ nhân viên được  trung tâm y tế huyện  tập huấn đạt 97,3% và tỷ lệ nhân viên được TYT  xã  tập huấn đạt 100%. Có 100% nhân viên đều  được giao ban với trạm y tế xã và thời gian giao  ban chủ yếu  là hàng  tháng  (97,3%). Tỷ  lệ nhân  viên được TYT giám sát cũng đạt 100% với thời  gian giám sát chủ yếu  là hàng quý (52%). Tỷ  lệ  nhân viên nhận được sự trợ giúp của trưởng ấp  và các ban ngành, đoàn  thể, hiệp hội cũng khá  cao  lên  đến  94,7%  và  85,1%. Về phụ  cấp  công  việc, 45,3% nhận phụ cấp  là 525.000 đ/tháng và  46,7% nhận 315.000 đ/tháng. Phụ cấp của nhân  viên chủ yếu được trả hàng quý (88%).    Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hoạt động và các yếu tố khảo sát trong nghiên cứu  Bảng 4: Các mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hoạt động và các yếu tố khảo sát (n = 75)  Tham gia phát hiện dịch bệnh Tham gia giám sát vụ dịch Theo dõi BM&TE 6 tuần đầu sau sinh Hướng dẫn BM&TE 6 tuần đầu sau sinh Chăm sóc bệnh thông thường Hướng dẫn chăm sóc người mắc bệnh xã hội Vận động trồng thuốc nam Hướng dẫn trồng thuốc nam Số ngày làm việc 1 tuần 5 (100) 2 tuần 49 (96,1) > 2 tuần 14 (73,7) Thời gian TYT xã giám sát Một quý 27 (69,2) 28 (71,8) 30 (83,3) Một tháng 33 (91,7) 33 (91,7) 38 (97,4) Được hưởng phụ cấp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  741 Tham gia phát hiện dịch bệnh Tham gia giám sát vụ dịch Theo dõi BM&TE 6 tuần đầu sau sinh Hướng dẫn BM&TE 6 tuần đầu sau sinh Chăm sóc bệnh thông thường Hướng dẫn chăm sóc người mắc bệnh xã hội Vận động trồng thuốc nam Hướng dẫn trồng thuốc nam Phụ cấp khu vực khác 41 (100) 37 (90,2) 37 (90,2) Phụ cấp vùng sâu 30 (88,2) 23 (67,7 22 (64,7) Thời gian lãnh phụ cấp Hàng tháng 64 (97) 64 (97) Hàng quý 6 (66,7 4 (44,4) Giữa thời gian  lãnh phụ cấp và hoạt động  tham gia phát hiện vụ dịch có mối liên quan có  ý nghĩa thống kê (p<0,001) trong đó nhân viên  lãnh phụ cấp hàng quý có khả năng  tham gia  phát  hiện  vụ  dịch  bằng  0,7  lần  so  với  nhân  viên  lãnh  phụ  cấp  hàng  tháng  (PR:  0,7;  KTC95%: 0,4‐0,99).   Giữa  phụ  cấp  được  hưởng  và  hoạt  động  tham gia giám sát vụ dịch bệnh có mối liên quan  có ý nghĩa thống kê (p = 0,02) trong đó nhân viên  được hưởng phụ cấp vùng sâu, vùng xa (525.000  đ/tháng) có khả năng  thực hiện hoạt  động này  chỉ bằng  0,8  lần  so với nhân viên  được hưởng  phụ cấp khu vực khác  (< 525.000 đ/tháng)  (PR:  0,8; KTC95%: 0,8‐0,99).  Giữa thời gian giám sát của TYT xã và hoạt  động theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh tại  nhà trong 6 tuần đầu sau sinh có mối liên quan  có ý nghĩa  thống kê  (p = 0,02)  trong  đó nhân  viên được giám sát hàng tháng sẽ có khả năng  thực hiện hoạt động này cao gấp 1,3 lần so với  nhân  viên  được  giám  sát  hàng  quý  (PR:  1,3;  KTC: 1,1‐1,7).   Giữa thời gian giám sát của trạm y tế xã và  hoạt động hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ bà mẹ  và  trẻ  sơ  sinh  tại nhà  trong 6  tuần  sau  sinh  có  mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p  =  0,04)  trong đó nhân viên được giám sát hàng tháng sẽ  có khả năng thực hiện hoạt động này cao gấp 1,3  lần so với nhân viên không được hỗ trợ (PR: 1,3;  KTC: 1,1‐1,6).  Giữa thời gian giám sát của TYT xã và hoạt  động chăm sóc một  số bệnh  thông  thường của  nhân viên có mối liên quan có ý nghĩa thống kê  (p = 0,03) trong đó nhân viên được giám sát hàng  tháng  sẽ có khả năng  thực hiện hoạt  động này  gấp 1,2 lần so với nhân viên được giám sát hàng  quý (PR: 1,2; KTC: 0,7‐0,9).   Giữa  số ngày  làm việc và hoạt  động  chăm  sóc một số bệnh thông thường của nhân viên có  mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p  =  0,03)  trong  đó  nhân  viên  làm  việc  2  tuần  sẽ  có  khả  năng  thực hiện hoạt  động này bằng  0,8  lần  so  với nhân viên làm việc 1 tuần (PR: 0,8; KTC: 0,7‐ 0,9). Hay nói cách khác, nhân viên càng làm việc  nhiều  ngày  sẽ  ít  có  khả  năng  thực  hiện  hoạt  động này.  Giữa  thời gian  lãnh phụ  cấp  và hoạt  động  hướng  dẫn  chăm  sóc  người mắc  bệnh  xã  hội,  bệnh  không  lây  có mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống kê (p < 0,001) trong đó nhân viên lãnh phụ  cấp  hàng  quý  sẽ  có  khả  năng  thực  hiện  hoạt  động này chỉ bằng 0,5 lần so với nhân viên lãnh  phụ cấp hàng tháng (PR: 0,5; KTC95%: 0,2‐0,9).   Giữa phụ cấp được lãnh và hoạt động vận  động trồng cây thuốc nam có mối liên quan có  ý nghĩa thống kê (p = 0,01) trong đó nhân viên  được lãnh phụ cấp vùng sâu (525.000 đ/tháng)  sẽ có khả năng  thực hiện hoạt động này bằng  0,7  lần  so  với  nhân  viên  được  lãnh  phụ  cấp  khu  vực  khác  (<  525.000  đ/tháng)  (PR:  0,7;  KTC95%: 0,6‐0,9).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 742 Giữa  phụ  cấp  được  lãnh  và  hoạt  động  hướng  dẫn  trồng  cây  thuốc  nam  có  mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p  =  0,01)  trong  đó  nhân viên được lãnh phụ cấp vùng sâu (525.000  đ/tháng) sẽ có khả năng thực hiện hoạt động này  bằng 0,7 lần so với nhân viên được lãnh phụ cấp  khu  vực  khác  (<  525.000  đ/tháng)  (PR:  0,7;  KTC95%: 0,6‐0,9).  BÀN LUẬN  Đặc điểm mẫu nghiên cứu  Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu cho thấy  các NVYTTB  có những  đặc  điểm phù hợp với  công  tác y  tế cấp cơ sở  trên địa bàn huyện. Cụ  thể,  độ  tuổi  của  các  đối  tượng  tương  đối  cao  giúp  công  tác  tuyên  truyền  được  thuyết  phục  hơn, nữ giới chiếm đa số so với nam giới thuận  lợi cho các công tác kế hoạch hóa gia đình, chăm  sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, trình độ chuyên từ  cấp II‐cấp III đáp ứng được các yêu cầu về đào  tạo  tập huấn NVYTTB, và nghề nghiệp của đối  tượng chủ yếu  là nội  trợ và buôn bán  tạo điều  kiện  thuận  lợi  trong việc  thiết  lập mối quan hệ  với người dân giúp công  tác  tuyên  truyền hiệu  quả hơn.   Hoạt động của nhân viên y tế thôn bản  Trong  các  hoạt  động  được  quy  định  theo  Thông  tư  39/2010/TT‐BYT  thì  hầu  hết  các  hoạt  động đều có tỷ lệ NVYTTB thực hiện từ khá cao  (≥ 69,3%) cho đến rất cao (100%). Các hoạt động  tham gia giám  sát  công  trình vệ  sinh nơi  công  cộng, tham gia giám sát chất lượng nguồn nước  có  tỷ  lệ  thực hiện  thấp vì hầu hết các NVYTTB  đều không  được phân  công  làm  các nhiệm vụ  này.  Riêng  hoạt  động  hỗ  trợ  sinh  thường  sản  phụ và xử trí sinh rơi có tỷ lệ thực hiện rất thấp  (lần lượt 5,3% và 2,7%) là do trên địa bàn huyện  hầu như không có trường hợp sinh tại nhà hoặc  đẻ rơi. Kết quả này cho  thấy sự bất hợp  lý của  Thông  tư  39/2010/TT‐BYT  trong  việc  quy  định  hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (hoạt  động hỗ trợ sinh thường hoặc xử trí đẻ rơi phổ  biến hơn tại các tỉnh miền núi và trung du so với  tỉnh đồng bằng như Tây Ninh(8,9) vì vậy cần có sự  chỉnh sửa bổ sung cho hợp lý với bối cảnh chăm  sóc y tế tại tỉnh Tây Ninh.  Các đặc điểm công  tác của nhân viên y  tế  thôn bản   Theo  Thông  tư  39/2010/TT‐BYT  hoạt  động  của NVTTB sẽ chịu sự quản lý của TYT xã thông  qua các buổi họp giao ban và các buổi giám sát  hoạt động của NVYTTB hàng  tháng hoặc hàng  quý.  Kết  quả  khảo  sát  cho  thấy  hầu  hết  các  NVYTTB  đều  được  giao  ban  với  TYT  xã một  tháng một  lần  (97,3%)  và  52% NVYTTB  được  TYT xã giám  sát một quý một  lần. Các nghiên  cứu cho  thấy việc được giám sát thường xuyên  của  cấp  quản  lý  sẽ  giúp  cho  hoạt  động  của  NVYTTB được hiệu quả hơn.   Trong quá  trình hoạt động, NVYTTB  luôn  được sự quan  tâm của Trung  tâm Y  tế huyện  Châu Thành và Trạm y tế xã thông qua việc tổ  chức các  lớp  tập huấn nâng cao năng  lực cho  NVYTTB. Ngoài  ra NVYTTB  còn  được  sự hỗ  trợ  từ  các  ban  ngành  đoàn  thể  (khích  lệ  tinh  thần,  chỉ  đạo hoạt  động, hỗ  trợ nhân  lực) và  ban  quản  lý  ấp  (phối  hợp  với NVYTTB  tìm  nhà, dẫn  đường,  lựa  chọn  địa  điểm, phát  loa  tuyên truyền.    Mối  liên quan  có  ý nghĩa  thống kê  giữa  hoạt  động  và  các  yếu  tố  khảo  sát  trong  nghiên cứu  Trong nghiên cứu này các đặc điểm của mẫu  nghiên cứu (tuổi, giới, trình độ học vấn) và các  đặc điểm công tác của NVYTTB đều được khảo  sát  mối  liên  quan  với  các  hoạt  động  của  NVYTTB. Kết quả phân  tích cho  thấy NVYTTB  được hưởng phụ  cấp vùng  sâu  ít  có khả năng  thực hiện hoạt động tham gia giám sát vụ dịch  (PR: 0,8; KTC95%: 0,8‐0,99), hoạt động vận động  và  hướng  dẫn  trồng  thuốc  nam  (PR:  0,7;  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  743 KTC95%:  0,6‐0,9)  so  với NVYTTB  được  hưởng  phụ cấp khu vực khác (p<0,05). Lý do giải thích  cho kết quả này là NVYYTB lãnh phụ cấp vùng  sâu sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng xa đi lại  khó khăn do đó công tác y tế cơ sở cũng ít thực  hiện hơn so với NVYTTB sinh sống tại các khu  vực khác.   Thời  gian  lãnh  phụ  cấp  cũng  có mối  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  các  hoạt  động  tham  gia  phát  hiện  vụ  dịch  bệnh  (PR:  0,7;  KTC95%: 0,4‐0,99), hoạt động hướng dẫn chăm  sóc người mắc bệnh xã hội  (PR: 0,5; KTC95%:  0,2‐0,9).  Hay  nói  cách  khác,  NVYTTB  được  lãnh phụ cấp hàng quý sẽ ít có khả năng thực  hiện  các  hoạt  động  trên  so  với  các NVYTTB  được  lãnh  phụ  cấp  hàng  tháng. Kết  quả  này  phù  hợp  với  các  nghiên  cứu  khác(2,5)  và  điều  này cho thấy rằng phụ cấp cũng như thời gian  lãnh phụ  cấp  có  tác  động  đến hiệu  quả hoạt  động của NVYTTB.  Thời gian TYT xã giám sát có mối liên quan  có ý nghĩa  thống kê với hoạt động  theo dõi và  hoạt động hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bà mẹ  và  trẻ  em  trong  6  tuần  sau  sinh  (PR:  1,3;  KTC95%:  1,1‐1,6),  hoạt  động  chăm  sóc  bệnh  thông  thường  (PR:  1,2;  KTC95%:  0,7‐0,9). Hay  nói cách khác NVYTTB được TYT giám sát hàng  tháng  sẽ  có khả năng  thực hiện  các hoạt  động  nhiều  hơn  so  với  các NVYTTB  được  giám  sát  hàng quý.  Số ngày làm việc có mối liên quan có ý nghĩa  thống  kê  với  hoạt  động  chăm  sóc  bệnh  thông  thường  (PR:  0,8;  KTC95%:  0,7‐0,9).  Những  NVYTTB có số ngày làm việc càng nhiều thì hoạt  động chăm sóc bệnh thông thường càng ít. Điều  này được  lý giải  là do NVYTTB phải dành thời  gian  cho  nhiều  hoạt  động  khác  nên  thời  gian  dành cho hoạt động chăm sóc bệnh ít hơn.  Hoạt động NVYTT dưới góc nhìn của nhân  viên TYT và cán bộ ban ngành đoàn thể   Bên  cạnh  phỏng  vấn  trực  tiếp  NVYTTB,  trong nghiên cứu này, chúng tôi còn phỏng vấn  sâu  các  cán  bộ  quản  lý  ban  ngành  đoàn  thể  nhằm thu thập ý kiến về hiệu quả hoạt động của  NVYTTB. Hầu hết các nhân viên y tế TYT và cán  bộ quản  lý Ủy ban Nhân dân, cán bộ Hội Liên  hiệp Phụ nữ NVYTTB đều cho rằng NVYTTB rất  cần  thiết cho hoạt động y  tế tuyến cơ sở. Họ  là  cánh tay đắc lực giúp TYT thực hiện các chương  trình y tế quốc gia trên địa bàn TYT xã quản lý.   Đối với công tác quản lý NVYTTB, TYT xã là  cơ quan y tế chịu trách nhiệm chính trong quản  lý,  điều phối hoạt động của NVYTTB. Qua các  cuộc phỏng vấn các nhân viên y tế tại 75 TYT xã,  chúng  tôi nhận  thấy công  tác quản  lý NVYTTB  vừa  có  những  thuận  lợi  nhưng  cũng  có  nhiều  khó khăn. Thuận lợi đầu tiên là TYT luôn nhận  được sự quan  tâm của Ủy Ban nhân dân  trong  việc quản  lý NVYTTB  thông qua  các buổi họp  giao ban, giám  sát  của  cán bộ quản  lý Ủy Ban  nhân dân. Tuy nhiên  trong  quá  trình  làm  việc  cùng  với NVYTTB, TYT  cũng  gặp một  số  khó  khăn như một số NVYTTB không nhiệt tình với  công việc vì lo kiếm sống, số khác phải đi làm ăn  xa nên TYT  xã không  thể giám  sát hoạt  động,  không thể liên lạc với NVYTTB khi cần họp giao  ban. Mặc dù  có khó khăn, nhưng  theo  đa  số ý  kiến  của  nhân  viên  TYT  thì  hoạt  động  của  NVYTTB nhìn chung được quản lý tốt, mang lại  hiệu quả cao trong công việc.  Khi được hỏi về chế độ dành cho NVYTTB,  hầu hết (> 95%) cán bộ nhân viên đều cho rằng  chế độ đãi ngộ cho NVYTTB còn rất thấp, không  thể tạo động lực cho NVYTTB gắn bó lâu dài với  công tác y tế thôn bản. Chính từ bất cập này, một  số  đề  nghị  từ  phía  cán  bộ  nhân  viên  là  chính  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 744 quyền nên  tăng phụ cấp cho NVYTTB, cấp  thẻ  bảo hiểm y tế miễn phí cho NVYTTB từ đó giúp  NVYTTB có thể an tâm công tác.   Đối với hoạt động tập huấn cho NVYTTB, đa  số  cán bộ đều  thừa nhận mặc dù  công  tác  tập  huấn vẫn được  tổ chức hàng năm, nhưng chưa  đồng bộ, thống nhất trên địa bàn toàn huyện. Từ  thực tế này nhiều cán bộ nhân viên đề xuất nên  tập huấn cho NVYTTB thường xuyên hơn.  KẾT LUẬN  Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thực hiện các hoạt  động  theo  Thông  Tư  39/2010/TT‐BYT  của  NVYTTB  đều  khá  cao,  tuy  nhiên một  số  hoạt  động có tỷ  lệ thực hiện thấp bao gồm tham gia  giám sát chất lượng nguồn nước, tham gia giám  sát công trình vệ sinh nơi công cộng (tỷ  lệ thực  hiện 36% và 49,3%), hoạt động hỗ trợ đẻ thường  và xử trí đẻ rơi (tỷ lệ thực hiện 5,3% và 2,7%).  Khi phân tích mối liên quan giữa các yếu tố  khảo  sát  và  việc  thực  hiện  hoạt  động  của  NVYTTB,  chúng  tôi nhận  thấy  các yếu  tố phụ  cấp nghề, thời gian lãnh phụ cấp, thời gian TYT  xã giám sát, số ngày làm việc có mối liên quan có  ý  nghĩa  thống  kê  với  một  số  hoạt  động  của  NVYTTB. Kết quả này cho thấy đây là các yếu tố  có thể ảnh hưởng đến hoạt động của NVYTTB vì  vậy cán bộ quản  lý cần phải quan  tâm và điều  chỉnh  sao  cho  phù  hợp  với  hoạt  động  tại  địa  phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của  NVYTTB trong thời gian sắp tới.   KIẾN NGHỊ  Thông  qua  kết  quả  nghiên  cứu,  chúng  tôi  kiến nghị  các TYT xã  tiếp  tục duy  trì hiệu quả  của  các  hoạt  động  tuyên  truyền,  giáo  dục  sức  khoẻ của NVYTTB vì kết quả khảo sát cho thấy  100% NVYTTB  đều  thực hiện  đầy  đủ  các hoạt  động  này.  Ngoài  ra  TYT  nên  phân  công  NVYTTB thực hiện các hoạt động giám sát chất  lượng nguồn nước, giám  sát  các  công  trình vệ  sinh  nơi  công  cộng.Về  thời  gian  giao  ban  và  giám sát hoạt động NVYTTB, TYT và Trung tâm  Y  tế huyện  cần  đánh giá, xem xét về  thời gian  giám sát và giao ban cụ thể cho từng hoạt động  của NVYTTB vì thời gian giám sát là một yếu tố  ảnh hưởng  đến  nhiều  hoạt  động  trong  nghiên  cứu này.  Đối với các cấp chính quyền chức năng nên  xem xét thay thế hoạt động hỗ trợ đẻ thường cho  sản phụ và xử trí đẻ rơi của NVYTTB bằng các  hoạt  động khác phù hợp hơn với  tình hình  tại  địa phương. Ngoài ra chúng tôi cũng kiến nghị  UBND  xã  ngoài  phụ  cấp  hàng  tháng  mà  NVYTTB được nhận nên có một nguồn kinh phí  hỗ  trợ  thêm dành  cho NVYTTB nhằm  khuyến  khích, tạo động lực hoạt động đối với NVYTTB  Đối với Trung tâm Y tế huyện Châu Thành,  cần  trang  bị  đầy  đủ  túi  y  tế  thôn  bản  cho  NVYTTB nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt  động  sơ  cấp  cứu  của  NVYTTB  trên  địa  bàn  huyện. Bên cạnh  đó, Trung  tâm Y  tế huyện và  TYT cần tăng cường công tác tập huấn kiến thức  cho NVYTTB ít nhất 3 lần/năm.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ban Chính Trị Trung Ương  (2002).  ʺChỉ  thị số 06‐CT/TƯ về  củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sởʺ. Hà Nội. Tr. 2‐5  2. Bhattacharyya  K,  Winch  P,  LeBan  K,  Tien  M  (2001).  Community health worker incentives and disincentives: how  they  affect  motivation,  retention  and  sustainabilityʺ.  Arlington, Virginia, BASICS/USAID, 34‐36.  3. Bộ Y Tế (2010) ʺThông Tư Quy Định Tiêu Chuẩn, Chức Năng,  Nhiệm Vụ Của Nhân Viên Y Tế Thôn, Bảnʺ. Hà Nội. Tr. 2‐4.  4. Bộ Y Tế (2011) ʺBộ Tiêu Chí Quốc Gia Về Y Tế Xã Giai Đoạn  2011‐2020ʺ. Hà Nội. Tr. 4‐7.  5. Charles H, Charles N. Chapter 71. Health Workers: Building  and Motivating  the Workforce. Disease Control Priorities  in  Developing Countries. 2nd edition, 78‐98  6. Chính Phủ (1996) ʺNghị quyết của Chính Phủ về 37/CP ngày  20 tháng 6 năm 1996 về định hướng chiến lược công tác chăm  sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996‐2000ʺ.  Hà Nội. Tr. 2‐3.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  745 7. Điện  Biên  Phủ  Online  (2011),  Nỗi  niềm  y  tế  thôn  bản,  ‐ t%E1%BA%BF/n%E1%BB%97i‐ni%E1%BB%81m‐y‐ t%E1%BA%BF‐th%C3%B4n‐b%E1%BA%A3n. Truy cập ngày  12/5/2013.  8. Rơ Mah Huân (2008) Đánh giá thực hiện chức năng nhiệm vụ  của y  tế  thôn, bản  tại huyện Lương Tài,  tỉnh Bắc Ninh năm  2008. Luận văn tốt nghiệp cao học y tế công cộng, Đại học Y tế  công cộng Hà Nội, 56‐76.  9. Trần Huy Dương  (2001) Nghiên  cứu  thực  trạng  tổ  chức và  hoạt động của mạng  lưới y tế thôn huyện Tiên Du‐tỉnh Bắc  Ninhʺ. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế  công cộng, Hà Nội. Tr. 34‐36.  Ngày nhận bài báo:       23/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   3/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_nhan_vien_y.pdf
Tài liệu liên quan