Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất của người cao tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thắng năm 1991 với chỉ 2% [7], và Nguyễn Văn Bài năm 1994 với 8,57% bệnh nhân mất răng đã được làm răng giả [5], tôi thấy tỷ lệ phục hình các răng mất đã có sự thay đổi lớn theo hướng tích cực. Có thể giải thích sự thay đổi này là do hiện tại thì điều kiện kinh tế của bệnh cũng như điều kiện của các trung tâm khám, chữa, chăm sóc sức khỏe răng miệng đã được cải thiện. Cộng với hiểu biết tốt hơn của bệnh nhân nên việc phục hình các răng mất cũng có một tỷ lệ cao hơn

pdf5 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất của người cao tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 106-110 106 Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất của người cao tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội Đào Thị Dung1,*, Trần Ngọc Sơn2 1Khoa Y Dược, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2Bệnh Viện E, Số 89 Trần Cung, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Việc mất một hoặc nhiều răng không những chỉ mất chức năng của răng này mà còn ảnh hưởng tới chức năng của các răng còn lại của bộ răng và toàn bộ hệ thống nhai. Vì vậy, việc phục hình răng mất cho người cao tuổi là một việc quan trọng, nó giúp cải thiện chất lượng sống của họ. Mục tiêu mô tả thực trạng mất răng và làm phục hình các răng đã mất của người cao tuổi mất răng quận Cầu Giấy - Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, khám răng miệng cho 160 người cao tuổi, sau đó chọn mẫu có chủ đích là số người mất răng đã mang phục hình trong số những người đã được khám. Kết quả: Tỷ lệ người cao tuổi mất răng 88,13%; người cao tuổi đã có phục hình 53,9%; Tỷ lệ phục hình răng đúng mức trong số người cao tuổi đã có phục hình 53,95%; Tỷ lệ sử dụng phục hình tháo lắp 40,79%; tỷ lệ sử dụng phục hình cố định 50,00%; tỷ lệ sử dụng đồng thời cả phục hình tháo lắp và cố định 9,21%. Như vậy người cao tuổi cần được phục hình răng đúng mức để nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 08 tháng 11 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 12 năm 2016 Từ khóa: Mất răng người cao tuổi, phục hình răng đúng mức. 1. Đặt vấn đề* Trong chương trình chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi, vấn đề sức khỏe răng miệng càng ngày càng được chú ý như bệnh sâu răng, bệnh nha chu và đặc biệt là tình trạng mất răng. Việc mất một hoặc nhiều răng không những chỉ mất chức năng của răng này mà còn ảnh hưởng tới chức năng của các răng còn lại của bộ răng và toàn bộ hệ thống nhai. Vì vậy, việc phục hình răng mất cho người cao tuổi là một việc quan trọng, nó giúp cải thiện chất lượng sống của họ. Để đánh giá tình trạng phục hình các răng đã mất cần có những _______ * Tác giả liên hệ. ĐT: 84-913236454 Email: dungvncb@gmail.com điều tra đánh giá chuyên sâu nhằm cung cấp các số liệu cập nhật, đồng thời cần đưa ra được kết luận về đặc điểm của tình trạng phục hình của người cao tuổi, từ đó đưa ra những khuyến cáo phù hợp giúp cho tình trạng phục hình răng được cải thiện và nâng cao. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Mô tả thực trạng mất răng và làm phục hình các răng đã mất của người cao tuổi mất răng quận Cầu Giấy - Hà Nội. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm nghiên cứu: Một số phường thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội Đ.T. Dung, T.N. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 106-110 107 - Thời gian: Tháng 01/2015 đến tháng 05/2015. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi (người từ đủ 60 tuổi trở lên) 2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn: Người dân sinh sống tại địa bàn quận Cầu Giấy-Hà Nội từ trên 1 năm, Mất răng và đã có phục hình răng mất 2.4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang [1] Mẫu nghiên cứu a. Cỡ mẫu được tính theo công thức: - Nghiên cứu đã khám được 160 người sau đó chọn mẫu có chủ đích là số người mất răng đã mang phục hình trong số những người đã được khám. - Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên 2 trong 8 phường của Quận Cầu Giấy. - Lấy danh sách người cao tuổi ở phường đã chọn, chọn người cao tuổi từ danh sách theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. - Nội dung nghiên cứu: Tỷ lệ mất răng chung, tình trạng phục hình. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tình trạng mất răng của NCT Bảng 1. Tỷ lệ mất răng ở các nhóm tuổi Mất răng Không mất răng Tổng Nhóm tuổi n % n % n % 60-69 71 80,68 17 19,32 88 100,00 70-79 48 96,00 2 4,00 50 100,00 ≥80 22 100,00 0 0,00 22 100,00 Tổng 141 88,13 19 11,87 160 100,00 Có tới 88,13% NCT mất răng. Chỉ có 53,9% NCT mất răng đã làm phục hình Biểu đồ 1. Tỷ lệ NCT đã có phục hình. 3.2. Mức độ phục hình đúng mức trong số NCT đã phục hình Biểu 2. Mức độ phục hình đúng mức Càng nhiều tuổi tỷ lệ phục hình đúng mức của NCT càng giảm. Biểu đồ 3. Các phương pháp phục hình. NCT có tỷ lệ phục hình bằng cầu cố định 50%, bằng hàm tháo lắp 40,9%. Đ.T. Dung, T.N. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 106-110 108 Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng hàm tháo lắp từng phần theo tuổi Nhựa dẻo Nhựa cứng Hàm khung Tổng Nhóm tuổi n % n % n % n % 60-69 1 2,94 5 14,71 2 5,88 8 23,53 70-79 5 14,71 13 38,23 2 5,88 20 58,82 ≥80 0 0,00 6 17,65 0 0,00 6 17,65 Tổng 6 17,65 24 70,59 4 11,76 34 100 Chủ yếu NCT sử dụng hàm tháo lắp bằng nhựa cứng 3.3. Tỷ lệ các phương pháp phục hình Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân theo từng loại phục hình cố định l NCT có răng cố định chủ yếu là cầu trên răng thật. 4. Bàn luận 4.1. Tình trạng mất răng của NCT Tỷ lệ mất răng của NCT là 83,165, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chu Đức Toàn với tỷ lệ mất răng chung ở đối tượng người từ 60 tuổi trở lên là 89,5% [2]. Kết quả này cũng tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Trường ở nhóm đối tượng từ 45 tuổi trở lên là 89,7% [3]. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả từ nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng với tỷ lệ mất răng của nhóm đối tượng từ 60 tuổi trở lên là 81,73% [4]. So sánh với kết quả từ nghiên cứu của Nguyễn Văn Bài với tỷ lệ mất răng là 95,21% ở nhóm tuổi từ 65 trở lên thì thấy kết quả của tôi thấp hơn nhiều [5]. Sự khác biệt này có thể giải thích được là do nghiên cứu của Nguyễn Văn Bài thực hiện từ năm 1994, tại thời điểm đó thì kinh tế cũng như điều kiện tiếp xúc với các cơ sở y tế và các hiểu biết về chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa được cao nên tỷ lệ mất răng mới cao như vậy. 4.2. Thực trạng phục hình mất răng của người cao tuổi Trong số những người mất răng, chỉ có 53,9% người đã có phục hình. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Chu Đức Toàn năm 2012 với 50,5% bệnh nhân mất răng đã có phục hình [2]. So sánh với kết quả với nghiên cứu của Phạm Văn Việt năm 2004 với 21,83% bệnh nhân mất răng đã có phục hình thì kết quả của nghiên cứu này cao hơn. Có thể là do nghiên cứu của Phạm Văn Việt có 50% số đối tượng là ở khu vực ngoại thành Hà Nội, điều kiện kinh tế và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng thấp hơn so với khu vực nội thành [6]. Cầu răng trên răng thật Cầu răng trên implant Răng giả trên implant Tổng Nhóm tuổi n % n % n % n % 60-69 25 55,56 0 0,0 1 2,22 26 57.78 70-79 17 37,78 0 0,0 0 0,00 17 37,78 ≥80 2 4,44 0 0,0 0 0,00 2 4,44 Tổng 44 97,78 0 0,0 1 2,22 45 100 Đ.T. Dung, T.N. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 106-110 109 So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thắng năm 1991 với chỉ 2% [7], và Nguyễn Văn Bài năm 1994 với 8,57% bệnh nhân mất răng đã được làm răng giả [5], tôi thấy tỷ lệ phục hình các răng mất đã có sự thay đổi lớn theo hướng tích cực. Có thể giải thích sự thay đổi này là do hiện tại thì điều kiện kinh tế của bệnh cũng như điều kiện của các trung tâm khám, chữa, chăm sóc sức khỏe răng miệng đã được cải thiện. Cộng với hiểu biết tốt hơn của bệnh nhân nên việc phục hình các răng mất cũng có một tỷ lệ cao hơn. 4.3. Mức độ phục hình đúng mức mức Trong số những người đã có phục hình, có 53,95% người đã có phục hình một cách đầy đủ các răng bị mất; 46,05% chưa có phục hình một cách đầy đủ. Có nhiều người mất nhiều răng nhưng chỉ làm phục hình cho vùng răng cửa vì chỉ ưu tiên vấn đề thẩm mỹ. Một số người mất răng tại nhiều vị trí, nhưng chỉ làm phục hình đối với những vị trí có thể làm được phục hình cố định do tâm lý ngại sử dụng hàm tháo lắp do vướng víu. Có người sử dụng hàm giả tháo lắp từng phần đã lâu, nên khi cần làm hàm mới (mất thêm răng) thì ngại làm do đã quen với hàm giả cũ. Xét theo nhóm tuổi, nhóm tuổi 60-69 có tỷ lệ đúng mức cao nhất với 65,63%; thấp nhất là nhóm tuổi ≥80 với 37,50% người có mức độ phục hình đúng mức; nhóm tuổi 70-79 có 47,22% người có mức độ phục hình đúng mức. Nhóm tuổi 60-69 có tỷ lệ phục hình đúng mức cao nhất là do nhóm tuổi này mất ít răng hơn các nhóm khác, đồng thời các răng còn lại cũng tốt hơn nên cho phép lựa chọn nhiều loại phục hình theo nhu cầu điều trị và nhu cầu bệnh nhân hơn. 4.4. Tỷ lệ các phương pháp phục hình Số lượng bệnh nhân đang sử dụng phục hình cố định nhiều hơn số lượng bệnh nhân sử dụng phục hình tháo lắp. Nhóm tuổi 60-69 là nhóm tuổi có tỷ lệ sử dụng phục hình cố định nhiều nhất (chiếm 71,88%) . Nhóm tuổi ≥80 có tỷ lệ sử dụng phục hình tháo lắp nhiều nhất (chiếm 75%). Điều này có thể giải thích là do nhóm tuổi 60-69 còn nhiều răng để có thể làm răng trụ trong các phục hình cố định như cầu răng. Nhóm tuổi 70-79 và ≥80 thường mất nhiều răng và các răng còn lại cũng không còn đủ chắc để làm các phục hình cố định. Trong số bệnh nhân sử dụng hàm tháo lắp, đa số là sử dụng hàm tháo lắp từng phần chiếm 89,47%. Hàm tháo lắp từng phần được sử dụng đa số là hàm nhựa cứng (70,59%). Hàm tháo lắp nhựa dẻo và hàm khung chiểm tỷ lệ thấp. Hàm khung tuy có nhiều ưu điểm nhưng chi phí lại khá cao so với hàm nhựa cứng, đồng thời đòi hỏi răng trụ cũng cần phải tốt nên tỷ lệ thấp. Còn hàm tháo lắp nhựa dẻo tuy giá thấp hơn hàm khung nhưng mới xuất hiện chưa lâu nên chiểm tỷ lệ còn thấp. 4.5. Tỷ lệ bệnh nhân theo từng loại phục hình cố định Phương pháp phục hình răng mất bằng cấy ghép implant là một phương pháp có rất nhiều ưu điểm, nhưng do chi phí cao, thời gian lắp được răng lâu, quy trình phức tạp hơn và mới được thực hiện nên chưa phổ biến vì thế chỉ ghi nhận được 1 trường hợp sử dụng. 5. Kết luận Tình trạng phục hình răng mất của người cao tuổi - Tỷ lệ mất răng chung: 88,13%. - Tỷ lệ bệnh nhân đã có phục hình: 53,9% - Tỷ lệ phục hình đúng mức trong số bệnh nhân đã có phục hình: 53,95%. - Tỷ lệ sử dụng phục hình tháo lắp 40,79%; tỷ lệ sử dụng phục hình cố định 50,00%; tỷ lệ sử dụng đồng thời cả phục hình tháo lắp và cố định: 9,21%. - Tỷ lệ sử dụng hàm tháo lắp nhựa dẻo:17,65%; nhựa cứng: 70,59%; hàm khung: 11,76%. Đ.T. Dung, T.N. Sơn / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 106-110 110 - Tỷ lệ sử dụng cầu răng trên răng thật: 97,78%; tỷ lệ sử dụng răng giả trên implant: 2,22%. Tài liệu tham khảo [1] Bộ môn Nha Cộng Đồng Viện đào tạo RHM - Đại học Y Hà Nội, đề cương "Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu điều trị bệnh răng miệng ở người cao tuổi Việt Nam", Đề tài cấp Bộ, (2014) 5. [2] Chu Đức Toàn, “Nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại quận Đống Đa - Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, toàn văn, (2012) 52. [3] Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải, John Spence A, Thomson K.R., Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, (2002) 12. [4] Trương Mạnh Dũng, "Tình trạng mất răng ở người cao tuổi phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành, 686 (11) (2007) 4. [5] Nguyễn Văn Bài, “Góp phần đánh giá tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở một số tỉnh phía Bắc”, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, (1994) 16. [6] Phạm Văn Việt, “Nghiên cứu tình trạng,nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, (2004) 14. [7] Nguyễn Đức Thắng, "Điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng các tỉnh phía Bắc 1991", Tạp chí Y học Việt Nam, số 10 - 11 (1999) 7. Reality Present Condition of Prosthodotic Therapy for the Eldely People in Cau Giay District, Hanoi Dao Thi Dung1, Tran Ngoc Son2 1VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 2E Hospital, 89 Tran Cung, Nghia Tan, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Abstract: Losing one or several tooth not only destroy their functions but also have detrimental effects on functional capabilities of the remaining tooth of dentition and whole masticatory system. Hence, providing prosthodontic treatment to the elderly is crucially important forasmuch as it helps to improve their quality of life. Objective of the study is to describe the present condition of prosthodontic therapy for the Elderly people in Cau Giay District, Ha Noi. Research methods encompass cross-sectional study, dental examination for 160 seniors, and deliberately selecting subjects who lost tooth and underwent dental prosthetics among above participants. Results: Proportion of tooth loss in the elderly: 88.13%; proportion of subjects underwent prosthodontic treatment: 53.9%; porportion of subjects underwent prosthodontic treatment properly: 53.95%; rate of removable prosthodontics: 40.79%; rate of fixed prosthodontics: 50.00% and rate of both treatment modalities: 9.21%. Therefore, treating the elderly patients by means of proper prosthodontics is utterly essential to enhance their quality of life. Keywords: Tooth loss in elderly, proper prosthodontics.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3589_1_6448_1_10_20170103_0562.pdf
Tài liệu liên quan