Thực trạng hoạt động và phát triển tại Công ty may Thăng Long

Phòng KCS: tổ chức duy trì và quản lý hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm; giải quyết các phát sinh trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Phòng thiết kế: nghiên cứu thiết kế các sản phẩm, nhãn, mác, bao bì, hòm hợp, túi PE - Phòng kế hoạch: đặt ra chỉ tiêu sản xuất hàng tháng, năm điều động sản xuất, nắm bắt kế hoạch từng xí nghiệp, đôn đốc các đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu đã giao, đảm bảo đúng hợp đồng của khách hàng. - Phòng thị trường: giao dịch, đàm phán, soạn thảo các hợp đồng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm với các khách hàng trong và ngoài nước. - Phòng kho: Quản lý và cấp phát nguyên vật liệu nhập về công ty, bảo quản các thành phẩm và chờ giao hàng cho khách. - Phòng chuẩn bị sản xuất. Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên phụ liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất, ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của phụ liệu phục vụ sản xuất. - Cửa hàng thời trang:trưng bày các sản phẩm mang tính chất giới thiệu là chính. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu thị hiếu của khách hàng để xây dựng các chiến lược tìm kiếm thị trường. - Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty. Đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ khách hàng.

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động và phát triển tại Công ty may Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát về công ty may Thăng long - Tên công ty: Công ty cổ phần may Thăng Long - Tên giao dịch quốc tế: Thang Long Garment Company (Thaloga) - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần - Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty dệt may Việt Nam - Ngành, nghề kinh doanh: may mặc, gia công may mặc -Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. - Số điện thoại: 84.4.8-623372 - Fax: 84.4.268340 - Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm: 39 Ngô Quyền Hà Nội - Chi nhánh Thăng Long tại Hải Phòng: 174 Lê Lai - Ngô Quyền - Hà Nội. - Tel: 84.31.48263 I. Giới thiệu chung về công ty may Thăng Long 1. Điều kiện và hoàn cảnh ra đời: Sau khi hoàn thành cơ bản công việc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, nhân dân miền Bắc và thủ đô Hà Nội bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế - văn hoá. Nghị quyết bộ chính bị ngày 12/9/1959 khẳng định: "Phải xây dựng Hà Nội thành một thành phố công nghiệp và một trung tâm kinh tế. Thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị và chủ trương của thành uỷ Hà Nội; các cấp, các ngành Thành phố đã kết hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương để xây dựng mạng lưới công nghiệp quốc doanh. Trung ương đầu tư xây dựng một số nhà máy: Cơ khí Hà Nội, Dệt kim Đông Xuân, Cao su Sao Vàng… Nằm trong điều kiện và bối cảnh lịch sử đó, Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) chủ trương thành lập một cơ sở may mặc xuất khẩu tại Hà Nội. Ngày 15/4/1958, Bộ giao cho Tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm thành lập một nhóm nghiên cứu với nhiệm vụ là liên lạc các Ban thủ công nghiệp, các khu phố, huyện ngoại thành, nắm tình hình số lượng thợ may, số lượng máy may tư nhân để tiến tới thành lập các tổ sản xuất. Tổ chức tham quan, nghiên cứu, kinh nghiệm ở xí nghiệp may của bạn. Sử dụng một số máy may hiện có tại Tổng Công ty, tiến hành may thử một số hàng mẫu áo sơ mi, Pijama, trình bày triển lãm tại khu hội chợ Yết Kiêu nhằm mục đích vừa giới thiệu hàng vừa tham khảo ý kiến khách hàng. Sau gần một tháng chuẩn bị, ngày 08/05/1958 Bộ Ngoại thương đã chính thức ra Quyết định thành lập công ty may mặc xuất khẩu, thuộc Tổng công ty xuất khẩu tạp phẩm.Văn phòng công ty đóng tại số nhà 15 phố Cao Bá Quát - Hà Nội. Tổng số cán bộ, công nhân ngày đầu của công ty là 28 người. Đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của một công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam. Hàng của công ty xuất sang các nước Đông Âu trong phe chủ nghĩa xã hội lúc bấy giờ, báo hiệu một triển vọng và tương lai tươi sáng của ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam hiện tại, hướng tới tương lai. Trải qua những khó khăn gian khổ nhưng đã đạt được nhiều thành công qua từng chặng đường cùng thủ đô Hà Nội và cả nước Công ty may Thăng Long ngày càng phát triển và trưởng thành. Nhìn chung toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của công ty trải qua các giai đoạn cụ thể, tiêu biểu sau: * Giai đoạn 1958 - 1965: Sau khi được ký Quyết định thành lập, Ban chủ nhiệm công ty đã sớm xác định các nhiệm vụ trọng tâm và ổn định bộ máy tổ chức, phân công cán bộ thành các phòng chuyên môn (tổ chức, hành chính, kế hoạch đầu tư, tài vụ, kỹ thuật, gia công, bó cắt, thu hoá, là, đóng gói, đóng hòm). Số lượng thợ may có được là 2000 người và khoảng 1700 máy. Đến tháng 9/1958 tổng số cán bộ công nhân viên công ty lên tới 550 người. Cuối năm 1958, đầu năm 1959, phong trào thi đua sản xuất: "Nhiều nhanh, tốt, rẻ", cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành được triển khai ở nhiều xí nghiệp, nhà máy. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, công ty tiến hành thi đua. Ngày 15/12/1958, công ty hoà thành xuất sắc kế hoạch năm, so với chỉ tiêu đạt 112,8%. Năm 1959: kế hoạch công ty được giao tăng gấp 3 lần, thêm 4 sản phẩm mới: Pijama; áo mưa, áo măng tơ san, măng tô nữ. Đội ngũ công nhân chính thức của công ty tăng nhanh đến con số 1361 người; các cơ sở gia công lên đến 3 524 người. Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng hoàn chỉnh một bước. Kế hoạch sản xuất năm 1959 hoàn thành xuất sắc, đạt 102% so với kế hoạch, trang bị thêm được 400 máy chân đạp và một số công cụ khác để chuyển hướng từ gia công sang tự tổ chức sản xuất đảm nhiệm 50% kế hoạch sản xuất, và có đủ điều kiện nghiên cứu dây chuyền công nghệ hợp lý hoá nâng cao năng suất. Năm 1960: Công ty tổ chức triển lãm, giới thiệu các phương thức tổ chức sản xuất ban đầu; các công đoạn sản xuất khép kín, đặc biệt là khâu cải tiến kỹ thuật, nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm. Năm 1961: Bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất * Giai đoạn từ 1965 - 1975: Từ năm 1966 đến năm 1968, do Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Công ty bị đánh phá, các đơn vị sản xuất phân tán, số giờ ngừng việc nhiều hơn số giờ làm việc. Tuy nhiên, công nhân viên của công ty vẫn cố gắng thường xuyên bám máy, bám xưởng, khi có điện, hoặc ngay khi dứt tiếng bom đạn lại bắt tay ngay vào sản xuất. Tuy khi đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhưng 2 năm sản xuất 1967 - 1968 minh chứng cho truyền thống đấu tranh cách mạng, ngời sáng phẩm chất người công nhân may. Năm 1969 - 1972: Thực hiện phương châm gắn sản xuất với tiêu thụ, đi đôi với kinh doanh có lãi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Năm 1973 - 1975: Tình hình sản xuất có rất nhiều tiến bộ rõ rệt, tổng sản lượng tăng, hoàn thành vượt mức kế hoạch; năm 1973 đạt 100,77%; năm 1974 đạt 102,28%; năm 1975 đạt 102,27%. Chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn. Toàn bộ lô hàng xuất năm 1975 qua kiểm tra của khách hàng đạt 98,3%. * Giai đoạn 1976 - 1988: Năm 1976 - 1980: Xí nghiệp trang bị thêm 84 máy may bằng và 36 máy 2 kim 5 chỉ. Nghiên cứu chế tạo 500 chi tiết gá lắp lãm cữ gá cho hàng sơmi, đại tu máy phát điện 100 kw. Nghiên cứu cải tiến dây chuyền áo sơ mi, nghiên cứu 17 mặt hàng mới, được đưa vào sản xuất 10 loại. - Năm 1979: xí nghiệp được Bộ quyết định đổi tên mới: xí nghiệp may Thăng Long. - Năm 1982 - 1986: Đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh sản xuất gia công hàng xuất khẩu. - 12/1986: Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra ba mục tiêu kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Công ty may Thăng Long gặp nhiều khó khăn về biến động giá cả, thiếu thốn nguyên liệu… khắc phục khó khăn trên, xí nghiệp chủ động sáng tạo nguồn nguyên liệu qua con đường liên kết với UNIMEX, nhà máy dệt 8-3 và nhiều đơn vị khác. Khi thiếu nguyên liệu làm hàng xuất khẩu, xí nghiệp nhanh chóng chuyển sang làm hàng nội địa. Năm 1987, tổng sản phẩm giao nộp đạt 108,87%, hàng xuất khẩu đạt 101,77%. Chặng đường 30 năm đi qua là chặng đường đầy khó khăn thử thách: hai lần đối chọi với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi cơ quan chủ quản, 9 lần thay đổi lãnh đạo chủ chốt. Nguyên vật liệu, sản xuất luôn trong tình trạng thiếu thốn, nhưng xí nghiệp vẫn vững bước tiến lên. * Giai đoạn 1988 - 2003: Theo định hướng chiến lược của xí nghiệp, ngay từ năm 1990 xí nghiệp đã chú trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Tháng 6/1992: xí nghiệp đổi tên thành "Công ty may Thăng Long" Trong 2 năm 1993 - 1994: Công ty chú trọng mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh, đầu tư chiều sâu, tăng cường kinh doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước. Năm 1995, Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới và quan hệ hợp tác với nhiều Công ty nước ngoài. Năm 1995 so với 1994 giá trị tổng sản lượng tăng 12%; doanh thu tăng 18% , nộp ngân sách tăng 25,2% thu nhập bình quân tăng 14,4%. - Năm 1996, công ty đầu tư 6 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng, mua sắm thiết bị mới, thành lập xí nghiệp máy Nam Hải tại thành phố Nam Định. Sau khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận với Việt Nam, công ty là đơn vị đầu tiên của ngành may mặc Việt Nam đã xuất khẩu được 20.000 áo sơmi bò sang thị trường Mỹ. - Năm 2001, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng công trình nhà máy may Hà Nam. - Năm 2001, công ty có nhiều sản phẩm, mặt hàng mới thâm nhập thị trường. Lần đầu tiên công ty xuất sang thị trường Mỹ gần 20.000 sản phẩm vets nữ được khách hàng ưa chuộng. - Đến nay, mạng lưới tiêu thụ hàng nội địa của công ty lên tới 80 đại lý. - Chặng đường dài 47 năm xây dựng và phát triển của công ty may Thăng Long có thể nói là một chặng đường đầy gian khó thử thách và phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vinh dự là một đơn vị đầu tiên làm mặt hàng may xuất khẩu đã hun đúc lòng tự hào, nghị lực và ý chí phi thường của tập thể cán bộ công nhân viên công ty may Thăng Long; xứng đáng với niềm tin yêu tin tưởng mà Đảng và Nhà nước giao phó. Thành tích đó được ghi nhận qua những tấm huân, huy chương cao quý. 1 Huân chương độc lập hạng Nhì (năm 2002) 1 Huân chương độc lập hạng Ba (năm 1997) 1 Huân chương lao động hạng Nhất (năm 1988) 1 Huân chương lao động hạng Nhì (năm 1983) 1 Huân chương lao động hạng Ba (năm 1978, 1986, 2000, 2002) 1 Huân chương chiến công hạng Nhất (năm 2000) 1 Huân chương chiến công hạng Nhì (năm 1992) 1 Huân chương chiến công hạng Ba (năm 1996) Ngoài những phần thưởng cao quý trên công ty còn nhận được nhiều bằng khen và giấy khen của: Bộ Công nghiệp; UBND thành phố Hà Nội, Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam; UBND Quận Hai Bà Trưng. - Trên 45 năm hình thành và phát triển, cán bộ công nhân viên của Công ty đã có được nhiều kinh nghiệm và những bài học thiết thực trong quản lý kinh doanh. Với niềm tự hào là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của đất nước với bề dày 47 năm, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu năng lực, tâm huyết với công ty và với đà phát triển trong những năm qua, chắc chắn công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công và có vị thế lớn trong thương trường trong nước cũng như quốc tế: Bảng kê một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty giai đoạn 1991 - 2002 Năm Số lượng lao động Giá trị SXCN (1) Tổng doanh thu Kim ngạch xuất khẩu (2) Số lượng SP sản xuất (3) Số lượng SP xuất khẩu (3) Tổng vốn đầu tư Thu nhập bq/người/ tháng (Người) (Triệu đồng) (Triệu đồng) (Triệu USD) (1000 chiếc) (1000 chiếc) (Triệu đồng) (1000d đồng) 1991 2.183 3.296 12.059 1.213 1.126 705.000 179 1992 2.115 5.230 27.459 946 863 1.891.000 397 1993 2.100 6.480 29.536 1.597 1.554 1.733.000 420 1994 2.279 8.456 41.239 1.992 1.809 1.494.000 496 1995 2.071 19.302 48.720 1.967 1.919 1.267.000 567 1996 2.013 22.779 53.910 14 1.889 1.862 1.381.000 620 1997 2.000 27.500 65.600 23 1.509 1.420 1.500.000 736 1998 1.996 35.936 78.881 28 1.590 1.384 1.656.000 835 1999 2.000 42.439 97.000 31 2.567 2.224 2.874.000 920 2000 2.165 47.560 112.170 37 3.670 3.204 3.377.000 1.000 2001 2.300 55.683 130.287 40 4.065 3.474 3.470.000 1.100 2002 2.956 71.530 160.239 44 5.390 5.027 39.000 1.100 Ghi chú: (1): Giá cố định năm 1994 (2): Tính giá nguyên phụ liệu (3): Quy sơ mi Biểu đồ mô tả số lượng sản phẩm sản xuất và xuất khẩu Biểu đồ mô tả số lượng lao động và thu nhập bình quân 2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nước -Tiến hành kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao. - Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an toàn xã hội. Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước. II. Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh: 1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Sơ đồ 1: Tổ chức sản xuất của công ty Công ty Xí nghiệp (1-6) XN may Hải Phòng XN may Nam Hải XN may Hà Nam XN phụ trợ Tổ bảo quản Văn Phòng Xí nghiệp Tổ cắt Tổ may Tổ hoàn thiện Tổ thêu Tổ ép Tổ điện Tổ cơ khí Trực ca điện Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty may Thăng Long bao gồm 8 xí nghiệp thành viên cùng các bộ phận phụ trợ. Cụ thể: - 1 Xí nghiệp may đóng tại Hải Phòng (xí nghiệp Hải Phòng) - 1 Xí nghiệp may đóng tại Ham Định (xí nghiệp Ham Hải) - 6 Xí nghiệp may đóng tại Hà Nội (xí nghiệp 1-> xí nghiệp 6) - 1 nhà máy đóng tại Hà Nam - 1 cửa hàng thời trang - 1 xí nghiệp phụ trợ Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ cụ thể, khác nhau: - Xí nghiệp 1 và 2: chuyên may áo sơ mi - Xí nghiệp 3: chuyên sản xuất áo Jacket - Xí nghiệp 4 và xí nghiệp Nam Hải: sản xuất quần áo bò, hàng kaki - Xí nghiệp 5 và 6 và xí nghiệp Hải Phòng: sản xuất hàng dệt kim - Nhà máy Hà Nam: sản xuất các loại quần Jean va áo dệt kim. Trong từng xí nghiệp này lại được phân chia thành các bộ phận nhỏ khác nhau để thực hiện các công đoạn của quy trình sản xuất, cụ thể: - Tổ cắt: Có nhiệm vụ nguyên vật liệu thành các sản phẩm dở dang sau đó chuyển sang phân xưởng may, thêu để thực hiện các thao tác tiếp theo. - Tổ may: Có nhiệm vụ ghép các bộ phận cắt trước đó thành một sản phẩm, sau đó chuyển đến phân xưởng mài, là, giặt, tẩy. - Tổ hoàn thiện: Thực hiện nhiệm vụ: giặt, tẩy, là, đóng gói, chuyển vào kho. - Tổ bảo quản: Có chức năng nhập kho, bảo quản, lưu trữ, xuất kho. Văn phòng xí nghiệp: thực hiện công việc trực, bảo vệ, y tế… Bên cạnh các xí nghiệp sản xuất chính còn có xí nghiệp phụ trợ có nhiệm vụ phục vụ cho các xí nghiệp sản xuất chính các quá trình thêu, trực điện… 2. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty: Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc điều hành kỹ thuật Phó Tổng Giám đốc điều hành sản xuất Phó tổng Giám đốc điều hành nội chính Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng thiết kế Phòng kế hoạch Phòng thị trường Phòng kho Phòng CBSX Cửa hàng thời trang XN dịch vụ đời sống Văn phòng Phòng kinh doanh nội địa Phòng nhân sự Xí nghiệp phụ trợ Phòng kế toán Trung tâm thương mại giới thiệu sp Xí nghiệp 1 -> 6 XN may Hà Nam XN may Hải Phòng XN may Nam Hải Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Thăng Long Bộ máy quản lý sản xuất của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao, cung cấp kịp thời mọi thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý là mong muốn của mọi doanh nghiệp nói chung và của công ty may Thăng Long nói riêng. Tuy đã được tiến hành cổ phần hoá từ 2004 nhưng công ty vẫn trực thuộc Tổng Công ty may Việt Nam . Vì vậy, bộ máy tổ chức quản lý vẫn đựơc giữ theo phương thức cũ tức là theo phương pháp trực tuyến với sự chỉ đạo từ trên xuống, bao gồm các phòng ban tham mưu với ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ củ mình giúp ban giám đốc điều hành ra những quyết định đúng đắn có lợi cho công ty. Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau: - Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người đứng đầu Công ty, quản lý chung mọi việc trong công ty, thay mặt công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty đồng thời chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và tất cả các bộ phận của công ty. - Tổng giám đốc : là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của công ty. - Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Có trách nhiệm giúp tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất và thiết kế của công ty. - Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ giúp việc cho tổng giám đốc điều hànhtrực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh . - Phó tổng giám đốc điều hành nội chính: có nhiệm vụ giúp cho tổng giám đốc biết về các mặt của đời sống công nhân viên chức điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống. Các phòng ban chức năng khác bao gồm: - Phòng kỹ thuật: chuẩn bị công tác kỹ thuật, mẫu mã, thiết lập quy trình; chia dây chuyền công nghệ, thời gian chế tạo sản phẩm từng tiểu tác công nghệ; quản lý và ban hành các quy trình hoàn chỉnh; quản lý các thiết bị, cơ điện, hoá chất, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. - Phòng KCS: tổ chức duy trì và quản lý hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm; giải quyết các phát sinh trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Phòng thiết kế: nghiên cứu thiết kế các sản phẩm, nhãn, mác, bao bì, hòm hợp, túi PE… - Phòng kế hoạch: đặt ra chỉ tiêu sản xuất hàng tháng, năm… điều động sản xuất, nắm bắt kế hoạch từng xí nghiệp, đôn đốc các đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu đã giao, đảm bảo đúng hợp đồng của khách hàng. - Phòng thị trường: giao dịch, đàm phán, soạn thảo các hợp đồng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm với các khách hàng trong và ngoài nước. - Phòng kho: Quản lý và cấp phát nguyên vật liệu nhập về công ty, bảo quản các thành phẩm và chờ giao hàng cho khách. - Phòng chuẩn bị sản xuất. Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên phụ liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất, ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của phụ liệu phục vụ sản xuất. - Cửa hàng thời trang:trưng bày các sản phẩm mang tính chất giới thiệu là chính. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu thị hiếu của khách hàng để xây dựng các chiến lược tìm kiếm thị trường. - Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty. Đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ khách hàng. - Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của công ty quan hệ đối ngoại giải quyết chế độ chính sách cho người lao động - Phòng kinh doanh nội địa: tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa quản lý hệ thống bán hàng cho công ty về tổng hợp theo dõi báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của hệ thống cửa hàng nội địa. - Phòng kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo từng chính sách của Nhà nước đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công ty. Phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động công ty có hiệu quả. - Các xí nghiệp thành viên: Có ban giám đốc xí nghiệp; ngoài ra còn có tổ trưởng các tổ sản xuất, nhân viên tiền lương cấp phát thống kê, cấp phát nguyên liệu. Dưới các trung tâm, cửa hàng các cửa hàng trưởng và các nhân viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC557.doc
Tài liệu liên quan