Tuyến du lịch nội địa:
- Một số tuyến điểm chính:
+ Tuyến Lao Cai- SaPa: đây là tuyến du lịch trọng điểm có sức thu hút khách cao nhất với việc tham quan khu đô thị thành phố Lao Cai, cửa khẩu Đền Thượng và tham quan thị trấn SaPa, khu du lịch Hàm Rồng, Thác Bạc, Cát Cát, Tả Phìn
+ Tuyến Lao Cai-Bắc Hà: tham quan khu đô thị Lao Cai, cửa khẩu, đền Thượng và tham quan thị trấn Bắc Hà, dinh Hoàng A Tưởng, bản Phố, chợ văn hoá Bắc Hà
Một số tuyến điểm khác:
+ SaPa-Mường Hum: tham quan thị trấn SaPa, khu du lịch Hàm Rồng, Thác Bạc, Cát Cát, Tả Phìn đến ở Mường Hum thăm rừng thảo qủa Sàng Ma Sáo-Dền Sáng- thăm bản người Hà Nhì- suối nước nóng A Mú Sung và đi chợ
+ SaPa-Lao Cai- Mường Khương-Si Ma Cai: tham quan khu đô thị thành phố Lao Cai, cửa khẩu Đền Thượng và tham quan thị trấn SaPa, khu du lịch Hàm Rồng, Thác Bạc, Cát Cát, Tả Phìn ở Mường Khương đi chợ và tham gia các lễ hội của người Mông, Dao, Nùng ở Si Ma Cai thưởng thức các hương vị của núi rừng như thịt hươu nai, cơm lam, thăm rừng mai mận
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động và phát triển tại Sở thương mại - Du lịch Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Những thông tin chung về
sở thương mại du lịch lao cai
1.Tên công ty: Sở Thương Mại- Du Lịch Lao Cai
2.Trụ sở: Số 120-đừơng Quy Hoá- P.Duyên Hải- TX. Lao Cai
Điện thoại: 020820026/Fax: 020820085
3. Quá trình hình thành và phát triển của sở Tương mại -Du lịch Lao Cai
Sở TMDLLC được thành lập vào ngày 17/08/1996 theo quyết định số151/QĐ.UB của bộ Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Lao Cai. Trước khi tách thành sở Thương mại du lịch Lao Cai vào năm 1996, sở trực thuộc Bộ Thương Mại và có tên la sở Thương Mại Hoàng Liên Sơn
Trong thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp (từ năm 1951-1996) hoạt động của sở hoàn toàn theo cơ chế được nhà nước bao cấp,
Trong giai đoạn đổi mới kinh tế , xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, năm 1996 sở Thương Mại Hoàng Liên Sơn tách thành sở Thương mại du lịch Lao Cai và công ty thương mại du lịch Lao Cai chuyển sang hạch toán độc lập, giai đoạn này hoạt động của công ty không được nhà nước bao cấp như trước mà công ty phải độc lập kinh doanh tự tìm phương hướng phát triển trong cơ chế thị trường đầy biến động. để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, công ty phải đổi mới phương thức quản lý,đổi mới hoạt động kinh doanh lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chính.
4.Cơ cấu tổ chức của sở thưong mai du lịch Lao Cai
Giám đốc
Phó Giám đốc
Các phòng ban
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch nghiệp vụ tổng hợp
Phòng quản lý thương mại
Phòng quản lý du lịch
Phòng thông tin xúc tiến TMDL
Thanh tra thương mại du lịch
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
+Giám đốc : là người đứng đầu sở, chụi trách nhiệm trước tỉnh uỷ,HĐND và UBND tỉnh về lĩnh vực công tác thưong mại-du lịch trên địa bàn tỉnh;
+ Phó giám đốc sở là người giúp giám đốc thuục hiên nhiệm vụ do giám đốc phân công;
Phòng ban chuyên môn bao gồm có:
+ Phòng Tổ chức hành chính;
+ Phòng kế hoạch nghiệp vụ tổng hơp;
+ Phòng quản lý thưong mại;
+ Phòng quản lý du lịch;
+ Phòng thông tin,xúc tiến thưong mại-du lịch;
+ Thanh tra thưong mại-du lịch
5. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Sở TMDL Lao Cai.
5.1 Chức năng:
Sở TMDL tỉnh Lao Cai là cơ quan chuyên môn của UBND Tỉnh Lao Cai, giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động thương mại , du lịch, công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
Sở TMDL tỉnh Lao Cai chịu sự quản lý của UBND tỉnh Lao Cai ve hoạt động, tổ chức và biên chế , đồng thời chịu sự chỉ đạo, hưóng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra của Bộ thương mại và Tổng cục du lịch theo quy định của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và mở tàI khoản riêng tại kho bạc nhà nước để hoạt động.
5.2. Nhiệm vụ quyền hạn của Sở TMDL Lao Cai.
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thị trường :
Lập quy hoạch, kế hoạch về phát triển TM,DL trên địa bàn trình UBND Tỉnh phê duyệt.
Xét duyệt hoặc tham gia xét duyệt các chương trình , đề án có liên quan đến lĩnh vực TM, DL;
Duyệt kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI trên địa bàn tỉnh theo uỷ quyền của Bộ TM và UBND Tỉnh ;
Thực hiện kiểm tra giám sát, việc thực hiện kế hoạch TM,DL :
Tiến hành tổ chức việc kế hoạchảo sát và nghiên cứu thị trường trong và ngoàI phạm với tỉnh, thị trường nước ngoàI;
Tổng hợp và xử lý thông tin về thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung , tổng cầu và mức dự trữ lưu thông các mặt hàng cần thiết, các mặt hàng thuộc diện chính sách…
Cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan nhà nước có liên quan.
Công tác phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật về TM và DL:
Trình UBND Tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TM, DL;
Ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn , nghiệp vụ đối với các hoạt động TM, DL trên địa bàn tỉnh;
Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điệu kiện kinh doanh đối với các thương nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch…
Thực hiện việc đăng kí thành lập văn phòng đại diên, chi nhánh của thương nhân viêt nam trên đia bàn tỉnh
Thực hiện việc đăng kí thành lập văn phòng đại diên, chi nhánh ở nước ngoài cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh;
Thưc hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động của chợ,siêu thị, trung tâm thương mại…….
Quản lý hoạt động trên địa bàn tỉnh;
Công tác thanh tra kiểm tra , kiểm soát thị trường;
- Chỉ đạo công tác và cơ quan thanh tra, kiểm tra trong lĩn vưc thương mại va du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định cuả pháp luật;
- Giám sát ,kiểm tra việc thi hành pháp luật của văn phòng đại diên,chi nhánh của thương nhân viêt nam, thương nhân nước ngoài…..
Tổng hơp tình hình về công tác kiểm tra, kiểm soát thi trương,báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan cấp cao và các cơ quan có liên quan đến;
-Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư, khiếu nại .tố cáo của các tổ chức ,cá nhân trong lĩnh vưc TM,DL trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
Công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh TM, DL trên địa bàn tỉnh :
- Sở thương mại Lao cai phối hợp với các cơ sở quan lý chuên ngành,trình UBND tỉnh quyết định ,phê duyệt mục tiêu ,nhiệm vụ và định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp
- Phối hợp với các cơ sở quản lý chuyên ngành giám sát,kiêm tra viêc thực hiên kế hoạch san xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp;
- yêu cầu các doanh nghiêp thực hiện chế độ báo cáo,thống ê và tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của UBND tỉnh,Tổng cục Thống kê, Bộ Thương mại,Tổng cục Du lich;
Công tác đào tạo bồi dưỡng ;
-Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng hàng năm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ,công chức,vớiên chúc thuộc sở quản lý và các doanh nghiệp hoạt động thương mại,du lich thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh,
- Chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn,nghiệp vụ quản lý Nhà nươc về thương mại,du lich đố với cơ quan quản lý Nhà nước thương mại,du lich cấp huyện và cấp tương đương trong tỉnh;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Thống kê,Bộ Thương mại,Tổng cục Du lich theo quy định;
- Thực hiên nhiệm vụ ke hoạch khác về lĩnh vực thương mại,du lịchdo UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
Phần II
tiềm năng, hiện trạng và mục tiêu phát triển
du lịch lao cai
I. Tiềm năng và chiến lược phát triển du lịch Lao Cai
1. Tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.Vị trí địa lý
Thị trấn SaPa
Lao Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với tỉnh Yên BáI; Hà Giang; Lai Châu-Việt Nam và Tỉnh Vân Nam Trung Quốc với 203km đường biên giới, cách Hà Nội 296km theo đường sắt và 345km theo đường bộ.vị trí Lao Cai ở tâm điêm hành lang kinh tế Côn Minh- Lao Cai –HảI Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi giữa Việt Nam với vùng Tây Nam-Trung Quốc co ngành du lịch rất phát triển.
1.2 Cảnh quan thiên nhiên
Lao Cai nằm trong luu vực sông Hồng và sông Chảy co nhiêu dãy núi cao hiểm trở,đọ cao thay đổi từ 80m đến 3000m so với mưc nước biển,điên hình la dãy núi Hoàng Liên co đỉnh Phan Si Phăng cao 3.143m.
Lao Cai có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới.nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau,nhiệt đọ trung bình ở vùng núi cao tử 15-20,vùng núi thấp từ 23-30
Về động thực vât; Lao Cai có tàI nguyên rừng phong phú phân bộ theo độ cao,vói nhiều loại gỗ quý hiếm như; Bách sanh, Thiết xam,thông tre,… cung với rât nhiêu loàI hoa quả,rau sách mang hương vị rất riêng.Động vật có nhiều loại thú quý nhu Sơn dương,Cheo,Nai,…tài nguyên động thực vật là điểm mạnh đẻ Lao Cai thu hút khách du lịch quốc tế.
2. Điều kiện kinh tế – xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn.
2.1 Dân cư và dân tộc
Dân số trên 55,69 vạn người,với 27 dân tộc anh em cùng sinh sống,trong đó dân tộc thiểu số chiếm 65% bao gôm như Việt,Mương,Thái, Hoa, Mông…với nền văn hoá đa sắc tộc,dó chính la sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn đối với khách quốc tế đến Lao Cai .
Tập quán canh tác;Ruộng bậc thang la tác phẩm của dân tộc vùng cao được làm trên những sườn dốc gần nguồn nước,công việc dó được sử dụng bằng những kỹ thuật làm ruộng truyền thống, tạo nên cảnh quan của núi rừng có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Sau hơn 10 năm tái lập kinh tế Lao Cai đã có những bước tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 54,8% năm 1991 xuống còn 9,6% năm 2004.
Mức tăng GDP của tỉnh Lao Cai những năm gần đây cho thấy sự cố gắng lớn nhằm phát triển nền kinh tế ổn định và bền vững. Hệ thống hạ tầng cơ sở được nâng cao với mạng lưới giao thông đi lại thuận tiện, điện lưới quốc gia được kéo tận đến các xã vùng sâu, vùng xa, các dự án về cấp nước sạch đã góp phần cải tạo nguồn nước, thông tin liên lạc phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế khác.
2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Văn hoá vật thể: Về di tích lịch sử, văn hoá hiện nay có 10 di tích đã được bộ văn hoá công nhận xếp hạng di tích quốc gia, 17 di chỉ văn hoá Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng và các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng và thị xã Lao Cai.
Về bản làng cổ: Một số bản làng cổ là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch như: Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Long Khánh, Nghĩa Đô, Y Tí, A Lù, A Mú Sung…
Nghề thủ công truyền thống khá phong phú và đa dạng như: Dệt thổ cẩm của người Thái, Dao… Rèn đúc của người Mông, đan của người Kháng, Hà nhì… Đồ trang sức của người Dao, Nùng… Đã và đang tạo ra những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa cho du khách.
Văn hoá phi vật thể: Lao Cai có khoảng gần 100 điệu múa khác nhau thuộc nhiều thể loại như: Múa Khèn của người Mông, Múa Dân Vũ của người Tày, múa xoè của người Thái… Cùng với rất nhiều các làn điệu dân ca như hát Then, hát Lượn, hát giao duyên… Lao Cai có rất nhiều các lễ hội đặc sắc hấp dẫn du khách như: Lễ Tết Nhảy của người Dao đỏ, hội Lồng Tồng, múa xoè của người Tày, hội Xuân Đền Thượng, lễ hội Đền Bảo Hà…
Những phiên chợ văn hoá vùng cao, cũng là những hoạt động đặc biệt hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Ngoài các hoạt động trao đổi hàng hoá thì chợ còn là nơi gặp gỡ, tìm hiểu và sinh hoạt văn hoá của các dân tộc.
Tôn giáo, tín ngưỡng, chủ yếu thời cúng tổ tiên, thần bản mệnh chiếm vị trí quan trọng, chịu ảnh hưởng của Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo).
3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch Lao Cai.
3.1. Lợi thế.
Hoa Dừa cạn
Lao Cai có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và độc đáo cả về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Được phân bố tập trung Sapa, Bắc Hà, Bát Xát và thị xã Lao Cai.
Từ những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch sẽ giúp cho Lao Cai phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hoá, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch sinh thái, Du lịch tham quan…
3.2. Hạn chế:
Địa hình núi cao nên các tuyến đường chịu tác động lớn của mưa bão, lũ lụt… giao thông khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đầu tư, khai thác các tuyến điểm du lịch của Tỉnh.
Với 27 dân tộc Lao Cai có thế mạnh phát triển du lịch dựa trên nền văn hoá đa sắc tộc nhưng do nhận thức của cộng đồng dân tộc về du lịch chưa cao, chưa ý thức được tầm quan trọng của viẹc bảo vệ tài nguyên, cũng như lợi ích của việc khai thác tài nguyên hợp lý và phát triển du lịch, cho nên mức độ tham gia vào quá trình phát triển du lịch địa phương còn hạn chế.
Tài nguyên động thực vật phong phú nhưng nhữn năm qua công tác bảo tồn và khai thác còn nhiều hạn chế nên tài nguyên dần bị suy thoái đi ngược lại với hướng phát triển du lịch bền vững của Tỉnh.
Mức tăng trưởng của ngành du lịch rong những năm qua khá cao nhưng do xuất phát điểm thấp nên mức đóng góp vào tỷ trọng GDP toàn Tỉnh còn thấp, chưa tạo được nguồn thu đáng kể cho Tỉnh để đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để phục vụ phát triển du lịch.
II. Hiện trạng phát triển du lịch lao cai
1. Kết cấu hạ tầng.
1.1. Giao thông.
- Đường bộ: Có 4 tuyến đường quốc lộ đi qua trong đó quốc lộ 70 à tuyến đường quan trọng nhất. Đây là tuyến đường xuyên á nối liền giữa vùng Tây Nam – Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Đường Tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn, hiện nay đã có đường ôtô đến tất cả các xã phường trong Tỉnh.
- Đường sắt: Có 2 tuyến đường sắt chính đó là tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lao Cai – Hà Khẩu – Côn Minh và tuyến đường sắt chuyên dụng Phố Lu – Cam Đường.
Tuy nhiên đường sắt, hệ thống tín hiệu, toa xe, công tác dịch vụ vệ sinh và nhà ga chất lượng còn thấp và lạc hậu nên chưa đáp ứng được nhu cầu ddi lại của khách du lịch và nhân dân.
- Đường thuỷ: Sông Hồng, sông Chảy là hai con sông chính chảy qua Tỉnh Lao Cai, Ngoài ra còn rất nhiều sông suối khác có giá trị kinh tế cao nhưng do đặc điểm địa hình núi cao, sông dốc… nên giao thông đường thuỷ còn có nhiều hạn chế.
- Đường hàng không: Hiện Tổng cục hàng không Việt Nam đang tiến hành khảo sát lập dự án, dự kiến đến 2010 sân bay Lao Cai mới được xây dựng.
1.2. Hệ thống điện:
Hiện có 9/9 huyện, thị xã và 115 xã phường có điện lưới quốc gia.
Về nguồn điện: đảm bảo cung cấp nhưng hệ thống chưa đảm bảo do hệ thống mạng cũ trước đây chưa đáp ứng nhu cầu, cũng như mĩ quan, an toàn.
1.3. Cấp thoát nước.
Hệ thống cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn tại thị xã Lao Cai và hầu hết các huyện cùng với hệ thống giếng khoan, nước lần đang cung cấp cho 42% dân số toàn Tỉnh.
Hệ thống thoát nước chủ yếu tập trung ở một số khu đô thị nhưng chất lượng và xử lý chưa đảm bảo, hàm lượng độc tố và mùi còn cao. Một số khu đô thị du lịch hầu như đều lợi dùng thế núi dốc, tự chảy chưa qua xử lý theo tiêu chuẩn quy định.
1.4. Thôn tin liên lạc.
Bưu chính viễn thông là một trong những ngành có bước tiến nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng, mạng lưới hầu hết có trên các huyện thị xã, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội của Tỉnh và trong hoạt động du lịch.
2. Hiện trạng về phát triển du lịch Lao Cai.
2.1. Cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch.
a. Cơ sở lưu trú:
Lao Cai hiện có 150 cơ sở lưu trú với 2000 phòng và trên 4000 giường. Trong đó có nhiều phòng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Khoảng 70% tập trung ở Sapa, khoảng 20% ở Lao Cai còn lại ở các huyện khác. Tuy nhiên ngoài các khách sạn lớn như: Victoria, Châu Long liên doanh Singapo… còn lại các cơ sở lưu trú khác chất lượng còn yếu kém. Đầu tư thiếu đồng bộ… vì vậy công suất sử dụng phòng trung bình năm 2004 chỉ đạt 45%.
b. Cơ sở ăn uống:
Hiện có hàng trăm nhà hàng chuyên doanh và các nhà hàng nằm trong khách sạn với hàng nghìn chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu của khách. Tuy nhiên thực đơn còn đơn điệu, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa được quan tâm đúng mức.
c. Cơ sở thể thao và vui chơi giải trí.
Hoạt động tiêu khiển chính của khách chủ yếu dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: đi bộ ngắm cảnh, dạo phố, đi chợ, tham quan hiểu biết về văn hoá các dân tộc… vì vậy việc quy hoạch đầu tư các cơ sở thể thao và dịch vụ vui chơi giải trí đã được quan tâm.
d. Các sơ sở thương mại và dịch vụ.
Mua sắm hàng hoá, đặc sản địa phương và đồ lưu niệm là một nội dung hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là thổ cẩm của Lao Cai.
Hệ thống các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại chủ yếu tập trung ở một số khu đô thị lớn ở Tỉnh và huyện, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và khách du lịch. Nhưng hệ thống này chất lượng còn thấp, quy mô nhỏ chưa đảm bảo an toàn, các sản phẩm hàng hoá còn thiếu và chưa đa dạng.
2.2. Khách du lịch.
a. Khách du lịch nội địa:
Lý do: đối với khách Việt Nam thì Sapa được biết đến như một trạm khí hậu lý tưởng để tránh cái nóng trong thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Họ đến dây do khí hậu mát mẻ 96%, do phong cảnh 82%. Tìm hiểu các nhóm dân tộc không phải là mục tiêu đến của khách du lịch nội địa.
Về phương tiện và nguồn khách: Chủ yếu sử dụng tàu và xe hơi tư nhân. Nguồn khách Hà Nội chiếm 40%, còn các nơi khác, trong đó các tỉnh phía Nam (Hồ Chí Minh) chiếm tới 1/2 khách nội địa.
Độ tuổi: Thế hệ trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm 74%, còn nếu nhìn rộng hơn khách có độ tuổi dưới 50 chiếm 96%. Đa số đi theo nhóm bè bạn hoặc cùng gia đình (con số trung bình là 5 người/nhóm).
Thời gian lưu trú: Từ 2 ngày – 1 tuần. Cụ thể: 4 – 6 ngày chiếm 35%, 3 ngày chiếm 31%, nghỉ cuối tuần chiếm 27% còn lại hơn 1 tuần hoặc chỉ 1 ngày chiếm 3 – 4%.
Điểm du lịch thường đến:
Tỷ lệ khách Việt Nam tới các bản
Tên Bản
Tổng(%)
Cát Cát
77
Thác Bạc
55
Khu du lịch Hàm Rồng
47
Thác Bạc
43
Tả Phìn
37
Bản Hồ
9
Lao Chải
4
Cồng Trời
3
Thanh Phú
2
Sín Chải
2
Các bản khác
3
Qua đây cho thấy 98% trong số họ chỉ muốn có các hành trình hăm quan ngắn tới các bản xung quanh sapa, thác bạc hoặc khu du lịch núi hàm rồng.
Khả năng chi trả; qua điều tra cho thấy khách Việt Nam chi tiêu từ 20.000đ đến 200.000đ và sử dụng phương tiên giao thông 70.000đ/ngày ,như vậy daonh thu hàng năm từ khách nội địa lưu lại sapa là khoảng 500.00-700.000 USD.Mức chi tiêu cho mua sắm hàng hoá thủ công địa phương bình quân từ 30.000đ đến 40.000đ,như vậy thu nhập từ nguồn khách nội địa trong các thôn bản xung quanh sapa khoảng từ 60.000-80.000 USD/năm.
b. Khách quốc tế;
Động cơ;Hai động cơ chính của khách nuớc ngoài là phong cảnh và dân tộc,đồng thời là du lịch thể thao-mạo hiểm,tuy nhiên một số hiện trạng thởi tiết đã làm cho một số hoạt động này kếm phát triển.
Quốc tịch;Khách Châu Âu chiếm khoảng 58%(chiếm đa số),sau đó là Mỹ 16%,úc 13%,Canada 6%,Trung Quốc chiếm có 4%.
Độ tuổi:Số khách co độ tuổi duới 35 chiếm khoảng 51%,độ tuổi từ 35-50 chiếm khoảng 44%.
Phân lạo khách;Du khách nuớc ngoài đến đầy thường đi theo cặp(45%) với bạn bè (38%).Số còn lại là đi theo nhóm nhỏ từ 4-10 người chiếm khoảng 36%,nhóm 10 người trở lên chiếm khoảng 7%.
Mức chi tiêu;Mức chi tiêu của khách nuớc ngoài từ 20-70USD/ngày,chi phí cho viẹc đi lại khoảng 35-40USD/ngày,thời gian lưu trúng bình 3 ngày,như vậy nguồn thu hằng năm của khách nuớc ngoài từ 2,5-3 triệu USD.Và chi cho hoạt động mua bán hàng hoá địa phương vào khoảng 40-80 USD,như vậy thu nhập cảu các dân tộc thiểu số hàng năm từ khách này la 1,1-1.4 triệu USD,chiếm 40-50% tổng chi phí của khách nuớc ngoài .
c.Nhu cầu của khách khi đến Lao Cai
Đỉnh Phanxiphăng-SaPa
- Nhu cầu vệ sinh;Về điểm này tất cả du khách nuớc ngoài hay du khách Việt Nam đêu mong muốn một môi trường trong lành và sạch sẽ hơn .Khách quốc tế rất phê phán về việc vệ sinh của các cơ sở mà họ đã sử dung, nhiều người cho biết họ đã bị ốm sau khi ăn thức an ở trong một số các nhà hàng.
- Bảo tôn danh thắng và bảo vệ tài nguyên môi trường ;Toàn bộ du khách nội địa hay nuớc ngoài đều phàn nàn về việc xây dựng các nhà nghỉ ,khách sạn khắp nơi mà không có sự hài hoà,đồng thời việc tăng nhanh lượng khách đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan thiên nhiên,ảnh hưởng tới các di sản xưa.Chính vì vậy việc nâng cao hiểu biết và ý thúc bảo vệ thiên nhiên cần được quan tâm và thực hiên tốt.
- Nhu cầu đa dạng hoá các hoạt động;Các khu trung tâm đô thi du lịch còn nghèo nàn và chưa được tổ chức khoa hoc,vẫn còn nhiều yếu kém và hạn chê,thiếu tính hấp dẫn.Các khu dịch vụ bổ xung còn thiếu như các quán bar,vũ trường,cả khu vui chơi như công viên ,vườn hoa công cộng cũng đang là vấn đề đối với du lịch Lao Cai .
-Hàng lưu niêm;Các mặt hang lưu niêm còn han chế chưa có tính đại phương cao,các mặt hàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc mà gần như đâu đâu cũng có.Đồng thời việc đeo bám khách để bán hàng cũng là vấn nan, nhiều du khách đã phải khó chụi,bất tiện vì hành động này.Những hành động này đang huỷ hoại sức hấp dẫn,gây thiệt hại đáng kể cho ngành thương mại ,du lịch Lao Cai .
- Các trạm thu phi;Đối với khách Việt Nam cho rằng việc thu phí là việc nên làm để góp phàn bảo tồn, bảo vệ ,chăm sóc cảnh quan thiên nhiên.Nhưng với khách nuớc ngoài ho lại cho rằng viêc thu phí là hiện tượng tiêu cực,họ không biết cái mà họ nhân được khi đả trả tiền cho dịch vụ này là gì,họ cảm thấy như bị lừa gạt.Chính vì thế một số du khách đã từ trối tham gia đến những bản làng khi nghe đến phải trả tiền.
2.3.Các thành phần tham gia du
a.Các nhóm dân tộc và các công ty kinh doanh du lịch
Nói đến sapa phải kể đến lực lượng chính tham gia vào du lịch đó là các dân tộc thiểu số trong các trung tâm du lịch như sapa hay trong chính các thôn bản của họ.Mặc dù bị kéo theo vào ngành công nghệp du lịch nhưng lợi nhuận mà họ thu được rất nhỏ so với các công ty lư hành nhờ bán tour du lịch chính vì vậy dễ xảy ra bất mãm,kèm theo những phản ứng tiêu cực.Như vậy cần phải cân đối lại doanh thu cho hợp lý tránh tình trạng phản ứng tiêu cực như đã xảy ra ở một số nước.
b.Hướng dẫn viên du lịch
Khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế mong muốn hiểu biết hơn về thiên nhiên và dân tộc,nhưng thực tế họ đã rất thất vọngdo trình đọ yếu kém về hiểu biết của hướng dẫn viên trong các lĩnh vực:Múa truyền thống,phong tục,trang phục truyền thống,kiểu cư trú…Ngoài ra do việc giao tiếp giữa các dân tộc và hướng dẫn viên là sợi dây liên kết nhưng trường hợp nay thật hiếm.Cũng vì lẽ do du khách thích đọc các cuốn sách giới thiệu vể các dân tộc khác nhau sống trong khu vực sapa hoặc có thể hỏi thông tin ở một trung tâm thông tin du lịch mà trung tâm này cần phải có khả năng cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến các nhóm dân tộc và môi trường.
c.Cán bộ quản lý trong kinh doanh du lịch
Phần lớn cán bộ quản lý trong các cơ sở kinh doanh du lịch chưa qua đào tạo về chuyên ngành du lịch (số đã qua đào tạo về chuyên ngành chỉ chiếm 2,73%),trình độ ngoại ngữ yếu,một số đã qua đào tạo các chuyên ngành kinh tế khác nhưng không thuộc lĩnh vực du lịch ,đồng thời hệ thống cán bộ quản lý chủ yếu tập chung ở tỉnh,các huyên hầu như không có.Đây là một trở ngại lớn cho công tác điều hành,phát triển hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiên nay.
d.Nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú và nhà hàng
Hiện nay cơ sở kinh doanh du lịch có khoảng 1600 lao động,nhưng lao động qua đào tạo chuyên ngànhà hàng du lịch chỉ chiếm 25%;về trìnhà hàng độ ngoại ngữ rất ít Nhân viên phục vụ được đào tạo về ngoại ngữ,hoặc có khả năng giao tiếp thành thạo ngoại ngư với du khách.Thiếu Nhân viên chuyên môn và đầu bếp có trìnhà hàng độ tay nghề cao.
2.4.Hiện trạng công tác quản lý của Nhà nước vả của sở thương mại-du lịch Lao Cai
a.Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
Việc xây dựng,điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào việc quản lý ,bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch được đúng hướng và chủ động.Quy hoạch phát triển du lịch cũng phát huy hiệu quả tích cuqcj trong định hướng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo đúng các mục tiêu định ra.Tuy nhiên so với việc lập và quy hoạch của thế giới thì công tác quy hoạch của Lao Cai vẫn chưa đáp ứng được nhu cẩu,chiến lược,việc định hướng thì đúng nhưng thiếu thực tế và cụ thể nên kho mà thực hiên được.Các kế hoạch chủ yếu là dùng trong quản lý,chưa tạo được nhiều sản phẩm hưu hiệu cho du lịch .
b.Các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư
Lao Cai đã thực hiện các chính sách mơ cửa và khuyến khich các nhà đầu tư trong nước và nuớc ngoài như ;giúp đỡ giải phóng mặt bằng,miễn tiền thuê đất,hỗ trợ đào tạo Nhân viên ,miễn giảm thuế,đảm bảo các quyền về cư trú.đi lại…Chính vì thế trong những năm gần đây các dư án đầu tư vào Lao Cai nhìn chung khá đa dạng cả về lĩnh vực và hình thức đầu tư.Tuy nhiên các dư án lớn về du lịch vẫn rất ít,vì vậy Lao Cai cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa để thu hút đầu tư xây dựng Lao Cai thành thành phố du lịch bền vững,chất lượng cao.
c.Công tác tuyên truyền quảng bá
Đã được quan tâm đúng mức và tích cực,tuyên truyền trên các thông tin đại chúng,thông qua các lễ hội,hội chợ,hội thảo…đã tạo ra được những chuyển biến lớn về nhận thức,xác định đúng vai trò và vị trí của du lịch Lao Cai .Mặc dù đã được quan tâm nhưng công tác tuyên truyền quảng bá mới chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp,chưa vươn ra được các thị trường lớn,chưa xây dựng được thương hiệu quảng bá cho riêng ngành du lịch Lao Cai nên hiêu quả kinh doanh còn thấp.
III. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Lao Cai
Suối nước nóng Cam Đường
1.Mục tiêu
- Phát triển du lịch phải mang tính bền vững đồng thời phấn đấu đến năm 2010 đua du lịch thực sự trở thàh ngàng kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,xoá đói ,giảm nghèo,tăng nguồn thu cho ngân sách ,tạo động lực để các ngànhà hàng kinh tế khác phát triển .Tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch đạt trên 10% GDP chung của toàn tỉnh.Doanh thu đến 2010 khoảng 700 tỷ đồng,năm 2020 khoảng 3.000 tỷ đồng.
- Nâng cao trình độ dân trí,tăng cường giao lưu hiểu biết về văn hoá ,xã hội giữa các dân tộc trong nước và quốc tế ,đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
-Tạo việc làm cho lao động xã hội góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho nhân dân .Năm 2005 tạo việc làm cho 5.000 lao động ,phấn đấu đến năm 2010 là 12.000 lao động và đến năm 2020 là 18.000 lao động .
-Khách du lịch :Năm 2005 đạt 500.000 lượt khách trong đó khách quốc tế 180.000 lượt. Lao Cai phấn đấu đến năm 2010 đạt 820.000 lượt khách trong đó khách quốc tế 320.000 lượt,năm 2020 đạt 1.500.000 lượt khách trong đó khách quốc tế 700.000 lượt khách.
Thời gian lưu trú:Đến năm 2010 số ngày lưu trú bình quân đạt trên 2 ngảy/lượt khách,năm 2020 số ngày lưu trú bình quân đạt 3 ngày/lượt khách.
2.Chiến lược phát triển
2.1. Chiến lược về sản phẩm du lịch
-Đa dạng hoá sản phẩm du lịch ;Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển du lịch trong thời gian tới,giúp thu hút tăng lượng khách,tăng mức chi tiêu của khách đồng thời tạo sử hấp dẫn,ấn tượng tốt đẹp đối với khách du lịch.Chính vì vậy du lịch Lao Cai cần nghiên cứu nhiều loại hình du lịch mới đồng thời phải tạo ra được sản phẩm thủ công truyền thống đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.
-Tạo sản phẩm chuyên đê,đăc trưng cho vung;đây là sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc ,mang nét đặc trưng của từng vung.Để khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch này cần phải có kế hoạch bảo tồn,gin giữ và tôn tạo…đồng thời với việc khôi phục và phát huynhững nét văn hoá trong cac lễ hội gắn với phát triển nền văn hoá,nghệ thuật dân gian truyền thống.
2.2. Chiến lược thị trường
-Cần phải quan tâm đúng mức đến công tác quảng bá, thông tin xúc tiến du lịch coi đây là một nhiệm vụ quan trọng cần được tăng cường cả về kỹ thuật, phương tiện, kiến thức nghiệp vụ và con người.
-Cần phải quan tâm đến các yếu tố quốc gia và quốc tế phù hợp với quy hoạch tổng thể của toàn ngành du lịch Việt Nam. Trước mắt cần tập trung khai thác thị trường nội địa.
-Cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của du lịch Lao Cai, từ đó xây dựng kế hoạch củng cố và phát triển thị trường đó.
2.3 Chiến lược đầu tư.
Du lịch Lao Cai cần phải có kế hoạch cơ chế chính sách thu hút đầu tư đồng thời có các quy hoạch để phát triển du lịch.
2.4 Chiến lược nâng cao các dịch vụ du lịch.
- Đây là nội dung quan trọng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của du lịch vì vậy cần phải coi trọng về chất lượng của các dịch vụ trên mọi phương diện như kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành… vì vậy quy hoạch phát triển du lịch phải đặt vấn đề quan tâm một cách cụ thể và toàn diện đến những tiêu chí, những quy định nghiêm ngặt về chất lượng, dịch vụ, giá cả, trình độ công nghệ chất lượng lao động của những người làm du lịch.
2.5 Chiến lược đào tạo và giáo dục du lịch.
Cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải có các kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm trang bị đầy đủ những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ… cho đội ngũ cán bộ quản lý nhân viên phục vụ … để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển du lịch.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về du lịch và thúc đẩy sự hiểu biết những giá trị của những di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh … nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển các tài nguyên du lịch.
2.6 Chiến lược gìn giữ tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tài nguyên và nhân văn.
Để phát triển du lịch bền vững cần phải có kế hoạch bảo vệ, đầu tư tôn tạo, khai thác và sử dụng một cách hợp lí.
3. Định hướng phát triển.
3.1 Định hướng phát triển theo vùng.
Ngoài một số trung tâm du lịch lớn như thành phố Lao Cai, SaPa, Bắc Hà. Du lịch Lao Cai cần phải quan tâm đến một số vùng tuyến điểm du lịch khác như :
Thành phố Lao Cai cần phải quan tâm hơn tới việc xây dựng các khu vui chơi giải trí và du lịch văn hoá, du lịch thương mại vì đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh. Đồng thời Lao Cai có khu cửa khẩu, quần thể di tích đền thượng, công viên trung tâm nhà hàng, siêu thị, suối nước nóng (Cam Đường) vì vậy nên mở rộng một số sản phẩm du lịch như: du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch chữa bệnh, du lịch thương mại, du lịch văn hoá.
Thị trấn SaPa xưa
SaPa là nơi tập trung các nguồn tài nguyên về tự nhiên và nhân văn, khí hậu trong lành mát mẻ …vì vậy ngoài tập trung khai thác các điểm du lịch sẵn có như: Cát cát, Tả phìn, Hàm Rồng, Thác bạc… du lịch SaPa nên mở rộng một số các tuyến điểm du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng như: Tham quan rừng bảo vệ trồng thảo quả Dền Sáng, các bản Hà Nhì …
Bắc Hà là cái nôi cái gốc của các tập tục lễ hội người Mông lễ hội các dân tộc thiểu số khác.
Các tuyến điểm du lịch chính như: Dinh Hoàng A Tưởng, các xã Bản Phố, Tả Van Chư … du lịch Bắc Hà nên khai thác một số loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái… như: thăm các huyện lỵ Simacai, bản Mế, chợ Cán Cấu.
Huyện Bảo Thắng, Bảo Yên: có đền Bảo Hà, các nhà sàn bằng gỗ, mái lá cọ truyền thống, di tích lịch sử đồn Phố Ràng…
3.2 Định hướng phát triển theo các tuyến du lịch.
a. Tuyến du lịch nội địa:
- Một số tuyến điểm chính:
+ Tuyến Lao Cai- SaPa: đây là tuyến du lịch trọng điểm có sức thu hút khách cao nhất với việc tham quan khu đô thị thành phố Lao Cai, cửa khẩu Đền Thượng và tham quan thị trấn SaPa, khu du lịch Hàm Rồng, Thác Bạc, Cát Cát, Tả Phìn…
+ Tuyến Lao Cai-Bắc Hà: tham quan khu đô thị Lao Cai, cửa khẩu, đền Thượng và tham quan thị trấn Bắc Hà, dinh Hoàng A Tưởng, bản Phố, chợ văn hoá Bắc Hà…
Một số tuyến điểm khác:
+ SaPa-Mường Hum: tham quan thị trấn SaPa, khu du lịch Hàm Rồng, Thác Bạc, Cát Cát, Tả Phìn… đến ở Mường Hum thăm rừng thảo qủa Sàng Ma Sáo-Dền Sáng- thăm bản người Hà Nhì- suối nước nóng A Mú Sung và đi chợ
+ SaPa-Lao Cai- Mường Khương-Si Ma Cai: tham quan khu đô thị thành phố Lao Cai, cửa khẩu Đền Thượng và tham quan thị trấn SaPa, khu du lịch Hàm Rồng, Thác Bạc, Cát Cát, Tả Phìn… ở Mường Khương đi chợ và tham gia các lễ hội của người Mông, Dao, Nùng… ở Si Ma Cai thưởng thức các hương vị của núi rừng như thịt hươu nai, cơm lam, thăm rừng mai mận…
b. Tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế.
- Tuyến Lao Cai- Trung Quốc:
+ Lao Cai- Hà Khẩu- Công Minh- Thạch Lâm.
+ Lao Cai- Hà Khẩu- Công Minh- Lộ Tây.
+ Lao Cai- Hà Khẩu- Công Minh- Đại Lý.
+ Lao Cai- Hà Khẩu- Cửu Hương- Côn Minh.
Tuyến liên tỉnh:
+ Lao Cai- Yên Bái- Phú Thọ- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh.
+ Lao Cai- Điện Biên- Sơn La- Hà Nội.
+ Lao Cai- Hà Giang- Bắc Cạn- Lạng Sơn-Hải Dương- Quảng Ninh.
3.3 Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch.
Duy trì và phát triển các sản phẩm du lịch sẵn có, đồng thời phát triển một số sản phẩm du lịch mới như:
+ Xây dựng công viên vui chơi và giả trí, với các trò chơi, quầy bar, dansing.
+ Xây dựng các khu du lịch sinh thái như thác Đầu Nhầu, Tả Van Chư.
+ Xây dựng các tour du lịch mạo hiểm như tour du lịch xuyên á khám phá đỉnh Phanxiphăng.
+ Tổ chức các chợ phiên vùng cao như: chợ Bắc Hà chợ SaPa.
+ Phát triển khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng tại xuối nước nóng Cam Đường nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách tại Lao Cai.
+ Xây dựng các làng nghề thủ công các trung tâm sản xuất hàng thủ công để khách có thể xem và mua bán trực tiếp.
+ Các loại hình sản phẩm du lịch khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC706.doc