Tổ chức sắp xếp lại các phòng ban 1 cách hợp lý để nâng cao hiệu quả công việc.
- Sắp xếp lại các phòng ban một cách khoa học, theo đúng chức năng của từng phòng. Để từ đó phát huy được hiệu quả làm việc của từng phòng. Tức là sắp xếp lại sao cho có sự chuyên môn hoá, song bên cạnh đó còn phải có sự hợp tác giữa các phòng ban một cách chặt chẽ.
- Bố trí công việc các phòng ban tránh sự chồng chéo nhau, gây ảnh hưởng đến nhau. Phải tổ chức sắp xếp lại sao cho gọn nhẹ, dễ quản lý. Để cho thông tin từ trên xuống dưới nhanh, không bị sai lệch còn thông tin từ dưới lên trên thì kịp thời và được giải quyết nhanh.
2. Bố trí lao động trên các công trường phù hợp để giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động để tăng tiền lương.
- Cần phải bố trí sao cho hợp lý, đúng người, đúng việc hợp với khả năng, sở trường của từng người. Từ đó mới có thể phát huy được hiệu quả công việc, năng suất được nâng cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- Bố trí đủ số người cho những công việc nhất định, chỗ nào cần 5 người thì chỉ bố trí đúng 5 người, để công việc được chôi chảy, tránh tình trạng vướng nhau trong lúc thực hiện công việc.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động và phát triển tại Công ty lắp máy và xây dựng số 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty lắp máy và xây dựng số 5
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty lắp máy và Xây dựng số 5 – Tên giao dịch LILAMA 5 Co là một doanh nghiệp Nhà nước thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA Việt Nam).
Được hình thành vào năm 1975 tiền thân là công trường Lắp máy Thanh Hoá cuối năm 1978 đổi tên thành Xí nghiệp Lắp máy số 5. Tháng 11 năm 1979 Xí nghiệp Xí nghiệp lắp máy số 4 sáp nhập vào Xí nghiệp Lắp máy số 5 thành Xí nghiệp Liên hợp lắp máy số 45.
Sau khi hoàn thành lắp đặt Nhà máy Xi Măng Bỉm Sơn và Nhà máy Thuỷ điện Trị An, mô hình tổ chức Liên hợp xét thấy không còn phù hợp với tình hình mới. Thực hiện nghị định 338/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 27/01/ 1993. Bộ xây dựng ra quyết định số 002A/ BXD – TCLĐ về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, lúc này Xí nghiệp có tên là Xí nghiệp Lắp máy số 5 trực thuộc liên hiệp các Xí nghiệp Lắp máy – Bộ Xây dựng, có trụ sở đóng tại Thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Khi ngành Lắp máy chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng Công ty. Ngày 02 tháng 01 năm 1996 Bộ Xây dựng ra quyết định số 05/ BXD – TCLD đổi tên Xí nghiệp Lắp máy số 5 thành “Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5”.
Tên gọi địa chỉ.
Công ty có tên: Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5.
Địa điểm : 179 Đường Trần Phú – Phường Ba Đình – Thị xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hoá.
Số điện thoại : 037.824.421 – 037.825.573
Số Fax : 037.824.220
Email : LiLama 5 @ hn. vnn.vn.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy.
* Số Cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong danh sách thường trực của Công ty 934 người.
* Ban lãnh đạo Công ty gồm:
- 01 Giám đốc kiêm Bí thư Đảng uỷ Công ty.
- 03 Phó Giám đốc (02 phó Giám đốc phụ trách thi công; 01 Phó Giám đốc phụ trách Kinh tế – kỹ thuật; Vật tư – Xe máy).
- 01 Kế toán Trưởng.
* Khối cơ quan Công ty gồm 05 phòng ban nghiệp vụ.
- Phòng Tổ chức – Hành chính.
- Phòng Kinh tế – Kỹ thuật – Tiếp thị.
- Phòng Kế hoạch – Vật tư – Quản lý máy.
- Phòng Tài chính – Kế toán.
- Ban Y tế.
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty lắp máy và xây dựng số 5
1. Công tác phòng tổ chức – hành chính.
1.1. Công tác tổ chức lao động.
*. Tiếp nhận và tuyển dụng lao động.
- Thực hiện thông tư 16/ LĐ TBXH – TT ngày 5/9/1996 của Bộ Trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội. Hướng dẫn việc thực hiện nghị định số 72 CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ về việc tuyển lao động. Người lao động muốn xin vào làm việc tại Công ty phải có hồ sơ đầy đủ theo quy định gửi về phòng tổ chức Công ty. Căn cứ vào yêu cầu công việc Giám đốc quyết định. Đối với lao động ngoài Tổng Công ty muốn xin vào làm việc, thì phải có hội đồng kiểm tra tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia thử việc từ 1 đến 3 tháng. Người lao động được vào làm việc chính thức khi có quyết định tiếp nhận và điều động của Giám đốc Công ty phải đảm bảo có Hồ sơ gốc, quyết định cho chuyển, giấy thôi trả lương, sổ lao động, sổ bảo hiểm lao động, xác nhận thu nộp bảo hiểm xã hội của Cơ quan bảo hiểm nơi chuyển đến.
- Đối với cán bộ, kỹ sư khi được tiếp nhận vào làm việc tại Công ty phải nộp Bằng tốt nghiệp gốc để Công ty kiểm tra và lưu giữ trong thời gian làm việc tại Công ty. Khi nào cá nhận được Giám đốc cho chuyển công tác hoặc nghỉ việc thì Công ty sẽ trả lại.
*. Chuyển công tác.
- Tất cả CBCNV là nam giới nếu có nguyện vọng chuyển công tác sang đơn vị khác đều phải nộp phí đào tạo thực tế. Mỗi năm công tác tại Công ty phải nộp từ 800.000 đến 1.000.000đ. Lãnh đạo Công ty sẽ xem xét và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để đưa ra mức phí buộc phải nộp.
- Thời gian công tác để tính bồi thường:
+ Công nhân được tiếp nhận vào công ty dưới 3 năm thì không phải bồi thường. Từ 3 năm trở lên thì phải bồi thường, thời gian bồi thường tính từ năm thứ nhất.
+ Cán bộ, nhân viên có trình độ từ trung cấp trở lên được tiép nhận vào Công ty dưới 1 năm thì không phải bồi thường. Từ 1 năm trở lên thì phải bồi thường.
- Đối với CBCNV là nữ giới nếu có nguyện vọng chuyển công tác thì Công ty ưu tiên cho chuyển và không phải nộp phí đào tạo thực tế, đào tạo nghề.
- Đối với CBCNV do ngành Lắp máy bỏ kinh phí đào tạo nghề, nếu muốn chuyển sang ngành khác thì ngoài việc nộp kinh phí đào tạo thực tế còn phải nộp tiền đào tạo nghề trước khi giải quyết cho chuyển.
- Trường hợp cả 2 vợ chồng đều là CBCNV của Công ty, nếu chồng có nguyện vọng chuyển công tác thì phải chuyển cả vợ, nếu vợ không chuyển thì Công ty sẽ tăng mức bồi thường của người chồng lên gấp 3 lần so với quy định.
- Nếu CBCNV nào có nguyện vọng xin chuyển sang đơn vị khác thuộc nội bộ TCT Lắp máy Việt Nam thì làm đơn, Lãnh đạo Công ty sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể và chỉ giải quyết cho chuyển sau khi đã có sự thoả thuận giữa lãnh đạo hai bên.
- Phòng Tổ chức – Hành chính tiếp nhận đơn xin chuyển công tác của CBCNV để trình Giám đốc xem xét giải quyết.
1.2. Công tác nâng bậc lương và thi nâng bậc hàng năm.
- Chế độ nâng bậc lương hàng năm cho công nhân viên chức thực hiện theo thông tư số: 05/ LĐTBXH – TT ngày 22/ 3/1995 của Bộ lao động thương binh và xã hội.
- Vào đầu tháng 9 hàng năm các phòng ban, đơn vị sản xuất căn cứ vào tiêu chuẩn nâng bậc lương lập danh sách CBCNV đủ tiêu chuẩn nâng bậc gửi về phòng Tổ chức Công ty để hội đồng nâng bậc lương xét duyệt. Đối với công nhân nghề các loại việc tổ chức thi nâng bậc tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của Công ty Hội đồng thi nâng bậc sẽ có quyết định cụ thể thời gian thi.
- Hàng năm Giám đốc Công ty tổ chức xét thưởng trước bậc lương cho các cán bộ công nhân vien chức có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và lao động sản xuất (Hội đồng xét thưởng trước bậc lương chỉ xét thưởng lên trước một năm theo thời hạn của ngạch bậc lương CBCNV hưởng).
1.3. Công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể
*Công tác tiền lương.
- Tất cả các bảng chấm công thanh toán lương hàng tháng cho CBCNV trong Công ty phải gửi về phòng Tổ chức để cán bộ theo dõi chế độ tiền lương trình Giám đốc ký.
- Các đơn vị nhận khoán gọn các bản khoán phải có chữ ký của Giám đốc và phòng kỹ thuật. Đơn vị sản xuất phô tô làm 2 bản gửi về phòng Tổ chức vào ngày mùng 10 đến 20 tháng liền kề để duyệt và theo dõi. Bảng lương phải ghi đầy đủ, chính xác họ và tên, danh điểm, nghề nghiệp, bậc lương để các phòng ban chức năng tiện theo dõi và trả lương, thưởng, bảo hiểm xã hội được chính xác. Đơn vị nào chấm công sai đơn vị dó chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
- Cán bộ tiền phải víêt vào sổ cấp lương, thẻ lương cho CBCNV trong Công ty đủ đúng họ, tên. bậc lương và các khoản phụ cấp được hưởng.
- Cán bộ công nhân viên phòng ban trong Công ty phải hoàn thành nhịêm vụ được giao và các đơn vị phải bình hệ số A, B, C khi chấm công.
- Căn cứ vào lợi nhuận hàng quý Công ty sẽ điều chĩnh hệ số lương khối cơ quan cho phù hợp.
- Việc chia lương ở các đội công trình thực hiện chia theo hệ số A, B, C.
- Đối với các đội công trình hưởng lương khoán: Tất cả Đội trưởng kỹ thuật đội sản xuất và đội công trình đều hưởng lương khoán theo đội. Nếu thời gian đôị không có việc làm thì Đội trưởng và Kỹ thuật tuỳ thuộc vào Công tác bàn giao và hoàn chĩnh hồ sơ thanh quyết toán Công trình Giám đốc sẽ hỗ trợ thêm một phần tiền lương nào đó.
- Tất cả các công nhân có tay nghề giỏi khi không có việc nếu gia đình gặp nhiều khó khăn Công ty sẽ ưu tiên với mức lương tối thiểu nào đó để hỗ trợ gia đình.
- Tiền lương phép, tiền lương ngày nghỉ lễ, nghĩ tết đều được khoán trong lương sản phẩm vì vậy Công ty không trả lương phép, lương nghỉ lễ, tết cho các đơn vị nhận khoán sản phẩm.
* Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).
- BHXH: Căn cứ vào bảng lương mà các đơn vị sản xuất chấm công để chia lương. Người lao động có thời gian làm việc đủ 20 công/ tháng trở lên (Nhưng tiền lương thu nhập ít nhất phải đảm bảo bằng lương cơ bản) thì trích nộp BHXH 5% và BHYT 1% tiền lương cơ bản. Nừu người lao động có thời gian làm việc dưới 20 công/ tháng thì phải tự đóng BHXH và BHYT bằng 23% tiền lương cơ bản (Trong đó BHXH là 20% và BHYT là 3%). Những tháng dưới 20 công sẽ được cộng dồn để tính trừ BHXH, BHYT.
- CBCNV bị ốm đau thì BHXH và BHYT đã chi trả, do đó cá nhân phải nộp BHXH và BHYT bằng 23% tiền lương cơ bản trong tháng nghỉ ốm.
- ở các phòng ban, đơn vị sản xuất nếu có CBCNV nào nghỉ với lý do ốm đau, tai nạn lao động từ 03 ngày trở lên thì đơn vị phải có trách nhiệm báo về phòng Tổ chức hành chính để tiện việc theo dõi (Chứng từ thanh toán chế độ ốm đau, tai nạn lao động phải thông qua bệnh xá Công ty).
- Đối với CBCNV nghỉ không có việc làm muốn tham gia BHXH thì hàng quý phải về phòng Tài vụ nộp tiền BHXH để Công ty nộp cho cơ quan BHXH. Nếu không Công sẽ chịu trách nhiệm về quyền lợi BHXH của cá nhân, trước khi CBCNV đi làm phải thanh toán tiền BHXH trong thời gian nghỉ không có việc làm với Công ty, lúc đó phòng Tổ chức mới giao quyết định điều động.
* Bảo hiểm thân thể.
- Kể từ năm 2002 tiền Bảo hiểm thân thể CBCNV tự nguyện đăng ký tham gia Công ty căn cứ vào danh sách đăng ký để trừ vào lương của từng cá nhân, mọi quyền lợi về Bảo hiểm thân thể cá nhân được hưởng 100%.
1.4.Công tác đề bạt cán bộ và thông qua cơ cấu tổ chức ở các đơn vị sản xuất.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn, khả năng, năng lực và trình độ của cán bộ. Giám đốc, thương vụ đảng uỷ và Chủ tịch công đoàn Công ty họp bàn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định giao nhiệm vụ cho cá nhân được bổ nhiệm.
- Các đơn vị: Đội sản suất, Đội công trình, Nhà máy, Xí nghiệp mới được thành lập trước khi điều hành hoạt động, đồng chí thủ trưởng đơn vị phải trình sơ đồ tổ chức, phân công nhiệm vụ chủ chốt cho các cá nhân ở đơn vị với ban lãnh đạo Công ty đồng ý mới đi vào hoạt động. Đơn vị nào sai nguyên tắc phải chịu kỹ luật trước Giám đốc Công ty.
1.5 Công tác hành chính.
- Việc soạn thảo văn bản phải đúng quy định. Các văn bản sau khi được Giám đốc duyệt mới được đánh máy, hoặc đánh vi tính. Mọi văn bản khi đóng dấu cán bộ văn thư phải vào sổ công văn.
- Việc sử dụng con dấu của Công ty phải làm đúng nội quy, quy định của Giám đốc Công ty đề ra.
- Công văn đến, công văn đi, công văn nội bộ phải được lưu và ghi vào sổ, công văn phải được giữ bí mật.- Việc sử dụng phòng họp, hội trường, nhà khách và các công trình công cộng khác. Đơn vị nào có nhu cầu sử dụng viết yêu cầu gửi về phòng Tổ chức hành chính (có kèm theo thời gian, số người và ngày sử dụng). Phòng trình Giám đốc, Giám đốc đồng ý mới được cho sử dụng.
- Về nhà ở, điện nước sinh hoạt, cá nhân có nhu cầu sử dụng phải làm hợp đồng với Công ty và nộp tiền đầy đủ.
- Mọi trang bị Hành chính trong Công ty phải được Giám đốc đồng ý ký duyệt mới được mua. Các đơn vị trong Công ty có nhu cầu thì lập dự trù gửi về phòng Tổ chức hành chính. Phòng trình Giám đốc, Giám đốc duyệt phong mới triển khai đi mua cấp phát cho đơn vị và ghi vào sổ theo dõi. Văn phòng phẩm của Công ty, phòng Tổ chức Hành chính lập dự trù hàng tháng, quý và năm trình Giám đốc duyệt, trên cơ sở đó cán bộ hành chính đi mua cho từng tháng, trường hợp mua ngoài dự trù phải được Giám đốc đồng ý mới được mua.
1.6. Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật.
* Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật.
- Trong quá trình lao động sản xuất nếu Tập thể, cá nhân nào có thành tích xuất sắc, đột suất trong việc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đưa vào áp dụng trong sản xuất có hiệu quả thì đơn vị hoặc cá nhân lập danh sách kèm theo bản thuyết minh sáng kiến, sáng chế và văn bản đề nghị khen thưởng gửi về thường trực thi đua Công ty để báo cáo Hội đồng thi đua khen thưởng (TĐKT) Công ty xét khen thưởng.
- Các đơn vị Phòng ban, đơn vị trong Công ty tham gia ký giao ước thi đua hoặc sau khi Công ty phát động thi đua. Sau mỗi đợt ký giao ước thi đua đó các Phòng ban, đơn vị căn cứ vào hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành công việc để làm văn bản đề nghị khen thưởng, gửi về thường trực thi đua Công ty để tổng hợp báo cáo Hội đồng TĐKT Công ty xét khen thưởng.
* Công tác Kỹ luật lao động.
- Khi trong Công ty có các cá nhân hoặc tập thể vi phạm kỷ luật Lao động, an toàn lao động thì đơn vị có người vi phạm phải chịu trách nhiệm lập biên bản ban đầu, hoàn tất hồ sơ vi phạm gửi về phòng Tổ chức hành chính để thụ lý, tổng hợp và kiểm tra xác minh. Khi đầy đủ điều kiện, chứng cứ và thủ tục thì cán bộ phụ trách báo cáo trưởng phòng và trình Giám đốc xin ý kiến chỉ đạo.
- Các hình thức kỹ luật được áp dụng theo quy định của Nội quy lao động và Bộ luật lao động hiện hành, hình thức kỹ luật đã được Hội đồng kỹ luật xét phải được thực thi ngay.
2. Công tác phòng Kinh tế – Kỹ thuật – Tiếp thị.
2.1. Công tác Kinh tế – Kỹ thuật.
* Các bộ phận của phòng Kinh tế – Kỹ thuật có trách nhiệm:
- Kết hợp cùng đội công trình (đơn vị thi công) lập và duyệt dự toán xây lắp công trình theo khối lượng thiết kế và nội dung công việc đã ghi trong hợp đồng. Và làm dự toán khoán gọn công việc theo quy chế của Công ty cho đội công trình.
- Kiểm tra tập hợp toàn bộ hồ sơ kỹ thuật đã được kỹ thuật bên A và đại diện của bên A (chủ đầu tư) xác nhận để làm cơ sở tổng hợp khối lượng nhằm:
Thanh toán lương từng tháng và quyết toán lương cho đội công trình.
Lắp đơn giá để ứng tiền theo giai đoạn và thanh quyết toán hoặc thanh lý hợp đồng với chủ đầu tư khi công trình hoàn thành.
- Cán bộ kỹ thuật giám sát công trình, cán bộ phụ trách bộ môn kinh tế của phòng kinh tế – kỹ thuật cùng với Đội trưởng đội công trình có trách nhiệm thanh quyết toán công trình dựa theo khối lượng đã được chủ đầu tư (bên A) xác nhận để quyết toán khoán gọn cho đội không chậm quá 01 tháng và thanh quyết toán thu hồi vốn với chủ đầu tư không chậm quá 03 tháng kể từ khi nhận được biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
* Đối với Đội công trình hoặc Đội sản xuất trực thuộc:
- Kỹ thuật đội công trình hoặc đội sản xuất trực thuộc có trách nhiệm làm dự toán các công việc mà đội mình thực hiện gửi về phòng kinh tế kỹ thuật Công ty để cùng làm dự toán khoán gọn cho đội.
- Làm hồ sơ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật công trình, trình kỹ thuật A và người có thẩm quyền của bên A ký xác nhận.
- Lập và tập hợp các biên bản chạy thử, bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng gửi về phòng kinh tế – kỹ thuật để tổng hợp khối lượng thanh quyết toán công trình cho đội và chủ đầu tư.
2.2. Công tác tiếp thị.
*Toàn thể cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC) trong công ty đều có quyền than gia tiếp thị tìm kiếm việc làm cho Công ty. CBCNVC trong Công ty tìm kiếm được việc lámẽ có phần trăm trích thưởng theo tỷ lệ sau:
- Giá trị hợp đồng từ 500 triệu – 2 tỷ đồng sẽ được trích: 1,5%.
- Giá trị hợp đồng từ 2 tỷ đồng trở lên sẽ được trích : 1%.
(Trừ các lãnh đạo từ Trưởng, phó phòng trở lên không được trích thưởng).
* Khi nhận được thông tin mời thầu các dự án. Phòng kinh tế – kỹ thuật có trách nhiệm xin ý kiến lãnh đạo Công ty để tham gia dự thầu.
* Khi làm biện pháp thi công, hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của thư mời thầu phòng kinh tế – kỹ thuật phải bóc tách khối lượng chính xác, lắp và áp dụng đơn giá thật chính xác, tính toán có hiệu quả kinh tế, hồ sơ phải có tính thuyết phục cao. Giá thầu phải được giữ bí mật.
*Tất cả những người tham gia công tác tiếp thị phải giữ bí mật, các số liệu, đơn giá của Công ty cũng như Tổng Công ty và không được làm mất uy tín đối với các đối tác.
3.Phòng Kế hoạch – Vật tư – Quản lý máy.
3.1 Công tác kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm là định hướng cho nhiệm vụ sản xuất và phát triển kinh tế. Kế hoạch sản xuất được xây dựng trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch của các năm qua, năng lực sản xuất hiện có và các công trình, hạng mục công trình dự kiến triển khai thi công trong năm, về khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng, trên cơ sở đó để xác định giá trị sản xuất kinh doanh, giá trị doanh thu hàng năm của Công ty.
3.2. Công tác vật tư.
*Vật tư mua về:
- Thực hiện theo quy định số 232/ GĐCT ngày 14/ 4/ 2004 của Giám đốc Công ty.
- Dựa vào bản dự trù vật tư của các dự án do phòng Kinh tế – Kỹ thuật. Hoặc đội công trình bóc tách từ bản vẽ thiết kế hoặc do chủ đầu tư yêu cầu mà đã được Giám đốc Công ty ký duyệt. Phòng kế hoạch – vật tư làm bản yêu cầubáo giá và cung cấp vật tư gửi đến các nhà thầu phụ thường xuyên cung cấp vật tư cho Công ty. Để các nhà thầu phụ gửi báo giá đến.
- Khi các nhà thầu phụ gửi báo giá đến phòng Kế hoạch – vật tư
có trách nhiệm tập hợp lại trình Hội đồng xét giá của Công ty. Hội đồng sẽ xem xét và lựa chọn nhà thầu phụ nào phù hợp mọi điều kiện và yêu cầu tiến độ mà Công ty đưa ra. Khi đó phòng Kế hoạch – vật tư làm đơn đặt hàng gửi đến nhà thầu phụ đã được chọn.
- Vật tư mua về phải đảm bảo được đúng chủng loại, chất lượng theo yêu cầu của đơn đặt hàng. Và phải được Hội đồng nghiệm thu của Công ty kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận có đầy đủ chứng chỉ chất lượng hàng hoá của nhà sản xuấtthì số lượng hàng hoá đó mới được phép nhập kho, xuất ra sử dụng và cũng mới có giá trị thanh toán.
* Nhập, xuất vật tư và thiết bị.
- Bộ phận thống kê của phòng Kế hoạch vật tư phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
Phòng Kế hoạch Vật tư viết phiếu nhập theo hoá đơn, chứng từ, hoặc bản kê quy định của tài chính mà đã được phòng Tài chính – Kế toán kiểm tra, Giám đốc ký nhập. Các chứng từ, hoá đơn phải trùng với bản kiểm nghiệm vật tư.
Viết phiếu xuất theo số lượng, khối lượng trong bản yêu cầucung cấp vật tư thiết bị mẫu số (FI 15 – 01 03) đã được Giám đốc duyệt.
Hàng hoá xuất ra phải được cập nhật hàng ngày để thuận tiện cho việc theo dõi lượng xuất và tồn kho và phải phù hợp theo biểu FI 03 – 01 01, FP 06 – 01.
Thường xuyên báo cáo số lượng, khối lượng vật tư tồn kho và những yêu cầu vật tư cần thiết phục vụ cho thi công với phụ trách bộ phận.
* Cấp phát vật tư, thiết bị.
- Thủ kho có trách nhiệm bố trí, sắp xếp hàng hoá có trong kho một cách khoa học để thuận tiện cho việc cấp phát hàng. Hàng hoá xếp đặt trong kho phải đảm bảo gọn gàng, khô giáo, thoáng dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm.
- Thiết bị vật tư nhập, xuất vào hoặc ra khỏi kho phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn và đủ chữ ký, của những bộ phận theo quy định của Công ty. Hoá đơn viết ngày nào thì xuất kho ngày đó.
- Thủ kho không được tự động cho bất cứ người nào không có trách nhiệm vào kho khi chưa có ý kiến của Giám đốc hoặc Trưởng phòng.
- Thủ kho phải thường xuyên báo cáo tình trạng hành hoá trong kho mình quản lý với Trưởng phòng.
3.3. Công tác Quản lý máy.
* Công tác quản lý và điều động:
- Toàn bộ phương tiện, xe, máy thiết bị thi công phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh của Công ty do bộ phận quản lý máy thuộc phòng kế hoạch – vật tư và quản lý máy, điều phối theo yêu cầu thi công của các dự án đã được Giám đốc duyệt và bộ phận này có trách nhiệm.
- Lưu trữ hồ sơ, lý lịch đầy đủ của từng loại xe máy, thiết bị phương tiện thi công của Công ty.
- Lên kế hoạch tiến độ kiểm tra, bảo dưỡng sữa chữa theo quy định cho toàn bộ phương tiện máy móc thiết bị thi công. Và phải ra quy định chặt chẽ cho việc sử dụng vận hành.
- Khi điều động, bàn giao thiết bị phương tiện thi công cho các đơn vị thi công phải có biên bản bàn giao tình trạng thiết bị. Nhưng thiết bị đó nhất thiết phải đầy đủ điều kiện hoạt động được và phải hướng dẫn nguyên lý làm việc, phương pháp vận hành.
* Công việc sử dụng và vận hành: Đối với Xe Ô tô. Công nhân lái xe phải là công nhân có tay nghề từ bậc 2 trở lên mới được giao xe. Khi được nhận xe lái xe phải có trách nhiệm bảo quản, vận hành đúng theo quy định trong quá trình vận hành nếu gây ra sự cố hỏng hóc, tai nạn thì phải bồi thường mọi thiệt hại nếu xét thấy lái xe nào không đủ điều kiện để lái xe thì sẽ không giao xe nữa.
* Quy định đối với các thiết bị nâng (các loại cẩu):
- Công nhân lái cẩu phải có trình độ tay nghề bậc 4/7 trở lên mới được nhận cẩu và lái chính. Các công nhân lái cẩu phải có bằng phù hợp của cẩu mới được vận hành, sử dụng.
- Công nhân vận hành cẩu phải đảm bảo thao tác, vận hành đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật đã quy định cho cẩu. Nừu trong quá trình vận hành công nhân để xẩy ra sự cố hỏng hóc, tai nạn thiệt hại đến tài sản, thiết bị và phụ tùng thì công nhân đó phải chịu bồi thường và chịu mọi trách nhiệm do hậu quả gay ra.
* Lái cẩu có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩu mà mình được giao trách nhiệm vận hành tuyệt đối không được đưa cảu cho người khác vận hành khi chưa có ý kiến của lãnh đạo Công ty.
4. Phòng Tài chính – Kế toán.
4.1. Quản lý hồ sơ và quỹ tiền mặt.
* Tất cả các chứng từ thu, chi Kế toán, thủ quỹ đều phải cập nhật trong ngày đến 16 giờ Kế toán chi tiết phải tập hợp chứng từ giao cho kế toán tổng hợp để vào máy vi tính lưu trữ chứng từ.
* Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về các báo cáo theo quy định của tài chính, chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của số liệu báo cáo, tăng cường đối chiếu giữa các kế toán chi tiết phát hiện những sai sót và lập tờ kê trình kế toán Trưởng điều chĩnh cho phù hợp.
* Tất cả các khoản ứng tiền đi mua vật tư, hàng hoá đều phải có hợp đồng báo giá của bên bán thì người tiếp liệu mới được làm thủ tục ứng tiền.
* Cần thành lập tổ giá để theo dõi giá cả theo thời điểm của nhà nước thông báo quy định và duyệt giá đối với những trường hợp mua bán hàng hoá vật tư, tài sản.
* Đối với những lô hàng lớn có giá trị từ 200 triệu đồng khi mua, bán cần tổ chức đấu thầu để làm hạ giá thành hàng nhập và tăng giá trị đối với những hàng bán ra.
* Khi tiếp liệu đưa hàng hoá về nhập kho phải có hoá đơn giá trị gia tăng theo quy định của Bộ tài chính hợp lý, hợp lệ, phải có biên bản kiểm nghiệm vật tư về chất lượng hàng hoá mới được làm thủ tục thanh toán nhập kho. Chứng từ thanh toán về phải trả ngay cho phòng Tài chính kế toán, nếu quá 03 tháng thì chứng từ sẽ không được thanh toán theo chế độ Nhà nước quy định.
4.2.Về công tác quản lý tài sản.
* Thủ kho là người chịu trách nhiệm về quản lý hàng hoá, vật tư, tài sản nên phương thức cũng như quản lý về tiền mặt. Phải cập nhật sổ sách và rút số dư cuối ngày. Đối với hàng hoá nhập kho thủ kho phải tuân thủ theo quy định thì thủ kho mới làm thủ tục nhập. Thành phần của ban kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá bao gồm cán bộ Kỹ thuật, thống kê, kế toán theo dõi, thủ kho. Hội đồng kiểm nghiệm do đồng chí Trưởng phòng kinh tế Kỹ thuật làm Trưởng ban, trường hợp đối với những lô hàng lớn thì có thành phần của kế toán Trưởng tham gia. Biên bản kiểm nghiệm phải được ghi rõ ràng về số lượng đủ hay thiếu, về chất lượng tốt hay xấu.
* Khi thống kê viết phiếu xuất hàng phục vụ thi công phải có sổ cấp hàng do Giám đốc duyệt cấp và căn cứ vào chủng loại vật tư, hàng hoá viết phiếu xuất cho phù hợp với từng tài khoản kế toán quy định.
5. Ban Y tế.
* Dựa trên số tiền thực tế mà Bảo hiểm Y tế cấp trở lại cho đơn vị, đồng chí Bệnh xá trưởng lập kế hoạch dự trù mua các chủng loại thuốc từng tháng, từng quý trình Giám đốc – Giám đốc đồng ý ký duyệt lúc đó mới tiến hành đi mua.
*Thuốc mua về phải làm hoá đơn nhập cho thủ kho thuốc.
* Thủ kho thuốc chỉ xuất thuốc cấp ra khi có đầy đủ hoá đơn chứng từ.
* Các hoá đơn xuất thuốc không có chữ ký của Giám đốc cuối kỳ không có giá trị thanh toán.
* Mọi chế độ ốm đau, thai sản của CBCNV trong Công ty đồng chí Bệnh xá trưởng phải cấp đúng theo quy định của BHYT và BHXH đề ra nếu cấp sai phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty.
* Hàng năm đồng chí phụ trách Y tế lập kế hoạch khám sức khoẽ định kì cho CBCNV trong Công ty và trình Giám đốc. Khi giám đốc đã phê duyệt đồng chí phụ trách Y tế tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch và khám trèo cao theo yêu cầu của Giám đốc.
6.Khối sản xuất gồm:
- 02 Nhà máy:
+ Nhà máy sản xuất Tấm lợp Tôn mạ màu và xà gồ - Đóng tại khu Công nghiệp Lễ môn – Thanh Hoá.
+ Nhà máy Chế tạo thiết bị và sản xuất que hàn - đóng tại Thị xã - Hà tĩnh tỉnh Hà Tĩnh.
- 01 Xưởng chế tạo thiết bị và kết cấu thép - đóng tại Phường Bắc Sơn thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá.
- 01 Xưởng sản xuất Tấm lợp FiPrô xi măng – tại Phường Ba Đình – thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá.
- 01 Ban quản lý dự án xây dựng Nhà máy Que hàn chất lượng cao.
- 11 Đội công trình và Đội sản xuất trực thuộc (đang thi công tại các công trình trên địa bàn các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung)
7. Trình độ Cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC).
- Cán bộ có trình độ đại học là: 54
- Cán bộ có trình độ cao đẳng là: 74
- Cán bộ Sơ cấp : 08
- Nhân viên Bảo vệ : 19
- Công nhân Kỹ thuật : 769
. Lao động phổ thông : 19
8.Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập.
- Xây dựng công trình đường dây vận tải điện, trạm biến thế, lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình xây dựng nhà ở, tranh trí nội thất. Sản xuất phụ tùng cấu kiện kim loại cho xây dựng: Sản xuất vật liệu xây dựng gồm Gạch lát, tấm lợp, đá ốp lát, đất đèn, ô xy, que hàn. Kinh doanh vật tư thiết bị vật liệu xây dựng. Đào đắp đất đá, thi công các loại móng công trình, xây lắp các kết cấu Công trình.
- Lắp đặt thiết bị điện, nước thông dụng, thiết bị động lực, điều khiển, chiếu sáng, tự động hoá, đường dây và trạm biến áp điện.
- Gia công, chế tạo, lắp đặt kết cấu, phụ kiện phi tiêu chuẩn, bình, bể áp lực bằng kim loại.Tháo, dỡ vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.
- Kiểm tra chất lượng công trình bằng thiết bị siêu âm, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến 6KV.
- Hoàn thiện xây dựng, trang trí nội, ngoại thất và tạo kiến trúc cảnh quan công trình. Lắp đặt cấu kiện xây dựng và thiết bị các công trình công nghiệp, dân dụng nhóm B. Xây dựng đường dây và trạm biến áp điện trung, cao áp. Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp nhóm B. Xây dựng các công trình giao thông có quy mô đến nhóm B. Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có quy mô nhóm B.
- Chế tạo lắp đặt bình bể chứa gas.
- Lắp đặt đường ống áp lực, đường ống công nghệ các loại.
- Chế tạo thiết bị lò hơi, sữa chữa lò hơi có áp lực 200kg/ cm2.
- Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu đô thị.
- Kinh doanh bất động sản và nhà ở.
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lắp máy và xây dựng số 5
Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty (trong 3 năm liền kề)
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
1
Giá trị sản lượng
77.146
77.833
81.710
2
Doanh thu
33.628
41.127
53.578
3
Vốn kinh doanh (vốn Nhà nước)
5.740
5.740
5.740
Trong đó:
- Vốn ngân sách
4.274
- Tự tích luỹ
1.465
4
Lợi nhuận trước thuế
-1.699
5
Lợi nhuận sau thuế
-1.699
6
Số lao động (người)
945
7
Thu nhập bình quân 01 tháng
0,85
* Công tác tổ chức lao động gồm:
- Tiếp nhận và tuyển dụng lao động.
- Chuyển công tác.
- Hợp đồng lao động.
- Điều động các bộ công nhân viên.
* Công tác lưu trữ và bổ sung hồ sơ.
* Công tác nâng bậc lương và thi nâng bậc hàng năm.
* Công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể gồm:
- Công tác tiền lương.
- Công tác Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT).
- Bảo hiểm thân thể cá nhân.
*Công tác đề bạt cán bộ và thông qua cơ cấu tổ chức ở các đơn vị sản xuất.
* Công tác hành chính.
II. Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Năm 2005 là năm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhộn nhịp và sôi động nhất so với 4 năm trước. Khối lượng công việc nhiều, chất lượng đòi hỏi cao, tiến độ gấp rút. Xác định nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm 2005.
Với tinh thần đó năm 2005 Công ty đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
- Giá trị sản lượng đạt:153,943 tỷ đồngSo với năm 2004 bằng:125%
- Doanh thu đạt : 61,219 tỷ đồngSo với năm 2004 bằng: 106%
- Nộp ngân sách Nhà nước: 2,3 tỷ đồng.
- Nộp Bảo hiểm xã hội: 2,2 tỷ đồng.
- Tổng lợi nhuận trước thuế: 612 triệu.
- Lao động bình quân: 1.100.000 đồng người/ tháng.
- Thu nhập bình quân: 1.250.000 đồng người/ tháng.
* Các công trình thi công trong năm.
- Chế tạo, Lắp đặt Nhà máy Xi măng Sông Gianh – Quãng Bình.
- Chế tạo, Lắp đặt Nhà máy Xi măng Hải Phòng mới.
- Chế tạo, Lắp đặt Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng.
- Chế tạo, Lắp đặt Nhà Trung tâm Hội Nghị Quốc gia.
- Lắp đặt Nhà máy Ô tô VEAM Thanh Hoá.
- Lắp đặt trạm biến áp 220 KV Bắc Ninh và Việt Trì.
- Sữa chữa lớn nhỏ Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Tam Điệp, Hoàng Mai.
- Sản xuất Tấm lợp, Tôn mạ màu.
- Đầu tư Xây dựng Nhà máy que hàn chất lượng cao tại Hà Tĩnh.
Thu nhập của người lao động và đời sống CBCNV ổn định, hàng tháng trả lương kịp thời và tới tận tay người lao động.
- Về Y tế chăm sóc sức khoẽ cho CBCNV được duy trì 100% CBCNV đều được Công ty mua Bảo Hiểm Y Tế và khám sức khoẻ định kỳ.
- Trong năm động viên CBCNV tiết kiệm từ 1- 4 ngày công ủng hộ đồng bào ở các vùng bị thiên tai, lũ lụt và ủng hộ người nghèo với tổng số tiền ủng hộ là 20 triệu đồng.
III. Hệ thống các vấn đề hiện nay ở cơ sở đang nghiên cứu và giải quyết.
1. Tổ chức sắp xếp lại các phòng ban 1 cách hợp lý để nâng cao hiệu quả công việc.
- Sắp xếp lại các phòng ban một cách khoa học, theo đúng chức năng của từng phòng. Để từ đó phát huy được hiệu quả làm việc của từng phòng. Tức là sắp xếp lại sao cho có sự chuyên môn hoá, song bên cạnh đó còn phải có sự hợp tác giữa các phòng ban một cách chặt chẽ.
- Bố trí công việc các phòng ban tránh sự chồng chéo nhau, gây ảnh hưởng đến nhau. Phải tổ chức sắp xếp lại sao cho gọn nhẹ, dễ quản lý. Để cho thông tin từ trên xuống dưới nhanh, không bị sai lệch còn thông tin từ dưới lên trên thì kịp thời và được giải quyết nhanh.
2. Bố trí lao động trên các công trường phù hợp để giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động để tăng tiền lương.
- Cần phải bố trí sao cho hợp lý, đúng người, đúng việc hợp với khả năng, sở trường của từng người. Từ đó mới có thể phát huy được hiệu quả công việc, năng suất được nâng cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- Bố trí đủ số người cho những công việc nhất định, chỗ nào cần 5 người thì chỉ bố trí đúng 5 người, để công việc được chôi chảy, tránh tình trạng vướng nhau trong lúc thực hiện công việc.
- Bố trí sắp xếp lao động trên công trường phù hợp với từng công việc và điều kiện kỹ thuật. Với từng công việc khác nhau thì cần các loại công nhân nhất định với một tay nghề hợp lý, để phát huy hiệu quả công việc. Tránh tình trạng người bậc thấp lại cho làm công việc quá cao và ngược lại. Với những điều kiện kỹ thuật khác nhau thì cần bố trí sao cho hợp lý, để sử dụng tối đa năng suất máy móc một cách hiệu quả, tránh xẩy ra tai nạn do sử dụng máy không thành thạo.
3. Tăng cường công tác quản lý vật tư nâng cao hiệu quả xử dụng xe cẩu trên công trường để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
- Lập dự toán thi công sát với thực tế gồm:
+ Định mức: Định mức sát với thực tế, dựa vào tài liệu sát với thực tế. Tức là căn cứ vào thực tế để xây dựng mức cho chính xác và công bằng.Xây dựng mức phải phù hợp, không quá căng, mà cũng không quá trùng để người lao động có thể đạt được mức với sức lao động của mình.
+ Đơn giá xe cẩu: Đơn giá xe cẩu phải sát với thực tế, tức là phải phù hợp với giá của thị trường. Cấp nhiên liệu theo đúng định mức nhưng phù hợp với điều kiện thực tế các phương tiện xe, cẩu của Công ty. Và phải đúng mục đích sử dụng.
+ Đơn giá vật liệu, khối lượng vật liệu: Đơn giá vật liệu cần phải chính xác, tránh tình trạng đội giá. Phải có bản báo giá đúng với thị trường, căn cứ trên giá thị trường để mua nguyên vật liệu. Khối lượng vật liệu phải hợp lý so với khối lượng công việc, không được để thiếu, nhưng cũng không quá thừa. Bên cạnh đó cũng cần phải bảo vệ và bảo quản nguyên vật liệu tránh tình trạng thất thoát, hao màn nguyên vật liệu.
PHầN 2: Tìm hiểu những vấn đề đổi mới và hướng phát triển trong thời gian tới.
I. Vấn đề đổi mới.
- Công ty Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần hoạt động theo quy chế Công ty cổ phần.
Sơ đồ tổ chức – Công ty cổ phần LILAMA 5.
II. Hướng phát triển trong thời gian tới.
- Tăng cường công tác đào tạo nhân lực cả cán bộ lãnh đạo và công nhân kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề đáp ứng với nhu cầu phát triển chung của thế giới.
+ Công tác đào tạo nhân lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo để phát huy hết khả năng lãnh đạo, tiìm hướng cho công ty phát triển. Bên cạnh đó trong thời đại ngày nay, cơ chế thị trường luôn biến động thì vấn đề đào tạo cho cán bộ lãnh đạo là rất quan trọng. Bởi nó tác động trực tiếp đến sự phát triển của công ty.
+ Công tác đào tạo công nhân kỹ thuật cũng cần phải được tăng cường, bởi nó tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Đội ngũ này trực tiếp cho ra sản phẩm, nên cần phải được đào tạo một cách cẩn thận và bài bản. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên tăng cường tay nghề bằng cách thi lên bậc.
- Tổ chức kinh doanh đa ngành nghề.
+ Đầu tư xây dựng các nhà máy Vật liệu xây dựng.
+ Nhà máy chế tạo thiết bị và sản xuất que hàn.
Trong thời đại ngày nay việc kinh doanh đa ngành nghề rất là quan trọng. Bởi nó giảm rủi ro, mà lại mở rộng được thị trường hoạt động. Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho nhau trong sản suất. Khi các nhà máy vật liệu xây dựng đi vào hoạt động thì sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho công ty khi đi xây dựng. Việc kinh doanh đa ngành nghề này cần phải được đầu tư về lâu dài, cần phải có thời gian. Song đến khi nó đi vào hoạt động thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
PHầN 3: Nghiên cứu sâu các hoạt động của phòng chức năng chuyên môn (Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương).
MỤC LỤC
PHầN I. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình hoạt Trang
động của cơ sở thực tập về các mặt……………………… 1
I. Qúa trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức
bộ máy, chức năng, nhiềm vụ của cơ sở thực tập………………………. 1
1. Quá trình hình thành và phát triển…………………………………………..… 1
2. Hệ thống tổ chức bộ máy…………………………………………………. 2
2.1 Công tác phòng tổ chức – hành chính…………………………………… 3
2.2 Công tác phòng kinh tế- kĩ thuật –tiếp thị …………………………...…. 3
2.3 Phòng kế hoạch- vật tư- quản lý máy …………………………...……… 5
2.4 Phòng tài chính kế toán…………………………………………..…….. 8
2.5 Ban y tế ………………………………………………….………….….. 9
2.6 Trình độ cán bộ công nhân viên chức………………………………...…. 9
3. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập ………………………….…….. 10
II. Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ………………………….……… 11
III. Hệ thống các vấn đề hiện nay ở cơ sở đang
nghiên cứu và giải quyết………………………………………….……… 12
1. Tổ chức sắp xếp lại các phòng ban 1 cách hợp lý để
nâng cao hiệu quả công việc………………………………………..……… 12
2.Bố trí lao động trên các công trường phù hợp để giảm chi
phí nhân công, tăng năng suất lao động để tăng tiền lương………….……..…. 12
3. Tăng cường công tác quản lý vật tư nâng cao hiệu quả xử dụng
xe cẩu trên công trường để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận……….…..…13
PHầN 2: Tìm hiểu những vấn đề đổi mới và
hướng phát triển trong thời gian tới. …………………... 13
I. Vấn đề đổi mới……………………………………………………..……….13
II. Hướng phát triển trong thời gian tới…………………………….…….. 14
PHầN 3: Nghiên cứu sâu các hoạt động của phòng chức năng chuyên môn (Phòng Tổ Chức Lao động Tiền lương)………………………………………………………………………15
I. Công tác tổ chức lao động……………………………...……………….....15
1. Tiếp nhận và tuyển dụng lao động…………………………….………………….15
2. Chuyển công tác…………………………………………………………………….15
II. Công tác nâng bậc………………………………………..……………….16
III. Công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể ………….... 17
1.Công tác tiền lương…………………………………..……………………………..17
2. Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)……………….…..18
3. Bảo hiểm thân thể…………………………………………………………………..18
IV. Công tác đề bạt cán bộ và thông qua cơ cấu tổ chức ở các đơn vị sản xuất……………………………………………………………………….……19
V. Công tác hành chính…………………………………………………..…..19
VI. Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật……………………..….…….20
1. Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật……………...…………………………20
2. Công tác Kỹ luật lao động…………………………………………………………20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC450.doc