KIẾN NGHỊ
Để cải thiện điều kiện lao động nói chung và
môi trường lao động nói riêng, chúng tôi xin có
một số kiến nghị sau: Công ty nên có chương
trình thường xuyên giám sát các vị trí lao động
có nhiều yếu tố môi trường không bảo đảm
TCVSCP và chương trình gián sát sức khỏe cho
những người thường xuyên phải tiếp xúc với các
yếu tố nguy cơ độc hại. Các biện pháp cụ thể:
Tăng cường hoạt động của hệ thống thông
gió để bảo đảm sự thóang mát trong các xưởng
may để bảo đảm các chỉ tiêu như nhiệt độ, tốc độ
gió và nồng độ khí CO2 trong không khí nằm
trong giới hạn TCVSCP
Tăng cường thêm hệ thống đèn chiếu sáng
cho các bàn máy may (có thể sử dụng thêm các
đèn chiếu sáng cục bộ công suất nhỏ gắn trực
tiếp vào các bàn máy may)
Công ty nên trang bị nút tai chống ồn cho
công nhân làm việc ở các vị trí có cường độ tiếng
ồn quá cao vượt TCVSCP (khu vực máy đính bọ,
dập khuy ), đồng thời định kỳ tổ chức đo thính
lực cho những đối tượng này để phòng chống
bệnh điếc nghề nghiệp cho người lao động.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng môi trường lao động tại công ty may Đồng Nai thuộc khu vực phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 1
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ÐỘNG
TẠI CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI THUỘC KHU VỰC PHÍA NAM
Trịnh Hồng Lân* và CS
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: May công nghiệp là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong giai
đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Việc nghiên cứu điều kiện môi trường lao động tại các công ty may cũng như
những diễn biến môi trường tại công ty thay đổi như thế nào trong ngày và giữa 2 mùa mưa và mùa khô là cần
thiết trong việc xác định các yêú tố nguy cơ của công nhân ngành may mặc.
Mục tiêu đề tài: Ðánh giá thực trạng môi trường lao động của Công ty May Đồng Nai
Phương pháp nghiên cứu: Ðề tài được triển khai nghiên cứu tại Đồng Nai theo phương pháp nghiên cứu
mô tả cắt ngang trong năm 2006-2007.
Kết quả nghiên cứu: Vào mùa khô, 50% tổng số mẫu đo nhiệt độ vượt tiêu chuẩn cho phép, 54,4% số mẫu
đo tốc độ gió thấp, chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Tuy nhiên, tất cả các mẫu đo độ ẩm đều đảm bảo TCVSCP.
Vào mùa mưa, chỉ có 12,1% tổng số mẫu đo nhiệt độ và 67,2% tổng số mẫu đo độ ẩm vượt TCVSCP; 39,7%
tổng số mẫu đo tốc độ gió không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Vào buổi chiều, nhiệt độ tại hầu hết các khu vực đều
tăng từ 0,8 - 2,4 oC so với buổi sáng. Có 42,6% tổng số mẫu đo tại vị trí bàn máy may công nghiệp có cường độ
chiếu sáng thấp, chưa bảo đảm TCVSCP; 13,3% tổng số mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSCP từ 1- 4 dBA. Trong khi
hầu hết mẫu đo khí CO2 trong các vị trí làm việc phần lớn đạt TCVSCP, vẫn còn 53,3% tổng số mẫu đo khí CO2
ở khu vực cuối phân xưởng vượt TCVSCP. 100% mẫu đo bụi đạt tiêu chuẩn cho phép.
Kiến nghị: Công ty nên có chương trình thường xuyên giám sát các vị trí lao động có nhiều yếu tố môi
trường không bảo đảm TCVSCP và chương trình gián sát sức khỏe cho những người thường xuyên phải tiếp
xúc với các yếu tố nguy cơ độc hại.
ABSTRACT
REAL SITUATION OF WORKING ENVIRONMENT
AT DONG NAI GARMENT COMPANY IN THE SOUTH AREA
Trinh Hong Lan and et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 234 – 239
Background: Garment industry is one of the key industries of Vietnam in its economic development stage at
present. Researching working environments at garment companies and their changes during a day and between
two seasons, dry and rainy, is necessary to identify the health risks of garment workers.
Objectives: to evaluate the real situation of working environment at Dong Nai Garment Company
Method: a cross-sectional study was carried out in 2006 - 2007 in Dong Nai province
Results: In the dry season, 50% of temperature samples exceeded permissible standards, 54.4% of air
velocity samples was low speed and did not ensure the permissible level but all humidity samples did not exceed
the permissible standards. In the rainy season, only 12.1% of temperature samples and 67.2% humidity samples
exceeded the permissible standards; 39.7% air velocity samples did not ensure the permissible level. The
temperature at almost all areas of the company in the afternoon increased from 0.8% to 2.4% compared with the
temperature in the morning. 42.6% of illumination samples was too low in some places of sew machines lines
(under permissible level); 13.3% of noise samples exceeded permissible standards from 1-4 dB. While most of the
*Viện Vệ Sinh – Y tế Công Cộng TPHCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 2
CO2 samples at different working areas ensured the permissible standards, there was 53.3% of CO2 gaz samples at
the end of the workshop did not. 100% of dust samples met permissible standards
Conclusion: Company should carry out regularly monitoring programmes at working places that have a lot
of criteria that did not meet TLV and health mornitoring programmes for workers who exposed harmful factors
ÐẶT VẤN ÐỀ
May công nghiệp là một trong những ngành
công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong giai
đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Ngành may
mặc đã có những đóng góp vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước. Trong những năm gần đây, để đáp
ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, nhiều công
ty may trong cả nước đã không ngừng có những
đầu tư lớn về dây truyền thiết bị và nhà xưởng
để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,
đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng khắt khe
và đầy tính cạnh tranh của thị trường trong và
ngoài nước. Đồng thời, những yêu cầu đặt ra với
người lao động cũng ngày một cao hơn. Tại
những nơi này, cường độ lao động cao với các
chế độ tăng ca, tăng kíp, làm thêm giờ đã trở
thành hiện tượng khá phổ biến ở hầu khắp các
doanh nghiệp để kịp đáp ứng với các đơn hàng
xuất khẩu lớn. Những điều kiện sản xuất như
vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người
lao động, nhất là những người lao động nữ.
Việc nghiên cứu điều kiện môi trường lao
động tại các công ty may cũng đã được một số
tác giả nghiên cứu tuy nhiên những nghiên cứu
này chủ yếu chỉ dựa trên các kết quả khảo sát
môi trường lao động định kỳ và không có phân
tích đánh giá liên tục theo nhiều thời điểm trong
ngày và theo mùa. Xuất phát từ những điều kiện
thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm trả lời cho câu hỏi đặt ra là trong
giai đoạn hiện nay, điều kiện môi trường lao
động tại các phân xưởng may của một công ty
may tại khu vực các tỉnh thành phía Nam như
thế nào? Diễn biến môi trường tại các công ty
thay đổi như thế nào trong ngày và giữa 2 mùa
mưa và mùa khô?
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm các mục tiêu sau:
-Ðánh giá thực trạng môi trường lao động
của Công ty May Đồng Nai thuộc khu vực phía
Nam
-Ðề xuất một số giải pháp kiểm soát môi
trường dự phòng các tác hại nghề nghiệp cho
người lao động
ÐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ðối tượng nghiên cứu
Môi trường lao động tại tất cả các phân
xưởng trong Công ty
Cỡ mẫu
1 công ty may
Ðịa điểm nghiên cứu
Đồng Nai
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Các kết quả khảo sát về yếu tố vật lý
Về vi khí hậu vào 2 mùa
Mùa khô và mùa mưa
Bảng 1: Kết quả đo Vi khí hậu của Công ty May Đồng Nai giữa 2 mùa
Nhiệt độ (oC) Ðộ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) TT Ðịa điểm đo
Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa
Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP)
(TC 3733/2002/QÐ- BYT) ≤ 32 ≤ 80
≥ 0,5
≤ 2
1 Khu vực cắt 32,9 – 35,9 29,3 – 33,4 69,1 – 76,5 71,8 – 72,8 0,3 – 0,5 0,4 – 0,7
2 Khu vực các bàn may 26,9 – 33,1 26,8 – 31,9 72,6 – 80,0 73,6 – 96,4 0,2 – 0,6 0,3 – 0,8
3 Khu vực làm khuy 32,2 – 32,3 30,0 – 30,5 79,0 – 80,0 89,8 – 90,0 0,4 – 0,5 0,3 – 0,4
4 Khu vực máy vắt sổ 26,8 – 33,0 29,8 – 31,9 78,0 – 80,0 88,1 – 89,0 0,4 – 0,5 0,3 – 0,5
5 Khu vực ủi 33,5– 36,9 32,5 – 34,5 67,9 – 78,8 71,3 – 76,9 0,5 – 0,7 0,5 – 1,4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 3
Nhiệt độ (oC) Ðộ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) TT Ðịa điểm đo
Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa
6 Khu vực kiểm hóa 33,2 – 34,5 30,5 – 33,3 67,7 – 79,6 69,7 – 80,2 0,5 – 0,6 0,5 – 0,7
7 Khu vực bao gói sản phẩm 33,2 – 34,6 32,2 – 33,9 68,2 – 79,0 69,8– 76,2 0,4 – 0,5 0,5 – 0,6
8 Khu vực đóng kiện thành phẩm 33,1 – 34,5 32,0 – 33,6 68,0 – 78,0 70,7 – 78,2 0,4 – 0,5 0,5 – 0,6
Ngoài trời - 09giờ 00 – 14giờ 30 30,0 – 34,3 29,5 - 33,2 68,9 – 74,9 69,1 – 79,6 1,4 – 1,8 1,4 – 1,6
Bảng 2: Kết quả đo Vi khí hậu của Công ty May Đồng Nai giữa 2 thời điểm sáng và chiều
Nhiệt độ (oC) Ðộ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) TT Ðịa điểm đo
Buổi sáng Buổi chiều Buổi sáng Buổi chiều Buổi sáng Buổi chiều
Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP)
(TC 3733/2002/QÐ- BYT) ≤ 32 ≤ 80
≥ 0,5
≤ 2
1 Khu vực cắt 29,3 – 33,5 34,5 – 35, 9 69,1 - 73,8 66,2 – 66,3 0,3 – 0,5 0,4 – 0,6
2 Khu vực các bàn may 26,8 – 31,1 30,8 – 33,6 72,8 – 80,0 70,6 – 74,9 0,2 – 0,6 0,3 – 0,7
3 Khu vực làm khuy 30,0 – 30,5 31,0 – 32,2 78,0 – 79,1 71,7 – 78,8 0,4 – 0,5 0,3 – 0,5
4 Khu vực máy vắt sổ 29,8 – 31,9 30,4 – 33,6 72,8 – 80,0 71,0 – 73,4 0,4 – 0,5 0,3 – 0,5
5 Khu vực ủi 31,1 – 34,5 35,0 – 36,9 67,9 - 68,2 67,1 – 67,2 0,5 – 0,7 0,5 – 0,8
6 Khu vực kiểm hóa 30,5 – 33,3 34,0 – 34,5 67,9 - 68,2 67,1 – 67,3 0,5 – 0,6 0,5 – 0,7
7 Khu vực bao gói sản phẩm 32,2 – 33,9 34,1 – 34,3 67,8 - 68,0 67,3 – 67,5 0,4 – 0,5 0,4 – 0,5
8 Khu vực đóng kiện thành phẩm 32,0 – 33,6 34,0 – 34,4 67,6 - 68,1 67,0 – 67,2 0,4 – 0,5 0,4 – 0,6
9 Ngoài trời - 09giờ 00 – 14giờ 30 29,5 - 33,2 34,2 – 35,3 68,9 – 74,9 68,0 – 73,1 1,2 – 1,4 1,4 – 1,6
Bảng 3: Bảng tổng kết kết quả đo VKH tại Công ty
May Đồng Nai
Nhiệt độ Ẩm dộ Tốc độ gió
Mùa
mưa
Mùa
khô
Mùa
mưa
Mùa
khô
Mùa
mưa
Mùa
khô
Tổng số
mẫu đo
58
100%
68
100%
58
100%
68
100%
58
100%
68
100%
Số mẫu
đạt
TCVSCP
51/58
87,9%
34/68
50%
19/58
32,8
68
100%
35/58
60,3%
31/68
45,6%
không đạt
TCVSCP
07/58
12,1%
34/68
50%
39
67,2%
0
0%
23/58
39,7
37/68
54,4%
Về nhiệt độ
Kết quả bảng 1, 2, 3 cho thấy tại thời điểm
khảo sát có sự khác nhau rõ rệt giữa nhiệt độ tại
các phân xưởng may giữa 2 mùa khô và mùa
mưa. Vào mùa khô, mặc dù các phân xưởng đều
được trang bị hệ thống quạt mát, một số phân
xưởng còn được trang bị hệ thống làm mát bằng
màn nước nhưng nhiệt độ tại khá nhiều vị trí
nhiệt độ vẫn cao vượt TCVSCP từ 0,2 – 4,9 oC
(34/68 mẫu đo, chiếm tỉ lệ 50% tổng số mẫu đo
vượt TCVSCP). Đặc biệt tại khu vực ủi quần áo
có nhiệt độ cao nhất. Điều này cũng hoàn toàn
phù hợp vì vị trí này có nguồn nhiệt cao chính là
các bàn là hơi sử dụng để ủi quần áo. Kết quả
khảo sát này cũng tương đương với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng(2003)(1). Khu
vực cắt, kiểm hóa, bao gói sản phẩm chỉ có quạt
thông gió chung của xưởng không gần hệ thống
màn hơi nước do vậy hầu hết cũng có nhiệt độ
tăng khá cao, vượt TCVSCP từ 1,1 – 2,6 oC.
Ngược lại, vào mùa mưa, khi nhiệt độ ngoài trời
mát mẻ hơn thì phần lớn các vị trí lao động trong
các phân xưởng may có nhiệt độ khá dễ chịu,
đảm bảo TCVSCP (có 51/58 mẫu đo, chiếm
87,9% tổng số mẫu đo là bảo đảm TCVSCP). Tuy
vậy, một số vị trí như khu vực là ủi, kiểm hóa và
bao gói thành phẩm vẫn có nhiệt độ khá cao
vượt TCVSCP từ 0,2 – 2,5 oC. Kết quả nghiên cứu
này cho thấy nhiệt độ tại khu vực này cũng
tương tự kết quả khảo sát của Nguyễn Trinh
Hương (2001)(4). Nhiệt độ tại các phân xưởng
may cũng thay đổi khá nhiều trong ngày. Vào
thời điểm khảo sát vào buổi chiều, nhiệt độ tại
hầu hết các khu vực đều tăng từ 0,8 – 2,4 oC so
với buổi sáng.
Về ẩm độ
Tại thời điểm khảo sát vào mùa khô, tất cả
các mẫu đo độ ẩm đều bảo đảm bảo TCVSCP,
do vào thời điểm khảo sát trời nắng ráo và kết
quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Trinh Hương (2001)(4). Vào mùa mưa thì
ngược lại, phần lớn các mẫu đo có ẩm độ quá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 4
cao, vượt TCVSCP (39/58 mẫu, chiếm tỉ lệ 67,2%
tổng số mẫu đo). Không có biến động nhiều về
độ ẩm không khí giữa hai thời điểm sáng và
chiều. Độ ẩm trong kết quả nghiên cứu này vào
mùa khô thấp hơn nhưng vào mùa mưa lại cao
hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu tại một số
công ty May ở phía Bắc của Nguyễn Đình
Dũng(1)
Về tốc độ gió
Còn khá nhiều vị trí lao động ở xa các quạt
gió công nghiệp có tốc độ gió chưa bảo đảm
TCVSCP. Về mùa khô có 37/68 mẫu, tương ứng
với 54,4% tổng số mẫu đo có tốc độ lưu chuyển
không khí thấp chưa bảo đảm TCVSCP, gây ra
tình trạng kém thông thoáng tại các khu vực sản
xuất trong các phân xưởng. Chính đây cũng là
nguyên nhân khiến 50% mẫu đo nhiệt độ tăng
cao vượt TCVSCP vào mùa khô. Về mùa mưa
cũng có tới 39,7 % tổng số mẫu đo có tốc độ gió
thấp chưa bảo đảm TCVSCP. Tốc độ gió giữa 2
thời điểm sáng và chiều trong ngày nhìn chung
có thay đổi không đáng kể. Kết quả nghiên cứu
này cho thấy tốc độ gió tại nhiều vị trí lao động ở
các phân xưởng đã tốt hơn nhiều so với kết quả
nghiên cứu trước đây của Nguyễn Đình Dũng
tại các công ty May ở phía Bắc khi kết quả khảo
sát cho thấy có tới 100% mẫu đo tốc độ gió
không đảm bảo TCVSCP(1)
Về cường độ tiếng ồn và cường độ chiếu sáng
Bảng 4: Cường độ tiếng ồn và cường độ chiếu sáng Công ty May Đồng Nai
Ánh sáng (lux) Tiếng ồn (dBA) TT Vị trí đo
Cường độ %số mẫu không đạt Cường độ % số mẫu không đạt
1 Khu vực cắt 346 - 581 1,5 % 70 - 73 0
2 Khu vực các bàn may 385 - 756 42,6% 66 - 80 0
3 Khu vực làm khuy, nhãn (máy đánh bọ, dập khuy,
đóng nhãn) 380 - 575 1,5% 84 - 89 11,8%
4 Khu vực máy vắt sổ 382 - 570 0 67 - 87 1,5%
5 Khu vực ủi 292 - 392 0 65 - 69 0
6 Khu vực kiểm hóa 475 - 520 0 62 - 68 0
7 Khu vực bao gói sản phẩm 295 - 460 0 70 – 72 0
8 Khu vực đóng kiện thành phẩm 310 - 360 0 70 – 73 0
9 TCVSCP: - Phòng làm việc
- May công nghiệp
≥ 200
≥ 500 ≤85
Về cường độ chiếu sáng
Tại thời điểm khảo sát, nhìn chung cường độ
chiếu sáng tại hầu hết các khu vực đều đạt
TCVSCP. Tuy nhiên, vẫn có 42,6% tổng số mẫu
đo tại vị trí bàn máy may công nghiệp có cường
độ chiếu sáng vẫn chưa bảo đảm TCVSCP vì
tiêu chuẩn cường độ chiếu sáng đối với công
nhân may công nghiệp khá cao (≥ 500 lux). Kết
quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Trinh Hương (2001)(4). Cường độ chiếu
sáng ở Công ty May Đồng Nai tốt hơn nhiều so
với nghiên cứu Parimalam and el al (2006)
Parimalam and el al (2006)(5).
Về cường độ tiếng ồn
Tiếng ồn trong sản xuất không phải là một
vấn đề lớn cho ngành may mặc. Tuy nhiên tại
một số máy đính bọ, đóng nhãn, dập khuy và
máy vắt sổ cũ vẫn phát sinh cường độ tiếng ồn
cao vượt TCVSCP từ 1 – 4 dBA (chiếm tỉ lệ 13,3%
tổng số mẫu đo) và vẫn tạo ra nguy cơ điếc nghề
nghiệp cho người lao động nếu liên tục phải tiếp
xúc kéo dài với mức ồn này và không có thiết bị
bảo vệ tai thích hợp (nút tai, chụp tai chống ồn).
Kết quả khảo sát này khác hoàn toàn kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Trinh Hương (2001)(4)
Về điện từ trường tần số công nghiệp
Bảng 5: Cường độ điện từ trường tại Công ty May
Đồng Nai
TT Vị trí đo
Mật độ từ
thông của từ
trường (mG)
Cường độ điện
trường (V/m)
1 Máy may Juki 2,5 – 2,7 42,5 – 45,5
2 Máy đánh bọ Brother 8,4 – 8,5 23,4 – 26,2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 5
TT Vị trí đo
Mật độ từ
thông của từ
trường (mG)
Cường độ điện
trường (V/m)
3 Máy may Brother (mới) 9,5 – 11,6 116,5 – 126,0
4 Máy may Brother (cũ) 0,66 – 0,74 430,9 – 460,7
5 Máy Juki SC 120N 2,4 – 2,6 305,6 – 310,4
6 Máy vắt sổ PEGASLIS 52,4 – 66,7 24,5 – 26,7
TCVSLĐ (Theo QĐ 2000 25.000 (Tần số 0
TT Vị trí đo
Mật độ từ
thông của từ
trường (mG)
Cường độ điện
trường (V/m)
3733/2002/QĐ– YBT) – 100 Hz)
Kết quả khảo sát điện từ trường tần số công
nghiệp cho thấy tất cả các mẫu đo đều bảo đảm
TCVSCP. Kết quả khảo sát điện từ trường này
thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Robin
Herbert and el al(6)
Các kết quả khảo sát về yếu tố hóa học và bụi
Bảng 6: Nồng độ hơi khí độc và bụi trong không khí Công ty May Đồng Nai:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 6
Nồng độ khí CO2 (mg/m3) Bụi trọng lượng (mg/m3) TT VỊ TRÍ ÐO
Nồng độ % số mẫu không đạt Nồng độ % số mẫu không đạt
1 Khu vực cắt 906 - 971 20,0 % 0,31 – 0,66 0
2 Khu vực các bàn may 720 - 1223 26,7 % 0,30 – 0,64 0
3 Khu vực làm khuy 720 - 900 0 0,31 – 0,63 0
4 Khu vực máy vắt sổ 720 - 906 0 0,30 – 0,62 0
5 Khu vực ủi 917 - 1043 6,7% 0,30 – 0,63 0
6 Khu vực kiểm hóa 900 - 917 0 0,62 – 0,64 0
7 Khu vực bao gói sản phẩm 863 - 900 0 0,62 – 0,63 0
8 Khu vực đóng kiện thành phẩm 927 - 900 0 0,62 – 0,64 0
TCVSCP 900 1
Về nồng độ bụi trong không khí
Tại thời điểm khảo sát, nồng độ bụi trong
không khí tại tất cả các vị trí đo đều có nồng độ
bụi khá thấp, bảo đảm TCVSCP.
Về nồng độ hơi khí độc trong không khí
Nồng độ khí CO2 trong các vị trí làm việc
phần lớn khá thấp, đạt TCVSCP (thấp hơn 900
mg/m3), tuy nhiên kết quả đo cho thấy một số vị
trí ở khu vực cắt, ủi và một số bàn may ở khu
vực cuối phân xưởng vẫn có nồng độ khí CO2
vượt cao so với TCVSCP (53,3% tổng số mẫu
đo). Điều này thể hiện sự kém thông thoáng ở
những khu vực này.
Kết quả đo bụi và hơi khí độc này cũng
tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trinh
Hương (2001)(4)
KẾT LUẬN
Môi trường lao động của Công ty May Đồng
Nai còn có nhiều vị trí có các yếu tố môi trường
chưa bảo đam và có thể ảnh hưởng không tốt tới
sức khỏe người lao động:
Vào mùa khô khá nhiều vị trí nhiệt độ vẫn
cao vượt TCVSCP từ 0,2 – 4,9 oC (34/68 mẫu đo,
chiếm tỉ lệ 50% tổng số mẫu đo vượt TCVSCP).
Vào mùa mưa, chỉ có 7/58 mẫu đo, chiếm 12,1%
tổng số mẫu đo là không bảo đảm TCVSCP
Vào buổi chiều, nhiệt độ tại hầu hết các khu
vực đều tăng từ 0,8 – 2,4 oC so với buổi sáng
Vào mùa khô, tất cả các mẫu đo độ ẩm đều
bảo đảm bảo TCVSCP. Vào mùa mưa thì ngược
lại, phần lớn các mẫu đo có ẩm độ quá cao, vượt
TCVSCP (39/58 mẫu, chiếm tỉ lệ 67,2% tổng số
mẫu đo
Về mùa khô có 37/68 mẫu, tương ứng với
54,4% tổng số mẫu đo có tốc độ lưu chuyển
không khí thấp chưa bảo đảm TCVSCP
Về mùa mưa cũng có tới 39,7 % tổng số mẫu
đo có tốc độ gió thấp chưa bảo đảm TCVSCP
Có 42,6% tổng số mẫu đo tại vị trí bàn máy
may công nghiệp có cường độ chiếu sáng thấp,
chưa bảo đảm TCVSCP
Tại một số máy đính bọ, đóng nhãn, dập
khuy và máy vắt sổ cũ vẫn phát sinh cường độ
tiếng ồn cao, có 13,3% tổng số mẫu đo vượt
TCVSCP từ 1 – 4 dBA
Nồng độ bụi trong không khí tại tất cả các vị
trí đo đều bảo đảm TCVSCP
Kết quả đo Điện từ trường tần số công
nghiệp cho thấy tất cả các mẫu đo đều bảo đảm
TCVSCP.
Nồng độ khí CO2 trong các vị trí làm việc
phần lớn khá thấp, đạt TCVSCP (thấp hơn 900
mg/m3), tuy nhiên kết quả đo cho thấy một số vị
trí ở khu vực cắt, ủi và một số bàn may ở khu
vực cuối phân xưởng vẫn có nồng độ khí CO2
vượt cao so với TCVSCP (53,3% tổng số mẫu đo
KIẾN NGHỊ
Để cải thiện điều kiện lao động nói chung và
môi trường lao động nói riêng, chúng tôi xin có
một số kiến nghị sau: Công ty nên có chương
trình thường xuyên giám sát các vị trí lao động
có nhiều yếu tố môi trường không bảo đảm
TCVSCP và chương trình gián sát sức khỏe cho
những người thường xuyên phải tiếp xúc với các
yếu tố nguy cơ độc hại. Các biện pháp cụ thể:
Tăng cường hoạt động của hệ thống thông
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 7
gió để bảo đảm sự thóang mát trong các xưởng
may để bảo đảm các chỉ tiêu như nhiệt độ, tốc độ
gió và nồng độ khí CO2 trong không khí nằm
trong giới hạn TCVSCP
Tăng cường thêm hệ thống đèn chiếu sáng
cho các bàn máy may (có thể sử dụng thêm các
đèn chiếu sáng cục bộ công suất nhỏ gắn trực
tiếp vào các bàn máy may)
Công ty nên trang bị nút tai chống ồn cho
công nhân làm việc ở các vị trí có cường độ tiếng
ồn quá cao vượt TCVSCP (khu vực máy đính bọ,
dập khuy), đồng thời định kỳ tổ chức đo thính
lực cho những đối tượng này để phòng chống
bệnh điếc nghề nghiệp cho người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Dũng và CS (2003), “Đánh giá gánh nặng
lao động ở công nhân là hơi của các công ty may“. Báo cáo
khoa học toàn văn, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học lao
động và vệ sinh môi trường lần thứ I, 2003. NXB Y học –
2003, p. 204
2. Nguyễn Đình Dũng và CS (2003), “Điều kiện lao động và
gánh nặng lao động ở công nhân tại các Công ty May
thuộc Tổng công ty Dệt – May Việt Nam”
3. Nguyễn Trinh Hương (2001), “Đánh giá điều kiện lao
động trong ngành may công nghiệp ở Việt nam và đề xuất
những biện pháp cải thiện”. Tập san An toàn sức khỏe và
Môi trường lao động của Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ
lao động, số 1-2/2001, p.62
4. Nguyễn Bạch Ngọc (2000), Ecgonomi trong thiết kế và sản
xuất, NXB Giáo dục.
5. Parimalam and el al (2006), Ergonomic interventions to
improve work environment in garment manufacturing
units, http//www.ijoem.com/article.asp?issn = 0019- 5278
6. Robin H el al (1995). Health effects and environmental
issues. In proceedings of the international symposium on
occupational health research and practical approaches in
Small - Scale Enterprises p.193- 202.
7. Viện YHLÐ và VSMT (2003), Thường qui kỹ thuật YHLÐ và
VSMT, Bộ Y tế
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_moi_truong_lao_dong_tai_cong_ty_may_dong_nai_thuo.pdf