Thực trạng hoạt động và phát triển tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật Ký Chứng Từ. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là các hoạt động kinh tế- tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào NKCT, cuối tháng tổng hợp số liệu từ NKCT để ghi vào sổ Cái tài khoản. Việc áp dụng hình thức này của công ty là hoàn toàn hợp lý vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, khối lượng công tác kế toán nhiều và phức tạp. Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ kế toán đông đảo, trình độ cao cho phép chuyên môn hoá trong phân công lao động kế toán. Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà áp dụng hình thức ghi sổ kế toá là hình thức NKCT nên sổ sách kế toán mà công ty sử dụng đều theo hình thức ghi sổ này. Do đó, công ty sử dụng hầu hết các sổ sách của hình thức ghi sổ NKCT, bao gồm: các bảng kê, các NKCT, Sổ Cái theo quy định chung, ngoài ra còn có cac sổ chi tiết trong quá trình hạch toán. Các quy trình và phương pháp ghi chép các sổ ké toán theo hình thức NKCT tuân theo quy định của Bộ Tài Chính.

doc32 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động và phát triển tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Ngày nay, khi khoa học đang phát triển như vũ bão, xu hướng toàn cầu hoá đẩy nước ta cùng các nước trên thế giới không ngừng phấn đấu về mọi mặt, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế nhằm khẳng định vị thế của mình. Các doanh nghiệp đang cạnh tranh hết mình, ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, đào tạo lại cán bộ công nhân viên, nghiên cứu thị trường, để tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ngày càng hấp dẫn hơn, đưa doanh nghiệp của mình có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và thế giới. Mỗi sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tất cả các kiến thức có được đều trong sách vở, trên thực tế còn rất nhiều khó khăn và phức tạp. Nhất là đối với sinh viên kế toán, khúc mắc ẩn trong từng nghiệp vụ, trong từng tình huống,họ cần sự giúp đỡ, chỉ bảo của những Chuyên viên kế toán đã có kinh nghiệm để làm quen với thực tế. Việc thực tập là vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên nói chung và đặc biệt đối với một cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế toán - Tài chính nói riêng, nó giúp đưa các kiến thức sách vở ra ứng dụng thực tế, tạo cho mỗi sinh viên khỏi bỡ ngỡ, mạnh dạn, biết tin vào mình hơn khi đi làm việc. Nhờ có sự giúp đỡ tận tình của các cô, các chú và anh chị tại phòng kế toán của công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà mà em được hiểu biết thêm rất nhiều, em được biết về quy trình hoạt động của công ty cũng như hoạt động của từng bộ phận, phòng ban trong công ty. Em xin chân thành cám ơn các cô, chú và anh chị trong phòng kế toán của công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà, cám ơn thày giáo hưỡng dẫn thực tập-TS Nguyễn Viết Tiến để em có thể hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này. Phần I. Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà I. Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 1. Khái quát lịch sử thành lập của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Tên giao dịch: Hai Ha Confectionery-Joint-Stock- Company Tên viết tắt: HaiHaco Đăng kí kinh doanh:1062856 do trọng tài kinh tế TP Hà nội cấp ngày 07/04/1993 Mã số thuế: 01001009 -14 Trụ sở chính: Số 25 Trương Định - Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất - nhập khẩu số 102100 ngày 14/4/1993. Tiền thân của Công ty là xí nghiệp miến Hoàng Mai, thành lập ngày 25/12/1960, chuyên sản xuất miến từ đậu xanh. Đến năm 1966, xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà. Năm 1970, nhà máy tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao sang với công suất là 900 tấn/năm, công ty lấy tên mới là Nhà máy thực phẩm Hải Hà với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo, nha, giấy tinh bột. Năm 1981-1985, là thời gian chuyển biến của nhà máy từ giai đoạn thủ công có một phần có giới sang sản xuất có giới hoá một phần thủ công.1987, nhà máy được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà Đến năm 1992, nhà máy được đổi tên thành công ty bánh kẹo Hải Hà, ngoài các sản phẩm chính là kẹo các loại, công ty còn sản xuất bánh quy, bánh kem xốp. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trong nước và được xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Nhà máy thực phẩm Việt Trì tỉnh phú Thọ được sát nhập vào nhà máy . Năm 1993, ban lãnh đạo công ty quyết định tách một bộ phận để thành lập công ty liên doanh Hải Hà- Kotobuki với các sản phẩm là kẹo cứng, bánh Snach, bánh tươi, kẹo cao su, bánh Cookies. Ngoài ra, công ty còn liên doanh với hãng mì chính Miwon của Hàn Quỗc. Năm 1995, kết nạp thêm nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định. Năm 2003, với chủ trương cổ phần hoá của nhà máy , công ty bánh kẹo Hải Hà được cổ phần hoá với tên gọi : Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà. Tháng 1/2004, công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn nhà nước, 49% cổ phần được bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay, công ty có 6 xí nghiệp thành viên gồm: - Xí nghiệp kẹo - Xí nghiệp bánh - Xí nghiệp kẹo chew - Xí nghiệp phụ trợ - Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì - Xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định 2. Khái quát về vốn, tài sản của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Trong năm 2005,tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp được đánh giá lại như sau: a.Tài sản: Tài sản ngắn hạn : Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất (60%); sau đó đến các khoản phải thu ngắn hạn (30%);rồi đến các tài sản là tiền (trong đó : tiền gửi ngân hàngchiếm 90%, còn tiền mặt chỉ chiếm 10% ); cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác. Trong các khoản phải thu ngắn hạn: phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất (90%), rồi đến các khoản trả trước cho người bán, tiếp đó là các khoản phải thu khác, cuối cùng là phải thu nội bộ. Tài sản dài hạn: Không có các khoản phải thu dài hạn; Tài sản cố định có : tài sản cố định hữu hình chiếm tỉ trọng lớn nhất; sau đó là Tài sản cố định vô hình ; rồi mới đến chi phí xây dung cơ bản dở dang. Tổng tài sản ngắn hạn lớn gấp 2 lần tổng tài sản dài hạn b. Tình hình nguồn vốn: Tổng nợ phải trả lớn hơn tổng vốn chủ sở hữu: Tổng nợ phải trảchiếm bằng 60% Tổng nguồn vốn Trong nợ phải trả thì : nợ gnắn hạn lớn hơn nợ dài hạn, bằng8 lần nợ dài hạn Trong nợ ngắn hạn thì :phải trả người bán chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó là vay và nợ ngắn hạn; đến phải trả công nhân viên ; Rồi các khoản phải trả, phải nộp khác; tiếp đến là chi phí phải trả; Rồi thuế và các khoản phải nộp nhà nước; phải trả nội bộ; cuối cùng là khoản người mua trả tiền trước. Trong nợ dài hạn: vay và nợ dài hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất(>90%); phải trả dài hạn khác chiếm phần còn lại. Về vốn chủ sở hữu: nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn hơn ngồn kinh phí, quỹ khác. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần theo thứ tự: Vốn đầu tư chủ sở hữuàQuỹ đầu tư phát triểnàLợi nhuận chưa phân phốià Quỹ dự phòng tài chính. 3. Chức năng, nhiệm vụ của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà a. Chức năng: Công ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo các loại, hiện nay với hơn 20 chủng loại bánh kẹo. Công ty đang đẩy mạnh việc tạo ra các loại sản phẩm bánh kẹo đa dạng về chủng loại và mẫu mã, phù hợp với thị hiếu trong nhóm khách hàng trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Các loại sản phẩm cao cấp được công ty chú trọng đầu tư để thay thế hàng nhập khẩu nước ngoài như: Caramen, kẹo cao su, kẹo jelly, bánh Cracker,… b. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh: Thường xuyên thay đổi mặt hàng, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá thành và hiệu quả sản xuất. Đầu tư cho việc nghiên cứu nguyên vật liệu, các phụ gia, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại , nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá trong nước. Mở rộng các chi nhánh trong cả nước, củng cố thị trường trong nước , đồng thời tìm kiếm cơ hội xuất khẩu ra thị trường thế giới. 4. Đối tượng và địa bàn kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Đối tượng kinh doanh của công ty là rất rộng lớn, bao gồm tất cả những người dân có thu nhập bình thường cho tới cả các loại bánh kẹo cao cấp đắt tiền phục vụ cho những người có thu nhập cao. Địa bàn kinh doanh của công ty trên khắp đất nước ta, hiện nay đang dần xuất khẩu nhiều loại bánh kẹo có chất lượng cao , cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Hiện nay, công ty có các chi nhánh ở TPHồ Chí Minh và Đà Nẵng, cùng các cửa hàng nhỏ ở nhiều nơi khác. 5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà a. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty: Hình thức tổ chức sản xuát của công ty được thực hiện theo hình thức hỗn hợp , vừa theo hình thức đối tượng. Việc áp dụng hình thức tổ chức sản xuát hỗn hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lên kế hoạch , điều động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. b. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty: Công ty được tổ chức sản xuất dựa trên 6 xí nghiệp thành viên: - Xí nghiệp bánh: chuyên sản xuất các loại bánh quy, bánh kem xốp - Xí nghiệp kẹo: chuyên sản xuất các loại kẹo như kẹo cứng nhân cà phê Moka, kẹo caramel tròn, kẹo sữa dừa,… - XN kẹo Chew-Toffee: chuyên sản xuất các loại kẹo chew nho đen, kẹo chew taro, kẹo chew nhân bắp, kẹo chew đậu đỏ… - XN phụ trợ : chuyên cung cấp điện nước, hơi nước, sửa chữa , trung tu máy móc cho các xí nghiệp trên. - Nhà máy thực phẩm Việt Trì: chưyên sản xuất kẹo, glucoza, bao bì in và một số vật liệu khác. - Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định: chuyên sản xuất bánh kem xốp, bột dinh dưỡng và các loại bánh khác. Các xí nghiệp trên đều không có tư cách pháp nhân và đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ công ty. Các xí nghiệp đó có thể tổ chức dưới các hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ sự cung cấp vốn của công ty dưới dạng vật tư , tiền lương. Cuối cùng, sản phẩm hoàn thành sẽ nhập vào kho của công ty. c.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty: Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty là quy trình công nghệ khép kín theo kiểu liên tục. Đặc điểm sản xuất tại công ty là không có sản phẩm dở dang, mỗi sản phẩm được hoàn thành sau khi kết thúc dây truyền sản xuất, sản phẩm hang được đem di tái chế ngay trong ca làm việc. Công tác sản xuất sản phẩm trong côgn ty theo hướng cơ giới hoá kết hợp với một phần thủ công. Trên một dây truyền sản xuất có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau,có sự tách biệt về thời gian. Chu tì sản xuất các sản phẩm trong xí nghiệp thường rất ngắn, nhanh nhất là từ 5 đến 10 phút, dài nhất từ 3 đến 4 tiếng, ngay sau khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm được hoàn thành. Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất bánh kem xốp: Tạo kem Tạo vỏ bánh Nướng vỏ bánh Phết kem Máy cắt thanh Bao gói thủ công II. Tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà là một đơn vị hạch toán độc lập , có tư cách pháp nhân và được phép mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và tại các Ngân Hàng theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thực hiện theo mô hình đa bộ phận với có cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng (Sơ đồ ) , nghĩa là: các công việc hàng ngày của các xí nghiệp trực thuộc thựôc thựôc trách nhiệm quản lý của các cán bộ quản lý xí nghiệp (bộ phận), nhưng các kế hoạch có chính sách dài hạn phải tuân thủ theo kế hoạch và hướng dẫn thực hiện của công ty, có sự phối hợp giữa các xí nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty. Ban lãnh đạo công ty gồm: Hội đồng quản trị: 5 người: 3 người đại diện cho vốn nhà nước, 2 người đại diện cho vốn cổ đông. Ban giám đốc: 3 người Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của công ty Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Các phó TGĐ Tổng giám đốc Kế toán trưởng Các trưởng phòng, ban, đội, tram Hội đồng quản trị Phó tổng giám đốc kĩ thuật Phó tổng giám đốc tài chính Tổng giám đốc Phòng kĩ thuật Phòng KCS Văn phòng công ty XN bột dinh dưỡng Nam Định XN phụ trợ Chi nhánh Đà nẵng Chi nhánhTPHCM XN kẹo chew XN kẹo XN bánh XN thực phẩm Việt Trì Phòng kế hoạch thị trường Phòng vật tư Phòng tài vụ Sơ đồ 3: Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty: 2.Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Đứng đầu công ty là Tổng Gám Đốc với nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. TGĐ là người toàn quyền quyết định mọi mặt hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước, tập thể người lao động về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hỗ trợ TGĐ là 2 phó TGĐ , phó TGĐ kĩ thuật là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, phó TGĐ tài chính có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo phòng kế toán tài chính. Người trực tiếp quản lý công nhân sản xuất là các Giám đốc xí nghiệp và các quản đốc các phân xưởng, tổ trưởng tổ sản xuất. Bộ phận gián tiếp quản lý sản xuất làm việc tại các phòng ban. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp ban lãnh đạo công ty quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của ban Giám đốc công ty. Phòng kinh doanh: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều động sản xuất và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư sản xuất, cân đối kế hoạch, ký hợp đồng thu mua vật tư, thiết bị , tổ chức hoạt động Maketing từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Phòng kế toán tài chính: có chức năng kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đánh gía kết quả kinh doanh trong thời kì và thực hiện phân phối lợi nhuận, đồng thời cung cấp thông tin cho Tổng Giám Đốc nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Phòng KSC: có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đầu váo và chất lượng sản phẩm đầu ra cho quá trình tiêu thụ. Phòng kế hoạch thị trường: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, chỉ đạo kế hoạch cung ứng vật tư và sản xuất, ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. Tổ chức hoạt động marketing, thăm dò thị trường, xây dựng các chiến lược tiếp thị quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phòng kĩ thuật: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bánh kẹo nhằm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Văn phòng: làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo , định ra đường lối sắp xếp, phân phối lao động một cách hợp lý, xây dựng chế độ lương, thưởng, BHXH,… Các phòng ban chức năng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ba năm: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm2004 Năm 2005 Giá trị tổng sản lượng Tỷ đồng 230,8 251,4 260,78 Doanh thu Tỷ đồng 191,2 203,5 297,4 Tổng chi phí Tỷ đồng 184,5 196,5 287,197 Lợi nhuận Tỷ đồng 6,7 7,023 10,203 Nộp NSNN Tỷ đồng 20,2 23,35 25 Thu nhập bình quân Triệuđồng 1,2 1,31 1,5 Nhận xét: Ta thấy: Ba năm liền hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phát triển tốt, tăng trưởng đều đặn, mỗi năm đều thu lợi nhuận từ 6 đến 10 tỷ đồng, làm mức thu nhập bình quân của các nhân viên tăng lên. Con số cho ta thấy, doanh nghiệp là một doanh nghiệp lớn với mức sản xuất hàng năm lên tới hàng trăm tỉ đồng, đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước hàng vài trục tỉ đồng. Năm 2003 và năm 2004 sản xuất thừa so với mức bán ra nhưng đến năm 2005, hàng tồn kho sản xuất các năm cũ đã bán hết, chứng tỏ công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong công tác kĩ thuật, trong chiến lược giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách hàng. Phần II. Công tác tài chính của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà I. Biểu phân tích tình hình Tài Sản của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Năm 2004 Đơn vị tính: tỉ đồng Chỉ tiêu Giá trị Tỉ trọng TSLĐ 56,534 56,24% TSCĐ 21,496 21,38% ĐTNH 10,04 9,99% ĐTDH 12,456 12,39% Tổng 100,526 100% Nhận xét: Nhìn bảng ta thấy: trong năm 2004 tỉ lệ tài sản lưu động chiếm lớn nhất, phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, sau đó tới bộ phận tài sản cố định. Hai bộ phận đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn chiếm phần nhỏ. Công ty sản xuất bánh kẹo, liên tục và với khối lượng lớn bán ra hàng ngày nên cần nhiều vốn lưu động, tài sản cố định của công ty nhiều và có giá trị. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có các khoản đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác để thu lợi nhuận về cho công ty , như vậy: Công ty đã hoạt động tốt trong năm 2004. II. Biểu phân tích tình hình nguồn vốn của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà trong năm 2004 Đơn vị tính: tỉ đồng Chỉ tiêu Giá trị Tỉ trọng NVKD 10,8201 10,76% NVDH 18,9039 18,80% Nợ khác 7,89 7,85% NVCSH 63 62,58% Tổng 100,526 100% Nhận xét: Ta thấy: trong tổng nguồn vốn của công ty, tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu là lớn nhất (62,58%), điều này nói lên sức mạnh của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự chủ nhiều hơn. Cùng với vốn chủ sở hữu là nhiều nguồn vốn huy động khác như đi vay, vốn nhận từ hỗ trợ của nhà nước hay nhiều nguồn khác nữa. Nhìn bảng trên cho ta thấy, đây là một doanh nghiệp lớn, với tổng nguồn vốn lên tới hàng trăm tỉ đồng. III. Đối tượng quản lý của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Công việc quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm: quản lý về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp; tình hình doanh thu và chi phí, các khoản thuế phải nộp, thu nhập của doanh nghiệp; quản lý về việc trích lập và sử dụng các quỹ khuyến khích kinh tế của doanh nghiệp; hoạt động đầu tư xây dung cơ bản của doanh nghiệp. IV.Các chỉ tiêu về hiệu quả vốn kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà năm 2005 Vòng quay vốn kinh doanh trong năm = = = Tổng doanh thu hiện tại trong năm ( theo giá vốn) Vốn kinh doanh bình quân trong năm 251.315.000.000 100.526.000.000 2,5 Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh trong năm = 203.500.000.000 100.526.000.000 = 2,0244 Hệ số lợi nhuận của vốn kinh doanh trong năm = 7.023.000.000 100.526.000.000 = 0,0699 V.các chỉ tiêu về hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh (năm 2005) Tỉ suất chi phí giá thành = 196.500.000.000 203.500.000.000 = 0,9656 Hệ số phục vụ của chi phí giá thành = 203.500.000.000 196.500.000.000 = 1,0356 Hệ số lợi nhuận của chi phí giá thành = 7.023.000.000 196.500.000.000 = 0,0357 Phần III. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà I. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 1.Tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng tài vụ của công ty. Hiện nay, tại phòng tài vụ của công ty có 8 nhân viên Bộ máy kế toán được thực hiện theo mô hình tập trung. Toàn bộ công việc kế toán của công ty được tập trung ở phòng kế toán tài vụ của Công Ty, bao gồm tất car các công việc xử lý chứng từ, ghi sổ chi tiết, tổng hợp, lập và phân tích báo cáo cho tới việc hướng dẩn kiểm tra, đôn đốc công tác ké toán ở các xí nghiệp thành viên. Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ-XDCB Kế toán giá thành và tiền lương Kế toán vật tư và thanh toán với người bán Kế toán TM, TGNH, tạm ứng Kế toán thành phẩm và tiêu thụ và XĐKQ Kế toán huy động vốn và thanh toán công nợ Thủ quỹ Nhân viên kế toán tại các xí nghiệp thành viên Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán Mỗi kế toán phụ trách một mảng riêng, do đó nhiệm vụ của mỗi người gắn kết với từng phần hành riêng: + Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp mỗi công việc của phòng kế toán trong công ty. Kế toán trưởng là người có trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình tài chính của công ty, thông báo cụ thể cho ban lãnh đạo khi cần thiết. + Kế toán giá thành và tiền lương: Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh trong kì, tính giá thành của sản phẩm sản xuất trong kì. Mở các sổ chi tiết, tổng hợp để theo dõi chi phí phát sinh cho các đối tượng. Từ danh sách các bộ của từng phoàng ban, xí nghiệp mà phòng lao động tiền lương, lập các bảng chấm công và bảng quyết toán lương của các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiền lương xây dựng Bảng thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT,... cho toàn công ty. + Kế toán vật tư và thanh toán với người bán: Theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật tư, định kì phải đối chiếu về mặt hiện vật với thủ kho, theo dõi chi tiết tình hình công nợ đối với đối tượng cung cấp. + Kế toán tiền mặt và tạm ứng: Là người chịu trách nhiệm tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phảm của công ty hoàn thành nhập kho, tiêu thụ và tồn kho, xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ, theo dõi tình hình bán hàng, công nợ của khách hàng, tính ra số thuế phải nộp trong kì, hướng dẫn và kiểm tra việc hạch toán nghiệp vụ ở kho thành phẩm, thường xuyên đối chiếu, kiểm tra số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên sổ kho. Từ đó có thông tin cung cấp cho nhà quản trị đánh giá kết quả sản xuất và tiêu thụ thành phẩm trong kì của công ty. + Kế toán TGNH: Tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ và bên ngoài qua tài khoản ở ngân hàng, đối chiếu với sổ kế toán TGNH tại ngân hàng. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý việc xuất tồn quỹ tiền mặt của công ty căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt hàng ngày, tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ quỹ với số liệu trên sổ kế toán tiền mặt để ghi sổ. + Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: Theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của TSCĐ, phản ánh các chi phí và quyết toán công trình đầu tư và xây dựng cơ bản. Ngoài ra, ở các xí nghiệp thành viên đều có các nhân viên kế toán, thực chất họ là những nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi tình hình sản xuất, tình hình lao động vật tư một cách giản đơn dưới sự điều hành của Giám đốc xí nghiệp và sự chỉ đạo chuyên môn của kế toán trưởng của công ty. Kế toán xí nghiệp thành viên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu kinh tế theo định kì và đột xuất cho công ty. Định kì có sự đối chiếu quan hệ hàng ngang với nhau và đối chiếu với từng xí nghiệp theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Còn ở 2 chi nhánh TPHCM và Đà Nẵng có tổ chức kế toán riêng, bộ máy kế toán tổ chức đầy đủ, có kế toán các phần hành, cuối quý, cuối năm lập báo cáo tài chính gửi về phòng kế toán trung tâm( ở Hà Nội) để tổng hợp. Cả 4 báo cáo tài chính theo qyu định hai chi nhánh đều lập và gửi về công ty : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. 2. Hình thức kế toán của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật Ký Chứng Từ. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là các hoạt động kinh tế- tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào NKCT, cuối tháng tổng hợp số liệu từ NKCT để ghi vào sổ Cái tài khoản. Việc áp dụng hình thức này của công ty là hoàn toàn hợp lý vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, khối lượng công tác kế toán nhiều và phức tạp. Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ kế toán đông đảo, trình độ cao cho phép chuyên môn hoá trong phân công lao động kế toán. Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức NKCT nên sổ sách kế toán mà công ty sử dụng đều theo hình thức ghi sổ này. Do đó, công ty sử dụng hầu hết các sổ sách của hình thức ghi sổ NKCT, bao gồm: các bảng kê, các NKCT, Sổ Cái theo quy định chung, ngoài ra còn có cac sổ chi tiết trong quá trình hạch toán. Các quy trình và phương pháp ghi chép các sổ ké toán theo hình thức NKCT tuân theo quy định của Bộ Tài Chính. Kết cấu mẫu sổ theo hình thức NKCT do Bộ Tài Chính quy định. Việc mở sổ, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán tuân theo đúng quy định của Luật kế toá và quyết định số 167/2000 QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chính. II Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán ở công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 1 Hạch toán ban đầu ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà sử dụng hệ thống chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành, công ty vận dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình. Công ty sử dụng hệ thống các chứng từ về lao động–tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, TSCĐ theo quy định của nhà nớc. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các chứng từ do công ty lập ra phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được Bộ Tài Chính chấp nhận. * Các chứng từ về lao động- tiền lương( kế toán lương- do bộ phận kế toán giá thành- tiền lương đảm nhận): - Bảng chấm công -Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH -Bảng thanh toán tiền thưởng - Phiếu báo làm thêm giờ ..... Mẫu số 01-LĐTL Mẫu số 02-LĐTL Mẫu số 03-LĐTL Mẫu số 04-LĐTL Mẫu số 05-LĐTL Mẫu số 07-LĐTL Ngoài ra, công ty sử dụng các chứng từ do công ty lập ra: - Giấy nghỉ phép - Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH - Giấy đề nghị tạm ứng - Bản thanh toán chi phí tiền lương quản lý xí nghiệp ..... * Các chứng từ về hàng tồn kho: +) Hàng tồn kho là vật tư: ( bộ phận kế toán vật tư và thanh toán với người bán) có: - Hoá đơn GTGT - Biên bản kiểm nghiệm ( Mẫu số 05-VT) - Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01-VT) - Phiếu xuất kho ( Mẫu số 02-VT) - Thẻ kho ( Mẫu số 06-VT) - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì ( Mẫu số 07-VT) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu số 08- VT) … +) Về thành phẩm: ( bộ phận kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh) có: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Hoá đơn GTGT - Biên bản trả lại hàng hoá … * Các chứng từ về bán hàng:( bộ phận kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ) có: - Hoá đơn GTGT( Mẫu số 01-BH) - Bản sao hoá đơn GTGT - Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra - Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ; báo cáo bán hàng - Phiếu thu … * Các chứng từ về tiền tệ: +) Chứng từ về tiền mặt: ( bộ phận kế toán tiền mặt và tạm ứng) có: - Phiếu thu ( Mẫu số 01-TT) - Phiếu chi ( Mẫu số 02-TT) - Giấy đề nghị tạm ứng ( Mẫu số 03-TT) - Giấy thanh toán tiền tạm ứng( Mẫu số 04-TT) - Bảng kiểm kê quỹ( Mẫu số 07-TT) … +) Chứng từ về TGNH: ( bộ phận kế toán TGNH) có: - Uỷ nhiệm thu - Uỷ nhiệm chi - Giấy báo nợ - Giấy báo có - Séc; chuyển khoản - Bảng sao kê của ngân hàng … * Các chứng từ về TSCĐ: ( bộ phận kế toán TSCĐ và XDCB) có: - Hợp đồng kinh tế - Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình - Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01-TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ( Mẫu số 03-TSCĐ) - Biên bản chuyển TSCĐ thành CCDC - Biên bản đánh gía lại TSCĐ( Mẫu số 05-TSCĐ) … Tổ chức luân chyển, xử lý, lưu trữ và bảo quản chứng từ theo sự phân công phân nhiệm trong bộ máy kế toán. Sơ đồ 5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán của công ty trong điều kiện ứng dụng phần mềm “ VC2001” Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp Chứng từ cùng loại Kế toán nhập Sổ kế toán chi tiết Nhật kí chứng từ Bảng kê, bảng phân bổ Chứng từ mã hoá nhập dữ liệu vào Phần mềm kế toán Sổ cái tài khoản Bảng chi tiết số phát sinh Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác Các chứng từ ở trên khi chuyển cho kế toán ở phòng kế toán liên quan đến bộ phận kế toán nào sẽ đợc bộ phận kế toán đó xử lý, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, phân loại chứng từ sau đó sẽ tiến hành nhập vào máy theo sự phân công phân nhiệm rõ ràng. 2.Tình hình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Các tài khoản mà công ty sử dụng nằm trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp được ban hành chính thức theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, chính thức áp dụng ngày 01/01/1996. cùng với các văn bản quy định bổ sung, sửa đổi như Thông tư 10 TC/CĐKT ngày 20/3/1997, Thông tư 100/1998/TC-BTC ngày 15/07/1998 và quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, thông tư 89/2002/QĐ-BTC ngày 09/10/2002… Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành, chỉ trừ các TK được dùng để hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì, vì công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các TK của công ty sử dụng sẽ được chi tiết hoá theo từng đối tượng cụ thể để phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3. Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Hệ thống sổ kế toán: Công ty sử dụng hầu hết các sổ sách của hình thức ghi sổ NKCT, bao gồm: + Các bảng kê số: 1,2,4,5,6,8 + Các NKCTsố: 1,2,3,4,5,7,8,9,10 +Bảng phân bổ tiền lương, chi phí + Sổ cái theo quy định chung, + Ngoài ra còn có các sổ chi tiết trong quá trình hạch toán. Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức hệ thống sổ kế toán Chứng từ gốc Sổ chi tiết Bảng kê Nhật kí chứng từ Sổ cái Bảng tổng họp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Ngoài ra, công ty áp dụng kế toán máy nên ngoài ghi sổ chi tiết thường như: sổ chi tiết vật tư, thành phẩm… công ty còn thiết kế một số mẫu sổ chi tiết theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên máy như: báo cáo doanh thu, báo cáo công nợ… Công ty sử dụng phần mềm kế toán VC2001. việc sử dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán ở công ty giúp cho công việc thu nhận, tính toán, xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chất lượng cao, giúp cho công tác lưu trữ bảo quản dữ liệu thông tin ké toán thuận lợi và an toàn, tạo điều kiện nâng cao công tác quản lý, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Sơ đồ 7:Quy trình xử lý, hệ thống hoá thông tin được thực hiện theo trình tự sau: C.từ gốc Nhập C.từ vào máy C.từ trên máy Các sổ chi tiết, cổ tổng hợp, sổ cái TK, các bảng kê, NKCT, BCTC, BC khác Xử lý của phần mềm KT trên máy * Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật Ký Chứng Từ. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là các hoạt động kinh tế- tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào NKCT, cuối tháng tổng hợp số liệu từ NKCT để ghi vào sổ Cái tài khoản. Việc áp dụng hình thức này của công ty là hoàn toàn hợp lý vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, khối lượng công tác kế toán nhiều và phức tạp. Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ kế toán đông đảo, trình độ cao cho phép chuyên môn hoá trong phân công lao động kế toán. Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà áp dụng hình thức ghi sổ kế toá là hình thức NKCT nên sổ sách kế toán mà công ty sử dụng đều theo hình thức ghi sổ này. Do đó, công ty sử dụng hầu hết các sổ sách của hình thức ghi sổ NKCT, bao gồm: các bảng kê, các NKCT, Sổ Cái theo quy định chung, ngoài ra còn có cac sổ chi tiết trong quá trình hạch toán. Các quy trình và phương pháp ghi chép các sổ ké toán theo hình thức NKCT tuân theo quy định của Bộ Tài Chính. Kết cấu mẫu sổ theo hình thức NKCT do Bộ Tài Chính quy định. Việc mở sổ, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán tuân theo đúng quy định của Luật kế toá và quyết định số 167/2000 QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chính. Cụ thể, công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà, đối vơid từng phần hành ké toán cụ thể sử dụng các loại sổ kế toán chi tiết( để hạch toán chi tiết) và sổ kế toán tổng hợp ( để hạch toán tổng hợp) như sau: *) Tổ chức kế toán nguyên vật liẹu( bộ phận kế toán vật tư và thanh toán với người bán). - Các sổ ké toán chi tiết: + sổ chi tiết nhập vật tư: mở cho từng kho, ghi các loại vật tư nhập vào kho đó( căn cứ vào phiếu nhập kho). + Sổ chi tiết xuất vật tư cho tất cả các loại vật tư + Sổ chi tiết xuất vật tư cho từng xí nghiệp: Ghi chi phí vật tư cho tưng loại sản phẩm( tương ứng với từng xí nghiệp). + Bảng tổng hợp nhập xuất- tồn vật tư: Bảng này sẽ cho ra số liệu tổng hợp về tình hình N-X-T kho của từng loại nguyên vật liệu, mỗi loại NVL sẽ được ghi một dòng. Bảng này được lập cho tất cả các kho của công ty. Bảng này là cơ sở để đối chiếu với sổ cái. + Báo cáo vật tư: Do xí nghiệp lập, mở cho từng sản phẩm + Bảng chi phí NVL: Mở cho từng xí nghiẹp, mỗi xí nghiệp mở cho từng sản phẩm( căn cứ vào phiếu xuất kho, báo cáo vật tư). + Sổ chi tiết vật tư cho từng loại sản phẩm của từng xí nghiệp. + Sổ chi tiết công nợ( của từng đối tượng): Căn cứ vào hoá đơn GTGT + Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152,153( căn cứ vào sổ chi tiét nhập vật tư, sổ chi tiét xuất vật tư). - Các sổ kế toán tổng hợp: + Bảng kê số 4,5,6 + NKCT số 5,7 + NKCT liên quan: NKCT1,2,8,10 Căn cứ để ghi vào bảng kê là các chứng từ gốc, căn cứ để ghi vào các NKCT là các chứng từ gốc, các bảng kê, các sổ kế toán chi tiết. + Sổ cái TK 152,153 Căn cứ để ghi sổ cái TK 152 là các NKCT Sơ đồ 8: Quy trình hạch toán NVL tại công ty: Sổ cái TK 152,153 NKCT 5,7 NKCT liên quan: 1,2,8,10 BK4,5,6 Bảng tổng hợp phát sinh TK 152,153 Bảng tổng hợp N-X T Sct nhập vật tư, sct xuất vật tư, Sct công nợ, bảng kê nợ, bảng chi phí NVL Phiếu xuất kho Báo cáo vật tư Báo cáo tồn kho VL Thủ kho Phiếu nhập kho Kế toán *) Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành( bộ phận kế toán giá thành và tiền lương): - Sổ chi tiết: + Sổ chi tiết xuất vật tư cho tất cả các loại vật tư + Sổ chi tiết xuất vật tư theo từng xí nghiệp + Bảng chi phí NVL: Cho từng sản phẩm của từng xí nghiệp + Sổ chi tiết xuất vật tư cho từng loại sản phẩm của từng xí nghiệp + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH( căn cứ ghi là chứng từ gốc: bảng thanh toán lương, thưởng, BHXH) + Bảng phan bổ khấu hao + Sổ chi tiét Nợ TK 627 + Bảng tổng hợp phát sinh TK 152, TK 153 - Sổ tổng hợp: + Bảng kê 4: Căn cứ vào bảng chi phí NVL để ghi + BK6: Căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi + NKCT số 7 : + Các NKCT liên quan: NKCT số 10,số 8 + Sổ cái TK 621,TK 622, TK 627, TK 154 + Bảng tính giá thành sản phẩm Sơ đồ 9: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Chứng từ gốc Sct xuất vật tư Bảng chi phí NVL Bảng phân bổ số 1 Sct Nợ TK627 Bảng tổng hợp phát sinh Bảng tổng hợp phát sinh Bảng tính giá thành Sổ tổng hợp Nợ TK621 BK6 BK4 Sổ cái K621,622,627,154 NKCT7 Phần IV. Công tác phân tích hoạt động kinh tế ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà I. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà 1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty qua 2 năm 2004 và 2005 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005 như sau: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh Chênhlệch Tỉ lệ % 1. Doanh thu thuần BH và CCDV 260600 297032 36432 13,98 2. Giá vốn hàng bán 178563 206892 28329 15,865 3. Lợi nhuận gộp từ HĐKD 82037 90140 8103 9,877 4. Doanh thu hoạt động tài chính 145 272 127 87,586 5. Chi phí hoạt động tài chính 40 84 44 110 6. Chi phí bán hàng 69060 71552 2492 3,608 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3256 3652 396 12,162 8.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 9826 15088 5262 53,552 9. Thu nhập khác 2504 96 -2408 -96,1661 10. Chi phí khác 232 180 -52 -22,4138 11. Lợi nhuận khác 2272 -84 -2356 -103,697 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 12098 15044 2946 24,351 13. Thuế TNDN phải nộp 3387,44 4801,28 1413,84 41,738 14. Lợi nhuận sau thuế 8710,56 10242,72 1532,16 17,59 Nhận xét: Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2005 là tốt, tăng hơn so với năm 2004 về lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận tăng lên so với kế hoạch là do chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là rất tốt, đây là do sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn bộ công ty. Tuy nhiên, tình hình các hoạt động khác của doanh nghiệp năm 2005 không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp, đây là bài học cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào các hoạt động khác trong năm sau. Lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh và từ hoạt động tài chính khá lớn, năm 2005 vượt năm 2004, tuy nhiên công ty cần chú trọng hơn nữa để lợi nhuận này ngày một tăng cao hơn. 2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh Chênh lệch Tỉ lệ % 1. Doanh thu thuần BH và CCDV 260616 297032 36416 13,973 2. Giá vốn hàng bán 178576 206892 28316 15,856 3. Lợi nhuận gộp từ HĐKD 82040 90140 8100 9,873 4. Doanh thu hoạt động tài chính 148 272 124 83,783 5. Chi phí hoạt động tài chính 44 84 40 90,909 6. Chi phí bán hàng 69064 71552 2488 3,602 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3256 3652 396 12,162 8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 9824 15088 5264 53,583 9. Thu nhập khác 2504 96 -2408 -96,166 10. Chi phí khác 232 180 -52 -22,413 11. Lợi nhuận khác 2272 -84 -2356 -103,697 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 12096 15044 2948 24,371 13. Thuế TNDN phải nộp 3870,72 4801,28 930,56 24,041 14. Lợi nhuận sau thuế 8225,28 10202,72 1977,44 24,041 Nhận xét: Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2005 là tốt. Doanh thu và lợi nhuận tăng lên so với kế hoạch là do chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là rất tốt, đây là do sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn bộ công ty. Tình hình thực hiện các hoạt động khác của doanh nghiệp năm 2005 không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp, đây là bài học cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào các hoạt động khác trong năm sau. Lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh và từ hoạt động tài chính khá lớn, năm 2005 vượt cả mức đề ra, tuy nhiên công ty cần chú trọng hơn nữa để lợi nhuận này ngày một tăng cao. II. Phân tích khả năng thanh toán của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Biểu 25: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp năm 2004 đơn vị: đồng Các khoản tiền để thanh toán Tiền Đầu tư TC ngắn hạn Các khoản phải thu Thành phẩm, hàng gửi, hàng hoá TSLĐ khác Cộng Các khoản nợ ngắn hạn cần thanh toán Nợ đã đến hạn Nợ ngắn hạn(còn trong thời hạn thanh toán) Cộng Đầu năm 7915.420.140 26.450.987.422 22.480.150.630 1.100.422.546 5.794.704.0738 30.492.444.382 27.349.710.842 57.842.155.224 Cuối kì 8.115.780.543 28.938.150.294 23.650.567.160 1.775.651.258 62.480.149.255 30.985.220.142 29.995.205.218 60.980.425.360 * Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: 57.947.040.738 Đầu năm: = = 1,002 57.842.155.224 62.480.149.255 Cuốii năm:= = 1, 025 60.980.425.360 Hệ số khả năng thanh toán nhanh:. 56.546.618.192 Đầu năm = = 1,85 30.492.444.382 60.399.956.930 Cuối năm = = 1,94 30.985.220.142 Căn cứ vào kết quả ở trên cho thấy khả năng thanh toán của công ty đầu năm là 1,002, cuối năm là 1,025 chứng tỏ đầu năm cũng như cuối năm, Công ty có đầy đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và khả năng này có xu hướng tăng về cuối kì. Hệ số khả năng thanh toán tăng về cuối năm (0,023) là do chỉ tiêu các khoản tiền, tương đương tiền dùng để thanh toán và chỉ tiêu các khoản nợ ngắn hạn cần thanh toán đều tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản tiền, tương đương tiền dùng để thanh toán lớn hơn tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn cần thanh toán. Hà nội, tháng 5, năm 2006 Nhận xét của đơn vị thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Trường đại học thương mại Khoa kế toán – tài chính --------- & --------- ====================== Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành kế toán - tài chính Đơn vị thực tập: Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà Họ và tên : Lê Phương Hạnh Lớp: K38-D1 Chuyên ngành : Kế toán –Tài chính Khoá học: Năm 2002- năm 2006 Hà Nội, tháng 05 năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC500.doc
Tài liệu liên quan