Những kết quả đạt được trong quá trình thực tập tại Trạm cấp nước Kim Liên. Nhà máy nước Kim Liên là một nhà máy xử lý nước ngầm để cấp nước cho nhân dân. Vì vậy pải đạt được đúng yêu cầu kỹ thuật mà Chính phủ ban hành đúng tiêu chuẩn nước sạch, đảm bảo áp lực cần thiết cho mạng lưới. Toàn bộ công nghệ xử lý cũng như truyền tại đều là thiết bị ngoại nhập lên chất lượng cao, độ bền cao, nhà máy được xây dựng với dây chuyền tương đối hiện đại. Do vậy khâu vận hành xử lý cũng tương đối thuận lợi
*Quy trình vận hành xử lý lắp đặt thi công
- Vận hành: Nước thô được đưa từ các giếng lên máy bơm hút trực tiếp đẩy lên ống dẫn 300 và vận chuyển về bể trộn, bể phản ứng, bể lắng ngang, bể lọc, bể chứa, từ bể chứa nước được trạm bơm cấp II đẩy ra mạng.
Xử lý: Nhà hoá chất gồm 2 máng vừa lọc phục vụ cho bể phản ứng và bể lắng, 2 máy tuần hoàn phèn, 2 máy định lượng phèn, 2 máy khuấu, 2 bển phèn máy định lượng cân đo rồi bơm phèn vào nước thô, trước khi vào bể trộn thông qua ERECTOR lượng phèn được bơm tuỳ theo mùa, ngoài ra theo định kỳ từ trạm bơm kỹ thuật 1 lượng clo nhất định cũng bơm lên bể với cách xử lý như vậy thì yêu cầu đối với nước sạch là rất phù hợp và đúng quy định
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động và phát triển tại Trạm cấp nước Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Giới thiệu chung
I. Họ và tên: Nguyễn Quang Trịnh
II. Ngày tháng năm sinh: 21-5-1984
III. Nơi Thường trú: ích Vịnh - Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội
IV Niên khoá: 2004 - 2006
V. Đơn vị Thực tập nâng cao: Công ty Xây dựng cấp thoát nước Hà Nội
VI. Địa điểm thực tập: Trạm cấp nước Kim Liên
VII. Thời gian thực tập: Từ 05/9/2005 đến 31/12/2005
B. Nội dung thực tập
I. Nội dung trường giao:
TT
Nội dung thực tập
Thời gian thực tập
Ghi chú
1
Lắp đặt và vận hành hệ thống cấp nước
4 tuần
2
Lắp đặt và vận hành công trình thu trạm bơm
3 tuần
3
Lắp đặt và vận hành các công trình trong khu xử lý
4 tuần
4
Lắp đặt hệ thống mạng lưới cấp nước trong nhà
2 tuần
5
Lắp đặt van đồng hồ do nước
3 tuần
6
Viết báo cáo thực tập
2 tuần
Cộng
18
Nguyễn Quang Trịnh Trường CĐ-XD-Công ty đô thị
II. nội dung đơn vị thực tập giao:
Thời gian
Nội dung
Ghi chú
Từ 05/09/2005 đến 12/09/2005
Học quy chế
Từ 13/9/2005 đến 13/10/2005
* Tìm hiểu quy trình lắp đặt đường ống cấp nước f 100 trở lên, loại PVC miệng bát, nối bằng zoong cao su.
- Công tác nhận và nghiên cứu hồ sơ
- Công tác giải phóng mặt bằng tuyến ống
- Công tác giác móng hào chôn ống
- Công tác đào đặt
- Công tác lắp ống
- Công tác lấp đất sơ bộ
- Công tác thử áp lực
- Công tác lấp đất và hoàn thiện
- Công tác hoàn thiện hồ sơ thi công
- Công tác bàn giao công trình
Từ 14/10/20005 đến 03/11/2005
- Lắp đặt đồng hồ đo đếm nước vào các hộ gia đình f 15 ống thép tráng kẽm, dạng đồng hồ nằm.
Từ 26/10/2005 đến 03/11/2005
-Tìm hiểu dây truyền xử lý nước mặt tại nhà máy nước Kim Liên, sơ đồ xử lý cấu tạo và tác dụng từng hạng mục
03/11/2005
Viết bài báo cáo và thông qua báo cáo
Từ 21/11/2005 đến 01/2006
Hoàn thành báo cáo
III. Quá trình thực tập
1. Lắp đặt đường ống ngoài nhà ống nhựa f 100 trở lên và lắp bằng, zoăng.
2. Lắp đặt đồng hồ đo nước.
3. Tìm hiểu dây truyền xử lý nước mặt và cấu tạo tác dụng từng hạng mục.
IV. Kết quả đạt được:
1. Kỹ thuật lao động và an toàn lao động.
2. Hiểu được trạm bơm cấp 1
3. Nắm được chức năng và nghiên cứu khi xử lý
4. Quy trình lắp đặt đường ống ngoài nhà
5. Lắp đặt đồng hồ
6. Chức năng và nhiệm vụ của từng hạng mục
C. tự đánh giá quá trình thực tập
1. ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành tốt nội dung của Công ty
2. Ngày giờ công: Chấp hành đầy đủ.
3. Kết quả thực tập.
4. ý thức đánh giá
Phần 1
Lời mở đầu
Nước ta nguồn gốc của cuộc sống, là nguồn sống quý giá của hành tinh, nước cần thiết không những đối với con người, súc vật mà còn hết sức quan trọng với cỏ cây hoa lá. Nước được thừa nhận như một tài nguyên mang tính chiến lược của mỗi quốc gia và đó là tài nguyên chủ chốt của trái đất đảm bảo sự cân bằng sinh thái và bảo đảm sự hoạt động của con người.
Nước thật sự là yếu tố cần thiết cho cơ thể con người, chất lượng nước có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mỗi chúng ta, đặc biệt 80% bệnh tật của co người đều liên quan đến nguồn nước. Theo kết quả nghiên cứu của vệ sinh môi trường về các mẫu nước mưa, nước giếng khơi, giếng làng thì 100% mẫu nước đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Việc sử dụng nước ô nhiễm là nguyên nhân gây bệnh như bệnh thương hàn, tiêu chảy, và các bệnh giun sán. Ngoài ra xử lý nước bẩn còn gây các bệnh như nấm da, nấm kẽ tay, hắc lào, lang ben, bệnh đau mắt đỏ, đau mắt hột dễ dẫn đến mù lo. Sử dụng nước máy là các bạn bảo vệ sức khoẻ cho chính mình là tiết kiệm chi phí chữa bệnh cho gia đình và xã hội.
Trạm cấp nước Kim Liên một thành viên của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội.
Trạm cấp nước Kim Liên là một thành viên của Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội, công suất thiết kế 1.500m3/ngđ.
Tổng mức đầu tư: 400 tỷ VNĐ.
Tổng hệ thống đường từ f 100 - f 400
áp lực mạng tối đa: 40m cột nước
Tối thiểu:
Cấp nước phục vụ: 100% Dân số quận Đống Đa
Chất lượng nước tại TCVN nước ăn uống.
Công ty đựơc thành lập và phát triển qua các giai đoạn
- Năm 2004 Công ty kinh doanh nước sạch đã chính thức viện trợ cho Trạm cấp nước Kim Liên xây dựng cải tạo lại hệ thống cấp nước với tổng số vốn đầu tư có tổng trị giá là 320 tỷ VNĐ
Phần II
tổ chức bộ máy trạm nứơc kim liên là một
thành viên của Công ty kinh doanh nước sạch
1. Nguyên tắc điều hành
- Công ty có Giám đốc là thủ trưởng và các Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc. Trưởng phòng kế toán - thống kê giúp Giám đốc thực hiện các chế độ tài chính kế toán theo pháp luật.
Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đưa ra những biện pháp tích cực để thực hiện sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Các Phó giám đốc là người giúp việc Giám đốc để tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được Giám đốc phân công. Khi Giám đốc đi vắng thì uỷ quyền cho một Phó giám đốc giúp Giám đốc duy trì hoạt động của Công ty theo phương pháp và kế hoạch đã dịnh.
Các Phó giám đốc chỉ đạo việc thực hiện khối lượng công việc do mình phụ trách, thường xuyên báo cáo Giám đốc về công việc của mình và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về năng suất chất lượng, hiệu quả công việc của mình phụ trách. Trường hợp khẩn cấp Giám đốc quyết định thực hiện phần việc nào cho các Phó giám đốc và thông báo cho các Phó giám đốc biết sau khi giải quyết. Trách nhiệm của trưởng, phó phòng ban bộ phận chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của bộ phận mình trước Giám đốc. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Giám đốc Công ty giao.
Chịu trách nhiệm về phần việc giao cho cấp phó thực hiện, các phó ban chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện khối lượng công việc đựơc phân công trước trưởng bộ phận mình.
Sơ đồ Công ty
Ban quản lý dự án cấp nước
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài vụ
Phòngkỹ thuật
Phòng kế hoạch
Khu xử lý nhà máy nước
Đội thanh tra
Phòng kinh doanh
3 tổ xây lắp và thi công các công trình
Xưởng cơ điện
14 tổ quản lý nước tại các phòng
Giám đốc
Phó
giám đốc
Phó
giám đốc
Phần III
Thực tập lắp đặt mạng lưới cấp nước đường kính
từ 100 trở lên ống gang dẻo hoặc ống Pvc
Trình tự công việc
- Nhận hồ sơ (bản vẽ thi công) đọc bản vẽ bóc tách khối lượng xem mặt bằng của tuyến ống.
- Khảo sát tuyến (xem có đúng thiết kế hay không).
- Sau khi thăm tuyến phải báo cáo với phòng kỹ thuật về hiện trạng tuyến cấp nước và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
- Làm công tác giải phóng mặt bằng + đền bù tài sản mà đường ống đi qua.
- Giác tuyến cấp nước (vạch dấu)
- Công tác đào đất: phải tuân thủ theo đúng thiết kế, độ sâu chôn ống, độ dốc… cách hất đất lên hào (hất đất vào vỉa hè để vận chuyển ống và xuống được thuận tiện.
Công tác chuẩn bị vật tư và vận chuyển vật tư đến hiện trường. Chuẩn bị đường ống và các khớp nối, mở bôi trơn, dụng cụ dùng để xuống ống và lắpống (xà beng, cuốc, xẻng, tời…)
- Vận chuyển ống ra hiện trường, kiểm tra trong ống xem có dập vỡ không, có bẩn không, phải thông rửa ống cho sạch.
- Xuống ống và lắp đặt ống, nối ống (xuống ống bằng thủ công hoặc máy) phải đảm bảo an toàn cho ống không bị dập vỡ.
Lắp ống (lắp ống bằng zoăng cao su) zoăng cao su phải sạch, miệng bát ống và đầu trơn của ống phải sạch, lồng zoang cao su vào rãnh của miệng bát theo chiều quy định, dùng máy cẩu hoặc thủ công đưa ống nối tiếp theo vào miệng bát và dùng ngoại lực đẩy ống vào (dùng thủ công, pa lăng, cẩu) đến vạch dấu quy định thì thôi.
- Đảm bảo ống nằm ngang cùng phương theo quy định thiết kế.
- Công đoạn lắp ống tương tự như trên.
* Chú ý:
+ Đáy mương lắp ống thì ta phải dải cát theo thiết kế.
+ Trong tuyến ống khi thay đổi hướng dòng chảy thì phải đổ gối đỡ, trụ đỡ ống nhằm bảo vệ ống tranh xe dịch và phá vỡ ống.
- Công đoạn lấp đất tuyến ống. Sau khi ta lắp được một đoạn 500m - 1000m thì ta tiến hành lắp đất sơ bộ cho ống ổn định, tránh xê dịch (lưu ý dùng đất loạinhỏ hoặc cát để lấp ống).
- Quy trình lắp 200mm tưới nước đầm kỹ cho đến mặt bằng hào.
=> Chú ý: Riêng các mối nối thì ống không lấp vì phải chờ vì thứ áp lực song mới lấp.
- Công tác thử áp lực: Dùng máy bơm áp lực cao để áp lực. Khi đưa nước vào ống thì hai đầu phải bịt bằng bu và mặt bích dùng áp lực bơm vào đến áp lực thiết kết thì ta dừng lại theo dõi áp lực kế, đảm bảo tiêu chuẩn quy định thì đạt yêu cầu.
=> Lưu ý: Trong khi thử áp lực nếu phát hiện ra nhiều mối lối rò rỉ hoặc đường ống dập vỡ thì ta phải có biện pháp khắc phục thay thế để đảm bảo tuyến cấp nước được an toàn.
- Lấp đất hoàn thiện mặt bằng: Sau khi thử áp lực xong ta tiến hành lấp đất toàn bộ tuyến 200mm tưới nước đầm kỹ hoàn trả mặt bằng như ban đầu.
Lập hồ sơ hoàn công và các văn bản khác để trao cho bên quản lý sử dụng.
Phần IV
Lắp đặt van và đồng hồ đo nước thép tráng kẽm dạng đồng hồ nằm
A- Quy trình lắp đặt
1. Nhận vànghiên cứu bản vẽ thiết kế
2. Lập dự toán và liệt kê vật tư
3. Chuẩn bị dụng cụ gồm: Cuốc, xẻng, beng, búa tay, cưa sắt, đục, nhọn, ê tô kẹp ống, bàn ren thủ công, dao cắt,khoan tay, khoang điện, các loại cờ lê, mỏ lết.
+ Vật tư phụ kiện:
- ống thép tráng kẽm và các phụ kiện kẽm, theo thiết kế.
- Dây đay, băng tan.
B. Lắp đặt sau khi nghiên cứu, bóc tách bản vẽ thiết kế chuẩn bị vật tư, phụ kiện xong ta tiến hành lắp đặt
- Lập hồ sơ thi công: Để sau này bàn giao
- Tiến hành đào đất: Chủ yếu đào để tìm đường ống nước ngoài nhà và đào từ vị trí đường ống ngoài nhà đến vị trí lắp đặt đồng hồ đo nước.
=> Chú ý: Nếu đường ống ngoài nhà là ống kẽm thì ta phải đào để tìm thấy tê chờ, như vậy khi lắp đặt mới tránh được khoan và đục ống bừa bãi. Còn là ống PVC thì ta phải lắp đai khơi thuỷ vào khoan.
Khi đào xong ta tiến hành lắp đặt đường ống nhà là ống kẽm có tê chờ ta chỉ việc tháo đầu bịt tê chờ đó ra và lắp đặt tiếp.
=> Chú ý: Khi tháo nút bịt tê chờ hoặc khoan ống PVC phát đóng van cắt nước đi vào đường ống để thi công thuận lợi an toàn.
Phần V
a - công trình thu và trạm bơm
I. Công trình thu trạm bơm cấp 1
1. Vị trí
Công trình thu trạm bơm cấp 1 của hệ thống cấp nước Kim Liên được đặt từ các giếng.
Công suất được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Năm 2002 công suất 700m3/ngày đêm.
- Giai đoạn 2: Năm 2004 công suất 1500m3/ngày đêm.
- Trạm bơm làm việc 24 giờ/ ngày.
2. Đặc điểm cấu tạo
Công trình thu trạm bơm cấp 1 được xây dựng bằng bê tông cốt thép 2 tầng, công trình có hình dáng là hình vuông có diện tích là 12m2.
Cấu tạo và tác dụng của từng hạng mục trong khu xử lý
II. Bể trộn
1. Chức năng:
Trộn đều dung dịch phèn với nước thô qua các vách ngăn.
2. Cấu tạo
Bể trộn có kích thước là:3,6 x 1,27 x 0,42m trong bể trộn có các vách ngăn đặt so le nhau sao cho nước chảy đi theo chiều hình sin và được trộn đều.
3. Nguyên lý làm việc
Phèn được đưa vào đường ống nước thô bằng cách châm phèn vào đường ống nước lên bể trộn. Mục đích để cho nước được trộn đều.
Bể trộn được thiết kế nhiều vách ngăn liên tiếp nhau nên nước và phèn đựơc trộn đều sau đó nước qua vách ngăn và tấm tràn để sang bể phản ứng:
III. Bể phản ứng
1. Vị trí
Sau khi qua bể trộn, nước đã được trộn đều với dung dịch phèn nước được dẫn sang bề phản ứng, nứơc tràn sang phụ thuộc theo độ cao của tấm tràn. Thời gian nước lưu lại từ 30 - 40 phút.
2.Chức năng nhiệm vụ
Tại bể phản ứng phèn bị huỷ phân thành Al(OH)3 kết tủa theo một số hạt cặn để hình thành bông cặn kết tủa còn phèn được phát triển đầy đủ sao cho quá trình lắng được xảy ra trong bể lắng
3. Cấu tạo
Bể phản ứng vách đứng có hình chữ nhật
Bể phản ứng được xây dựng bằng bê tông cốt thép đúc liền khối với bể lắng trong bể được bố trí các tấm bê tông đứng của bể. Trên thành bể bố trí hành lang, công tác và hệ thống cấp nước rửa bể.
IV. Bể lắng ngang
1. Chức năng
Sau khi nước qua bể phản ứng được dẫn sang bể lắng ngang. Tại đây các bông cặn được giữ lại do trọng lượng và trượt xuống dưới đáy mang thu và được dẫn đến bọc bằng hệ thống máng thu nước răng cưa.
Chu trình lắng ứng với trọng lượng của cặn và chiều dài của bể. Nước sau khi đã qua bể phản ứng được dẫn sang bể lắng. Tại đây những bông keo lơ lửng dính vào nhau tạo lên những hạt cặn có khối lượng khác nhau.
- Những hạt cặn có khối lượng quá lớn sẽ được lắng ngang ở bể phản ứng.
- Những hạt cặn có khối lượng quá lớn sẽ được lắng ngăng ở đầu bể.
- Những hạt cặn có khối lượng quá lớn sẽ được lắng ngăng ở giữa bể.
- Những hạt cặn có khối lượng quá lớn sẽ được lắng ở cuối bể.
ở nhà máy nước Kim Liên người ta thu nước bằng các hệ thống máng răng cưa , máng được đặt ở cuối bể lắng, máng có chiều dài 15m, máng lắng được bố trí sao cho càng về cuối bể lắng càng thu được nhiều nước hơn (vì ở đây nước trong hơn ở đầu bề). Từ máng thu nước được đưa sang mương dẫn nước để dẫn sang bẻ lọc.
2. Cấu tạo
Bể lắng ngang có hình chữ nhật mặt bằng gồm 2 bể.
Bể lắng ngang được xây dựng bằng bê tông cốt thép tách liền với bể lọc.
Đáy bể được thiết kế kiểu máng dốc hình tam giác và bố trí hệ thống ống khoan lỗ để thu cặn.
* Quy trình rửa bể lắng ngang
Sau một thời gian sử dụng lớp cặn lơ lửng ở đáy đã nhiều ta phải tiến hành rửa bể lắng. Quy trình rửa bề lắng gồm có:
Bước 1: Đóng van đưa nước lên bể phản ứng, bể lắng lại chờ cho đến khi nước hạ thấp xuống tới mực nước quy định.
Bước 2: Tiến hành tháo van xả cặn ở đáy bể.
Bước 3: Trên hànhlang công tác cưa bể có đường dẫn nước cấp từ đài xuống, ta mở van nước từ đài xuống đường ống đó và tiến hành mở van tại các điểm trên đường ống ứng với các bể để rửa bể.
Bước 4: Rửa xong đóng van xả cặn lại được duy trì như lúc ban đầu.
V. Bể lọc
1. Chức năng
Sau khi nước qua bể lắng dẫn đến bể lọc bằng hệ thống mương dẫn nước tự chảy vào bể.
Nứơc qua bể lọc là công đoạn cuối cùng của dây truyền xử lý làm trong nứơc. Các hạt cặn trong nước sau khi qua bể lắng được giữ lại trong lớp vật liệu lọc (cát Thạch Anh có đường kính 0,5 - 0,8 mm và lớp cát dày 0,8 - 1,5m).
Nứơc trong được giữ lại bằng hệ thống chụp lọc ngăn thu nước và dẫn nước đến bể chứa.
2. Cấu tạo
Bể lọc có hình chữ nhật trên mặt bằng có 5 bểlọc, bể lọc được thiết kế bể lọc nhanh trọng lực được xây dựng tách khỏi bể lắng bằng bê tông cốt thép. Các bể lọc được bố trí van để điều chỉnh áp lực nước.
* Quy trình thao tác rửa bể lọc nhanh:
Người công nhân chỉ cần nhìn vào một thiết bị ống thuỷ tinh trong suốt mà khi lắp dây truyền ngươi ta đã gắn vào, nếu lưu lượng nước lọc chảy xuống chậm chứng tỏ bể lọc đã bẩn cần phải rửa thì nước trong ống thuỷ tinh dâng lên đến vạch mốc quy định. Công tác rửa lọc đựơc phân thành 5 bước sau:
Khi bể đã bẩn nước lọc chậm lại thì ta phải tiến hành thổi rửa bể bằng phương pháp thổi gió và nước.
Bứơc 1: Điều khiển van đóng nước vào bể lọc và chờ cho nước trong bể cạn đi sau đó đóng van lại đưa nước xuống bể chứa.
Bước 2: Mở van xả nước rửảơ trong bể sao cho nước cách bề mặt vật liệu lọc khoảng 15cm sau đó tiến hành đóng van xả lại.
Bước 3: Mở máy gió, mở van xả khí để cho khí sục qua trục lọc làm tơi vật liệu lọc, lúc này các cặn bám vào cát lọc sẽ dễ dàng tách khỏi vật liệu lọc. Thời gian sục khí từ 4-6 phút.
Bước 4: Đóng van xả khí lại và mở van nứơc để nước đi từ đài xuống để rửa bể lọc, khi nứơc tràn vào máng thu thì mở van xả nước rửa bao giờ thấy rõ cát lọc là được. Thời gian xả sạch 1 bể là từ 20 - 25 phút.
Bước 5: Khi nước đã trong cát lọc được rửa sạch, tiến hành mở van đưa nước từ đài xuống đóng van xả nước lại, mở van đưa nước xuống bể lọc đến khi nào mức nước bể lọc bằng mức nước quy định thì tiến hành mở van nước vào bể chứa. Cho bể làm việc như lúc ban đầu.
Lưu ý: Trong quá trình vận hành thao tác phải đúng theo quy định làm việc, đúng thao tác kỹ thuật.
VI. Bể chứa nứơc sạch trong khu xử lý
Bể chứa là một bộ phận không thể thiếu được trong nhà máy nước, nó là nhiệm vụ điều hoà lượng nước khác nhau giữ nhu cầu dùng nước, thay đổi lượng nước cấp từ khu xử lý, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ dự trưc nước chữa cháy hoặc khi hệ thống gặp sự cố.
Trong hệ thống cấp nước Kim Liên có 2 bể chứa
Nước sau khi qua bể lọc được dẫn tới bể chứa tại khu xử lý, tại đây nước được châm Clo làm sạch theo tính toán sau đó tự chảy về 2 bể chứa.
1. Chức năng của bể chứa (Khu xử lý)
- Làm sạch nước vì có 1 lượng Clo theo tính toán châm vào.
- Dự phòng lượng nước sạch khi nhà máy gặp sự cố (mất điện, trục trặc kỹ thuật, thiết bị).
- Điều tiết một phần chế độ làm việc bơm cấp 1, cấp 2.
2. Nguyên tắc vận hành
- Lượng nước vào bể chứa một ngày phải thoả mãn nhu cầu dùng nước trong ngày.
- Trong giai đoạn lấy nhiều nước trong ngày, lưu lượng nước trong bể không được hạ thấp mực nứơc dự trữ hợp lý.
- Giai đoạn lấy nước ít trong ngày, lưu lượng nước trong bể không được quá cao để có thể gây tràn.
Việc hiểu rõ sự phân bố nhu cầu dùng nước là tối thiểu để vận hành mạng và bể chứa có hiệu quả.
* Nhu cầu dùng nước thay đổi v ới một số nhân tố:
- Nhu cầu dùng nước tăng về mùa hè.
- Giảm về mùa đông và các ngày nghỉ, kỳ nghỉ.
- Nhu cầu dùng ở các khu thương mại, du lịch, vui chơi giải trí tăng lên
Chế độ nước trong ngày càng thay đổi thường dùng nhiều vào ban ngày, ít vào ban đêm.
VII. nhà hoá chất
1. Các bộ phận chính
a) Đài nước: Làm nhiệm vụ cấp nước sạch để rửa bể lọc và hoà tan phèn thành dung dịch.
b) Bộ phận pha phèn: Dự trữ, hoà tan và định lượng dung dịch phèn trong nguồn nước để keo tụ cặn
c) Bộ phận châm Clo: sát trùng và làm sạch nước.
2. Đặc điểm cấu tạo
- Đài nước: nước sạch từ trạm bơm cấp 2 đựơc bơm lên đài theo đường ống D 150 và dẫn xuống bằng đường ống D 400 để rửa bể lọc, bể lắng, bể phản ứng và nhà hoá chất.
- Bộ phận pha phèn gồm: Kho dự trữ phèn ướt W = 99m3 bể hoà tan và tiêu thụ dung dịch phèn 5% dung tích 7,5m3. 2 máy bơm tuần hoàn 1 máy hút và 1 máy xả nhằm tác dụng làm tan phèn, máy bơm phèn lên phễu và dùng máy khuấy cho đều dung dịch phèn sau đó châm vào đường nước thô.
VIII. Khu vực trạm bơm tăng áp
1. Trạm bơm cấp II (tăng áp)
- Chức năng, nhiệm vụ: Bơm nước sạch cung cấp cho các hộ dùng nước và các mục đích khác (cứu hoả,tưới cây) theo yêu cầu đảm bảo lưu lượng và đảm bảo áp lực.
- Cấu tạo: Trạm bơm được xây bằng bê tông cốt thép như một nhà dân dụng, trong trạm có đặt máy bơm để bơm nước và tủ điện để điều khiển.
- Nguyên lý làm việc: Hàng ngày trạm bơm làm việc theo lưu lượng đòi hỏi của mạng lưới tiêu dùng. Trong trạm bơm tăng áp có đặt 5 máy bơm Simen.
2. Bể chứa
- Chức năng: Chứa lượng nứơc sạch cần thiết cho nhu cầu sử dụng của nhân dân. Điều hoà nước giữa nứơc đã xử lý và nhu cầu dùng nước.
- Cấutạo:Bể chứa được xây bằng bê tông cốt thép. Bể có hình chữ nhật trên mặt bằng, 1/2 bể được xây trên mặt đất, đỉnh của bể được xây đắp với chiều dày 200 - 300 mm và có trồng cỏ ở trên nóc, có nắp đạy và ống thông hơi, phao báo mực nước, ống xả tràn, ống xả cặn.
Ng uyên lý làm việc: Dung trì mực nước trong bể ở 70 -90% dung tích của bể tránh làm tràn nước, không được < 30% dung tích bể vì không an toàn.
3. Trạm bơm cấp II
Chức năng nhiệm vụ: Trạm bơm cấp II và mạng lưới cấp nước cung cấp nước phục vụ cho nhu cầu của nhân dân tạo áp lực để đẩy nước đi xa.
Dự trữ nước để chữa cháy: Khi trạm bơm tăng áp ngừng hoạt động thì nước vẫn được cấp cho mạng lưới trong thời gian ngắn.
Đặc điểm các công trình xử lý tại trạm cấp nước kim Liên
Nhà máy cấp nước Kim Liên được cải tạo và xây dựng với sự tài trợ và giúp đỡ về công nghệ, kỹ thuật, linh kiện phụ tùng của phụ kiện của Đức, dây truyền làm việc của nhà máy rất linh hoạt và mang tính công nghệ cao.
Về xây dựng toàn bộ từ trạm bơm cấp I đến kh xử lý các bể trộn, bể phản ứng… xây dựng hoàn toàn bằng bê tông cốt thép rất chắc và kiên cố, máy móc và thiết bị vật tư chủ yếu là hàng của Đức. Vì độ an toàn lao động chính xác cao. Dây chuyền lắp đặt bán tự động, toàn bộ nhà máy đều được gắn liền thiết bị điều khiển.
Dây chuyền công nghệ xử lý nước Kim Liên
Công trình thu trạm bơm cấp I
Bể trộn
Bể phản ứng
Bể lắng
Bể lọc
Bể chứa 300m3
Giếng nước ngầm
Trạm bơm cấp II
Mạng
Clo
Phèn
Clo
Dây chuyền xử lý nước Kim Liên là dây chuyền xử lý bao gồm:Trạm bơm cấp I, bể trộn, bể phản ứng, bể lắng, bể lọc, bể chứa, trạm bơm tăng áp mạng
Kết luận
Những kết quả đạt được trong quá trình thực tập tại Trạm cấp nước Kim Liên. Nhà máy nước Kim Liên là một nhà máy xử lý nước ngầm để cấp nước cho nhân dân. Vì vậy pải đạt được đúng yêu cầu kỹ thuật mà Chính phủ ban hành đúng tiêu chuẩn nước sạch, đảm bảo áp lực cần thiết cho mạng lưới. Toàn bộ công nghệ xử lý cũng như truyền tại đều là thiết bị ngoại nhập lên chất lượng cao, độ bền cao, nhà máy được xây dựng với dây chuyền tương đối hiện đại. Do vậy khâu vận hành xử lý cũng tương đối thuận lợi
*Quy trình vận hành xử lý lắp đặt thi công
- Vận hành: Nước thô được đưa từ các giếng lên máy bơm hút trực tiếp đẩy lên ống dẫn f 300 và vận chuyển về bể trộn, bể phản ứng, bể lắng ngang, bể lọc, bể chứa, từ bể chứa nước được trạm bơm cấp II đẩy ra mạng.
Xử lý: Nhà hoá chất gồm 2 máng vừa lọc phục vụ cho bể phản ứng và bể lắng, 2 máy tuần hoàn phèn, 2 máy định lượng phèn, 2 máy khuấu, 2 bển phèn máy định lượng cân đo rồi bơm phèn vào nước thô, trước khi vào bể trộn thông qua ERECTOR lượng phèn được bơm tuỳ theo mùa, ngoài ra theo định kỳ từ trạm bơm kỹ thuật 1 lượng clo nhất định cũng bơm lên bể với cách xử lý như vậy thì yêu cầu đối với nước sạch là rất phù hợp và đúng quy định
Ví dụ: Nứơc không có mùi, độ PH = 7,1 - 7,4 độ đục: 1 NTV; hàm lượng cặn 0,3g/l
- Lắp đặt thi công: Do Công ty có đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo kỹ, có các kỹ sư giỏi về kỹ thuật và có ý thức trách nhiệm cao. Ngoài ra trang thiết bị đều nhập ngoại, vì vậy chất lượng cao và có chuyên gia nước ngoài trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình xây lắp và thi công vận hành. Vì vậy, tiến độ làm việc luôn thuận lợi và đúng kỹ thuật an toàn, chính xác. Nhưng bên cạnh những thuận lợi thì cũng không ít khó khăn như phải cải tạo lại những mạng lưới cũ. Vì vậy Công ty cũng gặp nhiều khó khăn nhưng không vì thế mà nản lòng. Với tinh thân trách nhiệm cao việc thi công vẫn đúng thiết kế và kế hoạch đã đặt ra và đã đặt được trong dây truyền cấp nước
Kết luận chung
Phương châm Giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế . Chính vì vậy thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng trong quá trình học tập của em. đây là thời gian vô cùng quan trọng đối với chúng em, nhằm nâng cao tay nghề cho em để có hiểu biết sâu hơn về nghề học của mình. Những kiến thức đó là bổ trợ cho chúng em rất nhiều ngoài thực tế và trong kiến thức lý thuyết em đã học trong thời gian thực tập quý giá và bổ ích cho chúng em. Đây là những kiến thức vô cùng quan trọng để chúng em định hướng một cách chắn chắn về ngành nghề mà mình đã lựachọn. Xuất phát từ cơ sở đó được sự chỉ dạo và giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú và anh chị em trong Công ty nên trình độ chuyên môn của chung sem đã được cải thiện và nâng lên một cách rõ rệt, những công việc được phân công đều bám sát với chương trình đào tạo của nhà trường và phù hợp với khả năng của học sinh, kỹ năng thực hành đựơc hoàn thiện để giúp em hoàn tất báo cáo thực tập đạt kết quả tốt.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Công ty và ban giám hiệu nhà trường. Ban chủ nhiệm khoa Cất thoát nước cùng toàn thể các thầy, các cô đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong những ngày vừa qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các Ban ngành, các cô chú, anh chị em công nhân trong Công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội và trạm cấp nước Kim Liên.
Trong quá trình thực tập em luôn chấp hành đúng nội quy, quy chế của Công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội và trạm cấp nước Kim Liên. Em xin hứa sẽ gắng sức mình để trong kỳ thi tốt nghiệp tới sẽ đạt kết quả tốt đẹp. Để xứng đáng là học sinh của Trường Cao Đẳng Xây dựng công trình đô thị và sau này sẽ là một công dân có ích cho xã hội.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2005
Người viết báo cáo
Nguyễn Quang Trịnh
ý kiến nhận xét của chỉ huy trưởng công trình
ý kiến nhận xét của Công ty xây dựng
cấp thoát nưởc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC538.doc