Thực trạng hoạt động và phát triển tại Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội

Trước ngưỡng của thế kỷ 21, trong gian đoạn quan hệ kinh tế có xu hướng quốc tế hoá đồng thời chung ta sắp gia nhập AFTA và WTO, và cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực đang có những ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Công ty cũng đang phải đối mặt với những thử thách lớn đòi hỏi phải tĩnh táo mới vượt được qua, thì phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới là: 1. Tiếp tục đổi mới thiết bị, công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 để tiếp tục duy trì và mở rông thị trường sản phẩm động cơ điện thông dụng, đặc biệt quan tâm mở rộng thị trường phia Nam. tạo điều kiện vươn ra thị trường quốc tế. 2. Đầu tư nghiên cứu thiết kế, công nghệ chế tạo động cơ cao áp công suất lớn thay thế hàng nhập khẩu. 3. Tìm đối tác nước ngoài hợp tác sản xuát sản phẩm điện dân dụng hiệu quả hơn nguồn vốn và quỹ đất hiện có, nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm của Công ty 4. Từng bước bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của công nhân để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khi chuyển đổi công nghệ, thiết bị mới, cũng như hệ thống quản lý chất lượng mới.

doc21 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động và phát triển tại Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I-/ Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty chế tạo điện cơ hà nội 1-/ Quá trình hình thành và phát triễn. Công ty chế tạo Điên cơ -tiền thân là Nhà máy Chế tạo Điện cơ - được thành lập ngày15 tháng 1 năm 1961 tư ba cơ sở : - Xưởng trường kỹ thuật I - Xương Đồ điện của tập đoàn Thống nhất Miền nam - Xưởng công ty hợp doanh tự lực Sát nhập lại tại địa điểm 22 Ngô Quyền - Hà Nội, với sản phẩm chính là máy động cơ điện dùng cho máy công- nông nghiệp, máy phát điện. Đây là nhà máy Chế tạo thiết bị kỷ thuật đầu tiền ở Nước ta. Ngày đầu thành lập chỉ có 481 công nhân viên, trong đó chỉ vẻn vẹn có 1 kỷ sư, 2 tài chính kế toán viên ; diện tích nhà làm việc, sản xuất chỉ tập trung tại địa điểm 22 Ngô Quyền, thiết bị sản xuất tập trung ttừ ba cơ sở lại, phần lớn máy móc củ kỷ từ thời Pháp để lại và một số thiết bị tự sản xuất, nói chung là khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất máy điện, trong khi đó nhiện vụ của nhà máy là sản xuất các loại máy điện từ 4,5 Kw trở xuống. Nhưng với sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên nên năm đầu tiên Nhà máy đả sản xuất được 4000 động cơ, một kết quả đánh dấu thành tựa đầu tiên trong sản xuất của Công ty. Kể từ ngày thành lập, với sự phấn đấu và quyết tâm cao độ của cán bộ công nhân viên Công ty đồng thời được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Bộ chủ quản - Bộ Công nghiệp, Công ty Chế tạo điện cơ đã từng bước mở rộng và phát triển sản xuất một cách vững chằc. Quá trình này có thể điểm qua các mốc như sau: -Năm 1963 Công ty tiếp nhận địa điểm trường Kỷ thaạut I ở 44B Lý Thường Kiệt, và địa điểm này trở thành cơ sở sản xuất chính của Công ty cho đến năm 1995. -Năm 1967 Phân xưởng khí cụ điện chuyên sản xuất các mặt hàng đồ điện như khởi động từ, cầu dao, cầu chi,... tách riêng ra thành nha máy chế tạo Khí cụ điện I (tên giao dịch VINAKIP ) ở Sơn tây ngày nay. -Năm 1968 Công ty tiếp nhận thêm phân xưởng Dúc gang A5 của Nhà máy Công cụ số I ở Đông ngạc, huyện Từ liêm, Hà nội và là phân xưởng Đúc gang ngày nay của Công ty. -Năm 1977Công ty tiếp nhận công trĩnhây dựng Nhà máy đọng cơ điện Việt - Hung, tổ chức thành xưởng của Công ty. Trong những năm tiếp theo đó, Công ty không ngưng cải tạo, mở rộng thêm các phân xưởng cơ khí 1, phân xưởng cơ khí 2, Đúc gang A5, nhà làm việc ba từng và sửa chửa, cải tạo các nhà xưởng cũ, trang bị các hệ thống Palăng,cầu trục để có thể sản xuất các loại máy lớn. Nhiều thiết bị mới được bổ sung tăng cường như hệ thống dập, máy gia công cơ khí,. . . Ngoài ra Công ty còn phát triển nhà ở cho cán bộ công nhân viên :làm thêm được nhà ở 11 Vọng Dức, nhà 4 tầng và nhà 1 tầng ở 221 Tôn Đức Thắng -Năm 1989-1990, do toàn nghanh cơ khí nói chung gặp khó khăn, sản xuất đình trệ và có xu hướng giảm sút, nên Công ty đã tổ chức sản xuất thêm các loại hàng phụ như quạt bàn 32W, chấn lưu đèn ống,. . . đến năm 1993-1994 thi bỏ sản xuất phụ tập trung vào sản xuất chính là đọng cơ điện các loại. -Năm 1994do nhu cầu mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hàng liên doanh với nước ngoài trên diện tích mặt bằng ở 44BLý Thường Kiệt - Hà nộinhằm xây dựng một quần thể văn phòng cho thuê. Do đó từ tháng ba năm 1995toàn bộ các bộ phận của Công ty trên địa điểm này dần dần được di chuyển đến địa điểm mới lở xã Phú diển-huyện Từ liêm - Hà nội, với tổng diện tích khoảng 40900m2 theo chủ trương vừa sản xuất, vừa xây dựng. Đến cuối năm 1997 việc di chuyển cơ bản đã hoàn tất, các bộ phận của Công ty đã đi vào sản xuất bình thường. -Ngày 15 tháng 1 năm 1996, để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, Nhà máy Chế tạo Điện cơ đã được đổi tên thành Công ty Chế tạo Điện cơ ngày nay, tên giao dịch quốc tế là CTAMAD đóng trụ sở chính ở địa điểm 49B Lý Thường Kiệt với hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất kinh doanh thiết bị điện và kinh doanh khách sạn, văn phòng cho thuê (Liên doanh với tập đoàn SAS của Thái Lan ) -Tháng 6 năm 1998, trụ sở chính của Công ty được chuyển về địa điểm 41 Hai Bà Trưng – Hà Nội, đánh dấu bước khởi đầu cho sản xuất kinh doanh ổn định của Công ty, chấm dứt giai đoạn di chuyển. Tuy có một vài thay đổi trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nhưnh mặt hàng chính của Công ty vẫn là động cơ điện, máy phát điện, thiết bị điện dân dụng và dịch vụ sửa chữa. Hiện nay cơ sở của Công ty được bố trí tại các địa điểm sau : Trụ sở Công ty đặt tại 41 Hai Bà Trưng Hà Nội gồm có : Giám đốc, các Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính – Kế toán và cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Cơ sở 2 tại xã Đông ngạc –Từ liêm –Hà Nội gồm có phân xương đúc gang A5 Cở sở 3 tại xã Phú diễn -Từ liêm -Hà nội. Gồm có : Phó giám đốc phụ trách sản xuất, các Phòng kỹ thuật, Phòng Chất lượng sản phẩm, Phòng Tổ chức và các phân xưởng : Cơ khí, Lắp ráp, Cơ điện, Đúc dập. Như vậy cho đến nay với gần 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã có những thay dổi đáng kể nhưng đó là một tất yếu khách quan phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và với điều kiện sản xuất kinh doanh mới. 2-/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy 2.1 - Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Công ty chế tạo điện cơ là thành viên của Tổng công ty thiết bị điện trực thuộc bộ Công nghiệp. Hiện nay Công ty có 2 lĩnh vực hoạt động chủ yếu : Sản xuất kinh doanh máy điện, thiết bị điện và các dịch vụ liên quan. Kinh doanh khách sạn và văn phòng cho thuê Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất và cung cấp cho thị trường sản phấm động cơ điện, máy phát điện các loại, và các dịch vụ sửa chữa các thiết bị điện. 2.2 - Quyền hạn chủ yếu của Công ty Công ty là một tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh doanh độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng Công thương, được sử dụng con dấu riêng. Công ty được quyền liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Công ty được quyền cho thuê, nhượng bán những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất, việc nhượng bán những tài sản cố định thuộc ngân sách của Nhà nước phải báo cáo với cơ quan chủ quản cấp trên Công ty được quyền hoàn thiên cơ cấu tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty được quyền mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán các sản phẩm của Công ty, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh máy điện thiết bị điện 2.3 - Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Chế tạo Điện cơ Hà nội hiện nay có 549 người, trong đó có 2 người có trình độ trên đại học, 75 người có trình độ trên đại học, 27 người là nhân viên kỹ thuật, 458 người là công nhân trong đó là thợ bậc 5 trở lên 2. 4 Nhiệm vụ các phân xưởng và Phòng chức năng. Giám đốc : Quản lý và điều hành chung vế mọi mặt của công ty Phó giám đốc phụ trách sản xuất : Trực tiếp điều hành các phân xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về vấn đề đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng kế hoạch Các phòng ban Phòng kinh doanh : + Lập và giao kế hoạch sản xuất, tổ chức điều độ sản xuất theo đúng tiến độ + Cung cấp vật tư, dụng cụ, bán thành phẩm cho các phân xưởng, các phòng ban + Lập và thực hiện kế hoạch tiêu thụ san phẩm + Quản lý hệ thống kho tàng và tổ chức vận chuyện + xác nhận khối lượng công việc hoàn thành trong tháng + Quản lý hệ thống đại lý + Ký kết các hợp đồng mua bán và tiêu thụ + Tham gia lập các dự án : mời thầu và dự thầu Phòng Tổ chức + Quản lý nhân sự, chế độ, tổ chức,chính sách +Thiết lập định mức lao động +Quản lý lương, khen thưởng, kỷ luật +Tuyển dụng, đào tạo lao động +Quan hệ với chính quyền địa phương và các nghành liên quan +Quản lý các mặt bảo vệ,an toàn, vệ sinh, môi trường. - Phòng Kỷ thuật +Thiết kế mới, cải tiến sản phẩm +Theo giỏi, thử nghiệm chất lượng sản phẩm mới +Quản lý công nghệ sản xuất sản phẩm +Quản lý và thiết kế khuôn mẩu, đồ gá +Quản lý hệ thống bản vẽ, tài liệu kỷ thuật +lập các dự án dự thầu các công trình -Phòng Tài chính - Kế toán + Quản lý các nguồn vốn + Hạch toán thu - chi +Tổ chức các hoạt động phân tích các hoạt động kinhn doanh +Tổ chức theo dõi các luông tiền vào ra trong Công ty Phòng chất lượng sẩn phẩm +Quản lý chất lượng sẩn phẩm sản xuất ra, ngăn ngừa sản phẩm sai hỏng +Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm +Đăng ký các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với Nhà nước +Ban hành các chính sách chất lượng sản phẩm -Phòng Đầu tư-Phát triển +Lập các dự án đàu tư chiều sâu, phát triển lâu dài +Đề xuất các phương án cải tạo mặt bằng,nhà xưởng, Sửa chửa các cong trình kiến trúc thuộc Doanh nghiệp *Các Phân xưởng -Phân xưởng Cơ điện +Quản lý thiết bị sản xuất +Đảm trách việc cung cấpnăng lượng điện nước, khí nén cho toàn Công ty +Thực hiện các dịch vụ sửa chửa các thiết bị điện -Phân xưởng Đúc dập +Dập các lá tôn Stato, rôto +ép các lỏi tôn Stato,Rôto;đúc nhôm rôto +Tạp các bán thành phẩm gò hàn -Phân xưởng Đúc gang +Sản xuất thân động cơ điện,thép rèn +Chế tạo các phụ kiện bằng gỗ -Phân xưởng Cơ khí +Gia công cơ khí:phay bào tiện (trục động cơ,rôto,thân nắp động cơ lớn...) -Phân xương Lắp rắp +Thực hiện các bước cộng nghệ điện:quấn dây lồng dây,đấu dây, tẩm day +Sơn bảo vệ trang trí các loại sản phẩm +lắp rắp hoàn chỉnh các loại sản phẩm Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty chế tạo điện cơ hà nội giám đốc Phó giám đốc phụ trách sản xuất PX cơ điện PX đúc dập PX đúc gang PX cơ khí PX lắp ráp Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng chất lượng sản phẩm Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức Phòng đầu tư phát triển Như vậy hiện nay bộ máy của công ty tương đối gọn nhẹ và hoàn hảo,các bộ phận dưới sự lãnh đạo tập trungcủa Giám đốc đều có chúc năng rỏ ràng, giữa các bộ phận đều có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, hoạt động nhịp nhành ăn khớp, tạo thành một khối thống nhất. 3-/ Những thành quả đặt được của Công ty qua quá trình phát triển Trong gần 40 năm qua, cán bộ công nhân viên Công ty Chế tạo Điện cơ luôn nên cao tinh thần trách nhiệm, tự lực tự cương, khắc phục mọi khó khăn,phấn đấu năm nào cũng hoàn thanh vượt mức kế hoạch sản xuất được giao. Trong gian đoạn năm 1961-1990 Công ty đã cung cấp cho nền kinh tế Quốc dân :188877 động cơ không đồng bộ xoay chiêu ba pha công suất từ 0. 125Kw đến 200Kw, điện áp 380V có năm loại động cơ tốc độ 600, 750,1000,1500, 3000 vòng/phút, các laọi động cơ điều chỉnh tốc độ vô cấp, động cơ nhiếu tốc độ, động cơ xuất khẩu, máy phát và tổ máy phát điện các loại lớn nhất là 480KVA chế tạo được 73273 quạt trần Ba Đình, quạt bàn 32W, quạt chống nóng, quạt tàu hoả, dã chế thử thanh công các loại biến thế :biến thế treo 25KVA, 50KVA ; biến thế 10A,50A, chấn lưu đèn ống, động cơ ly hợp có diêu tốc cho nhà máy dệt,. Sửa chữa, khôi phục hoạt động cho nhiều động cơ máy phát hỏng. Trong những năm Đế quốc Mỹ đánh phá ra Miền Bắc, theo yêu cầu của Bộ Cơ khí luyện kim lúc đó, Công ty đã sản xuất một số thiết bị như máy phát thông tin, phục vụ cho Quốc phòng góp phần đánh thắng Đế quốc Mỹ. Trong những loại sản phẩm của Công ty có 2 loại sản phẩm đặt chất lượng cấp cao được Nhà nước công nhận là đopọng cơ điện 0. 75Kw 1500vòng/phút và quạt trần Ba Đình. Trước những năm 1989, Công ty sản xuất theo kế hoạch trên giao, sản phẩm làm ra được bán theo giá chỉ đạo của Nhà nước, không phải lo tìm việc làm nơi tiêu thụ. Nhưng năm 1989 đến nay, THực hiện Nghị quyết VI của ban chấp hành Trung ương Đảng về việc xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chuyển sang bước ngoặt mới theo cơ chế thị trường, tự chủ hoạt động san r xuất kinh doanh, hoạch toán lỗ lãi, lời ăn lỗ chụi. Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh, tự tiếp cận nắm bắt nhu cầu thị trường để xác định kế hoạch sản xuất, giá bán phải được thị trường chấp nhận. Trong khi đó có thời kỳ giá cả vật tư tăng vọt rất cao so với giá bán của thành phẩm làm cho giá trị đồng vốn hoạt động fgiảm xuống, không những thế vốn vay còn bị thu lại, và vay cũng khó khăn hơn. Chất lượng sản phẩm khách hàng cũng yêu cầu cao hơn trước, chất lượng sản phẩm phải cân băng với gia bán của nó, khác với thời kỳ bao cấp chất lượng chưa tốt vâvx có thể bán được. Trước những khó khăn đó, cán bộ công nhân viên đã phát huy tinh thân nổ lực, tự chủ khắc phục khó khăn nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, nắm bắt nhu cầu thị trường, xuất định kế hoạch sản xuất, tạo việc làm và đảm bảo thu nhập, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên. Có thời kỳ nhiều việc có cán bộ công nhân viên phải đi làm hai ca liên tục, có nhữnh phân xưởng phải làm liên tục không có ngày chủ nhật . Những nổ lực cố gắng của Công ty đã được đền đắp xứng đáng bằng những kết quả sản xuất kinh doanh tốt đẹp vá luôn có chiều hướng phát triển đi lên. Một số chỉ tiêu đạt được của Công ty so sánh năm 1990 với năm Công ty mới thành lập(1961) như sau: stt Tên các chỉ tiêu Thực hiện 1961 thực hiện 1990 Tăng, giảm 1 Sản lượng sản phẩm chính (Động cơ điện các loại) 7500( chiếc) 11000(chiếc) 23500(chiếc) 2 Doanh thu (triệu đồng) 11200 18300 36500 3 Lao động (người) 890 560 550 4 Diện tích nhà xưởng 8500 8500 11600 Từ các số liệu trên có thể rút ra một số nhận xét về quá trình phát triển củaCông ty: -Công ty đã luôn phát triển một cách vững chắc qua các thời ký, thể hiện ở sản lượng và doanh thu của Công ty tăng lên đáng kể qua các thời kỳ, đặc biệt là các năm gần đây (sản lượng năm 1986 đến năm 1993 tăng 1,63 lần, từ năm 1993 đến năm 1997 tăng 2 lần) -Sản lượng và doanh thu tăng trong khi đó số lượng lao động qua các năm ngày càng giảm chứng tỏ năng suất lao động và chất lượng lao động ngày càng tăng. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Công ty còn có những vấn đề tồn tại cần phải xem xét giải quyết như:sản xuất chưa được tập trung, máy móc thiết bị chưa được đầu tư mới hoàn toàn, chủ yếu là may vạn năng, máy chuyên dùng còn ít ;đội ngủ cán bộ có trình độ quản lý, mảketing còn thiếu ;địa điểm phân tán nên liên lạc giữa các phòng ban và nơi sản xuất con sf chưa chặt chẻ 4-/ Đặc điểm kinh tế kỷ thuật của Công ty 4.1 - Sản phẩm và thị trường * Sản phẩm Hiện nay sản phẩm chính của Công ty là động cơ điện các loại, bao gồm : -Động cơ một pha : công suất tư 125W đến 2. 2KW, tốc độ 1500và 3000 vòng/phút -Động cơ ba pha :công suất từ 0. 120KW đến 1000KW , với các tốc độ quay 600,750,1000,1500 và 3000vòng/phút Số lượng tập trung chủ yếu vào các loại động cơ một pha và ba pha công suất dưới 100KW, các loại động cơ trên 100Kwchir đựoc sản xuất theo đơn đặt hàng. Ngoài ra Công ty còn sản xuất nhiều loại sản phẩm đặc biệt khác, chủ yếu theo đơn đặt hàng, như các loại quạt chống nóng, động cơ máy phát đặc biệt, các tủ bảng điện liên quan đến đóngm cắt và điều khiển động cơ điện. Động cơ điện của Công ty từ lâu đã được đông đảo bà con nông dân biết đến dưới cái tên :Động cơ của Điện cơ. Các đặc điểm chính của động cơ Điện cơ được người tiêu dùng ghi nhận la: -Hình thức đẹp, khoẻ. -Động cơ chạy bền. -Làm việc ổn định, tốn ít thời gian chăm sóc bảo dưỡng Chính bởi các ưu điểm trên mà động cơ điện cơ đã thực sự là một sản phẩm có uy tín trên thị trường. *Thị trường của Công ty: Những năm gần đây thị trường của Công ty liên tục được mở rộng, hiện nay đã trải khắc các tỉnh Miền Bắc và kéo dài tới Huế. Đến nay Công ty đã thâm nhập vào thị trường mièn Nam nhưng qui mô chưa lớn, ở thị trường mièn Bắc và mièn Trung, nếu năm 1995 thị phần của Công ty khoảng 38%, thì đến năm 1997 thị phần của Công ty khoảng 45%. Mục tiêu thời gian tới của Công tylà trải rộng thị trường của Công ty trên phạm vi cả nước và dẫn đầu thị phần động cơ điện Việt nam, tạo điều kiện vươn ra thị trường nước ngoài. Tình hình cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra hết sức gay gắt, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty gồm: -Công ty chế tạo máy điện Việt nam - Hung ga ri (miền Bắc):với các sản phẩm chính là động cơ điện công suất tới 100Kw. -Công ty chế tạo thiết bị điện 4 (miền Nam): trong danh mục sản phẩm có một số loại động cơ điện công suất nhỏ tới 7. 5Kw. 4.2 - Nguyên liệu : Đối với sản phẩm động cơ điện thì giá trị nguyên vậ liệu chiếm giá trị rất cao trong giá thành sản phẩm. Các nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm động cơ điện: -Thép lá silíc -Dây điện từ (dây đồng bọc men cách điện) -Nhôm -Thép trục C45 -Gang xám Các nguyên liệu lá thép silíc, dây điện từ, thép trục C45 là những nguyên liệu quí đắt tiền, hiện nay đều được nhập tư nước ngoài với chất lượng tốt, còn gang xám thì sử dụng gang luyện trong Nước. Một chi tiết rất quan trọng trong cấu tạo của động cơ điện đó là các vòng bi. Hiện tại các động cơ của Công ty đều được lắp bi SKF là vòng bi có uy tín nhất trên thế giới. 4.3 - Công nghệ, thiết bị. Tình hình công nghệ thiết bị hiện nay của Công ty hiện nay được đánh giá là ở mức trung bình tiên tiến. Ngoại trừ một số máy móc công cụ thé hệ cũ,hiện nay ở các khâu công nghệ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, Công ty đã đầu tư mua sắm nhiều thiết bị mới. * Gia công khuôn mẫu:trước đây các khuôn dập lá tôn đều được gia công bằng tay của người thợ. Từ năm 1994 Công ty đã đầu tư mua sắm công nghệ mới làm khuôn bằng máy cắt dây tia lửa điện, điều khiển bằng máy tính, đây là loại máy gia công tiên tiến, ứng dụng cộng nghệ hiện đại, có độ chính xác gia công rất cao, nâng cao năng suất, có thể thay thế cho 4 đén 5 tổ nguội. *Tẩm sấy: thời gian trước đây việc tẩm sấy bộ dây được thực hiện theo phương pháp tẩm nhúng, sấy trong lò sấy thủ công. Hiện nay dã được đầu tư một thiết bị tẩm sấy chân không hiện đại với dung lương buồng tẩm lớn, đảm bảo chất lượng tẩm sấy tốt, an toàn cho người lao động và môi trường. *Gia công cơ khí, dập :Công ty đã đầu tư mua nhiều thiết bị hiện đại của Đức, Nhật như : -Máy đo toạ độ -Máy phay điều khiển bằng chương trình -Máy dập thuỷ lực, máy dập khí nén. *Lắp rắp động cơ : Cũng được đầu tư mua mới hoặc chế tạo một loạt các thiết bị lắp ráp động cơ đạt chất lượng tốt : - Máy cân bằng động. -Thiết bị nung bi -Máy ép bi. *Thử nghiệm :Trước đây dùng phương phap thử đơn giản bằng đồng hồ(Am pe kế, Vôn kế. . . ) nay Công ty đã đầu tư mua thiết bị thử tổng hợp nhanh chóng chính xác chất lượng sản phẩm động cơ, Công ty đã mua một thiết bị thử hiện đại để thử tải động cơ tới 200Kw 4.4 - Lao động : Thời kỳ cao điểm lên tới 2000 người, nay đã được tinh giảm xuống còn 550 người, trong đó có 106 cán bộ kỷ thật, quản lý gồm các trình độ tiến sỉ, cao học, kỹ sư,cử nhân, cao đẳng. . . Số công nhân có tay nghề bậc 5 trở lên là chủ yếu. Tại Công ty hiện nay tập trung một số lớn cán bộ kỷ thuật cũng như các thợ đầu đàn của Nghành chế tạo máy điện Việt nam Đặc điểm chính của Công ty là một cơ sở của nghành gia công cơ khí, nhưng lại chế tạo máy điện, chinh vì vậy nên cơ cấu nghành nghề của Công ty là khá phức tạp. Về cán bộ, kỷ thật thi có các kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và cả các kỹ sư hoá chất, kỹ sư động lực(máy nổ, ôtô ). Về công nhân lao động thì có nhiều loại ngành nghề khác nhau từ tiện, nguội, phay, bào cho tới lồng dây, đấu dây, quấn dây động cơ điện. Nét nổi bật của đội ngũ lao động công ty là tinh thần hăng say lao động, chủ động sáng tạo trong công việc. ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng suất lao động cao. * Về vốn Tổng vốn sản xuất của Công ty khoảng hơn 100 tỷ đồng, tuy chưa phải là lớn so với thực tế hiện nay ở nhiều doanh nghiệp khác, nhưng phần vốn chủ lại chiếm tỷ trọng chủ yếu chứng tỏ một tình hình tài chính lành mạnh ở Công ty. Đó là điều thiết yếu để đảm bảo kết quả kinh doanh tốtt đẹp. Tổ chức sản xuất và quản lý: Thời gian đầu thành lập,trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bộ máy của Công ty tương đối cồng kềnh gồm đầy đủ các ban bệ :Giám đốc, các Phó giám đốc (có lúc lên tới 6 người )có nhiều phòng ban phân xưởng như :Tổ chức, Lao động tiền lương,Thiết kế, Tài vụ, Cơ điện, Vật tư, Công nghệ, Kế hoạch, KCS, Bảo vệ, Ytế. . . Sau đó các đầu mối dần dần được rút bớt, cho đến nay cơ cấu tổ chức đã được tinh giảm nhiều đảm bảo tinh linh hoạt và các ứng phó kịp thơì với các tình huống xẩy ra trong sản xuất kinh doanh. II-/ Khái quát kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong 5 năm gần đây. Những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đều có những biểu hiện tốt. Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ và doanh thu hàng năm đều hoàn thành kế hoạch được giao và có sự tăng trưởng khá, do đó đời sống của cán bộ công nhân viên bình quân một người trên 1triệu đồng/tháng thuộc vào loại cao trong ngành. Công nhân của Công ty đều được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ và trang thiết an toàn lao động có xe đưa đón Công nhân đến nơi làm việc. Kết quả kinh doanh tương đối khả quan. Tư năm 1995 đến nay sản lượng bán động cơ của Công ty liên tục gia tăng với tốc độ bình quân khoảng 15%/năm. Năm 1995 sản lượng bán động cơ điện là 15715 cái, năm 1996 là 18226 cái đến năm 1997 tăng lên là 21740 cái, năm 1998 là năm 1999 là Tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả kinh cao là biểu hiện chứng tỏ sự thành công của Công ty trong những năm qua. Các chỉ tiêu tài chính đều thuộc loại cao như: Tỷ suất lợi nhuận đứng thứ hai trong Tổng công ty, thứ gần 20 trong các doanh nghiệp ở Hà nội ; vòng quay vốn khoảng 3. 2 đến 4 vòng/năm ; vòng quay hàng tồn kho khoảng 6 đến 7 vòng/năm ;Tốc độ tăng doanh thu giai đoạn từ 1995 đến năm1999 bình quân 16% năm ; Thu nhập bình quân đầu người khoảng 22%/năm. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất 5 năm gần đây thể hiện qua bảng stt Tên chỉ tiêu dvt 1996 1997 1998 1999 2000 1 Giá trị tông sản lượng triệu 28000 36000 42000 40000 dự kiến 43000 2 Doanh thu triệu 28600 36500 40000 38000 43000 3 Lợi nhuận triệu 600 880 950 1700 2000 4 Thu nhập bình quân 1000 950 1100 1350 1200 1300 5 Nộp Nhà nước 840 1040 1100 1200 1300 1350 7 Tỷ suất lợi nhuận 1. 07 1. 53 1. 61 1. 63 1. 65 III-/ Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 1-/ Môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế. Thực hiện chiến lược công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triễn nghánh cơ khí nói chung va nghành chế tạo thiết bị nói riêng. Trong thời gian gần đây. Chính phủ đang thực hiện chủ trương cấm hoạc hạn chế nhập khẩu mặt hàng động cơ điện công suất nhỏ dưới 22Kw và giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất động cơ điện. Về kinh tế, Trong các năm qua cho tới 1999, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tương đối ổn định,lạm phát ngày càng được hạn chế và ngày càng có xu hướng giảm xuống. Bắt đầu từ năm 1997 do tác đô ngj của cuộc khủng hoảng tai chính-tiền tệ trong khu vực cững như xu hướng chung của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũng chịu những ảnh hưởng nhất định. Tốc độ phát triễn kinh tế chững lại, súc mua của người tiêu dùng giảm sút, tỷ giá hối đoái thay đổi nhanh chóng gây nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Về nông nghiệp, tuy trong mấy năm qua Nước ta có nhiều thiên tai do có nhiều biến động bất thương của thời tiết, như hạn hán,lũ lụt nhưng sản lượng lương thực vẫn tiếp tục tăng ở mức tương đôi9s cao. Thêm vào đó Chính phủ lại có những chủ trương chinhhs sách kịp thời trợ giá thu mua lương thực và tăng hạn nghạch xuất khẩu gạo nên đã tạo điều kiện tăng thu nhập và sức mua của người nông dân. 2-/ Thị trường động cơ Việt nam. Ngành sản xuất động cơ điện ở Nước ta hình thành từ lâu nhưng chỉ thực sự khởi sắc từ năm 1990 oor lại đây. Nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng sản xuất động cơ điện là do sự phát triễn của thi trường, do vai trò quan trọn của nó đối với những nghàng mà nó phục vụ, thuận lợi do nó đen lại, sự phát triễn mạnh mẽ của những sản phẩm bố sung với nó (máy bơm điện, máy tuốt lúa, máy xay xát...) và sự cải tiến chất lượng mẩu mã sản phẩm. Những năm gần đây, tốc độ phát triễn sản xuất và tốc độ tiêu thụ động cơ điện tăng khá nhanh cả về số lượng lẫn châts lượng. Có nhiều nhà sản xuất động cơ điện nhưng chủ yếu lá nhỏ lẻ và phân tán. Bên cạnh những sản phẩm do trong nước sản xuất, những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài (có cả nhập lậu), cũng xuất hiện khá nhiều, tập trung ở thị trường Miền nam với mẩu mã đẹp, giá cả thấp tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ và gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước khi thâm nhập thị trường này. Sản lượng động cơ điện tăng liên tục và khá nhanh từ 10596 cái năm 1990, đến 28798 cái năm 1994 và 54835 cái năm 1999 3-/ Khuynh hướng tiêu thụ. Đối với sản phẩm động cơ điện có thể thấy một số khuynh hướng tiêu thụ cơ bản sau : 3.1 - Khuynh hướng tiêu thụ theo vùng địa lý: Phần lớn động cơ điện được tiêu thụ tại các khu vực nông thôn, tập trung nhiêu nhất ở vùng trông nhiêu lúa. Có từ 80 đê ns 90% sản lượng dược bán ở khu vực nông thôn, nơi hiện nay có khoảng 80% dân số sinh sống, cơ bản là do mục đích phục vụ của loại sản phẩm này phù hợp với những vùng mà sản xuất nông nghiệp và chế biến gạo phát triễn. 3. 2 Khuynh hướng tiêu thụ theo thời vụ: Đặc điểm canh tác theo thời vụ của nông nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về động cơ điên. sức tiêu thụ thương tập trung mạnh nhất vào khoảng tháng 3, tháng 4 (vụ đông xuân); tháng 6, tháng 7 (vụ hè thu) và tháng 9 tháng 10 (vụ mùa). Đây là những thời điểm mà các vùng nông thôn bắt đầu thu hoạch lúa và các cơ sở chế biến gạo bắt đầu hoạt động mạnh. 3.3 - Khuynh hướng lựa chọn nhãn hiệu : Khuynh hướng này xuất phát từ đặc điểm của người tiêu dùng và sự quen biết đối với nhãn hiệu. Với thị trương Miền bắc và thị trương Miền trung, Sản phẩm trong nước chiếm ưu thế, Nhưng với thị trường miền Nam sản phẩm nước ngoài lại chiếm ưu thế. 4-/ Đặc điểm khách hàng Đối với sản phẩm động cơ điện có thể nổi lên hai dạng khách hàng: Khách hàng nông dân với sản xuất nhỏ có thu nhập thấp nhưng chiếm tỷ trọng cao (khoảng 80-90%) trong sản lượng tiêu thụ, rất nhạy cảm về giá, sự hiểu biết về sản phẩm thấp ; loại kia là khánh hàng doanh nghiệp, tổ chức chiếm tỷ trọng thấp, ít nhạy cảm về giá nhưng lại nhạy cảm về chất lượng và phương thức phục vụ do có trình độ hiểu biết cao và có chuyên môn. 5-/ Sự cạnh tranh trên thị trường động cơ Việt nam. Cạnh tranh trên thị trường động cơ điện ngày càng mạnh mẽ khi mà khả năng xuất khẩu gạo ở Nước ta ngày càng gia tăng và sự xuất hiện của các nhà máy Ximăng, mía đường, hoá chất cán thép,... ngày càng nhiều và tiến triễn mạnh. Quan sát sự thay đổi giá, thay đổi phương thức phục vụ và hình thức khuyến mại sẽ dễ dàng nhận thấy cuộc chiến đang đi vào hồi căng thẳng, đặc biệt là sau khi chính phủ giảm thuế đối với các loại động cơ điện công suất trên 3KW sản xuáat trong nước và các nhà sản xuất trong nước bắt đầu vươn tới thị trường miền Nam, một thị trường đầy tiềm năng với sự chiếm chỗ của các sản phẩm nước ngoài. các nhà sản xuất đều tiến hành các hoạt động marketing với nỗ lực giành được thiện cảm và sự trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm của mình. Điều đó dãn đến thị trường động cơ Việt nam diễn ra cuộc tranh ác liệt của các dối thủ với những tham vọng chiếm lĩnh thị phần lớn ở lĩnh vực này. 6-/ Phân tích đối thủ cạnh tranh của Công ty Chế tạo Điện cơ. Cạnh tranh với sản phẩm của Công ty gồm cả sản phẩm trong nước và sản phẩm nước ngoài. Lợi thế của sản phẩm nhập ngoại là giá hạ, mẫu mã đẹp, nhưng từ khi chính phủ cấm nhập khẩu các loại động cơ điện công suất trên 3KW thì đối thủ cạnh tranh của công ty là nhưng sản xuất hiện tại đang nắm thị phần quan trọng hay đang có xu hướng gia tăng thị phần trong vài năm tới. Ngoài ra, họ còn có vị trí quan trọng trong việc nhận thức nhãn hiệu đối với khách hàng. Hiện nay đối thủ cạnh tranh chính của Công ty Chế tạo Máy điện Việt nam- Hungga ri (gọi tắt là Việt Hung). Việt- Hung ra đời năm 1978, lúc đầu là một phân xưởng sane xuất của Chế tạo Điện cơ, đến 1979 thì tách ra thành nhà máy riêng, Việy- Hung sản xuất các sane phẩm chính là các loại động cơ điện và thiết bị điện công nghiệp và dân dụng với công suất thiết kế ban đầu là 15 nghìn động cơ từ 0,1kw đến 40kw. 6.1 - Năng lực kinh doanh của Việt Hung. Sản xuất : thời kỳ bao cấp năm cao nhất cung chỉ sản xuất được 7800 động cơ bằng 52%công suất thiết kế. Năm 1996 sản xuất được 13000 động cơ, gấp 3 lần năm 1991 đạt 87% công suất thiết kế. Công nghệ : Các loại động cơ của Việt Hung đều qua cân bằng động, tẩm sấy chân không, sấy tuần hoàn và trước khi xuất xưởng mọi thông số kỹ thuật được kiểm tra kỹ bằng những thiết bị hiện đại. Nhằm giảm bớt chi phí và chủ động trong sản xuất kinh doanh, được sự hỗ trợ gần nửa tỉ đồng của bộ khoa học - Công nghệ và Môi trường, Việt Hung còn tự chế tạo được các thiết bị lốc tôn, làm vỏ động cơ bằng thép, máy đúc ly tâm lõi thép và mua một máy thử tải động cơ công suất lớn. Để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất, trong thời gian tới, Việt Hung dự kiến đầu tư 10 tỉ đòng trang bị thêm một số thiết bị cho khâu dập va gia công cơ khí ngằm nâng cao chất lượng sản phẩm. 6.2 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Việt - Hung. So với năm 1991, năm 1996 doanh thu của Việt-Hung tăng 2,8 lần từ 9 tỉ lên 25 tỉ đồng, nộp ngân sách từ 562triệu lên 700 triệu đồng. Thu nhập bình quân của công nhâncũng tăng 3,6 lần từ 200nghìn đồng lên 700 nghìn đồng. Sản phẩm balat đèn ồng tăng từ 300 nghìn lên 400 nghìn chiếc. Năm 1997 doanh thu của Việt - Hung khoảng 25 tỷ đồng và chiếm 23% thị phần mièn Bắc và miền Trung. 7-/ Tóm tắt những cơ hội và mối đe doạ của Công ty Thông qua việc phân tích một số tác nhân bên ngoài, có thể rút ra một số cơ hộivà các đe doạ trong môi trường kinh doanh của Công ty như sau: *Tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế có phát triễn chậm lại nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Kèm theo đó là sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp và sự gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu sẻ nâng cao thu nhập và mức sống của ngươì nông dân làm sức mua gia tăng, từ đó tạo triễn vọng để Công ty đáp ứng nhu cầu nhằm nâng cao thị phần của mình. Sự phát triễn của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nhu cầu và khả năng xuất khẩu gạo, các nghàng phục vụ nông nghiệp ( máy tuốt lúa, máy xay xát. . . ) đồng thời sự xuất hiện và tăng trưởng ngày càng mabhj của các nghàng ximăng, mía đường, thuỷ lợi,. . . đã tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng của nghành chế tạo thiết bị điện. Theo dự báo, từ năm 1996 đến năm2000, nguồn động lực trang bị cho may trong nông nghiệp và chế biến nhỏ tăng khoảng 3. 5 triẹu sức ngựa, cho bơm nước tăng khoảng 6 triệu sức ngựa, máy thu hoạch(gặt, đập) tăng khoảng 0. 5 triệu sức ngựa và phải trang bị các loại động cơ công suất từ 4- 7KW và từ 13 đến 33KW. Mục tiêu từ nay đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng của nghàng cơ khí đặt 20% năm (hiện này khoảng 10-15% năm) và nhu cầu động cơ điện đến năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 19200 chiếc. Tất cả những điều này đều tạo cơ hội cho Công ty mở rộng sản xuất, tăng cường các biện pháp marketing phát triển thị phần, giàng ưu thế trong cạnh tranh để tiến tới chiếm vị trí dẫn đầu trong thị trường động cơ điện ở Việt nam. *Thị trường Viẹt nam vẫn còn đầy tiêm năng mà các nhà sản xuất động cơ điệnchưa khai thác hết đưọc, nhất là thị phần miền Nam –vựa lúa lớn nhất cả nước. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm và các dịch vụ kèm theo mà các sản phâmr nhập ngoại còn đáp ứng kém. Tất cả các nhân tố đó đều có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến sự phát triển và mở rộng thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu của công ty. *Hiện nay, các loại động cơ điện có công suất trên 100 Kw để vận hành các thiết bị lớn trong các nghành cán thép, ximăng, mía đường thường phải đặt mua từ nước ngoài, đó là một khe hở của thi trường mà Công ty có thể tận dụng để thâm nhập và chiếm lĩnh. *Bên cạnh những cơ may, Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ truyền thống, đặc biệt là đối với Việt-Hung, một đối thủ vốn là “người trong nhà” đang tìm cách bành trướng thị phần của mình với những đối sách cạnh trang về nhãn mác, giá cả và phương thức phục vụ. Ngoài ra, khi thâm nhập thị trường miên Nam, Công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh trangh của các sản phẩm ngoại nhập vốn giá rẻ, mẩu mã đẹp và đã có ấn tượng đối với khách hàng ở trong đó. Thêm vào đó khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực và sự suy thoái chung của kinh tế thế giới, thien tai tác động tới sự phát triễn của nông nghiệp, những bất ổn định của một số khu vực thị trường và thực trạng sức mua của nông dân của nông dân còn yếu cũng là những kho khăn đối với sự phát triễn của Công ty. IV-/ Một số định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. Trước ngưỡng của thế kỷ 21, trong gian đoạn quan hệ kinh tế có xu hướng quốc tế hoá đồng thời chung ta sắp gia nhập AFTA và WTO, và cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực đang có những ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Công ty cũng đang phải đối mặt với những thử thách lớn đòi hỏi phải tĩnh táo mới vượt được qua, thì phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới là: 1. Tiếp tục đổi mới thiết bị, công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 để tiếp tục duy trì và mở rông thị trường sản phẩm động cơ điện thông dụng, đặc biệt quan tâm mở rộng thị trường phia Nam. tạo điều kiện vươn ra thị trường quốc tế. 2. Đầu tư nghiên cứu thiết kế, công nghệ chế tạo động cơ cao áp công suất lớn thay thế hàng nhập khẩu. 3. Tìm đối tác nước ngoài hợp tác sản xuát sản phẩm điện dân dụng hiệu quả hơn nguồn vốn và quỹ đất hiện có, nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm của Công ty 4. Từng bước bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của công nhân để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khi chuyển đổi công nghệ, thiết bị mới, cũng như hệ thống quản lý chất lượng mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC480.doc
Tài liệu liên quan