Thực trạng hoạt động và phát triển tại Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến

Để thực hiện hợp đồng, công ty luôn tôn trọng và thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Có một điều lưu ý là các hợp đồng mua bán tại Công ty là Công ty không chú ý đến áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng trước khi ký kết. Mà như đã biết các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là phương thức tốt được Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định để buộc các chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên đây là điều khoản tuỳ nghi nên không nhất thiết các bên phải đưa vào hợp đồng , điều này cho thấy rằng mối quan hệ giữa công ty và bạn hàng đã hình thành một chữ tín rất lớn. Các bên hoàn toàn tin tưởng vào khả năng cũng như thiện chí của bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Nhưng lý thuyết và thực tế công ty đã cho thấy rằng, khi không áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng khi ký kết nhiều khi gây ra những khó khăn mà nếu áp dụng thì có thể tránh được khi đối tác của công ty không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động và phát triển tại Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập TổNG HợP Đơn vị thực tập: Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến Địa chỉ : 271 Kim Mã (101b B4 Giảng Võ). Điện thoại: 8464265. Mobile: 0903 434 096 Email: tvc@fpt.vn Giảng viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Hợp Toàn. Họ tên sinh viên: Nguyễn Đức Hậu. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến được thành lập ngày 18/05/2000 với các chức năng sản xuất kinh doanh các thiết bị và dịch vụ trong lĩnh vực điện tử viễn thông tin học. Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến - được thành lập theo quyết định số 4165 GP/TLDN do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 18/05/2000. Giấy phép kinh doanh số 071213 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 02/06/2000. Tài khoản của công ty Thương mại và tin học Việt Chiến số 105952 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần á Châu, chi nhánh Hà Nội. Tổng vốn kinh doanh của công ty là 1.354.000.000 đồng. Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo pháp luật Việt Nam, công ty Thương mại Việt Chiến có những đặc điểm sau: 1.Tên giao dịch: Công ty thương mại và tin học Việt Chiến. 2. Trụ sở chính: 271 Kim Mã (101b B4 Giảng Võ). 3. Vốn và tài sản do công ty chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn do công ty quản lý. 4. Con dấu riêng, được mở tài khoản ở ngân hàng. 5. Bảng cân đối tài sản riêng theo quy định của bộ tài chính. Là công ty mới được thành lập, quy mô nhỏ thời gian hoạt động chưa dài vì vậy công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Đây là giai đoạn khó khăn của công ty, với việc hình thành nên bộ máy tổ chức của công ty, thực hiện các công tác tuyển dụng lao động, tìm hiểu nghiên cứu và thâm nhập thị trường. Hoạt động chính của công ty là kinh doanh các thiết bị viễn thông tin học: các thiết bị máy tính với các nhãn hiệu của các hãng máy tính lớn trên thế giới như: IBM, COMPACT, DELL... được nhập từ nước ngoài, các thiết bị tổng đài điện thoại nội bộ và một số linh phụ kiện và thiết bị phụ trợ khác. Các hoạt động của công ty đã dần đi vào ổn định và đã đạt được một số kết quả nhất định. Ban lãnh đạo công ty đã tìm được định hướng phát triển cho công ty. Do nhu cầu phát triển của thị trường, công ty đã thực hiện mở rộng phạm vi và quy mô kinh doanh. Bên cạnh việc kinh doanh các thiết bị máy tính với các nhãn hiệu của nước ngoài nhắm vào những người có thu nhập cao, công ty đã tiến hành thực hiện việc lắp ráp các thiết bị máy tính từ những linh phụ kiện rời được nhập từ các nước trong khu vực, nhắm vào thị trường người sử dụng có thu nhập thấp và trung bình. Đồng thời với các hoạt động mua bán thiết bị công ty đã mở ra các hoạt động kinh doanh dịch vụ: dịch vụ lắp đặt mới các hệ thống mạng thiết bị viễn thông, tin học, dịch vụ bảo trì bảo dưỡng các hệ thống thiết bị đang hoạt động có sẵn, dịch vụ tư vấn thiết kế mạng và quy hoạch phát triển công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh khác, dịch vụ thiết kế và xây dựng các ứng dụng phần mềm tin học cho nhiều mục đích khác nhau. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty thương mại Việt Chiến: Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng nghành nghề, chịu trách nhiệm trước Nhà nước , chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư mở rộng hợp tác liên doanh, bổ sung, thu hồi một phần vốn. Ký kết và tổ chức thực hiện các Hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước , chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ này công ty có quyền: Kinh doanh đúng nghành nghề phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ Nhà nước giao, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường và kinh doanh nghành nghề khác nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép. - Quản lý và sử dụng vốn tài nguyên đất đai và các vốn nguồn lực khác quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh. - Chủ động kinh doanh và tự chủ tài chính trên cơ sở kế hoạch được giao. - Xây dựng chiến lược phát triển , kế hoạch sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm dịch vụ sản xuất và kinh doanh của công ty: Các thiết bị tin học: máy tính, máy in, thiết bị mạng... Đối với các thiết bị tin học của công ty được chia thanh hai loại Các thiết bị máy tính cao cấp: là những thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài, với các nhãn hiệu của một số hãng máy tính lớn trên thế giới: IBM, COMPACT, DELL... các sản phẩm này được nhắm vào tiêu thụ ở thị trường người tiêu dùng có thu nhập cao. Các thiết bị máy tính cấp thấp: là những thiết bị máy tính do công ty tiến hành sản xuất lắp ráp từ những linh kiện được nhập từ các nước trong khu vực: Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia... có giá thành rẻ, chất lượng không cao. Các sản phẩm này hướng vào thị trường người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp. Sản lượng lắp ráp và tiêu thụ loại sản phẩm này của công ty năm 2002 đạt gần 1000 thiết bị. Về mặt kinh doanh dịch vụ, công ty đã triển khai và cung cấp các loại hình dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ lắp đặt mới, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống máy tính, thiết bị mạng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các tổ chức nhà nước. Dịch vụ tư vấn về quy hoạch, thiết kế và phát triển nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, quản lý kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Khảo sát thiết kế và xây dựng các phần mềm ứng dụng theo các yêu cầu của khách hàng. 2.1. Cơ sở vật chất và cơ cấu quản lý của Công ty Thương mại Việt Chiến: Vì có chức năng kinh doanh như trên nên Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến có một hệ thống máy tính và các thiết bị tin học có cấu hình, màn hình, bộ nhớ,luôn tối ưu nhất , hiện đại nhất. Số lượng máy tính được sử dụng tại công ty là 10 chiếc. Công ty có sử dụng máy in laser, máy Fax, và có một hệ thống mạng điện thoại mắc nội bộ rất dễ liên lạc khi cần thiết ... Các phần mềm thường được sử dụng tại Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến thường là Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Outlook, Ngoài ra, khi dùng để cài đặt máy, Công ty cũng sử dụng nhiều phần mềm khác như Foxpro, Pascal,... Để quản lý hệ thống máy tính của mình, công ty sử dụng hệ thống mạng LAN, ngoài ra , công ty cũng nối mạng Internet để liên kết và thu thập được nhiều thông tin hàng ngày. 2.2 Tổ chức quản lý Hiện nay công ty có 30 nhân viên làm việc trong 5 phòng ban và bộ phận. Cơ cấu bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Ban giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đến từng phòng, bộ phận sản xuất kinh doanh thông qua các trưởng phòng, đảm bảo luôn nắm bắt được những thông tin chính xác và tức thời về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tài chính của công ty. Đội ngũ nhân viên trong công ty: Qua ba năm hoạt động, số lượng và thành phần cán bộ nhân viên trong các Công ty thường có nhiều thay đổi, nhưng ở Công ty Thương mại Việt Chiến thì thành phần Ban Giám đốc hầu như không có sự đổi thay. Có thể đây cũng là một trong những đặc điểm riêng của các Công ty TNHH. Thành phần chính của Ban Giám đốc Công ty Thương mại Việt Chiến gồm có: Giám đốc : Trần Thành Vinh. Trưởng phòng kinh doanh : Nguyễn Viết Hương. Kế toán : Nguyễn Thị Lan Anh. Trưởng phòng kỹ thuật : Nguyễn Văn Bình. Công ty Thương mại Việt Chiến còn có đội ngũ cán bộ trẻ tuổi có tinh thần nhiệt huyết cao, 95% có trình độ đại học, tuổi bình quân của công ty là 27. Số lượng nhân viên trong công ty là 30 người. Bộ máy tổ chức của công ty được mô hình bằng hình vẽ sau: giám đốc Kho Phòng Kỹ Thuật Phòng Kế Toán Phòng Hành Chính Phòng Kinh Doanh Giám đốc: là người phụ trách chung về tất cả mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước các cơ quan quản lý nhà nước. Giám đốc là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến tài chính của công ty và công tác tuyển dụng nhân viên. Kế toán và hành chính tổng hợp: chịu trách nhiệm quản lý về tình hình tài của công ty, tham mưu về mặt tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo các hoạt động tài chính của công ty là đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao. Nhân viên hành chính: làm các công việc hành chính chung của công ty: nhận chuyển các giấy tờ đến các bộ phận liên quan, soạn thảo công văn... Giúp việc cho Giám đốc Công ty thực hiện về công tác cán bộ, quy hoạch đào tạo lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong phạm vi Công ty theo luật định, các văn bản pháp quy của Nhà nước và các quy định của Công ty. -Nhiệm vụ: Gồm 5 nhiệm vụ chủ yếu. + Công tác tổ chức: Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, phương hướng kiện toàn và kế hoạch cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của từng thời kỳ. Tổ chức, theo dõi và thực hiện kế hoạch chung về tiền lương của toàn công ty. Xây dựng chức năng nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức biên chế các phòng ban nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc, xây dựng các đề án thành lập, sáp nhập, giải thể, phá sản và thay đổi nhân sự của Công ty. +Công tác cán bộ đào tạo: Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và viên chức phù hợp với phát triển của từng thời kỳ. Tham mưu cho Giám đốc công ty trong việc bố trí sắp xếp, sử dụng cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ. Thực hiện quy chế về quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ công nhân viên. +Công tác lao động tiền lương: Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, sắp xếp tổ chức lao động cho các đơn vị trong toàn công ty. Lập danh sách cán bộ nhân viên của công ty , xây dựng mức lao động, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, định mức tiền lương . Xây dựng quy chế lao động, quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng. Quản lý toàn bộ Hợp đồng lao động có thời hạn, không có thời hạn của toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn công ty. +Công tác thi đua khen thưởng: Tham mưu cho Giám đốc công ty về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Nhà nước. +Công tác hành chính văn phòng: Thực hiện việc chuyển lưu văn thư, tài liệu. Đôn đốc các phòng ban nghiệp vụ thực hiện các chỉ thị, quyết định của Giám đốc và các cơ quan chức năng. Quản lý sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước. Phối hợp với các phòng ban chức năng tổ chức các hội nghị, các cuộc họp, hội thảo... Tư vấn cho Giám đốc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương, theo dõi đôn đốc các phòng ban thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy. Phối hợp với công đoàn tham gia công tác xã hội tại địa phương, tổ chức thăm viếng động viên gia đình cán bộ công nhân viên gặp rủi ro. -Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty thực hiện quản lý về mặt tài chính kế toán của công ty theo quy định của Nhà nước. +Thực hiện các quy chế về tài chính, thuế và hạch toán kế toán. Xây dựng và tổng hợp kế hoạch tài chính kế toán, phân tích các yếu tố tài chính để tham mưu giúp lãnh đạo định hướng hoạt động. Đề nghị với Giám đốc công ty về việc thanh lý, nhượng bán, thế chấp các loại tài sản. Xây dựng kế hoạch và quản lý các loại quỹ. Theo dõi kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán theo đúng quy định của pháp luật. +Công tác xây dung cơ bản, tài sản cố định: Lập bảng kê theo dõi tài sản hiện có của công ty. Kiểm tra, thẩm định các hoạt động kinh doanh... +Công tác thanh toán, tiền mặt, vật tư: Theo dõi lượng hàng của từng khách hàng mua thông qua hợp đồng. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ thanh toán để lập phiếu thu, chi. Kiểm tra xuất nhập, tồn vật tư. +Công tác tiền lương và chế độ bảo hiểm: Hàng tháng làm lương, thanh toán lương thưởng, các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên văn phòng công ty. Trích nộp các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên văn phòng Công ty. Trích nộp và thanh toán chế độ bảo hiểm cho người lao động theo quy định của Nhà nước. +Công tác quyết toán, kiểm tra các đơn vị trực thuộc: Quyết toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ thu chi hàng tháng. Tập hợp, tính toán hiệu quả hoạt động của các đơn vị, lập báo cáo tài chính theo quy định. +Quỹ: Quản lý thu chi tiền mặt và chịu trách nhiệm trực tiếp về số tiền còn lại trong quỹ. Quản lý hồ sơ gốc các tài sản thế chấp, bảo lãnh cầm cố và các giấy tờ có giá trị như tiền và các khoản ký quỹ bằng kim loại quý (vàng ,bạc kim cương...). Thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc và kế toán. +Công tác kỹ thuật: Xây dựng các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật sản phẩm làm căn cứ để chỉ đạo, điều hành sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty, phù hợp yêu cầu của Nhà nước. Nắm vững và chỉ đạo toàn công ty thực hiện tốt các quy trình quy phạm về trang thiết bị, phương tiện sản xuất. Phòng kinh doanh: thực hiện các công việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các hợp đồng mua sản phẩm của công ty với số lượng lớn, tổ chức công tác bán lẻ tại công ty cho người tiêu dùng cá nhân, tham gia đấu thầu các dự án đầu tư trang thiết bị viễn thông, điện tử tin học của các doanh nghiệp và tổ chức lớn. Thực hiện các dịch vụ: lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống thiết bị viễn thông, mạng máy tính tin học. Tìm kiếm các hợp đồng về tư vấn thiết kế mạng, quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, xây dựng các chương trình ứng dụng phần mềm. Phòng kỹ thuật: thực hiện lắp ráp các thiết bị máy tính từ các linh phụ kiện rời được nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Kiểm tra chạy thử các thiết bị đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi giao chi khách hàng. Sửa chữa bảo hành các thiết bị cho khách hàng trong thời gian bảo hành sản phẩm. Thực hiện triển khai các hợp đồng về phát triển công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp đặt hàng, khảo sát thiết kế xây dựng các ứng dụng phềm mềm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Bảo hành bảo trì các sản phẩm phần mềm đã được xây dựng của công ty, nâng cấp mở rộng các sản phẩm này khi khách hàng yêu cầu. 2.3 Đặc điểm về kỹ thuật và công nghệ Công ty có hai dạng sản phẩm chính: sản phẩm vật chất: các thiết bị máy tính sản phẩm trí tuệ: các chương trình phần mềm Đối với việc sản xuất lắp ráp thiết bị máy tính: hiện nay công ty đang lắp ráp theo các mô hình thiết kế có sẵn của các hãng nước ngoài, với các module linh kiện đóng gói, vì vậy vấn đề kỹ thuật chính trong sản xuất là kiểm tra chất lượng linh kiện, đồng bộ hoá các linh phụ kiện trong một thiết bị, kiểm tra tính ổn định của thiết bị hoàn chỉnh. Đối với việc sản xuất các sản phẩm phần mềm: sản xuất phần mềm là hoạt động vẫn còn khá mới ở nước ta, đây là công việc mang tính trí tuệ cao. Việc phát triển các sản phẩm phần mềm đòi hỏi đội ngũ các lập trình viên có trình độ, nắm bắt được nhiều kỹ thuật về khoa học công nghệ. Quy trình công nghệ sản xuất phần mềm đã được nhiều hãng đứng đầu về công nghệ thông tin trên thế giới chuẩn hoá và đưa ra. Vì vậy vấn đề cơ bản trong lĩnh vực sản xuất phần mềm của công ty là áp dụng các quy trình công nghệ đã có một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của công ty. 2.4 Quy mô và nguồn nhân lực Lực lượng lao động của công ty chủ yếu là đội ngũ các nhân viên tuổi đời trẻ, đa phần được đào tạo chính quy trong các trường cao đẳng và đại học, có năng lực và sự năng động của tuổi trẻ. Tổng số nhân viên của công ty hiện nay là 30 nhân viên. Các thành viên ban giám đốc, kế toán, các trưởng phòng bộ phận là những cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, có nhiều nămg kinh nghiệm về quản lý kinh tế và kỹ thuật, có tác phong làm việc hiện đại, nhạy bén và năng động có khả năng quản lý điều hành tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên với lực lượng nhân viên trẻ, kinh nghiệm làm việc và kiến thức thực tế chưa nhiều, công ty đã tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ nhằm phát huy được tính năng động và sáng tạo của từng nhân viên. Tiếp tục tuyển dụng thêm các cán bộ có năng lực và kinh nghiệm vào làm việc trong công ty. Cơ cấu lao động của công ty như sau: STT Tiêu chí Năm 2000-2001 Năm 2001-2002 Số lượng % Số lượng % 1 Theo tính chất lao động Lao động gián tiếp 5 21.74 6 20.00 Lao động trực tiếp 18 78.26 24 80.00 Tổng 23 100.00 30 100.00 2 Theo trình độ Đại học và trên đại học 15 65.22 20x 66.67 Trung cấp, cao đẳng 6 26.09 8 26.67 Khác 2 8.70 2 6.67 Tổng 23 100.00 30 100.00 3 Giới tính Nam 17 73.91 22 73.33 Nữ 6 26.09 8 26.67 Tổng 23 100.00 30 100.00 2.5 Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất Sản phẩm được sản xuất bởi công ty hiện chỉ có sản phẩm máy tính cá nhân để bàn, đây là những sản phẩm được công ty thiết kế và lắp ráp. Vì vậy nguyên vật liệu chính được sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm này là các linh kiện, phụ kiện rời được sản xuất từ một số nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thai Lan, Trung Quốc ... được nhập khẩu thông qua các công ty xuất nhập khẩu và một số bộ phận cơ khí được sản xuất từ các cơ sở trong nước. Do vậy việc cung ứng vật tư phụ kiện cho việc sản xuất lắp ráp máy tính của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường cung cấp các linh kiện điện tử chung trong khu vực và các công ty xuất nhập khẩu. 2.6 Đặc điểm về vốn kinh doanh Là công ty tư nhân, có quy mô nhỏ, tuổi đời trẻ với số vốn đầu tư ban đầu là 1.354.000.000 VNĐ. Trong giai đoạn đầu bước vào kinh doanh trên thị trường điện tử viễn thông tin học, công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng nguồn vớn, nhiều hợp đồng được ký kết dưới hình thức thanh toán sau, thanh toán dài hạn để cạnh tranh với các công ty khác. Vì vậy tình trạng nợ đọng vốn của công ty là không thể tránh khỏi, dẫn đến nguồn vốn quay vòng chậm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh như vay vốn ngân hàng, khuyến khích các nhân viên trong công ty cùng góp vốn. Tổ chức các đợt quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm với mục tiêu tăng lượng sản phẩm bán ra nhằm thu hồi vốn nhanh. Do đó tổng nguồn vốn của công ty hiện nay đã đạt mức gần 3 tỷ đồng. 3. Hệ thống các văn bản pháp quy do địa phương, cơ sở ban hành và áp dụng: Do đặc thu kinh doanh của công ty là máy tính nên hoạt động của công ty chỉ chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp quy quy định chung cho hoạt động kinh doanh như: Luật doanh nghiệp. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, Luật Thương mại, Bộ luật dân sự... 4. Tình hình sản xuất quả kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây: 4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Về cung ứng vật tư linh kiện: hầu hết các vật tư linh kiện và một số thiết bị thành phẩm của công ty được cung ứng qua các công ty xuất nhập khẩu hoặc một số công ty trung gian khác. Do sự phát triển nhanh về công nghệ điện tử, cùng việc xây dựng mới, mở rộng nhiều nhà máy sản xuất linh kiện thiết bị máy tính của các nước trong khu vực điển hình là Singapore và Đài Loan làm cho công ty có nhiều lựa chọn cho sản phẩm của mình. Việc mua các vật tư phục vụ sản xuất lắp ráp không còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây. Về lượng hàng bán ra: Lượng hàng hoá bán ra của công ty trong năm 2001 và 2002: Đơn vị: chiếc STT Tên hàng Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 So sánh Tuyệt đối % 1 Máy tính nguyên chiếc 210 301 91 43.33 2 Máy in 109 127 18 16.51 3 Thiết bị mạng 211 252 41 19.43 4 Máy tính lắp ráp 581 978 397 68.33 5 Tổng đài điện thoại 112 145 33 29.46 6 Máy điện thoại cố định 236 258 22 9.32 7 Máy điện thoại di động 142 189 47 33.10 Tổng 1601 2250 649 40.54 Tổng lượng hàng hoá bán ra năm 2002 tăng 40.54 % so với năm 2001 tương đương với 4550 triệu đồng. Doanh thu bán ra của sản phẩm thiết bị máy tính nguyên chiếc mang nhãn hiệu nước ngoài: IBM, COMPACT, DELL.. tăng 43%, doanh thu bán ra của sản phẩm thiết bị máy tinh do công ty lắp ráp tăng 68,33 %. Việc tăng sản lượng và doanh thu bán ra đối với các thiết bị tin học là so việc mở rộng thị trường của công ty và nhu cầu về phát triển về công nghệ thông tin tăng mạnh do các chính sách khuyến khích phát triển trong lĩnh vực này của chính phủ. Về tình hình kinh doanh dịch vụ Đơn vị: triệu VND STT Tên dịch vụ Doanh thu năm 2001 Doanh thu năm 2002 So sánh Tuyệt đối % 1 Lắp đặt mới hệ thống mạng 102 125 23 22.55 2 Bảo trì bảo dỡng hệ thống mạng 143 152 9 6.29 3 Tư vấn thiết kế, công nghệ 86 150 64 74.42 4 Thiết kế xây dựng ứng dụng phần mềm 247 508 261 105.67 Tổng 578 935 357 61.76 Việc cung ứng và phát triển dịch vụ của công ty năm 2002 có sự tăng mạnh về doanh thu trong đó đáng kể là tư vấn thiết kế quy hoạch công nghệ, xây dựng ứng dụng phần mềm do nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành sản xuất, đặc biệt là nhu cầu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên mạng thông tin toàn cầu Internet đã đem lại cho công ty nhiều hợp động dịch vụ có giá trị 4.2 Tình hình thu nhập của công ty năm 2001- 2002: Đơn vị: triệu đồng STT Các chỉ tiêu Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 So sánh Tuyệt đối % 1 Tổng doanh thu 11393.30 16300.40 4907.10 43.07 2 Thuế VAT đầu ra 911.46 1467.04 555.57 60.95 3 Doanh thu thuần 10481.84 14833.36 4351.53 41.51 4 Giá vốn hàng bán 9433.65 13350.03 3916.38 41.51 5 Lại gộp 1048.18 1483.34 435.15 41.51 6 Chi phí bán hàng quản lý 524.09 741.67 217.58 41.51 7 Lãi thuần từ kinh doanh 524.09 741.67 217.58 41.51 8 Lãi(lỗ) từ hoạt động TC/BT 12.00 9.00 -3.00 -25 9 Lãi trước thuế 536.09 750.67 214.58 40.03 10 Thuế thu nhập doanh nghiệp 160.83 225.20 64.37 40.03 11 Lãi ròng 375.26 525.47 150.20 40.03 Qua bảng thu nhập của công ty các năm 2001-2002 ta thấy tình hình kinh doanh của công ty đang có bước tiến triển tốt thể hiện ở tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận khác cao. Doanh thu năm 2002 tăng 43.07 % tương ứng với 4907.10 triệu đồng so với năm 2001, lại ròng năm 2001 tăng 40% tương ứng với 150 triệu đồng so với năm 2001. Thu nhập của công ty cũng rất khả quan, thu nhập năm sau cao hơn năm trước. 5.Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 5. 1.Những thành tựu đã đã đạt được Tuy là một công ty có quy mô nhỏ, thời gian hoạt động chưa dài, nhưng qua gần 3 năm sản xuất kinh doanh công ty đã thu được những kết quả khả quan. Về mặt bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực: cho đến nay bộ máy tổ chức của công ty đã được xây dựng một cách ổn định với cơ cấu quản lý sản xuất và kinh doanh tương đối hợp lý. Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình liên hệ trực tuyến chức năng, đây là một mô hình tổ chức hiện nay đang được áp dụng rộng rãi và có nhiều ưu điểm, đem lại hiệu quả cao. Hệ thống phòng ban được tổ chức gọn nhẹ những vẫn đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng quản trị trong lĩnh vực quản trị công ty. Vừa phát huy được vai trò tham mưu cố vấn của các phòng ban chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Giữa giám đốc, phó giám đốc và các trưởng phòng kinh doanh có sự hợp tác làm việc chặt chẽ đảm bảo vận hành guồng máy sản xuất kinh doanh của công ty một cách có hiệu quả. Đội ngũ nhân viên có năng lực và trình độ, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. Về các hoạt động sản xuất kinh doanh: theo số liệu thống kế cho đến thời điểm cuối năm 2002, tổng sản phẩm bán ra và tổng doanh thu của công ty năm 2002 đã tăng đáng kể. Đó là kết quả của các công tác mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất, phát huy marketing sản phẩm cũng như duy trì được mối quan hệ lâu dài với các khách hàng lớn. 5.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 5.2.1 Về thị trường Hiện nay thị trường kinh doanh các thiết bị điện tử viễn thông, tin học đang hết sức sôi động, với sự tham gia của rất nhiều công ty tin học lớn như: FPT, CMC... và nhiều công ty tin học vừa và nhỏ khác. Mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong việc bán các sản phẩm của mình ngày càng gay gắt. Tham gia vào thị trường này công ty đã chấp nhận những thách thức đó, từng bước xâm nhập vào thị trường, xác định hướng đi riêng cho mình để hình thành nên một thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, là công ty mới tham gia sản xuất kinh doanh ở thị trường này, chưa có kinh nghiệm Đồng thời đưa ra những biện pháp, giải pháp tích cực để tăng sức cạnh tranh của công ty. Trong thời gian tới, công ty sẽ mở rộng thị trường bán sản phẩm của mình ra các tỉnh thành lân cận như: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... tăng cường hợp tác với các công ty điện tử tin học địa phương, để đẩy mạnh công tác bán hàng của công ty. 5.2.2 Về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Sản phẩm chính được sản xuất bởi công ty là thiết bị máy tính được lắp ráp từ các linh kiện rời. Mục tiêu của loại sản phẩm này là hướng vào người sử dụng co thu nhập trung bình và thấp, vì vậy phải đảm bảo giá thành là rẻ nhất. Do đó chất lượng của loại sản phẩm này chỉ ở mức trung bình. Để đảm bảo giá thành hạ thì các linh kiện sử dụng chủ yếu là các linh kiện được sản xuất từ các nước trong khu vực có trình độ về công nghệ điện tử không cao, chất lượng linh kiện khó đảm bảo. Mặt khác, các linh kiện sử dụng trong lắp ráp được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau nên sự mất đồng bộ các linh kiện này trong một thiết bị máy tính là rất khó xử lý và khắc phục. Đối với các sản phẩm phần mềm: việc tin học hoá các nghiệp vụ về quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước là rất khó khăn, do nhận thức của người sử dụng và các cấp lãnh đạo các doanh nghiệp này là hạn chế. Các sản phẩm nhiều khi còn chưa sát với thực tế, phải thay đổi thiết kế dẫn đến chi phí cao, tốn nhiều nhân lực trong công tác bảo hành sản phẩm. Đối với các dịch vụ: tuy đã đạt được kết quả tốt trong thời gian vừa qua, những vẫn còn cần phát huy hơn nữa đặc biệt là duy trì mối quan hệ với các khách hàng thường xuyên, có nhu cầu lớn. 6. Tình hình thực hiện các luật thuế và những thuận lợi khó khăn của công ty trong thực hiện các luật thuế: 6.1. Tình hình thực hiện các luật thuế: Các khoản thuế Công ty phải nộp năm 2002 -Thuế VAT đồng 1467004000 869933372 59,3 -Thuế thu nhập doanh nghiệp đồng 225020000 340455260 151,3 -Thuế sử dụng vốn ngân sách đồng 220.000.000 97.383.133 44,3 -Thuế môn bài đồng 5.062.500 -Thuế thu nhập cá nhân đồng 10.702.953 7. Nhứng vấn đề pháp lý trong quan hệ lao động của doanh nghiệp: 7.1.Tình hình chung về lao động và cơ cấu nhân sự trong doanh nghiệp: Công ty Thương mại Việt Chiến là một doanh nghiệp tư nhân có quy mô trung bình với số lượng lao động không lớn. Số lượng lao động trong biên chế của công ty đến hết ngày 01/01/2003 là 30 người. Trong đó: +Ban giám đốc: 2 người. +Phòng Tổ chức-Hành chính, kế toán: 9 người. +Phòng kinh doanh: 4 người. +Phòng Kỹ thuật: 15 người. Thỏa ước lao động tập thể của công ty Thương mại Việt Chiến có hiệu lực từ 03/05/2001 do một bên là người sử dụng lao động do ông Nguyễn Văn Thịnh- Giám đốc công ty Thương Mại Việt Chiến làm đại diện. Một bên là đại diện người lao động do ông Đỗ Văn Khương-phó chủ tịch công đoàn công ty Thương mại Việt Chiến làm đại diện. Thỏa ước lao động tập thể của công ty Thương mại Việt Chiến gồm 3 phần, 27 Điều quy định mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động về trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong thời hạn Thỏa ước có hiệu lực. Những điều khoản không được cơ quan lao động thừa nhận do pháp luật , hai bên phải thỏa thuận sửa đổi sau không quá 15 ngày. Trong đó: Phần 1: Những quy định chung. Phần2: Nội dung cơ bản của Thỏa ước lao động tập thể. Phần 3: Thi hành thỏa ước. Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể của công ty Thương mại Việt Chiến được tiến hành công khai, nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đã được Sở lao động và thương binh Xã hội Thành phố Hà Nộ công nhận. 7.2. Việc áp dụng các chế định khác của Luật lao động: Trong thỏa ước lao động tập thể của công ty quy định rất rõ về các vấn đề do Luật lao động quy định. Cụ thể: +Việc làm và bảo vệ việc làm: Theo đó thì những cán bộ viên chức thực hiện tốt các công việc được giao thì được quyền có việc làm đầy đủ, được đảm bảo tiền lương và các đảm bảo khác theo các điều khoản của thỏa ước này. Ngoài ra trong điều khoản này còn quy định điều kiện để ký kết các loại hợp đồng ( không xác định thời hạn, xác định thời hạn, ...) +Thời gian làm việc thời gian nghỉ ngơi: Quy định +Thời gian làm việc không quá 8h trong một ngày, hoặc 40 h trong một tuần, khi có yêu cầu tăng thời gian làm việc thì hai bên sẽ thoả thuận theo Luật Lao động. +Thời gian làm việc bắt đầu từ 8h sáng đối với người lao động làm việc hành chính . +Và các quy định khác theo Luật Lao động như: Thời gian nghỉ bù, thời giờ làm thêm, chế độ nghỉ lễ, tết theo quy định của Nhà nước v..v. +Tiền lương phụ cấp tiền thưởng: Quy định mỗi tháng công ty trả lương 02 kỳ, ngày 15 tạm ứng lương kỳ 1. Từ ngày 28 đến hết tháng thanh toán số tiền lương còn lại. Người lao động có quyền khiếu nại về tính lương, các khoản khấu trừ... Vấn đề tiền lương, tiền thưởng được quy định chi tiết trong Quy chế tiền lương (03/11/2000), và các kế hoạch tiền lương theo từng thời kỳ.v..v. +Bảo hiểm cho người lao động: Chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất được thực hiện theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ và Thông tư 06 ban hành Điều lệ BHXH về trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, tử tuất. Hiện nay, cán bộ công nhân viên có hợp đồng lao động chính thức đều được đóng bảo hiểm xã hội, BHYT ( trong đó BHXH công ty đóng bằng 15% mức tiền lương, người lao động đóng góp 15% mức tiền lương, BHYT công ty đóng 2%, người lao động đóng bằng 1% mức tiền lương). +Khen thưởng và kỷ luật: Chế độ khen thưởng được quy định cụ thể trong bản Phụ lục thoả ước lao động tập thể (Số 129 NLB/PLTULĐTT-TCHC) về chế độ nghỉ phép hàng năm, kế hoạch chi quỹ dự phòng tài chính, chi bồi dưỡng nghỉ mát, trợ cấp về hưu, trợ cấp khó khăn.v..v. Còn chế độ kỷ luật được quy định cụ thể trong Nội quy Kỷ luật lao động (số 68 NLB/NQ-TCHC). Trong đó quy định về đảm bảo thời gian làm việc tại công ty, quy định ngày nghỉ lễ, quy định về nghỉ phép, quy định ra vào công ty, quy định trật tự nơi làm việc...an toàn lao động, vệ sinh và bảo hộ lao động, quy định về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ tài sản, và các chế tài sử lý các vi phạm kỷ luật lao động. 7.3.Tình hình và việc giải quyết tranh chấp lao động: Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến là công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện tốt các quy định của Luật lao động, quan hệ giữa cán bộ và viên chức trong công ty rất tốt, mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của công ty và pháp luật của Nhà nước nên chưa có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng nào xảy, nên chưa có tranh chấp lao động nào đáng kể xảy ra. 7.4.Chế độ ký kêt hợp đồng kinh tế: 7.4.1.Căn cứ ký kết hợp đồng: Trong thực tế ký kết hợp đồng mua các thiết bị về ngành tin học tại Công ty, các căn cứ được sử dụng khi ký kết hợp đồng gồm: Về mặt pháp lý, các văn bản pháp luật thường được viện dẫn làm căn cứ pháp lý của hợp đồng là: 1-Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989. 2-Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Về nhu cầu thị trường, căn cứ được sử dụng thường xuyên là đơn chào hàng của bên đối tác. Ngoài ra các căn cứ cũng hay được sử dụng đó là nhu cầu và khả năng của hai bên, Như trên đã nói, Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân, có giấy đăng ký kinh doanh trong mặt hàng về các sản phẩm tin học, cho nên phía đối tác cũng phải có khả năng và được pháp luật cho phép kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể. Công ty có thể sử dụng tất cả các căn cứ trên hoặc có hợp đồng chỉ viện dẫn một số căn cứ cần thiết. 7.4.2.Chủ thể ký hợp đồng:Chủ thể ký hợp đồng kinh tế theo quy định trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế là chủ thể có điều kiện. Theo điều hai- pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì chủ thể ký kết gồm: Pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp nhân là một chủ thể bắt buộc của hợp đồng kinh tế, còn bên kia có thể là cá nhân nhưng phải là cá nhân có đăng ký kinh doanh. Tại điều 42,43 của pháp lệnh mở rộng đối với chủ thể ký kết tức là cho phép pháp nhân ký kết hợp đồng kinh tế với người làm công tác khoa học, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân cá thể , các tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. So với các chủ thể trong các loại hợp đồng khác thì yêu cầu đối với chủ thể của hợp đồng kinh tế có phân chặt chẽ hơn. Để cho hợp đồng được ký kết phát sinh hiệu lực pháp luật thì một trong các điều kiện cần thoả mãn là điều kiện về chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế. Xem xét một số hợp đồng đã được ký kết tại công ty, đối chiếu với quy định của pháp luật thấy rằng: +Địa vị pháp lý của công ty: Như đã trình bày ở phần quá trình hình thành và phát triển của công ty thì công ty là một đơn vị có tư cách pháp nhân từ năm 2000 có đầy đủ chứng nhận đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nghành tin học vì vậy công ty hoàn toàn có đầy đủ tư cách để làm chủ thể của hợp đồng kinh tế. +Địa vị pháp lý của một số đối tác thường xuyên của công ty: Công ty Thương mại thủ đô 2CE Địa chỉ: 225 Giảng Võ, Hà Nội. Điện thoại: 5142733 - 5142958 Fax:5142733. Trụ sở chính thức: 215 Chùa Bộc, Hà Nội. Được thành lập theo quyết định số 4165 GP/TLDN do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 26/03/1999. Giấy phép kinh doanh số 071213 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 02/04/1999. Trung tâm thiết bị viễn thông Thành Đạt. Địa chỉ: 104 Nguyễn Lương Bằng. Điện thoại: 04.5116696. Như vậy ta thấy cả các đối tác trên đều là các doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, cho nên họ có đủ tư cách làm chủ thể của hợp đồng. 7.3.3.Nội dung của hợp đồng: Do đặc điểm trong lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng mà công ty kinh doanh là các sản phẩm tin học: phần mềm, máy tính, máy in,máy server...Vì là một hợp đồng kinh tế nên khi soạn thảo, ký kết mua bán loại sản phẩm này hàng hoá này. Công ty phải tuân thủ quy định chung của pháp luật về hợp đồng kinh tế. Cụ thể, phần nội dung của hợp đồng được thể hiện như sau: Điều khoản chủ yếu bao gồm: -Ngày tháng năm ký kết hợp đồng. Tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng giao dịch của các bên (nếu có ). Họ tên chức vụ người ký hợp đồng. Những nội dung này là những nội dung bắt buộc phải có của hợp đồng của công ty và thường được đặt ngay sau phần căn cứ ký kết hợp đồng. -Nội dung công việc ( cung cấp các sản phẩm tin học). Trong các hợp đồng mua này công ty luôn là người bán( bên A). -Số lượng , chất lượng hàng hoá: là các loại sản phẩm tin học:máy tính, thiết kế web, may in, máy server, các linh kiện máy tính...tính theo khối lượng là chiếc. -Giá cả: là một điều khoản quan trọng chủ yếu của hợp đồng. Giá cả là giá trị cụ thể bằng chữ. Phương thức xác định: các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thoả thuận giá. Tuỳ khả năng Công ty có thể thanh toán cho bên kia bằng séc hoặc bằng tiền mặt. Trong phần thoả thuận giá này thì giá cả được xác định rõ là giá thanh toán tại kho bên bán, hay bên mua, có VAT hay chưa có VAT, cước phí vận chuyển, , thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể giá được xác định rõ ràng và ghi cụ thể trong phần cấu thành giá mua. Trách nhiệm về thủ tục pháp lý của lô hàng cũng được ghi rõ thuộc về bên bán. -Điều khoản về giao nhận hàng: Được ghi rõ tại một địa điểm cụ thể thông thường địa điểm giao nhận hàng hàng hoá có thể là kho bên bán hoặc cũng có trường hợp là của bên mua. Thời điểm giao hàng cũng được xác định trong một ngày nào đó hoặc trong một khoảng thời gian nào đó tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể, ví dụ: Khi công ty ký kết hợp đồng với đối tác nào đó ở quá xa thì cần phải có thời gian cho phương tiện chuyên chở vào giao hàng thì trong trường hợp đó thời gian giao hàng sẽ được quy định rộng rãi hơn. -Điều kiện về bảo hành: Như đã biết sản phẩm của công ty là những sản phẩm tin học: máy tính, máy in, dịch vụ sửa chữa, linh kiện máy tính... Vì vậy điều kiện bảo hành là một điều kiện cần thiết. Tuy nhiên công ty chỉ được bảo hành cho hàng hoá trong một thời gian nhất định. -Điều khoản phạt bồi thường thiệt hại: Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm ràng buộc trách nhiệm của hai bên để thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên trong hợp đồng mua bán thiết bị tại Công ty thì điều khoản này lại không thường xuyên, thậm chí rất ít được sử dụng. Nội dung của điều khoản phạt bồi thường thiệt hại bao gồm: phạt do giao hàng và kiểm tra chậm, phạt do thanh toán chậm, phạt do vi phạm hợp đồng, với các tỷ lệ mức tiền phạt tính trên tổng giá trị hợp đồng, tuy nhiên mức phạt có quy định tối đa theo quy định của pháp luật. -Điều khoản về thanh toán: Điều khoản này quy định sau khi giao nhận hàng hoá xong, bên công ty phải có trách nhiệm giao cho bên bán số tiền theo hợp đồng hoặc là sẽ phải tạm ứng cho bên bán như thế nào, thời hạn Công ty phải thanh toán bằng hình thức gì. 8, Thực hiện hợp đồng kinh tế về mua thiết bị tin học tại công ty Thương mại và tin học Việt Chiến: Quá trình đàm phán thoả thuận của bên mua và bên bán nếu thành thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Nó sẽ là cơ sở pháp lý làm căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Sau khi các bên đã ký kết thì cùng tổ chức thực hiện hợp đồng. Thực hiện hợp đồng đó là hành vi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng nhằm hoàn thành những nghĩa vụ của mình đã thoả thuận trong hợp đồng. Hợp đồng chỉ được coi là hoàn thành khi tất cả các bên đều hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong thực tế ở công ty, sau khi hợp đồng mua đã có hiệu lực thì các phòng nghiệp vụ và những bộ phận có liên quan có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng mua ở Công ty được quy định cụ thể, và nó chính là tiền đề để triển khai các công việc. Đối với hợp đồng bán sản phẩm tin học tại công ty: Thực hiện hợp đồng là việc cung cấp hàng hoá và bảo hành hàng hoá. Để thực hiện hợp đồng, công ty luôn tôn trọng và thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Có một điều lưu ý là các hợp đồng mua bán tại Công ty là Công ty không chú ý đến áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng trước khi ký kết. Mà như đã biết các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là phương thức tốt được Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định để buộc các chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên đây là điều khoản tuỳ nghi nên không nhất thiết các bên phải đưa vào hợp đồng , điều này cho thấy rằng mối quan hệ giữa công ty và bạn hàng đã hình thành một chữ tín rất lớn. Các bên hoàn toàn tin tưởng vào khả năng cũng như thiện chí của bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Nhưng lý thuyết và thực tế công ty đã cho thấy rằng, khi không áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng khi ký kết nhiều khi gây ra những khó khăn mà nếu áp dụng thì có thể tránh được khi đối tác của công ty không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Qua thực tế thực hiện hợp đồng ở công ty cho thấy rằng các nguyên tắc phải tuân thủ khi thực hiện hợp đồng được công ty thực hiện khá đầy đủ: Nguyên tắc hiện thực là nguyên tắc đầu tiên theo đó cả công ty và đối tác bán hàng phải thực hiện đúng, đầy đủ những mặt hàng và những công việc như đã cam kết trong hợp đồng . Theo đúng thời gian thoả thuận trong hợp đồng bên đối tác đã có đầy đủ số lượng theo những tiêu chuẩn, chất lượng mẫu mã quy định tại địa điểm giao hàng và hai bên chỉ việc làm thủ tục xuất khẩu, bàn giao cho nhau. Trong thực tế tại Công ty thì chưa có trường hợp nào đến thời hạn giao hàng mà phía đối tác không cung cấp đủ hàng hay kém phẩm chất chất lượng, nên chưa có trường hợp nào công ty không nhận hàng hay trả lại hàng cho phía đối tác. Việc thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá, và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và phía đối tác . Không chỉ thực nguyên tắc hiện thực mà công ty còn tuân thủ nguyên tắc thực hiện đúng nội quy hợp đồng về cả số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian giao nhận hàng. Ngoài ra, công ty và bên bán hàng thường xuyên giúp đỡ nhau trong việc thực hiện hợp đồng, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn hay nguy cơ làm cho hợp đồng không thể thực hiện được, phía Công ty và bên cung cấp luôn chuẩn bị phương án tối ưu nhất để đề phòng những thiệt hại có thể xảy ra- đó là nguyên tắc hợp tác tôn trọng lợi ích của nhau. 9, Thủ tục thanh lý hợp đồng, sửa đổi huỷ bỏ hợp đồng: * Theo quy định của pháp luật, thanh lý hợp đồng kinh tế là hành vi pháp lý của các bên nhằm chấm dứt mối quan hệ hợp đồng kinh tế. Theo điều 28 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì một hợp đồng kinh tế được thanh lý khi rơi vào một trong những trường hợp sau đây: a, Hợp đồng kinh tế đã thực hiện xong nhưng còn có những hậu quả chưa giải quyết. b,Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có thoả thuận kéo dài thời gian đó. c, Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ. d, Hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi thay đổi chủ thể mà không chuyển giao được nghĩa vụ của hợp đồng cho chủ thể mới, khi một bên ký hợp đồng là pháp nhân giải thể, cá nhân có đăng ký kinh doanh phải ngừng hoạt động kinh doanh hoặc bị kết án tù, bị chết hoặc mất tích. Trong trường hợp hợp đồng kinh tế đã được thực hiện và các bên hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thoả thuận trong hợp đồng thì hợp đồng kinh tế đó coi như đã được thanh lý. Sự thật thì công việc thanh lý hợp đồng tại Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến thường được tiến hành sau khi thực hiện về số lượng, chất lượng hoàn tất các thủ tục theo quy định, có đủ các điều kiện đã ghi trong hợp đồng làm cơ sở cho việc thanh lý. Hợp đồng và thực hiện việc thanh quyết toán. Công việc thanh lý hợp đồng tại Công ty được thực hiện nhằm phục vụ, thúc đẩy và hoàn thành thủ tục mua bán. Chính vì lý do đó, không phải tất cả các hợp đồng mua bán các sản phẩm tin học ở Công ty đều phải có thủ tục thanh lý hợp đồng kèm theo nếu như các bên đã hoàn thành tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với bên kia theo quy định trong hợp đồng. Do đặc điểm của hàng hoá ở Công ty nên ở những hợp đồng có tiến hành thủ tục thanh lý thường theo nội dung biên bản gồm: a, Căn cứ xác lập biên bản thanh lý hợp đồng. Đó là văn bản hợp đồng mua thiết bị,biên bản giao, biên bản nghiệm thu kỹ thuật... b, Địa điểm, thời gian tiến hành thanh lý hợp đồng. c, Tên, chức vụ, địa chỉ, của những người đại diện của các bên tiến hành tham gia thanh lý hợp đồng. d, Xác định kết quả thực hiện các nội dung, cam kết theo hợp đồng đã ký giữa hai bên. Trong phần này bao gồm một nội dung quan trọng được chú ý là việc xác định tổng giá trị hợp đồng đã ký kết. Trình bày rõ lý do tăng giảm giữa tổng giá trị quyết toán so với tổng giá trị tạm tính. e, Xác định nghĩa vụ của các bên khi thanh lý hợp đồng: Thủ tục thanh lý hợp đồng mua bán tại Công ty thường được tiến hành để hoàn thành công việc thanh quyết toán hợp đồng giữa các bên. Nó rất cần thiết trong việc trình bày rõ sự chênh lệch giữa giá trị ước tính được ghi trong hợp đồng với tổng giá trị quyết toán. Sửa đổi hợp đồng mua bán thiết bị tin học cũng được nêu rõ trong hợp đồng mua nguyên liệu là: nếu thay đổi hợp đồng phải có sự thoả thuận của hai bên, không thể đơn phương quyết định sửa đổi, nếu tự ý sửa đổi hợp đồng thì bị coi là vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề huỷ bỏ hợp đồng không được nêu ra nhưng cả hai bên đều phải tuân theo quy định chung của pháp luật là : huỷ bỏ khi có sự thoả thuận của hai bên hoặc được phép huỷ bỏ hợp đồng kinh tế khi bên kia cố ý làm thiệt hại cho một bên mà không bị coi là vi phạm hợp đồng. 10,Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng: Hàng năm, cùng với hoạt động kinh doanh của mình, Công ty đã tiến hành ký kết một số lượng lớn hợp đồng mua, bán máy tính, máy in, các loại linh kiện máy tính, máy in...phần mềm... Trong quá trình thực hiện, không phải hợp đồng nào cũng được thực hiện thuận lợi vì hợp đồng của các bên, quyền, nghĩa vụ luôn có chiều hướng trái ngược nhau, luôn có sự cọ sát lợi ích giữa các bên nên việc xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp hợp đồng giữa Công ty và các đối tác khi thực hiện hợp đồng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, những mâu thuẫn và tranh chấp hợp đồng giữa công ty và đối tác thường không xảy ra, và nhìn chung các tranh chấp có mức độ hậu quả là nhỏ, ít tính nghiêm trọng, các bên thực hiện thanh toán chậm hơn so với thời hạn không đáng kể. Khi có phát sinh những tranh chấp khi thực hiện hợp đồng dù có lỗi hay không có lỗi, Công ty cũng luôn cố gắng giải quyết tranh chấp đó một cách kịp thời, nhanh chóng và hợp lý với thái độ thiện chí tích cực. Cũng do mức độ của các tranh chấp là không nghiêm trọng, nên cho đến nay những tranh chấp hợp đồng ở công ty luôn được giải quyết và chỉ dừng lại ở mức độ thương lượng. Với cách giải quyết chủ yếu là thương lượng Công ty vẫn giữ được các mối quan hệ tốt với các đối tác và không ngừng củng cố uy tín của mình. Kết luận Công ty Thương mại và tin học Việt Chiến đã được thành lập và hoạt động trong thời gian gần 3 năm , tuy là một công ty có quy mô nhỏ, mới bước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực điện tử viễn thông học, nhưng công ty đã bước đầu hoạt động có hiệu quả, thu được một số kết quả nhất định, nhờ có định hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn và nhiều biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh đối với sản phẩm của công ty. Thị trường điện tử viễn thông tin học là thị trường có tính cạnh tranh gay gắt, ngày càng có nhiều công ty tham gia kinh doanh, để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải tiếp tục phát huy các thế mạnh của minh, đồng thời tích cực đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Hà Nội ngày 13 tháng 3 năm 200 Người báo cáo Nguyễn Đức Hậu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC571.doc
Tài liệu liên quan