4. Một số khuyến nghị về chính sách
(1) Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài chính,
cần cân đối ngân sách để triển khai thực
hiện Đề án “Thống kê khu vực kinh tế chưa
được quan sát”, nhằm đo lường đầy đủ khu
vực kinh tế chưa quan sát được (NOE),
trong đó có khu vực KTPCT. Nếu chưa có
số liệu đầy đủ, chính xác về khu vực NOE,
mọi chính sách về khu vực này đều thiếu
bằng chứng sẽ xuất hiện nhiều rủi ro cho
nền kinh tế nói chung và khu vực NOE;
(2) Khu vực KTPCT ở nước ta tồn tại
một cách khách quan, do đó, sớm chính
thức hóa thuật ngữ “Khu vực kinh tế phi
chính thức” trên phương diện văn bản
pháp lý và thông tin thống kê nhà nước;
(3) Hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, nhằm
khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh
cá thể thuộc khu vực KTPCT chuyển sang
khu vực doanh nghiệp. Cần có chính sách
cụ thể hỗ trợ, bảo vệ các cơ sở sản xuất-kinh
doanh chính thức thuộc khu vực KTPCT.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và những khuyến nghị chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY
31Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
THỰC TRẠNG KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM
VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Tóm tắt: Kinh tế phi chính thức (KTPCT) là tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu
nhập cho người lao động. Đối với Việt Nam, các cơ sở thuộc khu vực KTPCT tồn tại
hầu hết ở các xã, phường. Tuy nhiên, cho đến nay thực trạng KTPCT chưa được đánh
giá và xem xét trên góc độ chính sách cũng như đo lường bằng những con số thống kê
về quy mô, mức độ của kinh tế khu vực KTPCT. Bài viết cung cấp cho bạn đọc những
bất cập đang có hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp khuyến nghị về chính sách
đối với khu vực KTPCT.
Từ khóa: Kinh tế phi chính thức, kinh tế chưa/không được quan sát, kinh tế ngầm,
kinh tế bất hợp pháp, kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu, kinh tế bóng đen, kinh tế chìm.
Abstract:The informal economy (IE) is a group of businesses that produce goods and
services with an attempt to majorly create jobs and income for labourers. For Vietnam,
the enterprises of informal economy exist mostly in communes and wards. Up to now, the
reality of informal economy has, however, not been evaluated and considered in terms
of policy as well as measurement by statistics on the scale and extent of the economy in
the informal economic area. The article provides readers with the current shortcomings,
and offers some recommendations of policies for informal economy.
Keywords: Informal economy, non-observed economy, latent economy, illegal
economy, household self-production and self-consumption economy, shadow economy,
hidden economy.
TS. Nguyễn Văn Đoàn *
* Viện trưởng Viện Khoa học thống kê
Tương tự nhiều quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển như Việt Nam, các cơ sở thuộc khu
vực KTPCT tồn tại và hoạt động ở hầu
hết các xã, phường trên phạm vi toàn
quốc. Tuy nhiên, thực trạng về khu vực
KTPCT ở nước ta chưa được xem xét và
đánh giá một cách chính thức trên phương
diện chính sách, cũng như đo lường bằng
các con số thống kê về quy mô, mức
độ, Thậm chí, có khá nhiều người coi
khu vực KTPCT là “kinh tế bóng đen”,
“kinh tế chìm”, “kinh tế không được
quan sát”[2]. Năm 2007, Viện Khoa học
Thống kê (Tổng cục Thống kê) đã chủ trì,
phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu phát
triển, thể chế và phân tích dài hạn (DIAL-
IRD) của Pháp thực hiện nghiên cứu về
khu vực KTPCT với chiến lược thu thập
thông tin về khu vực này như sau: (i) Cải
tiến mới cuộc điều tra lao động và việc
làm; (ii) Tiến hành điều tra chuyên biệt
về khu vực KTPCT dựa trên dàn mẫu của
điều tra lao động và việc làm ở Hà Nội và
VẤN ĐỀ HÔM NAY
32Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
TP HCM. Điều tra chuyên biệt này cung
cấp các ước lượng sát thực về các chỉ tiêu
quan trọng của khu vực KTPCT. Kết quả
nghiên cứu đã được trình bày tại nhiều hội
thảo trong nước và quốc tế, phổ biến trên
các ấn phẩm và gửi tới Văn phòng Chính
phủ để báo cáo Thủ tướng. Đặc biệt, năm
2017 Viện Khoa học Thống kê đã gửi Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ báo cáo kết
quả nghiên cứu kèm theo một số ấn phẩm
về khu vực KTPCT. Hiện nay, Tổng cục
Thống kê đang chủ trì phối hợp với các
bộ, ngành soạn thảo Đề án “Thống kê khu
vực chưa quan sát được” theo ý kiến chỉ
đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ,
nhằm phản ánh đầy đủ quy mô GDP của
Việt Nam. Bài viết này tập trung trình bày
tổng quan về khu vực KTPCT; phân biệt
hoạt động KTPCT với các hoạt động kinh
tế ngầm, phi pháp; thực trạng khu vực
KTPCT ở Việt Nam; một số khuyến nghị
về chính sách đối với khu vực KTPCT.
1. Tổng quan về khu vực kinh tế
phi chính thức
- Khái niệm: Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) và Cơ quan Thống kê Liên hợp
quốc (UNSD) đưa ra khái niệm về khu
vực KTPCT – được hiểu một cách chung
nhất – là tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ
yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu
nhập cho người lao động. Các đơn vị này
thường tổ chức theo quy mô nhỏ, chủ yếu
dựa trên quan hệ lao động không thường
xuyên, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá
nhân hơn là những quan hệ qua hợp đồng
với những đảm bảo chính thức [4].
- Đặc điểm: Cơ sở sản xuất-kinh doanh
thuộc khu vực KTPCT có các đặc điểm: hợp
pháp; không phải đăng ký kinh doanh; quy
mô nhỏ (theo doanh thu hoặc lao động); sổ
sách kế toán không hoàn chỉnh; chi phí sản
xuất thường không phân biệt với chi tiêu
của hộ gia đình, các tài sản, như nhà cửa,
xe cộ, thường được sử dụng chung cùng
với nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình.
- Tiêu chí xác định: ILO đưa ra 3 tiêu
chí xác định cơ sở sản xuất-kinh doanh thuộc
khu vực KTPCT: (i) Quy mô lao động; (ii)
Không đăng ký kinh doanh theo các hình
thức cụ thể của pháp luật; (iii) Không thực
hiện việc đăng ký cho người lao động (hợp
đồng lao động, bảo hiểm, thất nghiệp).
- Phạm vi khu vực KTPCT: Về mặt lý
thuyết, các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực
KTPCT hoạt động trong tất cả các ngành.
Tuy nhiên, phạm vi thống kê khu vực
KTPCT phụ thuộc vào điều kiện mỗi quốc
gia. Khi phân tích số liệu cần tách riêng
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã vận
dụng các khuyến nghị của ILO vào điều
kiện thực tiễn của mình để xác định tiêu
chí, phạm vi khu vực KTPCT (B.1). Trong
B.1, có thể thấy mỗi nước xác định cơ sở
kinh doanh thuộc khu vực KTPCT theo
một hoặc đồng thời cả ba tiêu chí: không
có tư cách pháp nhân (không đăng ký),
quy mô lao động hoặc hạch toán kế toán
chưa hoàn chỉnh. Về phạm vi, khu vực
KTPCT của nhiều nước không bao phủ
các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
2. Phân biệt khu vực KTPCT với
khu vực kinh tế chưa quan sát được
Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)
phiên bản 2008 dành riêng Chương 25
hướng dẫn về các khía cạnh phi chính
thức của nền kinh tế, trong đó đề cập đến
khu vực kinh tế chưa quan sát được. Tuy
nhiên, thực tế có không ít các nhà phân
tích kinh tế thường nhầm lẫn khu vực
KTPCT với khu vực NOE.
Khu vực NOE là tất cả các hoạt động
sản xuất-kinh doanh không thể thu thập
được trong các nguồn dữ liệu cơ bản để biên
soạn tài khoản quốc gia, bao gồm hoạt động
VẤN ĐỀ HÔM NAY
33Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
kinh tế ngầm (KTN), hoạt động kinh tế bất
hợp pháp (KTBHP), hoạt động KTPCT,
hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu,
và các hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các
chương trình thu thập dữ liệu cơ bản.
Như vậy, khu vực NOE, gồm 5 thành
tố: (i) Hoạt động KTN; (ii) Hoạt động
KTBHP; (iii) Hoạt động KTPCT không
quan sát được; (iv) Hoạt động kinh tế hộ
gia đình tự sản, tự tiêu; (v)
Bảng 1. Tiêu chí và phạm vị khu vực kinh tế phi chính thức của một số quốc gia
TT Quốc gia Tiêu chí xác định khu vực kinh tế phi chính thức Phạm vi
1 Braxin - Không có tư cách pháp nhân; Trừ nông, lâm
- Quy mô lao động nhỏ hơn ngưỡng nhất định. nghiệp, thủy sản
2 Mexico - Không có tư cách pháp nhân; Trừ nông, lâm
- Không có sổ sách kế toán hoàn chỉnh; nghiệp, thủy sản
- Chưa đăng ký.
3 Panama - Không có tư cách pháp nhân; Trừ nông, lâm
- Quy mô lao động nhỏ hơn ngưỡng nhất định. nghiệp, thủy sản
4 Châu Phi - Không có tư cách pháp nhân; Trừ nông, lâm
- Chưa đăng ký với cơ quan nhà nước; và/hoặc: nghiệp, thủy sản
- Không có sổ sách kế toán hoàn chỉnh.
5 Ethiopia - Không có tư cách pháp nhân;
- Không có sổ sách kế toán hoàn chỉnh; Trừ nông, lâm
- Quy mô lao động nhỏ hơn ngưỡng nhất định nghiệp, thủy sản
hoặc không có giấy phép.
6 Mali - Quy mô lao động nhỏ hơn ngưỡng nhất định
hoặc không có giấy phép; Trừ nông, lâm
- Chưa đăng ký với bảo đảm xã hội; nghiệp, thủy sản
- Không có sổ sách kế toán hoàn chỉnh.
7 Tanzania Không có tư cách pháp nhân Trừ nông, lâm
nghiệp, thủy sản
8 Moldova Chưa đăng ký Trừ nông, lâm
nghiệp, thủy sản
9 Nga - Không có tư cách pháp nhân; hoặc: Tất cả các ngành
- Chưa đăng ký kinh doanh .
10 Nhật Bản - Không có tư cách pháp nhân; Trừ nông, lâm
- Quy mô lao động nhỏ hơn ngưỡng nhất định. nghiệp, thủy sản
11 Ấn Độ Không có tư cách pháp nhân Trừ nông, lâm
nghiệp, thủy sản
12 Pakistan - Không có tư cách pháp nhân; Trừ nông, lâm
- Quy mô lao động nhỏ hơn một ngưỡng nhất định nghiệp, thủy sản
13 Philippine - Không có tư cách pháp nhân;
- Quy mô lao động nhỏ hơn ngưỡng nhất định. Tất cả các ngành
- Không có sổ sách kế toán hoàn chỉnh.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
34Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
Hoạt động kinh tế khác bị bỏ sót do
các chương trình thu thập dữ liệu cơ bản
chưa được hoàn hảo. Ở đây, NOE chỉ bao
gồm một phần khu vực KTPCT chưa quan
sát được, chứ không phải toàn bộ khu vực
KTPCT. Khu vực KTPCT dễ dàng phân
biệt với khu vực NOE (H.1).
3. Khu vực kinh tế phi chính thức
của Việt Nam
a) Khái niệm, tiêu chí, phạm vi xác
định khu vực KTPCT của Việt Nam
- Khái niệm: Khu vực KTPCT bao
gồm các hộ kinh doanh [3] không có tư
cách pháp nhân, sản xuất một hoặc một
số sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán
hoặc trao đổi, không có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật;
H.1. Sơ đồ phân định khu vực KTPCT với NOE trong SNA 2008
- Tiêu chí xác định: Hộ kinh doanh
đảm bảo đồng thời hai tiêu chí: quy mô
theo lao động dưới 10 người; và không
đăng ký kinh doanh[1];
- Phạm vi: Không bao gồm ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản;
- Đặc điểm: Khu vực KTPCT có
những đặc điểm của cơ sở sản xuất-kinh
doanh cá thể, doanh nghiệp hộ gia đình:
(i) Tài sản cố định và những tài sản khác
không thuộc về đơn vị sản xuất, mà thuộc
về chủ sở hữu đầu tư; (ii) Các đơn vị này
không thể đứng ra ký kết hợp đồng với các
doanh nghiệp khác theo luật định và cũng
không thể đứng ra tự trang trải nợ với tư
cách của mình; (iii) Chủ sở hữu phải tự cân
đối thu chi, tự chịu rủi ro; (iv) Chi phí sản
xuất không phân biệt được với chi phí sinh
hoạt gia đình. Tương tự, việc sử dụng hàng
hoá có giá trị, như nhà cửa hay xe cộ, không
phân biệt được là dành cho kinh doanh hay
mục đích tiêu dùng của gia đình.
b) Quá trình tồn tại của hộ kinh doanh
- Giai đoạn 1954-1957, Nghị quyết
của Bộ Chính trị (tháng 9/1954) ghi: “Phải
hết sức coi công tác phục hồi công thương
nghiệp, làm cho các xí nghiệp công tư hiện
có tiếp tục kinh doanh”. Nghị định số 489/
TTg (30/3/1955) của Chính phủ cũng nói
đến Điều lệ đăng ký các loại hình kinh
doanh công thương nghiệp. Kết quả là
khung khổ pháp lý cho loại hình kinh doạnh
cá thể được hợp thức hóa, khu vực kinh tế
cá thể phi nông nghiệp phát triển mạnh mẽ
VẤN ĐỀ HÔM NAY
35Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
(55.000 cơ sở, hơn 160.000 lao động; đóng
góp 80% tổng mức bán lẻ của cả nước).
- Miền Bắc (từ 1958) và cả nước (sau
1975) thực hiện công cuộc cải tạo xã hội
chủ nghĩa đối với tiểu thủ công thương.
Điều 24 của Hiến pháp 1980 quy định
“những người buôn bán nhỏ được hướng
dẫn và giúp đỡ chuyển sang sản xuất hoặc
làm nghề thích hợp khác”. Nghị định số
119-CP của Chính phủ ngày 9/4/1980 đã
nói về Điều lệ đăng ký kinh doanh công
thương nghiệp áp dụng cho khu vực kinh
tế tập thể và cá thể. Kết quả là các cơ sở
thương nghiệp, tiểu chủ đã vào các hợp
tác xã, tổ hợp tác, nền kinh tế lúc đó chủ
yếu gồm hai loại hình kinh tế: doanh
nghiệp nhà nước và hợp tác xã.
- Giai đoạn 1986-1990: Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI (12/1986) xác định
“Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
để giải phóng năng lực sản xuất”. Nghị
định số 15/NĐ-BCT (1988) của Bộ Chính
trị nói về đổi mới cơ chế quản lý đối với
các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh. Nghị
định số 29/NĐ-HĐBT (9/3/1988) của Hội
đồng Bộ trưởng đề ra tiêu chí quy định về
kinh tế gia đình, hộ cá thể, hộ tiểu chủ
công nghiệp. Luật Doanh nghiệp tư nhân,
Luật Công ty ra đời ngày 21/12/1990.
- Giai đoạn 1991-1999: Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tiếp
tục khẳng định quan điểm khuyến khích
đối với khu vực kinh tế cá thể. Nghị định
số 66/HĐBT (2/3/1992) là bước đột phá
trong việc minh bạch thủ tục cấp phép kinh
doanh cho các cơ sở kinh doanh cá thể.
- Giai đoạn hiện nay: Nghị định số
78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính
phủ dành toàn bộ Chương III với 13 điều
(từ Điều 66 đến Điều 79), quy định đối với
hộ kinh doanh. Theo đó, hộ kinh doanh do
một cá nhân hoặc một nhóm người gồm
các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18
tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được
đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử
dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động kinh doanh (Khoản 2, Điều 66). Hộ
gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
làm muối và những người bán hàng rong,
quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu
động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không
phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh
các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên
phạm vi địa phương (Khoản 3, Điều 66).
Như vậy, các hộ kinh doanh đã tồn tại
một cách khách quan từ rất lâu ở nước ta,
ngày càng phát triển và trở thành nét văn
hóa đặc thù: “văn hóa kinh doanh vỉa hè”.
Tuy nhiên, thuật ngữ “khu vực kinh tế phi
chính thức” được dùng phổ biến trong các
công trình nghiên cứu, nhưng chưa được
sử dụng một cách chính thức trong các
văn bản quy phạm pháp luật, kể cả trong
các số liệu thống kê nhà nước (1).
c) Đo lường khu vực KTPCT của Việt Nam
Trên cơ sở khái niệm, tiêu chí, phạm
vi khu vực KTPCT của nước ta, như đã đề
cập ở trên, ánh xạ vào các văn bản pháp lý,
cũng như các cuộc điều tra thống kê định
kỳ do Tổng cục Thống kê tiến hành (2) và
cuộc điều tra khu vực KTPCT tại Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh (2008) (3), chúng ta
có thể bóc tách được số liệu về số cơ sở, số
lao động thuộc khu vực KTPCT. Cụ thể:
1 Thuật ngữ “Việc làm phi chính thức” đã được sử dụng trong một số lĩnh vực.
2 Tổng điều tra kinh tế; Điều tra cơ sở sản xuất-kinh doanh cá thể phi nông nghiệp; Điều tra
lao động việc làm.
3 Là cuộc điều tra thống kê đầu tiên và duy nhất (cho đến thời điểm này) về khu vực KTPC.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
36Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
- Tổng điều tra kinh tế đã tiến hành
được 5 kỳ vào các năm 1995, 2002, 2007,
2012 và 2017. Tuy nhiên, chỉ có năm 2012,
2017 mới thu thập thông tin về tình trạng
đăng ký kinh doanh của các cơ sở sản
xuất-kinh doanh cá thể phi nông nghiệp.
Căn cứ vào thông tin về tình trạng đăng ký
kinh doanh, chúng ta bóc tách được số liệu
về số cơ sở, số lao động thuộc khu vực
KTPCT từ cuộc Tổng điều tra này (B.2).
Bảng 2. Số lượng và lao động của các cơ sở sản xuất-kinh doanh phi nông nghiệp
Cơ sở sản xuất-kinh doanh (cơ sở) Lao động (người)
Năm Tổng số Khu vực KTPCT Tổng số Khu vực KTPCT
Cơ sở % Người %
1995 1.879.402 1.237.767 65,86 3.241.129 2.128.959 65,69
2002 2.619.341 1.189.908 45,43 4.436.747 1.880.055 42,37
2007 3.748.138 2.716.996 72,49 6.593.867 4.415.412 66,96
2012 4.624.885 2.829.684 61,18 7.946.699 4.258.684 53,59
2017 5.142.978 3.259.156 63,37 8.701.326 4.895.419 56,26
Số liệu ở B.2 cho thấy tỷ trọng số
cơ sở sản xuất-kinh doanh cá thể không
đăng ký kinh doanh (hay thuộc khu vực
KTPCT) chiếm tỷ trọng trên 60% tổng số
các cơ sở sản xuất-kinh doanh cá thể phi
nông nghiệp (riêng năm 2002 chiếm dưới
50%). Số lao động trong khu vực KTPCT
chiếm tỷ trọng thấp hơn so với số cơ sở.
- Điều tra các cơ sở sản xuất-kinh
doanh cá thể phi nông nghiệp được tiến
hành định kỳ vào ngày 01/10 hàng năm
(trừ những năm Tổng điều tra kinh tế). Đây
là các cuộc điều tra mẫu đại diện cấp tỉnh
và toàn quốc. Tuy nhiên, chúng không thu
thập thông tin về tình trạng kinh doanh của
các cơ sở. Để có dãy số liệu từ năm 2013
đến năm 2016, ta sử dụng cơ cấu trung
bình 2 năm tổng điều tra (2012, 2017) để
tính ra số cơ sở, số lao động thuộc khu vực
KTPCT như trình bày ở B.3 dưới đây.
Bảng 3. Số lượng và lao động của các cơ sở sản xuất-kinh doanh phi nông nghiệp
thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
Năm Cơ sở sản xuất-kinh doanh (cơ sở) Lao động (người)
Cơ sở Tốc độ phát triển Số lượng Tốc độ phát triển
liên hoàn, % liên hoàn, %
2010 2.336.418 100.0 3.625.712 100.0
2011 2.298.145 98,4 3.683.847 101,6
2012 2.484.735 108,1 3.937.560 106,9
2013 2.571.268 103,5 4.075.919 103,5
2014 2.640.748 102,7 4.155.865 102,0
2015 2.829.684 107,2 4.258.684 102,5
2016 2.827.564 99,9 4.252.278 99,8
2017 2.911.900 103,0 4.368.874 102,7
Nguồn: Số liệu năm 2012, 2017 là kết quả tổng điều tra kinh tế;
- Số liệu năm 2013, 2014, 2015, 2017 tính từ kết quả điều tra các cơ sở sản xuất-kinh
doanh phi nông nghiệp (theo cơ cấu trung bình của năm 2012, 2017).
VẤN ĐỀ HÔM NAY
37Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
Số liệu ở B.3 cho thấy tốc độ phát triển
liên hoàn (năm sau so với năm trước) đối
với các năm điều tra, nhưng bị “gẫy” đối
với các năm tổng điều tra. Nói cách khác,
số cơ sở sản xuất-kinh doanh cá thể thuộc
khu vực KTPCT phát triển liên tục hàng
năm trong giai đoạn 2010-2017, trừ các
năm tiến hành tổng điều tra kinh tế (năm
2012, 2017 giảm so với năm trước đó).
- Điều tra lao động việc làm. Từ năm
2014 đến nay, Tổng cục Thống kê đã bổ
sung thông tin về lao động có việc làm phi
chính thức vào bảng hỏi trong điều tra lao
động việc làm hàng năm[4] để thu thập
thông tin liên quan đến lao động phi chính
thức trong nền kinh tế. Lao động phi chính
thức trong nền kinh tế bao gồm: (i) Lao động
phi chính thức trong khu vực KTPCT và (2)
Lao động phi chính thức trong khu vực kinh
tế chính thức. Điều tra lao động việc làm đã
ước lượng được số lao động phi chính thức
ở nước ta là 16.829.100 người, 17.534.200
người và 18.018.400 người tương ứng với
các năm 2014, 2015 và 2016 (B.4).
Bảng 4. Lao động và lao động phi chính thức làm việc giai đoạn 2014-2016
Năm Tổng số, ngàn người Lao động phi chính thức
Số lượng, ngàn người So với tổng số, %
2014 52.744,50 16.829,10 31,9
2015 52.840,00 17.534,20 33,2
2016 53.302,80 18.018,40 33,8
Nguồn: Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê
B.4 cho thấy lao động phi chính thức
trong nền kinh tế chiếm khoảng 1/3 tổng
số lao động có việc làm của nền kinh tế
và tăng liên tục trong 3 năm qua. Cụ thể,
năm 2014 lao động phi chính thức chiếm
31,9%, năm 2015 và năm 2016 con số
này là 33,2% và 33,8%. Như vậy, qua kết
quả Tổng điều tra kinh tế, điều tra các cơ
sở sản xuất-kinh doanh cá thể phi nông
nghiệp, điều tra lao động việc làm cho
thấy một phần khu vực KTPCT và lao
động phi chính thức đã được tích hợp vào
nền kinh tế quốc dân. Phần còn lại của
khu vực KTPCT chưa quan sát được.
- Điều tra khu vực KTPCT tại Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh. Như trình bày ở đầu
bài, năm 2007 Viện Khoa học Thống kê đã
chủ trì nghiên cứu sâu về khu vực KTPCT,
trong đó đã tiến hành cuộc điều tra khu vực
KTPCT tại hai thành phố lớn là Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này
đã được phổ biến thông qua các ấn phẩm
và hội thảo ở trong nước và quốc tế. Đặc
biệt, kết quả nghiên cứu đã được báo cáo
Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ (2010) và Phó Thủ tướng Vương Đình
Huệ. Mặc dù nghiên cứu này đã được thực
hiện 10 năm nay, nhưng vẫn có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
Dưới đây là một số kết luận chính rút ra
từ kết quả điều tra khu vực KTPCT nói trên.
(1) Số lượng hộ sản xuất-kinh doanh
phi chính thức đang tăng lên. Năm 2009, tại
Hà Nội có 725.000 hộ và ở TP. Hồ Chí Minh
là 967.000 hộ. Với sự mở rộng địa giới hành
chính của Hà Nội, số lượng hộ sản xuất-kinh
doanh phi chính thức thống kê được đã tăng
gấp 2,3 lần giữa hai năm 2007 và 2009. Nếu
xét theo địa bàn Hà Nội mới, tốc độ tăng
số hộ sản xuất-kinh doanh phi chính thức
ước tính được là 23%. Ở TP. Hồ Chí Minh,
tốc độ tăng số hộ sản xuất-kinh doanh phi
chính thức giữa hai năm là 29%.
(2) Khu vực KTPCT vẫn có vị trí dẫn
đầu trong việc cung cấp việc làm ở Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh. Điều tra lao động việc
làm năm 2009 đã thống kê được 3.326.000
việc làm ở Hà Nội và 3.670.000 việc làm ở
VẤN ĐỀ HÔM NAY
38Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, số việc làm khu
vực KTPCT chiếm 32% tổng số việc làm ở
Hà Nội và 34% ở TP. Hồ Chí Minh (57%
và 41% tổng số việc làm phi nông nghiệp
ở mỗi thành phố). Những con số này khẳng
định khu vực KTPCT là nơi cung cấp việc
làm hàng đầu ở cả hai thành phố. Trong thời
gian giữa hai năm 2007 và 2009, số trong
khu vực KTPCT đã tăng 56.000 việc làm ở
Hà Nội (6%) và 206.000 việc làm ở TP. Hồ
Chí Minh (19%). Ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ
trọng việc làm thuộc khu vực này đã tăng 1
điểm phần trăm giữa hai năm 2007 và 2009
và đóng góp 40% số việc làm mới tạo ra.
(3) Tầm quan trọng ngày càng tăng
thêm của khu vực KTPCT về phương diện
kết quả sản xuất. Doanh thu năm 2009
của toàn bộ khu vực phi nông nghiệp phi
chính thức là 143.000 tỷ đồng ở Hà Nội và
138.000 tỷ đồng ở TP. Hồ Chí Minh. Các
hộ sản xuất-kinh doanh phi chính thức ở
Hà Nội đã sản xuất được khối lượng sản
phẩm và dịch vụ tương ứng với 69.000
tỷ đồng và tạo ra 34.000 tỷ đồng giá trị
tăng thêm. Ở TP. Hồ Chí Minh, các hộ
sản xuất-kinh doanh phi chính thức sản
xuất được 72.000 tỷ đồng giá trị, tạo ra
được 40.000 tỷ đồng giá trị tăng thêm.
Mỗi nhóm ngành (sản xuất, thương mại,
dịch vụ) tạo ra khoảng 1/3 tổng giá trị
tăng thêm trong khu vực này ở Hà Nội,
trong khi 1/2 giá trị tăng thêm của khu
vực này ở TP. Hồ Chí Minh do các hộ sản
xuất-kinh doanh dịch vụ tạo ra. Các hộ
sản xuất-kinh doanh chính thức có vai trò
ít quan trọng hơn so với các hộ sản xuất-
kinh doanh phi chính thức về phương
diện đóng góp vào giá trị sản xuất và giá
trị tăng thêm ở cả hai thành phố.
4. Một số khuyến nghị về chính sách
(1) Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài chính,
cần cân đối ngân sách để triển khai thực
hiện Đề án “Thống kê khu vực kinh tế chưa
được quan sát”, nhằm đo lường đầy đủ khu
vực kinh tế chưa quan sát được (NOE),
trong đó có khu vực KTPCT. Nếu chưa có
số liệu đầy đủ, chính xác về khu vực NOE,
mọi chính sách về khu vực này đều thiếu
bằng chứng sẽ xuất hiện nhiều rủi ro cho
nền kinh tế nói chung và khu vực NOE;
(2) Khu vực KTPCT ở nước ta tồn tại
một cách khách quan, do đó, sớm chính
thức hóa thuật ngữ “Khu vực kinh tế phi
chính thức” trên phương diện văn bản
pháp lý và thông tin thống kê nhà nước;
(3) Hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, nhằm
khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh
cá thể thuộc khu vực KTPCT chuyển sang
khu vực doanh nghiệp. Cần có chính sách
cụ thể hỗ trợ, bảo vệ các cơ sở sản xuất-kinh
doanh chính thức thuộc khu vực KTPCT.
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015.
2. Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và một số kiến nghị.
nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/kinh-te-phi-chinh-thuc-o-viet-nam-va-mot-so-
khuyen-nghi-142008.html
3. Luật doanh nghiệp 2014
4. Tổng cục Thống kê. Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 1995, 2002, 2007, 2012, 2017
5. Tổng cục Thống kê. Kết quả điều tra cơ sở sản xuất-kinh doanh cá thể phi nông
nghiệp hàng năm.
6. Tổng cục Thống kê. Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2014-2016.
7. Viện Khoa học Thống kê. Khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam: kết quả
điều tra tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
8. Viện Khoa học Thống kê. Chuyên san về khu vực kinh tế phi chính thức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_kinh_te_phi_chinh_thuc_o_viet_nam_va_nhung_khuyen.pdf